Just like that, I had managed to chase away the cloud

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

Just like that, I had managed to chase away the cloud

The cloud came, not sure from where it turned up one lovely sunny day. The garden was full of freshly bloomed flowers and locks of dreamy soft vines. I was busy digging up the weeds around them, watching the sunlight dance on the blades of grass and out of nowhere came this looming presence, it hovered in the middle of the sky, right over my patch of garden. Naturally, I looked up, a grey cloud from the North was just there,right over my head, obscuring half of the lovely autumn sunlight. 

Popped straight into my head was the question: How am I going to get rid of this cloud, so the garden can be lovely and sunny again?

The answer was: There was no way!

As for my garden. It was the best thing my father had left me when he passed away, he said: I had to work very hard all my life just to finally get it. I’ve lived here for forty years, tending to every tree and blade of grass. Now it’s yours, don’t lose it my son! The tears came, as I pondered the lifetime my father had spent working on the land to give me this life. Happiness is not so easily attained, harder for a man orphaned without any roots like my father. When he was a labourer at the rice mill, he stole a fist full of rice here and there, hiding it at the bottom of the yoke baskets covered with hay, and he was caught. They locked him up for a whole day and night before they allowed him to go home. And of course they made an example of my father, he was humiliated in front of everyone. 

The chairman of the cooperative enthusiastically announced loudly:

“Cooperative rice belongs to the common people. The compatriots are hungry, the soldiers at the front are hungry, so we shouldn’t take what isn’t ours to take, remember that?”

“But for more than a day now, my son has not even had a meal of watery rice!” – Dumbly, my father uttered.

I sat pant-less in the yard in front of the mill, watching my father cry. I grew up still, the kind of upbringing paid with the sweat and tears of others, salty and bitter. The garden is attached to all the memories of my childhood. My brother and sisters and I would play all day in the garden when our mother was at the district market. We play hide and seek amongst the bamboo shrubs and banana trees. I would play but always watched for the first sign of our mother. My little brother, too busy playing sometimes, ends up falling asleep amongst the clumps of banana trees. My father after ploughing in the fields would tie the ox to the base of the star fruit tree, before gathering my sleeping brother into his arms and putting him to bed on the wooden platform in our house, he would wake up screaming: mummy, I’m hungry! From this very garden, I saw the girl next door left for school and both of us would walk to school together. The days when the bombings did not stop, in the middle of the war, I joined the army. Returning after the war, without a job, this very same garden fed me. I grew a lot of vegetables, before dawn we would take the vegetables to the market to sell. As he fumbled his way to the market, my father’s form was more and more bent over, curled up like a question mark in the hazy first light.

The cloud was just there like a challenge throughout the heartbreaking memories of my father. I was a little stunned, I sat down in a bundle at the foot of the star fruit tree in the middle of the garden looking over, guarding the entire garden. In truth, the cloud was not very big, but it was enough to hide my garden and a few other homes nearby from the sun. It was just there, not moving, a grey cloud. I looked at it, and it was looking down at me with seemingly watery eyes, pungent and salty. I forced myself into imagining what it might be, but it was too hard. I’m terrible when it comes to things like that, you have to be intelligent to have an imagination, but I’m not anywhere near that level.

It, the cloud was irregular, not round, not oval, more like a deteriorating haystack left outside for too long, it was uneven, thick here, and thin there. Yes, It was very much like a haystack, but it was not a haystack. It strained my eyes as I studied it, the more I looked at it the more it looked like it had the face of a mastiff, yep, a huge growling mastiff. Its fur was knotted, ruffled and angry. I was more and more worried about my little garden. The cloud was hovering just there, covering up the sunlight, the flowers would not survive, they would wither and die, and it was a fact. I said: hey you, clump of hay, go away! It didn’t move. I said: Hey you, mastiff, go away! It was silent. 

It refused to budge! I felt small and powerless. The endearing little garden was clearly mine but I didn’t know how to protect it, there was nothing more humiliating! My poor garden, the sad purple flowers were droopy with sadness, unsmiling. Even the ground beneath them was silent, an indescribable sadness. For them, I needed to act quickly. I sat down next to a patch of lapis lazuri, I tried to lift their fragile petals, soothing them, consoled them as best I could: “it’s going to be okay, the cloud will eventually leave, the sky will be blue and brilliant with sunlight again!”. The clump of flowers remained silent, they looked as though they didn’t believe me. Flowers usually never listen to such frivolous words, my father had taught me that. Helplessly I sat there on the ground, the ground just as silent. Beneath the leaves, something stirred, it was a tiny speck of a caterpillar! After some careful inspection, I discovered an entire army of caterpillars beneath the cockscomb leaves, grey grey, brownish. They were busy diligently chomping on the leaves. The leaves were spindly and rough, the stem of the leaves swelling up, burning. The sudden anger took over my every thought, I said: You little critters, who gave you permission to gnaw and eat away my garden? They were too busy to grace me with their reply. Hey, I’m the boss. They remained silent. I was on all fours, picking out each and every tiny tiny caterpillar, but there were too many of them and it was impossible to catch all of them. I gave up after a while. 

The cloud looked as though it had no intention of moving on. There was hardly a breeze at the beginning of autumn, and for reasons unbeknownst to me. There were changes in the formation of the cloud. The mastiff’s face expanded, elongated, it was more squiggly. Ey, just go away, there’s no point changing what you look like. It ignored me, its body stretched out longer and longer, curling in sections. Wow, it’s a dragon now! Fine, whatever you want to look like it doesn’t matter, what matters more is that your respect for others, you need to move on along, you need to disappear. It refused to leave, instead it descended, now closer, it was just above my head, right above the garden. There were raindrops. I thought. It was definitely raining. I held out my hands to collect the newly fallen raindrops.

“Where did you come from?”.

“Don’t know really, close your eyes and relax, then you will find yourself flying”.

“I want to fly to where you were before, above the clouds, could I do that?”.

Well, you could try.

Relaxing my shoulders, breathing in and then out deeply, I closed my eyes. My body became lighter and lighter. I was floating. What will I do when I get there? I had no idea. But I knew it was something I had to do. And I could feel myself slowly rising from the ground. After ten breaths, I slowly opened my eyes. Looking down at my feet, on the ground my neighbours were outside, they were talking all at once, pointing at the sky. The commotion echoed across the horizon, reaching me.

“What’s that?”.

“He’s flying!”.

“How could he be flying?”.

“No idea!”.

“Maybe he’s possessed by a god?”.

“Come down, you’ll break your neck, idiot!”.

I laughed, shouting:

“I’m fine, I just need to get rid of this cloud, then I’ll come straight down”.

The crowd on the ground was growing bigger and bigger by the moment, bobbing up and down on top of each other like ants. The ants were screaming and shouting over each other, some excitedly jumping up and down, some picking up clumps of soil from the ground and throwing them in my direction. I ignored them. I had to climb higher. And I did finally arrive at where I wanted to be. I climbed onto the back of the ash grey dragon, and shouted:

“Why do you want to attack my garden?”.

“What garden?” – it asked me in return.

“The one right there at your feet”.

“I don’t know what you’re talking about, I don’t even know you, I’m not trying to harm anyone. The land at my feet, the water at my feet, belongs to no one”.

“But all this time I thought. But what are you supposed to be anyway, a haystack, a mastiff, or a dragon?”.

“Depends.”

“But I don’t want you to hang around my garden”.

It did not dignify me with an answer, it seemed like it was shaking, trying to throw me from its back. It was very strong. I didn’t know what to do, I have never gone this far, this high in the sky, even in my dreams. I was shaking, I couldn’t control my bladder. I peed right there in my pants. It was a bad habit I couldn’t shake. Suddenly from somewhere within the watery misty dragon came echoing, a deep voice:

“Son, how did you end up here?”.

It was a very familiar voice, it was my father’s voice, there was no mistaking it.

I shouted:

“Father!”.

My father answered:

“Don’t be afraid son, if you’re afraid you’ll end up in hell!’.

“Why are you here father, on this stupid dragon?”.

“It’s not a dragon son, it’s just a cloud of water vapours, and blood, the blood of a thousand years that will not disappear. There are many eyes here. When you die you’ll be able to see them. Here, it’s neither heaven nor hell. It’s the last resting place for the birds before they fly to their final destination”. 

“I want to get rid of the cloud hovering over your garden father” – I shrieked in the middle of the blinding cloud.

“It won’t be easy, you can’t do it alone son. Take this home son, and place it at the foot of the star fruit tree, so when the cloud sees it, it will try and avoid it”. 

“But I can’t see you father?”

“Close your eyes and you’ll see”.

I closed my eyes. My father slowly emerged from the salty watery mist. Dear God, he was nothing but a white skeleton! Only his eyes looked familiar, like when he was alive, they never changed. He said: Don’t be afraid son, I’m like everyone around me, we’re all the same, white is bone, black is blood! Only the eyes see the truth. I studied everything carefully, dear god, so many eyes. The sorry eyes stared at me unblinking. There were eyes so old they were all wrinkly on the edges. There were innocent eyes of children who could have brought you to tears, and all you wanted to do was to kiss them. There were the sad thoughtful eyes of women. There were eyes which were quite familiar, as though I’ve seen them somewhere, sometime ago. The eyes were like stars, like drifting leaves all around me. Where were Ngọc’s eyes, the little girl who died right by the ferry during the bombing those years ago? Where were the eyes of my little brother who had lost his life at the border in seventy-nine? I looked and looked for them but I was unable to pinpoint them. There were too many eyes, too many stars, and too many leaves, and they would move around dancing continuously, ceaselessly. How long have they been here, what happened to them? It was impossible for me to know for sure. My father gave me something smooth and round:

“Place it in the garden, and maybe when they see it they’ll stay far away”.

I held the object in my hands, but couldn’t work out exactly what it was supposed to be, I thought, what does this have to do with the cloud? Does father know what he’s talking about? Was he trying to trick me? But I didn’t have the time to muck around. The watery mist was now all soggy and soft. Father disappeared, dissolving completely into the dense foggy mist. There was never a chance for another question. I slipped slowly off the dragon’s back and felt the squishy water seeping through my trousers.

And from there began my return to the ground. The army of ants gradually grew larger, and larger. By the time I had worked out who was whom, thud, I was already a pile on the ground, in my hands was the round smooth object. The children in the village cheered excitedly. Shouted enthusiastically:

“Brilliant, genius!”.

“Awesome, cool!”.

“It’s superman!”.

My neighbours crowding around me were very curious about the object in my hand:

“Gold, or maybe it’s black Corinthian bronze?”.

I said I didn’t know what it was and placed it right in the middle of the garden, at the foot of the star fruit tree, and sat down heaving, exhaling short breaths. I was really tired. More tired than that business with the wife. The one-eye guy next door stared at the odd object and asked:

“Sell it to me”.

“No”.

He approached the object, touched it, feeling it for a while. He announced confidently in the middle of the crowd, as an expert on antiques:

“It’s a bullet, the tip of a black Corinthian bronze bullet to be exact, at least three hundred years old! You better take good care of it”. 

After that, many came to check it out, each with their own conclusion, some said it was a piece of meteorite, lately, the planets seemed to be all over the place, slamming into each other, breaking, bits and pieces flung left right and centre. Some wriggled their nose and pulled faces, saying it was just a rock, so many con artists tried to trick people with black Corinthian bronze. I couldn’t be bothered with all that commotion, what’s the point of trying to define this round object. What’s important was that, ever since it was placed at the foot of the star fruit tree, no grey cloud had ever bothered my garden again. The sunlight was even more mellifluous than before. The dahlias, cockscomb thrived showing off their full blooming brilliant colours. The army of caterpillars seemed to have disappeared. Each time I stepped into the garden the lapis lazuri would laugh and giggle. The discerning golden chrysanthemums weaved together with rays of sunlight earnestly and lovingly eyed me. I would sit with my back leaning on the trunk of the star fruit tree, legs stretched out, relaxed, blowing into the tobacco bong. The white smoke would glide across the patches of chrysanthemums morphing into a gorgeous fragrant blue. I can’t remember the last time I was able to admire such beautiful blue smoke. The first time I believe it was the smoke from our kitchen when I turned sixteen. My mother was cooking dinner, and I was standing in the shade of a tree saying goodbye to Ngọc on my way to the front line. The second time was from the barrel of a submachine gun when I had used up an entire magazine of bullets aimed at Đắk Xút jungle after burying the last person in my unit.

I had succeeded in chasing away the cloud and got rid of the overwhelming sadness over the garden. But from that point on I developed a strange habit. Now and then on the road, I would have this aching desire to fly, but never once succeed, in the end, it would always look as though I was jumping around like a kangaroo, rather funny looking! The kids who followed me snaking through the village shouted: One two three fly! Fly, baby fly… No matter how often I tried, I had never succeeded in flying again.

The cloud in the shape of the haystack, the mastiff, and the dragon was no more. Now and then, like a dream in a painting, there might be a layer of thin mist like a veil of silk over the garden. Always to my surprise, I would find in them my father’s eyes and so many others watching me from within the refreshing clean mist. 

[April 2022]

Bằng cách đó tôi đã đuổi được đám mây

Truyện ngắn Nguyễn Văn Thiện

Đám mây, không biết từ đâu bay đến, vào một ngày nắng đẹp. Khu vườn đầy hoa tươi và những lọn tóc tiên xanh mượt. Tôi đang loay hoay nhổ cỏ gốc cho chúng và nhìn những tia nắng nhảy nhót trên các lá cỏ thì chợt cảm thấy có một nỗi ám ảnh mơ hồ nào đó chụp xuống từ phía bầu trời. Theo phản xạ tự nhiên, tôi ngẩng đầu lên và phát hiện ra ngay đám mây màu xám từ phương bắc trôi xuống đột nhiên đứng lại, che mất phần ánh nắng nhẹ của một ngày đầu thu. 

Ngay lập tức xuất hiện một câu hỏi: Làm sao để đám mây này bay đi, trả lại nắng đẹp cho khu vườn?

Câu trả lời là: Không có cách gì cả!

Trở lại với mảnh vườn của tôi. Đó là thứ tài sản vô giá và duy nhất mà cha để lại cho tôi với lời dặn dò trước lúc lâm chung: Cha cặm cụi một đời cày cấy mới tậu được nó. Bốn mươi năm cha sống ở đây, giữ gìn từng gốc cây ngọn cỏ. Bây giờ để lại cho con, đừng để mất đi con nhé! Tôi giàn giụa nước mắt, nghĩ đến quãng đời cay cực cha cuốc cày nuôi tôi lớn. Hạnh phúc không hề đơn giản mà có được, càng không thể dễ dàng với một gã đàn ông mồ côi lưu lạc quê người như cha. Cha đi trục lúa ở sân kho hợp tác, ra về còn cố giấu một ít thóc dưới gánh rơm, người ta bắt được. Người ta nhốt cha vào gian kho hết một ngày một đêm mới thả. Tất nhiên sau đó sẽ “được nêu gương” trước bà con tập thể. Chủ nhiệm hợp tác xã hăng hái truy vấn:

“Thóc hợp tác xã là của chung nhân dân. Đồng bào đang đói, chiến sỹ ngoài mặt trận đang đói, thế mà ông nỡ ăn cắp là sao?”.

“Nhưng từ chiều hôm kia tới rày con tui mới được có một bữa cháo loãng!” – Cha lí nhí.

Tôi cởi truồng ngồi bệt dưới sân kho nhìn lên thấy cha ròng ròng nước mắt. Thế mà rồi tôi cũng lớn khôn, thứ lớn khôn được đổi bằng mồ hôi nước mắt của người khác, mặn chát. Mảnh vườn ấy gắn liền với bao kỷ niệm ấu thơ. Những ngày mẹ đi chợ huyện, anh em tôi chơi tha thẩn trong vườn. Chúng tôi chơi trốn tìm sau bụi chuối, khóm tre. Tôi vừa chơi vừa hóng ra ngõ ngóng mẹ về. Thằng em trai mải miết chơi trốn sau bụi chuối rồi ngủ luôn lúc nào không hay. Cha đi cày về buộc trâu vào gốc khế rồi bế nó vào nhà đặt lên phản, nó choàng dậy gào: mẹ ơi, con đói! Cũng từ trong mảnh vườn này bước ra, tôi gặp cô bé hàng xóm trên đường đến lớp và cả hai cùng sánh bước. Những ngày chiến tranh bom đạn mịt mù, tôi vào bộ đội. Hết chiến tranh quay về, không nghề ngỗng, lại mảnh vườn này nuôi tôi. Tôi trồng thật nhiều rau, sáng sớm tinh mơ hai cha con đạp xe chở rau xuống chợ bán. Dáng cha già lọm khọm cong cong hình dấu hỏi nhạt nhòa trong sương sớm. 

Trong khi tôi đang thổn thức nghĩ về người cha thân yêu thì đám mây vẫn đứng đó như một lời thách thức. Tôi hơi hoang mang, ngồi thụp xuống cạnh gốc khế giữa vườn quan sát. Đám mây này không lớn lắm, thực tế thế, nhưng nó đủ che mất quầng sáng mặt trời trên khu vườn của tôi và một ít diện tích mấy nhà bên cạnh. Nó đứng đó, màu xám. Tôi nhìn nó, hình như nó cũng nhìn lại tôi bằng con ngươi mọng nước, thứ nước mặn mặn, tanh tanh. Tôi cố vắt trí tưởng tượng của mình để thử hình dung xem nó giống cái gì, nhưng thật là khó khăn, tôi vốn rất dốt món này, giàu trí tưởng tượng phải là những người thông minh, mà tôi lại không ở trong số đó. 

Nó, đám mây ấy, là một đám lổn nhổn, không tròn, không phải bầu dục, gần giống đụn rơm để lâu ngày ngoài vườn bị mục ra, vương vãi, chỗ dày, chỗ mỏng. Đúng rồi, nó hao hao giống đụn rơm, nhưng nó không phải là đụn rơm. Tôi căng mắt quan sát, lại thấy nó gần giống mặt một con chó ngao, ừ, con chó ngao thật lớn đang nhăn mặt gầm gừ. Những đám lông xù lên dữ tợn. Tôi thấy lo cho mảnh vườn của mình quá. Đám mây sẽ đứng lại ở đây, che mất ánh mặt trời, thì những bông hoa, chúng sẽ héo mất, nhất định thế. Tôi nói: Đụn rơm kia, mày đi chỗ khác chơi! Nó vẫn không nhúc nhích. Tôi nói: Con chó ngao kia, mày đi chỗ khác chơi! Nó vẫn im lặng. 

Không có cách nào khác! Tôi thấy mình nhỏ bé và bất lực quá. Mảnh vườn thân yêu rõ ràng là của mình mà không bảo vệ được nó, còn gì bất lực và nhục nhã bằng! Chỉ tội nghiệp cho mảnh vườn của tôi, những cánh hoa tim tím buồn cúi mặt xuống, không cười. Đất dưới chân chúng cũng im lặng, một nỗi u ám không tên. Tôi thấy mình cần có một hành động gì đó với chúng. Tôi ngồi xuống bên khóm lưu ly, đỡ những cành hoa mảnh khảnh lên, an ủi, vỗ về: “Không sao đâu, rồi đám mây sẽ trôi qua, bầu trời sẽ xanh và nắng sẽ đẹp thôi mà!”. Khóm hoa vẫn im lặng, hình như chúng không tin tôi thì phải. Những bông hoa thường không tin vào những lời nói suông kiểu cách, cha từng dạy thế. Tôi ngồi bệt xuống đất, đất vẫn lặng im. Chợt có một đốm trắng bạc ngọ nguậy dưới lá cây, à, là một con sâu! Chăm chú quan sát mới phát hiện ra dưới tán lá mào gà kia có cả một đám sâu, nâu nâu, xám xám. Chúng tất bật làm công việc gặm nhấm của mình. Những chiếc lá sần sùi, cuống lá nổi u, đau xót. Tự dưng có cảm giác bực tức chen lấn vào, tôi nói: Lũ sâu kia, ai cho chúng mày gặm nhấm vườn tao? Chúng không thèm trả lời. Tôi nói, tao là chủ ở đây. Chúng nó vẫn im lặng. Tôi gò lưng lật từng tấm lá để bắt sâu nhưng sâu nhiều quá, bắt không xuể. Bắt được một lúc, nản quá lại thôi.

Đám mây hình như vẫn chưa có ý định bay đi. Trời đầu thu ít gió, hoặc có một nguyên nhân nào khác nữa mà tôi không thể biết. Đám mây đang bắt đầu có sự thay đổi. Cái mặt con chó ngao từ từ duỗi ra, dài ra, ngoằn ngoèo. Ừm, mày biến đi, thay hình đổi dạng mà làm gì. Nó vẫn không nghe và tiếp tục dài ra, uốn khúc. Ô hay, bây giờ nó lại giống con rồng! Được, con gì cũng thế, nhưng mày nên biết điều mà biến đi. Nó không biến mà sà thấp xuống, ngay trên đầu tôi, trên mảnh vườn. Hình như có vài hạt mưa đã bắt đầu rơi xuống, đúng mưa thật rồi. Tôi đưa tay ra đỡ lấy hạt mưa vừa rơi xuống.

“Bằng cách nào mày xuống được đây?”.

“Không biết, thả lỏng cơ thể và nhắm mắt lại, thế là bay”.

“Tao muốn bay lên chỗ mày vừa ở, trên đám mây, được không?”.

“Không biết, thử xem sao”. 

Ờ, thì cứ thử xem sao.

Tôi vận khí, giữ nhịp thở thật bình thản, rồi nhắm mắt lại. Thấy cơ thể mình nhẹ bẫng. Thế là có thể bay lên được rồi. Lên đến nơi rồi sẽ làm gì? Chưa biết. Nhưng phải lên bằng được. Và tôi thấy mình đang từ từ bay lên. Được khoảng mười nhịp thở thì tôi từ từ mở mắt ra. Nhìn xuống dưới chân, hàng xóm đã đứng chen chúc dưới đất, họ nhìn lên, chỉ trỏ, bàn tán. Tiếng ồn ào vọng lên cao. 

“Cái gì thế?”.

“Nó bay!”.

“Làm sao mà bay được?”.

“Không biết!”.

“Hay thánh nào về nhập?”.

“Xuống đi, ngã gãy cổ, thằng tâm thần!”.

Tôi cười, nói vọng xuống:

“Không sao, tôi đi đuổi đám mây, đuổi xong xuống liền”.

Đám đông dưới đất mỗi lúc lại càng đông, lổn nhổn như một lũ kiến. Lũ kiến la hét ỏm tỏi, có con nhảy choi choi lên thích chí, có con nhặt đất ném theo. Tôi mặc kệ chúng. Tôi phải lên cao. Và tôi đã lên đến nơi mình muốn đến. Ngồi lên lưng con rồng nước màu xám tro, tôi hét to:

“Tại sao mày muốn làm hại khu vườn?”.

“Nhưng khu vườn nào?” – Nó hỏi lại

“Dưới chân mày đó”.

“Không biết nó, cũng không quen mày, không làm hại ai cả. Đất dưới chân, nước cũng dưới chân, đều không của riêng ai”.

“Thế mà tao cứ tưởng. Nhưng mày là đụn rơm hay con chó ngao hay là con rồng?”.

“Tùy”.

“Nhưng tao không muốn mày lượn lờ trên khu vườn”.

Nó không thèm trả lời tôi, hình như nó đang rùng mình, đang muốn hất tung tôi xuống. Nó có sức mạnh ghê gớm. Tôi hoang mang, chưa bao giờ tôi lên đến độ cao này, kể cả trong mơ. Tôi run, mót tiểu. Tôi tè luôn ra quần. Tôi có cái tật xấu ấy không sao bỏ được. Bỗng có tiếng nói trầm đục vang lên đâu đó từ trong đám hơi nước trên mình con rồng:

“Con của ta, mày lên đây bằng cách nào?”.

Giọng nói rất quen, đúng là giọng của cha, không thể nhầm được. 

Tôi gọi to: 

“Cha ơi!”.

 Cha nói: 

“Đừng sợ, nếu sợ hãi con sẽ rơi xuống địa ngục!”.

“Làm sao mà cha ở đây, trên lưng con rồng chết tiệt này?”.

“Không phải rồng đâu, nó là đám mây bằng hơi nước, bằng máu nữa, máu của hàng nghìn năm chưa tan hết. Có rất nhiều con mắt trên này. Chết rồi con sẽ biết. Đây không phải là địa ngục, cũng không là thiên đường. Đây là nơi trú ngụ cuối cùng của đàn chim trước khi bay về đến đích”. 

“Con muốn đuổi đám mây ra khỏi khu vườn của cha” – Tôi hét giữa mây mù.

“Khó đấy, một mình con thì không đủ sức. Con hãy cầm cái này về đặt cạnh gốc khế, nó thấy sẽ tránh”.

“Nhưng con không nhìn thấy cha?”

“Hãy nhắm mắt lại con sẽ thấy”.

Tôi nhắm mắt. Cha từ từ bước ra trong đám hơi nước tanh tanh. Trời ơi, chỉ là một bộ xương trắng hếu! Chỉ thấy đôi mắt là rất quen, như ngày cha còn sống, không hề thay đổi. Cha nói: Con đừng sợ, xung quanh cha, ai cũng như nhau, trắng là xương, đen là máu! Chỉ có con mắt nhìn là sự thật. Tôi quan sát kỹ, trời ơi, bao nhiêu là mắt. Những đôi mắt trân trối nhìn tôi không chớp. Có những đôi mắt già nua với những nếp nhăn tua tủa xung quanh. Có những đôi mắt trẻ thơ nhìn muốn khóc, muốn hôn. Có những đôi mắt phụ nữ đắm đuối trầm tư. Có những đôi mắt nhìn quen quen, ngờ ngợ như đã gặp một lần nào đâu đó. Những cặp mắt như sao, như lá trôi quanh tôi. Đâu là đôi mắt của Ngọc, cô bé láng giềng chết vì bị bom trên bến phà năm ấy? Đâu là đôi mắt của em trai tôi hy sinh trên trận địa biên giới năm bảy chín? Tôi cuống cuồng tìm kiếm nhưng không thể xác định được. Nhiều mắt quá, nhiều sao và lá quá, chúng lại chuyển động vần vũ không thôi. Họ lên đây từ khi nào, trong những hoàn cảnh nào? Tôi làm sao biết được. Cha đưa cho tôi một vật tròn tròn, nhẵn nhẵn:

“Hãy đặt nó trong vườn, có thể chúng nó sẽ sợ mà tránh xa”.

Tôi cầm lấy, không xác định được nó là cái gì, trong bụng nghi hoặc, cái này thì liên quan gì đến đám mây kia? Liệu cha có nói thật không nhỉ? Nhưng tôi không có đủ thời gian để thắc mắc thêm nữa. Hơi nước đã mềm nhũn. Cha tan biến vào đám hơi rối rắm ấy. Đôi mắt tan biến như lá mùa thu vừa bay liệng vừa chìm nghỉm trong sương mờ. Không kịp nói thêm lời nào nữa. Tôi tuột dần khỏi lưng con rồng, nghe nước thấm vào đít quần rin rít.  

Và bắt đầu trở lại mặt đất. Đàn kiến to dần, to dần. Đến khi phân biệt được từng người thì cũng là lúc tôi ngã oạch xuống đất, trong tay vẫn khư khư giữ lấy vật tròn nhẵn. Lũ trẻ trong xóm hoan hô cực lực. Có bao nhiêu sức chúng hét thành tiếng hết:

“Thiên tài, thiên tài!”.

“Trên cả tuyệt vời!”.

“Siêu nhân!”.

Mấy bà hàng xóm chăm chăm nhìn vào tay tôi, hỏi dồn:

“Cái gì đó? Vàng hay đồng đen phải không?”. 

Tôi trả lời không biết và đem cái vật lạ ấy đặt giữa khu vườn, bên cạnh gốc khế rồi ngồi thở dốc. Quả là rất mệt. Mệt hơn cả làm chuyện ấy với vợ. Gã hàng xóm mắt chột nhìn trân trối vào vật lạ, hỏi: 

“Bán cho tôi nhé!”.

“Không”.

Hắn ta lại gần và sờ nắn rất lâu. Hắn nói với mọi người, giọng tự tin của một tay chuyên gia buôn đồ cổ:

“Đó là một viên đạn, chính xác là một đầu đạn làm bằng đồng ít nhất là từ ba thế kỷ trước! Ông giữ cẩn thận nếu không là mất đấy”.

Sau đó có rất nhiều người đến xem, mỗi người kết luận một kiểu, người bảo nó là mảnh thiên thạch, dạo này các hành tinh trong vũ trụ hay chạy lung tung, va vào nhau vỡ ra rơi vãi tung tóe khắp nơi. Cũng có người bĩu môi nhăn mũi bảo, đó là cục đá, bọn lừa đảo dạo này rất thích dùng chiêu lừa đồng đen. Tôi không cần biết đó là cái gì, biết làm gì cho mệt. Chỉ biết, từ khi đặt nó dưới gốc khế thì những đám mây u ám không còn lởn vởn trên khu vườn nữa. Nắng chan hòa hơn cả nắng ngày xưa. Lũ thược dược, mào gà tự tin vươn cành khoe sắc. Bọn sâu cũng lủi đâu mất. Mỗi lần bước chân ra vườn, lưu ly cười hớn hở, hoa cúc vàng lẫn vào ánh nắng thiết tha, trìu mến nhìn tôi. Tôi ngồi dựa vào gốc khế, xoãi chân kéo điếu thuốc lào. Làn khói trắng vương vào khóm cúc chuyển sang màu xanh thơm ngời ngợi. Lâu lắm rồi tôi mới được thấy lại một làn khói xanh đẹp đến thế. Lần đầu tiên là làn khói trên chái bếp nhà tôi năm mười sáu tuổi. Mẹ nấu cơm khi tôi đang đứng dưới gốc cây bên nhà chia tay Ngọc lên đường ra trận. Lần thứ hai là làn khói trên nòng khẩu tiểu liên khi tôi vừa kéo hết một băng đạn vào phía cửa rừng Đắk Xút sau khi chôn xong đồng đội cuối cùng. 

Thế là tôi đã đuổi được đám mây, xua đi nỗi u ám bủa vây khu vườn. Nhưng kể từ đó, tôi mắc phải một hội chứng lạ. Thỉnh thoảng đang đi trên đường tôi lại muốn bay lên, nhưng không bay được, thành ra vừa đi vừa nhảy choi choi kiểu kangaroo, đến là khổ! Lũ trẻ trong xóm đi theo rồng rắn đồng thanh hét vang: Một hai ba bay lên! Bay lên nào, em bay lên nào… Thế mà tôi vẫn không tài nào bay được. 

Đám mây hình đụn rơm hình con chó ngao và con rồng không còn nữa. Thỉnh thoảng chỉ thấy một dải hơi sương mỏng như làn khăn voan lượn qua khu vườn, đẹp như trong một bức tranh. Tôi chợt sững người khi nhìn thấy trong làn sương tinh khiết ấy đôi mắt quen thuộc của cha và nhiều đôi mắt khác nhìn đăm đắm.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

By Nguyễn Thị Phương Trâm

There's magic in translating a body of work from one language to another.

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: