A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Đinh Trường Chinh

FIRE
A fireball the shape of the moon had spread into the nearby field. We pretended to stamp out the fire shouting seemingly forever. Why do we cry out when there’s a fire? Something that could never be explained. What we do know is for a long time now, we’ve been playing with fire. Fire gives us warmth, fire gives us light, and now, it burns us, there’s nothing strange about it at all? Why can’t we shout and carry on? As though it is something we had to do, we’re now on fire, along with the wild grass and surrounding forest, and the poor critters big and small—naked figures, as black as the fate of a nation on the other side of the globe.
Everything will be ashes. Grappling hearts. Our hearts, in pieces after a catastrophe like fire, will see our black and blue selves damp with blood through the endless rising smoke. No longer human, but we will be finally free, and we will have new insight. We will be able to see deep into my own heart as outsiders.
But this time feels rather odd, I’ve never seen anything like it!
The first thing I saw inside my heart was an old man, his eyes were barely visible under, layers upon layers of wrinkly skin. His face was shaped like a box, square like a birthday present, the one we got when we turned 15. In the square box, where would the eyes be? Of course, the eyes were squares. In the square eyes were droplets of squared tears. Every drop glistened like tiny rubies, neatly piled next to each other, and for no reason at all they existed. Did the old man at some stage cry? Surely yes, people generally cry at least once or twice in their life. But crying blood was rare. I don’t know how and when I had come to collect such an image in my heart. It took up an entire corner of my heart, and hence, on hot days, my heart gets rather tired, it aches, and now I know why.
I looked into my heart like a child fascinated with his new toy, like an adult addicted to gaming. If you were to use a sharp knife, cut shy of the end downward, and then turn it upside down, the heart looks like a ridiculous, vicious scar. A scar the making of a lifetime. Like the wind, and the mist, the image of her materialized from that fateful scar. She and I had travelled shortly together? Then she was lost in a fog, or maybe smoke, whatever it was, I could never find her again? Why, I wonder, in the dying amber ashes did I find this scar, warped and distorted like faces of those who were long gone? Why?
I was the one who started the fire in my field, and I was also the one holding the heart that’s no longer beating, in my hands. Don’t be so quick to judge me. The truth is very different. It’s only a game, we set ourselves on fire for fun, pull out our gut, blood and bone, and heart, putting them on display for fun. Hence, what people see means we can also see, what people believe we also have to believe, and what people love means we also must love.
The amber fire was fizzling, filling the air with dusty smoke in the passing unexpecting drops of off-season rain. Materialised in front of my eyes was a red blanket wrapped around the heart in my hand. The blanket opened up like my mother’s hand, she was waving at me, the way she did from the rice field the day I turned 20, I was heading into town for a class. The rain stopped, the rain was barely there, and my hand was now purple and blue, like a bruise. Slowly it was bent out of shape, stretched out, to then rolled up, and twisted into something which looked like a rope.
Ox herding was a job with not much to do, like other children, we were creative, and we played all kinds of games, one of them was a game of suicide. The rope hung up, dangling a loop from a tree branch. I would stand on the back of the ox, pretending to cry, waving goodbye to my friend while the rope was wrapped around my neck, he with back leaning against a tree, out of the sunlight, an attendant at my execution. He laughed so hard, he ended up with hick-ups as he flicked a rock at the ox’s balls. The ox buckled in pain, and I almost became the victim of an execution in the middle of the deserted field if the rope didn’t break in time. I fell with a thump on top of a pile of warm ox dung and received a thrashing when I got home that night. The next day we were back at the same place, and my friend screamed, you’re so stupid, why would anyone want to kill themself! I screamed back, and you’re just as stupid. It was simple, we were both stupid.
The unjustifiable rope, after so many years, was now black and blue like blood, like my mother’s blanket. The silly incident during that day ox herding, now far gone, yet here, now, holding the heart in my hand, it showed up, like an uninvited warning. While I was deciding on the colour of the blanket, and the rope, the wind picked up. The heart began to dry up, shrivelled, and wrinkly like an aged wound, far beyond the moment it was burning. There appeared from deep within its core a flower petal, the shape of a sickle. What kind of flower has sickle-shaped petals, how would I know? For a long time now, I no longer name things by their conventional labels. But if I were to use their standard labels, then would I still be me? Don’t know why exactly, but the sickle petal was very sharp. Vertically it cuts the harvest, horizontally it cuts the throat, but when you stick it on a painting, it becomes a symbol of a glorious summer filled with sunlight and the sound of cicadas. The school courtyard, flowers, and cicadas, were also long gone, a sad reminder one generally ignores. Yet, evident was this ageing scar.
Now, I might as well have some fun. I’ll take the sickle-shaped petal and cut the box-shaped head with the square eyes and boxed-shaped droplets into two equal parts. One part, tying it to the rope, I hung it up. Re-enact the old hanging, in the middle of the burning field. The remaining half, I tied to my mother’s red blanket, the blanket now like a rising parachute, rising gloriously, heading for a place full of love. And when one half of the head was moaning, slowly choked to death by the rope, the other half will be high up, rising forever higher and higher in the air. My eyes tearing from the pain as I watched it slowly rise, and flew away until they were as small as a bird’s wing before it merged into nothingness with the endless horizon. I turned to look at the rope beside me, and everything had turned into a watery liquid as green as tears./
_____
May 2020
CHÁY
Đám cháy hình vầng trăng đã lan qua đám rẫy bên cạnh. Chúng tôi giả vờ dập lửa và reo hò không ngớt. Vì sao lại reo hò khi có lửa cháy ư? Không biết. Chỉ biết lâu rồi, từ lâu lắm, chúng tôi chơi với lửa. Lửa sưởi ấm bạn, lửa soi sáng cho bạn và bây giờ, lửa đốt cháy bạn, có gì lạ đâu? Tại sao lại không được reo hò. Và như một tất yếu, chúng tôi cháy lên cùng với cỏ dại với cây rừng, với muông thú. Những hình hài trần trụi, đen như số phận của dân tộc bên kia quả đất.
Sau vụ cháy, chỉ còn lại tàn tro. Và những trái tim lăn lóc. Chúng tôi đó, những trái tim chúng tôi đó, vật còn lại sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng đó, bạn thấy không, bốc khói ngùn ngụt và bầm đen máu ướt. Giờ đây, khi đã không còn tồn tại như một con người, tôi mới chính thức được tự do, được nhìn sâu vào trong trái tim mình bằng cặp mắt của một kẻ đứng ngoài lề.
Những hình ảnh vô cùng quái dị chưa từng thấy bao giờ!
Đầu tiên là gương mặt của một cụ già với những nếp nhăn xô nhau chạy vào mắt. Đó là một gương mặt hình hộp, vuông vức như một gói quà sinh nhật khi bạn 15 tuổi. Trong hộp vuông, đôi mắt sẽ như thế nào? Dĩ nhiên, nó hình vuông. Trong đôi mắt hình vuông là những giọt nước mắt hình vuông. Những giọt long lanh như hồng ngọc, vuông vức xếp cạnh nhau, chẳng biết vì lí do gì tồn tại. Cụ già ấy đã từng khóc ư? Có thể lắm, ai trong đời không khóc ít nhất một vài lần. Nhưng khóc ra máu thì hiếm. Tôi không biết hình ảnh này đã được tim mình lưu giữ từ lúc nào ở đâu. Nó choán hết một góc không nhỏ của tim, vì thế, vào những ngày nắng oi, tim rất mệt, hơi nhức, giờ tôi mới hiểu…
Tôi nhìn vào trái tim mình, như trẻ thơ mân mê đồ chơi, như người lớn mân mê đồ chơi. Nếu lấy con dao sắc, cắt vạt một nhát lẹm từ cuống xuống, rồi đặt lộn ngược, quả tim trông tương tự một vết sẹo để đời, nham nhở. Từ vết sẹo định mệnh ấy, hình ảnh em hiện về, như gió, như sương. Em và tôi đã từng đi chung một đoạn đường, đúng không? Rồi em tan vào sương, vào khói, vào bất cứ chỗ nào có thể tan được, đúng không? Sao bây giờ trong tro tàn lửa cạn, lại thấy một vết thương, méo mó như những mặt người trong quá khứ? Tại sao?
Chính tôi đã đốt lửa lên trên vạt rẫy của mình, rồi cũng chính tôi ôm lấy trái tim khi nó không còn đập nữa, trên tay. Đừng vội kết tội chúng tôi nổi loạn. Sự thực khác hơn nhiều. Đây là một cuộc chơi, chúng tôi đốt mình lên để chơi, lấy xương máu tim gan của mình bày ra để chơi. Vì thế, điều mọi người thấy không có nghĩa là tôi phải thấy, điều mọi người tin là tôi phải tin, điều mọi người yêu là tôi phải yêu.
Khi những giọt mưa trái mùa tình cờ đi qua đám cháy, lửa than xèo xèo và khói bụi bốc lên. Tôi thấy trong tim có một tấm khăn choàng màu đỏ. Tấm khăn mở ra như bàn tay mẹ vẫy vẫy bên cạnh ruộng lúa ngày tôi 20 tuổi lên đường ra thành phố nhập học. Hết mưa, mà mưa nhanh hết lắm, bàn tay ấy chuyển sang màu tím bầm. Rồi nó từ từ dài ngoẵng ra, xoắn lại, không khác gì một chiếc dây thừng…
Thuở nhỏ, đi chăn trâu, có những khi rảnh quá, chúng tôi chơi trò tự vẫn. Chiếc dây thừng buộc lên cành cây, thắt thòng lọng buông xuống. Tôi đứng trên lưng trâu, giả vờ kêu khóc, vừa thò cổ vào thòng lọng vừa vẫy tay thằng bạn ngồi dưới gốc như người ta từ biệt nhau trước khi bị hành hình. Thằng bạn cười hấc hấc rồi lượm cục đất ném vào dái trâu. Trâu ta đau quá lồng lên, tôi suýt thành một tử thi giữa đồng hoang nếu như dây thòng lọng không đứt kịp. Tôi rơi huỵch giữa bãi phân trâu còn nóng, tối về bị một trận no đòn. Ngày mai gặp lại nhau chỗ cũ, thằng bạn bảo, mày chơi ngu quá, tự dưng tự tử chi! Tôi nói, mày cũng ngu. Nó dễ dãi, ừ, chúng mình ngu bằng nhau!
Chiếc dây thừng oan khiên ấy, qua bao nhiêu năm tháng nhọc nhằn giờ có màu tím bầm như máu, lại phấp phới bay như tấm khăn choàng của mẹ. Chuyện chăn trâu nghịch dại ấy, đã xa lắm rồi, vậy mà giờ đây, khi nâng niu trái tim mình trong tay, bỗng lại hiện về, như một lời cảnh báo vu vơ. Và khi tôi đang băn khoăn về màu sắc của tấm khăn choàng, của sợi dây thừng thì trời bắt đầu nổi gió. Trái tim co mình lại, rúm ró, nhăn nheo như một vết thương già, qua hẳn thời oanh liệt. Từ trong thẳm sâu cốt nhục, hình như có một cánh hoa hình lưỡi liềm. Hoa hình lưỡi liềm là hoa gì, tôi làm sao biết được? Từ lâu tôi đã quên, không biết gọi tên sự vật theo cách thông thường. Nhưng nếu gọi theo cách thông thường, tôi có còn phải là tôi không? Không biết đích xác, nhưng cánh hoa lưỡi liềm ấy rất sắc. Khi nằm dọc, nó gặt lúa, khi nằm ngang, nó cắt cổ, khi dán lên một bức tranh, nó thành một biểu tượng huy hoàng của mùa hè có nắng và ve. Mà sân trường ấy, hoa ấy, ve ấy, cũng đã xa lắm rồi, như một hoài niệm buồn không bao giờ nhắc nhớ. Có điều, bây giờ, nó lại ở đây, trong vết thương già này.
Bây giờ, tôi mới bắt đầu chơi. Tôi lấy cánh hoa hình lưỡi liềm cắt cái đầu hình hộp có đôi mắt hình hộp và giọt nước mắt hình hộp ra làm hai phần bằng nhau. Một phần, buộc vào sợi dây thừng và treo lên. Tôi sẽ diễn lại cái trò treo cổ ngày xưa ngay tại đây, trên đám cháy này. Nửa còn lại, buộc vào tấm khăn màu đỏ của mẹ, tấm khăn sẽ làm dù, chúng sẽ bay đi, rất đẹp, đến một nơi nào đó thùy thích. Và khi nửa đầu đang rên xiết dưới sợi dây thừng thì nửa kia đã bắt đầu bay lên cao, cao mãi. Tôi mỏi mắt nhìn theo cho đến khi chúng nhỏ bằng một cánh chim rồi mất hút trong bầu trời thăm thẳm. Ngoảnh nhìn bên cạnh, nửa đầu còn lại cùng với chiếc dây thừng, tất cả đã biến thành nước. Nước xanh như là nước mắt, trôi xuôi./
Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.
—
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.