A Nation Gang Raped

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

A Nation Gang Raped

In today’s play, the main character is a bright young corseted femme fatale in a wide brim traditional woven hat. Her appearance on the stage caused a stir in the crowd: “Wow, she’s so pretty! Lovely! Gosh The Nation is so beautiful!”.

Her footsteps were so light it looked as though she was riding on top of a wave, her smile was that of a flower about to bloom. Down below, the audience applauded in appreciation. A mother whispered into daughter’s ear: “See there child, the young woman there represents our country. Can you make out the shape of our Nation? Curvy, pretty, see, see that…”. Young children are impressionable, they of course believe everything they see, clapping enthusiastically… And of course, the character’s name is The Nation.

The Nation sang, The Nation danced, The Nation laughed. The screen in the background were images of pretty gardens with flowers in full blooms, avenues lined with shady trees. The Nation would then sit down by the flower beds, picking flowers, one for her hair and a bunch to hold over her heart. It seemed The Nation was thinking of someone, or thoughtful of a bright future, or perhaps a flighty verse of poetry… Then there was the sound of rising cheerful music, the sound of a warm bright voice of a man singing in praises of The Nation. The audience settled, snapping open packets of condiments, snacking on their roasted salted melon seeds, their hearts lifted as though it was new year’s day. The Nation was at peace. 

In the middle of it, the light changed, the light turned red, blaring. The audience was less inebriated. All eyes were on the stage. What happened?

Invariably in barely moments, The Nation hugged her chest, dropped to her knees. The lights flashed on her for a moment before everything was in complete darkness. It sounded like thunder ripping across the stage. The Nation was flat on the ground, amongst the flower beds. Crawling from the stage wing were thieves all in black, their faces hidden under their bucket hats, surrounded The Nation. The audience screamed: “God, what are they doing to our beloved Nation?”

With their uncut sharp fingernails, they began to grab and clawed at The Nation. One guy grabbed the wide brim traditional hat and chucked it on the floor, then proceeded to step on it. The other thieves ripped at her clothes, her silk pants. They laughed as they clawed at her clothes, their laughter audible through the constant thunderous sound. The Nation’s exposed flesh in the tattered clothes was lit up by the spotlight, as fair as pear blossoms, as red as one’s flesh and blood.

The audience was terrified, torn. The babies were crying and screaming. Their mothers wept. Gosh, poor beautiful Nation, how could something like this happen!

The black shadows in turn held The Nation down, gang raped her. The electricity was all of a sudden cut. The theatre was in pitch black darkness, on the stage as well as down where the audience sat waiting. There were cries for help, swearing, sounds of kicking and punching, crying mixed in with lewd laughter. It was no longer possible to differentiate between the audience and the stage. The maddening chaos. Someone shouted: “What happened to the light!”. “An electricity’s cut!” – someone shouted in reply.

The lights were suddenly on. Everyone’s eyes opened even wider, and looked at each other. The patrons looked at each other as though they’ve met for the first time. On the stage, The Nation after the assault was dragging herself around the stage, leaving a long trail of blood behind her, she was black and blue and was as bruised and bloodied as the apocalyptic sun. The villains stood by, in all corners of the stage, laughed, rowdy and vile in their intent, proud of their detestable achievement.

Their lewdness caused a growing anger in the crowd. Someone shouted: “Get them!”. The strongest and most heated of the group climbed onto the stage. Shouting and screaming as they tried to climb onto the stage. But the depraved animals were prepared, they barricaded the stage by standing neatly side by side at the edge of the podium. Any one who has managed to climb up, were kicked in the head, fell back. But the wave of people climbing on top of each other continued. Someone shouted: “Security guards, where are the security guards!”

The guards came running, some with knives, some with batons, some with guns. Something terrible was about to happen. Angry patrons on the one side and on the other side were a bunch of professional performers, a war, weapons ready.

What happened felt as though it was planned, smoke spilled out from both sides of the stage wings, a red spotlight illuminating the stage swung randomly across the stage. The play was reaching its climax. A bunch of people with lumps and bruises on their heads, bled. The patrons had nothing to defend themselves with, defenseless, frozen. A number of young men kicked their seats, breaking their seats, and armed themselves with the feet of the chairs. Gosh, what was happening?

The protagonist continued to drag herself around the stage, leaving a coil of blood trail behind her, not unlike a war in the middle ages.

Crazy right?

There were blackbirds, beaks extremely sharp, screaming, no knew exactly where they came from at all. Eagerly, they followed the blood trail. Black wings the colour of death drew sickening circles on the victim’s head. In their bloodthirst, they were oblivious of the rowdy crowd down in the auditorium. They poked and tore at the opened wounds, ripping out bits of ruby red flesh. The Nation shrieked in agony.

Not sure when the door was left open but a lot more people showed up. The opportunists picked the pockets of those around them in the chaos, alleviating patrons of their phones. A loud inviting voice broke through the pandemonium: “Fresh sugarcane juice anyone, refreshments, intermission, anyone wants a drink!”.”We also have banh mi, hot bread rolls!”…

The black and blue bruised bodies on the ground were trampled by the hoard in the theatre. The screaming continued. A person managed to steal a baton from one of the guards, randomly assaulting the people around them. A patron managed to reach the victim in the middle of the stage, and had attempted to pick the victim up. As soon as he was bent over he was kicked in the backside, when flying head-on into one side of the stage, and altogether disappeared.

It was hard to keep up. The audience and the performers all looked the same. The stage and life piled on top of one another, crammed in amongst each other, could not be separated. The theatre at the moment, to put it simply, was no different to a merciless soccer field, there, the players can chase and fight each other, the fans were allowed to assault the players, even the referee was not left alone, nor were the security team, ending ultimately with the fans fighting each other! There was no difference between them, you couldn’t tell who was whom…

While the star of the play, The Nation, continued to moan in pain, dragging herself around endlessly in a vicious circle. Overhead, the vultures continued to circle, continued to eagerly drool, transfixed, hypnotised.

[March 2021]

Đất nước bị cưỡng hiếp

Truyện ngắn Nguyễn Văn Thiện

Trong vở kịch của ngày hôm nay, nhân vật chính là một cô gái thắt đáy lưng ong nón thúng quai thao trẻ trung rạng rỡ. Khi cô xuất hiện trên sân khấu, lập tức khán giả ồ lên: “Đẹp quá! Cô gái đẹp quá! Đất nước mình đẹp quá!”.
Cô đi nhẹ như người ta lướt sóng, miệng cười chúm chím như hoa sắp nở. Ở dưới, khán giả vỗ tay tán thưởng. Một người mẹ nói vào tai con gái: “Con thấy không, cô gái ấy là hiện thân của đất nước mình đó. Thấy dáng đứng của Đất nước chưa? Cong cong, xinh xắn, đó, đó…”. Các cháu bé, dĩ nhiên là sẽ tin, và vỗ tay phấn khởi… Đương nhiên rồi, nhân vật ấy có tên là Đất nước.

Đất nước hát, Đất nước múa, Đất nước cười. Màn hình phía sau hiện lên những khu vườn đầy hoa, những con đường cây xanh rợp bóng. Rồi đất nước ngồi xuống đưa tay ngắt bông hoa cài lên tóc, ấp vào ngực. Hình như đất nước đang nghĩ đến một ai đó, hoặc nghĩ về một tương lai tươi sáng, hoặc về những vần thơ bay bổng…
Nhạc vui vẻ nổi lên, một giọng ca nam ấm sáng cất lên ngợi ca Đất nước.
Khán giả yên tâm móc hạt dưa ra cắn, lòng lâng lâng sướng vui như tết. Đất nước thanh bình. 

Giữa lúc đó, ánh sáng thay đổi, đèn chuyển sang màu đỏ, lóa mắt. Khán giả thôi không lâng lâng nữa. Tất cả mọi cặp mắt đổ dồn lên sân khấu. Có chuyện gì?

Trong tích tắc, Đất nước ôm lấy ngực, khuỵu xuống. Có những tia chớp vụt chiếu vào Đất nước rồi lại vụt tắt. Những âm thanh kinh động tựa sấm sét. Đất nước nằm xuống, ngay giữa vườn hoa. Từ trong cánh gà chui ra những tên cướp mặc đồ đen, bịt mặt bằng mũ đen, vây lấy Đất nước. Khán giả khóc thét lên: “Trời ơi, chúng nó định làm gì Đất nước thân yêu?”.

Những móng tay sắc nhọn bắt đầu cào cấu. Một tên giật lấy chiếc nón quai thao dẫm bẹp dí. Những tên khác xé áo tứ thân, xé quần lụa lĩnh. Chúng vừa xé vừa cười sằng sặc trong tiếng sấm sét liên hồi. Ánh sáng từ tia chớp chiếu thẳng vào da thịt lõa lồ của Đất nước, trắng như hoa lê, đỏ như máu đào!

Khán giả kinh hoàng, trân trối. Những em bé khóc ré lên. Những bà mẹ nức nở. Ôi, Đất nước xinh đẹp ơi, sao lại thế này!

Những bóng đen đè nạn nhân xuống và thay nhau hãm hiếp. Điện phụt tắt. Rạp tối om, cả trên sân khấu lẫn dưới hàng ghế khán giả. Tiếng kêu cứu, tiếng chửi thề, tiếng đấm đá, tiếng khóc và tiếng cười man dại trộn lẫn vào nhau. Không còn phân biệt được đâu là sân khấu, đâu là khán giả nữa. Điên loạn mất rồi. Tiếng ai đó hét: “Bật đèn lên xem nào!”. “Mất điện!” – có tiếng trả lời.

Đột nhiên, đèn bật sáng. Mọi người mở to mắt nhìn. Khán giả nhìn nhau như mới gặp lần đầu. Trên sân khấu, Đất nước đang lết đi sau trận cưỡng hiếp kinh hoàng, để lại phía sau một vệt máu dài, đỏ bầm như mặt trời ngày tận thế. Những kẻ thủ ác bây giờ đang đứng ở các góc sân khấu, cười hả hê, sảng khoái.

Hình như vở diễn đã kích động người xem, đến mức không thể chịu nổi nữa. Tiếng ai đó hét lên: “Bắt lấy chúng nó!”. Những khán giả khỏe mạnh và nóng tính liều lĩnh trèo lên sân khấu. Họ vừa lao lên vừa hò hét điên loạn. Những kẻ thủ ác mặc áo đen bịt mặt đã lường trước điều này, chúng dàn hàng ngang ngay mé đài. Hễ có người leo lên, là chúng đạp ngã nhào xuống. Sóng người vẫn tràn lên. Có tiếng hét: “Bảo vệ đâu, bảo vệ đâu!”.

Bảo vệ xông ra, đứa cầm dao, đứa cầm gậy, đứa cầm cả súng. Có vẻ như sắp sửa xảy ra một trận chiến không cân sức. Một bên là đám khán giả bị kích động cao độ và bên kia là những diễn viên lành nghề, thiện chiến, vũ khí sẵn sàng.

Hình như đã có sắp đặt trong kịch bản, từ hai bên cánh gà, khói trắng phun ra, đèn đỏ quét liên tục. Màn kịch đến đoạn cao trào nhất. Đã có người bị bươu đầu, chảy máu. Khán giả tay không, lại hoàn toàn bị động, nên lâm vào thế yếu. Một số thanh niên hung hãn đạp phăng thành ghế, lấy chân ghế làm vũ khí. Trời đất ơi, sao lại thế này?

Nhân vật chính vẫn lết từ từ, vòng quanh trên sân khấu, vẽ những đường tròn bê bết máu, không khác gì đấu trường thời trung cổ. 

Ghê chưa?

Những con chim màu đen, mỏ nhọn hoắt, không biết từ đâu bay ra kêu váng. Chúng lần theo vết máu một cách say sưa, hào hứng. Những đôi cánh màu đen chết chóc vẽ những đường tròn khủng khiếp trên đầu nạn nhân. Chúng say máu đến nỗi quên cả biển người đang hăm hở hỗn chiến phía dưới. Chúng dung mỏ mổ vào vết thương, rứt từng thớ thịt đỏ lòm. Đất nước hét lên đau đớn!

Không biết cửa mở từ lúc nào mà xuất hiện thêm rất nhiều người. Có người tranh thủ tình trạng hỗn loạn, thò tay móc túi và trộm điện thoại. Người nào đó lớn tiếng rao: “Nước mía đi, siêu sạch đi, nghỉ tay uống nước đã nào!”. “Bánh mì nè, bánh mì nóng nè!”…

Có những thân thể bị giẫm đạp nát bét. Tiếng hò hét không ngừng. Một người liều lĩnh cướp được cây gậy của bảo vệ, nhảy lên quật túi bụi vào đối phương. Một người khác liều mình nhảy lên chính giữa sân khấu, định cúi xuống ôm nạn nhân lên. Nhưng hắn vừa khom người xuống thì bị ngay một đạp vào mông, ngã cắm đầu vào trong cánh gà rồi biến mất.

Tình hình không thể kiểm soát nổi nữa. Khán giả và diễn viên lẫn lộn, không phân biệt được. Sân khấu và cuộc đời chồng chéo, đan xen, không thể tách rời. Cả nhà hát bây giờ, nói cho bạn dễ hiểu, không khác gì một sân bóng đầy bạo lực, trong đó, cầu thủ rượt đánh nhau, khán giả đánh cầu thủ, đánh luôn cả trọng tài, đánh cả bảo vệ, và cuối cùng là khán giả đánh nhau với khán giả! Không biết phe nào với phe nào…

Trong khi đó, nhân vật chính của vở kịch, Đất nước, vẫn rên rỉ, quằn quại lết đi theo một vòng tròn oan nghiệt. Trên đầu, lũ kền kền diều quạ lượn vòng, hào hứng, say mê.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

By Nguyễn Thị Phương Trâm

There's magic in translating a body of work from one language to another.

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: