A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm

The Hues of My Youth
1.
It all began with a top. That’s right, my youth was an idyllic entanglement? No, more perhaps glimpses of the back of a blue top departing a train station draped in a misty downpour that had swept across Saigon years ago.
What I meant was a sea blue top worn by the train attendee who had said goodbye to the very last traveller. The last traveller was seventeen, and the young lady had also worn a blue top tinged with purple. The seventeen year old young lady with sad eyes, more withdrawn out of her comfort zone. Never allowing her father a glimpse of those fretful eyes, as the whistle blew, as the wheels grinded on the metal rails. She was haunted by the back of that blue top as a seventeen year old. Exactly like the trail of smoke that has been dragged along since then (though, the smoke may have diminished somewhat). They continued to possess her, unconsciously haunting, void of any kind of prejudice or bias, or have the seventeen year old then and I now would never admit, deliberately burying the sombre dim greyness with those dreamy blue hues once upon a time scattered in cuts and bruises.
2.
“The stupidity of youth”.
The stupidity of youth is what I called the blue hues. I had once more than a glimpse of the same sky blue Saigon July rain soaked top. At twenty-seven. My youth pretty much has ended. (because, I decided the year after that I should be married). Sure enough, my youth (the same stupid youth), it knew how to mess with my head, the regretful past, the moment the train left the station, the grinding metal tires leaving Saigon. Often I had thought the blue top was actually me. Or I was that blue top, trying to stop me from looking back at the trail of grey smoke. It angers me sometimes, I would snap infrustration: “The stupidity of youth”, though, I had stopped myself from (lifting my head) to cry out to the high heaven, scream, “you’re nothing but a deceitful dream in my stupid youth”.
This time of the year, the clouds piled up on top of each other, they lined up in rows on the other side of the world, frightfully spitting at a dam. While I’m staring at the sky, pondering about that sky blue top. To then snap again, “The stupidity of youth”.
3.
The almost forty-year-old man, pacing around inside his shut off room, mumbling. His blue top soaked through, the sweat ran down his back. He just came back from a walk in the park. A small park in a small city. In the big city, where there was a big man, a very big man. No, he was like a giant bronze statue under the sunlight. I don’t why but he repeated my words inside the four walls of his cocoon “the stupidity of youth”.
I didn’t have a chance to ask him. I was busy with my own thoughts, I was pondering over the vast blueness in a different park. They have a way of drawing you in, haunting you, embracing you, in all shades of endearment, the lovesickness dividing my heart into sixes and sevens. Albert Park, Civil Park, Green Park or the four season garden locked in by the gods right next to the War Memorial Museum for instance. “The stupidity of youth”. I repeated aloud in the lounge room, when I was alone. The man had stopped pacing in his closed up room. I could no longer hear his footsteps. “He must have sat down on the chair in the corner by the computer, and put on his earphones as usual”, I thought. Without much thought, I said I didn’t miss Saigon. Hue was fading away with each turn of aching yearning. It seemed I knew the lyrics of the beseeching song off by heart, “let the river flow, flow free oh river, flow”. The mountains did not reply. The loneliness was out of place, it was cold and tasteless. There was no way of ever finding again the incredible storm of my youth. They have sunk to the bottom of a river flowing away somewhere in Hue.
“The stupidity of youth”.
The colour blue at the back of a shirt soaked through with the return of April in Saigon. (I have never visited Saigon in April), that’s what I wrote in a black – white notebook, I’d tugged away for a long time now in a desk drawer.
“Our youth is full of sadness”, was my reply to the colour blue.
The colour blue was rather curious, it wanted to continue the conversation, wanting to know more. I said, “I was in the Maya in my youth”. Who’s Maya? The little girl who dreamed of plucking the moon out of the sky amidst the height of her youth was obsessed with Trịnh Công Sơn the way I was obsessed with Trịnh Công Sơn at seventeen.
I remember she had once messaged me, in one sentence: “My husband likes to wear blue”.
I waited, but she said she had to get on with her laundry, washing all the blue tops. Her husband is coming home tomorrow.
He’s still shut up in a room. Where no wind or breeze could penetrate. Closing my eyes, letting my imagination go in the dark, focused all my energy on directing my wandering thoughts towards where I wanted to be. Certainly it wouldn’t be in Saigon, or Hue, or would it ever be the Highlands in the soft teary aching whispers and endearment of my youth. I have made up my mind to never go back. I have decided to leave it all behind. The loneliness in conflict with my attainable true happiness beyond this horizon, in a forest full of tall trees with height beyond one’s vision, a vast plain of endless green. I have no yearning for my youth, I’m going to stop mumbling about the blue back that had soaked up my tears without a single returning favour.
4.
“The anguish of youth”
“A sudden knock on the door”, Etgar Keret is that you?
I remember the terrible eligible handwriting. He tried to carefully print each character in Vietnamese. I was named after a river in Hue. At the top of my voice, I am constantly shouting the words of a song “oh the river run, run river”. Yet, here, right now, can you believe it, all I can see is a fierce brilliant heroic white dam and the world on the other side, the crushing cries for retribution of about a century worth of cruelty and lies.
“The wicked possess hundreds of eyes”, (snickering, they glare at each other in the dark). In me, Etgar Keret had confided.
In truth, I was rather suspicious of what he had claimed. Plus, I have never come face to face with him. Just my arbitrary conversation with him in the dark. But, in truth, right on the first page of the collection of short stories there was “A sudden knock on the door”, he had scribbled my name in clear characters. And this, it is not up for discussion.
I’m often distracted, exhausted by my solitary conversations. All I want to do is step out into the light to take in the scent of the grass and flowers amongst the penetrating, shimmering reflections of the gloriously warm sunlight bouncing off the salty water to then settle upon my eyes, my lips, in a land with a larger population of sheep than human beings. A snowy mountain came to mind. Someone mentioned Whakapapa. I was mesmerized by the savagery of the Maori vernacular. I was stuck and I was unable to let go of this imaginary world in my mind.
Oh golly heaven and earth, how could I possibly forget about the back of that chilly cold blue top and the goodbyes at the train station – in Saigon in those years, when I was seventeen, eighteen?
“Sorry dumb youth”, I would mumble frustrated under my breath. I will stop writing short stories about a short story like that. I have more to share. About a young woman in blue, for instance, something like that.
Then, I would ponder about the back in the blue top in poor lighting in a lounge room, to realize I’ve never had a man by me in such times. I’ve never had any kind of indefectible youth in such a time. But, I know a simple truth, the nearly forty-year-old man in my life was still trapped in a room for more than sixty days without ever seeing the light because of the lockdown due to the pandemic. The virus clearly came from the magnificent dam, the heroic, frothy white water fiercely thrown about, yet they would continue to deny it claiming they will investigate the incident, to then be forgotten. (it is definite, not thing good will come of this, we will never learn, in this century of ignorance, lies).
5.
I’ve finally forgotten about them at lunchtime today as I stepped into the bathroom. Outside the temperature was lovely. I finally decided to forget about it all. The blaring, hot season. The stench of decay, sewage rising overwhelmed my senses. In the glaring colourful cities, I’ve witnessed the water rising from beneath my feet. Though, the soaked through blue tops continued to dig up the rivers and pour concrete at high noon, replacing the old decrepit sewers. The water continued to rise during the rain periods, the floods. The sewers continue to be congested and backed up. The stench of sewage continued to overwhelm the senses at noon.
I’ve finally unplugged and discarded the water.
The next morning,
The morning after that.
The morning after that morning.
My blue clothes began to adopt the midday sun soaking stench of the sewer, the smell.
I continue to allow the water to run down the drain. The water mumbling bubbling away in blue bubbles. (The blue clothes I love so much became bubbly with blue bubbles). Mould began to grow on the sleeves, the hem of my pants. They were laughing at me. They waited for me to pick them up, fiddle with them, change the water, or add detergent and maybe that pungent Comfort softener. They were craving for my attention, to scrub, squeeze, wring, hang them up on the metal coat hanger, take them out into the sun to dry.
Sadly, I gave them next to no attention. I was drifting away, towards a place of my dreams. Where I played around with childish ideas of the achievement of ideals. I did cry out audibly when my ideals were stomped upon and shortened by a few centimeters, as my tired father guided his bike through our iron gate: “kid, if you want to step up on the podium of ideals, you have to pad your feet with something of value”. As it turned out, the ideals in my time have been placed on a scale where the numbers are completely off-kilter.
I didn’t want to think about all those blue things anymore. They’ve been thrown into a bucket of water. I can see that, after only a couple of hours, the water was more cloudy, like floodwater. It seemed as though there was a layer of dye beneath the one on top. So I decided to scrub, scour and wring. The water dripping ran across my fingertips. The sticky water was grainy. The nauseating water splashing all over the place. I paused for a second, staring at my hands. The blue clothes smelling more and more like the sewer, and a metallic sweet scent of blood. Increasingly spread through the water in the bucket, to then again be absorbed again by the blue clothes. I was sure then they were no longer blue. Definitely no longer blue. It was now a nauseating hue, bubbling away rising from the bottom of the bucket as though demons from hell were brewing blood in a giant iron cauldron. Was this some kind of nightmare or were my eyes playing tricks on me? The clothes suddenly disappeared altogether. Outside someone was crying it seemed, the cries pitiful, listening carefully I tried to decipher the sound. The sound grew slowly louder and louder, exploded, the distorted sound spreading, stretched out and elongated, echoed like the sound of a metal awl hitting a bell, the scream coming from deep within the forest came bouncing back to crash into the cliffside.
I left the bathroom.
The set of blue clothes retreated into a corner of my mind, the very first step. They turned into fluffy clouds floating in a dream upon my second step. And then, stop presently at my third step. The door was only a few more steps away. They will save me, help me escape this state of misapprehension, unable to differentiate the colours in this tiny bathroom. Clearly, I wore the same set of blue clothes out this morning. Clearly, I had thrown them in the bucket of clear water. Clearly, everything happened as clearly as the Sun did regularly rise to then set. Just like that, until my return. Everything was clearly set out, but, not as normal as people may say as planned. Perhaps I’ve wrongly stirred something up somewhere? I’m still standing at the very third step mumbling, racking my brain, this morning. I thought about the familiar cafe I like to visit. The children there were very cute. And they would be at the same cafe with me every other day. Their heart and soul have never been touched or tainted, momentarily. Just my blue top, spattered with the accidental dark brown coffee. The busy waiter bumped into me trying to avoid someone else. The cup of coffee accidentally fell. Distracted, my bathroom came to mind, distracted I tried to wipe the coffee off me. There, right at the third step, just a few heart beats from the doorway, I would have escaped to enjoy the sunlight filtered through the canopy of camphor trees. Or to be gone from this place, to dream a dream at the foot of a shimmering hill, the other side of the mountain. Then there would be my father’s voice folded in each layer of my memory: “child, stop dreaming about those blue clothes. Dear child. Child. My poor child.”
I tried to call out in a low voice, but no sound could escape my throat. I knew, I was still in the bathroom, not at the cafe. With all my might I tried to take another step forward, out of the bathroom, out of these four grey walls. But, my feet were glued to the floor, in a puddle of glue, hard cardboard rodent traps my mother often bought from the market to put in the corner of the house or any out of the way place. During this difficult time, I was seeing a man in a long black robe. One sleeve was damped and smelly. [I detect a smell]. It invades the entire room. The man in the long black robe disappeared. Spring, the year one thousand nine hundred […], the fields of white sweet potatoes explode like fireworks on new year’s eve. The fragrant spreading, diluted, to suddenly completely dissolved into thin air, now and then I could still detect the pungent smell of Comfort fabric softener in my nose.
Once through an exhausting lunch. I was sweating profusely, vividly dreaming in the spasms of a cramp. As it turned out, I had on a set of blue clothes leaving the cafe that morning. My life, my youth, it seemed no longer belongs to the seventeen year old girl departing from Saigon station years ago. I imagined, it was a dream. The sound of water running in the bathroom, gradually petered off to a trickle, then completely stopped. The only man in the house was whistling happily by a bucket of laundry he had just finished washing. Out the window of the boarding house the sky was blue, fluffy with white clouds and brilliant sunlight after the thirteenth tropical storm.
June 2021
Truyện ngắn
Về một tuổi trẻ màu xanh
1.
Bắt đầu là một chiếc áo. Phải rồi, tuổi trẻ của tôi là một tình yêu mơ mộng ư? Không, chúng là chiếc áo có màu xanh mà tôi chỉ kịp nhìn thấy sau lưng chuyến tàu rời ga trong cơn mưa phùn lất phất ở Sài Gòn năm nào đó.
Ý tôi là chỉ một cái lưng áo màu xanh nước biển của anh nhân viên đón vị hành khách cuối cùng, vị hành khách mười bảy tuổi, và cô bé cũng mặc một chiếc áo màu xanh pha sắc tím. Cô bé mười bảy tuổi có đôi mắt rầu rĩ, thường cụp xuống khi bước chân ra khỏi vùng an toàn của mình. Cha cô chắc không thể nào phát hiện ra ánh mắt khắc khoải của cô, khi đoàn tàu bắt đầu tuýt còi, nổ máy lăn bánh trên đường ray. Cô bị ám ảnh bởi những màu xanh sau lưng áo của tuổi mười bảy. Chúng hệt như một vệt khói kéo dài từ năm tháng ấy đến bây giờ (dù, có thể, vệt khói đã nhạt màu đi chút ít). Chúng vẫn cứ ám ảnh, những ám ảnh vô thức, chẳng hề đọng lại bất kỳ sự thiên kiến nào, hoặc có thể có mà cô gái mười bảy tuổi năm đó và tôi bây giờ cố tình không thừa nhận, cố tình giấu biệt đi vùng xám tối u uẩn đầy những vết xước về cái màu xanh mơ mộng ấy của mình.
2.
“Tuổi trẻ chết tiệt”.
Tôi gọi cái màu xanh đó là tuổi trẻ chết tiệt. Tôi lại phải nhìn thấy chiếc áo màu xanh da trời đẫm mưa Sài Gòn thêm một lần nữa vào tháng bảy. Hai mươi bảy tuổi. Tôi coi như tuổi trẻ đã chấm dứt. (bởi vì, tôi đã quyết định sẽ lấy chồng vào năm sau). Ấy thế, tuổi trẻ (vẫn là thứ tuổi trẻ chết tiệt đó), chúng thật biết cách làm tôi hờn dỗi quá khứ, hờn dỗi cái đoạn ký ức khi tàu rời lăn bánh rời ga Sài Gòn. Rất nhiều lần tôi tưởng tượng chiếc áo màu xanh ấy biến thành tôi. Hoặc tôi biến thành nó, hòng để tôi không còn phải ngoái đầu nhìn lại những vệt khói xám. Tôi đã từng giận dữ, thốt ra câu chửi thề đó bằng khẩu hình: “tuổi trẻ chết tiệt”, dù rằng, tôi thật sự không (muốn) ngửa cổ lên trời, gào thét, “anh chỉ là một thứ màu xanh chết tiệt, lừa dối giấc mơ tôi”.
Mùa này, mây trắng chồng lấp, xếp lớp thành từng hàng, mây tung bọt kinh hoàng ở một con đập anh hùng bên kia thế giới. Tôi thì vẫn ngửa mặt lên trời, phiền lòng vì một cái lưng áo màu xanh. Sau đó tiếp tục chửi thề, “Tuổi trẻ chết tiệt”.
3.
Người đàn ông gần bốn mươi tuổi, đi qua đi lại trong căn phòng kín đáo, lẩm bẩm. Trên lưng áo màu xanh của anh ta mồ hôi nhễ nhại, ngạo nghễ thấm ướt. Anh ta vừa mới từ công viên trở về. Trong công viên nhỏ của thành phố nhỏ. Trong thành phố nhỏ có một người đàn ông lớn, rất lớn. Không, ông ấy khổng lồ như một bức tượng đồng phơi sáng dưới ánh nắng mặt trời. Chẳng hiểu sao người đàn ông gần bốn mươi tuổi sau khi trở về căn phòng kín đáo lại bắt chước giọng điệu của tôi ca cẩm lẩn thẩn rằng “tuổi trẻ chết tiệt”.
Tôi không tiện hỏi. Trí não tôi đang bận bịu, tôi nhớ những màu xanh bạt ngàn ở một công viên khác. Chúng thật biết cách thu hút, ám ảnh, ôm ấp, trì níu lấy tình yêu, nỗi tương tư đau đớn chia năm xẻ bảy trái tim tôi. Albert Park, Civil Park, Green Park hoặc những khu vườn bốn mùa bị nhốt trong hình hài của các vị thần hóa đá bên cạnh bảo tàng chiến tranh chẳng hạn. “Tuổi trẻ chết tiệt”. Tôi lặp lại câu nói này bên ngoài phòng khách, khi chỉ có một mình tôi. Người đàn ông bốn mươi tuổi đã hết đi qua đi lại trong căn phòng kín. Tôi không còn nghe tiếng bước chân nữa. “Hẳn là anh ta sẽ ngồi xuống chiếc ghế ngay cạnh góc bàn để máy tính, và đeo headphone vào tai như mọi lần thôi”, tôi nghĩ. Bất giác, tôi buột miệng không nhớ Sài Gòn. Huế thì mờ nhạt dần đi khi những cơn đau cuộn xoáy não. Nhưng có vẻ như, tôi vẫn thuộc lời của một bài hát van vỉ, “chảy đi sông ơi, chảy đi sông ơi hỡi, chảy đi kìa, sông ơi”. Núi rừng không đáp lại. Nỗi cô đơn lơ đễnh lạnh nhạt. Tôi chẳng thể nào tìm thấy cơn bão tuổi trẻ của tôi ở đâu nữa. Chúng thật sự đã chìm dưới đáy con sông đang chảy nào đó ở Huế.
“Tuổi trẻ chết tiệt”.
Màu xanh lật giọng đằng sau lưng áo ướt đẫm Sài Gòn tháng tư. (Tôi chưa bao giờ vào Sài Gòn vào những ngày tháng tư), tôi viết như thế lên quyển sổ tay đen – trắng, tôi cố tình cất giấu đã lâu trong ngăn kéo hộc bàn.
“Tuổi trẻ thật đáng buồn”, tôi hạ giọng đáp lời màu xanh.
Màu xanh khơi gợi tiếp mạch chuyện, bắt tôi trả lời nguyên nhân. Tôi nói,
“tuổi trẻ, khiến tôi chìm đắm trong ảo mộng hão Huyền”. Huyền là ai ấy nhỉ? Cô gái nhỏ từng mơ giấc mộng hái trăng xuống chơi của tôi trong cơn say tuổi trẻ, cô mê Trịnh như năm tôi mười bảy tuổi mê Trịnh vậy.
Có lần tôi thấy tin nhắn của cô ấy nhấp nháy, chẳng có gì ngoài một dòng: “Chồng tao thường xuyên mặc chiếc áo màu xanh”.
Sau đó, không đợi tôi trả lời, cô ấy đã chào tạm biệt với lý do cần phải đi giặt và phơi những chiếc áo màu xanh. Chồng cô ấy sẽ trở về vào ngày mai.
Anh ta vẫn ngồi yên trong căn phòng kín. Chẳng có một cơn gió nào đủ sức lọt qua khe cửa. Tôi thì bắt đầu mộng tưởng bằng cách nhắm mắt lại trong bóng tối, rồi tập trung năng lực tinh thần hòng đưa đẩy chuyến tàu tâm trí phiêu bạt đến những nơi mà tôi muốn. Dĩ nhiên, không phải Sài Gòn, không phải Huế, cũng chẳng hề là miền cao nguyên thủ thỉ thứ tình yêu đau thương đầy nước mắt tuổi trẻ của tôi nữa. Tôi đã quyết biệt ly. Tôi đã quyết phải tìm cách rời đi. Nỗi niềm cô độc tranh biện với tôi về hạnh phúc đích thực ở bên ngoài bầu trời đó, ở trong một rừng cây cao vút mặt, hoặc một khoảng trống mênh mông xanh ngút mắt. Tôi thôi thiết tha với tuổi trẻ, thôi lẩm bẩm về một cái lưng áo màu xanh uống hết nước mắt của tôi mà không chịu hoàn trả bất cứ thứ gì.
4.
“Tuổi trẻ thật đáng thương”
“Đột nhiên có tiếng gõ cửa”, anh Etgar Keret đấy hả?
Tôi nhớ là chữ anh nguệch ngoạc và xấu xí lắm. Anh đã cố gắng hết sức mới viết trọn từng ký tự tên tôi bằng tiếng Việt. Tên tôi, là một con sông ở Huế. Tôi luôn gào thét lời bài hát “chảy đi sông ơi”. Ấy vậy, bây giờ, ngay chính lúc này đây, anh biết không, tôi chỉ nhìn thấy một con đập anh hùng trắng xoá hung dữ bên kia thế giới đang ào ạt cất tiếng đòi trừng phạt cả một thế kỷ tàn nhẫn và dối trá.
“Kẻ dữ có hàng trăm con mắt?” (chúng nhìn nhau trong bóng tối, cợt nhả). Etgar Keret nói với tôi.
Thật tình là tôi hồ nghi điều anh nói. Mà, tôi có giáp mặt anh bao giờ đâu. Tôi tự tiện đối thoại với anh trong bóng tối đấy thôi. Nhưng, quả thật, ngay trang đầu tiên của tập truyện ngắn “đột nhiên có tiếng gõ cửa”, anh đã nguệch ngoạc viết tên tôi bằng năm kí tự rõ ràng. Điều này, chẳng cần phải bàn cãi gì.
Đôi khi tôi bần thần, mệt mỏi với những cuộc đối thoại của chính mình. Tôi chỉ muốn bước hẳn ra ngoài ánh sáng để hít hà hương thơm của hoa cỏ cùng những tia nắng ấm áp xinh đẹp xuyên chiếu qua mặt biển lấp lánh, đọng lại trên mắt môi tôi, từ mặt trời ở xứ sở có số cừu nhiều hơn số người. Tôi chợt nhớ một ngọn núi tuyết. Ai đó vừa mới nhắc đến Whakapapa. Tôi bị mê hoặc bởi ngôn ngữ Maori hoang dã. Và không thể nào thoát ra được khỏi trí tưởng tượng đang mắc kẹt đó.
Trời đất quỷ thần ơi, sao tôi lại vô tình quên phắt cái lưng áo màu xanh lạnh lùng ở ga tàu ly biệt – Sài Gòn những năm mười bảy, mười tám tuổi được nhỉ?
“Xin lỗi tuổi trẻ chết tiệt”, tôi vẫn thì thào khó chịu. Tôi sẽ không viết tiếp truyện ngắn về một truyện ngắn ấy nữa. Tôi có một câu chuyện khác cần được chia sẻ. Về một cô gái và một bộ quần áo màu xanh chẳng hạn, kiểu thế.
Rồi sau đó, tôi ngờ nghệch ngẫm nghĩ đến cái lưng áo màu xanh dưới ánh đèn lờ mờ trong phòng khách, và nhận ra rằng, chẳng hề có gã trai nào bên cạnh tôi lúc này. Chẳng hề có một tuổi trẻ bất diệt ở bên cạnh tôi lúc này. Nhưng, tôi biết một sự thật, người đàn ông gần bốn mươi của tôi dường như vẫn đang bị nhốt trong căn phòng kín hơn sáu mươi ngày không thấy ánh sáng mặt trời vì lệnh lockdown thời dịch bệnh. Những đám virus rõ ràng đã đến từ nơi có con đập vĩ đại, anh hùng, bọt nước tung trắng xoá dữ dội, thế mà người ta vẫn chối đây đẩy, thế mà người ta vẫn còn đặt bày chuyện điều tra, sau đó chắc chắn mọi thứ sẽ chìm vào quên lãng. (dĩ nhiên, chẳng ai học thêm được bài học nào nữa ở thế kỷ mê muội, dối trá).
5.
Tôi đã trút bỏ chúng trưa nay khi vừa bước chân vào phòng tắm. Bên ngoài nhiệt độ không êm ả dịu dàng lắm. Tôi quyết định trút bỏ chúng. Mùa nắng gắt, nồng. Mùi xú uế, cống rãnh bốc lên nghẹn mũi. Ở những thành phố rực rỡ chói gắt sắc màu, tôi đã thấy mùa nước nổi dưới chân mình. Dù rằng, những chiếc áo xanh thẫm vẫn hì hục đào sông và đúc bê tông giữa trưa để thay hệ thống cống rãnh cũ kỹ. Nước vẫn nổi vào mùa bão, lũ. Cống rãnh vẫn tắc vào mùa mưa. Mùi xú uế vẫn nghẹn mũi vào những buổi trưa.
Tôi trút bỏ và xả nước.
Sáng hôm sau.
Sáng hôm sau nữa.
Sáng hôm sau nữa nữa.
Bộ quần áo màu xanh đã bắt đầu bốc mùi cống rãnh của buổi trưa nắng gắt, nồng.
Tôi tiếp tục xả nước. Nước lầm bầm nổi bọt xanh. (Bộ quần áo mà tôi yêu thích đã nổi bọt xanh). Vài mầm rêu mốc bắt đầu bám đều trên ve áo, gấu quần. Chúng trêu ngươi tôi. Chúng giễu cợt tôi. Chúng câm lặng đợi chờ tôi mó máy đôi bàn tay và nhấc lên, thay nước mới, hoặc cho xà phòng cùng với nước xả comfort hăng hắc. Chúng thèm khát được tôi quan tâm, ghì siết, vặn xoáy, vắt kiệt, sau đó treo lên móc sắt, mang ra ngoài nắng phơi phóng.
Đáng thương thay, tôi chỉ nhìn chúng bằng ánh mắt hờ hững và phớt lờ. Tôi đang bận trôi về nơi đó. Nơi tôi có thể mơ mộng, chơi trò đuổi bắt với những mầm non của lý tưởng. Tôi đã từng khóc nấc lên, khi lý tưởng bị người ta chà đạp bằng vài centimet chiều cao, khi cha tôi thất thểu dắt xe ra khỏi cánh cổng sắt: “con ạ, muốn bước lên bục lý tưởng, con phải đệm xuống gót chân một thứ gì đó có giá trị”. Hóa ra, lý tưởng ở thời đại của tôi đã được đo đếm sẵn trên một chiếc cân bị lệch hẳn các con số.
Tôi chẳng muốn nghĩ về cái màu xanh ấy nữa. Chúng đã bị tôi ném vào thau nước. Tôi đã nhìn thấy, chỉ vài tiếng đồng hồ sau, nước trong thau bắt đầu đổi sang màu đùng đục, như màu nước lũ. Có lẽ người ta đã ngầm nhuộm cái màu sắc ấy cho bộ quần áo. Tôi quyết định cúi xuống thau và vò, xoắn, vắt kiệt. Nước rỏ ra trên mười đầu ngón tay tôi. Nước bám dính sền sệt. Nước choèn choẹt cơn buồn nôn. Tôi khựng lại trong giây lát, mắt nhìn đăm đăm vào bàn tay mình. Bộ quần áo màu xanh bắt đầu bốc mùi hôi thối của cống rãnh, mùi tanh tanh của chất sắt trong máu. Rồi, loang dần ra trong thau nước, thấm vào bộ quần áo xanh. Tôi chắc chắn đó không còn là bộ quần áo màu xanh nữa. Dứt khoát thế. Màu của sự buồn nôn, chúng lừ lừ sôi lên trong thau nước như bọn quỷ từ địa ngục đang đun máu trong những chảo dầu khổng lồ bằng sắt. Hẳn đây chỉ là một giấc mơ thôi hoặc là ảo ảnh? Bộ quần áo của tôi bỗng dưng biến mất. Bên ngoài hình như có tiếng réo gọi thảm thiết, tiếng khóc, tôi nghiêng tai lắng nghe. Âm thanh bắt đầu lớn dần và vỡ òa, loãng ra, tràn ra, kéo dài ra, vang như tiếng dùi sắt gõ vào chuông, tiếng hét trong rừng sâu vọng về từ vách núi.
Tôi rời khỏi phòng tắm.
Bộ quần áo xanh màu trời lùi vào góc kí ức, ở bước chân thứ nhất. Chúng tiếp tục hóa thành mây bay lãng đãng trong giấc mơ của tôi từ bước chân thứ hai. Và sau đó, dừng lại ngay thì hiện tại ở bước chân thứ ba. Cánh cửa chỉ cách tôi vài bước nữa. Chúng sẽ cứu tôi, giải thoát cho tôi khỏi tình cảnh mơ màng không phân biệt nổi sắc màu trong căn phòng tắm nhỏ bé kia. Rõ ràng, tôi đã vận bộ quần áo xanh ấy ra đường sáng nay. Rõ ràng, tôi đã tự trút nó xuống chậu nước trong vắt kia. Rõ ràng, mọi sự đều rõ ràng như mặt trời quen thuộc hàng ngày vẫn đều đều lên và xuống. Vậy đấy, cho đến khi tôi quay trở lại. Tất thảy chúng đều rõ ràng, nhưng, không hẳn đã bình thường như người ta vẫn gọi là đúng quy trình. Có thể tôi sai quấy ở đâu đó chăng? Tôi đứng nguyên ở vị trí của bước chân thứ ba và lẩm bẩm lục lọi trí nhớ, khoảng thời gian vào buổi sáng nay. Tôi nghĩ về quán café quen thuộc mình vẫn thường ngồi. Những đứa trẻ ở đó rất dễ thương. Và ngày nào, chúng cũng ngồi ở quán café ấy với tôi. Tâm hồn chúng chưa hề bị động chạm hoặc vấy bẩn, lúc này. Chỉ có chiếc áo màu xanh của tôi, hôm ấy đã tràn màu nâu sẫm của tách café vô tình. Cậu bồi bàn tất bật, vô tình lách người va chạm tôi. Tách café vô tình rơi. Tôi mơ màng nghĩ về căn phòng tắm của mình, mơ màng tìm nơi chốn để hắt những giọt màu nâu ấy xuống đất. Đấy, ngay bước chân thứ ba, chỉ cách cửa ra vào vài nhịp đếm nữa thôi, tôi có thể đào thoát và tiếp tục ngắm mặt trời dưới tán cây long não. Hoặc rời bỏ nơi chốn này, để mơ giấc mơ dưới chân đồi lấp lánh ở bên kia đại dương. Tôi lại nghe giọng cha tôi đều đều trong nhiều lớp tầng kí ức xưa cũ: “con ạ, đừng mơ về những bộ quần áo màu xanh nữa. Con ạ. Con ạ. Con ạ…”
Tôi gọi ú ớ liên tục những âm thanh trầm giọng, vẫn không thể nào vượt thoát khỏi cổ họng mình. Tôi biết, tôi vẫn đang ở phòng tắm, không phải quán café. Tôi gắng nhấc nốt thêm một bước chân nữa về phía trước, rời khỏi phòng tắm, khỏi bốn bức tường màu xám này. Nhưng, dưới chân tôi như bị phết keo, một vũng keo nằm trên cái bẫy chuột bằng giấy bìa cứng mà mẹ thường mua ở chợ xép về đặt vào góc nhà, hoặc xó xỉnh nào đó. Ngay cái thời khắc khó khăn này, tôi lại thấy một người đàn ông mặc áo dài đen. Một vạt áo thấm ướt và có mùi tanh. [Tôi nghe mùi tanh]. Chúng tản ra khắp phòng. Người đàn ông mặc áo dài đen biến mất. Mùa xuân năm một ngàn chín trăm […], cha tôi ngồi đợi người đàn ông mặc áo dài đen ấy về ăn cơm trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ. Mùa xuân năm một ngàn chín trăm […], những cánh đồng khoai lang trắng nổ tung như pháo hoa ngày tết. Mùi tanh đó đang loang ra, nhưng bất giác chúng lại tan bay đi hết, tôi thoang thoảng nghe mùi comfor hăng hắc xộc lên mũi.
Một buổi trưa mệt mỏi. Giấc mơ rộn rạo cùng với cơn đau quằn quặn đâu đó làm tôi toát mồ hôi. Hóa ra, tôi vẫn mặc bộ quần áo màu xanh trên người sau khi rời khỏi quán café sáng. Cuộc đời tôi, tuổi trẻ tôi, hình như không phải là của cô gái mười bảy trên chuyến tàu rời ga Sài Gòn năm nào nữa. Tôi nghĩ, mọi thứ chỉ là một giấc mơ thôi. Dưới phòng tắm có tiếng nước chảy xối xả, rồi dần dần rả rích, sau đó ngưng bặt. Người đàn ông duy nhất trong nhà đang huýt sáo rộn ràng bên chậu quần áo vừa mới giặt xong. Bên ngoài khung cửa sổ nhà trọ trời xanh, mây trắng và nắng vẫn tràn sau cơn bão số mười ba.
Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.