The Last Rites

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm

1.

Came summer.

And to leave this heartless life a person took their last breath.

On the damp mouldy bed, his face blue drained of colour, he opened his eyes awkwardly to meet mine, with not a word. It felt like he wanted to announce his impending death.

Morning. It rained as usual.

On rainy days, I never leave the house. I hate the rain. To affirm unequivocally, the rain is an extremely inconvenient condition for me. Hence, it’s best I stay inside the four walls, and make sure I won’t get wet. The raincoat is nothing but a layer of plastic. They can only give short term protection. Then, they would rip soon enough. Nothing lasts forever. The raincoat would eventually deteriorate and perish.

I know, that when I step outside, and leave the grey concrete walls, I will take with me the crazy thoughts. And it always has something to do with destruction. Death, to be exact. First and foremost, I would ponder on my own deterioration. Then, after that the annihilation of bigger things. But, how does annihilation come about. How is the most tranquil way achievable on departure. 

I often ponder the idea of existence and non-existence. A couple of times I’ve felt the presence of death. A couple of times it felt like nothing at all. It’s obvious that I’m alive, eager to explore the chaos outside, beyond the door. I thought about these fallacies. One way, I could in the simplest way, explain the contradiction of to be or not to be in my heart: “perhaps, it’s yet my time”. So, all I can do is continue to live.

“What is death anyway”, the odd voice in my ear whispered, as the rain fell in larger droplets. The constant rain. The summer persists in one wet storm after the other. A soulful rain. I called it a soulful rain. Rain weeping for the trapped souls that will never escape, will never be free.

In the room in front of me, was the portrait of a man with a pale grey face in an old bed. I asked myself, “how long before he’s dead I wonder?”. On rainy days, instead of waiting to welcome the sunlight, we would wait for the impending coming death, or the exhausting lengthy act, the Last rites.

2.

Many in my neighbourhood came, they carefully viewed the portrait of the pale grey man on his old death bed, then wordlessly they left. Clearly, “they were also waiting for some kind of last rites”. Though death would eventually present itself, but, will it erase, wash away the stench, the tired cold dead air, gloomy hues. While for me, it was no longer a surprise. Everyday I would stare at the same portrait, I’m fully aware, that soon or later it would arrive. The death of the man with the pale grey face on his deathbed shall come to be. With certainty, his death will bring a kind of cathartic release to those who viewed his dying portrait. They don’t want to witness such stagnant prolonged dying. Death sometimes enjoys putting on a ridiculous vicious drama at the end. He could quickly sever the dying man’s last breath and spirited his soul away, to end the exhausting long last breath of a battered body. But, He refused to act upon such powers when the living desires them.

One morning, heavier than usual the rain came spilling through the doorway. The gloomy horizon no longer wants to be the lord of light in bestowing the tiniest of grace upon the earth on these summer days. All I needed was the smallest amount of sunlight, so I could leave the house, meander the streets and search for the colourful shards of light. Perhaps, I could piece them together into a portrait for the wall in the house, perhaps the tiny shards of light may bring life back to the dying portrait. But, no. Definitely a no go. The man who wrote “the prayer for the unborn child”, which I’d read a while back made me suddenly shout “no” in protest from the opening paragraph. Now, he’s dead, and, I need to wait for the sunlight again. The rain continued to cover the back of the mountain in a misty silver, and around our house, gathered the dark grey clouds. One side of the mountain is the home of the dead. The cold tired graves dotted the sterile cliffside. The trees and bushes were sparse and feral.

I waited for the Sun. I waited for Death, the damn mischievous entity who is never appropriately on time. I, quietly plead and curse as I watch the laden dark clouds drift by through the iron bars on my window, “He needs to be here, as soon as possible. Nausea came from the pit of my stomach, each time I received the news of a fake death, a clinical death”.

3.

In the end, obstinately he had his day on the red carpet. I believe, he’s an amazing silent actor, he knows how to embody death. Seeing it, with one’s eyes the breathlessness of impending death, the heaving chest, and the gripping emotion was a treat. Though, it was clear, off stage, I knew for sure, that he would be laughing and talking with other people as though flowers were blooming in the meadows.

Tonight, I’m heading out, securely locking up the house and not allowing any kind of invasion of anxiety. Plus, furthermore, I don’t want anyone to stop by and visit the long winded last rites hanging on my wall tonight.

I headed for the theatre. There’s a new silent drama advertised all over the city. On the first thing this afternoon, I tuned in to all the commotion of “Death’s Last rites”. 

I like silent plays. The actors don’t have to talk. They express themselves through expression and body language and that’s enough. I was curious about the last rites, played out right in front of me, not like that peculiar painting full of hidden meanings hanging in a tiny room full of my books.

The drama was rather strange. They, threw him out onto the stage in an old tattered bed. His hands and feet were tied to the bedpost. There were no other actors on stage. He performed alone from behind the sheer stage curtain, light, and audio. Ah, and the accompanying sound was his heartbeat. They pinned a microphone directly onto his right chest, before leaving him alone on stage. “What can a dying man do?”, patiently I followed the last rites unraveled gradually on the bed, and there was definitely no other actor besides the accompanying weak heartbeat of the performer who was trying to adjust his expression, his body, breathing together with the background sound effects.

“He’s not going to untie himself?”, I mumbled to myself. A few people were already making their way towards the exit. They left like the curious people who had left after viewing “the last rites” portrait in my room. They were not bothered with further details of the impending death? Or what was behind the sheer curtain, the man taking his last breath? I smiled, “he is them, they don’t have the courage to face death”. People are always fearful of death.

On the stage, he was the only performer. In the auditorium, I was the only person attentive to his heartbeat. The stage lights were all pointed towards him, making him stand out further against the white linen. Out of nowhere from beneath the stage was a billow of dark grey smoke, the spreading smoke surrounded him, climbing up the sheer white curtain. His figure eventually was engulfed in the smoke, his heart beating faster as he freed himself from the constraints of the ropes tying him to the bedposts. He stood up, and nodded his head in my acknowledgment. The extremely short play, ended. As it turned out, the performance was for me alone. Behind the closing curtains. He was still alive. He does not want to die yet. It was just a performance, why would an actor have to die from fake last rites. I thought about the portrait in my room. There seemed to be a connection between the actor and the guy in the portrait. They resemble each other, they were very much alike. Last rites without an ending. Thoughtlessly I was alone under the sky each morning, searching for death in the last rites as the rain blanketed the tip of the mountain, inside a room stuffy with my sadness.

I left the stage as the light came on, infiltrating all corners and crevices of the theatre. My footsteps felt as though they did not touch the ground, as though I was sleepwalking. It was still early, but there was no one in the street. Clearly, deep sleep has whisked them away from the streets, and hid them inside concrete walls.

“Who is prepared to throw it into the black hole of the universe?”. 

“The Last rites”.

Definitely not me.

4.

On the way home from the theatre, I have to cross a rather depressing bridge. Under the bridge, a river ran black the reflection of a constellation from somewhere far away. No one wants to think about the last rites at this very moment. And that was obvious. Thoughtlessly, I stared at the water. I wanted to know, if there were any fish in the water maybe? Stumbling on any kind of body of water, children are always curious, like an aquarium, or a river, the first thing they do is look for fish. They like watching the fish swim back and forth in the water. Children know nothing at all. Children look at fish and animals differently in nature as though they’re their friends. But adults do not.

Adults like to eat and drink and destroy.

I stopped on top of the bridge, and looked down.

The water was seemingly agitated by tiny ripples on the surface. It was clear the fish were nibbling on the waves. Fish in the river. “Or”. A frightening thought ran down my spine, “or, the fish were nibbling on something”. What is this something? In the gorgeous deep part of the river, they often find bloating corpses. The kind of death that could never move on. The kind of death without the proper last rites in the land of the living.

The water surface was still rippling under the light of the murky stars. I didn’t want to ponder about death anymore. I wanted to see things through the eyes of a child again, attracting the fish to the surface with biscuit crumbs, and inviting them to share my biscuit. But instead, he popped into my head, the solitary actor in the silent drama this evening. Thoughtlessly, another idea popped into my head: the play should have a more appropriate title, like “the last rites of a delusional man”. Death, can not die. It’s impossible.

Me, all of us, we live in poverty, in an impoverished city that craves light waiting always for these shiny panels to appear, to display lively performances under brilliant stage light like any other big city. Then as it happened, they did bring them. They brought along panels of advertisements to hang up high. But, different from the circus, the cute animals, wisdom was locked up in an iron cage, loaded with speakers, and read the advertisements out loud over many days to attract gullible children and their parents.

I remember, when I left the theatre. The stage aids, it seemed, did not close the curtains. It was deliberate, they left the red side background panels on the stage alone from the beginning to the end of the play. I have again been plagued with the images of the dying man placed carefully on the decrepit old bed on the stage, deliberately trying not to make a sound. (the delusional man lay there silent). The solo performance was also acted out in complete silence. Sound was an unmoving death in the spotlight. I left my seat, when there was no one left in the theatre. The rows of empty seats leaning, crooked, bent over collapsed in the eerie darkness. (an obstinate sort of darkness that did not care for light).

My footsteps wrapped inside the fragility of my thoughts, and before I knew it, I was already at the top of the incline down to our house. At the door, fiddling with the keys in its hole, I thought of my father’s last rites. It was a feeling I could never forget. The minutes before he died, we were not allowed near our father, during his last rites. I was by my mother’s side, peeking through the kitchen door. A celebrant was holding an oil lamp waving it over my father’s face. Another celebrant shifted an ornamental leaf between the pages, began to read slowly from a book in his hand. Now and then, he would make a few strange gestures, from my father’s forehead down to his nose, passing his lips down to his heaving chest. Another holding my father down, stopping him from moving around, the last painful struggle of a human being in the world of the living. My mother collapsed on the bare floor. On their wedding bed, was my father, with the last breaths of a foot soldier in his house after the discovery of cancer a few months back.

5.

The door was already open. I leaned in and pressed the doorbell. The wall was cold and damp. The rain soaked walls had yet a chance to dry up due to the lack of sunlight. I looked up to the right of the wall. Beside the portrait of the dying man that a friend of mine had painted for me not long ago, was a larger portrait. It was a portrait of my father. Bright eyes. In his hand was a cigarette. A brilliant smile. This man, the cause of my long deep remembrance. Odd. Inside the room adjacent to the kitchen. The sound of my mother turning alone in her wedding bed, without him. Outside it began to rain. The raindrops were heavier and heavier. The month of rain. A couple gusts of gentle breeze gave me the chills. My footstep was heavier with every step up the stairway to my room. Light bled onto the portrait from the egg shaped bulb inside my room. Drifting across my mind was a dark grey cloud that had been hiding came to, spilling from my lips: “how great would it be if we were able to shoot each paranoia down, one at a time, until they all perish and completely disappear from this lovely world”.

This morning, the sky dried up.

I again left the house. Walked across the bridge painted in silver.

I stopped for a few minutes in the middle of the bridge, and wordlessly searched the entire river. The shimmering light scattered evenly across the surface of the water. The fish were nibbling on the waves, pop up for a gulp of air before dipping back into the water. Without much thought I headed for the theatre, it’s opposite a large busy department store. Recently there was a rumour, the department store had changed owners. The customers, they seemed to be very interested in the new owner. My feet stopped in front of the theatre. In front of my face, an advertising panel printed with the title of last night’s play. A few characters have fallen off because of the rain. They were bleary, ugly beneath a naked death, grey with only a few readable words: “The Last rites”.

Truyện ngắn           

Hấp hối

1.

Mùa hè sắp hết. 

Và cơn hấp hối của kẻ sắp rời khỏi thế gian bạc nhược. 

Trên một chiếc giường cũ kỹ ẩm mốc, gã đàn ông mặt nhợt nhạt tái xanh, gượng mở đôi mắt mệt mỏi nhìn về phía tôi, không một lời. Dường như anh ta muốn thông báo về một cái chết sắp đến. 

Buổi sáng. Nơi này thường có mưa. 

Những ngày mưa, tôi không bao giờ bước chân ra khỏi nhà. Tôi ghét mưa. Phải khẳng định bất tuyệt rằng, mưa là thứ trạng thái thời tiết khiến tôi cảm thấy bị làm phiền ghê gớm. Vậy, tốt nhất tôi không nên rời khỏi bốn bức tường này, để chắc chắn mình không bị ướt. Áo mưa, cũng chỉ là một lớp che chắn bên ngoài được làm từ chất liệu ni lông. Chúng có thể chống mưa trong chốc lát. Nhưng, chúng cũng có thể rách nát sau một thời gian ngắn. Chẳng có thứ gì bất tử. Chiếc áo mưa cũng phải mục ruỗng và chết. 

Tôi biết, khi tôi không bước chân ra đường, rời khỏi những bức tường bê tông xám ngoét này, tôi sẽ có nhiều suy nghĩ quái đản lắm. Chúng đều liên quan đến sự tuyệt diệt. Cái chết, nói thẳng ra chính là nó. Đầu tiên, tôi sẽ nghĩ về sự tuyệt diệt của chính bản thân tôi. Và, tiếp sau đó hẳn sẽ có những sự tuyệt diệt khác lớn hơn nữa. Nhưng, làm cách nào để tuyệt diệt. Làm thế nào để rời khỏi thế gian này một cách bình thản nhất. 

Tôi vẫn thường nghi ngờ về sự tồn tại và không tồn tại. Vài lần tôi cảm nhận được sự tồn tại sau cái chết. Vài lần không. Điều rõ ràng nhất đối với tôi, là cơ thể tôi vẫn tràn đầy sinh lực, háo hức xông pha với cuộc mưu tồn của thế giới nhiễu nhương bên ngoài cánh cửa ấy. Tôi nghĩ về sự ngụy biện. Một cách, để tôi tự lí giải về mâu thuẫn tồn tại hay không tồn tại trong lòng mình một cách đơn giản rằng: “có lẽ vận số của tôi chưa tới”. Vậy, tôi phải sống tiếp thôi. 

“Chết thế nào được”, một giọng nói lạ lẫm vọng vào tai tôi, khi cơn mưa bắt đầu nặng hạt hơn. Mưa không dứt. Mùa hè ở đây vẫn thường có những cơn mưa dầm dề dai dẳng. Mưa âm hồn. Tôi gọi đó là mưa âm hồn. Mưa khóc thương cho những kẻ hồn vía không chịu siêu thoát. 

Trong căn phòng trước mặt tôi, vẫn là bức tranh về một gã đàn ông có khuôn mặt tái xám đang nằm trên chiếc giường được tô màu cũ kỹ. Tôi tự hỏi, “chẳng biết bao giờ gã mới chết nhỉ?”. Những ngày mưa, thay vì đón nắng, chúng tôi sẽ đón chờ một cái chết sắp đến, hoặc một cơn hấp hối kéo dài mệt mỏi. 

2. 

Một vài kẻ khác xung quanh tôi, rất nhiều lần đến ngắm nghía bức tranh về gã đàn ông có khuôn mặt tái xám nằm trên chiếc giường bệnh cũ kỹ, rồi sau đó họ rời đi không một lời bình phẩm. Hẳn là, “họ cũng đang chờ đợi cơn hấp hối nào đó kết thúc”. Dù cái chết sẽ đến, nhưng ít ra, có thể tẩy rửa bớt tử khí tanh hôi, rệu rã với những sắc màu lạnh lẽo, u ám. Tôi thì không còn mảy may lấy làm kinh ngạc lắm. Hàng ngày, tôi phải đối diện với bức tranh ấy, tôi rõ ràng đã biết, trước sau gì nó cũng đến. Cái chết của gã đàn ông có khuôn mặt tái xám nằm trên chiếc giường bệnh cũ kỹ dứt khoát sẽ đến. Hẳn nhiên, việc cái chết ấy đến khiến cho những người xem bức tranh này hài lòng. Họ không muốn chứng kiến một cơn hấp hối ẩm ương. Lão thần chết đôi khi cũng thích bày trò nghịch ngợm quỷ quyệt. Lão có thể ngắt cái hơi thở u uất kia và bắt linh hồn kẻ chết đi, để nó được chấm dứt cuộc kịch biến kéo dài của một cơn hấp hối khi thể xác đã thực sự mệt mỏi rã rời. Nhưng, lão vẫn quyết không bày biện quyền năng của mình vào lúc người sống cần lão thực hành ngay lập tức. 

Một buổi sáng khác, cơn mưa khá lớn lại đến và hắt vào song cửa. Bầu trời u ám cũng chẳng còn muốn trở thành một vị quan tòa sáng suốt ban phát chút ít ân huệ xuống mặt đất những ngày mùa hè này. Tôi cần chút nắng, để rời khỏi nhà, đi lang thang nhặt nhạnh những mảnh gương ánh sáng đầy màu sắc. Có thể, tôi sẽ ghép nối nó vào bức tranh trên tường nhà mình, có thể một chút ánh sáng phản chiếu từ phía không gian khác sẽ đem lại sinh khí và làm cho kẻ hấp hối hồi lực. Nhưng, không. Chắc chắn không. Người đàn ông viết câu chuyện “kinh cầu cho một đứa trẻ không ra đời”, mà tôi đọc cách đây khá lâu đã làm tôi bật ngửa với tiếng “không” phản quyết ngay từ những dòng đầu tiên vào truyện. Giờ, ông ta đã chết, và, tôi không cần phải đợi nắng nữa. Mưa, vẫn phủ kín phía sau lưng đỉnh núi bạc mờ ảo, và kéo mây xám về tụ lại gần nhà tôi. Một bên sườn núi là nhà của những kẻ chết. Những nấm mồ lạnh lẽo nằm thoai thoải trên vách núi trọc lốc. Cây cối hoang tàn thưa thớt. 

Tôi không đợi mặt trời. Tôi đợi lão thần chết, chết tiệt quỷ quyệt giở trò nghịch ngợm chẳng hề đúng lúc vào lúc này. Tôi, lầm bầm nguyền rủa giọng van nài khi nhìn bóng mây mờ mịt nặng trĩu qua song sắt, “Lão phải đến đấy, đến càng sớm càng tốt. Cơn buồn nôn đang bắt đầu trào ngược lên từ dạ dày tôi, mỗi lần những kẻ như tôi phải nhận thông báo đó chỉ là cái chết giả, cái chết lâm sàng”. 

3.

Cuối cùng hắn vẫn ngoan cố diễn trò trên thảm đỏ. Tôi nghĩ, hắn là một diễn viên đóng kịch câm rất khá, hắn biểu đạt cảm xúc chết chóc rất tốt. Nhìn xem, thật thú vị khi tận mắt thấy một khuôn mặt chết chóc thấp thỏm dưới vòm ngực thở từng hơi yếu ớt kia. Mặc dù, rõ ràng, sau khi rời sân khấu, tôi biết chắc chắn, hắn sẽ cười nói như hoa nở với những người khác. 

Tối nay, tôi rời nhà, khóa cửa thật chặt để không bị nỗi muộn phiền nhiều ngày mưa chiếm giữ. Và, thêm lí do khác nữa, ấy là tôi không muốn một ai ghé thăm cơn hấp hối trên bức tường nhà tôi vào đêm nay. 

Tôi đến nhà hát. Người ta vừa thông báo ra rả ngoài phố đầu giờ chiều về một vở kịch câm, khiến tôi phải chăm chú lắng nghe “cơn hấp hối của thần chết”. 

Tôi thích kịch câm. Các diễn viên không cần phải nói gì nhiều. Chỉ cần thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể là đủ. Tôi tò mò về một cơn hấp hối khác diễn ra rõ ràng, sống động trước mắt tôi, chứ không phải trong một bức tranh quái đản nhiều ẩn nghĩa đang treo trong căn phòng nhỏ đầy sách của tôi.

Vở kịch khá kì lạ. Người ta, ném hắn ra sân khấu cùng với một chiếc giường bệnh cũ kỹ. Tay chân hắn bị trói chặt vào thành giường. Không có thêm một diễn viên phụ nào khác trên sân khấu. Hắn tự diễn với bức màn sân khấu, với ánh sáng và âm thanh. À, vẫn còn những hồi âm thanh vang động theo từng nhịp tim của hắn. Người ta gắn microphone vào phía bên ngực phải hắn, rồi rời khỏi sân khấu. 

“Kẻ hấp hối có thể làm được gì?”, tôi vẫn kiên nhẫn theo dõi cơn hấp hối từ từ diễn ra trên chiếc giường, nhưng tuyệt nhiên chẳng có thêm một diễn biến nào khác ngoài những nhịp tim yếu ớt của một gã diễn viên đang cố điều chỉnh nét mặt, cơ thể, hơi thở của mình cùng với giàn âm thanh chêm xen phụ họa. 

“Hắn sẽ không cố gỡ những sợi dây rợ xung quanh người hắn đấy chứ?”, tôi thì thào một mình. Vài người đến xem đã rời khỏi khán đài và bước chân về phía cửa ra vào. Họ rời đi như những vị khách đến nhà tôi xem bức tranh “hấp hối” vì tò mò vậy. Họ không buồn tìm hiểu, cơn hấp hối có gì thú vị? hoặc phía sau bức màn của một cơn hấp hối là cái gì? Tôi cười mỉm, “hẳn là họ không đủ can đảm để đối mặt với cái chết”. Con người luôn luôn sợ chết. 

Trên sân khấu, mỗi mình hắn độc diễn. Dưới khán đài mỗi mình tôi dõi theo từng nhịp thở của hắn. Đèn sân khấu tụ lại về phía hắn, hòng làm hắn nổi bật trên nền vải trắng. Bất chợt từ phía dưới sân khấu, hắt lên một đụn khói xám xịt, loang ra xung quanh hắn, vờn đuổi trên bức màn trắng. Bóng hắn mờ dần, quả tim của hắn rộn nhịp và những sợi dây xung quanh hắn bị bứt tung ra. Hắn đứng dậy, cúi đầu chào tôi. Vở kịch ngắn ngủn, kết thúc. Hóa ra, đêm diễn này chỉ dành riêng cho tôi.

Sau bức màn chéo của sân khấu. Hắn chưa chết. Hắn chưa chịu chết. Chỉ là một vở diễn, cớ gì kẻ hấp hối giả phải chết. Tôi lại mường tượng về bức tranh trong phòng mình. Giữa người đàn ông trong bức tranh và hắn dường như có một sự kết nối. Họ giống nhau, rất giống nhau. Ở một cơn hấp hối không có sự kết thúc. Chỉ mỗi tôi ngờ nghệch mò mẫm tìm kiếm cái chết từ một cơn hấp hối dưới bầu trời mỗi sáng sớm mưa phủ trên đỉnh núi và trong căn phòng u uẩn nỗi buồn của mình.  

Tôi rời khỏi sân khấu khi ánh sáng loang khắp nhà hát kịch. Những bước chân của tôi mông lung như kẻ mộng du. Giờ này vẫn còn sớm, nhưng chẳng còn ai đi trên phố nữa. Hẳn là, cơn ngủ mê đã rủ rê họ rời khỏi phố phường và ẩn nấp trong những bức tường bê tông kia. 

“Ai đó sẵn sàng ném nó vào hố đen của vũ trụ nhỉ?”. 

“Cơn hấp hối ấy”. 

Chắc chắn không phải tôi rồi.

4.

Từ nhà hát trở về, tôi phải đi qua một chiếc cầu buồn. Dưới cầu, con sông đen ngòm lấp lánh những ánh sao mờ phản chiếu từ phía nào đó cao tít tắp. Chẳng ai muốn nghĩ về một cơn hấp hối lúc này. Rõ ràng là vậy. Bất giác, tôi muốn nhìn xuống mặt nước. Tôi muốn biết, ở dưới sông có cá hay không? Những đứa trẻ con vẫn thường tò mò khi đi ngang một mặt nước nào đó, một cái bể sinh thủy, hoặc một con sông, việc đầu tiên của chúng là tìm những con cá. Chúng rất thích nhìn cá bơi lội tung tăng trong nước. Trẻ con thì biết gì. Trẻ con xem cá và những con vật khác trong thế giới tự nhiên này như bạn bè của mình. Chỉ người lớn là không. 

Người lớn thích ăn uống và chơi trò hủy diệt. 

Tôi dừng lại trên thành cầu, nhìn xuống. 

Mặt nước sông lăn tăn gợn từng cơn sóng nhỏ. Hẳn là cá đang đớp sóng. Cá sông. “Hoặc”. Một ý nghĩ rờn rợn chạy dọc sống lưng tôi, “hoặc, cá đang rỉa mồi”. Mồi là gì nhỉ? Giữa lòng con sông sâu hoắm đẹp đẽ này, người ta thường thấy xác chết nổi lên. Những cái chết không chịu siêu thoát. Những cái chết không được trải qua một cơn hấp hối bình thường của kẻ sống khi sắp lìa khỏi thế gian. 

Sóng nước vẫn lăn tăn gợn dưới ánh sáng của những ngôi sao mờ đục. Tôi không muốn mường tượng thêm về cái chết nữa. Tôi muốn nghĩ về cá như mắt những đứa trẻ hồn nhiên gọi cá lên và rải một ít bánh quy xuống nước, mời chúng ăn. Nhưng, tôi lại nhớ về hắn, tay diễn viên độc diễn vở kịch câm lúc tối. Bất giác, tôi nghĩ về một ý tưởng khác, vở diễn ấy lẽ ra phải có tên, “cơn hấp hối của một gã hoang tưởng” thì đúng hơn. Thần chết, làm sao chết được. Đó là điều bất khả. 

Tôi, chúng tôi, ở nơi nghèo nàn, một thành phố nghèo nàn khát thèm ánh sáng vẫn luôn mong chờ những tấm pano này xuất hiện, để được trực diện các vở diễn sống động dưới ánh đèn sân khấu như các thành phố lớn. Rồi, người ta mang chúng đến thật. Người ta mang những tấm pano quảng cáo đến và treo lên. Nhưng, khác với đoàn nghệ thuật xiếc thú, những con thú dễ thương, khôn ngoan bị nhốt trong chiếc lồng sắt, rồi vác loa, đọc quảng cáo ra rả nhiều ngày để câu kéo trẻ em và phụ huynh ngây thơ cả tin.

Tôi nhớ, khi tôi rời khỏi nhà hát. Nhân viên phục vụ nhà hát, hình như không kéo màn. Họ dứt khoát, để nguyên trạng tấm phông màu đỏ hai bên rìa sân khấu ngay cả lúc bắt đầu cũng như khi kết thúc. Tôi lại miên man suy nghĩ về cảnh người đàn ông nằm trên một chiếc giường cũ kỹ và được nhẹ nhàng đặt xuống nền sân khấu một cách khéo léo, cố không tạo thành tiếng động. (gã hoang tưởng nằm im). Sự độc diễn cũng lặng im trên sân khấu. Âm thanh chỉ còn là một cái chết không thể động cựa dưới ánh sáng của chiếc đèn chiếu. Tôi rời đi, khi chẳng còn một ai khác trong nhà hát nữa. Những hàng ghế trống ngả nghiêng, xiêu vẹo, cúi gập xuống trong bóng tối kì quặc. (thứ bóng tối lì lợm không chịu đón nhận ánh sáng). 

Mải mê bước trong luồng suy nghĩ mông lung, tôi đã đến ngay đầu dốc nhà mình từ lúc nào chẳng hay. Đến cửa nhà, tôi vừa tra chìa khóa vào ổ, vừa mường tượng lại cơn hấp hối của bố. Đó là cảm giác tôi không thể nào quên được. Những giây phút ấy, chúng tôi không được phép lại gần bố, khi bố chuẩn bị hắt ra hơi thở cuối cùng. Tôi đứng bên cạnh mẹ, len lén nhìn qua song cửa nhà bếp. Một vị cầm chiếc đèn dầu đã được thắp lửa lắc qua lắc lại ngay trước mặt bố. Một vị nhích mục kiểng, chậm rãi đọc từng chữ trong quyển sách nhỏ cầm tay. Thi thoảng, làm vài dấu hiệu kì quặc, từ trán xuống mũi, qua miệng và tiếp tục trôi xuống lồng ngực đang thoi thóp thở mạnh những hơi của bố. Vị khác giữ chặt lấy thân hình gầy gò của bố, hòng tránh cơn động cựa, quẫy đạp đau đớn cuối cùng ở trên đời của một con người. Mẹ tôi ngồi bệt xuống nền nhà trống rỗng. Trên chiếc giường cưới, bố nằm đó, và đang rời khỏi thế gian cùng với cơn hấp hối của một người lính trận tại nhà mình sau vài ba tháng phát bệnh ung thư. 

5. 

Cửa phòng đã mở. Tôi lách vào và bấm chốt. Bức tường lạnh lẽo ẩm ướt. Nước mưa thấm vẫn chưa kịp khô vì thiếu nắng. Tôi ngước nhìn lên phía bên phải bức tường. Ngoài bức tranh về một gã đàn ông hấp hối mà anh bạn họa sĩ tặng tôi cách đây không lâu, còn có một bức ảnh lớn. Bố tôi ở đó. Đôi mắt sáng. Tay cầm điếu thuốc lá. Miệng tủm tỉm cười. Người đàn ông này, đã khiến tôi phải lưu nhớ lâu trong kí ức thẳm sâu đến thế. Thật lạ lùng. Phía trong phòng giáp nhà bếp. Tiếng trở mình của mẹ trên chiếc giường cưới độc mộc, vắng người đàn ông ấy. Bên ngoài trời bắt đầu mưa. Những cơn mưa nặng hạt dần. Tháng của mưa. Một vài cơn rét nhẹ kèm theo khiến tôi rùng mình. Bước chân tôi nặng trĩu, leo lên từng bậc cầu thang để về phòng. Ánh sáng leo lét từ bóng đèn quả ớt hắt lên bức tranh trong phòng tôi. Bất chợt một thứ suy nghĩ thoáng qua như đám mây xám xịt u uẩn nấp lén từ lâu trong não tôi bật thốt trên môi: “giá có thể bắn vào những hoang tưởng từng phát một, cho đến khi nó chết hẳn và biến mất thực sự khỏi thế giới tươi đẹp này”.

Sáng nay, trời tạnh ráo. 

Tôi lại rời khỏi nhà. Đi qua chiếc cầu sơn màu bạc. 

Tôi dừng chân dăm phút giữa thành cầu, nhìn ngơ ngác khắp dòng sông. Ánh nắng lấp lánh rải đều trên mặt nước. Những con cá đớp sóng, ngoi lên thở rồi lặn xuống. Tôi bất giác muốn đến nhà hát, nó nằm đối diện với một siêu thị lớn khá đông khách mua sắm. Nghe đâu, siêu thị vừa đổi chủ. Những người mua sắm, họ cũng quan tâm lắm đến những ông chủ thì phải. Bước chân tôi dừng lại ngay trước cổng nhà hát. Tôi thấy, tấm pano quảng cáo in tên vở kịch đã bị tróc mất vài kí tự sau cơn mưa tối qua. Chúng nham nhở, xấu xí dưới hình hài của một cái chết trần truồng, màu xám và chỉ còn lại hai từ: “Hấp hối”. 

Trần Băng Khuê


Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

By Nguyễn Thị Phương Trâm

There's magic in translating a body of work from one language to another.

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: