necropolis

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh
Published on Gobblers & Masticadores

 NECROPOLIS 

Separated by a small path, a park suddenly popped up next to a Necropolis of zombies. The best architects were hired to take care of the new development. Innumerable exotic flora and fruit trees were bought. Including ancient trees from various forests and jungles, and precious rock boulders from exotic places. The flowers bloomed with rippling streams and birds singing. The playground was glorious, it was a beautiful poem!

On the other side of the path, a few steps away were the quivering writhing zombies living in decay. The existing dead followed each other in ankle-deep mud. Fully covered, they exchange words through shemaghs. Their bony arms flapped in the eerie cold wind. A stark contrast to the playground full of joy. An orchestra complete with all kinds of instruments played unending symphonies. The smell of incense danced with the fragrance of jasmine and ripe fruits, effusing sweetly throughout the day and night.

A playground was for the dead, and Necropolis was for zombies.

All along the dividing path were guards patrolling year-round — guns aimed at the dead zone. From the cemetery, now and then a few zombies might catch smells of incense, and the seeping fragrance would overwhelm them with madness, the zombies ram themselves into the line of guards. Of course, no zombie could ever escape the scum! Gleaming knives welcomed them; they only needed to advance a bit for the blade to cut through barely any flesh, before they hit bone. Their bodies were immediately cleared, and thrown back into the cemetery as though it was nothing. It was just another day to the guard.

There were daily funeral processions at the park of the dead. Just yesterday, a burial went ahead. The deceased was a butcher, he was slaughtered by another butcher. So people say, the body was no longer whole, severed in pieces due to profoundly ingrained resentment. Along the whole funeral procession, they were throwing flowers and white confetti like a snowstorm. The burial of the butcher was a result of another butcher’s slaughter, indeed beside his friends and family, both sides were in attendance. They lowered their eyes or turned away; they didn’t meet each other’s gaze. Hands on their belts were carving knives ready for a fight. Incense infused the length of the road. The hoard of zombies over in the graveyard relished excitedly, the renewed inhalations of the smoke and perfume, filling their starved lungs. Their deep hollow dark eyes were dazed with fresh dreams of a paper-thin cover of spring.

All at once, a total of four burials took place that particular day — four people in the same family, from an unknown cause. Despite how good we are to each other, death is inevitable. Four graves amalgamate into one, four times the opulence. Flags were flying like butterflies in the middle of spring, and people lend their voices to anthems as they sent the dead to their final resting place. The zombies came out to ogle, drooled, sniff, soaked up the smoke and incense: famine and the cold desiccated their bodies, they were the definition of savagery. Day after day the road widened; the guards also grew in power, their artillery cold, their shiny blades glaring.  There was no way to pass the divide, the zombies wallowed and wept taking turns spitting.

As you already know, spit is the last weapon of defense when there was nothing left. When the sky was overwhelmed with more doom and darkness, the zombies viciously rose; hence, the volume of the split overflowed, like a river! No matter how much brutality was shown by the guards; slaughter didn’t stop the spitting. A million pools of spit propelled skyward, no different from any torrential downpour. The spitting storms continued to overwhelm the park.

So much money was vested in erecting opulence, now facing risks of bankruptcy. The shimmering coffins covered in blooms were now drenched in excrement. So they built a tall brick wall to separate the playground from the graveyard. They also commissioned a vast army of professional cleaners to clean the tombs and gardens. The workers were covered from head to toe in protective gear, vigilantly working into the night. They were scrubbing in the sun, in the rain, in the prolonged cold nights. The Park of the dead was the epitome of a graveyard. Its original poetic beauty was now in a layer of noxious zombie saliva was devastating. The saliva formed dripping trails, oozed, the tombstones rotted, and the green grass and the white flowers fell into decay. The rats from the necropolis drawn to the smell scrambled over the top of each other, scratched, and gnawed at the freshly buried flesh, and bones, and the stench had spread to tens of thousands of miles outside the boundary of the once opulent cemetery.

[January 2019]

_____

Trong thành phố vừa mọc lên một Công viên người chết bên cạnh Nghĩa trang xác sống. Nghĩa trang và công viên ngăn cách nhau bằng một con đường nhỏ. Những kiến trúc sư giỏi nhất trong thiên hạ được triệu về xây dựng công viên. Vô vàn cây xanh hoa lạ trái quý trong thiên hạ được đem về trồng tỉa, đắp điếm. Cả những cổ thụ rừng sâu, cả những tảng đá quý nơi núi xa đều được chuyển tới. Hoa nở và chim hót và nước chảy róc rách. Công viên đẹp như một bài thơ!

Bên kia con đường là nghĩa trang. Nơi những xác sống vật vờ tựa bóng ma hời xuôi ngược. Chỉ vài bước chân mà cảnh vật trái ngược, điêu tàn, bụi bặm. Lũ xác sống dắt díu nhau đi trên những con đường bùn ngập ống chân. Họ chào hỏi nhau bằng lời nói phát ra sau tầm màn khẩu trang che kín hết mặt. Bàn tay gầy vẫy nhau trong gió rét điêu linh…

Phía bên nghĩa trang thê lương bao nhiêu thì ngược lại, phía bên công viên lại nhộn nhịp trù phú bấy nhiêu. Những dàn nhạc với đủ các loại nhạc cụ và nhạc công diêm dúa ngày đêm hòa tấu không ngừng nghỉ. Mùi hương trầm lẫn với mùi hoa ngọc lan và mùi trái chín, lan tỏa ngọt ngào suốt ngày đêm…

Xin được nhắc lại lần nữa: Công viên dành cho người chết, còn Nghĩa trang dành cho xác sống!

Suốt dọc con đường ngăn cách hai bên, đội canh gác túc trực bốn mùa không nghỉ. Họ đứng quay lưng về phía Công viên và chĩa súng tuốt lưỡi lê về phía bãi tha ma. Từ bên nghĩa địa, thỉnh thoảng có những xác sống bị tà ma hiển nhập, ngửi thấy mùi nhang trầm và hương hoa thơm ngát phía bên kia đường, bèn nổi cơn khùng điên lao qua giới tuyến hòng thoát thân khỏi bầu khí quyển bụi bặm, đến với thế giới minh hồ lồng lộng. Dĩ nhiên là không bóng ma nào thoát được! Lưỡi lê sáng quắc đang chờ, chỉ cần họ lao tới là cắm phập vào xương cốt, xuyên thấu tận lưng, giãy đành đạch bên đường. Xác sau đó được dọn sạch, đổ về bên phía nghĩa địa, như chưa hề có cuộc tẩu thoát nào vừa mới xảy ra.

Công viên người chết hầu như ngày nào cũng diễn ra tang lễ rình rang. Mới hôm qua, một đám ma to vừa được cử hành. Người chết là một gã đồ tể bị một gã đồ tể khác làm thịt. Nghe người đời kể lại, xác không còn nguyên vẹn, thậm chí bị băm ra nhiều khúc vì ân oán quá thâm sâu. Suốt con đường di quan, hoa và giấy bạc vứt trắng trời như mưa tuyết. Đám tang của một gã đồ tể bị một gã đồ tể phanh thây, dĩ nhiên là ngoài người thân thích họ hàng, sẽ còn rất nhiều tay chân của cả hai phe tham dự. Họ cúi mặt hoặc ngẩng mặt đi trong đoàn người đưa đám, tay vẫn lăm lăm giữ lấy thắt lưng, nơi có con dao mổ cất sẵn. Hương trầm thơm ngát suốt quãng đường dài. Lũ xác sống bên phía bãi tha ma hít hà khói hương đầy những lồng ngực lép. Những hố mắt sâu đen thăm thẳm ngẩn ngơ trông vời mơ áo giấy mùa xuân…

Ngày hôm nay cùng một lúc đưa đám bốn người. Bốn người trong một gia đình, chết chưa rõ nguyên nhân. Dù sao, nghĩa tử là nghĩa tận. Bốn đám tang nhập lại thành một đám tang to gấp bốn lần. Cờ phướn rợp trời như bướm lượn sang xuân, nhạc véo von tiễn các vong về nơi an nghỉ. Bọn xác sống ở phía bên kia đường lại ra đứng hóng, hít hà khói nhang, thổn thức thèm thuồng. Đói và rét làm cho những bộ hài cốt gầy xọm đi, trông thảm hại vô cùng. Con đường ngăn cách ngày càng được mở rộng ra, đội canh gác cũng được tăng cường nhiều hơn, súng ống lạnh lùng, lưỡi lê sáng quắc. Không còn cách nào để bước qua ranh giới ấy, lũ xác sống đứng bên này than khóc và thi nhau nhổ nước bọt qua phía bên kia. Bạn biết rồi đấy, nước bọt là vũ khí cuối cùng của những ai không còn vũ khí. Khi bị bầu khí quyển u ám tối đen vây bủa, lũ xác sống trở nên hung dữ, vậy nên, lượng nước bọt nhỏ về phía bên kia ngày càng nhiều, tương đương một dòng sông! Bọn lính canh dù hung hãn và tàn ác đến đâu cũng không thể giết hết bầy xác sống đông đúc bầy đàn ô hợp, càng không thể ngăn hàng triệu bãi nước bọt bắn lên trời, không khác những trận mưa. Dòng sông nước bọt vẫn mỗi đêm mỗi ngày chảy qua phía công viên…

Bao nhiêu tiền của được bỏ ra để xây đắp nên Công viên lộng lẫy, bây giờ, đang đứng trước nguy cơ phá sản. Những cỗ quan tài bằng pha lê nằm giữa những khóm hoa khoe sắc bây giờ được tẩm ướp thêm một lớp nước bọt nhầy nhụa. Người ta dựng thêm một bức tường cao dày dọc con đường để ngăn cách Công iên với bãi tha ma. Nhưng làm sao mà ngăn được nước bọt nhổ ra từ mồm của những bóng ma? Người ta cử nguyên một đội quân đông đảo đến hàng vạn người, chuyên làm công việc dọn dẹp lau chùi mộ địa. Họ mặc đồ bảo hộ bịt kín, cặm cụi làm việc bất kể ngày đêm. Và rồi, nhìn từ xa, Công viên bây giờ lại tràn ngập những hình nhân cắm cúi đi lại lau chùi trong nắng, trong mưa, trong cả những đêm dài giá lạnh. Bây giờ thì, Công Viên Người Chết ấy lại nhìn hao hao giống bãi tha ma, thậm chí, tệ hơn, vì những bài trí đẹp đẽ nên thơ ấy lại bị phủ một lớp dày nước bọt tanh tưởi. Nước bọt chảy thành dòng, phá lở những nấm mồ cỏ xanh hoa trắng, làm lở loét những cỗ quan tài, để rồi bầy chuột từ bên phía bãi tha ma tràn qua đục khoét, moi thịt, gặm xương, mùi hôi tanh lan rộng ra hàng vạn dặm…


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

By Nguyễn Văn Thiện

Nguyễn Văn Thiện Born: 1975 Home town: Anh Sơn – Nghệ An Master in Comparative Literature and Critical Theories Currently a high school teacher, and a prolific writer. Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

2 comments

Leave a comment