Uống rượu, tập đánh vần

I was born in 1971, in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. My family and I were a part of the first exodus of boat people after the Vietnam war. In March 1981, we settled in Sydney, Australia. I graduated with a bachelor of Pharmacy from the University of Sydney. I have been translating Vietnamese literature for the past five years in my search to better understand my mother’s language and culture. My translations have been shared through blogging over the past year. I am still a registered pharmacist practicing in Western Sydney. I hope to continue translating and continue to share Vietnamese art and literature, beyond borders on SONGNGUTAITRAM.

July 2021, in isolation.

[My daily writing exercise in Vietnamese.]


À, anh yêu, chúng ta nhắm mắt lại, mong ôi một giấc chiêm bao như ngày nào ta còn biết yêu? Em thò hai bàn tay vào túi quần của em, thì em lại thấy một lần nữa không còn gì? Những kỷ niệm bụi bặm màng nhện cũng không còn ư? Thoang thoảng mùi đất gọi ta về, ẩm ướt cùng cơn mưa hàng tháng, nhưng về đâu đây anh yêu?

Tại sao? Tại sao chứ?

Why am I a mere butterfly in a kaleidoscope of butterflies in your eyes?

Ừ, thì em say..


Không còn nhiều thời gian nữa đâu những tình yêu ạ. Yêu ai thì cứ tỏ tình ngay đi. Đừng kiểu nhà nàng ở cạnh nhà tôi như anh Nguyễn Bính ạ. Nghe tôi đi.

Nhiều khi được yêu lại thì sao, không thì được một cú đấm cũng vui nha..

Ừm, triết lý chủ nhật của dược sĩ.


Thành người trước
cứu nước
là bước
sau


Dịch bài thơ nhi đồng của ông thầy mà tôi lại ngậm ngùi cả ngày. Dịch quá nhiều thơ chăng? Sự tự nhiên của tạo hóa là những chia ly như sự chết đúng không?

Những sự chia lìa, như những đứa con của tôi cũng phải ra đi để tìm kiếm một cuộc sống riêng.

Nước bốc đi theo nắng, để lại một đống muối óng ánh để nêm nếm cuộc đời còn lại của ta chăng?

Dịch những bài thơ nhi đồng đem lại cho tôi một chút an ủi chăng?

Tôi ngồi nghe các ông già lưu vong chửi con cháu của rồng tiên một cách cay đắng tục tĩu, như một bát nước lã thẩy vào mặt tôi trong một buổi chiều gió buốt thấm da thịt, liệu chúng có thành người không?

Liệu con của những ông già này còn nhớ đến quê hương không? Hay là những người Việt Kiều nửa nạc nửa mỡ chỉ về quê hương của tổ tiên để tìm kiếm ẩm thực quen thuộc chúng đã được thưởng thức ở những phố Việt rải rác ở hải ngoại khắp thế giới với đồng tiền to lớn của chúng?

Ôi những đồng tiền giá trị hơn mạng người.

Ai cũng thích giảng, nhưng có bao nhiêu người viết nổi một bài thơ về sự tồn tại của muối?


Tôi thấy các bạn hay comment “chất”, nhưng tôi lại không cảm nhận được. Có lẽ bây giờ hiểu được sâu hơn?

Chất, chất lượng, chất xám, substance, substantial, matter, what matters, grey matter?

Hay quá nhỉ, ngôn ngữ á.

Khổ quá kìa, không phải là tôi hay kỳ thị những người nổi tiếng. Tôi hơi khó tính một chút thôi. Tôi chỉ thích đọc thơ hay.

Sao, như vậy là CHẤT chưa?


Thơ chỉ là ngôn ngữ thôi, một cách để bày tỏ cảm xúc hay suy nghĩ của mình? Có lẽ tôi hiểu một phần tại sao Thái Hạo giống như đã ngưng làm thơ.

Khi đã vượt qua một giai đoạn quá bất ngờ trong cuộc đời mình, thơ không đủ chữ để anh ta viết ra những gì ảnh cần và muốn nói ra một cách rõ ràng và chi tiết hơn.

Tôi buồn một phần vì không còn được chia sẻ những khúc thơ tung ra trên bàn phím giữa đêm của ảnh nữa. Làm thơ không phải là một lựa chọn của thi sĩ, ấy chỉ là một việc bất đắc dĩ. Để thoát chăng. Như tôi đã được thoát nhiều lần qua những bài thơ. Thơ là những cảm xúc bất ngờ. Như tôi đã bất ngờ dịch thơ. Nhưng tôi rất mừng khi biết rằng tiếng nói duy nhất của anh ta vẫn còn tồn tại.

Thơ chỉ là một ngôn ngữ rất riêng, thường thu hút vì sự mờ ảo. Nhưng thu hút hơn đó nữa là sự thật.


Không cần nhắc đến thằng Mỹ, quan tâm của tôi trước hết là thằng Bắc Kỳ, thằng Huế và thằng Ngụy thua cuộc ở Miền Nam.

Tôi không cần nhắc đến con đàn bà làm chi, vì chúng sinh ra từ một nhánh xương sườn của thằng đàn ông. Vô dụng.

Đọc thoáng qua phỏng vấn của nhà văn Phạm Thị Hoài trên Diễn Đàn Thế Kỷ, tôi nhớ lại những chia sẻ của ba má tôi. Họ đã bỏ quê hương hai lần, vinh dự lớn lao của họ là đã được giải phóng hai lần. Đi đến đâu họ bị đuổi đến đó.

Tôi là một con đàn bà, con của thằng Bắc Kỳ và thằng Ngụy. Rất kỳ thị.

Đây là bài thơ tôi đã sáng tác sáng nay.


Câu trả lời dưới đây liên quan đến sự “egosurfing”, đã nêu lên sự phức tạp của thời đại ảo tưởng trên mạng xã hội. Những diễn viên nổi tiếng lướt mạng để tìm kiếm và vo vén cái tôi của mình.

“Anh Tài em surf tên anh thôi, vậy còn là “tự sướng” không? Em để ý là mỗi lần em chuyển ngữ tác phẩm nào CHO em đi nữa thường là giống như những tác giả này nghĩ em đang tưới hay bón phân cái tôi của tác giả ấy vậy, họ không cần phải egosurf. Em nói chung thôi. Mới đầu thì okie, nhưng hiểu nhầm em mãi làm em ngại lắm luôn, khó chịu thì đúng hơn. Sau này em bắt đầu dịch để cho họ im cho em sống, nhưng họ lại làm tới, cái đầu họ càng bự.. Rồi em nghĩ ủa sao mình một là ngu hai là ngu ba là ngu.. Toàn là công lao của mình làm mà không được gì, mà lại còn ngu hơn. Họ lại còn giận dỗi ngược lại vì em không muốn đọc thơ dịch thơ của họ. Rồi em nghĩ, ủa chồng mình hay con cái mình không đòi hỏi gì mà họ lại là những người dưng hay làm phiền mình. Những người dưng có những tham vọng em nghĩ cũng tốt thôi, ai cũng cần có nên có một tham vọng gì đó để càng ngày càng tiến bộ hơn để thành một con người tốt hơn, nhưng họ hay quên đó là tham vọng của riêng họ, sự tham vọng sẽ thay đổi tùy người. Em duy nhất chỉ yêu thơ, em yêu ngôn ngữ vì ngôn ngữ làm nên thơ.. Chứ em sinh ra là không phải để đi vuốt cái tôi của người dưng. Em hiểu họ thôi mà họ hay hiểu nhầm là em thích họ. Chỉ là sự hiểu biết bình thường. Đơn giản mà.”


Mở mắt ra là đã thấy đàn ông Việt Nam ôi, luôn luôn thật là dễ thương. Cứ như mới lớn vậy. Các anh bốn mùa đều dễ thương.

Cưng.


‘Nhà văn Phạm Thị Hoài có câu: “Đàn ông Việt phức tạp hơn gấp bội, sống ở thế kỷ 21, tuyên ngôn ở thế kỷ 30, tư duy ở thế kỷ 19, cảm xúc ở thế kỷ 18, yêu đương ở thế kỷ 20, và, lấy vợ ở thế kỷ 15”.’ TH

Đàn ông Việt Nam dễ thương quá đi.

Phạm Thị Hoài, the writer has once said: “Vietnamese men are tenfold more complicated than most, they live in the 21st Century, they lecture about living as men in the 30th Century, with the logic of men in the 1900s, the emotional maturity of men in the 1800’s, have sex like men in the 20th Century, and, marry women from the 1500s”


Audit của Blog:
50% là những tác phẩm của anh Lê Vĩnh Tài
35% là những tác phẩm của những tác giả khác
15% còn lại là những tác phẩm của tôi
Heheh, người ta ganh với ông anh của tui là phải.

Vậy thì tôi có thể kết luận rằng ngôn ngữ của mẹ tôi càng ngày càng khá hơn vì ngôn ngữ của anh Lê Vĩnh Tài.


Sự áp lực của cuộc sống cần mộ̉t sự kiểm soát(self-audit) thường xuyên để chúng ta có thể lấy lại sự cân bằng của cuộc sống của chúng ta, càng bị áp lực chúng ta càng cần đến sự kiểm soát. 

Tôi ngồi tôi thở 
Tôi ngồi tôi thở một hơi thật dài

Trước những tượng đài?
Tôi quỳ tôi khóc
Ôi ôi tôi
Là một đứa nhóc

Khi chúng ta đã vượt qua được những sự kiểm soát này thì chúng ta sẽ thoát. Thoát nhữnhg sự lo âu buồn phiền. 

Chúng ta sẽ thành một bài thơ.

Nhà thờ Đá, Ninh Bình, Vietnam

Vào cửa hông hay cửa trước nhà thờ? Cánh cửa kính của nhà thờ Công giáo hình như đang mời gọi tôi vào. Tôi đẩy nhẹ cánh cửa, thì ra chúng không bị khóa. Tôi thấy hơi ngạc nhiên, một phần là sáng sớm nhà thờ đã mở cửa, hay hai là tôi đã bước vào. Nhà thờ vắng bóng chỉ mình tôi đi lạc vào giữa sự yên tĩnh của các thánh và thánh đường của Ngài.

Tôi leo hình như một con đồi từ trạm xe điện đến nhà thờ St. Mary North Sydney. Trời lạnh, dưới hai lớp áo tôi đã toát mồ hôi. Tôi cởi cả hai lớp áo để lên chiếc ghế dài, tôi bước từ từ những bước nhỏ, thong thả dần dần đến gần tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tôi quỳ xuống. Nhà thờ không một tiếng động, tôi nghe thấy chỉ tiếng thở thật dài của mình.

Nước mắt từ từ trào ra, như hôm nào tôi đã quỳ dưới chân Mẹ.

St. Mary Church North Sydney, Australia

Hôm nay ds dậy sớm, đi học tiếp. Lớp học kế nhà thờ St. Mary, lâu rồi tôi mới được một dịp đi xưng tội một cách thật bất ngờ. Tạ ơn hơn là xưng tội, vì trong những năm qua, tôi không biết đã bao nhiêu lần tôi và gia đình tôi được cứu rỗi.

Thượng Đế không xa những tình yêu ạ, luôn luôn bên ta.

Thế hệ chuối như tôi, trong trắng ngoài da vàng, chắc chỉ biết viết văn Việt chuối.

Okê thôi, tôi sẽ tiếp tục tập đánh vần. Vì tập đánh vần khác gì tập làm người, đúng không?


Thả thính đã, chuyện gì trầm trọng bạn có thể thêm sau. Đây gọi là “a narrative hook”.

Thính độc đáo tôi thả hôm qua là “tên” của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, còn thính của nhà thơ Lê Vĩnh Tài thường là “em” nhé, em ấy luôn luôn thật là quyến rũ.


Nhiều người như ba má tôi nghĩ, Nguyễn Hưng Quốc hay viết chửi chế độ Cộng Sản Việt Nam. Tôi không nghĩ vậy.

Khi bạn đang chửi, bạn đã mất sự bình tĩnh, lý luận của bạn sẽ không còn sáng suốt.

Sự phê bình đi song song với sự khách quan. Nếu bạn cảm thấy lời phê bình của ai đó là một sự chửi bới phán xét, ấy không còn là một sự phê bình nữa.

Sự phê bình là một nhận xét khách quan.

Ví dụ như khi tôi nói tôi vẫn còn dốt tiếng Việt, đây chỉ là một nhận xét khách quan về chính bản thân mình. Là sự thật. Không khác gì khi tôi nói một bài thơ dịch ra không còn là một bài thơ. Nó chỉ là một đống chữ cùng nghĩa đã xuống dòng. Vì thơ cần có nhịp điệu của vũ trụ, “like say an avalanche” hay như thác đổ tích tắc mưa rơi.

Tiếng Việt của tôi vẫn còn rất dở, có thể vì lý do tiếng Việt tôi dở, tôi sẽ không bao giờ ngưng dịch thơ văn. Vì lúc nào tôi cũng muốn giỏi hơn.

Suy nghĩ của nhiều người quá chủ quan, quá mau với suy nghĩ là tôi cần sự thương hại hay cần ai đó vuốt. Nếu bạn là một người tinh tế thì bạn sẽ không bao giờ mệt mỏi với việc suốt ngày thương hại một người nghèo ngôn ngữ của mẹ như tôi.

Tôi biết tự mở chai Champagne, và nốc từ chai mà. Vậy nhé. Đừng lo cho tôi.


Kỷ niệm này vui nè, 24/25 tháng mười 2019, là sketch đầu tiên tôi vẽ lại sau 30/40 năm không vẽ, mà cũng là lần đầu tiên tôi vẽ chân dung của ai. Tôi vẽ bằng bút chì sau một cái hóa đơn của hãng thuốc tôi mua hàng ngày. Là thử cho vui thôi, không nghĩ là mình vẽ nổi..
Khi vẽ ra nét, cảm giác ấy như say sau vài cốc rượu, phê lắm nha.. Các bạn hãy thử xem.. Vừa không tốn tiền mà lại còn tốt hơn cho sức khỏe của mình.
_________________________
True story

Quiet morning at work, I’m sketching LVT
Me: mum have a crush on this poet
Isabella: so, how does dad feel about that?
Khanh (dad): …. (Sideway glance at mum – she’s lost it! )

Câu chuyện có thật
Buổi sáng yên tĩnh tại nơi làm việc, tôi đang phác thảo LVT
Tôi: mẹ phải lòng nhà thơ này
Isabella: vậy, bố cảm thấy thế nào?
Khánh (bố): …. (Liếc nhìn mẹ – hmmmm…!)


Ba người chân dung tôi thấy thật là khó vẽ:

1. Nguyễn Văn Thiện, nhà văn ít selfie và tôi cũng ngại hơn nữa là người tình của chàng không thích tôi ngắm từng nét một của chàng, nhâm nhi quá lâu nàng sẽ không thích?

2. Phan Quỳnh Trâm, ôi, tôi thử vẽ hoài mà không được nha. Tôi nghĩ vì mỗi khi hai chị em ngồi tâm sự, cảm xúc cao trào quá mức tôi vẽ không ra nét?

3. Trần Băng Khuê, tôi rất thích phác thảo chân dung thần thái của nhà văn, nhưng việc này luôn luôn là một sự khó khăn đối với tôi. Có thể như PQT, tôi muốn nhét hết những vẻ đẹp của nàng vào trong một bức tranh ngay lúc đó chăng?


Ồ trà bông bồ công anh, hơi khó diễn tả nha, ds sĩ hơi ngại, dù rằng lá non đã ăn hai ba lần với mùi vị của rocket hơi đắng đắng rất ngon, đây là lần đầu tiên pha trà với hoa và củ gốc của nó.

Vị của hoa ngọt ngào rất xanh của lá cây hương vị của đất.

I love it.


1993, là năm cuối của tôi tại Đại học Sydney.

Về cơ bản, bản chất của con người thường không thay đổi. Tôi đã dành 3 tiếng đồng hồ để “Đi tìm thời gian đã mất” (tài liệu về phim dành cho trẻ em) Tôi tình cờ đọc được một dòng chữ viết nguệch ngoạc ở mặt sau của một phong bì ảnh cũ (29-10-1993). Tôi không nhận ra hay cảm nhận nổi những dòng chữ của một thiếu nữ đã viết ra câu thơ năm 1993, tôi cũng không nhận ra người thiếu nữ trong bức ảnh này. Tôi nhớ mình đã hay một mình, tôi nhớ những giờ phút cô đơn vô tận. Trong cuộc sống, tôi đã chôn vùi nụ cười của những người trong hình ảnh này, những tình bạn. Còn đâu một thực thể xã hội đã giải thể. 

1993, my final year at The University of Sydney.

Fundamentally, people’s nature does not change. I’d spent a good 3 hours “Looking for Lost Time” (the children’s documentation on films) I’d stumbled over a scribble written on the back of an old photographic envelope (29-10-1993). I do not understand the young women in the verse, nor do I recognize the woman in this photograph. I remember being alone, I recall endless hours of solitude. In living, I have buried their smiles, their friendship. The dissolving social butterfly.


Ngày nghỉ giữa tuần thật yên tĩnh. Mở mắt, tôi chỉ mong một ngày nắng để phơi đống quần áo chất đầy. Sáng nay đánh răng xong, leo cầu thang xuống nhà vào phòng giặt, chú mèo con quấn theo từng bước, thì tôi đã khám phá ra rằng anh chồng tôi đã dạy sớm hơn tôi. Anh đã kẹp từng chiếc áo ống quần lên dây một cách thật là dễ thương, chúng bay phất phơi cùng gió thu trong một bầu trời xanh sâu thẳm không dính một đám mây. 

Tôi thở nhẹ – ôi, cám ơn ông chồng ba mươi năm của tôi. Tôi ẵm chú mèo lên – nè, con đi pha cà phê cho bà ngoại nha. Vì dạ dầy của tôi không còn dụng nạp được đường của sữa tươi nữa, cô con gái đã mua cho mẹ sữa yến mạch để sử dụng pha cà phê mỗi sáng. 

Mở laptop ra, lướt qua những trang blog, đọc qua những đối thoại với những blogger khác thì sáng tôi đã được một đối thoại với một cô blogger từ Cách Lan. Mới đây thôi, cô ta đã theo trang của mình, và cô ta đã hay vào đọc thường xuyên. Làm tôi nghĩ đến những lời của các nhà thơ, nhà văn, nhà báo – Họ là ai? Có tên tuổi gì không? Có nổi tiếng không? Em cần dịch những người không nổi tiếng không?

Những thắc mắc như vậy, không còn là một nguồn bực bội cho tôi nữa, dù rằng những câu hỏi như vậy làm tôi cụt hứng, làm tôi bắt đầu nghi ngờ mọi cử chỉ của mình. Ôi buồn cười, toàn là chuyện của những người dưng, không liên quan gì đến mình. Con người vốn sống với quan niệm là mình là trung tâm của vũ trụ, quan niệm này ổn thôi, tôi không trách ai, vì tôi cũng vậy mà. 

Tôi dịch thơ văn của mẹ là một sự bổ ích cho tôi, tôi làm ba má tôi vui, vẫn là một lợi ích của tôi, vì tôi là trung tâm của vũ trụ của mình.

Tôi rất phục và muốn học từ những người giỏi và có công trong tất cả khía cạnh của cuộc sống. Tôi không quan tâm đến sự phổ biến ảnh hưởng nguồn gốc của ai, vì mình còn có thể học được nhiều từ cử chỉ của một con kiến hầu màu đen trong cả một đoàn kiến màu đen mà.

Hiện giờ tôi chỉ có một mong ước rất thú vị trong bucket list của mình, là được gặp một người có công trong văn học đó là anh Nguyễn Hưng Quốc. 


Nguyễn Thị Phương Trâm 27 with child.

Sự phức tạp của từ ngữ gây ra những vết sẹo tình cảm bị chôn vùi mà tôi nghĩ rằng mình đã quên mất. Những lời nói và dòng bình luận vô tư, tưởng như mùi dầu máy đưa tôi về tuổi thơ trong lòng chiếc thuyền gỗ nhỏ chạm trổ hoa văn, rồi chợt nhận được tin nhắn của mẹ “tối nay nếu hai vợ chồng con không bận thì qua ăn cơm với ba má, tối nay má nấu phở”.

Mẹ tôi với tấm lòng nhân hậu, nhẫn nhục chịu đựng những năm tháng ba tôi ra đi. Hai mươi bảy tuổi (giống như tôi trong ảnh chụp), với bốn đứa con nhỏ. Không có Medicare, không có dịch vụ xã hội, không có nhà ở, không…  những năm tháng đó má tôi, hình như đã chưa kịp lớn.

The complexity of words provokes buried emotional scars I thought I’ve since forgotten. Passing comments, much like the smell of engine oil takes me back to my childhood in the hull of a tiny carved wooden boat, then I would suddenly get a message from my mum “come for dinner tonight if you’re not busy”. 

My mother with her kind heart, her patience in enduring the years my father was gone. Twenty seven years old (like I am there in the snapshot), with four tiny children. There was no Medicare, no social service, no housing, no… She was then, still a child.


Lốm đốm như hai nốt muỗi cắn, tôi dậy thì giữa thời gian trong những trại tị nạn. Tôi hay một mình trên bãi biển, tôi khờ khạo không lanh lẹ như chị hai. Chị tôi lẫn đẩy xếp hàng lãnh lương thực mỗi ngày. Ôi những gói mì tôm thơm phức. Mẹ tôi trong góc lều, ngồi ôm hai đứa em tôi.

Bác Tư đeo kính mắt với cặp mắt rất hiền, tôi không nhớ nghe bác nói bao giờ. Trong cái xuồng máy tí ti nồng mùi dầu, chị hai ôm tôi dưới miếng ván màu xanh dương (hình như là vậy). Bác Tư không nói gì, chín với mười một im re như bác. Ba má tôi lúc đó chắc xót ruột biết bao, chịu thôi, gia đình tôi phải chia ra hướng về con tàu 5×10 mét vuông. Từ thành phố về, trắng bóc, ngơ ngác như nai vàng. Mùi dầu cho đến ngày nay, mỗi khi đi ngang qua cây xăng sẽ làm tôi buồn nôn, vọng lại trong mũi tôi nồng mùi ói mửa.

Bác Tư đi Mỹ, không biết bây giờ bác ở đâu, có đoàn tụ được với vợ con bác không. Tôi thật sự không nghĩ tới cho đến giờ phút viết xuống những dòng chữ này. Cuộc đời trôi đi một vèo bốn mươi năm. Tôi chỉ muốn chia sẻ với bác một lời cảm tạ, trong đầu đời tôi, bác là một quý nhân phù trợ – cháu cám ơn bác.


Nếu tuổi tác có thể đo được sự trí tuệ của tôi,
vậy thì tôi vẫn là một tuồng hề,
một kẻ ngốc.

If age is a measure of my wisdom,
I am then,
still a fool.


Tôi hỏi cậu bé chín tuổi:

– nếu con thấy bố hay mẹ con khóc thì con sẽ làm gì?

– thì để bố hay mẹ con khóc cho đến khi bố hay mẹ con hết khóc, chứ làm gì được bây giờ.

Sự khôn ngoan từ một đứa trẻ chưa trưởng thành.

Đừng mà, đừng xem nỗi đau của một người trước mặt mình như là không có gì. Đó là một sự cao trào của cảm xúc. Sự hạnh phúc lẫn sự đau đớn.

Nếu bạn đã có phúc được thấy và cảm nhận được nước mắt của một người đàn bà lên đỉnh, thì có thể bạn hiểu điều này.

Cuộc đời này sẽ vô cùng trống vắng và nhạt nhẽo nếu chỉ có những nụ cười.


The Anzac

Để Chúng Ta Không Bao Giờ Quên.

“Họ sẽ không bao già đi, như chúng ta là những người còn lại sẽ già đi:
Sự mệt mỏi của tuổi già không còn là sự lo âu của họ, như những năm tháng cũng sẽ không còn có thể lên án họ.
Khi mặt trời lặn và vào buổi sáng
Chúng ta sẽ nhớ họ.”

Lest We Forget.

“They shall grow not old, as we that are left grow old:
Age shall not weary them, nor the years condemn.
At the going down of the sun and in the morning
We will remember them.”

Robert Laurence Binyon


Chồng – em yêu, có người mong được thông minh và xinh đẹp như em mà không được kìa.

Vợ – Hì hì, em yêu chồng. Còn gì nữa không?

Vui hoài cũng chán nha, phải có buồn mới có vui đúng không? Nhưng okay, để tôi viết thư tình và đổi gió một chút.

——

Anh yêu,

Sao khi em bên anh em không cách nào làm người lớn được nhỉ. Em nhõng nhẽo với anh, em mắc cỡ, em sẽ không dám nhìn vào đôi mắt anh, giọng nói của em nhão nhoẹt không ra câu không ra lời. Em cứ yêu anh hoài em sẽ mất đi tiếng nói của loài người thì sao đây anh yêu.

Nhưng mà anh, khi mình yêu nhau, mình cần gì đến ngôn ngữ đúng không anh?

Yêu anh,

Em

PS. Ngủ ngon nha anh yêu 😘


Hôm kia ba má tôi nhắc đến giải văn chương của Dương Thu Hương, cô là trong những người đã giải phóng gia đình chúng mình. Lời nói của hai ngài lúc đó vừa cay vừa ngậm ngùi.

Má tôi – con có nhớ được gì không, bữa cơm đầu tiên họ thả ba về?

– Ồ con nhỏ quá, con không nhớ mum.

tôi kể tiếp về hôm đầu tiên họ thả ba tôi về từ trại học tập cải tạo.

– bữa cơm đầu tiên ba ăn một lượt tám bát cơm. Cả nhà rất im lặng, mọi người ngồi quanh mâm cơm nhìn ba ăn không nói một câu. Bà ngoại ngồi nhìn ba một cách lo lắng, bà lo là ba con ăn nhanh quá bị bội thực mà chết. Con Thảo nó sợ lắm, nó cứ đứng sau lưng cửa phòng nhìn ba, ba đến gần nó là nó khóc. Nó không hiểu tại sao tự nhiên có một người đàn ông lạ ở trong nhà mình.

Em tôi sinh năm 74, nó một tuổi thì ba tôi đã biến mất.


Tôi thấy lạ là, tại sao chúng ta làm việc gì đi nữa chúng ta cũng phải cần đóng khung chúng như một huy chương đeo trên vai. Tôi nghĩ đến những ngày ăn khoai mì xả ra không nổi một cục bo bo, làm gì mà có thời gian nghĩ đến sự đam mê. Vâng tôi phát biểu và rao hàng giỏi lắm. Vâng, vì đam mê tôi mới có thể dịch ra cả ngàn ngàn khúc thơ và khúc văn. Úi trời, bạn đang bịt mắt ai đây? Bạn nghĩ bạn có thể bịt mắt của bạn một cách dài lâu vậy được ư?

Tôi học tiếng việt để ba má tôi vui, tôi học ngôn ngữ của ba má tôi là cách tôi nói chuyện với hai ngài. Tất cả những gì tôi đã làm nửa thập niên qua là vì tôi muốn hiểu ba má tôi hơn. Sự văn chương trong tôi ư? Chỉ là một đối thoại giữa tôi và ba má tôi.

Vâng, tôi, tôi, tôi và tôi. Đam mê ư? Làm gì mà có chuyện đam mê, có thì giờ thở đâu mà bạn có thời gian cho đam mê. Tại dốt thì bạn phải học, đam mê chỉ là cái bóng mơ hồ trong tâm trí của một người bất bình thường không dám chấp nhận sự thật. Bạn dốt thì bạn phải học, đơn giản mà. Sự đam mê là cái gì đó che bớt đi sự ngu dốt của bạn. Bạn đừng có nhầm, rồi sau này bạn phải trả một giá rất nặng, bạn sẽ bị đi lạc xa thêm vào sự ngu dốt và ảo tưởng của bạn và không cách nào kiếm nổi đường về để mà nhặt, để mà gom góp lại những gì gọi là dignity/self-respect của bạn.

Tôi thường xuyên thất vọng là mình tại sao không giỏi hơn, tại sao mình là dược sĩ không phải là bác sĩ. Nếu mình là bác sĩ, thì mình sẽ giỏi hơn nhiều, thông minh hơn, ngôn ngữ của mẹ mình sẽ giỏi hơn. Cần gì ngày này qua ngày khác bạn phải đi lặn vào ký ức của mình để tìm kiếm từng con chữ “mất dạy”.

Sự dốt nát có khác gì đâu với sự đam mê.


My sketch of Đinh Trường Chinh

Chào buổi sáng.

Trời vẫn còn chạng vạng ánh sáng Mặt Trời. Cảm giác như sẽ có một hứa hẹn gì đó mới mới ở dưới chân trời mới.

Tôi rất vui, khi tôi chia sẻ việc làm cô giáo cho một cậu bé 9 tuổi. Vui thôi, chứ tôi không dám gọi mình là cô giáo, dịch giả hay là họa sĩ. Vì thật sự là làm cô giáo không dễ như dịch thơ văn cũng không dễ. Thậm chí việc chuyển ngữ của tôi, chỉ là một trò chơi đam mê học ngôn ngữ của mẹ.

Người đời người ta có câu rất hay, và thật là thú vị: “hát hay không bằng hay hát” là vậy.

Ảnh học trò chụp cô giáo Trâm dạy tiếng anh. Nghịch quá luôn. 😎

Cậu bé khoe với cô giáo – môn con học giỏi nhất là môn anh văn.

Tôi – vậy à, bác chúc mừng con. Môn việt văn thì bác lại dở nhất con ạ, bác luôn luôn đứng hạng bét.

Ông nội của tôi là nông dân biết trồng lúa, còn tôi chỉ là một đứa mất gốc chỉ biết cày.


Thơ của anh là gu của em
Của anh là gu của thơ em
Anh là gu của em của thơ
Là gu của em thơ của anh

“Trong văn chương, có một người bạn để có thể nói chuyện (hoặc dịch) là một sự may mắn.” Nguyễn Hưng Quốc

“The translation itself is a conversation.” Đoàn Duy

Chuyển ngôn ngữ của mẹ sang tiếng Anh là cách tôi đọc thơ tiếng Việt. Nếu bài dịch là một cuộc đối thoại giữa tác giả và người dịch thì người dịch phải là một người biết lắng nghe. Tôi luôn luôn tự hào về việc cố gắng lắng nghe của mình, tôi đã thành một người lắng nghe có nghề, tôi hàng ngày im lặng nghe khách tôi kể ra những bệnh tật của họ, tôi dành thời gian để họ có thể cảm nhận được sự đồng cảm(empathy) của mình. 

Trong một cuộc đối thoại như một tác phẩm tôi đã dịch ra, khi tôi đã hài lòng, lúc đó luôn luôn đem lại cho tôi một niềm vui hạnh phúc khá bất ngờ. Vì tôi đã hiểu được bài thơ, ít nhất là đã hiểu một phần nào đó suy nghĩ và lòng của tác giả. Cảm giác này là một sự thân mật gần gũi tuyệt vời khó diễn tả.

Xưa nay tôi đã và hay nghĩ là tôi ít khi được nói chuyện với Nguyễn Văn Thiện hay anh Lê Vĩnh Tài. Tôi đã leo núi, đi kiếm hai chàng ở núi Chư Mang để tìm hiểu và nghiên cứu thêm. Nhưng thật ra những cuộc đối thoại đã xảy ra hàng ngày trong những ngày tháng đã biến mất theo thời gian trong nửa thập niên đã diễn ra.

Văn Chương vui là được những đối thoại như vậy chăng? Nếu luôn luôn là niềm vui như vậy thì từ ngày hôm nay, tôi sẽ chấp nhận sự Văn Chương trong tôi. 


Con cháu rổng tiên khắp thế giới. Những đứa con của bác và những đứa con của ngụy.

Con của ngụy. Tôi có máu rồng tiên không?

Con cháu của ngụy đi vượt biên giới thành thuyền nhân chết ngoài biển.

Con cháu của ngụy lang thang bỏ học thành thuyền nhân dạng háng ra cho chúng hiếp cả cuộc đời đóng vai những con điên.

Con cháu của ngụy trong tay mẹ thành thuyền nhân lênh đênh giữa đại dương ăn thịt sống của bà ngoại mà sống xót.

Con cháu của ngụy…

Câu chuyện vu vơ của con gái ngụy.

Năm mười ba tuổi tôi công nhận mình thật dễ thương, còn được bầu làm công dân Úc tý hon tốt nhất của trường. Tôi lúc đó tiếng anh cũng đã khá, nhưng giỏi hơn là những môn như toán và vẽ. Ông thầy dạy phụ cô giáo tôi đã xin tranh acrylic của tôi để mang về làm kỷ niệm.

Nhưng tôi nhớ rõ ràng nhất là lời của bà cô lớp sáu của mình, lúc đó tuổi của bà cỡ tuổi của tôi bây giờ “tôi không hiểu tại sao các em không bầu một người như Donna. Donna là trưởng lớp, Donna là… ” Tôi bị kỳ thị ra mặt, không giấu một lời. Còn Donna thì khác, luôn luôn nhìn tôi bằng một nụ cười chân thành ấm áp không một chút kỳ thị cay đắng. Con nít là vậy. Chỉ có người lớn là những người không đủ trách nhiệm, không đủ tư cách không đủ lòng trắc ẩn và lòng tốt.

Làm cách nào để lột da mình nhỉ?

Phần thưởng của tôi năm đó là một cuốn sách gì đó tôi quên rồi. Thường là để tặng thư viện của trường Tiểu Học St. Monica. Nhưng sau những lời của cô giáo của mình, tôi miễn tặng.

Hiện giờ, phần thưởng nhân dân Úc của tôi nằm trên tủ sách của ông bà ngoại của mấy đứa nhỏ.

Câu chuyện vu vơ của con gái ngụy.

Năm mười ba tuổi tôi công nhận mình thật dễ thương, còn được bầu làm công dân Úc tý hon tốt nhất của trường. Tôi lúc đó tiếng anh cũng đã khá, nhưng giỏi hơn là những môn như toán và vẽ. Ông thầy dạy phụ cô giáo tôi đã xin tranh acrylic của tôi để mang về làm kỷ niệm.

Nhưng tôi nhớ rõ ràng nhất là lời của bà cô lớp sáu của mình, lúc đó tuổi của bà cỡ tuổi của tôi bây giờ “tôi không hiểu tại sao các em không bầu một người như Donna. Donna là trưởng lớp, Donna là… ” Tôi bị kỳ thị ra mặt, không giấu một lời. Còn Donna thì khác, luôn luôn nhìn tôi bằng một nụ cười chân thành ấm áp không một chút kỳ thị cay đắng. Con nít là vậy. Chỉ có người lớn là những người không đủ trách nhiệm, không đủ tư cách không đủ lòng trắc ẩn và lòng tốt.

Làm cách nào để lột da mình nhỉ?

Phần thưởng của tôi năm đó là một cuốn sách gì đó tôi quên rồi. Thường là để tặng thư viện của trường Tiểu Học St. Monica. Nhưng sau những lời của cô giáo của mình, tôi miễn tặng.

Hiện giờ, phần thưởng nhân dân Úc của tôi nằm trên tủ sách của ông bà ngoại của mấy đứa nhỏ.

Nếu tôi cộng và trừ đi năm ngày 40 thuyền nhân đã lênh đênh trên biển, thì Nô en năm 1980 gia đình tôi đã bán căn nhà ở đường Trương Minh Giảng, tạm trú ở một cái gác của nhà người ta trước khi ra đường xuống Rạch Giá, ngang đảo Phú Quốc. Lênh đênh giữa Vịnh Thái Lan.

Những chi tiết tôi không nhớ rõ. Rõ nhất trùng trùng biệt biệt là những màn đêm. Vạch lên không thấy gì nhưng chỉ mấy nốt muỗi đốt tới giờ phút này vẫn còn ngứa.

Vậy tôi hỏi bạn, làm cách nào để mà quên. Dầu thời gian à? Xoa dịu thoang thoảng rồi ngứa tiếp.

Viết được vài câu tôi lại nghĩ – tôi thấy chị sướng bỏ mẹ, chị hết rượu vang thì chị khui chai mới, chị có gì mà cần phải kêu ca viết ra cho người ta phải sửa chính tả, ngữ pháp, thành ngữ, quán ngữ. Ừ, nhưng mà ngứa, thì viết, muỗi mà, chị nghĩ tiêu diệt hết chúng là việc dễ làm ư?

Giữa sống và chết
Tôi chọn cái ở giữa:
Viết

Câu thơ ba dòng của anh Nguyễn Hưng Quốc đem lại cho tôi một niềm hy vọng bất ngờ.

Sống khó hơn là chết và viết còn khó hơn là sống.

Viết ra cái gì cũng khó, vì nguồn cảm hứng thường là từ nỗi đau đã bị chôn vùi trong tiềm thức. Moi chúng ra làm đề tài, chẳng khác gì lấy con dao lam rạch từ từ từng hàng song song vào bên trong da thịt non của hai đùi mình. Máu chảy xót xa không ai hay. Mà đùi bạn cứ phải sa vào nhau vì bạn phải kiếm sống.

Bạn cứ vậy, chôn vùi tiếp những cơn đau vào lòng thời gian.

There are great poetry written by great poets, they were born to be poets, beyond that are the poetry written by everyone else like me.

Có những bài thơ lớn hơn tất cả chúng ta từ những cây bút của những nhà thơ lớn, từ trong lòng mẹ họ đã là thi sĩ, ngoài đó là những bài thơ của những người còn lại như tôi.

Tôi chưa bao giờ nghĩ là thơ của mình dở cả, chỉ là thơ của tôi không có gì gọi là đáng kể. Không đáng kể, vậy thì có đáng nhớ đến không? Chắc là không.


Nhiều khi dễ nhất là để gió cuốn đi.

Cả một cuộc đời, tôi đã ráng để gió cuốn đi.. Nếu tôi có thể đem tôi ra để làm một mẫu vật, một ví dụ, thì tôi đã sống nửa cuộc đời này từ chối những gì đã là sự thật. Lịch sử của bản thân tôi. Tôi đã sống xót vì những từ chối này. Tôi đã ráng chứng minh tôi là người được sống xót. Để gió cuốn đi đối với tôi là một việc thật khó làm.

Một sự thật, khó từ chối. Có thể vì vậy trong mùa thu của chúng ta, mắt chúng ta càng ngày càng mờ càng cận thị. 

Chúng ta không còng thấy gì ngoài những gì trong bàn tay của chúng ta. Những ngón tay càng ngày càng yếu, chúng ta bắt buộc phải thả cả hai quá khứ và tương lai.

Cò lại là những nụ hôn của thần chết.

Lúc đó, chúng ta được phục sinh ư?

Sometimes it’s easier to let go.

Letting go for me has lasted a lifetime.. If I may be the specimen, an example, then I survived half of my life through denial. Trying to prove I am worthy of living. Letting go for me is still not an easy task.

An odd truth, difficult to deny. Perhaps this is why our eyes grow shortsighted in the autumn of our lives.

We can see nothing but what we have managed to hold onto in our hands. As our grasp grows weaker, we are forced to let go of both the future and the past.

Left is the intangible kisses of death.

Will we Easter then?


“Knowledge is power” 

Trời, Google chữ knowledge mà ra nhiêu đây à:

biết tường tận, biết rõ ràng, học thức, kiến thức, sự biết, sự hiểu biết, sự thông hiểu, trí thức..

Là những điều mình không bao giờ đánh mất hay ai đó có thể lấy đi của mình.

Không như tiền, không như vị trí, không như tình yêu, không như mạng sống của mình..

Sau 1975, họ không cho chị tôi học, vì chị tôi là con ngụy. Tôi thì khác, bước vào lớp học tôi đã quàng khăn đỏ và tôi đã là con cháu của bác. Đi học, mà còn không được, vậy kiếm cách gì để sống. Tôi xinh từ nhỏ, chắc chỉ vài còn đường, nếu muốn vươn lên. Đem xác mình ra mà bán. Để xã hội nhổ vào mặt. Sự thật dã man, đúng không? Nhưng sự khôn ngoan tri tuệ, những gì tôi đã học được, họ có lấy được không? 

Lý do ba tôi, đem vợ và bốn đứa con của mình ra biển để cùng chết gần ba lần.


NGUYÊN TẮC TẦM THƯỜNG

“Nghịch lý của nguyên tắc Copernican là thông qua sự hiểu biết đúng về vị trí của chúng ta, dù là khiêm tốn, chúng ta mới có thể thực sự hiểu được trường hợp cụ thể của mình. Và khi đạt được, chúng ta sẽ thấy sự thật là mình không tầm thường.”

THE MEDIOCRITY PRINCIPLE

“The paradox of the Copernican Principle is that by properly understanding our place, even if it be humbling, we can only then truly understand our particular circumstances. And when we do, we don’t seem so insignificant after all.”

My interpretation of SAMUEL ARBESMAN

Bận rộn làm ra tiền bằng hai bàn tay của mình là một niềm hạnh phúc chỉ có ai tự làm ra mới có thể hiểu được. Nhưng đôi khi tôi cũng có những ngày bán hàng ế quá không biết sẽ kiếm tiền đâu ra để trả nợ, tôi đã có lần nghĩ bụng, nếu hồi xưa mình bỏ luôn cái giấc mơ học đại học về làm thư ký cho người ta thì từ lúc đó chắc mình không bao giờ phải đứng một ngày nào. Nằm xuốt mà hưởng, hay để người ta hưởng nhỉ? Khó nói quá, vì thời gian đó đã là quá khứ. 

Tôi mỗi ngày cứ vậy, đi lục quá khứ của mình trên trang nhật ký Facebook. Lục ra là thường những kỷ niệm vui, vì thật ra ai muốn đem sự buồn rầu ra bày ở chốn này, có lẽ chỉ trong thơ. Đọc thơ là một giải trí thật thú vị và một cách học tiếng Việt rất hay, nhờ vậy mà ngôn ngữ của mẹ mỗi ngày mỗi tồn tại trong tâm trí của mình. Vui nữa là mỗi ngày được đọc những khúc văn như của anh NHQ mà lại cảm nhận được, không như xưa, hơn nửa thập niên trước chữ nào cũng như chữ nào. Vui hơn nữa là được đọc những comment của top fan của nhà phê bình. Ôi thú vị làm sao ấy, làm tôi quên cả mệt mỏi trong ngày. 

Đọc luôn luôn đã là một giải trí thật là thú vị.

“Đọc luôn luôn đã là một giải trí thật là thú vị.
Đọc luôn luôn (đã) là một cách học tốt nhất”

“Vâng anh, từ “đã” hơi thừa, nhưng có lẽ đã lộ ra một chút bất mãn chán nản với những gì em “đã” đọc, gọi là “rác”(a Freudian slip). Học đối với em chỉ là by-product của hành trình giải trí thôi anh ạ, như đọc tự nhiên thành dịch giả. Như đọc thơ của anh mỗi ngày là hạnh phúc của em, chứ không phải mục đích của em là dịch hết cuộc đời của anh. 🙂 Đơn giản là vậy.”


Một ngày trong cuộc đời của ông Khánh,

Ngày sinh nhật của ông Khánh là một chuyện huyền bí đối với gia đình của ổng. Ổng là một nhánh sen ra đời trong một hồ bùn lầy ở Cần Thơ, phía tây nam của Sài Gòn. Đứa con thứ hai như tôi, nhưng vì hoàn cảnh phải nhận vai anh hai. Ông Khánh chấp nhận trách nhiệm này với sự quyết tâm bằng phẳng trắng đen. Ổng nhọc làm nhọc yêu, hoàn thành là hai người con trưởng thành và bà vợ xinh (đó là tôi). Xấp xỉ ngũ thập tự nhiên rảnh. Hết lớp dương cầm, hết lớp bơi, với hết những lễ hội thể thao, hết phải gặp thầy cô giám khảo. Hết việc nhà việc ngõ xấp xỉ năm mươi, ổng xách gậy ra sân gôn. Bây giờ còn mất nhiều bóng hơn hồi xưa.

Ông Khánh ngày sanh vẫn là một chuyện huyền bí, nhưng nếu bạn nghiên cứu hai tấm ảnh hồi xưa khi còn hai mươi mốt và hiện tại. Tôi tin chắc, ông Khánh không hơn ba mươi chín tuổi. (Chỉ là không gầy như xưa thôi)

Chúc mừng sinh nhật ông chồng bảnh trai của tôi!

Chỗ tôi làm việc là nơi kinh tế xã hội thấp, học vấn cũng thấp, nhưng phần lớn họ tiếp xúc với mình một cách chân thành không cần pha chút màu. Luôn luôn với một sự tôn trọng lẫn nhau. Nhưng một số nhỏ là dân nghiện, lúc không vừa lòng có nhiều lần họ đã chửi vào mặt tôi – you’re a fucken cunt!

Tôi cười thì thoải mái và cả làng còn nghe được, nhưng tôi ít khi lớn tiếng. Tôi nói nhẹ nhàng thôi – Một, là bạn lấy toa của bạn và đi khuất, đừng trở lại. Hai, là bạn ngồi xuống ghế đây, và mình cùng đợi cảnh sát đến xử. Đây là hai lựa chọn của bạn, đơn giản mà. Thường là họ vừa chạy đi vừa chửi thề. Một lần, có một người ở lại, cảnh sát đã đến và mời họ đi.

Gần ba chục năm phục vụ người bệnh, tôi thà bị chửi một cách tục tĩu như vậy hơn là những lời đạo đức giả như – đừng làm vậy mà..


Tôi rất tự hào vì đã được sống một đời ở trên một cái đảo nhỏ tí ti.  Tự chủ, sự phụ thuộc của tôi là dựa vào bản ngã phản ra từ gương mình.  Tóc bạc, mí mắt sưng sụp, môi son lòe loẹt, tôi xây dựng cuộc sống của mình dựa trên bản ngã của mình.  Đôi khi tôi quên cảm tạ lòng hiền lành của gia đình tôi, như anh chồng phơi dùm quần áo để tôi ngủ thêm, những lời trêu ghẹo động viên của mẹ – những hành động yêu thương nho nhỏ.  Họ giữ tôi trên mặt đất, đôi chân trần trên đất bùn, từ từ, nhưng điều chắc chắn là tôi sẽ hiểu hơn, và cứ vậy từ từ tiến tới.

Trong gió ngang cả một đại dương những từ ngữ của người chưa từng quen. Những món trang sức xinh xắn tươi sáng đã nâng cao cây thông Noel vốn đã rực rỡ của tôi.  Tôi cảm ơn bạn, người bản xứ.

Đó thực sự là một cuộc phiêu lưu hoành tráng vào bên trong, đánh thức từng thớ thịt đang ngủ yên trong tâm trí tôi và đã vỡ ra thành mưa ấm, giờ đang nhỏ từng giọt qua từng lỗ chân lông của tôi hương thơm tinh túy của vùng đất nơi tôi sinh ra.  Màu sắc của nó là một vụ nổ, kiến ​​thức của nó khiêm tốn.

Tôi đã mất cả năm để hoàn thành bản dịch của bài thơ sử thi.

_____

Con chim từ vùng trung du cổ đại mang hạt giống đi khắp các vùng biển—

China

Banda

Arafura (liếc sang trái vừa phải về Biển San hô)

Trên hòn đảo phẳng nhất lớn nhất rơi xuống

Một tình cờ trong khu vườn của nàng mọc lên—

những chữ A, B và C

 (Thơ tặng LVT)

 Cảm ơn anh Lê Vĩnh Tài

 #songngutaitram

I am proud of being on an isle. Self-sufficient, my reliance is upon the ego in the mirror. Greying hair, puffy sagging eyelids, lips bleeding colour, I built my life upon my ego. I sometimes forget the kindness of my family, my husband hanging out the clothes so I may sleep in, my mother’s teasing gratitude—the smallest acts of love. They keep me on the ground, bare feet in the muddy soil, slowly, but sure I grow.

In the wind across seas, the words of strangers. Bright pretty baubles enhanced my already glorious Christmas tree.  I thank thee, the stranger.

It has indeed been an epic adventure inward, waking up every sleeping fibre within my mind and Shattered into Warm Rain, now seeping from every pore scented with the essence of the land of my birth. Its colours an explosion, its knowledge humbling.

It has taken me a full year to complete the translation of the epic poem, but then, who’s counting.

September 2020


Stitch(Cookie Tran)

Người chuyển ngữ, người dịch, dịch giả, những người đổi chữ như đổi tiền? Vậy đồng tiền đô la Mỹ có giá trị hơn đồng tiền của Việt Nam hay không? 

Tôi không thiếu tự tin, nhưng thứ tôi thiếu thường nhiều hơn là niềm tin. Tôi có tin rằng một bài thơ song ngữ của tôi có một giá trị bằng nhau hay không? Hay mọi so sánh đều là khập khiễng? Tôi không muốn ai xem ngôn ngữ của mẹ đẻ của tôi bằng một cặp mắt thương hại. Nhưng nhiều lúc tôi không tránh nổi thân phận này. 

Phận nghèo cứ mãi nghèo sao? Tìm cách nào để vươn lên? Giúp đỡ lẫn nhau, hay mãi đạp lên đầu nhau để thở? 

Thành công có mà, sao trước mặt chỉ thấy thất bại?


Ds thả thính nha:

Bình Minh mở mắt là tôi nhớ bạn
Bạn là 21% Ôxy trong ánh sáng
Là 4% Ôxy trong lá phổi của tôi


Tôi thấy hành trình phô bày cảm xúc của mình qua ngôn ngữ của mẹ vẫn là một sự khó khăn. Có khi làm được có khi lại không, “it is a hit and miss”. Nhưng tôi muốn hiểu thêm qua ngôn ngữ của mẹ tại sao tôi rất thích dịch truyện ngắn của nhà văn Trần Băng Khuê. Trước hết là vì những tác phẩm của nhà văn rất giàu ngôn ngữ của mẹ. Cách diễn đạt của TBK rất khác so với những tác phẩm tôi đã đọc, làm tôi cũng vô cùng tò mò và thắc mắc với những câu hỏi như: câu này dịch như thế nào, màu sắc tối hay sáng, lạnh hay nóng. Như tôi phải diễn tả một bức tranh vậy, một trò chơi rất thú vị.

Khi ngắm tranh, tôi thường ngắm chúng bằng hai cặp mắt khách quan và chủ quan, sau đó ráng đoán ra họa sĩ lúc đó tâm trạng như sao. Hình như khi tôi chuyễn ngữ tác phẩm nào cũng y như vậy, trừ ra những tác phẩm của nhà thơ Lê Vĩnh Tài. Những tác phẩm của nhà thơ tôi dịch thường là qua cảm xúc của mình.

Vui


Reading to me is rather simple, it depends on my mood:


If I wanted to face my childhood trauma,
I read Phan Nhiên Hạo’s Radio mùa hè.


If I wanted to get turned on,
I read Đoàn Duy’s translations in Early Modern English.


If I wanted a quickie,
I read Nguyễn Hưng Quốc’s 909 tercets.


If I’m feeling amorous still and wanted foreplay,
I read an epic poem by Lê Vĩnh Tài.


It’s that simple
And these are mere examples of poets who are still alive.


All you need to do to survive each day is to keep everything as simple as you like it.


Để tìm hồn nước
Hãy đến
Các nghĩa trang
______
In order to find the spirit of water vs To confirm the spirit of a nation
Please turn up
At the cemetery


Thơ Nguyễn Hưng Quốc
—–




Hôm qua tôi dịch bài thơ của anh Tuấn, tôi đã dịch nhầm từ “nước”. Làm tôi nhớ đến câu “sông núi trên vai”, nên tôi hiểu tại sao họ có thể dịch sai nếu không quen với ngôn ngữ quen thuộc hàng ngày của dân địa phương.


Đất nước, sông núi, quê hương, land and country, country, nation, ý nghĩa đều giống nhau.


Khi nói đến “in the country” thì hàm ý là “ở quê” trong “quê hương” trong “country”, ở quê thường có con sông, cái ao, có nước, thác đổ và núi đồi vậy thôi.


Muốn người địa phương hiểu thì phải tìm hiểu thêm và ráng phát âm đúng ngôn ngữ của họ. Học thêm ngôn ngữ để làm gì? Không chỉ để có việc gì đó làm, biết đâu chúng ta sẽ tạo ra những cơ hội để học hỏi lẫn nhau, là một cách hiểu nhau hơn, để bớt sự hiểu lầm, để tôn trọng nhau hơn, yêu thương nhau hơn đúng không?


Thật là khó giải thích một cách dễ dàng, nhưng có thể vì tôi lớn lên là một thế hệ nải chuối, trong trắng da vàng, suy nghĩ của tôi rất khác với thế hệ của ba má tôi và những bạn tôi trong nước. 

Tôi đã nhiều lần mời gọi các bạn tôi sửa văn và chính tả của tôi một cách công khai trên trang của mình. Vì hai lý do, thứ nhất là vì tôi không thích private message, thứ hai, quan trọng hơn là vì mong muốn của tôi từ lâu, là bạn bè lớn lên ở hải ngoại như tôi được có thêm những cơ hội để cùng tôi học tiếng Việt. Có lẽ vì tôi là một người đã sống cả một cuộc đời chăng, nên phần lớn rất ít người đã đáp ý này của tôi. Thật là tiếc. Nhưng tôi hiểu, vì cả khi tiếng Anh của những bạn bè của tôi ở chốn này khi tôi đã thấy không ổn, tôi cũng ngại sửa họ. Tâm lý gọi là “self-preservation”, chẳng ai muốn làm mất lòng hay mất mặt ai.

Nhưng cuối cùng đã thành một sự mâu thuẫn, vì hành trình học ngôn ngữ của mẹ bị cắt cụt giữa một đám đông toàn là những nhà thơ, nhà văn, nhà báo, các thầy cô lớn và bé mà không được hỏi một cách công khai vì ai cũng muốn làm thầy. Ôi là quá tiếc đối với tôi. 

Tôi nhớ những ngày đi học tiếng Việt, chị em tôi cao lớn nhất, nhưng luôn luôn đứng hạng thấp nhất. Học vài tháng thì chúng tôi đã bỏ cuộc. Bây giờ tôi đã thành cô học trò gìa nhất, với bao nhiêu kinh nghiệm đời, bao nhiêu đổ vỡ và thành công, bao nhiêu là nước mắt chảy ra cả dòng như máu, là những thế hệ người ta gọi là mất gốc. 

Nhưng tôi vẫn bướng như ngày đầu tiên bước vào lớp học. 

Facebook như là một đống rác ổ dòi, tôi muốn sử dụng mọi sự thối rữa của nó như một loại phân bón để xây dựng lại cuộc đời của tôi. Tôi sẽ luôn luôn tôn trọng mọi lời chia sẻ của bạn. Biết đâu, vì những chia sẻ này ngôn ngữ của chúng ta ngày ngày cùng thăng hoa một cách thật hiển nhiên tự do và tuyệt vời.

Ngôn ngữ của tôi đáng yêu, bạn không nghĩ thế sao?


Từ lúc đi thăm các bạn ở Chư Mang về tôi không quên được câu hỏi của AmaQuy – chị dịch nhiều thơ của anh Tài, vậy chị có biết bài nào ảnh viết về chị không?

Là một người thích viết như tôi, những hư cấu hay những gì tôi đã ghi nhận thường là những phản ứng u uất sảy ra hàng ngày của mình. Cảm xúc bị chất đầy, ồn ào, ngộp thở. Một cách hay nhất để buông chúng ra là viết. 

Thơ văn của anh Lê Vĩnh Tài trong những thời gian qua đã ảnh hưởng tôi rất nhiều. Nên, thơ văn của ảnh cũng sẽ có một chút gì của tôi trong đó, đã là songngutaitram giữa đại dịch mà.

Tôi nghĩ tôi dịch được thơ văn của tác giả nào đi nữa, cách tôi dịch trong đó thường có một sự ngộ nhận đồng điệu ít nhiều khi tôi dịch những tác phẩm ấy.

Nên trả lời của tôi là – yes and no, vì tôi chỉ là một nhân vật trong nhiều nhân vật trong câu chuyện, trong cuộc đời của anh Tài hay của bạn, như bạn vậy thôi. 

Tôi không phải là ông vua trên tiểu hành tinh 325, hành tinh đầu tiên hoàng tử bé đã thăm viếng trong hành trình học hỏi bận rộn của cậu ta.


Khó quá, tôi cứ lộn xắp với sắp và chọn với trọn, vậy để tôi thử viết một tản văn, xem tôi có thể nhớ nổi không nhé:

Em sắp hết bạn vì em đã chọn một còn đường không có anh. Họ chỉ yêu em khi anh còn yêu em. Trước mặt em là những ngày trọn vẹn không có anh. Chúng ta đã đến tới ngã ba, từ đây em sẽ phải xa anh, để họ có những cơ hội được sa vào anh như mưa trong những ngày ta yêu.


“Hoàng tử bé tình cờ đi ngang qua vùng tiểu hành tinh 325, 326, 327, 328, 329 và 330. Chỉ vì cậu ta muốn kiếm việc gì đó để làm và học hỏi.”

Nhà văn Antoine De Saint-Exupéry, giải thích một cách rất đơn giản.

Tôi học tiếng việt và dịch thơ văn chỉ vì tôi muốn kiếm việc gì đó để làm và biết đâu lại được học hỏi thêm. Quả thật là trong 8 năm qua tôi được học thêm rất nhiều, thế giới của tôi được mở rộng một cách lạ thường. Ví dụ như được học ngôn ngữ của một cậu bé tuổi ngọ.


Sợ không? Ngày Thánh Valentine, ds đi chụp ảnh passport cho 10 năm tới.. Nhìn giống như sắp đi cướp ngân hàng. Hải quan gặp mặt này hết làm phiền, nhiều khi lại biếu mình tiền uống cà phê chăng.

Thôi, đừng nhìn ảnh passport kia nữa, tấm tự sướng này của tôi thấy còn xem được. Ánh sáng đẹp hơn.

Một thời gian tôi hay trốn sau ống kính máy ảnh, cuối cùng thành một hành trình thật thú vị hơn cả chục năm. Nó đã là những cơ hội tôi được nghe những người xung quanh mình nói chuyện và tiếp xúc với nhau một cách rất tự nhiên, tôi giống như một người vô hình đứng giữa những đám đông.

Tôi đã học được cách hỏi những câu hỏi làm họ thoải mái tự tin vào họ hay tôi chăng? Nhưng càng ngày họ tin tôi một cách rất dễ dàng, họ chia sẻ với tôi những chuyện có thể họ không nên kể cho một người lạ mới gặp lần đầu tiên như tôi. Nhưng có lẽ vì vậy mà tôi đã chụp được góc tâm hồn đẹp nhất đầy ánh sáng của họ? Maybe, nhưng ai tôi chụp đều rất đẹp.


A sketch of Lê Vĩnh Tài by Nguyễn Thị Phương Trâm

Tôi có xin phép lưu lại tấm hình này lâu rồi. Vẽ đi vẽ lại, vẽ không ra. Không như lần đầu tiên cầm cây bút chì lại vẽ ra nét của thi sĩ với cái mũi ăn tiền. Từ đó “nghề” vẽ không ăn lương của tôi ra đời.

Thì vui thôi mà, như những người đến rồi đi tôi không nhớ hẳn là họ đã hủy làm bạn với tôi hay giữa đêm tôi tã bấm delete. Quan trọng là tôi bớt cái tính thù lâu. Già đầu rồi thì phải tiến bộ một chút chứ không lẽ cứ ở một chỗ mãi.

Nhưng ở lại một địa điểm nào đó cũng vui. Như những bài thơ ngây ngô tôi viết không hẳn là tiếng việt, nhưng vẫn là ngôn ngữ của tôi. Chồng tôi đọc bài thơ của tôi tặng chàng, chàng đọc mãi mới xong, vừa đọc vừa đánh vần, rồi khen đi khen lại – bạn anh nói tiếng việt của em thật tuyệt vời, ai cũng nói là tiếng việt của em giỏi hơn họ nhiều. Dễ thương chưa, sự chân thành của chồng tôi.

Tôi vì mê thơ mà tình cờ tôi đã rơi vào thế giới của các bạn của tôi trên núi Chư Mang.

Tôi đọc ôi nhiều thơ nhiều truyện ngắn mỗi ngày gần tám năm nay. Tôi đã dịch từng khúc thơ khúc văn. Những con chữ đẹp nhất là những con chữ chân thành cho đi của nhà văn nhà thơ. Giống như tôi đã được họ mời vào ăn một bữa cơm họ nấu, uống những ly cà phê họ pha..

Heheh, quên mình đang nói gì rồi..


Tại sao lại bỏ qua chứ? Đã hơn nửa thế kỷ ư? Thuyền nhân là ai? Tại sao các bạn mong muốn làm những nhà thơ nhà văn quốc tế mà lại không muốn thừa nhận chúng tôi là ai? Tôi xin hỏi các bạn tại sao chứ? Vì danh ư? Vì đồng tiền?
Tôi chỉ là một con chó đang kiếm đường về trong thơ của Phan Nhiên Hạo:

Một con chó vừa ra khỏi ám ảnh đêm
sủa chào ánh sáng ngày
rồi ngủ dưới mặt trời nhiệt đới
với chứng nhức đầu kinh niên

Ảnh: Anh này và tôi là vợ chồng hôm nay đã được 28 năm. Anh ta bỏ nước ra đi cùng gia đình với bốn đứa em năm ảnh bị mất nước. Tôi theo ảnh cuối năm 1980, lúc đó chưa học xong lớp ba. Chúng tôi là những thuyền nhân.

Bays of Fire, Tasmania, Australia

À thì ra mấy bữa nay anh chồng tôi nói về cô bé Hân, cỡ tuổi cháu của tôi. Các bạn trẻ ở Việt Nam tẩy chay cháu vì gia đình cháu có nguồn gốc thuyền nhân? Vậy thì tương lai của đất nước Việt Nam của các bạn sẽ ra sao? Bao nhiêu là tài sản của những người Việt Kiều như tôi đem về ủng hộ kinh tế của các bạn. Trong khi con bố chính quyền của các bạn đem bao tài sản của dân ra nước ngoài đầu tư vào lầu cao cửa rộng? Thức dậy đi các con ạ. Các con làm công chúa ngủ trong rừng cho đến bao giờ? Những hoàng tử là những con chó sói ở trong rừng. Ôi tôi tội nghiệp các con quá đi.

Thì ra phần lớn người ta ghét tôi, một phần yêu tôi, nhưng yêu không được họ theo nhóm đầu, nhưng rất ít người biết thương tôi. Thương thực tế thì chỉ có gia đình mình thương mình thật sự.

Ngôn ngữ thật tuyệt vời đúng không? Quá xá rõ ràng. Gần như một cộng một là ba.


art: quà của thi thĩ Lê Đình Tiến

anh yêu à,

em say quá, sáng sớm em đã say anh
heheh
đổ thừa anh thôi
chỉ là Champagne

thơ dở dịch hay làm sao vẫn dở
ờ
em ráng làm ngơ
như như

những giấc mơ
em mơ em là anh cơ
mờ ơ mơ huyền mờ
ờ
là gì nhỉ

là bọt á
trên má
em hồng
nồng
mùi nho mùi men

em nghen
ghen ghê
với cả con gió
lượn trên tóc anh..

heheh..


Tôi nghĩ hồi xưa mình giỏi thật, vừa lấy bằng ra làm chính thức thì bốn tuần đã làm đến 26 ngày. Lúc đó rất là đói, vừa thèm kinh nghiệm vừa thèm tiền. Ai hỏi cũng làm, làm giỏi quá nên bị lừa, cô dược sĩ 40 kí mới ra trường làm luôn việc của ba người dược sĩ không giờ nghỉ. Phòng vệ sinh em ấy cũng dọn sau giờ làm việc. Có biết gì đâu. Ta làm được thì cứ làm, vậy thôi.

Không biết mình nhìn khờ như thế nào mà bao nhiêu người xin đưa cô bé 18 tuổi qua cầu gió bay, mà cô bé lại từ chối – em về làm thư ký cho anh là được rồi, cần gì phải học thêm cho uổng đời con gái.

Nghĩ lại mà thấy buồn cười. Tôi không hối hận một ngày tự mình đi kiếm sống. Tôi chỉ tiếc là thân xác tôi giờ eo gần gấp đôi không còn sức để làm việc như năm nào. Mồ hôi nước mắt của mình vẫn sướng hơn là ngồi yên như một con búp bê cười nhạt.

Tôi chưa bao giờ được một ngày khổ.

Tin không?

Tôi giỏi vậy đấy, mà chưa bằng một góc chị gái hay em gái của tôi. Cuộc sống của tôi vòng vo tiệm thuốc tý hon, nhờ căn nhà gỗ của ba má tôi mới mượn được nổi tiền nhà bank mà đầu tư. Sang lại nhé, lúc đó liều tại vì dại mới liều được như vậy. Giờ chẳng ai dám làm, bạn bè tôi bỏ cả bằng ra bán cà phê còn lời hơn.

Như người ta nói, có tiền mới làm ra tiền. Tôi ghét nhất là câu người nghèo họ nghèo vì họ lười. Lấy công làm lời. Ôi có cơ hội làm giàu đâu, tiền từ đâu ra mà đầu tư? Lén lút làm chui thôi. Tôi thành công vì mồ hôi nước mắt của ba má tôi. Tôi là trong những người may mắn.

Chị gái của tôi là bác sĩ. Bác sĩ đi làm về cả ngày phải nấu một bữa cơm đủ ba món: món canh, món mặn và món xào. Thứ bảy chủ nhật làm nửa ngày để còn về lau dọn nhà, thêm chút thì giờ thì may quần áo đính hôn cho em gái để đỡ tốn tiền… Còn cô em gái của tôi người nhỏ xíu đem cả hãng ra tòa mà rồi cuối cùng thắng nhé.

Never say die.

Nên tôi hỏi tôi, học tiếng việt, có gì đâu mà khó? Từ từ đâm đầu vào mà tập. Có gì đâu mà khổ? Ngược lại, các bạn ở nước của người ta , tại sao các bạn không học tiếng của họ? Ba má tôi làm được kìa.

Làm gì mà lại có chuyện ở Mỹ hai mươi năm mà không học được tiếng anh để thi vào quốc tịch thì là một chuyện quá lạ. Có thể vì vậy mà các anh chị nhà giàu mới có câu người nghèo họ nghèo mãi vì họ lười?

Ôi ngán. Hết biết mình muốn nói gì.

Than thì ai nghe, mình mình nghe thôi. Cả ngày tôi nghe khách hàng tôi than. Tôi thành một trò hề để họ cười, không thuốc gì bằng tiếng cười. Họ vui, tôi vui lây. Một thời gian dài áp lực dồn dập từ mọi khía cạnh của cuộc đời, hạnh phúc của tôi là mỗi đêm trước khi ngủ là được nằm dịch một khúc thơ của anh Lê Vĩnh Tài một cách hiển nhiên như gió. Không bao giờ nghĩ là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình sẽ càng ngày càng đẹp như tưởng tượng. Pháp ngữ của nước người ta cũng lại càng ngày càng ổn hơn.

Không ai dạy tôi nổi, vì tôi đã sống cả một cuộc đời. Nhưng cuối cùng thì nhận ra là mình đã sống trên một hòn đảo thật đáng yêu. Người chồng hiền lành, một đứa con trai, một đứa con gái. Một túp lều tranh. Hai trái tim vàng. Ai ngờ bây giờ họ gọi tôi là dịch giả, nhà thơ, thi sĩ. Tôi thấy ngộ.

“Trâm” giọng đầm ấm của một chàng trai người nam vọng về, giọng nói của my first kiss. Làm tôi rơi cả nước mắt. Tôi đã dẹp chàng qua một bên vì tôi đã muốn nhiều hơn.

Thiên đường của ds đây, mình chưa được ăn free như vầy bao giờ. Nhìn mà thấy thích.


Mùng Tám, Ngày xuân của nước mẹ,

Anh Dong đẹp trai sẽ nói là tôi phét lác nếu tôi nhận là tôi đã phiên dịch được hết bài trường ca thơ tình của một ông già. Có những câu tôi phải Google như “lòng lại níu nhau về trừ tịch”; “there’s no place like home for the holiday”.

Theo kinh nghiệm dịch giả bất ngờ của tôi thì dịch thơ không phải chỉ đơn giản như là chuyển ngữ, vì thơ trước hết là cảm xúc.

Tính nóng nông nổi của tôi cần phải self-audit thường xuyên mới tập trung và nghiêm túc hơn trong mọi trường hợp. Câu hỏi của tôi thường là: nguồn gốc của những cảm xúc này là gì? Những hình ảnh trên kệ, tranh trên tường, hương của nhang trên bàn thờ tổ tiên, con rùa con một mình ra khơi, vị đắng của whiskey, màu máu dày đặc của shiraz, những sợi tóc rơi đen bạc đầy sàn nhà phòng tắm. Còn gì hơn là mùi hương nước lèo, phở của mẹ, tôi biết là mồ hôi nước mắt của mẹ, cả ngày trong bếp nóng, cắt và hầm và rửa, nêm và nếm.

Đọc thơ theo tôi là được thưởng thức một bức tranh, như được ăn phở của mẹ nấu, nồng độ như một ngụm whiskey, ngọt ngào và nhẹ nhàng như mùi vị của Pinot. Như lần đầu tiên anh cầm tay em.

Đọc thơ là được hưởng và sướng với những cảm xúc tuyệt vời.

Một thời gian qua một sự thỏa hiệp nào chăng, tôi đã dịch những bài thơ không đem lại cho tôi những cảm xúc như mong muốn. Gọi là tôi đã không chân thành với chính mình. Thái Hạo, ông thầy giáo nhà báo với tâm hồn thi sĩ đã bắt gặp tôi nói láo với chính mình “đây không phải là những thơ của nàng”. Sống ảo dễ hơn là sống thật, là khoa học.

Sống thật không dễ làm, nào là công lý, nào là bình đẳng, nào là phải kiếm tiền. Hơi đâu mà làm thơ selfie mãi cả ngày. Tôi viết những dòng này trên con tàu đi làm sáng chủ nhật. Thực tế là trước mặt, mình chỉ cần mở mắt ra. Nhưng mơ vẫn sướng hơn. Sự thật quá phũ phàng.

Tôi đi thăm Thiện Chư Mang Kể Chuyện, anh Tài và Băng Khuê Chip trên cao nguyên về với quyết định là sẽ sống thật hơn, dù bản chất của tôi là daydream cả ngày. Tôi sẽ nghiêm túc hơn trên blog của mình. Của tôi.

Tôi muốn cảm ơn Thái Hạo, vì anh là người đã giới thiệu thơ của Trần Thiên Thị cho tôi. Những câu thơ thật là tôi.

Chúc mừng anh Trần Thiên Thị , thật là một niềm vinh dự khi tôi đã được một cơ hội để thưởng thức thơ của anh như ngày hôm qua, dù rằng chỉ trong một ngày, bài trường ca của anh đã trải qua cả một cuộc đời. Ôi vô cùng cảm động ạ.


Mặt Trời lên là tôi đã bắt đầu một ngày mới kiếm sống. Về nhà cuối ngày nhìn những trái cà chua tí hon như nho long lanh trong ánh Mặt Trời lặn, từ trời rơi xuống tôi thấy bao nhiêu mệt mỏi của mình bốc đi như chưa bao giờ hiện hữu.

Những hạnh phúc tí hon tuyệt vời làm tôi nghĩ đến thơ của anh Tài từ trên trời rơi xuống. Tôi bỏ một trái tý hon vào miệng, cắn nhẹ vào mùi ngọt ngọt chua chua ấm áp của nắng, cảm giác thấy thích làm sao á.

Ồ, hạnh phúc tuyệt vời làm sao..

Thế hệ mất gốc vất đi của chúng tôi được hưởng rất nhiều vì sự liều lĩnh mất mạng của ông cha của chúng tôi. Chúng tôi được học tiếng Anh, chúng tôi được quyền trả thuế mua nhà nuôi thân. Chúng tôi được làm công dân Úc, được bỏ phiếu, được tự do ngôn luận, chúng tôi được làm những người trung bình điệp điệp “middle class citizen”. 

Đàn bà được mặc quần, lãnh lương cao hơn chồng, đàn ông được ở nhà nuôi con. 

Chúng tôi đã lớn lên với bao nhiêu quyền lợi. 

Ở Úc có “middle class”, ở Việt Nam chỉ có người giàu và người ngèo, khoảng cách càng ngày càng xa. Họ muốn vậy.

Tôi thà mất gốc hơn là làm người Việt Nam.


Cưng không kìa, những trái cà chua cỡ đầu ngón tay, hạt nhả chắc từ chim hay dơi bay ngang qua vườn ds. Đây gọi là trên trời rơi xuống? Vui nhỉ.


Want or need, mong muốn hay cần thiết, vợ hay người tình. Ngôn ngữ tuyệt vời ở đây là vậy, ngôn ngữ của tôi đã thay đổi theo thời gian, mong là ổn hơn những ngày đã qua. Ba mươi tết, ba tôi khủng hoảng vì những tin không vui. Sự chết thì ngài chấp nhận ấy là sự nguồn tồn tại của sự sống, nhưng sự chia ly là một sự ngài không bao giờ chấp nhận, ngài đã phải xa vợ ngài trong những năm học tập cải tạo. Ngài nhắc đến những cuộc chia ly của bạn bè và con cháu, những thế hệ lưu vong vất đi. Ngài ngậm ngùi, muốn rơi cả nước mắt.

Năm tôi lên bốn mươi, cửa trời mở rộng một cách lạ thường, con tôi không thiếu một thứ gì từ tinh thần đến vật chất. Tôi năm mươi thì chúng đã là người lớn, không còn là những con cừu. Mười năm trải qua với nhữnh chia ly, bao nhiêu là nước mắt. Tôi kết mười năm ấy với câu hỏi: Vợ không thể làm người tình của chồng được ư?

Ngôn ngữ thông thường hàng ngày thốt ra không một chút suy nghĩ. Sự ác ứa ra như máu hàng tháng của những người đàn bà không thể làm người tình của chồng. Vợ phải trong sáng, biết nấu cơm, giỏi tiếp khách, ăn nói hiền lành khiêm nhượng. Công dung ngôn hạnh. Người tình là một loại đàn bà những người đàn ông thèm thuộc mong muốn. Khuyến rũ bẩn thỉu, giỏi triều chuộng trên giường. Trong phòng, đóng cửa khuyất mắt thiên hạ. 

Tại sao vợ chỉ là cơm không phải là phở? Vợ là vợ, người tình là người tình, là phong tục lễ nghi của một người đàn ông trưởng thành ư? 

Tiếng Việt không có từ misogyny. 


Tôi không có máu nghiện , vì vậy tôi hay mau chán?

Tôi hay đem rượu ra làm trò hề, nhưng cả rượu tôi cũng chán. Nên khi tôi đã kiếm được sự việc gì tôi thích thì tôi không muốn buông. Có lẽ đó là chữ? Vì tôi chưa chán?

Máu nghiện, khoa học đã chứng minh trong DNA, bạn không cách nào trốn được một sự thật như vậy. Chấp nhận thôi. Khi đã chấp nhận thì cần gì đến sự phán xét.

Những người tôi yêu mến nhất là những người có máu nghiện: cờ bạc, rượu, đàn bà/ông…

[January 25th, 2022]


Đàn ông các anh quá chậm, hơi tý là giận hơi tý là hờn, không lẽ chỉ vì miếng thịt dư mà các anh đần ra à. Nào là chị em chúng tôi ăn mặc hở hang làm các anh lúng túng. Nào là sửa sắc đẹp nhiều quá hết tự nhiên, các anh không nhận ra..

Có bao giờ các anh quên nổi cái cục thịt dư cứng ngắc cao tận trời để chị em tôi thở chút chút được không nhỉ…


Sự tò mò về Bảo khiến tôi kiếm truyện của Bảo để đọc. Là algorithm của FB hay sự tò mò củ mình, có thể là vì cả hai. Ánh mắt của nhà văn hiền quen thuộc lạ thường, rải rác trên news feed của tôi là những đối thoại hóm hỉnh dễ thương giữa nhà văn và đồng nghiệp, rắc vào đó là sự tôn trọng quý mến không lời.

Sáng chủ nhật cuối tháng chạp là một ngày đẹp trời, nôn chuyến bay qua đêm từ Sài Gòn về Sydney, tôi nhìn đồng hồ thì lúc đó chỉ mới năm giờ sáng. Đọc vài tin tức, không nhớ là mình đã đọc gì, xem lại đồng hồ thì đã tám giờ, nắng đã hanh hanh nóng. Tôi bò dậy, lưng còn đau vì thứ sáu vừa rồi, tôi cố nhảy dây mà quên mình không còn là một thanh niên hai mươi nữa. Vừa đánh răng, vừa đếm những nốt tàn nhang trên mặt mình, nốt đầu tiên lớn hơn mấy nốt kia, làm tôi nhớ đến những tháng mang thai cậu con trai đầu lòng. Nằm lê liệt ê cả lưng mấy tháng trời vì sợ mất con… Đầu óc của tôi cứ vậy đi một vòng, ngày nào cũng sống lại những ngày xa vời, vậy thì tôi “Biết vọng cố hương, biết thương sứ mình” chăng? Tôi luôn nhớ đến tô canh bí đỏ nấu với đậu phộng ran, vì thịt có kiếm được, có tiền thừa đâu mà mua? Tối vừa rồi mới đây, tôi ngồi húp từng thìa nước mắt – ồ ồ, ông Táo lại về trời. Tôi đọc những tản văn của Bảo mà cầm không nổi nước mắt của mình. Buồn, ngậm ngùi lẫn những niềm vui bất ngờ qua những trang giấy mới. Chưa dịch ra tiếng Anh, mà ngôn ngữ của Bảo từ con chữ đầu tiên đã thành ngôn ngữ của tôi. 

Cám ơn Bảo, I am your Number ONE Australian FAN.

Nhà văn Tống Phước Bảo và Shipper K

Có lẽ anh Tài nhận xét về tôi là đúng, lúc đó anh em chúng tôi vừa mới nhập cuộc phiêu lưu của rượu – Trâm như là một mục hạ vô nhân vậy. Tôi ngơ ngác như nai vàng, không lẽ Google ngay giữa cuộc phiêu lưu. Gần nửa năm bay đi, nhưng lại như hôm qua tôi đã lên chuyến bay ngàn dặm để được gặp chàng, tôi không nhớ gì, mà chỉ nhiêu đó kỷ niệm thoang thoáng vui, thoang thoáng buồn. 

Tôi là một thuyền nhân phá sản tỵ nạn không có một đồng trong túi, mà tôi dám chơi với tỷ phú, tôi chơi với con của nhà vua thượng đế, tôi chơi luôn cả anh nghiện thuốc phiện, chàng điên ngày đêm phê cần sa, chị nghiện ice cuối cùng mất mạng trên đống rác chúng tôi dọn ra cuối tuần. Chưa tính tới những nhà thơ lớn, nhà văn nhỏ.. 

Tôi thấy yêu dễ hơn là ghét, chơi một mình sướng hơn là cả một đám đông. Ghét là một việc làm nặng nề mất thời gian, tôi không thèm ghét làm chi cho mệt. Nếu tôi có ghét bạn đi nữa, tôi ghét chỉ vì tôi đã yêu, vì yêu dễ mà. Tôi xem không ra gì mọi sự ngoài tình yêu, ngoài những gì không liên hệ đến giây phút này. Ngay bây giờ. 

Anh chị ồn ào quá, tôi bấm delete, vậy thôi, thật là đơn giản.

Hiện giờ hạnh phúc của tôi là được nửa tiếng đối thoại mỗi ngày với cậu bé tám tuổi sắp lên chín. 

Tôi đã kiếm được Hoàng Tử Bé của tôi. 

Hoàng Tử Bé của tôi

Họ nhà Trần, tớ chạy trước để chạy trốn trách nhiệm, anh kia đi sau phải lãnh hết.

Tôi luôn không có một đồng nào trong túi. Vậy không biết tôi ngu hay tôi khôn. Tôi chỉ biết chắc chắn là khi tôi nằm xuống lần cuối cùng, tôi sẽ không còn một đồng nào trong túi.

Nhẹ nhàng làm sao đi ấy.

[Học tiếng Việt]

“Anh yêu à, em có sống đâu khi anh không bên em” Ernest Hemingway

Chuyện thủ dâm như việc sinh con đẻ cái, có gì đâu mà anh cần phải xấu hổ, nó cần sự tế nhị của anh sao? Con của anh từ âm hộ em chui ra là một phép màu, tại sao anh lại xấu hổ? Nhớ anh, da thịt em cần hơi ấm, em tự giải quyết là việc đương nhiên. 

Năm 2023 rồi anh ạ, phụ nữ họ đang yêu nhau. Họ rút từ những ngân hàng tinh trùng và thụ thai. 

Em xin mời anh vào xếp hàng anh yêu ạ, để anh còn có cơ hội, để đến phiên mình xấu hổ. Sống trong những hang động vang vang tiếng nói của anh, cũng vui mà. Nhưng em trên hai đầu gối của em giữa hai đùi của anh năn nỉ và xin mời anh.

Yêu anh, em đợi anh.


[Học tiếng Việt]

Đi một vòng trên mạng xã hội trong mười mấy phút thì đã biết ai ai đang làm gì. Ds học thêm được từ “rôm rả”.

Rôm rả thơ anh thơ em

Những bài thơ chảy như kem

Dây dưa đầy mạng lèm bèm

Làm dược sĩ ơi hỡi thèm


Đạo đức giả “lên ngôi”? Lên ngôi, là vua? Vua là một người đàn ông? Người đàn ông Việt Nam ư? Sự misogyny từ một người đàn ông tôi còn hiểu? Mà từ một người đàn bà thì làm tôi xấu hổ? Hơn quá xấu hổ?

Thi hoa hậu dành cho một thế giới lên ngôi?

Cô Phương Anh, bằng tuổi con gái tôi. Nếu tôi là mẹ của cháu, chắc chắn là cháu không đi thi hoa hậu. Nếu cháu có muốn đi thi hoa hậu đi nữa, vẫn là quyền lợi của cháu. Trong hoàn cảnh lộ dáng quyến rũ Thượng Đế đã ban cho cháu để sinh ra những đứa con của ngài, cháu cần gì phải xin lỗi.

Đàn ông ngu thì tôi còn hiểu, đàn bà ngu theo thì tôi thấy đáng tiếc. Mà thật ra có tiếc không nhỉ? Những thứ vất đi, nhân loại cần phải quan tâm đến không?

Chắc chắn là không.

December 2022


Tôi muốn làm một social experiment mấy bữa nay: ráng cân bằng con số bạn nam và nữ trong friend list của mình. Vui là, giờ tôi đã đạt được rồi.

Nhưng tôi đang thật là lo ngại vì toàn là các bạn quá tài giỏi, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà phê bình, dịch giả, nhà phiên dịch, thạc sĩ..

Tôi giống như đã đào cho mình một cái hố sâu. Cả nửa thập niên, tôi chỉ vừa mới phân biệt được “trả” và “chả”..

Ui nhột quá đi.

Nhưng tôi rất mong các tình yêu sẽ luôn cứ tự nhiên vào nhà tôi sửa ngữ pháp và chính tả của tôi ạ. Cám ơn nhiều nha.

My door is always open.


Chắc tôi thèm có cháu, hay thèm tuổi thơ, miễn một buổi đối thoại với cậu bé tám tuổi làm tôi thấy trống rỗng một cách lạ thường. Đang tập hát bài Jingle Bells thì cậu bé hỏi:

– Bác Maria à, tại sao Noen đến là có nhiều người chết nhỉ?

– uhmm, không phải hẳn vậy con. Ngày nào cũng có người chết. Nhưng Noen ai cũng vui vẻ nên những gì buồn mình thấy buồn hơn thôi con…

Hết Jingle nổi luôn..


Anh,

Họ làm em buồn. Mong muốn của em đơn giản, em mơ một ngày, tiếng mẹ đẻ của em thốt ra, sẽ được hùng hồn như những con chữ anh đã khắc lên như áo khoác mùa đông, từng mảnh một, trên da thịt em. Họ làm em buồn, áo của anh như áo gai, xé rách da thịt em. Họ làm em buồn, áo của anh như nước mắt. Mặn và xót, máu và nước mắt.

Máu và nước mắt của mẹ.

Thơ của anh Tài quyến rũ vì thơ văn của ảnh vô cùng lãng mạn, bắt mắt liền cặp mắt của độc giả. Nhưng sau màn sương khói làm bạn hơi mù vì yêu những con chữ của ảnh, thì độc giả mới có thể nhận ra sự thật của bài thơ thấm thía như thế nào. Như củ hành, bạn lột từng lớp, cay và đắng, hầm lâu thành ngọt. Tôi sửa thơ của anh Tài, tôi không bao giờ ngán là vậy. 

Và đương nhiên là có những khúc thơ vu vơ lơ tơ mơ, chẳng hiểu tại sao ảnh đã viết chúng. Những khúc này, tôi không nhớ. 

Em yêu anh là chuyện đương nhiên đối với em, em không hiểu anh. Em không hiểu tại sao cả ngày anh chui đầu vào đám mây đen thùi lui làm chi chứ. Sự sám hối của anh chẳng có lợi cho ai, chỉ làm em mệt, lại bắt buộc em phải vỗ về một người đàn ông già hơn em. Anh biết già là gì không? Là không ngây thơ ấy. Anh biết ngây thơ tuổi này hàm ý là gì rồi chứ? Em yêu anh là chuyện đương nhiên. Đơn giản vậy mà cứ làm rối cả lên. Anh ghét em, em vẫn yêu anh, anh không biết sao? Ngốc vừa vừa thôi.


Minh Họa, của họa sĩ ở Las Vegas, tuần trăng mật của vợ chồng tôi.

Chồng tôi ít nói, chúng tôi thường tâm sự vớ́i nhau trong xe, trên đường đi làm. Xe như một lồng kín chạy hoài với mục đích kiếm ăn kiếm sống. Đi tới, tóc càng bạc, càng không muốn quay lại. 

Chúng tôi lấy nhau lúc đó chỉ vài năm, ảnh chia sẻ với tôi những câu, tôi không bao giờ quên:

– Có những lúc mình cãi nhau, em la hét, em đập bàn đập ghế, em nhìn giống như một con quỷ dữ. Đầu óc anh trống rỗng, anh không nhận ra em. Trong những giây phút đó, anh ráng ngồi yên, anh nghĩ lại những ngày đầu mình gặp nhau. 

I remember how much I love you. 

Anh yêu à, bi kịch của anh Bill dựa vào đời sống hàng ngày. 

Chuyện Romeo và Juliet là sự thật anh nhé. 

Em hiểu là vai em gầy

tình anh thật là lớn 

Nhưng em xin anh 

em xin đừng 

đừng ạ

Đừng mà 

đừng anh

đừng 

hỏi vặt

Vì em yêu anh vô cùng 

đến mức 

anh sẽ mất mạng đấy anh yêu. 


Tôi đã đợi gần nửa một thế kỷ để tự nắm hẳn được sự đàn hồi. Nhưng thơ đã hiểu từ mới mười tuổi. Mười tuổi tôi lòng vòng học tập nói, sợ trước là quên tiếng của mẹ. Quên tiếng của mẹ, mất gốc. Tôi như là một vạt rừng bạch đàn, tý ánh sáng, nóng là bốc cháy, những hạt giống sống vì lửa trôi mãi, gốc non nay còn mai là đám cháy. 

Mỏng manh, vậy mà cứ nghĩ mình là cổ thụ. 

Tôi chỉ muốn ngủ, ngủ luôn, nhưng  Đêm và những khúc rời cứ mãi rơi. 

_____

Đâu hình như lúc lên mười 

thơ đã biết làm thơ…

Mẹ mua cho thơ

bút chì, tẩy

và mấy tờ giấy…

 

thơ bắt đầu biết dùng những chữ:

giấc mơ – có “tính năng tò mò”

khiêu dâm – bao gồm “sự dịu dàng của gió

và câu chuyện đau lòng lúc thơ đi ra đó

hai đêm…”

 

im lặng – là “sự yên tĩnh và nổi nóng”

vào một ngày mùa xuân

 

sự đàn hồi – là “nắm bắt mà không ràng buộc

ngay bên dưới

hai đầu gối

của thơ…”

 

thơ – thật ra

như “một ứng dụng của sức nén tạo áp lực”

khi chúng ta nói mớ

mọi chuyện đang dần dần

bóc ra

 

hở cả thịt da

tanh bành

làm ai cũng thấy

 

trừ nơi kín

đáo

dưới áo của thơ…

*****

I have waited nearly half a century to grasp the idea of flexibility. But poetry has understood this from the age of ten. At ten, I was learning to talk, afraid first of losing my mother’s language. Losing my mother’s tongue meant losing my roots. I am like a grove of eucalyptus, a little light and it ignites, the seeds perpetuate in the fire, endlessly drifting, today I am new roots tomorrow fire.

The fragility, and here I thought I was, an ancient tree.

All I want to do is sleep, sleep that endless sleep, but Night and its continuing verses are ever falling.

It seems as soon as poetry turned ten 

poetry began to compose poetry.

Mother bought pencils 

rubbers, and papers

for poetry.

poetry knew how to apply the words:

dreams – denoting “curiosity.”

allure – an accumulation of “the gentleness of the wind

and the heartache of being there 

two nights in a row…”

silence – is both in “repose and anger…”

a day in spring

flexibility – means “holding on without restriction

right beneath

the knees

of poetry…”

poetry – actually

like “an application of compression and pressure.”

when we bullshit

and it all slowly

unravels

exposing the crude

flesh and all

could see

except for

the private part

beneath poetry’s clothes.

December 2020

 


Tôi mê chụp ảnh từ lúc con tôi ra đời, gom góp thời gian thì chính xác hơn, một thời phải chờ đợi nửa tuần xem những tấm hình chụp có đủ ánh sáng. Gom góp ánh sáng từ cặp mắt của con tôi là những giây phút hạnh phúc tuyệt vời. Chúng lớn lên với ống kính của mẹ. Nên tôi thích chụp người hơn là cảnh, nếu cảnh thì phải có người, người tôi chụp thường có cảm tình với người chụp, nên ảnh tôi chụp có tinh thần của họ. Cảnh không có người, hay thú vật, thì ít nhất đối với tôi cần ánh sáng tâm hồn của người chụp, là cặp mắt biết nhìn sâu vào chính mình.

Tranh họa, như thơ, như văn cũng vậy thôi. Tôi mê những tâm hồn như vậy, tôi đọc, ngắm, như một người ăn trộm bí mật của họ. Là một sự thân mật khó tả giữa hai người lạ, giữa dòng đời nhiều lúc không nuốt nổi. Mặn, đắng, chua, cay, say làm sao.


Càng ngày ds càng thấy mình bớt bị áp lực vì những con chữ. Chúng đã đuổi tôi như một ác mộng ngày đêm không nghỉ.

Thật ghét, nhưng lại vô cùng đáng yêu là sao nhỉ?

Xin các tình yêu cho ds xin một chút chút thời gian nữa nha, tôi hứa sẽ từ từ đọc lại những tác phẩm của bạn. Hiện giờ vẫn còn cả núi chữ phải sửa..


Chưa gì thì đã gần hết tháng các linh hồn. Công việc biên tập thì tôi nghĩ cả đời này tôi nghĩ sẽ không xong. Bất ngờ là tôi chỉ còn 13/57 truyện ngắn của NVT để sửa lại. Tôi giống như đã leo qua hơn nửa con đường lên núi Chư Mang.

Hiện giờ tôi đã sửa và blog xong 794 tác phẩm; thơ ngắn thơ dài, truyện ngắn, flash fiction, editorials, và hai tập thơ(một tập chỉ hoàn tất 1/10). Đủ để in cỡ hai chục tập thơ hay truyện ngắn chăng?

Vui nha.

Vui hơn nữa là được làm cô giáo dạy tiếng Anh của một cậu bé lanh lợi tuổi ngọ rất đáng yêu. Nhưng chưa chắc ai sẽ học ở ai.

Cậu bé hay thắc mắc:

– ủa bác cũng phải Google à?

Tôi cười:

– vì bác làm sao giỏi tiếng Việt bằng con, bác xa Việt Nam từ cỡ tuổi con bây giờ. Bác sẽ dạy tiếng Anh cho con, rồi con dạy tiếng Việt cho bác. Vậy được không? Mình chốt nha?

– yes Mrs. Tran, it’s a deal!

Tôi được nhận quà noel sớm năm nay.


Lạ quá, tôi không hiểu algorithm của thế giới ảo này luôn. Khi nghĩ mình hiểu nó thì nó lại nghĩ khác. Thông dụng là được thả phản ứng của mình một cách dễ dàng. Giờ không lẽ ta phải thốt ra là ta đã đọc không biết có hiểu hay không, đã đọc và đã cảm nhận được bằng trái tim hay tiếng cười.

Tự nhiên bị trật tự mất tự do. Nghĩ lại thì thấy cũng okay. Không phản ứng luôn cũng vui. Tu hành thôi.

Uhm.. Tập đánh vần tiếp. Heheh. *wink


Khi bạn là bạn, thơ của bạn, văn của bạn sẽ không giống ai. Khi bạn thật sự biết mình là ai, bạn sẽ là bản sao duy nhất là bạn.

Đừng lo là tôi sẽ thấy được sự kiêu ngạo của bạn. Vì chính vì sự kiêu ngạo của bạn mà tôi đã được rơi một cách tự do từ bao giờ.

Tôi đã yêu bạn từ bao giờ?

Triết gia trâm.


Broken English(những người nói tiếng Anh không rành) = người Tây ba lô nói tiếng Việt

Tôi thường dùng Broken English để nói chuyện với các cụ tị nạn không nói được tiếng Anh từ khắp thế giới ở những nơi tôi làm. Nói từ từ, lập đi lập lại những chữ cần thiết để họ đủ hiểu cách uống thuốc cho đúng và ổn thì tôi mới yên tâm, vì không phải lúc nào các cụ cũng có con cháu đi theo.

Lúc mới đầu học tiếng Việt, những tác phẩm tôi đã dịch lại như Broken English, đọc rất tức cười. Hiểu là vì tôi dịch ra để hiểu. Giờ tiến bộ hơn chút chút thấy hơi xấu hổ, cả nguyên cái blog như vậy. Nhưng khi ôn lại kỷ niệm học tiếng Việt của mình thì thấy mình càng ngày càng hiểu mình và hiểu ta hơn. Tư duy bản thân càng ngày càng được tỏa sáng, bớt trong bóng tối của người bạn tri kỷ của tôi.

Nói đến bóng tối, lâu lâu cũng hơi chút chút tủi thân, nhưng thường là hợp với tôi hơn. Tôi rất thích ở trong bóng tối. Tôi đã viết cả một bài thơ chàng đã dịch.

Ôi thật là tuyệt vời khi ta đã dịch ra một bài thơ thành ngôn ngữ thật sự hùng hồn ra ngôn ngữ của ta.

In the shadows an ego
sweet as dew
flew
In the shadows who knew
I'm airborne
a mist
An ego in the dew flew knew
I'm a hot air balloon
across the sky high
The shadows, wings
a whisper of silent hope
Me, flying
in the shadows sigh…
_____
by Nguyễn Thị Phương Trâm, translation into Vietnamese by Lê Vĩnh Tài
---
Trong bóng tối bản ngã tôi
ngọt ngào như giọt sương,
bay
Trong bóng tối ai biết cái bản ngã
tôi đang bay trên không
một làn sương mù
Bản ngã tôi trong sương bay
tôi biết bản ngã tôi là quả khinh khí cầu
trên bầu trời cao
Những cái bóng, những đôi cánh
thì thầm hy vọng thầm lặng
Tôi, đang bay
trong bóng tối thở dài
Chào buổi sáng nè, khoe sự dậy thì trên cằm dược sĩ nha. Mà nè áo xưa ta mặc rộng giờ vừa y. À thì là vì ta đã lớn với tuổi dậy thì lần thứ nhì trong dòng đời ta.

Wednesday 20th, November 2019 

Moving back in time to see the children, the adults, the great aunt and the birth of a new family in light of the church. The scar of the Vietnam war was still raw, crawling through the back alleys, through the cliche of Vietnamese nail salons and the endless odd jobs and sacrifices. These refugees, a success story, my children’s family. 

It was the first time that we met, they drew me into a world of considerable heartache and exuberant joy at the union of their children. A proud established first generation of professionals and businessmen, their grandchildren, the second generation of colourful Americans spread out all over the South American continent. 

Thank you, thank you for your love and kind regards. Thank you for the tears tossed in with the laughter. Through your children I wish you happiness, I wish you healing and peace. I leave with you, my love. 

Bước lại quá khứ gặp những đứa bé, người lớn, bà cố và một gia đình mới dưới sự an bài của Đức Kitô. Vết thương của 30 tháng tư vẫn mới, bò qua những hẻm đường mù mịt bóng đêm, qua những quầy móng tay khuôn mẫu mãi mãi những nghề vặt vãnh để kiếm ăn như bà má của tôi, những hy sinh. Những người tị nạn, những thành công, của gia đình của con tôi.

Lần đầu tiên chúng tôi gặp, họ dẫn tôi vào một thế giới với bao đau buồn trộn đều với những niềm vui với vu quy của con của họ. Thế hệ thứ nhất của họ thành công trong chuyên nghiệp và kinh doanh, thế hệ thứ hai những màu da đủ sắc xuyên lục địa của Mỹ.

Cám ơn, cám ơn lòng yêu lòng mến của các anh chị và các cháu. Cảm tạ những giọt nước mắt lẫn vào trong những nụ cười. Vì con và cháu, anh chị sẽ đem lại hạnh phúc, sự an lành và bình an. Chúng em xin để lại lòng mến và yêu.


Nó làm tôi cái từ ư
tương tư từng từ từng chữ
đôi khi tý nam tính nữ
trộn ráo hầm đến nhừ

Cứ thử xử lý hậu giữ
hay kệ dữ như sư tử
Mửa chút đùa ngày mẫu tử
Làm mẹ lúc đôi lúc tôi - chỉ ừ

May 2019

How did a good Catholic girl from a strict  Vietnamese refugee family get the privilege of drinking wine? Sacrifices, hard work and a gamble.

My father after being reeducated risked his children’s lives at sea on a punt for freedom. The freedom my children takes for granted today; to have an open conversation with your parents on marriage equality; to be a woman supporting her family without the derogatory term of “wearing the pants”; to drink alcohol without gender; to have sex without the question of birth. Respect should come without conditions (The fine print with my old eyes is impossible to read, surely your worth is no less than mine).

Làm sao mà một người đàn bà công giáo, từ một gia đình tị nạn bó buộc nghiêm khắc lại được cơ hội ngồi đây thưởng thức rượu vang. Là vì những hy sinh gãy lưng liều lĩnh của ba mẹ tôi.

Ba tôi sau khi học tập cải tạo, liều mạng của các con trên biển để kiếm tự do. Cái tự do mà các con tôi ỷ y coi thường; như trò chuyện hồn nhiên về hôn nhân giới tính với bố mẹ; đàn bà đi làm nuôi gia đình không bị bôi nhọ với cái câu “mặc quần”; uống rượu không chia rẽ nam nữ; sự giao cấu không cần nguyên nhân mang thai. Sự tôn trọng phải vô điều kiện (những dòng chữ li ti bé nhỏ kia với cặp mắt già của tôi thật khó đọc, không lẽ cái giá trị của tôi ít hơn của bạn).

November 2018


Người chồng đã xem blog của tôi lần đầu tiên hôm nay!

Bây giờ là sáu tháng, 80 người theo dõi, 2500 khách truy cập, 5000 lượt xem, 500 tác phẩm đã xuất bản trên SONGNGUTAITRAM.

Nó đã giúp tôi thoát khỏi sự bùng nổ bên trong cái đầu khó đọc, kém ngữ pháp, kém hiểu biết tiếng Anh và tiếng Việt. Tôi đã tính đến chuyện quay lại trường học, mặc dù chỉ dựa vào bản năng và đọc sách thôi đã giúp tôi tiến xa đến mức này. Cảm giác như tôi luôn bị mũi dao đâm.

Có lẽ chứng khó đọc là một lợi thế, cả hai ngôn ngữ đều đi ngược chiều nhau. Có lẽ đại dịch đã mở ra cho tôi một thế giới đáng bị cấm đối với một trong những định chuẩn của tôi. Nhưng, đối với tình yêu, sự chăm sóc và nỗi đau mà tôi nhận được từ những người xa lạ, tôi hầu như cảm thấy khó nuốt, cảm ơn bạn.

Kể từ “… tất cả những gì tôi yêu, tôi yêu một mình” Edgar Allen Poe.

October 2020


Hai ý tưởng độc lập, cả hai đều được viết trước khi chúng tôi biết đến nhau. Bạn có thể nói tôi là người đạo văn của anh Lê Vĩnh Tài, hoặc sự thật là tâm trí của tôi đã phù hợp với anh ta ở một mức độ nào đó. Từ đó sinh ra một sự hợp tác và mối quan hệ cộng sinh kỳ diệu. Bản dịch của tôi về tác phẩm của anh ấy là một sự phản ánh của thơ anh ấy.

Vào lúc này, xem qua kho lưu trữ văn bản của mình, tôi đã kết luận rằng, trước hết tôi phải thừa nhận với bản thân mình là trong thế giới văn học. Anh LVT là người bạn tri kỷ của tôi.


Phượng rơi rỉ dỏ rực rỡ vỉa hè. Nàng sắn vạt áo dài vào dây thung ở lưng quần, vạt gió luồn vẫy tung hai hàng mây trắng, hai bàn chân nàng trên bàn đạp của xe đạp thật vững vàng và nhất định hướng xuống đại lộ, dài ơi dưới bóng những cây cổ thụ. 

Cậu ngày nào cũng đạp xe theo nàng về, cậu không mấy cao, da dẻ ngâm nắng. Nhưng khi cậu cười, hàm răng trắng, dưới khểnh thật khó quên – em đợi anh, mai anh có lệnh đi ra trận gần biên giới, em đợi anh nha? Ngậm ngùi lẫn trộn lạ lùng nỗi buồn và hy vọng lời của cậu. Giờ nàng chỉ còn nhớ được nụ cười trong sáng đó. Hè năm đó mưa chảy đỏ những cành hoa phượng, cậu không một lần nữa gặp mùa thu.

_____

Orange jacarandas litter Saigon pavements with its blossoms in full summer. Tucked in the long skirt of her áo dài escaped in a cloud of white, her feet hastened with purpose on the pedals, down the avenues under the outstretching shade of the ancient trees. 

A particular boy followed her home every day from school, he was on the dark side in appearance, average height. His smile was bright, with a bottom, left crooked tooth egging to be noticed – Wait for me, they are sending me to the front, wait for me won’t you? A strange mixture of hope and sadness in his voice. All she can remember now is that white smile. The orange petals rained and bled that summer, he never saw the next fall.

_____

Twenty-six with four children under six, April thirtieth 1975, her husband was on the losing side of the Vietnam war. With a few months of work experience from a stint at the city public hospital, she sent her husband to be re-educated. It took four years. 

Her long waist-length wavy hair twisted in a tight bun, lengthening a pale white neck. She never smiles, emotions are for the weak. Spasms of small coughs express irritation and suppressed anxieties. The huge dark pools of her eyes flash moments of desire, sadness, despair. But, who would dare look? On white horses (from the winning side) they came, in earnest to rescue this angel from her tragic circumstance.

_____

AUGUST 2020


Two independent ideas, both written before we have ever met. You could say I plagiarised LVT, or the truth is my mind has matched his at some level. Hence the beauty of our collaboration, our symbiotic relationship. My translation of his work is a reflection of his poetry.

At this moment in time, going through my archive of written text, I have come to conclude, I must admit first and foremost to myself, in the world of literature.  LVT is my soulmate.

Falling in love is a thick fog appearing overnight, 
one would stumble into it knowingly, 
but totally blind, unaware of that head-on collision!

Nguyễn Thị Phương Trâm
---
thơ Lê Vĩnh Tài

The best way to get her to love you is to turn off the headlights, 
and head straight for the darkness…

she will render in your ear
a song of white clouds and snow

your body will be like the mist
autumn shall be within you
your hands will be a bit cold
since you’re going to turn into winter

the best way to fall in love
it’s as simple as drinking a glass of peppermint water
a nip of a strong spirit
don’t worry about how drunk you’ll get
don’t dwell on the bitterness beyond it

don’t over analyse
as though there’ll be an impending war...

Cuối năm ngày nào tôi cũng uống rượu. Họ mời tôi uống, không mời tôi cũng uống. Vì tôi biết uống trong đám đông quên dễ quên mau say hơn một mình. Vì cuối cùng trong đám đông tôi không còn là ai. Cả một vạn ngàn người bò như kiến vác bao nỗi sầu – họ mất cha, mất chồng, mất con trong một mùa hy vọng… còn tôi tôi đã quên lời cầu nguyện. 


Trí óc tôi từ xưa đến giờ vẫn vậy, lạ, dù tôi muốn dừa cho những sợi tóc bạc. Như người tình cũ tôi vẫn nhận ra mặt, nhưng những người quen cùng một thời thì tôi lại không nhận ra ai. 

Những kỷ niệm như những tấm ảnh, những bài thơ, những message như những người đi qua đời tôi, tôi không ngại bấm delete. 

Chúng ta trong một thời điểm trong xã hội sống những giây phút trên mạng vô ý nghĩa. 

Nhưng may mẹ tôi đã chọn nghề phù hợp với bản chất của con mẹ. Tôi nghiện những nụ cười nở ra trong vài lời chọc ghẹo của mình. Bạn bệnh, bạn muốn buồn ói, bạn không cần một người lạ giảng cho bạn nghe phải trái của sự sống tốt. Bạn chỉ cần một linh hồn khác chấp nhận là bạn đã ngã. Ngã như thế nào, cách chữa trước hết là sự chấp nhận. À, thì tôi cũng đã chấp nhận tôi là một người bệnh nhân.

Sự hiểu biết, chấp nhận, ngộ là hay bị lộn với tình yêu. Tình yêu nhân loại thì dĩ nhiên, nhưng tình yêu bạn bè, tình yêu lứa đôi là khác hẳn mà những sợi tóc bạc trên đầu bạn vả lại không định nghĩa sự khôn ngoan và hiểu biết. Bạn có đủ sức để yêu và thương nhiều như vậy không? Có ý nghĩa bằng? Đương nhiên là tùy bạn, ở đây không có sự đúng sai. 

Nhưng bạn còn nhớ những giây phút đầu tiên bạn hôn đứa con đầu lòng của bạn? Bài thơ đầu tiên?

December 15, 2020


“Trong tiếng Anh, có một cách viết lồng hai chữ “word” (từ) và “world” (thế giới) vào nhau một cách thú vị: wor(l)d. Ngôn ngữ và thế giới là một. Ngôn ngữ của một người chính là thế giới của người đó.”

Trích từ VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI ÚC, của Nguyễn Hưng Quốc.

Tôi đọc đi đọc lại không chán, vì là một nhận xét thật thú vị đầy trí tuệ, đã nêu lên rõ ràng những gì tôi muốn nói.

Đơn giản theo cách tôi nghĩ, tôi đứng ở một vị trí khác với bạn. Vì sự chấp nhận khác biệt này tôi mới có thể dịch ngôn ngữ của bạn một cách thành công hơn.

Cuối cùng trong những tình cờ bất ngờ qua sự tìm kiếm nguồn gốc và ngôn ngữ của mẹ, tôi đã sống giữa những thế giới. Thế giới của ngôn ngữ của tôi và của bạn.


Sống cần có ý nghĩa không? Như một phần cơm nóng vừa mới chín cần những món ăn? Hay như bát cơm độn, nguội, nêm bằng nước mắt? Tôi ngồi với ly rượu whisky nồng chút chút mùi gỗ, hình dung mình ném nó xuống sàn nhà vỡ tanh bành xé nát sự yên tĩnh của nắng chiều, một bãi nước óng ánh với những mảnh thủy tinh đẹp tuyệt vời. Từ từ tôi đứng dậy, bước lên vũng rượu như vũng nước đái của con trai hai tuổi không kịp vào bồn cầu. Tôi thấy bàn chân không của mình đạp lên từng mảnh thủy tinh, chúng cắt qua làn da dầy dưới gót chân, bàn chân, ngón chân. Máu loang ra pha từ từ và nhẹ nhàng đau nhức nhối từng đợt và từng đợt xót xa. Như vậy là đủ ý nghĩa chưa?


Theo định luật nguyên tắc tầm thường, nỗ lực cố gắng hòa nhập với đám đông sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn. Chúng ta có thể tự đứng vững một mình giữa đám đông.

According to the mediocrity principle, the effort of trying to blend in with the crowd will aid us in surpassing hardship. We are able to stand tall and alone on our own in a crowd.

Triết gia Trâm nghĩ vậy, heheh.


Tôi và nhà văn leo cầu thang, lên lầu rồi lại xuống lầu không biết đi đâu. Chúng tôi đi lạc vào căn phòng có thể gọi là hang rượu của nhà hàng. Vách tường cao đóng tủ từ sàn đến trần nhà. Những chai rượu trưng bày lẻ loi trống vắng làm mất đi sự ấm cúng của một hang động? Có lẽ tôi không thích cách họ trưng bày những chai rượu. Mắt tôi lướt qua từng chai, tôi quên hẳn nhà văn đứng đâu đó trong ba vách tường – Ồ kìa em, chai Macallan! Tôi thốt ra giống như tôi đã nhận ra một người quen. Tự nhiên tôi thèm mùi vị gì cũng được quen thuộc. Trong hang rượu của họ dù nhìn quen quen, minh họa đăng trên mạng xã hội chăng, tôi vẫn thấy mình lạc lõng hơn bình thường. 

Tối hôm đó tôi có hẹn bữa tối cuối cùng, sáng hôm sau, tôi bay về Sài Gòn. Gồm ở phố núi một bữa cơm tối đầu tiên và bữa ăn cuối cùng. Đầu tôi rỗng tuyếch không nghĩ gì, 48 tiếng bay như trong một giờ – Em chào chị ạ. Tôi hơi giật mình vì một phần, gặp Quý là một chuyện bất ngờ. Chàng trai cười với cặp mắt nghịch ngợm thật nhẹ nhàng lạ thường. Một tay ôm túi sách, tay kia tôi vịn nhẹ trên lưng ghế, chân tôi khuỵ xuống chút chút mây trời đâu đâu quay một hai vòng. Trên đời tôi bị mấy lần choáng váng như vậy, vừa đủ để đếm trên một bàn tay. Hiện tượng lạ thường này tuy theo luật tạo hóa? Những người đàn ông này có tiềm năng ban cho tôi những đứa con hoàn hảo nhất? 

Bất ngờ ghê, những kỷ niệm ở phố núi.


Cách chúng ta đọc sách, đã không còn chỉ trên giấy, những con chữ đeo theo chúng ta trong những đám mây. Thêm một cuốn từ điển cũng đeo theo chúng ta, nhiều lúc không ra gì nhưng vô giá trị, đó chính là Google. Tôi thành một dịch giả không biên giới? Biên tập biên dịch của một cái blog gần hai năm. Tôi nghĩ lại thấy buồn cười. Tôi cười tôi thôi. Vì cách tôi đọc tiểu thuyết, thơ và truyện đã thay đổi quá nhiều. Tôi không còn nhớ mình là ai. Tôi rất buồn. Vì mỗi lúc thấy mình chỉ là một cánh cửa để người ta mở ra, đi qua, đi ra và đi vào. Nhưng tôi không đơn giản như một cánh cửa.


tranh Đinh Trường Chinh

Mấy bữa nay tôi bực bội về nhiều thứ, chỉ muốn kiếm ai để gây sự. Với chồng thì, mỗi khi vừa lớn tiếng một chút thôi, tôi đã thấy hối hận. Tôi biết theo kinh nghiệm từ nhỏ, chỉ có những con chữ mới có thể giúp tôi thoát khỏi những u uất trong cuộc sống. Đọc sách, viết thư, làm thơ, sau này dịch thơ. Đầu óc của tôi được  mở rộng, những con chữ đem tôi ra khỏi thế giới nhỏ xíu của mình, thế giới tối tăm buồn thảm. Vui nhất và bất ngờ nhất là phố núi. 

Phố núi, trong đầu tôi chỉ có núi, voi và ngựa, đó, tôi ngốc nghếch như vậy đấy. Tôi tưởng biết tiếng Anh là tất cả, là đỉnh trời. Khổ chưa. Vì khi ta sống trong hang, ta nghĩ hang động của ta là vũ trụ. Tôi chọc bạn tôi là thần tượng của mình, chỉ vì tôi ganh(thì kiếm người giỏi hơn ganh mới bõ công đúng không?). Nhà thơ Lê Vĩnh Tài quá tài, thơ của ảnh tôi đã dịch cả ba năm, sửa đi sửa lại bây giờ mới hiểu. Mỗi lần sửa lại tôi hiểu thêm, hiểu thêm không chỉ thơ mà người. Người không phải mình thi sĩ mà cả người đọc như tôi. Sự lãng mạn trong thơ của LVT thu hút người đọc như hơi thở, độc giả được cuốn theo con chữ như nhịp điệu của trái tim, như những con sóng kéo ta ra khơi một cách nhẹ nhàng và kéo ta xuống đáy biển lúc nào không hay. Lãng mạn nhưng bạn cũng có thể mất mạng. 


Anh,

Cuộc đời này sống như một gánh nợ không vơi. Em không hiểu gì hết. Đầu óc em như một trái bầu rỗng tuyét với những hạt bầu linh tinh ồn ào làm em chỉ muốn cào nát da thịt em. Em có đủ tất cả. Em có anh bên em. Em có những con chữ. Những con chữ phản bội như kiến lửa, chúng cào xé đốt từng mảnh vui mỏng manh của em. Chúng bò vào miệng em cắn từng miếng một từ con lưỡi của em, chúng bò xuống cổ họng em, vào bụng em, vào ruột dạ em. 

Anh, anh đâu rồi? Anh muốn ôm đống nát này ư? Cho em xin, cho em xin anh yêu ạ, một hơi thở cuối cùng? 

Em chẳng hiểu tại sao anh lại muốn yêu một người như em. Em chỉ là một bãi mảnh vỡ, vụn. Những hạt bụi đời.


Let’s talk about the elephant in the room 

There’s no such thing as a free lunch 

—-

Nước ta có câu nào tương tự không nhỉ? 

____________

Tôi rất quý sự yên tĩnh thanh bình của mình. Nó cô đơn thú vị làm sao. Nhưng tôi để ý rằng tôi đi đến đâu, cuối cùng, tôi luôn luôn cũng thành một con voi béo giữa chợ, ồn ào cùng mùi hôi của loài thú nhân loại. Loài voi có một trí nhớ rất tốt, chúng nhớ mọi tri tiết, từ cây mía bạn mua cho nó ăn, từ chiếc xiềng sắt buộc nó làm tù nhân cả một cuộc đời. Nó mơ ước từng giây, kiếp sau nó sẽ là con bướm trong vườn địa đàng của ông bán mía. 

Tôi không hiểu tại sao việc học ngôn ngữ không dành cho lớp học mà lại thành chuyện chém gió ngoài chợ trời. Ở chợ để làm gì? Để mua bán đúng không? Bạn đi ăn xin, bạn cũng phải trả giá. Một thời tôi cũng phải đi ăn xin, xếp hàng để lấy chiếc áo che bớt cái thân nở nang dậy thì giữa chợ.

Ngoài chợ trời có những gì? Bạn muốn bán gì cho tôi? Tôi đến đây để mua chữ, chữ của bạn bán bao nhiêu? Với những lời chua ngọt nhạt nhẽo tầm thường như vậy bạn bán cho ai? Tôi đến chợ để mua những con chữ để bổ sung cho cặp mắt mù của mình mà bạn lại bán cho tôi một cặp kính râm? Toàn là những ẩn dụ mệt mỏi bạn không nghĩ sao? Bạn biết tôi muốn mua gì không? Tôi chỉ muốn học chữ của mẹ, mà bạn lại vạch váy cho tôi xem cuộc đời tàn phai của bạn ư? Mà có chắc là cuộc đời của bạn không? Bạn có bao giờ sống thử cuộc đời của bạn lần nào chưa? 

Ôi người bạn thân yêu của tôi, hãy thử đi, hãy thật sự sống lại trong cuộc đời của mình. Bạn sẽ thấy rằng bạn tuyệt vời biết bao. Tin tôi đi.


Mưa nữa kìa anh, em chỉ muốn ôm anh ngủ cả ngày – ôm thôi sao em yêu? Anh lại chọc em nữa kìa. Gió lạnh nhưng lại ấm lạ thường anh ạ, như ly nước lạnh cả một ngày bận rộn em quên uống nước, như ly instant coffee đã lạnh ngắc trên góc kệ em quên uống hết. Cà phê pha chỉ có vị đắng, làm em thèm mùi của anh. Hôm nào đợi em toát mồ hôi cả vỉa hè, anh làm em cảm động, không thương sao được. 

Em mệt quá anh, thời gian kéo dài ra như sợi dây thung kéo quá cỡ không còn sức thu mình lại. Em như thời gian vậy ư anh yêu? Giờ em mỏng như lớp sương khuya, vừa đủ để anh nhớ đến hình dáng em ư? Trước khi em tan theo dòng đời này ư?


– hello con, con ở đâu mà ồn ào quá kìa.. Con nhận được email của ba chưa? Đầu dây bên kia vừa rè rè pha vào những giọng lạ cười cợt đùa giỡn không quen. – Yes mum. Tốt rồi, má cúp nha, ồn quá con.. Năm phút sau smart phone của tôi dựt dựt, hiện lên tên của con trai đầu lòng, đầu dây bên kia giờ chỉ có tiếng của con tôi – Mum, mum có sao không? Có chuyện gì không?. 

Tôi hơi giật mình, tôi không biết trả lời làm sao. Giọng nói đầu dây bên kia là giọng nói của một người đàn ông, mỗi con chữ đã được phát âm một cách rõ ràng, từ từ, lễ phép và nhẹ nhàng. Là ai, chứ không phải con tôi. – Không, ông nội giờ không còn nằm nhà thương, về rồi. Ba chỉ muốn biết con nhận được email chưa thôi, tuần sau là routine apartment inspection con nhé – dạ, con lo xong rồi mum. – Ồ, vậy thì ổn rồi, má cúp nha. Yes mum, I love you mum. 

Là lần đầu tiên tôi quên hỏi thăm con, lần đầu tiên tôi quên nói – mẹ yêu con. Con trai xa ổ vài tháng mà đã trưởng thành. Biết đâu trong vài tháng bạn không nhận ra tôi.


Blonde by Joyce Carol Oates

Anh yêu,

Món mồi tình yêu thật là thú vị, làm em quên cả những gì em cần phải làm. Xem xong phim “Blonde” của Joyce Carol Oates làm em quên cả những người đàn ông như anh. Anh yêu, anh yêu em, anh yêu vợ của anh như người tình. 

Nàng Marilyn Monroe là xác chết của Norma Jeane anh ạ. Norma Jeane là một người đàn bà thông minh và khôn ngoan, mà những người đàn ông như anh em của Kennedy xem nàng như một con “blow up doll” tuyệt vời. 

Em nghĩ đến con gái của chúng ta, em chỉ muốn khóc. 

Anh yêu, em cám ơn anh, cám ơn anh đã biết cách yêu em.


Tài năng sẽ là một thương phẩm kỳ quặc. Bạn không thể mua hoặc bán nó như muối hoặc cà phê, cũng không thể mua nó bằng sự nổi tiếng và danh tiếng hay sự chăm chỉ. Arrogance, sự kiêu ngạo là một tính cách của những thiên tài, và khổ đến mức nào đi nữa, tại sao nó phải là một sự tiêu cực?

Sự kiêu ngạo trong xã hội chỉ tiêu cực đối với những người thiếu cả tài năng và thiên tài.

Ghen tị cũng không hẳn là một điều xấu, nó là bản chất bẩm sinh trong tất cả chúng ta. (Tôi không đơn độc với những suy nghĩ như vậy, cảm ơn UnD)

Đó là một bi kịch nếu bạn không thể thừa nhận bất kỳ sự thật nào trong số này. Sự mù quáng thật đáng buồn và bạn sẽ bị sự mù quáng này phá hoại tâm hồn bạn.

Tâm hồn bạn sẽ từ từ nát bấy, mà không ai hay, bạn sẽ như một xác chết biết thở. Bạn sẽ già đi, bạn sẽ thành những bà già, những ông già, những người già. Bạn sẽ hỏi những câu như – ta đã trả đủ thuế cho xã hội chưa?

Có gì sai lầm đâu trong sự thừa nhận một người có năng khiếu hơn mình. Cuộc sống của bạn sẽ được phong phú hơn vì công việc của họ. Ăn cắp tác phẩm, đạo văn những nhân tài không khác gì chính bạn ăn thịt bạn từ trong ra ngoài. Bạn có thể phủ nhận nó, nhưng nó đang tiễn hành xảy ra trong bạn ngay bây giờ, trong hiện tại.

Những chân lý như vậy ta không chỉ tìm thấy chúng trong sách vở mà ngày ngày trong cuộc sống của chúng ta.

—-

Talent would be an odd commodity. You can not buy or sell it like salt or coffee, nor can it be bought with popularity and fame or hard work. Arrogance is a character of genius, and hell, what’s so negative about that?

Arrogance is negative only to those who lack both talent and genius.

Jealously is not necessarily a bad thing either, it is innate in all of us. (I’m not alone with such thoughts, thanks UnDao)

It is a tragedy if you are unable to acknowledge any of these truths. The blindness is sad and destructive. One can but implode.

What’s wrong with acknowledging someone who is more gifted than you. Their work can enrich your life. Stealing someone else’s work can eat you from the inside out. You may deny it, but it’s happening to you right now.

Such truths are not just found in books but in life.


Tôi nghĩ không phải mình tôi. Một người đàn bà á châu nhỏ con so với họ, tôi đã kiếm sống ở nơi này gần hai thập niên. Các anh từ da trắng đến da đen gặp tôi chưa chào là đã thốt ra thiệt to và giận dữ, cả phòng mạch, không ai thoát khỏi tiếng vọng của họ – Tôi mới được thả tù! Các anh đã ở tù từ vài tháng đến cả chục năm. Hiểu làm sao được suy nghĩ của một người lạ, tính chi cả một ổ tù nhân? Ba tôi cũng đã phải ở tù mà. 

Tôi ngưng những ngón tay không ngừng trên bàn phím. Thường là đánh toa thuốc, đặt hàng, hay dịch thơ, trả lời email. Tôi ngước mặt lên, nhìn vào cặp mắt của anh to tướng lớn tiếng.

– Vâng, chào bạn, bạn tù lâu không? Được nghỉ ngơi tốt chứ? Như ở khách sạn vậy, tôi mong lắm được những ngày nghỉ như vậy, tập gym, đọc sách, có người nấu cơm cho mình một ngày ba bữa. Tôi nghĩ thầm tiếp, bao nhiêu là tiền thuế cực khổ của tôi đã làm ra để nuôi bạn. – Mười năm ư? Trong tù không lên mạng được, bạn giống như một người du hành thời gian rồi nhỉ, a time traveller. 

Phần nửa như những người điên tiêm thuốc tôi bán, họ đều trở lại xã hội một cách bình thường, đương nhiên với trợ cấp của chính quyền, từ từ kiếm tiền, kiếm cách để hòa hợp lại với xã hội. Những người này xem tôi như bạn họ. 

Thứ dữ như bạn nghĩ, chưa chắc đã “dữ” như tôi. Họ bảo vệ tôi bằng cách đứng nhìn, là những nhân chứng, không bao giờ chen vào việc làm của tôi. Họ hiểu, khi nhìn vào cặp mắt của quỷ, chỉ là một phản chiếu trên gương, nó chính là cặp mắt của mình. Không ai có thể cứu mình, nên trên một bãi chiến, chỉ có bạn có thể cứu được bạn. Một là bạn giả vờ chết, hai là bạn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, hai bàn tay bạn sẽ đẫm máu. Chưa biết chắc ai là anh hùng. 


Nè các tình yêu, hôm nay bắt buộc tôi phải nói thẳng. Mạng xã hội tôi dành cho học tiếng Việt, và sống một 100% ảo.

Tôi đã có chồng gần ba mươi năm. Chồng tôi rất đẹp trai, rất dễ thương, rất đáng yêu.

Mạng xã hội không phải là nơi để tôi kiếm tình yêu. Nếu tôi cần thì tôi sẽ đăng cập ở Tinder. Tính đây là đàn ông lẫn đàn bà.

Tôi cũng không cần ai để “tâm sự”, tôi không phải là cái thùng rác.

Xin đừng gửi selfie, hay chuyện gì không liên quan đến việc học tiếng Việt.

Ngoài việc chữ nghĩa, tôi sẽ block bạn.

Thần chết đã rượt theo tôi nhiều lần, nhưng tôi đã chạy nhanh hơn Người.

Tôi không có đủ thời gian để hận, để ghét những người dưng.

Xin Chào,

Trâm.

Anh yêu,

Em không thèm danh vọng hay nổi tiếng như em thèm anh, anh toàn suy bụng anh ra bụng em. Anh thích ồn ào pháo bông, tốt cho công việc thôi, em hiểu. Nhưng em, em chỉ thèm sự yên tĩnh, em chỉ xin anh dành chút chút thời gian cho em, chút thơ cho em mỗi ngày thôi anh yêu. 

Em đợi anh.


Đam mê qua nghiên cứu của Robert J. Vallerand, sẽ đem cho bạn một tâm lý lành mạnh và hạnh phúc, khi ấy là một sự đam mê hài hòa (harmonious passion). Ngược lại, nếu ấy là một sự đam mê ám ảnh (obsessive passion) bạn, thì chẳng khác gì một người không có đam mê, còn có thể hại mình hơn.

Dù đam mê bạn là gì đi nữa, tôi muốn lưu ý luôn những đam mê xã hội thường chỉ trích là xấu như rượu, đánh bài, thuốc lá v..v.. trong nghiên cứu của Vallerand chẳng khác gì với thể thao, đọc sách hay làm việc từ thiện. Miễn là không có sự kiềm chế, khó dễ. Bỏ vẫn được, vẫn vui, vẫn sống. Như tôi cũng có thể bấm một nút là cái blog của tôi cũng có thể biết mất. Tôi sẽ không tiếc.

Suy nghĩ từ xưa đến giờ khó mà thay đổi được, đúng không ạ. Nhưng tôi biết với bản thân mình, đã sử những người “nghiện” trong cuộc đời tôi không khác gì những người hoàn toàn hoàn hảo. Chẳng ai tốt chẳng ai xấu. Chỉ có những con người bị tổn thương, lâu lâu cần một nụ cười, lời cám ơn. (Thậm chí được tôi chửi, là một niềm vui).


Anh,

Em sinh ra để làm vợ anh thôi? Cuối tuần em thích ngâm ở trong bồn tắm với những suy nghĩ như vậy, em ngâm trong nước muối nóng thiệt nóng, cơ bắp em mềm từ từ tan cùng những bọt xà phòng, giống như chúng đang sôi bùng bục. Suy nghĩ của em sôi bùng bục, da thịt em sôi bùng bục. Nóng, đỏ.

Em nghĩ đến những người đàn bà, họ thật đáng yêu. Họ mỏng manh với những suy nghĩ của nụ hôn lần đầu, họ tiếc, tại sao tự nhiên họ bị mất trinh, mất giọt máu vô dụng, vô ý nghĩa. Những đứa con gái sáng như mặt trời, con của chúng ta. 

Chỉ nhiêu đó mà nước trong bồn đã lạnh, mát rượi như ngày đầu gió anh thổi, cay mắt em.


Class captain 1990

Nghĩ đi nghĩ lại mình cũng hơi liều, tự nhiên chưa bao giờ dám đi đâu xa một mình mà dám leo núi một mình để gặp thi sĩ. Như em mười sáu mê chàng hay nàng ca sỹ diễn viên nào đó xếp hàng cả ngày để được gặp thần tượng của mình.

Vậy thì chuyện hồi xuân có thật những tình yêu ạ.

Thần tượng của tôi hiền hơn thơ chàng viết, việc gì cũng từ từ nhưng luôn luôn bận rộn với công việc không làm thi sĩ. Đương nhiên rồi, sống thì phải có ăn mới sống nổi đúng không? Việc này đối với tôi là đương nhiên, nên tôi thật ra vẫn thấy rất ngại với mọi người ngoại trừ một lần gặp thi sĩ.

Tôi có rất nhiều câu hỏi, nhưng tôi muốn gặp một lần để thấy phản ứng của mình như thế nào với một người thần tượng của mình. Một người đã đem lại cho tôi nhiều cảm hứng từ họa chân dung đến những khúc thơ thật dễ thương. Những cảm giác thật thú vị. Không biết ngoài đời có thú vị không?

Ngược lại thì, thật ra, ai gặp tôi, họ nghĩ thế nào thì là chuyện của họ. Vì tôi biết mình cũng như ai thôi, xấu và đẹp, dã man và dịu dàng, ác và tốt, đen và sáng. Rất đơn giản. Đương nhiên nếu thần tượng mình không ghét mình thì tốt hơn.

Nhưng núi vẫn còn đó, cao nguyên vẫn hiu hiu gió mát.

Tôi chưa bị block, chắc mọi sự vẫn an vui và rất ổn.

🙂

Tranh: 19 chứ không phải 16


Anh yêu,

Hôm nay Sydney mưa lâm râm, lạnh, nhưng lạnh chưa đủ để em nhớ anh. Tiền mãn kinh nó thích mát anh ạ, khổ vậy đấy. Anh đừng nghĩ là lúc nào em cũng thèm ôm anh. Sướng một mình là chuyện bình thường anh nhé.


“Có lẽ phẩm chất của một bài thơ hay là “bài thơ… hơi bị ít gặp” chăng?’

Sứ mệnh của nhà thơ là làm sao cho tiếng kêu ấy phải là âm thanh ngôn ngữ của mình.

Làm thơ dở không khổ bằng thơ cứ nhạt nhạt giả giả. Vì làm thơ dở, anh còn có hy vọng sẽ làm thơ hay. Còn giả lả thì vô phương.

Thơ, theo tôi nghĩ, nên bí ẩn chứ không nên bày tỏ, nên lỏng lẻo chứ không bắt buộc…

Tuy nhiên, tôi nghĩ thi sĩ nào cũng có khả năng lắng nghe (bằng linh cảm) ý kiến của những người đã đọc thơ mình mà không có hồi âm, hình như thế.”

Ai nói vậy ta. Mấy bữa nay vừa sửa những tác phẩm tôi đã dịch, vừa thắc mắc thân phận “người đọc” của tôi. Mà có người đã thốt ra những gì tôi muốn nói năm 2006, giờ tôi mới thấy.

Đúng là ngôn ngữ hùng hồn của thi sĩ.

___

Các bạn có thể đọc thêm theo nút giới đây nha:

Lê Vĩnh Tài

Một bài thơ hay là một bài thơ ta ít gặp hơn một bài thơ dở

Nguyễn Đức Tung Nguyen thực hiện

Anh yêu,

Em hiểu mà, thơ của anh, đã được khắc lên da thịt em từ ngày em theo mặt trăng về núi. Những khúc thơ cuốn vòng eo em.. Từ rốn chạy theo nỗi buồn vui nhột nhạt giận hờn, những con chữ của anh đá nâng hai cánh tay em như chim hải âu bay vào giấc mộng của biển. Sóng biển cuồn cuộn êm ái dữ dội dịu êm. 

Anh à, em nhớ anh. 

Anh yêu,

Em không tiếc một giây một phút nào em đã yêu anh, dù có những lúc ước mơ của em là được dịp bóp cổ anh từ từ, từ từ nhìn sự sống rạng rỡ tan đi trong cặp mắt của anh. Cặp mắt tinh hoa đáng yêu. Rồi chúng ta sẽ khóc, vì em đã giết được tất cả cuộc đời anh. 

Trái tim khoan dung của em là một trái tim chưa bao giờ tồn tại, em đã vẽ nó thật lung linh, thật đẹp, để lừa anh thôi. Anh ngốc lắm, em muốn giết anh, để họ không còn ai để yêu, để ôm, để hưởng mùi hơi ấm. 

Hơi ấm của em mà họ dám.. Là của em, là của một mình em.

Anh à, 

Tại sao anh phải khổ như vậy chứ. Tình yêu ta sẽ bốc mùi như mắm mốc đi cả thời gian. Em sợ gì chứ, sự cô đơn như mắm tôm để em ngấm tình yêu ta, như bánh đúc bà ngoại em hấp nóng hổi những năm ba em phải học tập cải tạo. 

Anh nghĩ sao cũng được, em sẽ chấp nhận tất cả. Vì khi sống, chúng ta phải sống đúng cách, để chúng ta khi đến ngày bắt buộc phải đón chuyến đò cuối cùng đó, chúng ta cùng có thể nhắm mắt lại, thiếp đi. Em trong vòng tay anh, trong một giấc ngủ nghìn thu. 

ngày thương nhau em đâu có biết
phút chia tay lặng lẽ bình thường...
(bài này chưa dịch)
hôm đó mưa mặt trời mầu xám
trưa tháng tám mù mờ tình thương

—-

Anh yêu,

Anh quá chậm, là tình yêu ư? Anh muốn yêu em ư? Anh nghĩ yêu em dễ vậy sao? Anh phải biết đúng cách yêu em. Biết yêu em, anh phải giữ gìn tổ ấm hạnh phúc gia đình của mình và người thân, khác gì sức khỏe và tinh thần?

Anh quá chậm, không có gì lãng mạn bằng chiến tranh giết người chia ly và tuyệt vọng. Thơ tình ư? Dịch xong Khúc Thụy Du em thật sự rất thất vọng với những lời đã được phổ nhạc. Thơ tình ư? Những con chữ vĩ đại ư?

Là hơi thở, là sống sót, tình yêu chỉ là một món mồi cho cuộc sống.

Viết thư, riêng tôi là một cách thoát những nỗi niềm u tối, từ nhỏ tôi rất thích, mới đây là đã cho Chinh. Mực và giấy. Dịch thơ khác một chút ở chỗ không chỉ được thoát hiện tại mà còn là một cách học.

Nghĩ lại thì một cô bé người công giáo như tôi bao giờ dám nghĩ đến văn của Henry Miller. Chỉ vì sự tò mò của tôi qua hành trình đọc thơ văn Việt tôi mới hiểu “vần ồn” là gì. Nhiều lúc thấy mình thật xấu hổ vì suy nghĩ và hiểu biết của mình năm mươi mà vẫn còn quá hẹp.

Nhờ Henry Miller, tôi chú ý nhiều đến những chi tiết khi viết hay làm thơ. Cách tôi dịch tự nhiên khác hẳn. Chính xác hơn, ổn hơn. Đây chỉ là một ví dụ. Tôi tưởng tôi đã đọc nhiều, nhưng anh Tài còn đọc nhiều hơn tôi, không cách nào so sánh nổi. Hiểu thôi tại sao tôi mang ơn ảnh.

Tôi như con cóc vừa trong hang, nhảy ra ngoài.

Anh yêu,

Em nhớ, chấp nhận đúng hơn, từ nhỏ em đã mê đàn ông, đàn bà cũng có, nhưng không nhiều bằng đàn ông. Sự thu hút thần thái không chỉ vì những vị quyến rũ, màu sắc da thịt của họ, mà là chớm trong họ là một mùi cô đơn trí tuệ?

Tại sao em yêu anh? Câu hỏi vô duyên anh không nghĩ sao? Vì sự cô đơn trí tuệ? Vì anh biết trước khi cặp mắt ta nhận ra nhau? 

Em ngốc ghê, nhưng anh vẫn kiên nhẫn đợi em. Anh đã không quên những cánh tay giây đồng hồ, cả chục cái đồng hồ trên góc tủ của anh. Tích tách ngày đêm, anh không quên đếm một giây, ôi hỗn loạn ồn ào, ôi êm ái ào ạt những cơn sóng đập vào bãi bờ em. Những hạt cát…

Mau thật, ngoài việc làm, tôi tự nhốt mình trong nhà và bạn thân nhất của tôi nàng Shani(the dog) đã  ra đi, một thời gian chỉ với rượu, giờ cuối năm với chàng Lucifur(the cat).

Gặp vài lần đứa cháu chưa đầy một tuổi, tiễn đưa một bố của bạn tôi về miền đất bên kia. Là thời gian tâm sự nhiều nhất với ba má tôi.

Thời gian còn lại là hoàn toàn trên blog. Cỡ 300 bài thơ và truyện ngắn tôi chưa edit lại, vẫn còn format cũ.

Mấy tuần vừa qua tôi thấy mình không cần phải dịch nữa, tôi không nhớ việc dịch chữ như gần nửa trục năm qua. Việc học tiếng Việt vẫn còn nguyên vẹn một con đường dài vun vút, chắc chắn là sẽ không bao giờ hoàn hảo như mong muốn của tôi, nhưng sự hoàn hảo tôi tin rằng trong đời tôi sẽ chỉ là những giây phút hai đứa con tôi đã chào đời.

Cuối cùng là tôi đã có nhiều thời gian để đọc. Và tôi rất vui khi đã khám phá ra càng ngày càng nhiều người dịch văn Việt ra nước ngoài như Anh, Pháp.. v.. v. dù rằng so với những tác phẩm dịch sang tiếng Việt thì vẫn còn quá ít. Nhưng tôi vẫn vô cùng vui, tôi mong là sẽ thành một phong trào thú vị để chia sẻ ngôn ngữ của đất nước mẹ đẻ của mình.

Nghĩ đến một phong trào như vậy làm tôi thấy bỗng nhẹ người hơn. Tôi chúc các bạn ấy đạt được những đam mê như tôi đã. Tôi chúc các bạn như tôi luôn luôn thành công, đây là niềm vui của một cánh đồng chữ tôi giữ mãi mãi trong tôi. Tôi mong họ sẽ nhận được sự hỗ trợ của những nhà văn nhà thơ như tôi, nhất là trong những ngày đầu.

Tôi sẽ giành cuối năm Tân Sửu để sửa tiếp những tác phẩm còn lại. Còn lại là những tác phẩm của nhà thơ Lê Vĩnh Tài và những bài tập làm thơ và những hư cấu vụn của dược sĩ.

Tôi đọc lại những kỷ niệm cũ, tôi thường ngồi cười tôi. Thú thật là tôi nghĩ sẽ không có độc giả, tôi nghĩ rằng chỉ mình tôi đọc những bài dịch của mình. Vui.

Chúc các bạn mọi sự an lành.

Trâm 

December 29th, 2021


Dược sĩ khoe áo jacket từ thập niên 80 nha, khoe thêm việc con Ba Thiêm được anh Nguyễn Hưng Quốc gọi là dịch giả nha.

😁

Lông mày tô cũng đẹp nữa kìa.


Anh yêu,

Bó hoa giống em ghê, đã khô cằn, nhưng vẫn còn xinh chán.

Người con gái hôm nay hồn gợn sóng
vì bóng đêm gần gụi thích hơn ngày
sáng và tối cùng cưu mang một bóng
và lạnh ngoài là rượu nóng bên trong

Vũ Hoàng Thư
[nhại “Người con gái mặc quần” – Bùi Giáng]

Cả ngày tôi đã phải bán toa thuốc cho người điên. Trong vòng sáu tháng họ như những người bình thường, bình thường đây có nghĩa là họ có thể trở lại với quần chúng. Họ có thể đi làm lại, đạt được những quan hệ ý nghĩa trong thế giới của họ.

Trên mạng xã hội, tôi cũng gặp rất nhiều người như vậy. Tôi xin miễn dành những thời gian ở thế giới này cho họ. Tôi quá mệt với việc làm, tôi chỉ muốn viết thư tình, dịch văn, và đọc thơ.

Tôi đến tuổi này, không tham vọng gì cả. Tôi không muốn làm một anh hùng gánh sông núi trên vai. Tôi chẳng thèm gì nàng thơ. Tôi cũng chẳng thèm ai hiểu tôi. Một ai đó cười cùng hay không cũng ổn.

Tôi, cuối cùng là một con người riêng tư ích kỷ. Mau chán, đi kiếm mãi trò chơi để đốt thời gian.

Tôi hay xóa vì quá nhiều thứ thật chán, dở, và nham nhở, không đem gì tốt cho hạnh phúc hay sự ổn định của gia đình và người thân trong thế giới của tôi.

Tôi không phải là thánh, thần, hay thiên thần. Gần với bóng đêm hơn là ánh sáng. Rất lạnh và rất mát.


Anh yêu, 

Ganh làm chi chứ, anh là beer, họ chỉ là mồi.
Anh bỏ cái tính xấu đó đi.
---

Anh yêu,

Em giải thích làm sao chứ? Tại sao em yêu anh? Tại sao em yêu thơ? 

Em hỏi ba hôm đó 

– ba, Thái Hạo là ai ba? 

– cậu này một thời gian là nhà báo

– à thì ra, tại cậu ta hỏi con giống như đang interview con vậy, tại sao con thích thơ của cậu, cậu không phải là nhà thơ.

Anh, thơ của Thái Hạo như bức thư tình của đêm. Em bị cuốn theo những cánh đồng thơm ngát mùi hương của lúa, những con côn trùng tích tách ráng sống, những nụ hoa bắt buộc phải nở nóng hổi mùa hè. Cậu ta gửi đi những con chữ vào bóng tối rì rào vào những hàng cây không cần ai nghe, có lẽ cho những chú mèo dưới chân giường nghe chăng? 

Anh yêu, em nhớ anh, cặp mắt gì buồn, không dám nhìn em.

---
Yêu anh như ăn mì gói
Xơi hoài em vẫn thấy đói anh ơi

Em xơi em lại đầy hơi
Đầu đuôi thoát ra khơi khơi tình mình
---

Recap. 

Những tác giả tôi đã sửa xong trong hơn 500 tác phẩm:

An Thu, Bạch Diệp, Benedict Smith, Bùi Giáng, Bùi Kim-Anh, Choé, Cố Thành, Du Tử Lê, Dư Đằng Duy, Dương Diên Hồng, Đặng Tiến, Đinh Thị Như Thúy, Đinh Trường Chinh(chưa xong), Đoàn Phú Tứ, Đoàn Xuân Cao, Đỗ Khiêm, Đỗ Trung Quân, Hieu Kien, Hoàng Xuân Sơn, Hồ Minh Tâm, Huy Cận, Hứa Hiếu, Inra Sara, Kiều Maily, Lê Vĩnh Tài(chưa xong), Linh Phương, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Man Nhiên, Nguyễn Quý, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Thị Phương Trâm(sẽ không bao giờ xong), Nguyễn Tuân, Nguyễn Văn Gia, Nguyễn Văn Thiện(chưa xong), Niê A Dũng, Phạm Công Thiện, Phạm Hiền Mây, Phạm Thái Lê, Phan Nhiên Hạo, Sấu Mã, Tạ Xuân Hải, Tản Đà, Thanh Dang, Thanh Tâm Tuyền, Thảo Nguyên, Thảo Phương, Tô Thùy Yên, Trần Băng Khuê(chưa xong), Trần Duy Trung, Trần Huyền Trân, Trần Mộng Tú, Trần Quốc Toàn, Trần Thiên Thị, Trúc Thông, Vàng A Giang, Vũ Hoàng Thư, Vũ Ngọc Giao, Vũ Trọng Quang, Xuân Diệu.

Chưa edit:

E. E. Cummings, Emily Dickinson, Kipling, Nikita Gill, Nguyễn Hưng Quốc, Pháp Hoan, Phương Anh, Rumi, Thái Hạo, Trịnh Công Sơn, William Shakespeare.


Anh yêu, 

Sao anh lại gọi em là mục hạ vô nhân? Anh chậm quá, quyến rũ nhất là một bộ não trí tuệ.

Tôi lâu lâu rất sến và vô cùng bolero, dịch thơ tình là tôi nghĩ đến liền những nàng trong tranh vẽ giữa đêm của Chinh as he burns the midnight oil…


Anh yêu, 

Em nhớ anh lắm kìa. Chịu không nổi luôn. Em kiếm ai đó, để em bớt nhớ anh được không? 

Mình chốt nhé. 


Không có chỉ trích làm sao có phê bình? Không có sự khôn ngoan thì làm cách nào để đạt được trí tuệ? Không có con đường thì làm gì có mục đích? Không có mục đích thì làm sao sống nổi? Không có cái tôi thì bản ngã từ đâu ra? Không có con gà thì trứng chỉ là giấc mơ? 


Cuối tuần uống rượu với ba.

Ba: bạn của con nhiều đứa có vẻ ngây thơ. 

Ds: đúng là ba con có máu nhà văn có khác. Ý ba là con chơi với toàn là những đứa ngu à, năm mươi mấy mà còn ngây thơ thì chỉ đem dục thùng rác. 

Tiếng Việt quá hay đúng không các tình yêu?


Tôi thấy muốn chán luôn, sửa đi sửa lại hoài mấy năm nay những bài dịch mà những con chữ nó cứ vẫn ngang phè phè. Tui đem giục một đống chữ vào thùng rác. Giận. Ghét.

Mà nè, hôm nay cả ngày sửa lại thơ của ông professor ở Huế thấy hơi phê, tự nhiên, vì “con tim đã yêu trở lại”?

Tôi nhớ lại những ngày dịch những tác phẩm của ông thầy, tôi dịch một vèo ba chục bài, những bức tranh u buồn đẹp tuyệt vời đẫm niềm tin tình yêu bất hạnh và hy vọng, có lúc đến mức trầm cảm trầm trọng tôi phải ngưng đọc.

Nhưng tôi đã yêu chữ từ lúc khám phá ra nó. Nó trong mạch máu tôi. Không có chữ, thì sống làm chi cho mệt.

À mà nè những tình yêu ạ, trong hiện tại những tác phẩm tôi dịch xong luôn luôn hay và đẹp, lúc nó thành những bài dịch của quá khứ chưa chắc sẽ còn hay và đẹp khác gì người tình mới của bạn đúng không? Mới như tuần trăng mật.

Tác phẩm nào trong hiện tại đều hoàn hảo tuyệt vời. Nên bạn đừng bỏ cuộc cứ dịch cứ viết cứ sáng tác đi ạ. Vì một ngày nào đó bạn sẽ luôn sống trong hiện tại. Và hiện tại sẽ là thiên đường của bạn.

Tin tôi đi.

Mà nè, tôi thường không tin những ai hay nói “tin tôi đi” nhé. Khổ.


Anh yêu,

Tình yêu vô hạn anh ạ, với những người đàn ông.


Anh yêu,

Sống để làm gì nếu em không biết cách yêu anh? Chuyện mình mơ hồ như cổ tích à, em là công chúa ư, mà anh quá nhẹ nhàng với da thịt em? Nắng thời gian héo cả những giây phút ta yêu nhau, ơ kìa, em bạc cả đầu. Trách anh ư? Không, làm sao em dám trách anh, em giận em hơn, ngôn ngữ của không đủ để yêu anh.


Anh yêu,

Khổ ghê, em spam Chinh cả nhày hôm qua nên hôm nay anh Mark muốn gây sự. Không lẽ cả ngày chỉ thư và thơ tình cho anh thì mới ổn? Em viết cho anh hằng ngày kìa, mà anh cứ làm thinh, anh xem em như mây khi em chỉ thèm mưa?

Anh đâu? Vào đuổi anh Mark giùm em nha? Cả đời em, em phải tránh những anh Mark, những anh xem em như cục thịt. Họ cắt em ra từng lát một, họ sào nấu, họ ăn tái, họ băm em ra xào với xốt, lâu lâu họ thẩy em vào nồi nước sôi sùng sục, hầm em mềm, đủ để họ xé em ra từng sợi, họ nhâm nhi thêm muối thêm mắm, ôi khắm. Em là mắm ruốc ư, anh kìa, không thèm em sao? 

Anh, anh đâu rồi, em có bị sai chính tả không? Anh yêu, ngữ pháp của em có ổn không, tốt rồi ư?


7 stages of grief 

WTF

block

láo

còn ai để block nữa không 

buồn ghê lại hết bạn 

đến rồi đi thôi 

xong


Anh yêu,

Khó quá, họ ganh tị với em, anh bị ghét lây kìa, em xin lỗi. Em chỉ mong họ được một ngày nào đó nhú lên như một nụ bình minh, như cánh diều hồi nhỏ mong đợi làn gió nâng cao, như lần đầu tiên anh dạy em cách yêu anh. Trong sương mịt mù bao vây, thấm từ từ da thịt em, mát rười rượi những giọt lệ óng ánh của tình yêu anh, em còn biết gì là ngày đêm.


Anh yêu,

Em không thích, một là anh hiểu, hai là anh không, sao cũng ổn mà. Anh biết tại sao chứ? Anh chậm quá, tại vì em yêu anh chứ sao, sao trên trời chứ làm chi dưới đất, em hiểu, lóng lánh trong mắt em nữa, cũng chỉ vì em yêu anh thôi. Anh chậm thật luôn. Em không muốn giải thích, lập đi lập lại, thời gian của em thà để dành ngồi thơ thẩn nhớ anh.. Đơn giản vậy mà cũng không hiểu, tự dưng làm em giận anh ghê.


Nhà thơ Vũ Trọng Quang và Nguyễn Thị Phương Trâm at Norfolk Mansion, Saigon, Vietnam

Tôi, thường xuyên dẫn cả gia đình về thăm quê hương, gia đình tôi may mắn là được định cư hết ở Úc. Tôi không thích làm phiền ai, tính cả Thiện và Chip. Anh Quang thì lại thật là dễ thương, “no” không có ý nghĩa gì đối với ảnh.

Tôi không phải là minh tinh hoa hậu, nhưng đứng cạnh ảnh thì lại tự nhiên xinh, hơn cả diễn viên.

Cám ơn anh Quang nhiều nhiều.


Nhà văn Trần Băng Khuê và Nguyễn Thị Phương Trâm in Buon Ma Thuot

Ba tôi đọc xong cuốn này rồi của Chip – Tiếng nói, cách viết rất mới.

Chip thật đáng yêu, có thể là điên hơn tôi một chút. Tôi đeo theo đít nàng như người tình. Lúc say không còn nhớ gì, nàng là người dẫn tôi đi vệ sinh, bắt tôi về phòng ngủ.. Tôi bắt đầu yêu nàng từ lúc nào không biết luôn, không muốn biết luôn cả chồng nàng..


Nguyễn Quý và Nguyễn Thị Phương Trâm in Buon Ma Thuot

Bất ngờ nhất là khi được gặp ông chủ Mật Nhân Đỏ ở phố núi nha. Cậu này một trăm phần trăm không ăn ảnh, ngoài đời có duyên và bảnh trai hơn rất nhiều, một trăm phần trăm “type” của tôi nha. Ông thợ điện này lại có một tài năng ngâm rượu ngon hơn Macallan, uống xong tha hồ hứng, vì vậy mà tôi phải xin phép về sớm. 


Ông bạn tôi chưa bao giờ lấy vợ, có yêu một cô, là đàn em của tôi, rất dễ thương, nàng lấy một anh nàng không yêu, họ hiện giờ rất hạnh phúc. Còn ông bạn tôi thì hiện giờ là boss của dòng tên Úc Châu. Ông ta có một giọng nói nhẹ nhàng, ánh mắt luôn luôn trong sáng, hôm kia, chắc cũng lâu rồi, ngồi uống rượu ổng nói – cãi lộn la hét đi nữa vẫn là một cách đối thoại, ác hơn là sự im lặng. Vì vậy chăng ông bỏ luôn chuyện lập gia đình?

Tôi ít chửi thề, chỉ vì sự khủng hoảng của ông chồng tôi, chồng tôi rất hiền, không chửi thề với vợ bao giờ – We swear playing golf all the time, but it’s nothing.. but when you swear honey, when you use the word “fuck” it’s scary, I don’t recognise you, it looks like you want to rip someone apart, you mean murder… 

Chấp nhận vậy, trong một hội chiến, giết người cũng là một cách đối thoại.


Khi tôi đã đánh mất sự tôn trọng và niềm tin của bạn. Tôi không mong ngày về. Vì Ngài đang đợi tôi.


Ồ, từ “tương” hay quá

Từ tương tác thành tương giao tương đương với tương ngộ tương phùng tương kiến trong tương lai tương cảm ái tình tương tư.


Nguyễn Quý, Nguyễn Thị Phương Trâm, Lê Vĩnh Tài và Nguyễn Văn Thiện (source: LVT social media page)

Thiện is exactly the person he portrays in social media, what you see is all you will get, no more, no less. The writer is sincere, reserved, and steadfast in every action and reaction. He is a good father, loyal friend, and protective lover. He is a rock, a friend you want by your side, Tài is fortunate to have such a friend and confidant. 

Thiện chính xác là con người anh ấy miêu tả trên mạng xã hội, những gì bạn thấy là tất cả những gì bạn sẽ nhận được, không hơn, không kém. Nhà văn thật chân thành, kiệm lời, kiên định trong mọi hành động và phản ứng. Anh ấy là một người cha tốt, một người bạn trung thành và một người luôn luôn bảo vệ người mình yêu. Anh ấy là một tảng đá, một người bạn mà bạn muốn ở bên cạnh, Tài thật may mắn khi có được một người bạn tri kỷ như vậy.


Anh yêu,

Sự sống là gì? Con chuột mun co ro trong một góc tủ thối rữa, sau cái máy computer khủng lồ của một thập kỷ đã quá cũ, nó chết một mình sau những cơn đau. Nó nghĩ gì trước khi nó chết anh nhỉ? Nó nghĩ đến miếng ăn vụn ư? Hay vọng về từ ổ là những lời lo lắng nhỏ nhẹ của mẹ nó trong bóng tối – con yêu của mẹ, cẩn thận con nhé, con người, chúng rất tham, chúng có nhiều đồ ăn nhưng chúng thà vất đi chứ không nhường cho người khác. Không đến phiên mình đâu con ạ. Em nghĩ đến ổ bánh mì em ăn không hết, em nghĩ đến mẹ của nó trong ổ, giữa đống rác, bụng đầy những đứa con. Em nhớ những ngày em đã sống với đứa con đã chết trong bụng em…


Traditional Dak Lak brunch

Nói gì đây về anh Tài, tôi ganh với Thiện chút chút vì luôn luôn được ở bên cạnh chàng với cốc cà phê hay lon Heineken bạc. Tôi thua Thiện xa, vài giọt Robusta thôi mà tôi đã bị say sẩm hết nửa ngày, chưa nhắc đến rượu. 

Lần đầu tiên gặp các ngài, tôi trước đó đã quyết định phó thác linh hồn của tôi cho các ngài. Là vì tôi luôn lắng nghe trực giác của mình, như chàng đã viết? Một trăm phần trăm. 

Người say rượu không nên nhớ lại những gì mình làm trong những cơn say, xấu lắm, tôi chỉ biết qua lời của những người thân là tôi rất trẻ con, hay khóc, hay ôm, hay – I love you, khi tôi say. 

Sáng hôm sau tỉnh giấc, tôi không nhớ gì, nhưng lâng lâng trong tôi là một hạnh phúc lạ thường, các ngài đã lo cho tôi như một đứa trẻ lên ba. 

Cám anh Tài, và hai em Thiện và Chip.

Coffee at the long house, Dak Lak

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet and translator, born 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

By Nguyễn Thị Phương Trâm

There's magic in translating a body of work from one language to another.

16 comments

  1. Trâm you look so lovely. We’re all these people writers you translate for in English? I bet it is breathtakingly beautiful there. Sending you my appreciation and prayers for a publisher who will realize what talented a person you are as well as all those beautiful poets you translate for as well. 🦋

    Liked by 2 people

      1. Thank you for sharing your visit with us. I can’t imagine someone not grabbing this opportunity to publish this poetry. Often when I read your work or your translations I find my self moved emotionally to tears. People need to hear these stories. I wish I had time to read them all. You shouldn’t have to pay either because the work is brilliant. I am going to continue to pray about this. Blessings my friend. 🌹

        Liked by 1 person

  2. This was really fulfilling to read. Your writing is very eye-opening to me. The more that I read your work, the more I realize that we have a lot in common as far as way of thinking is concerned, life history, the life journey we are currently on, and what we want to make out of our existence. I’ve been translating one of MY poems (hehehehehe) into Haitian Creole and the experience has been so eye opening. It also has been helping me get closer to my Haitian roots, spiritually. It’s hard to explain that spiritual journey but, as someone who also left their home country when very young for safety reasons and reasons that were out of our control—as people trying to reconnect and learn about their roots—I think you’d understand it the most. I thank you immensely for your vulnerability.

    Liked by 1 person

    1. I am so happy to share your joy in searching through the rubble for your roots. I hope that you will find your place in the soil and grow. You are the few people who sincerely understand what I am going through in my mid-life. The mass believe my vulnerability is a weakness, I am egging for attention and fame. In truth, all I want is a better connection with my parents. I want to listen, I want to understand more, I want them to face their pain, so the wound can stop festering and finally heal. 40 years of grieving, a lifetime of grieving. I want them to know, they are not alone. Thank you 26, you have brought me light on a cloudy day. ❤

      Liked by 1 person

      1. The mass is so blind. Vulnerability is such a great depiction of strength! I think what you want for your parents is so precious! In addition to what you mentioned, I also want my parents to forgive themselves so that they can stop suffering for the choices that they HAD to make. I wish the both of us strength, patience, persistence, and passion, as we continue our journey. I’m honored and humbled to know I have that impact on you my friend 💕

        Liked by 1 person

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: