A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm
Published first on litviet.net

A HOUSE WITHOUT A DOOR
“I live in a house without a door.
On their back, each visitor lugs their door
In place, before we sit and talk, then,
take the door with them when they leave.”
Phan Nhiên Hạo
He is ignorant of why he’s locked in this room. His father said: “It is a result of the injustice of a shady history”. His mother said: “It is because your father chose this path!”.
Whom should he believe, his father or his mother? Life is congested with convoluted restrictions making it always-difficult. If you ask the bloke next door, his answer would be very different. But on his backside he has never left the L or S-shaped room much like tunnels in a catacomb, never to meet anyone let alone his neighbour. One followed the other, his parents died entombed beneath the house. He never once left: His home has no door!
Filtering light would enter through the air vents. The wind would circumvent through the chink of the roof. Sun, the wind was chastised, confiscated as soon as they fell through. The house is always in pitch-black darkness. Every week, through where the light falls long fingers shoved a selection of social activities. He said: “This world is diseased, everybody’s dead, there’s no one diligent left!”.
He knows nothing, not of an overwhelming colourful world full of life outside. His history is sketched out by the naivety and ignorance of his ancestors contrary to the history of humanity. During a noiseless lunch, like a caught wildcat, he growled in anguish at the thought of it:
“Who will visit me? Why is life so lonely!”
He repeats the verse over and over again 4,084 times, equating to four thousand and eighty-four years of history. A murky history full of bias but rather positive and dialectic. Evident outside his house, people habitually pass by. They stare at the monument and believe it’s a prison for some menacing power locked up for plotting against humanity. They like to enter and study how these prisoners live, but there’s no door!
“Why is life so lonely, who will visit me?”.
He screamed out the 4,085th time, and someone heard him.
I don’t know whether it’s a strange coincidence, but the first person who listened to his cry was a poet! The poet lying on green grass mourning a long lost love, his whole being crying out for the land and waters of his homeland being invaded day by day, concurrently, expresses firm and steadfast devotion for his beloved country.
Provincially, poets like these, there’s one at every corner, many, hence, in an afternoon alone, the poet having heard the ominous echo from the vacant four walls. He exclaimed:” Oh, who is reciting such stirring poetry? That definitively is a great poem: Who will visit me? Why is life so lonely! A beautiful verse!”.
What could one believe? Poets are people with the most aspirations of humanity; there’s no argument there. So, the very next day, that poet, he did something rather unexpected: On his back, he carried a door, gingerly, in pomp and ceremony, visiting the house, like some international diplomatic mission after an official invitation.
Him in the house beholding this cherished question; “Who will visit…”.
The sound of footsteps echoed through from outside, and a voice loudly answered: “I’m here to see you…”.
Exuberantly, he cried like a madman!
With the door he carried, veering to the eccentric, the poet manages to enter his home. And they converse like soulmates reuniting after half a lifetime apart, in animation, intoxication, excitement, full of passion. This talk, however, will forever be an enigma, because no one will ever hear of it. The four walls listened but understood nothing, the little bird with its nest in the roof also heard and understood naught. Till the dark of night, they parted, eyes nose running weeping.
The poet left the house and threw the door on the lawn, never to return. From then on no one saw him again on the greens composing poetry, some say, he’s gone to the sea to be a Dã Tràng Xe Cát, or perhaps it’s just nasty rumours.
The poet is gone, the door remains, red, paint peeling, rusting. The passerby stomps on it; kids run across it, sit, packs of dogs leaving their paw prints, lift their hind legs and peed. Now and then, someone would in ceremony lug the door on their shoulders, affix it to his home to enter. No one knows what he and his guests ever spoke of, in the end, as always concludes with no one ever returning a second time. This tale in itself belongs to the concealment of history.
Such concealment usually attracts a mass of curious opportunists. They lug all at once nine exact doors with the sole intention to liberate those oppressed and destitute inside.
Together all nine doors open, all the visitors enter. But he has been long dead!
He had died, always sitting on that chair. Inside the vacant house, his moans continue to echo, “Who will visit me? Why is life so lonely!”.
They saw the thick lines of words written in blood running across the walls, but no one is cognizant of its meaning. Other than that, are drawn skulls quivering behind a black cloak, not sure what it wants to say.
His house after that became a destination for tourists throughout the world. They left a sign outside his home with the inscription: “Here, a resilient unyielding poet fought violently till his last breath!”.
[September 2018]
Căn nhà không cửa
“Tôi sống trong một ngôi nhà không cửa
Mỗi người đến thăm phải mang theo cửa trên lưng
Lắp vào ngồi nói chuyện, xong
Khi từ biệt họ ra đi cùng với cửa”…
Phan Nhiên Hạo
Hắn không biết vì sao hắn lại mắc kẹt trong căn phòng này. Cha hắn bảo: “Đấy là sự bất công mù mờ của lịch sử”. Mẹ hắn lại bảo: “Đấy là do lựa chọn của cha mày!”.
Hắn không biết nên tin cha hay tin mẹ. Cuộc sống tù mù và rối rắm đến nỗi không biết phải tin ai. Nếu hỏi gã hàng xóm, chắc câu trả lời sẽ rất khác. Nhưng hắn chưa bao giờ gặp được hàng xóm hoặc người nào khác khi suốt ngày ngồi trong căn phòng hình chữ S hoặc chữ L gì đó, tương tự một căn hầm loằng ngoằng. lần lượt mẹ và cha qua đời đều được chôn xuống dưới nền nhà. Hắn chưa bao giờ thoát ra được khỏi nhà: Nhà hắn không hề có cửa!
Ánh sáng muốn lọt được vào nhà phải lọt qua các lỗ thông gió. Gió muốn lọt vào nhà phải đi vòng qua kẽ ngói. Ánh sáng, gió đã bị trừng phạt, bị thủ tiêu ngay khi lọt vào trong. Nhả tối om om. Mỗi tuần, hắn được một bàn tay dài ngoẵng nhét các thứ cần thiết cho sinh hoạt qua một cái lỗ mà ánh sáng thường đi qua. Hắn nói: “Thế giới này bị dịch hạch, chết hết rồi, không thấy đứa nào bén mảng!”.
Hắn không biết rằng, thế giới bên ngoài đang vô cùng rộn rã và tràn ngập sắc màu. Lịch sử của bản thân hắn được thiết kế bởi sự ngu dốt thật thà của các vị thân sinh nên đối lập hẳn với lịch sử loài người. Trong một buổi trưa yên tĩnh nào đó, hắn đã bực dọc nghĩ thế và sau đó thì hét to lên như một con hổ sa bẫy:
“Ai đến thăm tôi không? Sao đời hoang vắng quá!”.
Hắn lặp đi lặp lại câu nói đó 4.084 lần, tương đương bốn nghìn không trăm tám mươi tư năm lịch sử. Lịch sử có vẻ tù mù đầy thiên vị nhưng kỳ thực cũng khá khách quan và biện chứng. Bằng chứng là bên ngoài ngôi nhà hắn sống, thiên hạ vẫn thường xuyên qua lại. Người ta nhìn ngôi nhà bịt kín ấy và liên tưởng đến một nhà tù của các thế lực hắc ám âm mưu chống lại loài người. Người ta muốn vào trong để xem thử cuộc sống của tù nhân diễn ra thế nào, nhưng, không có cửa!
“Sao đời hoang vắng quá, Ai đến thăm tôi không?”.
Hắn nói câu nói đó đến lần thứ 4.085 thì có người nghe thấy…
Không biết có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên kỳ lạ hay không, người đầu tiên nghe được câu nói của hắn là một nhà thơ! Nhà thơ ấy đang nằm trên bãi cỏ để khóc thương cho cuộc tình nào đó trong quá vãng, nhân thể khóc thương cho biển đảo quê hương đang bị xâm lấn từng ngày, nhân tiện, bày tỏ lòng kiên trung son sắt với đất nước thân yêu…
Ở xứ này, nhà thơ như thế, đi ngả nào cũng gặp, đông lắm, vậy nên, trong buổi chiều hoang vắng, nhà thơ nghe những tiếng âm u vọng ra từ ngôi nhà trơ trọi. Anh ta thốt lên: “Ồ, có ai đọc thơ ở trong này mà xao xuyến lạ? Đó đích thị là một câu thơ hay: Ai đến thăm tôi không? Sao đời hoang vắng quá! Cực hay!”.
Bạn có ý tưởng gì? Các nhà thơ là người có nhiều ý tưởng nhất trong thiên hạ, điều đó là không phải bàn cãi. Vậy nên, ngay ngày hôm sau, nhà thơ ấy, đã làm một việc khá bất ngờ: Ông ta mang theo một cánh cửa trên lưng, nhẹ nhàng, trịnh trọng đến thăm ngôi nhà ấy, như một chính khách quốc tế đến thăm quốc gia khác theo một lời mời ngoại giao chính thức.
Hắn ở trong nhà với câu thở than quen thuộc; “Ai đến thăm…”.
Tiếng lạch cạch bên ngoài vọng vào, và tiếng người dõng dạc trả lời: “Có tôi đến thăm anh…”.
Hắn mừng, cười rú lên như một gã khùng!
Bằng cánh cửa vác theo ấy, và theo một cách thức nào đó hơi kỳ quặc, nhà thơ đã vào được bên trong ngôi nhà. Và họ nói chuyện với nhau như một đôi tri kỷ nửa đời gặp lại, rạo rực, mê say, hoan hỉ, xót xa… Câu chuyện ấy mãi mãi là một bí mật, vì không ai nghe được. Bốn bức tường có nghe thấy nhưng không hiểu gì, chú chim sẻ làm tổ trên mái ngói cũng có nghe nhưng không hiểu gì. Đến tối mịt, họ chia tay nhau, nước mắt nước mũi ròng ròng…
Nhà thơ ra khỏi nhà và vứt cánh cửa lại trên bãi cỏ, mãi mãi không trở lại. Cũng từ đấy không còn ai nhìn thấy nhà thơ nằm trên bãi cỏ làm thơ nữa, nghe đâu, anh ta đi ra biển làm Dã Tràng xe cát, có lẽ cũng chỉ là đồn đại ác ý mà thôi…
Nhà thơ đi rồi, cánh cửa vẫn nằm đó, màu đỏ, tróc sơn, han rỉ. Có người đi qua dẫm lên, lũ trẻ chạy qua, ngồi lên, lũ chó đi qua, co chân đái lên. Thỉnh thoảng, cũng có một người nào đó trân trọng vác cánh cửa lên vai, kê vào ngôi nhà của hắn để vào trong. Không ai biết hắn và các vị khách đã nói gì với nhau, nhưng rồi, kết cục giống nhau là không ai trở lại thăm hắn lần thứ hai. Điều đó thuộc về bí mật của lịch sử.
Những điều bí mật thường kích thích trí tò mò của đám đông hiếu kỳ nhiều chuyện. Người ta vác đến một lần chín cánh cửa giống nhau với quyết tâm giải phóng cho con người đang đau khổ vì cô đơn trong đó.
Đồng loạt chín cánh cửa mở ra, các vị khách bước vào. Nhưng hắn đã chết từ lâu!
Hắn đã chết, vẫn ngồi ngay ngắn trên ghế. Trong căn nhà hoang vắng, tiếng than thở của hắn vẫn còn vang vọng, “Ai đến thăm tôi không? Sao đời hoang vắng quá!”.
Người ta thấy những dòng chữ bằng máu viết chi chít lên tường, nhưng không ai biết nội dung thể hiện điều gì. Ngoài ra, còn một số hình vẽ về những cái đầu lâu đang di chuyển phía sau một tấm áo choàng màu đen, cũng không hiểu là muốn nói điều gì.
Ngôi nhà hắn ở sau này trở thành một điểm tham quan của du khách trên toàn thế giới. Người ta đề bảng chỉ dẫn ở ngoài: “Nơi đây, một nhà thơ kiên cường bất khuất đã chống lại bạo tàn đến hơi thở cuối cùng!”./
Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.
i love this. so well done.
could it be that all it takes to get into a person’s heart is to carry a door to it? in my experience – yes.
how sad it must be for those whom no door was carried to. their only sense of the world comes from those small windows daylight and sounds peek through.
thanks for sharing this.
LikeLiked by 1 person
Yes, a tragedy. People are locked up so they can be controlled. Thank you my friend for reading and sharing your thoughts, I really appreciate it. Take care.
LikeLiked by 1 person