still a dollar in my pocket

A short story in Vietnamese by Lê Vĩnh Tài
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm

STILL A DOLLAR IN MY POCKET

Trying to recall all the colours, I managed to remember a few colours.

For instance, light has a green hue of the wind. Once sitting in my room (so it’s the past), the wind (so it’s the future) messed up my dark blue black hair? Or the wind (so it’s also the future) had turned it into a pile of green hay? Green hair, that’s the colour of dreams or the colour of a kind of bird?

I know this bird. In the past, when the green of peace had ended steeped in smokey grey, I heard the chatter of all the colours by my window: “We’re very fortunate. The red government will (so it’s the future) take care of our green feathers. Don’t worry too much, because there’s no one left to die. They will (so it’s the future) let all the prisoners go.”

So why is the future red? So then what is the colour of the past? And why is there death? Even after peace, a bird still needs to find a place of integrity, to apply for death, so it doesn’t have to go to prison or to be re-educated? Sometimes I see the wounded face of the bird. It must have tried to escape by sea. The boat was too small and too many people had tried to climb on; hence it sank (though there’s already the word had, but it’s the present). I want to witness how it will suffocate and die, anything like the gurgling of someone being hanged?

Once the bird said: “You have your bird. Don’t think that your bird is black. It’s enough that your bird is green because the city where you reside is peaceful, it has a garden.”

A garden? I know too well its colour, because at every dawn and sunset like any passer-by might see. The garden is the colour of melancholy. When the garden changes from sadness to red then instead of flowers people plant wild yam. The innocent children would walk past it, follow slower by the grown-ups. Since the grown-ups have other things on their mind like news and current affairs, the colours of splintering wood plank with ears, the tone of dried bamboo roofs and the voice the colour all choked up and gasping, their hands holding a bunch of old scrunched up stamps, the colour of sweat and tears.

And I saw her.

She lay in the garden,  hidden like a green bird, trying to hide in a place easiest to be discovered, to be seen.

She was young, and the hues of her hair were a little yellow, like the colour of rot, a light browning like the colour of a scabbing wound. Perhaps because her hair (so it’s the past) was coated in grime. I yearned for some distant rainfall for her hair to add romance when she’s curled up on the grass. After that, she would rise, shaded from the sun in a war helmet, walk by an old house in the garden, with a wall the colour of smoking flames. She walked away with a star on her helmet, her hand holding up a red aluminium tin can.

Because of her, now there were suddenly two of us. I was aware then that I still had a dollar in my pocket.

I refused to look into her aluminium tin, I was worried I might drop something in it, like maybe an echo of pity, and she (so it’s the future) will hate it.

I remember long ago; my mother took me to a magnificent city the colour of peace. So we walked from the past to the present, possibly to the colours of a rainbow or some other colour I can’t remember. But I still remember the man with a beard wearing an indigo shirt and a hat the colour of leaves. I remember the way he leaned forward, hands opened up ready to catch everything. Above the moustache were two eyes constantly searching rapidly in the blinking of an eye. In an unfilled body, he thanked my mother in a sombre voice. And his colour was cold like lead, the colour of a scimitar.

For the time being, there were no hats in the colour of leaves to throw the dollar in. Her red aluminium tin was not a hat.

I could still feel the dollar in my pocket, and she was sleeping, dead asleep, I didn’t know how to wake her. Perhaps she doesn’t want to look at a wall the colour of fire and smoke. Or, was I too late, the smoke had dissipated, and she was exhausted? I looked at her, made a promise to myself that if she wanted my help, I would help her, but the colour of silence or the shade of insincerity appeared, stopped me. I also knew that when you mix these two colours, the hue of her body will change from fear to violence, to cover up the shades of poverty.

Perhaps I’ll return to the garden tomorrow.

I thought if I see her, I’ll immediately drop a dollar in her red aluminium tin, ignoring the echo from her yellow hair. I will look into the aluminium tin like looking through a telescope, to look back at the old man with the beard, the way he bows begging in a style unlike her now squirming.

I made up my mind to wake her up, even if she was still dead asleep. Hence, I always keep the dollar in my pocket, looking for the garden, passing her old house the colour of smoke, but she’s no longer there.

Perhaps she’s looking for her child, the child hues of innocence who left to look for food because of hunger when she was busy worrying about changing colours, from green to red. She likes to savour and delve into the memory of the old man, elated and happy with the red colour of the wind of the meadows of those long days passed, even though it causes people to die a lush green, the colour of malaria.

Now I don’t know how to forget, don’t know how to remember, don’t know how to be sad. But I still look for her. I came across many gardens, many homes the colour of smoke because I know there are lots of gardens and there are lots of homes in this world. Smoke and fire have covered everything, but not all places were destroyed equally.

Some people say a King has seen her and rubbed clean all her hues so she may serve him. Besides the fresh green colour of the garden she was also the fresh blue colour of the sea, hence many men adored her, they woo her with loud praises: oh sea oh isles of boiling water oh, or oh the ocean in my heart, the ingratiating sweet words swaying her this way and that, they pull and they tug. As for me, I don’t believe there’s such a thing as a King in current times. If there is, this King won’t even own a dollar, and if the red tin does not have an echo of a coin then how could she agree? Hence I feel reassured by the idea of forever looking for her. I will stop when I see her, because I know I still have a dollar in my pocket.

In this story, she is not the country, hence, of course, that ignorant child is not the citizens of a nation, bombs the hues of smoke, and the dollar is not the colour of the debts to be repaid by future generations.

I’m still me, a tattered delusional poet, enthusiastic and busy with many issues in general, the question of her and me. As for the aluminium tin, daily I pretend I can not see it.

.

April 2019

*****

VẪN CÒN MỘT ĐỒNG XU TRONG TÚI

Tôi hay nhớ những màu mình từng nhìn thấy, một chút, dù chỉ một chút thôi.

Chẳng hạn, ánh sáng thường có màu xanh của gió. Có lần tôi đã ngồi trong phòng (thì quá khứ), gió sẽ (thì tương lai) tung bay làm mái tóc của tôi xanh biếc? Hay gió sẽ (cũng thì tương lai) biến chúng thành đám rơm màu xanh? Tóc màu xanh, đó là màu của sự mơ hồ, hay màu của một loài chim?

Tôi biết loài chim này. Ở thì quá khứ, khi màu xanh hoà bình đã kết thúc màu xám ám khói, tôi nghe được các màu sắc nói chuyện bên cửa sổ: “Chúng ta thật là may mắn. Chính phủ màu đỏ sẽ (thì tương lai) chăm sóc bộ lông màu xanh của chúng ta. Đừng lo lắng quá, vì không còn ai chết nữa. Người ta sẽ (thì tương lai) thả hết tù binh.”

Sao thì tương lai lại màu đỏ? Vậy thì quá khứ màu gì? Và tại sao lại chết? Chẳng lẽ đã hoà bình rồi chú chim cũng phải tìm một nơi nào đó, kín đáo làm đơn xin tự tử để không phải đi tù hay cải tạo? Đôi khi tôi muốn nhìn thấy khuôn mặt của chú chim khi bị thương. Chắc chú cố trốn thoát và bay ra biển. Thuyền nhỏ quá mà nhiều người leo lên nên đã bị chìm (dù có chữ đã, nhưng nó lại là thì hiện tại). Tôi muốn nhìn thấy chú đau đớn vì ngạt thở như thế nào, có giống như cú rướn lên của con người khi sắp bị treo cổ không?

Có lần chú chim nói: “Bạn cũng có riêng cho mình một con chim rồi cơ mà. Bạn đừng tưởng con chim của bạn màu đen. Con chim của bạn chỉ cần màu xanh là đủ, vì thành phố nơi bạn sống bây giờ rất thanh bình, nó có một khu vườn.”

Khu vườn? Tôi quá biết màu của nó, vì mỗi bình minh và mỗi hoàng hôn tôi vẫn cùng mọi người đi ngang qua đó. Khu vườn màu buồn thiu. Khi khu vườn đổi màu từ buồn thiu sang đỏ thì người ta chuyển từ trồng hoa sang trồng sắn. Trẻ em hồn nhiên đi qua, người lớn thì đi chậm hơn. Họ chăm chú trên trên các trang tin thời sự có màu của tấm bảng gỗ bị nứt với đôi tai có màu của mái che và giọng nói màu bị bóp nghẹt, tay họ nắm chặt mớ tem phiếu nát nhàu, màu mồ hôi nước mắt.

Và tôi đã nhìn thấy nàng.

Nàng nằm trong khu vườn, khuất lấp như cách chú chim màu xanh hay làm, đó là cố giấu mình ngay ở nơi dễ thấy nhất.

Nàng còn trẻ, màu tóc hơi vàng, nhưng màu vàng của tóc bị ố, hóa thành màu nâu nhạt như máu khô của vết thương. Có lẽ tóc nàng đã (thì quá khứ) bị bám quá nhiều bụi bẩn. Tôi ước gì có mưa sa trên tóc cho thêm lãng mạn khi nàng cuộn tròn trên thảm cỏ. Sau đó nàng ngồi dậy, đội chiếc mũ cối để che nắng, đi ngang qua ngôi nhà cũ trong khu vườn, với bức tường màu lửa khói. Nàng bước đi với ngôi sao trên mũ, và tay nàng cầm một cái ca nhôm màu đỏ, ngửa ra.

Có thêm nàng, nên bây giờ chúng tôi là hai người. Tôi vẫn biết mình còn một đồng xu trong túi.

Tôi không nhìn vào chiếc ca nhôm của nàng, sợ làm rơi một cái gì đó, nghe như tiếng vang, làm sự thương hại lộ ra, và nàng (thì tương lai) sẽ ghét.

Tôi nhớ ngày xưa, mẹ có lần đưa tôi lên thành phố màu bình yên và lộng lẫy. Chúng tôi đi từ thì quá khứ đến thì hiện tại, hình như để tô màu cầu vồng hay màu gì đó mà tôi đã quên. Nhưng tôi vẫn nhớ một người đàn ông để râu, mặc áo chàm với cái mũ màu lá. Nhớ cái cách ông ta ngửa tay ra và nghiêng người về phía trước để đón bắt mọi thứ. Phía trên chòm râu ấy là hai con mắt liếc nhanh như chớp. Ông ta cám ơn mẹ tôi với giọng nói nặng trĩu trong một cơ thể trống rỗng. Và màu của ông ta thì hơi lạnh như màu thép, màu mã tấu.

Bây giờ tôi không thấy chiếc mũ màu lá nào để ném đồng xu vào. Cái ca nhôm màu đỏ của nàng không phải là cái mũ.

Tôi vẫn cảm thấy mình có một đồng xu trong túi, và nàng thì đang ngủ, rất say, tôi không có cách nào để đánh thức nàng dậy. Có lẽ nàng không muốn nhìn bức tường màu lửa khói. Hay vì tôi đến khu vườn quá muộn, khói đã tan và nàng đã kiệt sức? Tôi ngắm nàng, tự hứa rằng nếu nàng muốn thì tôi sẽ giúp đỡ, nhưng màu im lặng hay màu giả vờ đã xuất hiện, ngăn tôi lại. Tôi cũng biết khi pha hai màu đó lại với nhau, cơ thể nàng đổi từ màu sợ hãi thành màu bạo lực, để che giấu màu nghèo đói.

Có lẽ ngày hôm sau tôi sẽ quay lại khu vườn.

Tôi nghĩ nếu thấy nàng, tôi sẽ lập tức thả vào cái ca nhôm màu đỏ của nàng một đồng xu, mặc kệ tiếng vang từ mái tóc màu vàng của nàng. Tôi sẽ cúi vào cái ca nhôm, nhìn xuyên qua đó như một cái ống nhòm, nhìn lại hình ảnh ông già râu tóc ngày xưa, cái cách ông cúi người xin ăn rất sành điệu không như nàng bây giờ hay uốn éo.

Tôi quyết sẽ đánh thức nàng, cả khi nàng đang mê ngủ. Vì thế tôi giữ đồng xu trong túi của mình, tìm đến khu vườn, đi ngang qua ngôi nhà cũ màu khói của nàng, nhưng nàng không còn ở đó nữa.

Có thể nàng đi tìm con nàng, đứa trẻ màu ngơ ngác đã bỏ đi kiếm ăn vì đói, khi nàng cứ lo thay màu, từ xanh sang đỏ. Nàng thích gặm nhấm ông già như một quá khứ, sướng mê tơi với màu lá đỏ lộng gió núi ngày nào của nàng, dù điều đó làm nhiều người chết xanh mướt màu sốt rét.

Tôi bây giờ không biết quên, không biết nhớ, không biết buồn. Nhưng tôi tiếp tục tìm nàng. Tôi đi qua nhiều khu vườn, nhiều ngôi nhà màu khói, vì tôi biết có rất nhiều khu vườn và có rất nhiều ngôi nhà trên đời này. Khói lửa đã từng bao trùm khắp nơi, nhưng không phải nơi nào cũng tan nát như nhau, vì sự thù hận không phải nơi nào cũng như nhau.

Có người nói một Ông Vua đã tìm thấy nàng và tẩy sạch màu của nàng, để nàng phụng sự cho ông ấy, Vì ngoài màu xanh của khu vườn nàng còn có cả màu xanh của biển, nên nhiều gã si tình muốn lấy lòng nàng vẫn hay gào lên: biển ôi đảo ôi nước sôi, hay biển ôi trong trái tim tôi, để có quạt mo phe phẩy nắm xôi. Tôi thì tôi không tin, đời làm gì còn có Ông Vua. Nếu có, thì Ông Vua làm gì có đồng xu, và nếu cái ca nhôm màu đỏ mà không có tiếng rơi của đồng xu âm vang thì làm sao nàng đồng ý? Thế nên tôi vẫn yên tâm mải miết đi tìm nàng. Tôi chỉ dừng lại khi tìm thấy nàng, vì tôi biết mình vẫn còn một đồng xu trong túi.

Trong câu chuyện này, nàng không phải là đất nước, nên dĩ nhiên đứa con ngơ ngác kiếm ăn của nàng không phải là nhân dân, màu khói không phải ôm bom, còn đồng xu không phải màu vay nợ rồi đổ cho con cháu.

Chỉ có tôi thì đúng là tôi, một gã nhà thơ rách nát hoang tưởng, nhưng cứ thích lo chuyện bao đồng, chuyện của mình với nàng. Riêng cái ca nhôm thì tôi lờ đi…


Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

By Nguyễn Thị Phương Trâm

There's magic in translating a body of work from one language to another.

6 comments

      1. Omggg 😂 I know I won’t understand anything in the Vietnamese parts. So I just glance over it and not pay much attention so ofc that’s why I didn’t see that key piece of information that I was looking for lolololol

        Liked by 1 person

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: