A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm

Reconciliation
Monday, blood bleeding
Tuesday, bleeding blood
Wednesday, again it bled
Thursday, it bled again
Friday, it continued to bleed
Saturday, the bleeding continued
Sunday. Blood. I did the sign of the cross: in the name of the Father, the Son and the Holy Spirit. Amen.
During the lenten period. God forbid His children from the consumption of meat. I’m allowed to eat fish and eggs. My husband isn’t a very good Catholic. He is very much like his father. His face. His personality. (only because of his father, there’s much he wants to learn, but in truth he could never be like his father). I often tell him: you can not copy a person who’s been in every aspect moulded by the hand of God. Each person has their own spirit.
Talking of my father.
My father in law.
He’s a man of faith.
He’s never set his foot in a church. He’s an exemplary image of a revolutionary soldier, his faith has been forged by the war. He’s true to every law that’s been perfected in theory. He lives a simple life faithful to every word that has been thrown at him. He fulfils his obligation to the full as a good citizen who loves his country, his village, his homeland, his family.
The adoration of God. My mother in law constantly reminds us to pray. They who are about to leave this life must pray for the salvation of their soul. Meaning one must love God in order to enter the kingdom of God.
Paradise. To a Catholic, the soul must be preserved, always preserved.
My father in law, he also loves God. And yes, to the very last minute, in his earthly body, his last breath.
My father in law was a soldier. He was a good Catholic. He was a pure soul. And, certainly, in God’s grace he shall receive salvation.
I was learning to count the days of the week. And so, I may as well learn the days of bleeding during the week. I bleed during the week. Starting on Monday and ending on Saturday. Only on Sunday, I would stop counting, reserving it for the sign of the cross. In the name of the Father, the Son, and the Holy Spirit. Amen.
After three years as a faithful seemingly God’s grace: please save this soul. The first few times setting my foot in the house of God, what I wanted to see, I did see. But, what I didn’t want to do, I did not do, but I did obey.
I continued to go to church for two years after that. What I wanted to see I did see, what I wanted to do, I couldn’t do it. I began to forgo mass on Sundays. My husband as well. He has a lot of work he has to deal with at the office. A lot of mediocre tasks. I often get annoyed when he complains about the boring tedious work. But, he’s a child of God. God said you must dig out the weed. His mother reminded us over and over again. I’m aware that God has his reasons for such parables, exerts power. As far as I know, my mother, because of her faith, resides in a state of serenity. I’m still young. Rather stubborn. I don’t want to be trapped inside such a dull inflexible existence. Barking at my husband, on how I will live according to my rules. A couple times, seeing the state of such blind faith. I could barely handle it, exhausted. I tried to learn from my mother. I will work hard to slowly pull out all the weed. I will, and I will… But, I know, I’m not ready to sing in church. I continued to do the sign of the cross in my mind each time I walked past the church. Where I was baptized on April first. Where I got married at five in the morning. Where I read out aloud the binding vows to a man.
I learned from my father in law. I believed we viewed life the same way. I figured: if people learned to be kinder to each other, means they’re following the word of God. I stopped attending Sunday mass. But, I said the sign of the cross in my heart. I would do the sign of the cross passing a church in any city.
In the name of the Father, the Son and the Holy Spirit. Amen.
I had wondered if anyone was even aware of my confusion, each time I made the sign of the cross in my heart? How could they possibly understand how I’m so uneasy each time I step out of the house. What if God does not have enough power to save us all?
The sign of the cross on my chest. The sign of the cross on my forehead. The Holy Spirit on my shoulders. As heavy as a real cross. I carried it on my shoulders over the hot coals, through the impossible un-dissolving thick fog.
The week of Easter.
My mother in law has a habit of counting the days of the week. She counted them over and over again. My mother in law was never tired of counting. When my husband and I were over for a visit, she would again remind us: “You must love God. You must dig out all the weed”. I saw within her the strength of a God fearing woman.
One Easter Saturday, I remember walking up the aisle with a man who had once entertained the idea of a white collar, becoming a good shepherd. After we were then married, I never missed a single Sunday mass. When my father in law passed away, I stopped going to church. Not because I do not love God. Not because I hate God. This delusional world. Daily, we lose our way, it’s humanity’s destiny. I’m not asking God for any evidence of His power. I have faith. I’m sure of it. Without faith, humanity would easily lose their way. My mother in law worries, I can see it in her eyes. She worries about how one with such new faith will have less conviction, I am less committed.
I would only do the sign of the cross when I’m passing a church. My husband was always quietly trying to learn from his father. But, I saw that he learned nothing at all. He continues to moan and groan about how he has to tolerate the tedious work. He has a bad habit of not being able to say no, not wanting to upset anyone, even when it does not fall under his scope and qualification. My mother in law said, when my father in law was alive, he was always kind, always ready to help those in need. I began to see the generosity in those who had faith. But, my reasoning exists through other means, I believed, to live the word of God does not equate to hymns sung in church.
Again the mention of Holy week. My mother in law never forgets to count the days from Monday to Sunday. Thursday was the day my father in law passed away. The cancer had painfully consumed his body within three months of discovering it. My mother in law called. My husband’s little brother called. The mournful hiccups and anguish beared by those who have to face life and death.
Monday, the grave was dug.
Tuesday, my father in law was delirious, calling out for the men in his battalion, hallucinating an early morning bombing, the screams, explosions. Wednesday, he was trying to coil away from snakes. My mother said, it was the presence of Satan. My mother wiped the tears from her eyes. We sent for the local priest to perform the last rites, the final anointing of oil, confession, to save my father’s soul.
Thursday, my father moribund and on his last breath.
On Friday, of Holy week, there were no trumpets, we were not allowed to eat meat, only fish and eggs. My father in law’s body was laid to rest inside a teak coffin. Eyes closed. At peace.
Saturday, we took my father in law to the fields. A soldier returned to the earth.
A husband, a father returned to the earth.
The faithful returned to the Kingdom of God.
A spirit dissipating into the universe, into nothingness.
I began to emulate my mother in law, I began to count the days of the week. But, I was more meticulous. I did not waste a single minute. I was fearful of my moments in the Sun being swallowed whole by time. My husband was as usual busy with the tedium of his work, never stopped complaining about it to me either. I’m free. At least, for the moment I feel rather free, to count every single moment. My mother’s words I had learned by heart: we must dig out the weeds.
In the morning, I would consume one cup of coffee.
By lunch, I would begin to count the opportunities and note them down, until the Sun was a lot lower, almost touching the tip of the mountain, until the last light touched upon the soil, the surface of the river, the people.
Late in the afternoon, I would entertain myself as I like. My husband at the same time would still be busy going through the countless nameless emails, overflowing in his inbox.
The second year, barely a year. I turned thirty two. I had led so far a boring existence, the days ran into each other. It was something I realised later in my life. And, deliberated I had put up with the boredom in denial. Often, I was awake late at night. I lost a lot of sleep. I would amuse myself with counting sheep during the week instead, following each sleepless night. The number of sheep was escalating by the day. Yet still, I continued to lose sleep.
The blood. I wrapped a band-aid around my finger to stop the bleeding.
On another occasion during lunch, the same knife, in the middle of peeling a melon, nicked my index finger. Blood. And yes, I would band-aid it to stop the bleeding.
Then again it happened during another lunch, the same thing, the same knife, but my cut was transferred to the middle finger. The blood. And the band-aid stopped the bleeding.
One afternoon, I decided not to use the same kitchen knife. I won’t cut myself and make myself bleed again. And of course I succeeded. But, without warning, I ended up with a cut on my ring finger due to a nick on the aluminium door frame. The wound spitting blood. There was no band-aid left in the medicine cupboard. The cut was pretty deep. It seemed to have severed a vein. The wound continued to ooze blood. I wrapped my fist around the cut trying to hold the bleeding. And waited for a while, the bleeding should stop by itself. Like being choked to death by hanging. I was fully aware of my experimentation with blood. No matter what, blood is always spilt. We cannot avoid and continue to make excuses for the contradictions thrown at us. Nor could we entertain a game of cat and mouse on some beach from one year to the next. I’m aware that, tomorrow, I shall/again/be subjected to bleeding.
Friday, in another lenten period.
Holy week.
We ate only fish and eggs, meat was not allowed. My husband would go to work as usual. In the afternoon, I opened the closet to get clothes for a shower. Slipped my hand into the layers of clothes, flipping over each piece of clothing at a time deciding on what to wear. I felt a sudden nick on my pinky. By reflex, I pulled back my hand and a tiny familiar drop of blood slipped off my finger onto the floor. Blood again. Another cut from the aluminium closet. Ouch, I wanted to curse. And I did, cursed. Even though God did not approve. Humanity must utter words of beauty, witty, they must quietly utter their prayers instead of swearing. It was my mother in law’s teaching. The word of God.
Monday
The thumb bled.
A river turned into blood. The return of the flood. I don’t know how to live the word of God in such a time. I wanted to swear. And cursed I did.
Tuesday
The index finger bled.
The dreary trees in the mountains, row after row droopy, looming. The ancient trees desiccated in the heat at high noon, in the middle of the field, the drought. A season of death on every square metre of soil. The ê đê woman with her breast dangling high in the hill, her two rows of tears rolling down overwhelmed by the dying day. The ê đê man, chin lifted towards the sky, palms lifted up high, calling out Yàng’s name. I dreamed of the smiles in a more simple blissful time. And of course by default the blood began to ooze from my index finger.
Wednesday
The middle finger.
The reasons.
I casted them all aside. There was no other explanation for it. Sometimes, for results people do not necessarily require proof. Clearly, blood will be spilt. Clearly, the rolling mountains and valleys, the sea of rivers were turning into scorching fires in front of me every day, so much so that I’m used to it. My Wednesday was filled with silent sombre dark thoughts. I pounded my chest audibly: it’s my fault, it’s my fault. That night, summer, there was a huge storm. I had mistaken it for a dream. But, as it turned out, it was real, incredibly real. The blood had dried on my fingers. They merged together oddly into an appellation of blasphemy.
Thursday
The day my father in law passed away.
The day the souls officially return to the earth, ready for Easter.
My mother in law was on the ground weeping a river of tears, holding onto my father’s uniform for a period of three years in mourning.
The day the nearest finger to my pinky, my ring finger continued to bleed. And, I couldn’t be bothered to use a band-aid to hold the blood.
My mother in law said, a Catholic should not lose faith, break their word, should not be wasteful, should not misplace their soul. There was so much to remember from what my mother in law tried to instill in us. Like the word of God. There was so much to remember from what God tried to instill in us. But human beings are not any kind of sublime being, nor are they ever pure. I am human. My husband is also human. We have a bunch of blood vessels in our heart, there are emotions we could never explain. The nearest finger to my pinking bled. My husband was lost somewhere in the West. He promised to come back and get me, come Easter. He has promised to take me to live in the best place on this planet, come Easter. But, my finger bled from one Easter to the next. In the most incomprehensible way he had disappeared. I became tired of my bleeding fingers, I became tired of Easter. I wanted to return to church. And, make the sign of the cross in front of the altar. Certainly, that’s how it should be. But, I have never once entered the confessional booth, to make any kind of confession to the person on the other side of the screen. I wondered what it would be like to confess? How would I even start? God created human beings. God created sin. God said we must be good by attending church and going to regular reconciliation. How can I make God understand: How can sin be so easily forgiven? Only the laws of this world are sustainable. Those who sin must pay. Kindness shall be repaid with kindness, and the soul shall be salvaged upon the death of the body.
Friday, lent.
I emailed my husband with a single reminder: don’t forget to abstain from meat, you can only eat fish or eggs, fruit and vegetables.
There was no reply from my husband. The inbox, cold and empty. I grabbed a knife to peel an apple. The apple’s ruby red. The layers of its skin unexpectedly thickened, hardened like a rock. Obstinate and stubborn, I stabbed the apple with the knife. The knife flicked back, nicking my little finger. Oozing. Blood. This time, more blood was spilt than ever before. So much blood. Gushing. Then came the pain. Then the numbness. To end with tears rolling down my cheeks. I am thirty four years old. Strangely, there was still no sign of my husband. There was no evidence of his existence, even though he’s only nine thousand kilometers away by direct flight. I couldn’t grasp the idea of such reality. Often, I tried asking around, but it was in vain. My husband would never betray me. His mother forbids it. His mother will not accept lost souls. It’s his mother’s teaching. His mother said one must guard one’s soul. Light is always on my mother in law’s side. The light rising into the dark deep space of the universe the night my father in law passed away at home, the week after Holy week.
My hands left right and centre were marked with scattered scars. The blood slowly dried up. To me they looked like snowflakes, pale and white. I began learning how to count. I did not count sheep. I counted the numbers. I counted the number of lenten periods, I numbered the days of the weeks.
Monday, blood bleeding
Tuesday, bleeding blood
Wednesday, again it bled
Thursday, it bled again
The blood’s no longer on my fingers. The blood returned in a gush out of nowhere, my chest tightened in pain. Friday, I’m exhausted, laid down on my marriage bed, closed my eyes, fists thumbing my chest: my fault, my fault. Friday, that’s right, the day I lost a child. His blood and mine.
Saturday, my mother in law ordered, come and stay with the cotton trees flowering, a season of abundant red flowers.
Sunday, I made up my mind to attend church, perform the sign of the cross and make my confession in the privacy of the confessional. Who is on the other side of the screen? A priest I do not know. There was a lot I had to say. My prayers, long. The priest listened in silence. There was no incantation in the name of the Father, the Son and the Holy Spirit nor was there any sin resolved. I discovered a new light in my eyes. Cold and as pale and white as snowflakes.
***
One day towards the end of winter. I was attending as usual a Sunday mass. A few members of the parish committee mentioned, that: there was a visiting priest from the Vatican. I was as excited as all the other faithful parishioners. But, there on the lectern was a familiar figure that had disappeared without a word until now. I was so shocked, my whole body was numb. The cross on my shoulder, crushing. I burst out crying audibly in the middle of my walk up the aisle on that Sunday.
It’s my fault or is it his calling? Mother. Dear God.
The man at the lectern was my husband. It was actually him. There was no mistaking him for anyone else. The wide sound eyes of the faithful, a child of God.
I began to entertain the idea of regular confessions during the week.
Monday, confession
Tuesday, confession
Wednesday, confession
Thursday, confession
Friday, confession
Saturday, confession
And Sunday, I continued to attend church for my confession.
My roster for reconciliation was so consistent and full that the priests at the parish had to take turns in being available for my reconciliation inside the partitioned confessional. All my secrets, all my sins slowly unravelled wholly and entirely. The priest continuously made the sign of the cross, they could barely catch their breath let alone God’s words of absolution and penance. It was what I wanted. I wanted the man in the white collar to listen to me count the number of lenten seasons, count the number of months I was bleeding. How would anyone know for sure if the guy on the other side of the screen has ever sinned? How would anyone know for sure if people in confession like me will not sin again as soon as they leave their church?
After confession, I returned to the old house, each and every centimeter of my shelter filled with a familiar chilly loneliness, desolation. The kitchen knife was still on the kitchen bench in the corner. I decided upon a new distraction. Perhaps something that should inspire joy and excitement. Something that will take away at least some of the pain.
I would wake up early each morning. I would take a stroll along the old pavements. I would arrive at the church at eight. Returned home in forty five minutes. And, picked up the knife made in Thailand, peeled the apple. This was what I did every day.
Monday, after a single cut into the apple, I nicked my thump. Tuesday, after a single cut into the apple, I nicked my index finger. Wednesday, after a single cut into the apple, I nicked my middle finger. Thursday, the same thing, the ring finger. I continued to wear the ring that has been blessed, I’ve never taken it off. The ring was crusty with dried blood. Friday, in turn it was the pinky. Saturday, I shoved a bunch of sleeping pills into my mouth and lay down on the bed, flew through the dreams.
Sunday, more alert, I would continue to attend the four o’clock afternoon mass. The sound of church bells reminded me of all the lenten periods, the sins. Suddenly I missed my mother, missed my father, missed the fields that had buried so many people. I suddenly missed the clumsy innocence of long ago. And, I missed my unformed drop of blood. Now I’m laden with a different cross, so heavy. The cross of living.
My husband was not like his father, he could not emulate his father. The fact is, he is very different from his father, the talks of his childhood dreams were strangely full of light. Sometimes, faith was fed by some form of delusion or another. Because of a promise at five in the morning at the altar, he’s now my husband. I was reminded of my mother in law’s teaching: “One must dig out all the weed”. I stopped peeling the apples, the cause of the cuts on my fingers. People, have better ways of reconciliation other than doing the sign of the cross: in the name of the Father, the Son and the Holy Spirit in church. Across this world I will carry the cross on my shoulder, dig out all the weed, for the reconciliation of all humanity.
***
The summer that year, the retreat section of the Cathedral of Christ the Saviour was affected by fire, half of a wall was now an ash grey. The confessional was also affected. The area most affected, still black with soot, was a cotton tree with flowers as red as blood. The young priest seemed to have left the church. I was no more than a lonely wandering spirit in the street, there were places I would pass by so familiar and yet foreign. I was lost in search of something in nothing at all, in the dust. I still counted the days in order during Holy week. Still, there was no sign of his return to take me away as promised. In a state of bewilderment I had pondered a priest’s comment: “Other than this world, where could you go?”.
The banyan tree god, red cotton tree ghost. It seems, were reserved for the souls that were not saved. Standing in front of the red cotton tree staring at it, without much thought looking down at my fingers, they were spread out bright red like the flowers. Will this life merely change and not disappear like a prayer upon the departure of the souls from the earth, as my father did that day? Did God create a potentially deadly world where it was impossible for me to envisage anything?
Last Sunday. The day God was at rest. The church was not yet renovated. There was still no sign of my husband. I decided to leave town. There was a chance, I could find a new world. Perhaps there, God works on a Sunday. He will bestow upon me the signs. Perhaps there, I would never hesitate when it comes to reconciliation. And, perhaps there, I won’t be afraid of the sight of blood.
April 2021
[truyện ngắn]
Xưng tội
Ngày thứ hai, máu chảy.
Ngày thứ ba, chảy máu.
Ngày thứ tư, máu lại chảy.
Ngày thứ năm, lại chảy máu.
Ngày thứ sáu, máu tiếp tục chảy.
Ngày thứ bảy, tiếp tục chảy máu.
Ngày chúa nhật. Máu. Tôi làm dấu thánh: nhân danh cha và con và thánh thần. Amen.
Những mùa chay. Chúa không cho phép con chiên ăn thịt. Tôi chỉ được ăn cá và trứng. Chồng tôi không hẳn là một con chiên ngoan đạo lắm. Anh ấy giống bố tôi như đúc. Về khuôn mặt. Tính cách. (chỉ là đang cố để học bố, chứ thật ra, anh ấy chẳng thể nào được như bố). Tôi vẫn bảo với anh ấy rằng: đừng cố bắt chước những hình mẫu đã được Chúa nặn thành vóc dáng. Mỗi con người là một linh hồn.
Nói về bố.
Bố chồng tôi.
Ông là người có đạo.
Ông chưa bao giờ đến nhà thờ. Một hình ảnh mẫu mực của người lính cách mạng, được tối luyện qua chiến tranh. Ông giữ đúng phép tắc quân kỉ đã được rèn giũa bằng lí thuyết. Ông sống trọn vẹn với một cuộc đời giản dị đúng như lời người ta dạy. Ông làm tròn nghĩa vụ của một công dân yêu nước, yêu làng xã, yêu quê hương, yêu gia đình.
Yêu chúa. Mẹ tôi luôn luôn nhắc nhở phải cầu nguyện. Người sắp rời bỏ cuộc đời phải được cứu rỗi linh hồn. Tức là phải yêu Chúa mới được về với nước Trời. Thiên đàng. Đối với những người theo kitô giáo, linh hồn là thứ cần phải được gìn giữ, luôn luôn gìn giữ.
Bố chồng tôi, ông cũng yêu Chúa. Phải, phút cuối, khi sắp trút hơi thở ít ỏi kết thúc đời sống của xác thịt trên thế gian này.
Bố là một người lính. Bố là một con chiên. Bố là một linh hồn trong sạch. Và, lẽ dĩ nhiên, bố xứng đáng được nhận ơn cứu rỗi.
Tôi đang tập đếm những ngày trong tuần. Và, tôi cũng tập đếm nốt những ngày chảy máu trong tuần. Tôi bị chảy máu trong tuần. Từ thứ hai đến thứ bảy. Riêng chúa nhật, tôi phải dừng đếm, để làm dấu thánh. Nhân danh cha và con và thánh thần. Amen.
Sau ba năm trở thành một con chiên như lời kêu gọi của Chúa: hãy cứu lấy linh hồn. Những ngày đầu tiên bước chân vào nhà thờ, điều tôi muốn thấy đã thấy. Nhưng, điều tôi chưa muốn làm, tôi không làm, nhưng vẫn phải làm.
Tôi tiếp tục bước chân vào nhà thờ hai năm nữa. Điều tôi muốn thấy đã thấy, điều tôi muốn làm, tôi không thể làm được. Tôi bắt đầu bỏ thánh lễ ngày chúa nhật. Chồng tôi cũng thế. Anh ấy có khá nhiều việc phải giải quyết ở cơ quan. Toàn những việc nhảm nhí. Tôi thường càm ràm mỗi lần nghe anh ấy ca cẩm và bảo rằng rất chán. Nhưng, anh ấy là một con chiên của Chúa. Chúa dạy hãy bới đất nhặt cỏ. Mẹ cũng dạy mãi câu ấy. Tôi biết, lí lẽ của Chúa bao giờ cũng có những ẩn ý sâu xa, linh nghiệm. Tôi biết, mẹ đã làm theo và sống rất thanh thản. Tôi còn trẻ. Tôi khá bướng bỉnh. Tôi chưa muốn gò bó mình vào những khuôn phép nhàm chán. Tôi gào lên với anh, về việc tôi sẽ sống theo ý mình. Vài lần, mệt mỏi khi nhìn thấy thế gian mê muội. Tôi chán. Tôi, bắt đầu muốn học theo mẹ. Tôi sẽ chăm chỉ bới đất nhặt cỏ. Tôi sẽ, và tôi sẽ… Nhưng, tôi biết, mình chưa thể hát ở nhà thờ. Tôi vẫn làm dấu thánh trong lòng mỗi lần đi qua nhà thờ. Nơi tôi được rửa tội vào ngày mùng một tháng tư. Nơi tôi làm lễ cưới vào lúc năm giờ sáng. Nơi tôi đọc lời thề gắn bó với một người đàn ông.
Tôi học bố. Tôi nghĩ rằng mình có suy nghĩ và cách sống giống bố. Tôi tính toán như thế này: nếu con người ta biết cách sống tử tế hơn với thế gian, nghĩa là ta đang làm theo lời chúa. Tôi không đến nhà thờ vào ngày chúa nhật nữa. Nhưng, tôi làm dấu thánh trong lòng. Tôi làm dấu thánh khi đi ngang một nhà thờ ở bất kì thành phố nào tôi đến.
Nhân danh cha và con và thánh thần. Amen.
Chẳng ai biết, tại sao tôi cảm thấy hoang mang khi luôn luôn làm dấu thánh mỗi ngày trong lòng? Người ta sẽ không bao giờ hiểu, tại sao tôi cảm thấy bất an mỗi lần bước chân ra đường. Chẳng lẽ, Chúa không đủ quyền năng để cứu rỗi?
Dấu thánh gắn trên ngực tôi. Dấu thánh gắn trên trán tôi. Dấu thánh nằm trên hai vai tôi. Nặng như một chiếc thập giá. Tôi vác nó đi trên những con đường đầy than lửa, những miền đất vẫn còn bị bao phủ bởi lớp sương mờ dày đặc không thể nào tan đi được.
Tuần lễ chúa phục sinh.
Mẹ bắt đầu có thói quen đếm thứ tự của từng ngày trong tuần. Mẹ đếm đi đếm lại mãi. Mẹ đếm không biết mỏi mệt. Mỗi lần vợ chồng tôi về, mẹ vẫn dặn dò câu ấy: “Phải biết yêu Chúa. Phải bới đất nhặt cỏ”. Tôi nhìn thấy ở mẹ một sức mạnh cao cả của người đàn bà có thừa sự ngoan đạo.
Năm chúa phục sinh thứ bảy, tôi nhớ mình đi bên cạnh một người đàn ông đã từng có ước nguyện trở thành kẻ mặc áo cổ cồn trắng, chăn dắt con chiên. Sau khi cưới, tôi vẫn đều đặn đến nhà thờ ngày chúa nhật. Bố mất, tôi không đến nhà thờ ngày chúa nhật nữa. Chẳng phải vì tôi không yêu chúa. Chẳng phải vì tôi ghét chúa. Thế gian mộng mê. Những lầm lạc vẫn hàng ngày bám riết trên thân phận con người. Tôi không đòi hỏi Chúa phải chứng minh quyền năng. Tôi có đức tin. Chắc chắn thế. Nếu không có đức tin, linh hồn con người rất dễ lạc lối. Mẹ lo lắng, trong ánh mắt mẹ tôi nhìn thấy điều đó. Mẹ lo lắng một con chiên mới sẽ không có được đức tin mẫn cán, trọn vẹn.
Tôi chỉ làm dấu thánh khi đi ngang nhà thờ. Chồng tôi lặng lẽ. Anh vẫn cố gắng học theo cách sống của bố. Nhưng, tôi chẳng thấy anh ấy học được bất cứ điều gì. Anh vẫn thường ca cẩm về những công việc nhàm chán của mình mỗi ngày. Anh có thói quen cả nể, không thể từ chối vài việc nhảm nhí người ta ném cho anh, dù rằng việc ấy không phải chuyên môn của anh. Mẹ bảo, khi bố còn sống, bố luôn làm những việc lành, nghĩa là, sẵn sàng giúp đỡ bất kì ai gặp khó khăn, hoạn nạn. Tôi bắt đầu nhìn thấy sự bao dung ở đâu đó trong ánh mắt người có đạo. Nhưng, lí lẽ của tôi tồn tại theo một cách khác, tôi nghĩ sống lời chúa không nhất thiết bằng cách hát lên những ca tụng trong thánh đường.
Lại nhắc về tuần chúa phục sinh. Mẹ tôi vẫn không quên đếm từ thứ hai đến chủ nhật. Ngày thứ năm bố tôi mất. Căn bệnh ung thư đã ăn mòn một cách đau đớn cơ thể bố tôi chỉ trong vòng ba tháng phát bệnh. Mẹ gọi. Em trai gọi. Những tiếng nấc dồn dập dâng tràn như nỗi sợ hãi muôn đời của con người khi phải đối mặt với sự sống và sự chết.
Ngày thứ hai, đào huyệt.
Ngày thứ ba, bố lên cơn mê sảng, gọi tên đồng đội, mơ về lũ pháo sáng, nghe thấy tiếng bom nổ. Ngày thứ tư, bố nhìn thấy rắn. Mẹ bảo, đó là hiện thân của satan. Mẹ gạt nước mắt, gọi đức cha làm lễ xức dầu, xưng tội để cứu lấy linh hồn của bố.
Ngày thứ năm, bố hấp hối, và trút hơi thở cuối cùng.
Ngày thứ sáu, tuần chay, không kèn trống, không được phép ăn thịt, chỉ ăn cá và trứng. Bố nằm trong một chiếc quan tài gỗ vàng tâm. Nhắm mắt. Thanh thản.
Ngày thứ bảy, đưa bố ra đồng. Người lính trận về với đất.
Người chồng, người cha về với đất.
Con chiên về với nước trời.
Linh hồn tan trong vũ trụ, hư vô.
Tôi bắt đầu học mẹ đếm ngày tháng. Nhưng, tôi đếm kĩ hơn. Tôi không bỏ phí bất cứ một giây phút nào cả. Tôi sợ thời gian cuồng quay nuốt chửng tất cả mọi khoảnh khắc tôi còn được nhìn thấy mặt trời. Chồng tôi vẫn bộn bề với những công việc không tên, và không ngừng càm ràm về sự nhảm nhí của nó. Tôi tự do. Ít ra, lúc này tôi đang cảm thấy mình khá tự do, để có thể đếm từng khoảnh khắc. Tôi thuộc nằm lòng lời của mẹ: phải bới đất nhặt cỏ.
Buổi sáng, tôi làm một cốc cafe.
Buổi trưa, tôi bắt tay vào tìm kiếm những cơ hội và viết, cho đến giờ mặt trời bắt đầu xuống gần hơn, sát với đỉnh núi, chạm những tia nắng cuối ngày xuống mặt đất, mặt sông, mặt người.
Buổi chiều tối, tôi làm một vài việc mình ưa thích. Chồng tôi vẫn cần mẫn với những cái mail không tên gửi đến, dày đặc cả inbox.
Năm thứ haikhongmotnam. Tôi ba mươi hai tuổi. Cuộc đời tôi vẫn buồn tênh, nhàn nhạt trôi qua từng ngày. Tôi phát hiện ra điều đó. Và, cảm thấy mình đang cố tình chiều lòng nó bằng cách bỏ qua sự cố nhạt nhẽo ấy. Tôi thức khuya nhiều hơn. Tôi mất ngủ nhiều hơn. Tôi chuyển sang chơi trò đếm cừu trong tuần, theo từng đêm mất ngủ. Số lượng cừu tăng lên. Tôi vẫn mất ngủ.
Một buổi trưa, tôi đang cầm con dao thái say sưa gọt vỏ quả táo đỏ, lưỡi dao sắc bén đã tỉa một đường bén ngọt trên ngón tay cái của tôi.
Máu. Tôi dán chiếc băng cá nhân vòng quanh ngón tay để cầm máu.
Một buổi trưa khác, vẫn là con dao thái đó, tôi đang gọt vỏ dưa, nó lại liếc qua một phát trên ngón tay trỏ của tôi. Máu. Tất nhiên, tôi sẽ dán chiếc băng cá nhân tiếp theo để cầm máu.
Một buổi trưa khác nữa, cũng lí do đó, cũng là con dao đó, nhưng vết thương trên tay tôi đã chuyển sang ngón giữa. Máu. Và băng cá nhân cầm máu.
Một buổi chiều, tôi quyết không cầm đến con dao thái ấy. Tôi sẽ không làm cho mình bị đứt tay và chảy máu. Dĩ nhiên, tôi thành công. Nhưng, thật bất ngờ, khi mở cánh cửa bằng nhôm, cái cạnh sắc bén của chúng đã cứa vào ngón tay đeo nhẫn của tôi. Vết thương bật máu. Tủ thuốc đã hết băng dán cá nhân. Vết xước khá sâu. Chúng rạch ngay mạch máu thì phải. Máu cứ vậy tuôn ra. Tôi rịt lại bằng cách ôm lấy ngón tay. Và đợi nó chán, sẽ tự ngừng chảy. Như một kiểu thách đố. Tôi biết, mình đang đùa, với máu. Đằng nào cũng phải đổ máu. Người ta không thể tránh né và dồn nén mãi những quả bóng mâu thuẫn. Hay là vờn nhau như chuột với mèo trên bãi biển nào đó từ tháng năm này qua tháng năm khác. Tôi biết, ngày mai, mình lại/sẽ/bị chảy máu.
Thứ sáu, một mùa chay khác.
Tuần phục sinh.
Chúng tôi chỉ ăn cá và trứng, không được phép ăn thịt. Chồng tôi đến cơ quan như thường lệ. Buổi chiều, tôi mở tủ quần áo, để lấy đồ đi tắm. Tôi lùa cả bàn tay mình vào trong mớ quần áo và lật từng cái để chọn lựa. Bất giác tôi cảm thấy ngón tay út của mình ran rát. Tôi thụt tay lại theo phản xạ và phát hiện ra cái màu đỏ quen thuộc đang nhỏ giọt long tong xuống nền nhà. Lại là máu. Lại là một vết xước từ cái tủ quần áo làm bằng nhôm. Chao ơi, tôi muốn buột miệng chửi thề. Và tôi, đã chửi thề. Mặc dù Chúa không cho phép. Con người phải nói những lời hay, lời đẹp, phải thì thầm cầu nguyện thay vì chửi thề. Mẹ tôi đã dạy. Từ lời của Chúa.
Ngày thứ hai
Ngón tay cái chảy máu.
Con sông hóa thành màu đỏ. Lũ tràn về. Tôi không biết cách để sống lời chúa vào lúc này. Tôi muốn chửi thề. Và tôi đã chửi thề.
Ngày thứ ba
Ngón tay trỏ chảy máu.
Núi rừng ngả rạp. Cây cối héo hon giữa những giờ phút nóng rẫy, hạn hán. Mùa màng chết trên từng vuông đất. Người đàn bà ê đê thõng thệu vú giữa đồi cao, hai hàng nước mắt chảy dưới trời chiều. Người đàn ông ê đê, ngửa mặt, đưa tay lên, réo gọi tên Yàng. Tôi nằm mơ về những nụ cười từ thời hoang sơ nguyên thủy. Và mặc nhiên cho máu chảy tràn trên ngón tay trỏ của mình.
Ngày thứ tư
Ngón tay giữa.
Những nguyên nhân.
Tôi gạt phắt hết chúng sang một bên. Chẳng có nghĩa lí gì. Đôi khi, người ta không muốn chứng minh để tìm ra hệ quả. Rõ ràng, máu sẽ chảy. Rõ ràng, đồi núi trập trùng, biển sông đang hóa thành lửa trước mặt tôi hàng ngày, đến quen thuộc. Ai đó thì thầm vào ngày thứ tư của tôi bằng những thanh âm u ám. Tôi đấm ngực thình thịch: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi. Đêm ấy, mùa hè, mưa rất to. Tôi ngỡ mình nằm mơ. Nhưng, hóa ra, tất cả đều thật, thật đến kinh ngạc. Những vệt máu đã khô trên mấy ngón tay tôi. Chúng tan hòa vào nhau thành một thứ hình thù kì dị mang tên tội lỗi.
Ngày thứ năm
Ngày bố chồng tôi mất.
Ngày những linh hồn chính thức về với đất, và đợi mùa phục sinh.
Ngày mẹ tôi ngồi bệt giữa sân nhà khóc ròng, ôm bộ quân phục của bố khi đoạn tang ba năm.
Ngày ngón tay thứ áp út, ngón tay đeo nhẫn của tôi tiếp tục chảy máu. Và, tôi mặc kệ, không dùng băng dán cá nhân để cầm máu như mọi lần nữa.
Mẹ vẫn dặn, người theo đạo không được thất tín, không được nuốt lời, không được hoang đàng, không được đánh mất linh hồn. Nhiều lắm những lời mẹ dặn. Như lời chúa dạy. Nhiều lắm những lời chúa dạy. Nhưng, con người không phải là thánh thần cao siêu, tinh sạch. Tôi là người. Chồng tôi là người. Trong quả tim chúng tôi có nhiều mạch máu, nhiều xúc cảm mà chúng tôi không thể nào hiểu nổi. Ngón tay áp út của tôi đã chảy máu. Chồng tôi phiêu bạt trời tây. Anh ấy đã hẹn sẽ về đón tôi, vào mùa phục sinh. Anh ấy đã hứa sẽ đưa tôi đến nơi đáng sống nhất hành tinh, vào mùa phục sinh. Nhưng, ngón tay của tôi đã chảy máu biết bao mùa phục sinh. Anh ấy vẫn biến mất một cách khó hiểu. Tôi bắt đầu mệt mỏi với những ngón tay chảy máu, mệt mỏi với những mùa phục sinh. Tôi muốn quay trở lại nhà thờ. Và, tôi sẽ làm dấu thánh trước bàn thờ chúa. Dĩ nhiên, phải thế. Nhưng, tôi vẫn chưa bao giờ bước chân đến phòng kín, để xưng tội với một người ở phía bên kia bức màn. Tôi biết phải xưng tội như thế nào nhỉ? Tôi biết phải bắt đầu như thế nào nhỉ? Chúa tạo ra loài người. Chúa tạo ra tội lỗi. Chúa bảo chúng ta hãy sống ngoan đạo bằng cách đến nhà thờ và xưng tội. Tôi phải làm sao để Chúa hiểu rằng: tội lỗi đâu thể dễ dàng tha thứ đến thế? Chỉ có luật chơi tồn tại ở nhân trần này. Ai phạm lỗi phải đền tội. Ai tử tế thì nhận được ân sủng bình an, và được cứu rỗi linh hồn khi thể xác chết đi.
Ngày thứ sáu, mùa chay.
Tôi viết một bức mail gửi đi và chỉ dặn chồng việc duy nhất: không được ăn thịt, chỉ ăn trứng hoặc cá, rau củ quả.
Chồng tôi không trả lời. Inbox trống rỗng lạnh lùng. Tôi cầm con dao thái lên và đi gọt táo. Quả táo đỏ mọng. Những lớp vỏ dày lên, gồ ghề cứng như đá. Tôi vẫn lì lợm, bướng bỉnh đưa mũi dao nhọn ấn sâu vào bề mặt quả táo. Mũi dao bật ra, liếc qua ngón tay út. Phựt. Máu. Lần này, máu chảy mạnh hơn. Nhiều hơn. Tràn trề hơn. Tôi bắt đầu có cảm giác đau. Rồi đến tê. Và cuối cùng, những giọt nước mắt của tôi lăn dài xuống hai gò má. Tôi ba mươi tư tuổi. Chồng tôi vẫn biến mất một cách lạ kì. Chẳng có một dấu vết nào chứng tỏ rằng anh ấy đang tồn tại, dù chỉ là ở cách tôi hàng ngàn kilomet đường chim bay. Tôi không thể hiểu nổi điều đó. Nhiều lần, tôi tự mình tìm kiếm manh mối, hỏi han, nhưng vẫn vô vọng. Chồng tôi, sẽ không bao giờ phản bội tôi. Mẹ chồng tôi đã cấm cửa anh ấy nếu phạm lỗi. Mẹ không chấp nhận những linh hồn lạc lối. Mẹ dạy thế. Mẹ bảo phải giữ lấy linh hồn. Ánh sáng luôn luôn ở phía mẹ. Ánh sáng bay lên vũ trụ thẳm sâu khôn cùng trong đêm cuối cùng bố tôi còn ở nhà, sau tuần chay của mùa phục sinh.
Hai bàn tay tôi, đã đầy những vết sẹo ngang dọc. Máu khô dần. Tôi chỉ thấy chúng trắng hếu như bông tuyết. Tôi bắt đầu tập đếm. Tôi không đếm cừu. Tôi đếm những con số. Tôi đếm những mùa phục sinh. Tôi đếm thứ tự của tuần.
Thứ hai, máu chảy
Thứ ba, chảy máu
Thứ tư, máu lại chảy
Thứ năm, lại chảy máu
Máu không ở trên những ngón tay nữa. Máu từ đâu đó ùa về khiến lồng ngực tôi đau thắt. Thứ sáu, tôi mệt mỏi, nằm xuống chiếc giường cưới và nhắm mắt lại, tay đấm ngực thình thịch: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi. Thứ sáu, phải rồi, ngày tôi mất đứa trẻ. Giọt máu của tôi và anh.
Thứ bảy, mẹ bảo, hãy về với mẹ, mùa này lúa trổ, mùa này nhiều hoa đỏ.
Chúa nhật, tôi quyết định đến nhà thờ, làm dấu thánh và xưng tội trong căn phòng kín. Ở phía bên kia là ai? Là đức cha nào tôi không biết. Tôi đã kể lể nhiều lắm. Câu chuyện của tôi dài lắm. Vị linh mục lặng yên lắng nghe tôi nói. Không nhân danh cha và con và thánh thần để thứ tha tội lỗi. Loài người, khi chúa tạo ra, phải chăng vốn đã quá nhiều tội lỗi. Tôi nhìn thấy một thứ ánh sáng khác trong mắt mình. Lạnh lùng và trắng như bông tuyết.
***
Một ngày cuối mùa đông. Tôi đến nhà thờ vào chúa nhật như thường lệ. Nghe vài vị quản xứ loan báo tin mừng, rằng: vừa có một đức cha từ thánh đường Vatican về rao giảng. Tôi háo hức như những con chiên ngoan đạo khác. Nhưng, khi nhìn thấy trên bục đọc sách thánh là bóng hình quen thuộc của kẻ đã biến mất không một dấu vết. Tôi giật mình, chân tay tê dại. Trên vai tôi, cây thập giá oằn xuống. Tôi khóc nấc giữa thánh đường ngày chúa nhật.
Tội lỗi hay ơn gọi? Mẹ ơi. Chúa ơi.
Người đàn ông đó là chồng tôi. Rõ ràng là anh ấy. Tôi không thể nào nhìn nhầm được. Đôi mắt to và sâu thẳm của người có đạo.
Tôi bắt đầu nghĩ về việc sẽ xưng tội đều đặn hơn mỗi ngày trong tuần.
Thứ hai, xưng tội
Thứ ba, xưng tội
Thứ tư, xưng tội
Thứ năm, xưng tội
Thứ sáu, xưng tội
Thứ bảy, xưng tội
Và chủ nhật, tôi vẫn tiếp tục đến nhà thờ đó để xưng tội.
Lịch xưng tội của tôi đều đặn đến nỗi các cha phải thay nhau trực ở căn phòng kín đã che bởi một bức vách. Những bí mật, những tội lỗi của tôi dần dần được tiết lộ ra hết. Các cha làm dấu thánh liên tục, không kịp thở và nói lời tha thứ thay chúa. Tôi muốn như thế. Tôi muốn người đàn ông mặc áo cổ cồn trắng của tôi phải lắng nghe tôi đếm những mùa phục sinh, đếm những ngày tháng tôi bị chảy máu. Ai dám chắc rằng kẻ đang đứng bên kia chưa bao giờ phạm lỗi? Ai dám chắc những người đang xưng tội như tôi sẽ không thể phạm lỗi sau khi bước chân ra khỏi nhà thờ?
Sau giờ xưng tội ở nhà thờ, tôi trở về căn nhà cũ rích, quen thuộc đến từng centimet vắng lạnh, hiu hắt. Con dao thái vẫn nằm một góc ngay bếp nấu ăn. Tôi bắt đầu nghĩ đến một trò chơi mới dành cho riêng mình. Nó sẽ tạo cảm hứng hoan hỉ, phấn khích. Nó sẽ khiến tôi bớt đau đớn hơn.
Tôi thức dậy từ rất sớm. Đi một vòng qua những con đường cũ. Đến nhà thờ lúc tám giờ. Trở về nhà sau bốn mươi lăm phút. Và, bắt đầu cầm con dao thái lan lên, gọt táo. Đều đặn mỗi ngày.
Thứ hai, tôi cắt một nhát vào vỏ táo, một nhát vào ngón tay cái. Thứ ba, tôi cắt một nhát vào vỏ táo, một nhát vào ngón tay trỏ. Thứ tư, tôi cắt một nhát vào vỏ táo, một nhát vào ngón tay giữa. Thứ năm, cũng vậy, ngón tay áp út. Chiếc nhẫn đã được làm phép thánh tôi vẫn đeo, không tháo ra. Chiếc nhẫn dính bệt máu.Thứ sáu, đến phiên ngón út. Thứ bảy, tôi vốc một nắm thuốc ngủ vào miệng và nằm xuống giường, bay trong những giấc mơ.
Chúa nhật, tôi sẽ tỉnh lại và tiếp tục đến nhà thờ vào lúc bốn giờ chiều. Âm thanh của tiếng chuông nhắc nhở tôi về những mùa chay, về những tội lỗi. Tôi bỗng nhớ mẹ, nhớ bố, nhớ cánh đồng có biết bao người đã nằm xuống. Tôi bỗng nhớ mình của một thời vụng dại xa xưa. Và, tôi cũng nhớ cả giọt máu chưa thành hình của mình. Bây giờ tôi đang vác một cây thập giá khác, nặng lắm. Cây thập giá nhân sinh.
Chồng tôi không giống bố, không thể học bố. Phải, anh ấy khác bố điều đó, cái giấc mơ từ những ngày ấu thơ khi anh nói về nó với ánh mắt sáng lấp lánh kì lạ. Đôi khi, đức tin được nuôi dưỡng từ bóng hình của một vài ảo ảnh nào đó. Chỉ vì một lời hứa trước thánh đường vào lúc năm giờ sáng, mà anh ấy trở thành chồng của tôi bây giờ. Tôi nhớ lời mẹ: “Con người phải bới đất nhặt cỏ”. Tôi bắt đầu bỏ thói quen gọt vỏ táo theo ngày, hoặc cắt vào từng ngón tay đến chảy máu. Người ta, có những cách để xưng tội tốt hơn ngoài việc làm dấu thánh: nhân danh cha và con và thánh thần ở nhà thờ. Tôi sẽ bới đất nhặt cỏ, sẽ vác cây thập giá của chính mình đi khắp thế gian để xưng tội cho tất cả loài người.
***
Mùa hè năm đó, khu sinh hoạt của dòng chúa cứu thế bị lửa bén, hơn một nửa bức tường hóa thành màu xám tro. Phòng xưng tội cũng bị cháy xém. Nơi đám đất khói bụi đen nhẻm, vẫn còn một cây bông gạo đỏ như máu. Vị linh mục trẻ hình như đã rời giáo đường. Tôi chỉ là một linh hồn lang thang cô độc giữa những con đường, vài góc kí ức vừa quen vừa lạ. Tôi lạc lõng tìm kiếm điều gì đó xa vời trong hư vô, cát bụi. Tôi vẫn đều đặn đếm thứ tự của ngày tháng vào mỗi tuần chúa phục sinh. Nhưng, chàng vẫn không hề quay về đón tôi như đã hứa. Tôi hoang mang nghĩ đến lời một cha xứ: “Con sẽ đi đâu, ngoài thế giới này?”.
Thần cây đa, ma cây gạo. Nhưng hình như, chỉ dành cho những linh hồn chưa được cứu rỗi. Tôi trân trân đứng trước cây gạo, bất giác nhìn xuống mấy ngón tay mình, chúng bung xòe và đỏ lòm như hoa. Liệu sự sống này có phải chỉ thay đổi mà không mất đi như lời kinh cầu nguyện khi những linh hồn bắt đầu rời khỏi dương thế, như bố tôi ngày ấy? Liệu có phải Chúa chỉ tạo cho con người một thế giới khả tử mà tôi vẫn chẳng thể nào đoán định được bất cứ điều gì?
Chủ nhật cuối cùng. Ngày Chúa nghỉ ngơi. Nhà thờ chưa được xây dựng lại. Chồng tôi vẫn chưa về. Tôi quyết định rời khỏi thành phố này. Biết đâu, tôi sẽ tìm thấy một thế giới khác. Có thể nơi đó, Chúa sẽ vẫn làm việc vào ngày chủ nhật. Ngài sẽ cho tôi biết một vài dấu hiệu. Có thể nơi đó, tôi không phải đắn đo khi bắt đầu một buổi xưng tội của mình. Và, cũng có thể nơi đó, tôi chẳng bao giờ phải sợ hãi mỗi lần nhìn thấy máu.
Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.