The Vows

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm

Trần Băng Khuê

The Vows

My intentions were sound, I wanted to swear to her with all the passion I could mustered, in so many words.

The earnest words at the tip of my tongue, the words of never-ending love. But, my tongue was twisted, doing everything else except allowing me to utter a single audible word, no sound of inspiration or passion managed to escape my lips. Thus was her stony proud face was her reply to my supposed professed adoration, not for a moment did she think of me, or my pathetic tongue.

I resented her. In my ignorance, I resented her. In my cluelessness I loved her. But, I despised myself for my inadequacy, my inability to express my ardent love, I would have been more than satisfied to receive the smallest amount of pity thrown at me.

Thus, on one brightest red moon lit night, I decided to cut off the useless tongue and buried it in the deepest part of the most decrepit spot in an abandoned forest. The butterflies awkwardly hovered above my head before disappearing completely. Just like her. She was nothing but an illusion. Nothing stayed except for the imaginary vows over the rise of a red moon, a red moon high on blood.

After I cut off my tongue, burying it as deeply as I could in the cold earth the way they bury dead people.

I left her.

That moon phase of the moon slipped to the very bottom of a leaden universe, sound asleep in the grey clouds. Shutting myself off completely from such an undesirable world. A part of me was so chaotic, the only way I found peace was at the depth of deep darkness, like an undercurrent concealed at the bottom of the sea, a monster trapped inside an abyss for hundreds of years. We all need to rest, especially when we have slipped into such depths. Like me, my tongue, and even this love.

As soon as I decided to cut off my tongue, buried it at the bottom of a pit and made up my mind to leave her.

She began to draw on the past, dwell more on love, on me, on the unspoken vows. She told me she has written letters in dark black ink on very white paper. She confides, she would often venture into the back of the abandoned garden to look for my tongue. But I know, it won’t be long before she will completely lose hope. She will never find even a hint of a scent of it. She continued with how she had wrote all those letters that were now gone with the wind, the letters consistently turning up at my doorstep.

Quietly I would say to myself each time I finished reading one of her letters, my dear, you’re looking for me, you must be patient. Because true love is never easy.

I choose to be silent, from night to day, day to night, from the first glimmer of bright light until the sound was the darkness. I kept her letters, in a small wooden red box, locked up. Dancing around in my head were the lines in her letters. As for my vernacular, it was tightly locked up, I was void of words. I thought of how I may reply to her, when my tongue was buried deep in the ground. I was as silent as the allure of autumn, its changing hues around me reflected what was in my heart.

The quiet evening, facing the darkness in a room saturated in sadness, my stare fixated on the monotonous grey wall repeating over and over again in my head, dear love, I’ve cut off my tongue, I’ve cut off my tongue, I’ve buried my tongue, I’ve buried my tongue.

Short-lived were the bloodthirsty nights inebriated during the red moon phase. Such nights were not as frequent as most people believed. I let out a long sigh as I thought of her, each time the small red box with her letters came into view. She has not worked out that the only chance of ever finding my tongue was during such a period. A period when the moon turns red. And she would have to sing out loud, oh dear love, oh dearest of all vows.

I remember my mother would draw strength from borrowed words of wisdom, to teach us how to be better people. But, through the stubborn awkward age of puberty I would always argue. They’re nothing but hovering shadows on this bare dusty, deceiving planet. Nothing more than that mother.

I thought of her, it seems she’s trying to look for my tongue in that decrepit forest. She busies herself with complaints of not being able to wait for the red moon. Obstinate in my silence, I locked myself up completely inside the jars for lonely souls that my mother and grandmother have coveted to keep them in their most lively state. I certainly also knew I could never go against what my mother had said. 

After cutting off my tongue, I could never utter another word. My voice was cut short, it was stunted in nothingness. But I could never break the habit of listening in on conversations, and then I would lay there on my old bed pondering. What kind of soul would guarantee my valid intention in attaining a suitable ticket to open up the gate of my dreams, after I die? I believe we all want to reach such a place, but no one has the courage to preserve a pure heart. What can I do to preserve such  innocence without hurting anyone, including her, may it be with a single vow, here and now the unspoken vow.

Like my mother, sometimes I would sit at the front of the house to watch the sun go down, thinking about her declarations of love. I would crave for the thoughtlessness and joy of my youth. Those youthful years washed away by time have drifted into the past. Missing her, I was overwhelmed with regret. If only, that day, I shut her up with a greedy kiss, bite her lips so it would bleed. Doesn’t matter how it may have played out, I figured in articulate affirmation, before my resignation to complete sadness, upon the obsession I have carved out for myself. The unbearable aching. The vows that will make both of us bleed.

The state of repeated pondering sadness, we’re so familiar with it that we are never free enough from it to realise how self-centred we’ve become. I thought about how I could be happy again, with the emphasis that I must be happier. I decided upon a resolution for myself, through such quibbles: “We only live once”.

Gone from my mind hence, the pledges of that night in the peach orchard. There were never any promises in the peach orchard, it was a lie, nothing but mere fictitious ideas from those who have too much to say. I decided, clearly, when I no longer want to share my happiness, I had to quietly destroy any kind of promise that I could see, by cutting off my tongue and burying it.

Sure, she will eventually forget me, leave me for affirmations elsewhere. There’s no reason for me to hesitate, to abandon any promises. Perhaps, tugging at our heartstrings is a lingering promise from thousands of lifetimes ago, since then to now between us were the rows of abandoned malabar spinach*. But, sometimes I believe she’s already made up her mind not to let go of an insidious love that burns us like salt rubbed directly onto our raw hearts. 

Perhaps for the moment, I’m the one cutting off my tongue to bury the promises. While she’s determined to hold on to the promises despite the confinement of me      being tortured. When will the continental plates shift and separate? When will the mumbling undercurrents utter the words of the water?

Gosh, the promises, the promises like invisible ropes tying up a body in madness, a state of dwindling vitality. I need to work out how to discard it, throw it into the boiling water precariously atop the burning stove. I must learn how to despise, to abandon her, a lover who has followed me here from a previous life.

I must forget her.

I must distract myself with something else. I thought about my home village, my country. Recalling a father that was very present in my life. The man who has disappeared without a trace. Just like that, I must forget her and the unspoken promises, forget also the tongue buried beneath the layers and layers of dirt.

My village lay scattered along a rectangle, undefined on the map dotted in melancholy, red like some kind of invasion under the hot blaring sun. It’s very hard to work out the vibrant green ancient trees on Google maps. I have no intention of giving an idyllic description of our village. It’s like any other simple village. Poor, scattered with pig’s pens. Poor with garbage thrown all over the place, and stench of decay rising from the depths of the rustic river, not as bright and sweet as in the stories passed down in folklore. 

When I was little, the adults talked about promises and vows every time there was a festival. They explained in detail what it meant when you made a promise. Self-absorbed within the innocence of a child, I had enjoyed every moment of my childhood. And of course, I had no other aspiration outside of saying: One must uphold a vow, keep their promise, the spoken word should never be allowed to be whisked away by the wind, or simply because you said so, so you have to do it. I viewed it as the light showing my way forward, the guide to all my actions. Yet, here we are, I’m older, all I witnessed was the adults doing the complete opposite, they lied to their children. This includes my father, within a bout of drunkenness professed his love for my mother, and in the next drunken night through his teeth the contempt dowsing what was left of the flame of passion from the night before, his actions to me incomprehensible. The promises lay dead upon the dark lips with tints of leathery ox hide.

My father slowly gave up his drinking, drank less towards the end of the drought, wallowing less in debauchery, less in the addictive depravity, less in the defining drunken habits of his youth. Then he left us and my mother. He was gone, and made sure we couldn’t find him. The promises left with him had also disappeared. The vows sank to the bottom of the sea buried by the undercurrents. My mother was insistent in keeping her vows, her sleep drenching the night in swells of tears, her pillows a constant dampness that eventually bleached her hair in patches of grey.

I remember my father talking about the swearing-in ceremonies, when he was lucid and happy, strumming on the guitar passionately singing about a girl named Thi on moonlit nights. Times as such my father’s stature, wholesome and endearing, the shimmering glorious epitome of generosity. I imagined, like how one would describe an incredible person, a great man. Tall and erect, a giant, as big as a mountain, liken to the vastness of the ocean, liken to a god. Clearly, the mind of a child is easily led, easily deceived. It seems no adult is beyond such shame?         

My father’s glowing tale was like the near-permanent stain of her lipstick on my shirt collar. And it was only just yesterday. The mark of the past reflected in every objectionable thing that I could see. Perhaps where I’m standing, sitting right now, whatever comes to mind right now is already a presentation of the past. I could hear my father’s serious voice dwelling soundly in my ear. My father’s voice came from deep within his throat in the utmost enigmatic sombre tone: “those who participate in the swearing-in ceremony must cut their hand, add their drops of blood to the wine before drinking it”.  My father said he, too, had cut his hand, shed his blood. But, so what. The blood from my father’s hand, dropped into silver, copper, porcelain cups. My father took sips of the blood mixed with spirit. My father sprinkled his blood from up high uniting it with the soil on the ground. My father looked up at the sky, the full moon, his blood blending in with the moon light. The moon hid behind the clouds, as my father swallowed his severed promises, stood up, left the tattered woven grass mat. My mother bent over, head low, sat there in silence. The veins on her wrist popped up distinctive, displaying clearly every scrape and callus. My father never spoke up again from that day onward, my father disappeared, and from that very day onward you would find my mother every night by the window staring out at the emptiness outside. My mother sat there the entire winter into summer, summer into autumn, autumn into spring. In her sleep, she whales incoherently incessantly for my father.  

Honey, dearest, you must keep your promise.                      

I noticed that my village continued to follow their tradition, never discarded the swearing-in ceremony, a representation distinctive of this world in such a disorderly time. The ceremony was always a monumental moment, missing nothing, charged with the sounds of trumpets, a band, flags flying, dancing elephants, photographs, film documentation, a bedlam of festivity.

There was still no sign of my father’s return.

Our village voted for someone to replace my father as the celebrant, light the incense, read out the vows. My mother was always in a state of dumbfounding bewilderment, leaning on the doorway mumbling about something. Honey, my darling, don’t let our promises perish in the heat of blood, boiling, mixed in with the voice of the person replacing my father as the celebrant over the village megaphone in the bright moonlight.

Whoever uses the community resources to further build the community, we ask you heavenly spirit, please support them.

Whoever uses the community resources for their private affairs…

The half promise was a sinking sound, stuck in the silent darkness.

Then, the year after that. They were again busy with the same ceremony. The village leaders busy themselves with talks of the festival, but the whole thing had an odd vibe to it. Sure enough, a few ideas were pushed forward, cutting and adding bits and pieces here and there; they decided to broadcast the ceremony part of the festival live on TV. After the commercials, the familiar swear-in shall be performed. The Difference was that there will be no hand cutting, no blood bled into the cup of wine, no blood mixed in with the wine, or wine mixed into blood, or blood being mixed in with the soil as a display to high heaven the vows for new year anymore.

I did not attend the ceremony since my father was gone.

Down the grapevines there was the mention of my father’s name, talks of the old swearing-in ceremonies. The old vows, heartfelt because of my father’s impassioned voice, instilling in one’s heart a fearful resolve. The voice of those after my father had disappeared carried little weight, void of resonance, void of my father’s exuberant spirit. Thus after that, the promises were as fragile as the passing wind disappearing without leaving behind an ounce of ever being there like my father. My mother was in a constant state of melancholy, talking in her sleep. Waking up in the middle of the night mumbling the words of my father’s ceremonial vows. I could never bring myself to remember those choking chasmic verses. Within the darkness, such words could do nothing but perish.

The words of promise haunted me like a curse. 

I was haunted by my mother’s grief-stricken face by the door, washed dry by the wind. I don’t want to think about my love either, but often I would open the small wooden box. Where I kept all her letters. Invaded my thoughts now and then was my severed tongue, buried in the dark patch of forest behind the S-shaped row of mountains.

One moonlit night, roused all of a sudden my decision to return to that patch of the dark forest. I wanted to have a good look at that tongue of mine. What if it will lead me to my father? What if there was a way for the return of the promises. What if my love for her has a different, better, more kind conclusion. What if each night my mother will never be sad again. What if I am like my father, I’m next in line to replace him in renewing the vows here upon this S-shaped row of mountains. What if there was a possible return of the realisation of human law, so that we may all once more upon this earth have solemn respect for the heavenly hallow words from above, that our flesh maybe once more steeped in the words of a thousand lifetimes. The idea of it left me wrapped up in the clouds. I hesitated, perhaps I might end up confused and lost in the narrow wriggly paths up the mountain, every time I decided to head up there on moonlit nights.

I arrived at the chilled and lonely patch of the forest. After digging it up without a word, I looked at my tongue anxiously, all I could hear was the echo of laden sadness coming from some sound sad place. 

What if the promise is some kind of red bloody exchange drip in fresh blood?

Upon my return to the chilly lonely patch of forest.

The moon was bright red. My fingers in the dirt. The lumps of soft earth broke away, revealing a tongue that had disintegrated, turned black. My useless tongue. The tongue that could not keep its word. Then suddenly there it was, I discovered another tongue by it. It was tarried by the soil, but it was still clear that it was still fresh, its flesh damp with blood. I was very confused, for sure I had never buried such a tongue. Who’s tongue is this? Where did it come from? Why would anyone want to cut their tongue off and bury it as I did?

Out of nowhere blue spit came squirting out from the foreign tongue, some sort of poison, it was all over my face, in my eyes. Blinding me. The sky. The earth. The desolate patch of the forest. This sad, sad mountain. My throat was burning, I wanted to vomit. My heart was racing, pounding on my rib cage. I couldn’t see, I could hear nothing, I was completely dumb, wordless. I was tired. All I could do was lay down right where I was, right by the hole where I had just dug up my tongue and a stranger’s tongue. All I wanted to do was to lay down. Sweeping my face was the permeating moonlight through the canopy, upon which my body eerily lingered. The autumn trees have shed all their leaves. My tears fell, drenched the ground where I sat. The salty soil’s pungent. I screamed amidst the icy forest.

Father please, please don’t forget your promises.

The January full moon.

That year, the moon every night was blood red.

Inside a deserted forest behind the row of S-shaped mountains, dwellers in village V heard the sombre rumbling from deep within the ground, grew, unfurling across the sky, slammed into the side of the mountain. Bouncing back and forth in echoes before it dissipated into the surrounding darkness. The vows from the buried tongue, it was exactly that. And the vows returned in parts, one word at a time through all the moonlit nights, as though dead flesh was slowly consumed bit by bit beneath the ground, inside the chilly abandoned graves.

Who used to…

Who took it…

Dear god…

The second man in that family disappeared also without a trace. Now and then, people would see a woman with two faces, sometimes old and wrinkly, lips purplish-grey, tired eye bags, other times a young woman in her twenties, with dark and bright almond eyes, lips red as though she been chewing on betel leaves, wandering around the village mumbling incoherently, some words you could catch others you couldn’t, to crying every night when the night was bright with moonlight. The strange sounds continued to bounce back from the side of the mountains, even when there was never any newly erected temple. It sounded like the chanting of prayers, an echo resounding from thousands and thousands of lifetimes ago. By morning, the patch of forest where the young man had buried his tongue, strips of sunlight would fall upon rays of solemn amber fire, spreading across an indefinite area behind the row of S-shaped mountains.

V-village in the years to come ceased completely all ceremonies and festivals.

—–

February 2021

Truyện ngắn

LỜI THỀ

Tôi dự tính mở miệng thề với nàng, nhiều lời nồng nhiệt. 

Tình yêu bất diệt này của tôi sẽ nhảy nhót trên đôi môi đầy tràn khao khát. Rồi, hẳn là lưỡi tôi, chúng sẽ uốn éo, làm đủ mọi trò quái đản, hòng để lời yêu thốt ra được ồn ào, đầy cảm hứng. Ấy vậy, nàng vẫn quyết ngoảnh mặt kiêu kì, chẳng hề mảy may bận lòng đến tôi, đến chiếc lưỡi khổ sở của tôi.  

Tôi giận nàng. Tôi khù khờ giận nàng. Và, tôi cũng ngu ngơ yêu nàng. Nhưng, tôi hận mình kém cỏi, không thể khiến nàng để tâm đến những lời thề thốt yêu đương ấy, hoặc dù chỉ một chút thương xót của nàng cũng làm tôi đẹp lòng lắm rồi. 

Nàng vẫn lạnh lùng và ngoảnh mặt kiêu kì. Nàng như thể một bông hoa rực rỡ, nhưng hơi nhiều gai sắc nhọn. 

Vậy là, trong một đêm trăng sáng và đỏ rực rỡ nhất, tôi đã cắt chiếc lưỡi vô dụng ấy, quyết đem nó chôn phía sau khu rừng đã xơ xác rách mướp mà người ta bỏ quên khá lâu. Bọn bướm đêm loạng choạng lượn trên đầu tôi, rồi chúng biến mất không một dấu vết. Nàng cũng thế. Nàng chỉ là ảo ảnh. Còn, những lời thề là ảo tưởng huyễn vọng như mùa trăng đỏ, say máu. 

Sau khi cắt lưỡi, chôn sâu trong lòng đất lạnh như người ta chôn xác thịt kẻ chết. 

Tôi rời bỏ nàng. 

Mùa trăng ấy trôi tuột vào đáy của vũ trụ màu chì, ngủ vùi trong mây xám. Và đóng cửa linh hồn mình không một chút tiếc thương trần thế. Sự vẫy vùng của một cá thể nổi loạn trong tôi, trong sâu thẳm tôi hẳn là sẽ được ngủ yên, như sóng ngầm trốn nấp dưới đáy biển, như con quái vật bị nhốt dưới miệng vực trăm năm. Ai cũng cần phải ngơi nghỉ, chắc chắn phải ngơi nghỉ mỗi lần bị rơi tuột xuống bất kì một hố thẳm nào đó. Chẳng hạn, như tôi, như chiếc lưỡi của tôi và kể cả tình yêu này nữa vậy. 

Sau khi tôi cắt lưỡi, chôn nó xuống huyệt mộ và quyết rời xa nàng.  

Nàng lại bắt đầu ve vãn quá khứ, nghĩ nhiều hơn về tình yêu, nghĩ đến tôi, đến những lời thề thốt chót lưỡi đầu môi. Nàng kể với tôi rằng, nàng đã gửi đi những lá thư được viết bởi màu mực đen thẫm trên nền giấy trắng. Nàng thủ thỉ về việc, nàng vẫn thường ra phía sau khu rừng hoang lạnh rách mướp ấy chỉ để tìm chiếc lưỡi của tôi. Nhưng, tôi biết, hẳn nàng sẽ sớm tuyệt vọng thôi. Nàng không thể nào mò mẫm ra được dấu vết của nó. Rồi nàng kể tiếp, những lá thư bay theo chiều gió thổi, những lá thư không lời đáp trả vẫn đều đặn đến với tôi. 

Tôi tự nhủ thầm mỗi lần đọc xong những lá thư ấy, nàng ơi, muốn tìm tôi, nàng phải kiên nhẫn. Bởi, tình yêu đích thực, chẳng hề dễ dàng chinh phục bao giờ. 

Tôi vẫn chọn sự câm lặng, từ đêm sang ngày, từ ngày đến đêm, từ khi mặt trời lấp lánh ánh sáng và đến lúc chìm hẳn vào bóng tối. Những lá thư của nàng, tôi cất vào chiếc hộp gỗ nhỏ màu đỏ, khóa lại. Những dòng chữ của nàng nhảy múa trong đầu tôi. Nhưng, ngôn từ của tôi, trong sâu thẳm tôi đã bị nhốt chặt không lời. Tôi nghĩ, làm cách nào tôi có thể đáp lại, khi chiếc lưỡi đã bị chôn sâu dưới đất. Tôi câm lặng như mùa thu quyến rũ chết người, chúng luôn biết cách để chuyển đổi những trạng huống trong lòng tôi bằng cách ve vuốt thế giới xung quanh tôi.  

Những buổi tối lặng lẽ, đối diện với bóng đêm trong căn phòng u uẩn nỗi buồn, tôi thường chăm chăm ngắm bức tường xám lạnh màu thăm thẳm cùng với ảo hình của mình và gầm gừ căm phẫn rủa thầm lời tự kỉ lặp đi lặp lại trong bóng tối, tôi đã cắt lưỡi, tôi đã cắt lưỡi, tôi đã chôn lưỡi, tôi đã chôn lưỡi, hỡi tình yêu ơi.

Đêm trăng đỏ say máu chỉ là khoảnh khắc hạn hữu. Chúng không xuấy hiện thường xuyên như người ta vẫn hằng tưởng. Tôi thở dài nghĩ đến nàng, khi nhìn chiếc hộp gỗ nhỏ chứa những lá thư của nàng. Nàng đâu biết rằng, muốn tìm ra chiếc lưỡi của tôi, nàng phải đợi đến thời điểm ấy. Thời điểm mặt trăng chuyển sang màu đỏ. Và nàng phải hát lên rằng, hỡi tình yêu ơi, hỡi lời thề ơi”.  

Tôi nhớ, mẹ tôi vẫn thường dùng những lời răn của ai đó về việc giữ lấy linh hồn để khuyên bảo, dạy dỗ chúng tôi cách làm người. Nhưng, mỗi lần ương bướng, nhập nhoạng tuổi mới lớn tôi lầm bầm cãi mẹ, Chúng chỉ là những chiếc bóng trườn qua trườn lại lưu luyến cõi trần bụi bặm, gian trá. Thật thế mẹ ạ. 

Tôi lại nghĩ đến nàng. Hẳn là, nàng vẫn mải miết nuối tiếc tìm kiếm chiếc lưỡi của tôi trong rừng sâu hoang lạnh. Nàng vẫn mải miết thở than hoài về việc chẳng thể nào chờ đợi được những mùa trăng đỏ như máu. Tôi vẫn lì lợm câm nín, nhốt chặt mình vào cái hũ chứa linh hồn cô quạnh quen thuộc của mẹ và cố giữ gìn cho chúng được thanh khiết. Dĩ nhiên, tôi biết rằng, tôi cũng chẳng bao giờ cãi lời mẹ được nữa. 

Sau khi cắt lưỡi, tôi không mở lời được. Tiếng của tôi, âm thanh của tôi tắt lịm hoàn toàn trong cõi hư vô. Nhưng, tôi lại mắc chứng thường xuyên soi xét chuyện nọ chuyện kia, kể cả thi thoảng ngồi hàng giờ trên chiếc giường cũ kỹ của mình để tự vấn, Thứ linh hồn nào bảo đảm cho tôi giữ được sự tinh sạch để làm chiếc vé hợp lệ vào chiếc cổng mơ ước, sau khi chết? Tôi biết, ai cũng ao ước được vào nơi đó, nhưng chẳng ai đủ lòng dũng cảm để giữ gìn sự tinh sạch. Tôi phải làm gì để giữ gìn sự tinh sạch hoặc cố gắng không gây tổn thương đến ai, kể cả nàng, dù chỉ một lời hứa, một lời thề chót lưỡi đầu môi ở chốn này. 

Có những buổi chiều tà, tôi bắt chước mẹ ngồi trước thềm nhà, nghĩ ngợi về nàng, về những lời thề thốt yêu đương. Thi thoảng, tôi cảm thấy tràn trề nỗi khát thèm tuổi trẻ với từng ý niệm hân hoan hoặc khờ dại đã trôi xuôi theo dòng nước của quá khứ. Tôi tưởng nhớ đến nàng, và lùng bùng tiếc nuối. Giá như, ngày ấy, tôi chỉ cần cắn ngập môi nàng qua những nụ hôn tham lam, môi nàng sẽ chảy máu. Kiểu gì cũng phải chảy máu, tôi tự khẳng quyết hùng hồn như thế, rồi thẩn thở buồn rũ, tự khắc lên mặt sự ám ảnh bằng một nỗi đau ngôn từ. Những lời thề luôn khiến cho tôi và nàng chảy máu.

Trạng thái sầu não quẩn quanh, thỉnh thoảng khiến cho chúng ta chẳng thể nào vượt thoát khỏi tầm kiểm soát của cái tôi ích kỉ quen thuộc. Tôi bắt đầu nghĩ đến việc hưởng thụ, và nhấn mạnh rằng, cần phải hưởng thụ. Rồi, sau đó tự lí giải ngụy biện: “Dù sao người ta chỉ sống có một lần trên đời”. 

Vậy là, tôi quên phắt lời minh thệ từ buổi vườn đào. Chẳng bao giờ có những lời thề ở vườn đào, chỉ là lừa dối, chỉ là sự hư cấu của vài kẻ nhiều chữ. Tôi tự mình khẳng quyết rằng, rõ ràng, một khi tôi không muốn chia sẻ sự thụ hưởng, tôi phải âm thầm lặng lẽ giết chết tất cả mọi lời thề mà tôi nhìn thấy được, bằng cách cắt lưỡi và chôn chính chiếc lưỡi của mình. 

Ắt hẳn, nàng sẽ dần quên tôi, rời bỏ tôi để đến với lời thề khác ngay thôi. Chẳng việc gì tôi phải đắn đo về chuyện từ bỏ một lời thề. Có thể, cuộc duyên nợ tiền kiếp ngàn năm dấm dứt, cắn rứt giữa tôi và nàng khó bị cắt đứt bởi cái hàng rào bị phủ kín dậu mồng tơi từ những ngày loạn lạc xác xơ đến bây giờ. Nhưng, có khi, tôi nghĩ, nàng quyết sẽ không buông rời thứ tình yêu ngấm ngẳng như muối xát vào tim nàng và tôi vậy. 

Có thể, thời điểm này, tôi là kẻ đã cắt lưỡi đem chôn và chối bỏ lời thề. Nhưng, nàng thì vẫn quyết giữ lời thề hòng để níu buộc, hành hạ tôi. Khi nào lục địa mới cắt rời chia bôi? Khi nào sóng ngầm biển sâu mới nổi dậy gầm gừ lời của nước?  

Ôi, lời thề, những lời thề như sợi dây vô hình trói buộc một thứ xác thân nổi loạn, một thể trạng tinh thần èo uột thiếu sức sống. Tôi phải học cách ghét bỏ nó, ném nó vào nồi nước sôi đang nằm chễm chệ trên bếp lửa. Tôi phải học cách ghét bỏ nàng, người tình kiếp trước đã theo tôi đến chốn nhân gian này. 

Tôi phải quên nàng. 

Tôi phải nghĩ về một điều gì khác. Tôi nghĩ về làng, về nước. Tôi nhớ về một người cha đã từng hiển hiện trong đời mình. Tôi nghĩ về một người đàn ông đã biến mất không một dấu vết. Chỉ để, tôi phải quên nàng và những lời thề chót lưỡi đầu môi, quên luôn một chiếc lưỡi đã bị chôn sâu dưới bao nhiêu lớp đất.

Làng tôi nằm mọp, ọp ẹp dọc theo hình chữ nhật uốn éo, mềm mại trên cái bản đồ đã bị đánh dấu đỏ buồn man mác như một sự xâm chiếm dưới ánh nắng mặt trời. Rất khó để nhìn thấy màu xanh ngời ngợi của cây cối phủ trên google map. Tôi không định mô tả một thôn làng như bao thôn làng ở xứ này. Nó cũng chỉ là một thôn làng bình thường. Nghèo và nhiều chuồng heo. Nghèo và nhiều rác thải cùng với mùi xú uế bốc lên từ dưới con sông quê hương xanh biếc trong thơ ca ngọt lịm. 

Ngày còn nhỏ, người lớn kể về chuyện thề thốt gì đó trong mỗi mùa lễ hội. Họ giải nghĩa cái từ ấy cho tôi nghe. Tôi say sưa thụ hưởng niềm ngây thơ, hồn nhiên đáng thương của một đứa trẻ. Hẳn nhiên, tôi chẳng có một ấn tượng nào khác, ngoài suy nghĩ rằng: thề là giữ chữ tín, giữ lời hứa, lời thốt ra, không được để gió rủ rê đi mất, hoặc đơn giản hơn, rằng đã nói phải làm. Tôi xem đó là ngọn đèn soi sáng đường đi nước bước cho mọi hành động của mình. Vậy mà, sau này, khi tôi trưởng thành hơn, tôi thấy người lớn thường làm ngược lại, họ chỉ toàn lừa trẻ con. Kể cả chuyện cha tôi, trong cơn say đêm trước, còn lảm nhảm lời thề thốt yêu đương với mẹ, đến cơn say đêm sau, cha đã thổi tắt ngọn nến nồng nàn ấy bằng những miệt thị, đay nghiến qua kẽ răng mà tôi không thể nào hiểu nổi. Lời thề nằm chết trên những vành môi xám ngoét màu thịt trâu. 

Rồi, cha tôi cũng bớt rượu, bớt bê tha khi hết mùa đói khổ, thèm khát, bớt những cơn say đã được ấn định thành thói quen thời trẻ. Nhưng, cha lại rời bỏ mẹ và chúng tôi. Cha biệt tăm, biệt tích. Lời thề theo cha, biến mất. Lời thề chìm nghỉm dưới đáy biển sâu thẳm đầy sóng ngầm. Mẹ vẫn quyết giữ lời thề, nằm mộng khóc tràn những đêm khuya ướt gối mãi đến khi tóc mẹ lớm chớm sợi đen sợi trắng. 

Tôi nhớ, cha từng kể về lễ hội minh thề, khi tỉnh táo vui chuyện, khi cha đệm đàn và say sưa hát về một người con gái tên Thi vào mỗi đêm trăng sáng. Lúc ấy, hình bóng cha trong tôi tròn trịa và đẹp lung linh, lộng lẫy, bát ngát. Tôi cảm tưởng như người ta từng mô tả về một vĩ nhân nào đó. Cao lắm, lớn lắm, khổng lồ tựa núi, tựa biển, tựa thánh thần. Hẳn nhiên, là trí óc trẻ con thường bị người lớn dễ dàng dẫn dắt hoặc gạt lừa. Chẳng có người lớn nào biết xấu hổ nhỉ?  

Câu chuyện cha kể lấp lánh như vệt son môi lâu phai của nàng trên cổ áo tôi. Chỉ mới ngày hôm qua đây thôi. Dấu vết của quá khứ tích tụ lưu đọng trên mọi phản thể mà tôi nhìn thấy. Có thể ngay chính nơi tôi đứng lúc này, ngồi lúc này, ngẫm nghĩ lúc này đã sẵn sàng trở thành quá khứ mất rồi. Tôi lại nghe giọng cha trầm đọng và vang vọng bên tai mình. Cha thốt ra lời mờ đục âm u nơi cổ họng: “kẻ tham gia lễ hội minh thề phải cắt tay, lấy máu nhỏ vào chén rượu, và uống”. Cha bảo rằng, cha cũng từng cắt tay, cha cũng từng mất vài giọt máu. Nhưng, có hề gì. Máu trên tay cha, rỏ xuống chiếc cốc bạc, cốc đồng, cốc sứ. Cha nhấp môi, máu hòa trong rượu. Cha tưới máu từ trên cao xuống, máu hòa trong đất. Cha ngước mặt lên trời, những đêm rằm, máu hòa trong trăng. Ánh trăng nấp vào mây, cha nuốt luôn lời dang dở, đứng dậy, rời khỏi manh chiếu đỏ đã sờn cũ. Mẹ nhìn theo, lặng im cúi đầu. Những mạch máu trên mu bàn tay mẹ nổi lên chia rõ theo từng ngón sần sùi chai sạn. Cha không kể nữa, từ ngày ấy, cha biến mất, cũng từ ngày ấy, mẹ thường ngồi bên cửa sổ mỗi đêm nhìn vào những không gian trống rỗng. Mẹ ngồi mãi suốt từ mùa đông sang hè, từ hè sang thu, từ thu đến xuân. Đằng sau những giấc ngủ của mẹ là tiếng ấm ớ gọi cha thất thanh không ngớt. 

Mình ơi, mình ơi, giữ lấy lời thề.              

Tôi để ý, hàng năm làng tôi vẫn theo lệ cũ, không bỏ lễ hội minh thề dù chỉ là một thứ hình thức mang tính dân gian giữa thời buổi tạp loạn này. Lễ hội diễn ra khá hoành tráng, chẳng thiếu ban bệ hay các loại kèn trống, cắm cờ, cho voi diễu hành, rồi cả chụp hình, quay phim rất ồn ào, náo nhiệt. 

Cha tôi vẫn không về. 

Làng cắt cử người thay cha lên tế lễ, thắp hương, đọc lời thề. Mẹ tôi thẩn thờ, nhiều lần đứng tựa cửa đợi chờ lẩm bẩm. Mình ơi, mình ơi, đừng để lời thề chết trong máu sôi, xen lẫn với giọng người thay cha đọc lời thề phát qua chiếc loa làng xã giữa đêm trăng sáng. 

Ai dùng của công vào việc công, xin thần linh ủng hộ. 

Ai lấy của công vào việc tư…

Lời thề dang dở chìm sâu, tắc nghẽn trong bóng tối. 

Rồi, năm sau. Người ta vẫn dềnh dàng với chuyện tổ chức lễ hội ấy. Các vị chức sắc làng xã xì xào bàn tán về việc tổ chức, nhưng không khí khác lạ hẳn. Họ bảo, phải đổi mới, phải kết hợp giữa truyền thống với hiện đại hoành tráng. Vậy là, vài ý kiến được đưa ra, thêm bớt và cuối cùng, các ngài quyết định sẽ tường thuật trực tiếp trên tivi phần lễ, sau lễ là phần dành cho quảng cáo rồi mới đọc lời thề quen thuộc. Chỉ khác, họ không cắt tay, rỏ máu xuống cốc rượu, để máu hòa trong rượu, để rượu hòa trong máu, để máu hòa trong đất minh chứng với trời cao về lời thề bắt đầu cho một năm mới nữa.  

Tôi chẳng bao giờ đến dự lễ, khi cha tôi vẫn biến mất không một dấu vết. 

Nghe đâu, họ có nhắc đến cha tôi, nhắc đến những lễ hội minh thề trước đây. Lời thề ấy, thường thì nó chứng nghiệm, cùng với giọng đọc đầy hào khí của cha tôi, khiến cho họ cảm thấy sợ mà thực thi lời thề rất nghiêm túc. Từ ngày cha tôi biệt tích, những người sau được cử lên đọc lời thề không còn mang âm vọng, thần khí hào sảng như cha tôi được nữa. Bất giác từ đó, lời thề cũng mong manh như gió thổi qua rồi bay biến mất không một dấu vết như cha tôi vậy. Mẹ tôi vẫn luôn sầu muộn, nằm mê nói mớ mỗi đêm. Có khi bật dậy như kẻ mất hồn giữa khuya chỉ để lẩm nhẩm lời thề cha tôi đã từng đọc. Tôi chẳng thể nào nhớ hết từng ngôn lời tắc nghẽn thẳm sâu đó. Trong bóng tối, có những ngôn lời cũng phải chết. 

Lời thề ám ảnh bám riết lấy tôi, như một lời nguyền. 

Tôi bị ám ảnh bởi khuôn mặt sầu muộn của mẹ tôi mỗi đêm sau song cửa tràn gió. Tôi vẫn không muốn nhớ đến nàng, nhưng tôi thường xuyên mở chiếc hộp gỗ nhỏ. Nơi tôi đã cất giấu những lá thư của nàng. Thỉnh thoảng, tôi nghĩ về chiếc lưỡi đã bị chôn của mình ở trong khu rừng vắng nằm sau dãy núi uốn lượn hình chữ S. 

Một đêm trăng sáng, tôi rấm rứt quyết định quay trở lại khu rừng ấy. Tôi dứt khoát phải đào chiếc lưỡi ấy lên và ngắm nghía nó. Biết đâu, tôi sẽ tìm thấy cha. Biết đâu, lời thề quay trở lại. Biết đâu, tình yêu giữa tôi và nàng có một kết cục khác bình yên dịu dàng hơn. Biết đâu, mẹ tôi không còn sầu muộn hằng đêm nữa. Biết đâu, tôi sẽ là người thay cha đọc lời thề ấy ở dãy núi hình chữ S này. Biết đâu, sự chứng nghiệm của luật nhân quả quay trở lại thêm một lần nữa, để người ta có thể tôn trọng những lời thề thiêng liêng trầm vọng từ trời cao xuống mặt đất, thấm vào máu thịt ngàn đời. Tôi nghĩ thế, và tôi chỉ muốn trốn nấp, lẩn khuất vào trong mây. Nhưng, rồi tôi lại chần chừ nghĩ ngợi rằng, có thể tôi sẽ say lạc trên những con đường núi hẹp quanh co mỗi lần rời khỏi nhà vào đêm trăng sáng. 

Tôi đến khu rừng hoang lạnh. Tôi đào chiếc lưỡi của mình lên và ngắm nghía nó, rồi tôi tự thắc thỏm không thành tiếng, chỉ nghe vọng lại những âm u trầm đục ở cõi buồn thăm thẳm. 

Liệu, lời thề có phải là một bản giao ước màu đỏ và rỏ đầy máu tươi?

Tôi quay trở lại khu rừng hoang lạnh. 

Đêm trăng sáng và đỏ. Những ngón tay tôi bết đất. Những tảng đất mềm thụng xuống, để lộ ra chiếc lưỡi đã rửa nát và chuyển sang màu đen xì. Chiếc lưỡi vô dụng của tôi. Chiếc lưỡi không thể giữ lời hứa hẹn của tôi. Đột nhiên, tôi phát hiện, một chiếc lưỡi khác nằm bên cạnh. Đất bết vào lởm khởm, nhưng vẫn dễ dàng nhận ra, nó đỏ như máu. Tôi lẩn thẩn, tự hỏi, tôi nhớ tôi không hề chôn chiếc lưỡi này bao giờ. Chiếc lưỡi này của ai? Nó đến từ đâu? Sao nhiều người lại muốn cắt lưỡi và đem chôn giống như tôi?

Từ trong chiếc lưỡi lạ, bất giác phóng ra một đám bọt nước màu xanh, như độc dược, chúng bám vào mặt tôi, mắt tôi. Tôi không thể nhìn thấy gì nữa. Bầu trời này. Mặt đất này. Khu rừng hoang lạnh này. Ngọn núi buồn này. Cổ họng tôi, buồn, đau và rát. Tim tôi đập nhanh và mạnh như muốn bứt tung khỏi lồng ngực. Tôi không nhìn thấy gì, tôi không nghe thấy gì, tôi không nói được gì. Tôi mệt rồi. Tôi phải nằm xuống đây thôi, ngay chỗ tôi vừa đào đất để tìm lại chiếc lưỡi của mình và của một kẻ lạ nào đó. Tôi phải nằm xuống đây thôi. Ánh trăng xuyên qua vòm lá quét hẳn lên mặt tôi, mơn man da thịt tôi. Mùa lá rụng đến rồi. Nước mắt tôi rớt xuống đất. Đất mặn và tanh. Tôi hét lên giữa khu rừng lạnh.

Cha ơi, đừng bỏ rơi lời thề.

Rằm tháng giêng. 

Năm đó, mặt trăng đỏ về đêm. 

Trong một khu rừng vắng sau dãy núi S, người làng V nghe một giọng trầm vọng rì rầm từ dưới đất, tỏa lan giữa trời, đập vào vách núi. Chúng lặp đi lặp lại rồi biến mất trong tăm tối. Lời thề từ chiếc lưỡi đã bị chôn vùi, hẳn là nó rồi. Và lời thề quay trở lại, ngắt quãng từng chữ một trong những đêm trăng sáng, như xác thịt bị rỉa dần dưới hoang mộ lạnh lẽo.

Ai dùng…

Ai lấy…

Thần linh ơi…

Người đàn ông thứ hai trong gia đình ấy biến mất không một dấu vết. Thỉnh thoảng, người ta thấy một người đàn bà có hai khuôn mặt, lúc già nhúm nhăn nheo, môi xám, mắt thâm, khi thì trẻ đẹp như cô gái đôi mươi, mắt đen láy hạt huyền, môi đỏ như ăn trầu, đi lang thang trong làng, miệng lẩm bẩm, lấp lửng câu được câu mất, rồi lại khóc tràn những đêm trăng sáng. Vách núi cũng thường vọng về những âm thanh lạ, dù chẳng có một ngôi chùa nào mới dựng lên. Những âm thanh ấy, nghe như lời kinh kệ vọng lại từ ngàn kiếp. Buổi sáng, giữa khu rừng mà chàng trai đã từng cắt lưỡi đem chôn, mặt trời vằn lên những tia lửa âm u đỏ rực xuyên chiếu cả một khoảng mênh mông bất định ở phía sau lưng dãy núi hình chữ S.

Làng V những năm sau này, không bao giờ tổ chức bất kì một lễ hội nào nữa.  

Trần Băng Khuê

*Nguyễn Bính poem:  “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn”; “her house right by mine, separated by rows of endlessly green malabar spinach”.


Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

By Nguyễn Thị Phương Trâm

There's magic in translating a body of work from one language to another.

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: