Love

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Trần Băng Khuê

LOVE

Do they love each other?

Yes. The truth is they do love each other. An unnecessary topic of discussion.

These are the questions I’ve been chewing on.

Do they really love each other, really?

Yes, definitely. Nearly sixty years. An incredibly grand and courageous love.

Why courageous?

They’ve been with each other for so long.

I’m still chewing on these questions. Please stop bothering me. (But I have yet to figure out with whom I’m having this conversation)

Do they love each other a lot?

Do I need to confirm it a couple more times? I told you already, They love each other. Since. I am the product of their love. After me, there are more products of their love. Then after those products, the product of other generations, younger.

Have I figured out with whom I’m having this conversation?

I don’t know. I want a drink. That lemon amber spirit. I have no more desire for anyone nor do I desire to dialogue. I’m tired of the questions. Often there is no solution. 

In the middle of a year in the eighties. Our first home, a painting filled with fire. I remember a little about the flames. Their mouths devoured the thatched roof. Smoke. I don’t remember the smoke. That year I was about four years old. (I asked my mother just then. There’s no way I could remember how old I was then). But I remember the flames. The village of thatched roofs and dirt walls, how could there be smoke without a fire. Smoke rises from the stove. Hunger was woven through the scent of smoke. I don’t know what it’s like to be hungry. My mother would never leave me hungry since all I did as a child was eat and sleep? Betrayal was woven in the scent of smoke. (My mother’s memories, not mine, how could I possibly know what the smell of betrayal smells like. Honestly, it had never bothered me at all).

In the year ninety-something, I began to take more care of my appearance as I grew into a young woman. The flames flared up a couple more times. (The reason being careless baking while being drunk on new year’s eve). In the year two thousand, the flames continued to be re-ignited in newspapers and threats (The reason being me loving a man who’s a nobody).

I still love fire. The flames continue to give me warmth.

So now, do they still love each other?

A discussion on such a fact is unnecessary. They bravely stay by each other’s side. In their home is a thirty-year-old divorced daughter. (She doesn’t have enough courage to love). I’m still looking for words to describe what happened to this severed tale. I’m working hard to learn how to find the words. But I’m sick of this boring topic. The characters continue to string each other along. (I said, he said, they say, that guy said, that woman said so, the traitor claiming, my personal relationship coming along twelve thirteen years, I hate the idea. They teach me how to compose poetry, and write fiction. But learn nothing else from it. They don’t want to write poetry. My poetry was like dog shit. I tried fiction. I wrote the first piece about my mother. Not their brave love story.

So now, do they truly love each other?

They love each other. I can confirm it. A woman lacking in affection for more than a month asked to raise several rabbits. My family had a herd of them for a while. Childish kids like me to treat them like friends. I was very good, carefully every day cutting pieces of grass and vegetables to feed them. Play with them. But the adults were different. (They kill them for hot pot, for drinking).

I hated taking care of the rabbits from then on. Yet after only one week of asking, the man brought a pair of white rabbits home. The woman with care adored them. As for me, I didn’t care. Even after looking straight at them in the eyes a couple times as I passed their cages. Now and then when I was bored fed them sweet potato leaves or carrots. But I never loved them.

After a month the first rabbit died, pathetically in the metal cage. Its eyes were crawling with ants. The army of ants was pretty cruel. I was too frightened to watch it die. (Like from the window, I watched my father-in-law take his last breath on one Holy Thursday). I loved him. But the time I was allowed to love him was minuscule after I became his daughter-in-law.

Speaking of the second rabbit?

That one? I couldn’t estimate when it would die. Because I wanted it to live. (But it won’t survive alone like that). A young woman in my household said that one will eventually die. The next morning, I checked it and as soon as I woke up, the cage was empty. Remaining was a piece of white tile stained with blood mixed in with pellets of black poop scattered from inside the cage all the way down to the pavement. The indulged woman simply stated, “one is buried, the other one killed for the table. Whichever way they die.” Who killed it? (I asked). What do you think? (The woman answered).

I didn’t say a word.

(No one could possibly save a life in this world. Including God.)

So, have you thought of an answer?

What on earth is it? I don’t like any of these thoughts. I don’t want to write anything down at the moment either.

I’m pondering about love.

Really? So, what colour is love?

The other day the man said he’ll repaint the iron gate.

(But he’s never home?)

I asked the young woman in the house, what colour will it be?

Purple.

That’s what she wants. (The young woman replied, her brows furrowed)

Gosh. (I screamed)

“There’s no way I can handle purple”.

_____

May 2020

_

TÌNH YÊU

Họ yêu nhau?
Đúng. Sự thật là họ yêu nhau. Điều đó chẳng cần phải bàn cãi gì.
Tôi đang nghĩ đến một vài lời thoại.

Họ yêu nhau à?
Dĩ nhiên rồi. Gần sáu mươi năm. Tình yêu này thật vĩ đại và dũng cảm.
Tại sao lại dũng cảm?
Họ ở bên nhau quá lâu.
Tôi vẫn đang nghĩ đến một vài lời thoại. Xin đừng làm phiền tôi. (Nhưng tôi chưa hình dung ra được nhân vật sẽ đối thoại với tôi)

Họ yêu nhau lắm ư?
Tôi cần phải khẳng định thêm vài lần nữa sao? Tôi nói rồi, họ yêu nhau. Chính thế. Tôi là một sản phẩm của họ. Sau tôi còn thêm vài sản phẩm nữa. Rồi sau những sản phẩm ấy, là các thế hệ sản phẩm khác, non tơ.
Đã hình dung được nhân vật chưa?
Tôi không biết. Tôi muốn uống rượu. Phải là thứ rượu màu vàng chanh ấy. Tôi không muốn đi tìm nhân vật và các lời thoại nữa. Tôi chán những lời thoại. Đôi khi chúng chẳng giải quyết dược gì.

Khoảng những năm tám mấy. Căn nhà thứ nhất, chỉ là một bức tranh đầy lửa. Tôi có một chút nhớ về những ngọn lửa. Chúng há miệng cắn xé mấy mái tranh. Khói. Tôi không nhớ khói. Năm đó tôi khoảng bốn tuổi. (Tôi mới hỏi mẹ đấy. Tôi làm sao nhớ được tuổi của tôi). Nhưng tôi nhớ những ngọn lửa. Cái xóm nhà tranh vách đất đó, nếu không có lửa làm sao có khói. Khói từ bếp bay lên. Khói vương mùi đói. Tôi thì không biết đói là gì. Đời nào mẹ để cho tôi bị đói, khi tôi chỉ là một đứa trẻ chỉ biết ăn và ngủ? Khói vương mùi bội phản. (Mẹ tôi kể đấy, tôi làm gì biết mùi bội phản nó như thế nào. Thật tình tôi cũng chẳng quan tâm lắm).

Đến những năm chín mấy, khi tôi bắt đầu biết sửa soạn trở thành thiếu nữ. Ngọn lửa có cháy lên vài lần. (Lí do cháy chỉ vì lỡ nấu nồi bánh trong một cơn say đêm ba mươi). Những năm hai ngàn, ngọn lửa tiếp tục được nhóm lên bởi những tờ báo và sự đe dọa (Lí do tôi yêu người đàn ông không giống ai). 

Tôi vẫn thích lửa. Những ngọn lửa có thể sưởi ấm tôi.

Thế bây giờ họ vẫn yêu nhau sao?
Không cần phải bàn cãi về điều này. Họ vẫn dũng cảm ở bên nhau. Trong nhà có một đứa con gái ba mươi tuổi vừa ly hôn. (Nó không đủ dũng cảm để yêu).
Tôi vẫn muốn tìm một vài lời thoại cho câu chuyện đang dở dang. Tôi tranh thủ đọc để học cách viết lời thoại. Nhưng tôi không thể nào chịu được sự nhàm chán này. Các nhân vật chơi mãi một trò đu dây với nhau. (Tôi nói, anh ta nói, họ nói, thằng đó nói, con mẹ kia nói, đồ bội phản đang nói, tình yêu của đời tôi cũng lầm bầm nói). Tôi dứt khoát không dùng nhiều lời thoại cho tác phẩm của mình. Những năm mười hai mười ba tuổi, tôi đã thấy ghét điều đó. Người ta dạy tôi làm thơ, viết truyện. Tôi chẳng học được gì từ họ. Tôi không muốn làm thơ. Thơ tôi viết, chó nó ngửi. Tôi thử viết truyện. Tôi viết câu chuyện đầu tiên về mẹ tôi. Không phải tình yêu dũng cảm của họ.

Thế bây giờ họ có thực sự yêu nhau không?
Họ yêu nhau. Tôi dám khẳng định như vậy đấy. Người đàn bà thiếu khuyết sự yêu chiều cách đây hơn một tháng ngỏ ý muốn nuôi vài con thỏ. Những năm tám mấy, gia đình tôi cũng có nuôi một bầy thỏ. Những đứa trẻ con như tôi, xem chúng là bạn. Tôi khá chăm chỉ đi cắt rau cỏ cho chúng. Chơi đùa với chúng. Nhưng người lớn thì khác. (Họ giết thịt chúng để làm mồi nhậu).
Tôi ghét nuôi thỏ từ đó. Thế mà sau một tuần vòi vĩnh, người đàn ông mang đôi thỏ trắng về. Người đàn bà chăm chút, yêu chiều. Tôi thì không buồn quan tâm. Dù vài lần đi ngang chuồng thỏ, tôi có nhìn vào mắt chúng. Thỉnh thoảng buồn tay, tôi cũng cho chúng vài cọng rau lang, hoặc củ cà rốt. Nhưng tôi không yêu chúng.

Sau hơn một tháng con thỏ thứ nhất hấp hối, nằm thoi thóp thở trên cái lồng sắt. Mắt nó đầy kiến. Lũ kiến cũng thật là ác. Tôi không dám nhìn cảnh hấp hối của một con thỏ. (Giống như trước đây, tôi đã từng run rẩy khi đứng sau khung cửa sổ liếc nhìn vào chiếc giường mà bố chồng tôi đang hấp hối vào thứ năm tuần thánh). Tôi yêu quý ông ấy. Nhưng thời gian được yêu thương bên cạnh ông ấy quá ít ỏi, sau khi tôi về làm dâu.

Nói về con thỏ thứ hai đi?
Nó hả? Tôi không thể dự đoán cái chết. Vì tôi muốn nó sống. (Nhưng hẳn là không thể nào sống lẻ bạn như thế). Một cô gái trong nhà nói với tôi rằng, con kia rồi cũng sẽ chết. Sáng hôm sau, thức dậy, tôi thấy cái chuồng trống rỗng. Chỉ còn lại một miếng gạc trắng thấm máu cùng những viên phân màu đen rải rác từ trong cái lồng sắt xuống nền gạch. Người đàn bà được yêu chiều nói bâng quơ, “một con đã chôn, một con đã mang đi làm thịt. Đằng nào nó cũng chết.” Ai mang đi làm thịt? (Tôi hỏi). Chẳng ai khác. (Người đàn bà trả lời). 

Tôi im lặng. 

(Chẳng ai có thể cứu rỗi được tất cả mọi sự sống trên đời này. Kể cả Chúa.)

Thế đã nghĩ ra được lời thoại nào chưa?
Việc quái gì phải nghĩ? Tôi không thích các loại lời thoại. Tôi cũng chẳng muốn viết truyện lúc này.
Tôi đang nghĩ về tình yêu.
Thật à? Thế tình yêu có màu gì?
Hôm kia người đàn ông bảo sẽ sơn lại cánh cổng sắt.
(Nhưng ông ấy đâu có bao giờ ở nhà?)


Tôi hỏi cô gái, sơn màu gì?
Màu tím. 

Bà ấy muốn thế. (Cô gái trả lời thêm, kèm theo một cái chau mày)
Trời ơi. (Tôi gào lên)

“Không thể nào chịu đựng nổi màu tím”.

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

By Nguyễn Thị Phương Trâm

There's magic in translating a body of work from one language to another.

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: