A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Trần Băng Khuê

a dark neighbourhood
The streetlights are bright. The streetlights were on. Yet my eyes are still hazy, in the dark. Tuning into my emotions helps me to take in my surroundings quickly, including directing me towards a sense of existence, to find the best way to survive in all environments.
A part of the city is confined. A passerby like me is also confined. The heedless children hanging in the streets are also confined. Even the evening shadows were suffocating. My footsteps are in line with each brick on the pavement—some parts poking up, with bits losing their grouting. The loose block wobbly under the sole of my shoe forms a sound like something being grounded down into a patch of soil in the forest some summer ago in the mountains, where I was born. My feet were bound in shapeless chains in the storms and blaring white sky. Drifting quietly. Through the night.
I have returned to a familiar place—a neighbourhood in complete darkness. I am not able to subjectively dictate any kind of judgement like, when will the streetlights be bright enough that a few more people may be visible. My eyes are open, but I can’t see anything—the filtering street lights are deceiving. My range of vision has not diminished given what’s up high, and low at street level. Or have I yet to open my eyes. Or I’m wearing sunglasses in the middle of the night. Or am I blind? And, the propensity after repeated “or” weighting upon such hypotheses, perhaps tonight this particular dark neighbourhood is propelling me towards some kind of odd distraction?
A swarm of bees after flying past my face proceeded to cover all the streetlights completely. The neighbourhood is thrown suddenly into further darkness. An elderly woman with half of her face in a black scarf, coming closer from the direction of the lights. One cuff of her pants is longer than the other, struggling with a bag of rice, a plastic bag and a few things people have thrown away. The old is always lonely. The old is always walking alone—the old drifting, constant at the foot of the mountain. The grout-less pavement was wobbly. I won’t know where the older woman will end up in this dark neighbourhood. My eyes follow her. I want to know is which way the laggard figure is heading. I want to know her destination. The old woman turns into the corner of a wall, ducking under an awning of the building. Disappear into the fuzzy curtain of the night beneath the shimmering deceiving streetlights. But, do I still want to find out where the old woman will end up? The old woman turned into the street right next to where I am sitting. The skinny elderly woman couldn’t merely disappear so quickly without leaving any kind of trace or evidence.
The streets are now even darker than before. The whitewashed wall turned into a hard, dry lump, trapping the night inside a screaming madness. Only those in heaven may not hear the terrifying frightful sound. One after the other they begin to scream, piercing the eardrums in a dense chasmic shrieking. Knocking senseless the night. Knocking out any simple words. The senselessness reverberates. The senselessness bouncing around trapped in a row edged on the wall steeped in colour: “where I reign!”.
Every night I am at this spot in the street. I would look up at the yellow lights, and try to find the kind of light that may set me free. But, I could never envision it. They remain constant. They remain in the dark. On the pavement, the sombre air rises from each dirt-coated brick. Sometimes, I can hear the couple selling corn milk from their van mumbling something right by the wall, where the older woman disappeared without a trace or character I’ve seen once somewhere. This time, they are distinctly separated, without rhyme or rhythm soundly sinking into the dark as the plaster begins to turn grey, deep into the night: “w h e r e I r e i g n”.
Afternoon, as the Sun takes its time making its way towards the mountain, hidden in the shadows. I made up my mind not to go there tonight. I will watch from my second-floor window, as the lights from the spacious, lovely homes quietly go out. Possibly through the canopies, with the lingering softness of the night. Yet still, all I can see is a very dark hue. Including the resounding echo in my ears, the lines of characters enthusiastically jumping about, happy: “wh e re I re ig n”, after that, I couldn’t handle the vague idea of someone disappearing senselessly, a person with fleshy flesh, blood and bone.
I am sure the older woman had walked straight through the wall—a grey wall of a government bank, ostentation at a corner of town. Tomorrow morning, I will return to where the woman had disappeared, when there will be direct sunlight shining on that corner. I want to confirm my suspicion, that: the corner has no path that could lead anyone anywhere so that a person could disappear so fast. The wall is dull and flat—the exposed wall is blue and the paint fading. An ATM stood out like a sore thumb next to it. Cold. But my eyes manage to catch it. There were these red characters. A row of words in a banner someone had shredded to pieces. A few characters are crooked and not in line with the others. They were threadbare, trying to survive the busy street: “w h i r e”. Startled by the sound of a revving engine, moving forward suddenly, half of the traffic on the pedestrian walkways, stopped again in complete silence. At a standstill, I stared at my feet. The tar on the road melted and burned. Summer. The neighbourhood was floating in the darkness of my brain with images of eyes that never closes. They’re crossing the street to then lay down right by the victory monument.
The dark neighbourhood piled on top of each other—the blank faces. In the middle of the road, mantras repeating over and over again in a few characters deliberately refusing to connect: “nowi nguwjtrij cuar tooi”.
As of tomorrow, I’ll never set foot in that dark neighbourhood again, where I’ve sat often. The business of afternoons is enough to make everything dark around me. But, I can no longer hold back the desire to step out into the summer nights, that part of the neighbourhood, looking for the older woman who had disappeared beneath the dark stairwell of an official branch of the government bank. A poor soul had vanished into the night. A lonely woman had vanished into the night. The ostentatious building is silent. Dense with darkness.
The next day I left the house on time, to sit at the same spot. Staring at the victory monument from afar. Where once a herd of elephants were in the procession, in celebrations of the mountains. The elephant herd thinning by the day. Now there’s nothing left but shadows. Like memories. Haunting. Because of all the sets of white bones. It is all white in front of me. They flicker beneath the yellow light. There are no teenagers either lounging about on plastic stools. They’ve also disappeared from the streets, leaving behind fuzzy characters, missing the beginning and the end, like a portrait without hands, without feet, without any features of the artist I know. Picking up a bunch of characters, I stared at them in my hands, piling them one on top of the other, clasping my hands together. Hands clasped together in prayers in the dark of night usually help one find the light.
Suddenly, the whole neighbourhood stops moving, as the loud sound of a funeral horn grows louder. A procession of mourners walks slowly through the shadowy darkness. The disappearing sound of the horn is then replaced by incoherent weeping. Some of which I could make out. I watched them move slowly around the victory monument. Over and over again, words of the night repeating in the glaring bright midtown light. The neighbourhood is still at a crawl trying to open up the path forward for the blank eyes on the blank faces. I could hear the growls and scratches of feral cats fighting, and bees buzzing beneath the streetlights. The wife of the corn milk van disapproving voice: “no one seems to bother about walking around the victory monument anymore. It seems…”.
The six-road intersection is grouped into a small dark corner of town. As though in a rush, a torrential storm turns up. A blanket of water drapes itself over the streetlights, over the blank faces, over my ponderous footsteps in the shadow. Only yesterday, right in this part of town, I also saw a man adorned with a full chest of medals, in uniform, capped with the past heading straight for those very dark streetlights.
Once the man is out of sight. There is an echo in my ear, some kind of battle. Then, the colder part of my brain forms a resistance like a barrier, it holds back my need for the desperate search of that vacant space from so long gone, no longer pushing towards the six street intersection. Where I live now is dark enough.
_____
khu phố tối
Đèn đường vẫn sáng. Rõ ràng là đèn đường không hề tắt. Nhưng, mắt tôi vẫn mờ mịt, tối tăm. Cảm giác luôn là thứ khiến tôi nhận biết nhanh nhất về mọi vật xung quanh mình. Kể cả việc định hướng cho tri giác tồn tại, để xét đoán một cách chuẩn xác nhất cái không gian này.
Khu phố bị nhốt. Người qua kẻ lại đều bị nhốt. Đám trẻ cười ngổ ngáo ngồi bên góc vỉa hè nọ cũng đang bị nhốt. Màu đêm sặc sụa ngộp thở. Tôi bước xuôi theo những viên gạch trên vỉa hè. Vài chỗ lởm chởm, bởi gạch bị tróc xi măng. Viên gạch bập bênh dưới đế giày của tôi tạo thành thứ âm thanh như lá khô bị giẫm nát trong một khu rừng mùa hè nào đó phía núi. Nơi tôi đã sinh ra. Những mùa hè lặng lẽ nhốt chặt đôi chân trong thứ xiềng xích vô hình cùng với cơn mưa trắng trời. Lênh đênh. Trong đêm.
Tôi trở về nơi quen thuộc. Khu phố vẫn tối lắm. Tôi chẳng thể nào tiếp tục gượng gạo phán xét chủ quan rằng, những ngọn đèn đường bao giờ hẳn là sẽ đủ sáng choang để soi lối dưới chân một vài kẻ khác. Tôi mở mắt, nhưng, tôi chẳng nhìn thấy gì. Ánh sáng của ngọn đèn đường xục xạo mơn trớn lọc lừa thị giác. Rõ ràng, tôi không hề bỏ rơi cái điểm gây chú ý ấy đang tập tễnh thấp cao lướt qua mặt mình. Hoặc là tôi chưa mở mắt. Hoặc là tôi khá lập dị khi đeo kính râm vào ban đêm. Hoặc là tôi mù lòa thật. Và, khả năng cuối cùng có thể xảy ra sau một vài cái “hoặc là” mang tính giả thiết đó, thì chẳng phải khu phố tối đang thực sự đẩy tôi vào một trò chơi kì quặc của đêm hay chăng?
Có một bầy ong vừa bay vù qua mặt tôi và đậu kín trên những bóng đèn đường. Khu phố tối sầm như vốn dĩ nó đã thế. Bà lão quấn khăn đen trùm lên một nửa khuôn mặt, đi từ phía những ngọn đèn đường đến vỉa hè này. Quần ống thấp ống cao, tay khệ nệ bị gạo, bao ni lông và một vài thứ người ta bỏ đi. Người già thường cô đơn. Người già độc hành. Người già trôi miên man dưới những gót chân nứt nẻ. Những viên gạch đã bong tróc xi măng cập kênh. Tôi không biết bà lão sẽ đi về đâu, trong khu phố tối này. Tôi nhìn theo. Tôi rất muốn dõi theo mãi cái bóng chậm chạp ấy tiến về phía nào đó. Và, tôi đã biết chỗ bà đang hướng đến. Bà lão rẽ qua ngay góc tường ấy, cạnh tấm chắn của một tòa nhà. Sau đó biến mất vào màn đêm mờ ảo của ánh đèn đường lung linh lừa đảo. Tôi vẫn muốn tìm xem bà lão sẽ đi về đâu? Rõ ràng, tôi có thấy bà vừa bước vào cái ngã rẽ cạnh chỗ tôi ngồi. Rõ ràng, bà lão gầy hom hem ấy không thể nào biến mất một cách nhanh chóng chẳng để lại bất kì dấu vết nào như thế được.
Khu phố lại càng tối hơn nữa. Bức tường vôi trắng co cụm thành một khối thô cứng, nhốt chặt bóng đêm vào trong và hét la như điên dại. Chỉ có kẻ ở thiên đàng mới chẳng thể nghe thấy những âm thanh ghê rợn ấy. Chúng lần lượt gào lên từng âm vực trầm đục, ám vào màng nhĩ. U ơ đêm tối. U ơ một lời. U ơ lặp lại. U ơ tắc nghẹn thành dòng kí tự ghép nối khắc lên vách tường sẫm màu:”nơi ngự trị của tôi!”.
Đêm nào tôi cũng đến vỉa hè này. Tôi đã cố ngước mặt nhìn lên ngọn đèn vàng hòng tìm cho bằng được thứ ánh sáng kì ảo mang tên giải thoát. Nhưng, chẳng bao giờ tôi nhìn thấy. Chúng lúc nào cũng tối như thế. Chúng lúc nào cũng tù mù như thế. Sự âm u trỗi dậy trên từng viên gạch, nơi vỉa hè. Thi thoảng, tôi nghe vợ chồng người bán món sữa ngô trên chiếc xe đẩy lẩm bẩm gần vách tường, nơi bà lão biến mất không một dấu vết bằng những kí tự mà tôi đã thấy đâu đó. Lần này, chúng được tách rời hẳn ra, không thanh điệu và thăm thẳm chìm xuống màn đêm khi màu vôi đã xám lại, khuất sau bóng tối: “n o i n g u t r i c u a t o i”.
Chiều nay, khi mặt trời lững thững chạy về phía chân núi, núp bóng. Tôi dặn lòng sẽ không bước chân đến nơi ấy vào đêm nay. Tôi muốn thử đứng từ trên cửa sổ tầng hai và nhìn nghiêng qua những căn nhà khang trang đã im ỉm tắt đèn. Có thể dưới những ngọn cây, vẫn còn một chút dịu dàng của đêm sót lại. Nhưng, rõ ràng, tôi vẫn chỉ thấy một màu rất tối. Kể cả những thanh âm văng vẳng bên tai tôi lúc này về dòng kí tự đang chạy nhảy hớn hở, đùa vui và cả quyết rằng: “nơ i ng u tr i cu a to i”, để rồi, sau đó tôi không tài nào chịu nổi với cảm giác hoài nghi một sự biến mất rất vô lí của một con người sờ sờ xác thịt, xương xẩu.
Chắc chắn bà lão ấy đã đi xuyên qua vách tường. Cái vách tường màu xám của một ngân hàng nhà nước nằm chễm chệ ngay góc phố này. Ngay sáng hôm sau, tôi quyết định quay trở lại, khi mặt trời chiếu rõ nhất vào cái góc đó. Tôi muốn xác định hẳn sự hoài nghi của mình, rằng: nơi cái góc tường của ngân hàng ấy không thể có chỗ ẩn nấp cho một con người dễ dàng biến mất. Vách tường thẳng thớm. Trơ mảng vôi màu xanh đã nhạt. Bên cạnh vách tường chỉ là một cái máy rút tiền nằm chỏng chơ. Lạnh ngắt. May sao, tôi nhìn thấy điều gì đó. Chúng là những kí tự màu đỏ. Một dòng chữ đã bị người ta xé nát trên tấm băng rôn. Vài kí tự méo xệch không ngay hàng thẳng lối. Chúng như cái xác nửa sống nửa chết đang trỗi dậy trên đường phố ngợp ngụa hơi người: “n i n u t i c a t i”. Tay ga bất chợt rồ lên. Bánh xe trước nhích lên một nửa nằm chênh vênh trên phần dốc của vỉa hè. Sau đó tắt lịm. Tôi đứng lại, nhìn xuống chân mình. Nhựa đường tan chảy. Mùa hè. Bóng của khu phố tối bồng bềnh trong não tôi hình ảnh của những đôi mắt không bao giờ nhắm lại. Họ vừa băng qua đường và nằm xuống ngay tượng đài chiến thắng.
Khu phố tối chồng lên nhau. Những hốc mắt trơ dại. Giữa đường, có rất nhiều câu kinh lặp đi lặp lại bởi vài kí tự cố tình không thèm chắp nối: “nowi nguwjtrij cuar tooi”.
Ngày mai. Tôi dự định sẽ không bước về phía khu phố tối và ngồi xuống bên vỉa hè đó nữa. Những buổi chiều đầy giông cũng vừa đủ để khiến mọi thứ xung quanh tối sầm lại trước mắt tôi. Nhưng, cuối cùng tôi vẫn chẳng thể nào cưỡng lại được niềm ham muốn bước chân ra khỏi cửa vào những đêm mùa hè, đến khu phố ấy, tìm kiếm bà lão đã biến mất sau cái hốc cầu thang tối của văn phòng chi nhánh ngân hàng nhà nước. Một người nghèo vừa biến mất trong bóng đêm. Một người già cô đơn vừa biến mất trong bóng đêm. Tòa nhà sừng sững lặng im. Tối sầm.
Hôm sau tôi vẫn rời khỏi nhà đúng giờ, đến vỉa hè đó và ngồi xuống. Tôi ngắm tượng đài chiến thắng từ xa. Đàn voi của rừng đã từng đi qua, vòng quanh, chào mừng lễ hội của núi. Đàn voi thưa dần. Bây giờ voi chỉ còn là những cái bóng. Như quá khứ. Ám ảnh. Bởi những bộ xương trắng. Trước mắt tôi toàn màu trắng. Chấp chới dưới ánh đèn vàng nhạt. Bọn trẻ trâu không ngồi chễm chệ cười ngả ngớn trên những chiếc ghế nhựa nữa. Chúng cũng biến mất khỏi vỉa hè ấy, và chỉ để lại những kí tự mờ nhạt, thiếu đầu cụt đuôi, như một bức tranh chân dung không tay, không chân, không mắt mũi của anh chàng họa sĩ tôi quen. Tôi nhặt mớ kí tự rời rạc đó lên để yên trong lòng bàn tay mình, xếp chúng chồng lên nhau, rồi nắm tay lại. Cái chắp tay mang lời nguyện trong đêm sâu bao giờ cũng khiến người ta biết cách tìm ra một con đường sáng.
Khu phố, bỗng chốc ngưng bặt, khi nghe tiếng kèn đám ma từ đâu đó vọng lại. Một đoàn đưa đang di chuyển chầm chậm trong đêm. Rồi tiếng kèn tắt lịm. Chỉ còn những âm thanh khóc hờ. Tôi nghe câu được câu mất. Tôi nhìn thấy họ từ từ chậm rãi vòng quanh tượng đài chiến thắng. Người ta lặp đi lặp lại lời của bóng đêm ngay giữa phố, giữa ánh đèn đường sáng choang. Khu phố vẫn dò dẫm cố gắng mở đường cho những đôi mắt chăm chăm hướng về phía trước. Tôi nghe tiếng bọn cú mèo, tiếng bầy ong vo ve lượn qua lượn lại quanh những bóng đèn đường. Vợ người bán sữa ngô bên vỉa hè chép miệng: “người đó mấy ngày hôm nay không thấy đi qua đi lại vòng quanh tượng đài chiến thắng nữa. Hóa ra…”.
Sáu ngã đường mờ mịt thu hẹp lại trong cõi mù của khu phố tối. Cơn mưa xứ này ập xuống bất ngờ vội vã. Nước mưa phủ lên những bóng đèn, phủ lên mặt người, phủ lên bước chân chậm chạp của tôi ngay giữa đêm. Mới hôm qua đây thôi, chính ở đoạn vỉa hè này, tôi còn nhìn thấy một người đàn ông ngực đeo đầy huy chương, mặc quân phục, đội chiếc mũ của quá khứ đi về phía những ngọn đèn đường rất tối.
Những lần sau. Khi trở về. Thi thoảng tôi vẫn nghe rất nhiều thanh âm của quá khứ rúc bên tai mình như một hồi trống trận. Nhưng, tri giác, cái điểm lạnh nào đó trong não đang kiềm chế những cơn hoang tàn tìm kiếm khoảng trống đã mất, không còn thôi thúc tôi phải bước chân ra vỉa hè ở ngã sáu ấy nữa. Khu phố ở chỗ tôi ẩn nấp cũng đã đủ tối lắm rồi.
Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.