Corona, the year 2030

A poem in Vietnamese by Lê Vĩnh Tài
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photographer: Nguyễn Thị Phương Trâm

CORONA, THE YEAR 2030

ten years

in the cemetery

the dead with the weed grew

we may

tell the story this way

it was like this, precisely like that

the weeds after ten years

now prickly shrubs

or spectacular beds of flowers

after ten years

the faraway hills

like freckles

on someone’s lively face

those who stayed

awkwardly glancing at the tombstones 

justifying their innocence against the spring

since now coughing or feverish

no one cares

there always are the green meadows

delicately glaring

now the decease is a full ten years

you take off a set of clothes

drenched in sweat 

and bits of sticky biscuit crumb

now

you hear the wheat stalks talking

by the reeds steady upon the earth

the ten years

now they say you don’t have to stay home

but you prefer a place where you may hide

like in one verse, an entire preposition

after your meaningless terminologies

like ten years ago the teardrops fell

in quotations

the spawn of your loneliness

now

after ten years there’s still someone

steeping you in bath water a dream

a given piece of seafoam

the hint of the scent of soap, you’re teary

ten years of disinfection

now

you make out as though the poem knew:

ten years of glorious crowning terrorism

ten years of the innumerable deceased

but you never once thought it was the end

ten years

no school will be close

a Sunday afternoon could drag out into a week

like you have once take a month off for the new year

but each second stayed with you

we’re traumatised for ten years

we stayed strong for ten years

the wind is but a warning

so our hearts may be restored

in each other’s hand

not a need to wash them

to hold her

dry her tears

the gone ten years

_____

CORONA, NĂM 2030

mười năm 

trong nghĩa trang

những người chết đã mọc cùng cỏ dại

đây là cách mỗi chúng ta 

sẽ diễn giải 

câu chuyện là như thế, như thế  

cỏ sau mười năm 

đã thành bụi gai 

hoặc những đóa hoa rực rỡ 

sau mười năm 

phía xa những ngọn đồi

nhìn như mấy nốt ruồi 

trên gương mặt người còn sống 

những người còn ở lại

lúng túng nhìn những tấm bia mộ 

thanh minh mình vô tội với mùa xuân

vì bây giờ dù họ có ho hay sốt

cũng không ai còn để ý 

chỉ còn những cánh đồng cỏ xanh 

mong manh nhức mắt 

bây giờ cái chết đã tròn mười tuổi

và bạn sẽ cởi ra một bộ quần áo cũ 

đẫm mồ hôi, những mẩu vụn bánh quy 

còn vương trên đó 

bây giờ

bạn có thể nghe thấy tiếng của những lá lúa

nằm yên trên mặt đất cùng với cỏ

mười năm

bây giờ họ không còn bảo bạn phải ngồi ở nhà

nhưng bạn lại thích chui vào trong nơi trú ẩn

như trong câu, ngay cả một giới từ

đi theo một danh từ bạn thấy cũng vô ý 

như những giọt nước mắt rơi xuống mười năm trước 

trong một dấu ngoặc kép

từng làm bạn cô đơn

bây giờ

hình như sau mười năm vẫn còn một ai đó

trong giấc mơ ngâm bạn vào trong bồn tắm 

với một miếng bọt biển 

mùi xà bông làm bạn muốn khóc 

sau mười năm bạn đã khử trùng 

bây giờ 

bạn làm như bài thơ cũng biết:

mười năm vẻ đẹp của vương miện và sự khủng bố 

mười năm bao nhiêu lần quá cố 

bạn vẫn không nghĩ đó là cuối cùng

mười năm

các trường học đã không còn đóng cửa 

rằng một chiều chủ nhật có thể kéo dài cả tuần

bạn từng nghỉ tết hàng tháng 

nhưng mỗi giây vẫn còn

mười năm chúng ta bị tổn thương

mười năm chúng ta mạnh mẽ

gió cũng chỉ là lời cảnh báo

cho nhịp tim của chúng ta phục hồi

rằng chúng ta sẽ nắm tay nhau 

không còn phải rửa tay 

rằng bạn sẽ ôm nàng 

lau khô giọt nước mắt 

đã mười năm…

_____

MARCH 2020


Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

By Nguyễn Thị Phương Trâm

There's magic in translating a body of work from one language to another.

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: