The aim denied by poetry

A critical editorial in Vietnamese on the subject of reading poetry, specifically Lê Vĩnh Tài’s poetry by Đinh Thanh Huyền
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Đinh Thanh Huyền

Biển mùa đông

THE AIM DENIED BY POETRY

Reading poetry in present time, the common question imposed: “What is it? What does it mean?” without asking “How did I feel? What did I get from reading it?”. The aspiration of knowledge is held in high esteem. But most fail to acknowledge in science, the aspiration of knowledge is the scientist’s drive in new discoveries, even for the inventions to the detriment of humanity. The debate of what is ethical in science is ongoing. At the bottom of the pit of the aspiration of knowledge, one discovers the ego’s desire for the limitless. An ego wanting to paint a portrait through the search of boundless knowledge beyond it; It wants to prove its greatness facing the creator even when it is not ready to accept the whole picture. Hence, it is somewhat understandable. But the aspiration of knowledge in the art is rather ridiculous. What does one need to understand about the poem? Does one need clarity in a poem? Does the poet’s artistic portrayal differ from one’s current understanding? If it is different, could it lift or dampen one’s mood with flavour or distaste? All that in the end is meaningless. Within the “relationship” of the reader and THE POEM, there is no room for an over inflated ego. The need to understand a poem is the manipulation of consciousness. It’s more of a definition than a benefit. So when it comes to poetry, COMPREHENSION should always come after, PERCEPTION should infinitely come first. In the end, what truly belongs to poetry is the onslaught of emotion in every line and verse that is poetry.

Reading the set of four poems entitled ABODE by Lê Vĩnh Tài, I had the opportunity of admiring and discerning four aspects of one unique subject. The four aspects beyond that continue to shift, they twist and turn forming the treads of a screw, a spiral, and the higher it gets it stretches and expands. It would in the end turns into a twister flying over the surface of the earth, gliding across grass meadows, sweeping the surface of the water and sandy deserts, sucking up all my emotions, my emotions spinning, wraps around the twister, becoming the air at the centre of this funnel of water and element. At the centre of this funnel, the initial flurry of emotions settles down to a sudden calmness, left suspended is a soft tranquillity within the curtain of the night, dense and thick, the sweetness of absolute silence. I believed then, I like these poems!

Those who have seen any Hollywood fantasy will never forget the unreal images conjured up by modern cinematography. Digital technology used to aid people in the realisation of their wildest and most fanciful fantasies. As our whole being relaxes to relish and completely immerse ourselves in all the surreal continuously changing images as they expand to then settle, embodying to then regress to nothing, it opens within us a universe of infinite surprise. The art have gone through myriad ways of creating images, from the seamless description of reality, Classical logic to the new, unbiased view of Impressionism, from cutting the meaningful relationships within Cubism, pushing through the visual barriers of an Abstract world, existence is no longer an object of perception, placing more emphasis on emotions, highlighting the importance of the “overtones” of the rendered emotion and desired end game and destination. Therefore, the way an artist creates a work of art is more alluring than the temporal concerns within the piece of art.

Lê Vĩnh Tài have created such a rich and ever changing visual world with ABODE. A fast changing world incomparable to any possible portrayal, the changing images bursting with inspiration, each translating images shifting as though each kind element is in a state of waiting ready to rise above everything, into the light, bursting with light, displaying an opulence tick-tock in seconds to then retreat into a shadow as green and fresh as the moment the verses are ready for the next metamorphosis.

The spider spitting web
Clouds multiplying faster than spit
Two rose petals thinner than paper
Made the veins giggle
Soft and squishy like wet rubber

The creases of the white coral sea, a swan
My member and our eyes
WitnessED the depths
An ocean over us
Destruction of the waves

Strands of hair like darkness
I am a captive of your lips
Your slender legs drawing upon my recollection
A shark hunting on the verge of its prey
From the mysterious deep
The God of tidal waves

The shark’s shameful error
Left the playful dolphin with its balls
Swollen abode

In varied encounters throughout the four poems, the images constantly change, morphing like a dream.

The images arouse the senses, and connect the reader’s consciousness like a live feed continuously with the poem, building a torrent of emotion and breaking the barriers of what is familiar at the utmost heightened magnitude. At this point, discussing the symbolistic meaning makes more sense.

Abode is shaped by its earthly concerns and experience. It is a fragile rose petal, wet rubber, and a dolphin playing with its ball. Relatable images, playful, sensual, heartwarming beauty. But at the point when the lines framing the Abode become less defined when it has become “black and white” “brimming with splendour”, especially at a point when it’s no longer of substance, no longer the material of this world, it is “the dissolving nine gates of the eternal”, it is when the visual part of poetry is no longer the embodiment of nature. The world of the Abode is abstract. But only in mere moments, it is sourced from the vast expanse of the abstract, Abode returns immediately to the rich bode existence of the present:

Don’t laugh
The whispers of your laughter run the length of my life
And I will lose my way
Nothing but illusions
After the multiple times we will love
In our sleep
The stars will find their way in quietly
The engorgement of my body shall fill your curves
Two horizons
Or will they be two mirrors at the bottom of the sea?
Your stomach shifting like the earth’s plates
Shatter my mirror
Into grains of
Aching sand…

Just like that, Abode is the sum of what is conscious and unconscious, it is not just something that is suddenly foreign and new in our hands, but it has also left us for a far off land. Abode is a symbol that is both intangible and perceivable. In such a way that, ABODE is tethered to at least 3 available possibilities.

ABODE 1: celebrates a woman in love, her fervent intimacy. A celebration of boundless sensuality, totally absorbed in a single moment all possible naked, raw and divine sensation. An intimacy consummated from the very beginning of the odyssey “circumvents the world” building into the frenzy of “storm”, “tidal waves”, “tides”, “shark”, “earthquake”, “breathless”, the disarray of “Night shall be day, and day shall be night” and “Far beyond the sea will be the bird wings”,  the easy breathing of bird wings drifting into a deep slumber.

ABODE is the result of the metamorphosis of all that is love. ABODE is ‘the woman”, Abode stands for an immersion of sound intimacy: 

The glorious pieces of white paper never allow us to taint them
Fine like petals
Easily torn by clumsy fingers
The kindness of a pounding heart
Where dreams are woven together
Yearning for light
The stare of the dark, of the blackness of holes
The divinity of the womb
Transforming us into sea birds.

An un-resting constant transformation of bitterness and sweet nothing. Reveal within her eyes the fear and flame ignite. ABODE is the home for all the plight of love a flight through the poem. ABODE is FIRE.

ABODE 2: A celebration of motherhood. It celebrates how a woman’s body is different to a man’s body, a woman’s body could be turned into a living “home”. This “home” is both wholly and ultimately ready for the new life of a child. The life taking shape inside a mother, the mystery of a new soul residing within the faculty of motherhood. When a young woman is a mother, her body is the Creator. At such a time her ABODE becomes unreachable to her man. 

What or where is the vulva, can you show me? A child asked
How do I answer the child? Since I know little more

No different to ABODE 1, Abode is not a definite proclamation. It is a boundless transformation in its second form of godliness:

Or was it mother’s uncut long hair
Or a frond in the night
Gently collecting dew
The dark beneath its lips is red and misty on the mouths of babies craving for milk.

No longer a fascination, infatuation, no longer a heated dangerous chase to the point of exhaustion, ABODE 2 encapsulates the warmest, sweetest, and most peaceful of moments. Every man is born from his mother’s womb. Hence the unconscious reverence reserved for ABODE.

I dream of an eloquent expression of the suggestiveness of the vulva
The suggestiveness of life from our elders
The children from their mother’s womb
The vastness…

ABODE is WATER

ABODE 3: celebrates light and creation:

All poets please, don’t be surprise, because the abode will be the source of creation in the name of God
That is the birth of a poet

It’s a wonderful feeling reading such lines:

Who could possibly master this particular Lesson by God in Geometry
The aims of the triangle like a river like the sea
Where both landings are grounded flat on the earth
Where dreams are draped across meadows

Where at the tips of ten wet tired fingers the rain dances constantly through the night
God’s angelic triangle
The moon on its full cycle is often half hidden and weeping
The half reserved for the birth of all that is sacred

The way Lê Vĩnh Tài established this Lesson by God in Geometry concurrently as both a matter of fact and a surprise. Sometimes, one cannot simply borrow any kind of aphorism to denote a natural entity, a primordial matter. It can only be said with words that have destroyed all embellishment. This godly triangle, a triangle of aeons of sadness materialises as both emptiness and fulfilment. It dispatches a melody of endless freedom, of pure truth. Given a divine mandate from the Abode, Poetry has power:

The poet’s dedication always opens up, like the abode
Composing poetry
To Shatter
The earthly
Grass landings…

ABODE is LIGHT

Photography by Trần Hoài Phương

ABODE 4: celebrates land and country:

The womb covets us
As gently as mother earth as we lay down

Within such unconditional love, the abode nurtures us from the moment of conception to the day we die, bearing the cruelty of the enemy and still manages the saintly love of angels. ABODE is THE EARTH.

To be continued…

THƠ CHỐI TỪ MỤC ĐÍCH

bài của Thanh Huyền 

Bây giờ đọc thơ, người ta thường chỉ đặt câu hỏi: “Đó là cái gì? nó có nghĩa gì?’ mà ít khi đặt câu hỏi “tôi được nếm trải như thế nào?”.Tham vọng hiểu biết vốn được xem là phẩm chất. Nhưng mấy ai để ý rằng trong khoa học, tham vọng hiểu biết khiến các nhà nghiên cứu lao vào khám phá, phát minh cả những thứ chống lại loài người. Cuộc tranh luận về tính đạo đức trong khoa học chưa có hồi kết. Nhìn tận đáy sâu của tham vọng hiểu biết, khám phá khách thể chính là khao khát của bản ngã muốn thử thách các giới hạn. Nó muốn vẽ chân dung mình qua việc kiếm tìm những tri thức vô tận bên ngoài nó; Muốn chứng tỏ sự vĩ đại của con người trước đấng sáng tạo trong khi chưa đủ tư cách để đón nhận trường thông tin toàn thể. Như thế, dù sao vẫn có thể hiểu. Nhưng tham vọng hiểu biết trong thưởng thức nghệ thuật thì khá lố bịch. Ta muốn hiểu gì ở bài thơ? ta có cần cái nghĩa của nó không? hình tượng nghệ thuật mà nhà thơ đem đến, nó có khác gì với hiểu biết sẵn có của ta không? nếu khác, nó có khiến cho ta thích thú hơn hay ghét bỏ hơn không? xét cho cùng, điều đó là vô nghĩa. Trong “cuộc tình” của người đọc và BÀI THƠ, không có chỗ cho cái bản ngã hỗn hào lên tiếng. Nhu cầu hiểu bài thơ là một thao tác của ý thức. Nó mang tính định nghĩa nhiều hơn là thụ hưởng. Vậy thì  với thơ, HIỂU nên là cái đến sau, CẢM mới là cái thứ nhất và vĩnh viễn. Chỉ có xung lực mạnh mẽ của cảm xúc mà những dòng thơ khơi lên mới là cái cuối cùng thuộc về thơ. 

Đọc bốn bài ÂM HỘ của Lê Vĩnh Tài, cảm tưởng của tôi là đang nhìn ngắm bốn hình đồng dạng phối cảnh. Rồi bốn hình đó bỗng chuyển động và tạo thành một đường xoáy trôn ốc, càng lên cao càng giãn nở. Cuối cùng nó trở thành chiếc vòi rồng lướt như bay trên mặt đất, đồng cỏ, tán cây, quét qua mặt nước và những sa mạc cát, hút lấy cảm xúc của tôi cuốn vào lòng phễu không khí. Trong lòng phễu ấy, những xúc cảm bồng bột ban đầu bỗng dịu lại, chỉ còn lửng lơ một cái gì êm ái trong màn đêm mịn màng, dày đặc, ngọt ngào và tuyệt đối im lặng. Tôi nghĩ, tôi thích những bài thơ này! 

Ai từng xem phim giả tưởng Hollywood ắt sẽ không quên những hình ảnh kì lạ được tạo nên bởi kỹ xảo điện ảnh hiện đại. Công nghệ số giúp cho con người hiện thực hóa những tưởng tượng bay bổng, hoang đường nhất của mình. Khi ta đờ người ra chiêm ngưỡng những hình ảnh siêu thực biến hóa liên tục tan ra rồi tụ lại, hóa thân rồi hồi quy, trong ta mở ra một vũ trụ vô hạn những ngạc nhiên. Nghệ thuật đã đi qua nhiều cách thức tạo hình ảnh, từ sự mô tả hiện thực liền lạc, logic Cổ điển đến cái nhìn mới mẻ không định kiến của Ấn tượng, từ việc cắt đứt các liên hệ nghĩa trong Lập thể, đẩy qua thế giới thị giác trong Trừu tượng, hiện hữu không còn là đối tượng nhận thức nữa, cảm xúc về nó mới là quan trọng, thậm chí những “bội âm” của cảm xúc đó mới là điểm đến. Bởi thế, cách người nghệ sĩ làm nên tác phẩm nghệ thuật cám dỗ hơn là thế giới ý nghĩa bên trong tác phẩm. 

Lê Vĩnh Tài đã tạo ra một thế giới hình ảnh biến ảo như vậy trong ÂM HỘ. Một thế giới chuyển động nhanh hơn bất kì sự hình dung nào, những biến hình ảo diệu đầy cảm hứng, những chuyển dịch uyển chuyển như thể mỗi phần tử tế vi của nó luôn trong trạng thái chờ đợi được trỗi dậy, vươn ra ánh sáng, phô bày sự lộng lẫy trong tích tắc rồi lại chìm vào bóng tối xanh thẳm đợi đến lần biến hóa tiếp theo. 

Khi tơ nhện mở miệng ra/Một đám mây lướt nhanh hơn nước bọt/Hai cánh của bông hoa hồng mỏng như tờ giấy/Làm buồn cười các mạch máu/Đang mịn như cao su ướt… 

… Những rặng san hô của biển trắng như thiên nga/Vòi nước của anh và đôi mắt chúng ta/Nhìn vào vực thẳm/Biển cưỡi lên chúng ta/Và thuỷ triều đã phá vỡ tất cả/Những sợi tóc và những thứ màu đen/Loà xoà quanh miệng em/Đôi chân dài của em rút ra khỏi những suy nghĩ của anh/Một con cá mập lớn lao lên khỏi mặt nước/Tạo thành cơn bão của sóng/Sau đó rơi vào một độ sâu không ai biết/Con cá mập xấu hổ và tội lỗi/Chỉ còn con cá heo đang đùa chơi với quả bóng/Phồng căng như âm hộ…

Trải suốt bốn bài thơ là các chiều không gian đa dạng, trong đó các hình ảnh liên tục thay hình đổi dạng như trong một giấc mơ. 

Những hình ảnh kích thích giác quan, kết nối tâm thức người đọc với bài thơ một cách trực tiếp, tạo nên cơn bão xúc cảm vượt lên trên trải nghiệm thân quen ở một cấp độ dữ dội nhất có thể. Đến lúc này, nói về nội hàm của hình tượng mới thật sự có lý. 

Âm hộ được gợi tả bằng thế giới ý nghĩa mà nó đi qua. Nó là cánh hồng mong manh, cao su ướt, là con cá heo đùa chơi cùng trái bóng. Những hình ảnh được liên tưởng với hiện thực, bóng bẩy, gợi cảm, quen thuộc và mỹ lệ. Nhưng đến khi Âm hộ mất đi đường nét, trở thành “hai màu trắng và đen” “tràn ngập sự huy hoàng”, nhất là lúc Âm hộ không còn hữu hình, nó là “thế giới chín cửa cửu trùng đang nứt mở” thì hình ảnh thơ đã không còn được tham chiếu với thực thể tự nhiên. Thế giới của Âm hộ đã là trừu tượng. Nhưng cũng chỉ trong khoảnh khắc, từ cõi mênh mang của trừu tượng, Âm hộ vụt trở lại với cái tồn tại đậm tính phồn thực: Em đừng cười/Tiếng cười của em thì thầm dọc theo cột sống của anh/Làm anh mất định hướng/Chỉ còn một ảo giác/Khi chúng ta muốn làm tình theo cấp số nhân/Trong giấc ngủ/Những ngôi sao đã chui vào trong/Đã dùng cơ thể của anh để điền vào cơ thể của em/Hai bầu trời/Hay là hai chiếc gương đã chìm sâu dưới đáy biển?/Bụng của em là một trận động đất/Làm vỡ chiếc gương của anh/Thành những hạt cát/Xót đau…

Cứ thế, Âm hộ là toàn bộ cái hữu thức và vô thức, vừa là nó đã trở nên xa lạ, mới trong tay thoắt đã đi vào phương nào xa xôi lắm. Âm hộ-là một biểu tượng vừa có thể nhận biết được vừa phi vật thể. Bằng cách đó, ÂM HỘ kết nối ít nhất 3 khả dụng. 

ÂM HỘ 1: biểu tượng của người nữ trong cuộc tình, cuộc ân ái đắm say. Dục lạc hân hoan, vô biên, tuyệt đích hấp thụ vào nó mọi cảm giác nhục thể trần trụi và thần thánh. Một cuộc ái ân trọn vẹn từ phút giây ban đầu dịu dàng thám hiểm “vòng quanh thế giới”  đến cơn cuồng nhiệt của “bão”, “sóng”, “thủy triều”, ‘cá mập”, “động đất”, “ngộp thở”, hỗn độn “Đêm là ngày, ngày là đêm” và giấc ngủ nhẹ nhàng của “những cánh chim đã bay qua biển”.

Tình yêu biến tất cả thành Âm hộ. Âm hộ là “Em”, Âm hộ là toàn bộ những gì có thể giúp hình dung về một tình yêu lắng sâu: Các tờ giấy trắng dường như quá đẹp để chúng ta có thể làm ô uế/Nó mỏng như cánh hoa/Nó dễ rách với những ngón tay lật vụng về/Sự dịu dàng của trái tim âm ỉ/Nơi giấc mơ đan quyện vào nhau/Mơ ước của ánh sáng/Tầm nhìn của bóng tối, của các lỗ đen/Cái tử cung kỳ diệu đã hóa hai chúng ta/Thành loài chim biển. Trong cuộc biến hình không ngừng nghỉ đó là bao nhiêu hạnh phúc và đau khổ. Ngọn lửa yêu đương bùng cháy và sự sợ hãi nuốt vào trong đôi mắt. Âm hộ là những tinh thể tình yêu bay suốt bài thơ. ÂM HỘ là LỬA.

ÂM HỘ 2: Biểu tượng của người mẹ. Thân thể người nữ khác người nam ở chỗ nó biến mình thành cái “tổ” của sự sống. Toàn bộ quá trình chuẩn bị cho một sinh linh ra đời diễn ra trong cái “tổ” đó. Sự sống sinh học tượng hình trong thân thể mẹ, linh hồn bí ẩn non nớt trú ngụ trong năng lượng mẹ. Khi người con gái làm mẹ, thân thể nữ trở thành Thượng đế. Âm hộ khi ấy trở nên xa lạ với người đàn ông của nàng. Một đứa trẻ đã hỏi, âm hộ là gì? Mang nó lại cho con/Tôi có thể trả lời với nó như thế nào? Tôi cũng không biết gì hơn nó. Cũng như ở ÂM HỘ 1, không có biểu đạt nào nhất định cho Âm hộ. Nó biến hóa khôn lường trong bản thể thứ hai thiêng liêng: Nó có thể là mái tóc dài thật đẹp chưa cắt của mẹ/Hay là chiếc lá trong đêm/Dịu dàng hứng giọt sương/Bóng tối đến dưới bờ môi như màu đỏ mờ mờ trên miệng con còn đang thèm sữa. Không còn sự mê dụ, đắm đuối, bất an và cuồng nhiệt đến kiệt sức, ÂM HỘ 2 được biểu đạt bằng những hình dung dịu ngọt, bình yên, ấm áp nhất. Người đàn ông nào cũng thoát thai từ lòng mẹ. Nên lòng tôn kính đối với Âm hộ dường như là vô thức. Tôi ước mình có thể diễn ngôn các gợi ý về âm hộ/Và các gợi ý về cuộc sống từ những người già/Và những đứa con được sinh ra từ lòng mẹ/Bao la…. ÂM HỘ  là NƯỚC.

ÂM HỘ 3: biểu tượng của quyền năng sáng tạo. Các nhà thơ đừng ngạc nhiên, bởi âm hộ sẽ làm những việc sáng tạo nhân danh Thiên Chúa/Đó là sinh ra nhà thơ. Thật tuyệt khi đọc những câu thơ này: Làm sao ai có thể học được bài Hình Học này của Chúa/Cái tam giác ba chiều như biển như sông/Nơi mà cỏ hai bên bờ rạp xuống/Nơi giấc mơ phủ kín cánh đồng/Nơi cơn mưa ngâm tẩm suốt đêm bằng mười đầu ngón tay bơ phờ nhảy múa/Cái tam giác thiên thần của Chúa/Cái vầng trăng khi rằm thường khóc và khuyết đi một nửa/Một nửa để sinh ra đời tất cả những linh thiêng. Cái cách mà Lê Vĩnh Tài thiết lập Hình học của Chúa trong thơ vừa hiển nhiên vừa bất ngờ. Đôi khi, người ta không thể mượn bất cứ cách ngôn nào để biểu thị một thực thể tự nhiên, một vật chất ròng nguyên thủy. Chỉ có thể nói đến nó bằng những ngôn từ đã triệt tiêu mọi trang sức. Cái tam giác thần thánh, tam giác u sầu vạn thủa hiện ra trong một cảm giác vừa toàn vẹn vừa trống vắng. Nó gửi đi giai điệu của tự do bất tận, của sự thật thuần khiết. Được trao ủy nhiệm thiêng từ Âm hộ, Thơ đã có quyền năng: Sự hiến dâng của nhà thơ làm ngôn ngữ luôn luôn mở ra, như âm hộ/Làm Thơ/Vỡ bờ/Cỏ rạp…   ÂM HỘ  là ÁNH SÁNG.

ÂM HỘ 4: biểu tượng của Tổ quốc. Âm hộ bao phủ chúng ta/Mịn màng như đất mẹ khi chúng ta nằm xuống. Trong sự bao dung tuyệt đối, Âm hộ che chở con người từ sinh đến tử, chịu đựng sự tàn bạo của kẻ thù mà vẫn mênh mang tình yêu thiên thần. ÂM HỘ  là ĐẤT. 

Lửa, Nước, Ánh sáng, Đất, Con người- năm yếu tố làm nên sự sống hội tụ ở ÂM HỘ. Có lẽ không cần nói gì thêm. Diễn dịch, trong trường hợp này sẽ xúc phạm người đọc và thơ ca. Những ý nghĩa đã nhắc đến trên kia có phải khám phá mới của Lê Vĩnh Tài không? tuyệt đối không. Ngay cả việc dùng ÂM HỘ như một biểu tượng cũng không có gì đặc biệt. Nhà thơ dường như không muốn tạo ra một tác phẩm đa nghĩa thách đố trí nghĩ của độc giả. Những triết lý nhân sinh sâu xa không phải là cứu cánh của chùm thơ. Thế mà những bài thơ này có thể cuốn-hút như vòi rồng hút nước. Không thể cưỡng lại hấp lực của nó, những câu thơ vang lên rồi tan biến vào thời gian nhưng ma lực của nó ở lại. Ma lực ấy không được tạo tác bởi ý nghĩa mà bởi cách nhà thơ viết nên nó. Hãy trở lại với ÂM HỘ 4. Bài thơ đã bám sang chính trị, sự mở rộng đó khiến cho thơ lập tức trở thành đại tự sự. Tính sử thi xuất hiện, giọng điệu khoa trương xuất hiện, hình ảnh phúng dụ sử thi xuất hiện. Mạch liên tưởng của bài thơ mở đến vùng nghĩa này thật sự độc đáo. Nhưng xét từ góc độ ý nghĩa, bài thơ không đi xa hơn được bản thân nó. Chính trị có thể tạo ra nhiệt huyết và một thái độ lương tri, một chủ nghĩa nhân văn thiết yếu. Nhưng chính trị dễ đẩy thơ ca vào trạng thái tự phá hủy. Vậy điều gì khiến bài thơ trụ vững ở phần tươi tắn nhất trong cuộc “hôn phối” nhiều bất trắc giữa thi ca và chính trị? 

Đọc Lê Vĩnh Tài phải chuẩn bị tinh thần trước những liên tưởng kiểu “bẻ lái, vào cua” rất “gắt”: Vào chu kỳ mỗi khi tỉnh dậy/Âm hộ đầy máu như vừa qua một cuộc chiến tranh/Như một cảnh báo/Mẹ Tổ Quốc nằm kề bên tên khổng lồ dâm đãng/Với hai mắt mù và chiếc gậy dò đường/Chỉ biết đâm và chọc/Y không thể biết được sự dịu dàng/Thiên thần/Mênh mang/Của âm hộ. Những liên tưởng tít tắp của ngôn từ đã giúp cho hàm nghĩa chính trị không lạm phát thành tiếng nói của sự nhân danh lớn lao và căng thẳng.

Trên con đường sáng tạo của mình, Lê Vĩnh Tài đã đi qua điểm mốc của tư duy thẩm mỹ truyền thống: Một hối tiếc một long lanh/sớm ngày đã rối tung thành đêm đen/một người rách áo rồi em/một người lại giấu cuộn len đâu rồi…(Bài thơ về cuộn len). Ở ÂM HỘ, sắc thái thẩm mỹ ấy không còn chút gì. Lê Vĩnh Tài cắt đứt toàn bộ khả năng  chuyển động của lời thơ tìm đến nhau theo cách của nước tan vào nước. Ngôn từ thơ lúc này không phải một nghi thức. Nó không mang vẻ đẹp hoàn hảo đầy tính chức năng như thơ cổ điển, không phải một chuỗi liên tục các yếu tố ngôn ngữ có giá trị ngang nhau trong nhiệm vụ biểu đạt một ý đồ có trước như thơ hiện đại. Ở thơ cổ điển hoặc thơ hiện đại, sự sắp xếp là cực kì quan trọng. Trong chuỗi sắp xếp đó, các từ buộc phải liên kết với nhau và không từ nào đủ tư cách để tồn tại như một vật thể độc lập. Ở ÂM HỘ, chữ không có khả năng tìm đến nhau. Chúng chỉ “tình cờ” nằm cạnh nhau do một bí ẩn nào đó. Khi em cởi áo. Mái tóc dài màu đen. Một khuôn mặt nhợt nhạt/Đôi mắt em chợt xanh hơn biển/Ngực cao, chân dài. Một cơ thể bước ra từ cổ tích/Em trượt xuống nước và bắt đầu sải vòng tay bơi đến với anh/Mỗi sải bơi như em đang vặn/Vòi nước của anh từ bên trong/Mọi thứ không ai có thể biết/Nó trống rỗng và nhẹ như hơn không khí/Phủ lên một cái hồ/Mà chúng ta đang chờ đợi/Khi em chớp mắt. Không thể tìm thấy dù chỉ là một thủ pháp quen: không từ láy-chất tạo nhạc tính, không vần-chất kết dính, không ẩn dụ /hoán dụ từ vựng-chất lạ hóa. Lời thơ rời rã với những khoảng trống không thể lấp đầy. Mối liên kết lỏng lẻo khiến mọi suy đoán phải ngập ngừng. Chất văn xuôi tràn trên mặt câu chữ, tải lượng của lời nói lớn đến mức thách thức cả trí năng và cảm xúc của người đọc. Thơ Lê Vĩnh Tài là một điển hình cho lối viết tự trị cực đoan, nghĩa là lối viết kém “niềm nở” với bạn đọc. Lạ ở chỗ nhà thơ làm cho ngôn từ của mình đơn giản nhất có thể. Sự đơn giản đặt người đọc vào thế phải buông hết những tri thức đã có về vẻ đẹp thi ca, chấp nhận cái “thế giới này” của thi sĩ. Nhưng trong cái đơn giản ấy đã ẩn tàng những kĩ xảo thi ca mà Lê Vĩnh Tài dùng đến độ tinh tế.

Như đã nhắc ở trên, ngôn từ trong ÂM HỘ không được dẫn dắt bởi các quan hệ. Nó độc lập xuất hiện, tự mình gánh vác toàn bộ trữ lượng thông tin sự vật. Hãy xem xét mấy câu thơ này: Một chiếc vỏ ốc/Như âm hộ/Và bóng tối cùng với những người làm rách nó/Giờ lặn sâu dưới đáy biển. Rất khó phát hiện quan hệ nào dẫn đường cho từ ngữ. Phép so sánh đặt “vỏ ốc” và “âm hộ” vào một liên tưởng về sự xé rách tỏ ra rất bấp bênh. Các con chữ hiện ra cạnh nhau, trống trải. Trước nó không có gì báo hiệu, sau nó không có gì tiếp nối. Xung quanh nó không có một môi sinh tổng quát. Nó đứng đó, chứa hết những nghĩa có thể xuất hiện. Từ rách trong câu thơ trên có thể là làm rách vỏ ốc, làm rách âm hộ, làm rách bóng tối…Những nghĩa đó không nhất thiết phải là mục đích của thơ. Chúng chỉ chợt hiện ra để gợi nên  ấn tượng miên man về một cái gì đó đầy tiếc nuối. Một cái gì đó đã vĩnh viễn chìm sâu vào số phận của chính nó. Ở một đoạn thơ khác Sự hiến dâng của nhà thơ làm ngôn ngữ luôn luôn mở ra, như âm hộ/Làm Thơ/Vỡ bờ/Cỏ rạp…chính âm điệu mới là điều làm lên ngân vang kì lạ của thơ. Người đọc có thể không hiểu hoặc hiểu sai ý nghĩa, nhưng nghe được tiết tấu và âm giai của chữ là đủ. Ngôn từ thơ Lê Vĩnh Tài chính là ngôn ngữ “vật thể” (Jean-Paul Sartre). Kiểu ngôn từ đó chỉ cho NGHE tiếng của bài thơ vang lên trong tâm chứ không thể tìm cách yên lòng với các chủ đề.Thơ là cách để thoát khỏi sự hung hãn của lý trí, cớ sao cứ phải trở lại cái ách nặng nề đó mỗi khi đọc thơ! 

Hà Nội, tháng 5/2020

Giáng Sinh tím

https://vanchuongthanhphohochiminh.vn/mot-nguoi-trong-cuoc-choi-tho?fbclid=IwAR3Ne1Tx6i2zHli57WPl7FtAj5uvYZftHx8sKjTL0jPkkM5VrYVbf58WluY


Đinh Thanh Huyền, the poet, artist and critic is currently living in Saigon, Vietnam.

Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

By Nguyễn Thị Phương Trâm

There's magic in translating a body of work from one language to another.

7 comments

  1. I felt attacked after reading the first two lines hahaha! I was reading this interview of a singer I really love—his name is Gregory Alan Isakov. His music invokes a lot of emotions and just makes the listener feel filled with all the feelies. In one of his interviews, though, he admits that a lot of the things in his song he does not know what they mean or why he wrote them—he just knew he had to. It’s just like this, the why and the meaning is not important—just feel and experience the piece!

    Liked by 1 person

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: