Reconciliation

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm

Reconciliation

Monday, blood bleeding

Tuesday, bleeding blood

Wednesday, again it bled

Thursday, it bled again

Friday, it continued to bleed

Saturday, the bleeding continued

Sunday. Blood. I did the sign of the cross: in the name of the Father, the Son and the Holy Spirit. Amen.

During the lenten period. God forbid His children from the consumption of meat. I’m allowed to eat fish and eggs. My husband isn’t a very good Catholic. He is very much like his father. His face. His personality. (only because of his father, there’s much he wants to learn, but in truth he could never be like his father). I often tell him: you can not copy a person who’s been in every aspect moulded by the hand of God. Each person has their own spirit.

Talking of my father.

My father in law.

He’s a man of faith.

He’s never set his foot in a church. He’s an exemplary image of a revolutionary soldier, his faith has been forged by the war. He’s true to every law that’s been perfected in theory. He lives a simple life faithful to every word that has been thrown at him. He fulfils his obligation to the full as a good citizen who loves his country, his village, his homeland, his family.

The adoration of God. My mother in law constantly reminds us to pray. They who are about to leave this life must pray for the salvation of their soul. Meaning one must love God in order to enter the kingdom of God.

Paradise. To a Catholic, the soul must be preserved, always preserved.

My father in law, he also loves God. And yes, to the very last minute, in his earthly body, his last breath.

My father in law was a soldier. He was a good Catholic. He was a pure soul. And, certainly, in God’s grace he shall receive salvation.

I was learning to count the days of the week. And so, I may as well learn the days of bleeding during the week. I bleed during the week. Starting on Monday and ending on Saturday. Only on Sunday, I would stop counting, reserving it for the sign of the cross. In the name of the Father, the Son, and the Holy Spirit. Amen.

After three years as a faithful seemingly God’s grace: please save this soul. The first few times setting my foot in the house of God, what I wanted to see, I did see. But, what I didn’t want to do, I did not do, but I did obey.

I continued to go to church for two years after that. What I wanted to see I did see, what I wanted to do, I couldn’t do it. I began to forgo mass on Sundays. My husband as well. He has a lot of work he has to deal with at the office. A lot of mediocre tasks. I often get annoyed when he complains about the boring tedious work. But, he’s a child of God. God said you must dig out the weed. His mother reminded us over and over again. I’m aware that God has his reasons for such parables, exerts power. As far as I know, my mother, because of her faith, resides in a state of serenity. I’m still young. Rather stubborn. I don’t want to be trapped inside such a dull inflexible existence. Barking at my husband, on how I will live according to my rules. A couple times, seeing the state of such blind faith. I could barely handle it, exhausted. I tried to learn from my mother. I will work hard to slowly pull out all the weed. I will, and I will… But, I know, I’m not ready to sing in church. I continued to do the sign of the cross in my mind each time I walked past the church. Where I was baptized on April first. Where I got married at five in the morning. Where I read out aloud the binding vows to a man.

I learned from my father in law. I believed we viewed life the same way. I figured: if people learned to be kinder to each other, means they’re following the word of God. I stopped attending Sunday mass. But, I said the sign of the cross in my heart. I would do the sign of the cross passing a church in any city.

In the name of the Father, the Son and the Holy Spirit. Amen.

I had wondered if anyone was even aware of my confusion, each time I made the sign of the cross in my heart? How could they possibly understand how I’m so uneasy each time I step out of the house. What if God does not have enough power to save us all?

The sign of the cross on my chest. The sign of the cross on my forehead. The Holy Spirit on my shoulders. As heavy as a real cross. I carried it on my shoulders over the hot coals, through the impossible un-dissolving thick fog.

The week of Easter.

My mother in law has a habit of counting the days of the week. She counted them over and over again. My mother in law was never tired of counting. When my husband and I were over for a visit, she would again remind us: “You must love God. You must dig out all the weed”. I saw within her the strength of a God fearing woman. 

One Easter Saturday, I remember walking up the aisle with a man who had once entertained the idea of a white collar, becoming a good shepherd. After we were then  married, I never missed a single Sunday mass. When my father in law passed away, I stopped going to church. Not because I do not love God. Not because I hate God. This delusional world. Daily, we lose our way, it’s humanity’s destiny. I’m not asking God for any evidence of His power. I have faith. I’m sure of it. Without faith, humanity would easily lose their way. My mother in law worries, I can see it in her eyes. She worries about how one with such new faith will have less conviction, I am less committed.

I would only do the sign of the cross when I’m passing a church.  My husband was always quietly trying to learn from his father. But, I saw that he learned nothing at all. He continues to moan and groan about how he has to tolerate the tedious work. He has a bad habit of not being able to say no, not wanting to upset anyone, even when it does not fall under his scope and qualification. My mother in law said, when my father in law was alive, he was always kind, always ready to help those in need. I began to see the generosity in those who had faith. But, my reasoning exists through other means, I believed, to live the word of God does not equate to hymns sung in church. 

Again the mention of Holy week. My mother in law never forgets to count the days from Monday to Sunday. Thursday was the day my father in law passed away. The cancer had painfully consumed his body within three months of discovering it. My mother in law called. My husband’s little brother called. The mournful hiccups and anguish beared by those who have to face life and death.

Monday, the grave was dug.

Tuesday, my father in law was delirious, calling out for the men in his battalion, hallucinating an early morning bombing, the screams, explosions. Wednesday, he was trying to coil away from snakes. My mother said, it was the presence of Satan. My mother wiped the tears from her eyes. We sent for the local priest to perform the last rites, the final anointing of oil, confession, to save my father’s soul.

Thursday, my father moribund and on his last breath.

On Friday, of Holy week, there were no trumpets, we were not allowed to eat meat, only fish and eggs. My father in law’s body was laid to rest inside a teak coffin. Eyes closed. At peace.

Saturday, we took my father in law to the fields. A soldier returned to the earth.

A husband, a father returned to the earth.

The faithful returned to the Kingdom of God.

A spirit dissipating into the universe, into nothingness.

I began to emulate my mother in law, I began to count the days of the week. But, I was more meticulous. I did not waste a single minute. I was fearful of my moments in the Sun being swallowed whole by time. My husband was as usual busy with the tedium of his work, never stopped complaining about it to me either. I’m free. At least, for the moment I feel rather free, to count every single moment. My mother’s words I had learned by heart: we must dig out the weeds.

In the morning, I would consume one cup of coffee.

By lunch, I would begin to count the opportunities and note them down, until the Sun was a lot lower, almost touching the tip of the mountain, until the last light touched upon the soil, the surface of the river, the people.

Late in the afternoon, I would entertain myself as I like. My husband at the same time would still be busy going through the countless nameless emails, overflowing in his inbox.

The second year, barely a year. I turned thirty two. I had led so far a boring existence, the days ran into each other. It was something I realised later in my life. And, deliberated I had put up with the boredom in denial. Often, I was awake late at night. I lost a lot of sleep. I would amuse myself with counting sheep during the week instead, following each sleepless night. The number of sheep was escalating by the day. Yet still, I continued to lose sleep.

The blood. I wrapped a band-aid around my finger to stop the bleeding.

On another occasion during lunch, the same knife, in the middle of peeling a melon, nicked my index finger. Blood. And yes, I would band-aid it to stop the bleeding.

Then again it happened during another lunch, the same thing, the same knife, but my cut was transferred to the middle finger. The blood. And the band-aid stopped the bleeding.

One afternoon, I decided not to use the same kitchen knife. I won’t cut myself and make myself bleed again. And of course I succeeded. But, without warning, I ended up with a cut on my ring finger due to a nick on the aluminium door frame. The wound spitting blood. There was no band-aid left in the medicine cupboard. The cut was pretty deep. It seemed to have severed a vein. The wound continued to ooze blood. I wrapped my fist around the cut trying to hold the bleeding. And waited for a while, the bleeding should stop by itself. Like being choked to death by hanging. I was fully aware of my experimentation with blood. No matter what, blood is always spilt. We cannot avoid and continue to make excuses for the contradictions thrown at us. Nor could we entertain a game of cat and mouse on some beach from one year to the next. I’m aware that, tomorrow, I shall/again/be subjected to bleeding.

Friday, in another lenten period. 

Holy week.

We ate only fish and eggs, meat was not allowed. My husband would go to work as usual. In the afternoon, I opened the closet to get clothes for a shower. Slipped my hand into the layers of clothes, flipping over each piece of clothing at a time deciding on what to wear. I felt a sudden nick on my pinky. By reflex, I pulled back my hand and a tiny familiar drop of blood slipped off my finger onto the floor. Blood again. Another cut from the aluminium closet. Ouch, I wanted to curse. And I did, cursed. Even though God did not approve. Humanity must utter words of beauty, witty, they must quietly utter their prayers instead of swearing. It was my mother in law’s teaching. The word of God.

Monday

The thumb bled.

A river turned into blood. The return of the flood. I don’t know how to live the word of God in such a time. I wanted to swear. And cursed I did.

Tuesday

The index finger bled.

The dreary trees in the mountains, row after row droopy, looming. The ancient trees desiccated in the heat at high noon, in the middle of the field, the drought. A season of death on every square metre of soil. The ê đê woman with her breast dangling high in the hill, her two rows of tears rolling down overwhelmed by the dying day. The ê đê man, chin lifted towards the sky, palms lifted up high, calling out Yàng’s name. I dreamed of the smiles in a more simple blissful time. And of course by default the blood began to ooze from my index finger.

Wednesday

The middle finger.

The reasons.

I casted them all aside. There was no other explanation for it. Sometimes, for results people do not necessarily require proof. Clearly, blood will be spilt. Clearly, the rolling mountains and valleys, the sea of rivers were turning into scorching fires in front of me every day, so much so that I’m used to it. My Wednesday was filled with silent sombre dark thoughts. I pounded my chest audibly: it’s my fault, it’s my fault. That night, summer, there was a huge storm. I had mistaken it for a dream. But, as it turned out, it was real, incredibly real. The blood had dried on my fingers. They merged together oddly into an appellation of blasphemy.

Thursday

The day my father in law passed away.

The day the souls officially return to the earth, ready for Easter.

My mother in law was on the ground weeping a river of tears, holding onto my father’s uniform for a period of three years in mourning. 

The day the nearest finger to my pinky, my ring finger continued to bleed. And, I couldn’t be bothered to use a band-aid to hold the blood.

My mother in law said, a Catholic should not lose faith, break their word, should not be wasteful, should not misplace their soul. There was so much to remember from what my mother in law tried to instill in us. Like the word of God. There was so much to remember from what God tried to instill in us. But human beings are not any kind of sublime being, nor are they ever pure. I am human. My husband is also human. We have a bunch of blood vessels in our heart, there are emotions we could never explain. The nearest finger to my pinking bled. My husband was lost somewhere in the West. He promised to come back and get me, come Easter. He has promised to take me to live in the best place on this planet, come Easter. But, my finger bled from one Easter to the next. In the most incomprehensible way he had disappeared. I became tired of my bleeding fingers, I became tired of Easter. I wanted to return to church. And, make the sign of the cross in front of the altar. Certainly, that’s how it should be. But, I have never once entered the confessional booth, to make any kind of confession to the person on the other side of the screen. I wondered what it would be like to confess? How would I even start? God created human beings. God created sin. God said we must be good by attending church and going to regular reconciliation. How can I make God understand: How can sin be so easily forgiven? Only the laws of this world are sustainable. Those who sin must pay. Kindness shall be repaid with kindness, and the soul shall be salvaged upon the death of the body.

Friday, lent.

I emailed my husband with a single reminder: don’t forget to abstain from meat, you can only eat fish or eggs, fruit and vegetables.

There was no reply from my husband. The inbox, cold and empty. I grabbed a knife to peel an apple. The apple’s ruby red. The layers of its skin unexpectedly thickened, hardened like a rock. Obstinate and stubborn, I stabbed the apple with the knife. The knife flicked back, nicking my little finger. Oozing. Blood. This time, more blood was spilt than ever before. So much blood. Gushing. Then came the pain. Then the numbness. To end with tears rolling down my cheeks. I am thirty four years old. Strangely, there was still no sign of my husband. There was no evidence of his existence, even though he’s only nine thousand kilometers away by direct flight. I couldn’t grasp the idea of such reality. Often, I tried asking around, but it was in vain. My husband would never betray me. His mother forbids it. His mother will not accept lost souls. It’s his mother’s teaching. His mother said one must guard one’s soul. Light is always on my mother in law’s side. The light rising into the dark deep space of the universe the night my father in law passed away at home, the week after Holy week.

My hands left right and centre were marked with scattered scars. The blood slowly dried up. To me they looked like snowflakes, pale and white. I began learning how to count. I did not count sheep. I counted the numbers. I counted the number of lenten periods, I numbered the days of the weeks.

Monday, blood bleeding

Tuesday, bleeding blood

Wednesday, again it bled

Thursday, it bled again

The blood’s no longer on my fingers. The blood returned in a gush out of nowhere, my chest tightened in pain. Friday, I’m exhausted, laid down on my marriage bed, closed my eyes, fists thumbing my chest: my fault, my fault. Friday, that’s right, the day I lost a child. His blood and mine.

Saturday, my mother in law ordered, come and stay with the cotton trees flowering, a season of abundant red flowers.

Sunday, I made up my mind to attend church, perform the sign of the cross and make my confession in the privacy of the confessional. Who is on the other side of the screen? A priest I do not know. There was a lot I had to say. My prayers, long. The priest listened in silence. There was no incantation in the name of the Father, the Son and the Holy Spirit nor was there any sin resolved. I discovered a new light in my eyes. Cold and as pale and white as snowflakes.

***

One day towards the end of winter. I was attending as usual a Sunday mass. A few members of the parish committee mentioned, that: there was a visiting priest from the Vatican. I was as excited as all the other faithful parishioners. But, there on the lectern was a familiar figure that had disappeared without a word until now. I was so shocked, my whole body was numb. The cross on my shoulder, crushing. I burst out crying audibly in the middle of my walk up the aisle on that Sunday.

It’s my fault or is it his calling? Mother. Dear God.

The man at the lectern was my husband. It was actually him. There was no mistaking him for anyone else. The wide sound eyes of the faithful, a child of God. 

I began to entertain the idea of regular confessions during the week.

Monday, confession

Tuesday, confession

Wednesday, confession

Thursday, confession

Friday, confession

Saturday, confession

And Sunday, I continued to attend church for my confession.

My roster for reconciliation was so consistent and full that the priests at the parish had to take turns in being available for my reconciliation inside the partitioned confessional. All my secrets, all my sins slowly unravelled wholly and entirely. The priest continuously made the sign of the cross, they could barely catch their breath let alone God’s words of absolution and penance. It was what I wanted. I wanted the man in the white collar to listen to me count the number of lenten seasons, count the number of months I was bleeding. How would anyone know for sure if the guy on the other side of the screen has ever sinned? How would anyone know for sure if people in confession like me will not sin again as soon as they leave their church?

After confession, I returned to the old house, each and every centimeter of my shelter filled with a familiar chilly loneliness, desolation. The kitchen knife was still on the kitchen bench in the corner. I decided upon a new distraction. Perhaps something that should inspire joy and excitement. Something that will take away at least some of the pain.

I would wake up early each morning. I would take a stroll along the old pavements. I would arrive at the church at eight. Returned home in forty five minutes. And, picked up the knife made in Thailand, peeled the apple. This was what I did every day.

Monday, after a single cut into the apple, I nicked my thump. Tuesday, after a single cut into the apple, I nicked my index finger. Wednesday, after a single cut into the apple, I nicked my middle finger. Thursday, the same thing, the ring finger. I continued to wear the ring that has been blessed, I’ve never taken it off. The ring was crusty with dried blood. Friday, in turn it was the pinky. Saturday, I shoved a bunch of sleeping pills into my mouth and lay down on the bed, flew through the dreams.

Sunday, more alert, I would continue to attend the four o’clock afternoon mass. The sound of church bells reminded me of all the lenten periods, the sins. Suddenly I missed my mother, missed my father, missed the fields that had buried so many people. I suddenly missed the clumsy innocence of long ago. And, I missed my unformed drop of blood. Now I’m laden with a different cross, so heavy. The cross of living.

My husband was not like his father, he could not emulate his father. The fact is, he is very different from his father, the talks of his childhood dreams were strangely full of light. Sometimes, faith was fed by some form of delusion or another. Because of a promise at five in the morning at the altar, he’s now my husband. I was reminded of my mother in law’s teaching: “One must dig out all the weed”. I stopped peeling the apples, the cause of the cuts on my fingers. People, have better ways of reconciliation other than doing the sign of the cross: in the name of the Father, the Son and the Holy Spirit in church. Across this world I will carry the cross on my shoulder, dig out all the weed, for the reconciliation of all humanity.

***

The summer that year, the retreat section of the Cathedral of Christ the Saviour was affected by fire, half of a wall was now an ash grey. The confessional was also affected. The area most affected, still black with soot, was a cotton tree with flowers as red as blood. The young priest seemed to have left the church. I was no more than a lonely wandering spirit in the street, there were places I would pass by so familiar and yet foreign. I was lost in search of something in nothing at all, in the dust. I still counted the days in order during Holy week. Still, there was no sign of his return to take me away as promised. In a state of bewilderment I had pondered a priest’s comment: “Other than this world, where could you go?”.

The banyan tree god, red cotton tree ghost. It seems, were reserved for the souls that were not saved. Standing in front of the red cotton tree staring at it, without much thought looking down at my fingers, they were spread out bright red like the flowers. Will this life merely change and not disappear like a prayer upon the departure of the souls from the earth, as my father did that day? Did God create a potentially deadly world where it was impossible for me to envisage anything?

Last Sunday. The day God was at rest. The church was not yet renovated. There was still no sign of my husband. I decided to leave town. There was a chance, I could find a new world. Perhaps there, God works on a Sunday. He will bestow upon me the signs. Perhaps there, I would never hesitate when it comes to reconciliation. And, perhaps there, I won’t be afraid of the sight of blood.

April 2021

[truyện ngắn]

Xưng tội

Ngày thứ hai, máu chảy.
Ngày thứ ba, chảy máu.
Ngày thứ tư, máu lại chảy.
Ngày thứ năm, lại chảy máu.
Ngày thứ sáu, máu tiếp tục chảy.
Ngày thứ bảy, tiếp tục chảy máu. 

Ngày chúa nhật. Máu. Tôi làm dấu thánh: nhân danh cha và con và thánh thần. Amen. 

Những mùa chay. Chúa không cho phép con chiên ăn thịt. Tôi chỉ được ăn cá và trứng. Chồng tôi không hẳn là một con chiên ngoan đạo lắm. Anh ấy giống bố tôi như đúc. Về khuôn mặt. Tính cách. (chỉ là đang cố để học bố, chứ thật ra, anh ấy chẳng thể nào được như bố). Tôi vẫn bảo với anh ấy rằng: đừng cố bắt chước những hình mẫu đã được Chúa nặn thành vóc dáng. Mỗi con người là một linh hồn. 

Nói về bố.
Bố chồng tôi.
Ông là người có đạo.
Ông chưa bao giờ đến nhà thờ. Một hình ảnh mẫu mực của người lính cách mạng, được tối luyện qua chiến tranh. Ông giữ đúng phép tắc quân kỉ đã được rèn giũa bằng lí thuyết. Ông sống trọn vẹn với một cuộc đời giản dị đúng như lời người ta dạy. Ông làm tròn nghĩa vụ của một công dân yêu nước, yêu làng xã, yêu quê hương, yêu gia đình.
Yêu chúa. Mẹ tôi luôn luôn nhắc nhở phải cầu nguyện. Người sắp rời bỏ cuộc đời phải được cứu rỗi linh hồn. Tức là phải yêu Chúa mới được về với nước Trời. Thiên đàng. Đối với những người theo kitô giáo, linh hồn là thứ cần phải được gìn giữ, luôn luôn gìn giữ.
Bố chồng tôi, ông cũng yêu Chúa. Phải, phút cuối, khi sắp trút hơi thở ít ỏi kết thúc đời sống của xác thịt trên thế gian này.
Bố là một người lính. Bố là một con chiên. Bố là một linh hồn trong sạch. Và, lẽ dĩ nhiên, bố xứng đáng được nhận ơn cứu rỗi. 

Tôi đang tập đếm những ngày trong tuần. Và, tôi cũng tập đếm nốt những ngày chảy máu trong tuần. Tôi bị chảy máu trong tuần. Từ thứ hai đến thứ bảy. Riêng chúa nhật, tôi phải dừng đếm, để làm dấu thánh. Nhân danh cha và con và thánh thần. Amen. 

Sau ba năm trở thành một con chiên như lời kêu gọi của Chúa: hãy cứu lấy linh hồn. Những ngày đầu tiên bước chân vào nhà thờ, điều tôi muốn thấy đã thấy. Nhưng, điều tôi chưa muốn làm, tôi không làm, nhưng vẫn phải làm.
Tôi tiếp tục bước chân vào nhà thờ hai năm nữa. Điều tôi muốn thấy đã thấy, điều tôi muốn làm, tôi không thể làm được. Tôi bắt đầu bỏ thánh lễ ngày chúa nhật. Chồng tôi cũng thế. Anh ấy có khá nhiều việc phải giải quyết ở cơ quan. Toàn những việc nhảm nhí. Tôi thường càm ràm mỗi lần nghe anh ấy ca cẩm và bảo rằng rất chán. Nhưng, anh ấy là một con chiên của Chúa. Chúa dạy hãy bới đất nhặt cỏ. Mẹ cũng dạy mãi câu ấy. Tôi biết, lí lẽ của Chúa bao giờ cũng có những ẩn ý sâu xa, linh nghiệm. Tôi biết, mẹ đã làm theo và sống rất thanh thản. Tôi còn trẻ. Tôi khá bướng bỉnh. Tôi chưa muốn gò bó mình vào những khuôn phép nhàm chán. Tôi gào lên với anh, về việc tôi sẽ sống theo ý mình. Vài lần, mệt mỏi khi nhìn thấy thế gian mê muội. Tôi chán. Tôi, bắt đầu muốn học theo  mẹ. Tôi sẽ chăm chỉ bới đất nhặt cỏ. Tôi sẽ, và tôi sẽ… Nhưng, tôi biết, mình chưa thể hát ở nhà thờ. Tôi vẫn làm dấu thánh trong lòng mỗi lần đi qua nhà thờ. Nơi tôi được rửa tội vào ngày mùng một tháng tư. Nơi tôi làm lễ cưới vào lúc năm giờ sáng. Nơi tôi đọc lời thề gắn bó với một người đàn ông.

Tôi học bố. Tôi nghĩ rằng mình có suy nghĩ và cách sống giống bố. Tôi tính toán như thế này: nếu con người ta biết cách sống tử tế hơn với thế gian, nghĩa là ta đang làm theo lời chúa. Tôi không đến nhà thờ vào ngày chúa nhật nữa. Nhưng, tôi làm dấu thánh trong lòng. Tôi làm dấu thánh khi đi ngang một nhà thờ ở bất kì thành phố nào tôi đến.
Nhân danh cha và con và thánh thần. Amen. 

Chẳng ai biết, tại sao tôi cảm thấy hoang mang khi luôn luôn làm dấu thánh mỗi ngày trong lòng? Người ta sẽ không bao giờ hiểu, tại sao tôi cảm thấy bất an mỗi lần bước chân ra đường. Chẳng lẽ, Chúa không đủ quyền năng để cứu rỗi?
Dấu thánh gắn trên ngực tôi. Dấu thánh gắn trên trán tôi. Dấu thánh nằm trên hai vai tôi. Nặng như một chiếc thập giá. Tôi vác nó đi trên những con đường đầy than lửa, những miền đất vẫn còn bị bao phủ bởi lớp sương mờ dày đặc không thể nào tan đi được. 

Tuần lễ chúa phục sinh.
Mẹ bắt đầu có thói quen đếm thứ tự của từng ngày trong tuần. Mẹ đếm đi đếm lại mãi. Mẹ đếm không biết mỏi mệt. Mỗi lần vợ chồng tôi về, mẹ vẫn dặn dò câu ấy: “Phải biết yêu Chúa. Phải bới đất nhặt cỏ”. Tôi nhìn thấy ở mẹ một sức mạnh cao cả của người đàn bà có thừa sự ngoan đạo. 

Năm chúa phục sinh thứ bảy, tôi nhớ mình đi bên cạnh một người đàn ông đã từng có ước nguyện trở thành kẻ mặc áo cổ cồn trắng, chăn dắt con chiên. Sau khi cưới, tôi vẫn đều đặn đến nhà thờ ngày chúa nhật. Bố mất, tôi không đến nhà thờ ngày chúa nhật nữa. Chẳng phải vì tôi không yêu chúa. Chẳng phải vì tôi ghét chúa. Thế gian mộng mê. Những lầm lạc vẫn hàng ngày bám riết trên thân phận con người. Tôi không đòi hỏi Chúa phải chứng minh quyền năng. Tôi có đức tin. Chắc chắn thế. Nếu không có đức tin, linh hồn con người rất dễ lạc lối. Mẹ lo lắng, trong ánh mắt mẹ tôi nhìn thấy điều đó. Mẹ lo lắng một con chiên mới sẽ không có được đức tin mẫn cán, trọn vẹn.
Tôi chỉ làm dấu thánh khi đi ngang nhà thờ. Chồng tôi lặng lẽ. Anh vẫn cố gắng học theo cách sống của bố. Nhưng, tôi chẳng thấy anh ấy học được bất cứ điều gì. Anh vẫn thường ca cẩm về những công việc nhàm chán của mình mỗi ngày. Anh có thói quen cả nể, không thể từ chối vài việc nhảm nhí người ta ném cho anh, dù rằng việc ấy không phải chuyên môn của anh. Mẹ bảo, khi bố còn sống, bố luôn làm những việc lành, nghĩa là, sẵn sàng giúp đỡ bất kì ai gặp khó khăn, hoạn nạn. Tôi bắt đầu nhìn thấy sự bao dung ở đâu đó trong ánh mắt người có đạo. Nhưng, lí lẽ của tôi tồn tại theo một cách khác, tôi nghĩ sống lời chúa không nhất thiết bằng cách hát lên những ca tụng trong thánh đường. 

Lại nhắc về tuần chúa phục sinh. Mẹ tôi vẫn không quên đếm từ thứ hai đến chủ nhật. Ngày thứ năm bố tôi mất. Căn bệnh ung thư đã ăn mòn một cách đau đớn cơ thể bố tôi chỉ trong vòng ba tháng phát bệnh. Mẹ gọi. Em trai gọi. Những tiếng nấc dồn dập dâng tràn như nỗi sợ hãi muôn đời của con người khi phải đối mặt với sự sống và sự chết.

Ngày thứ hai, đào huyệt.
Ngày thứ ba, bố lên cơn mê sảng, gọi tên đồng đội, mơ về lũ pháo sáng, nghe thấy tiếng bom nổ. Ngày thứ tư, bố nhìn thấy rắn. Mẹ bảo, đó là hiện thân của satan. Mẹ gạt nước mắt, gọi đức cha làm lễ xức dầu, xưng tội để cứu lấy linh hồn của bố.
Ngày thứ năm, bố hấp hối, và trút hơi thở cuối cùng.
Ngày thứ sáu, tuần chay, không kèn trống, không được phép ăn thịt, chỉ ăn cá và trứng. Bố nằm trong một chiếc quan tài gỗ vàng tâm. Nhắm mắt. Thanh thản.
Ngày thứ bảy, đưa bố ra đồng. Người lính trận về với đất.
Người chồng, người cha về với đất.
Con chiên về với nước trời.
Linh hồn tan trong vũ trụ, hư vô.

Tôi bắt đầu học mẹ đếm ngày tháng. Nhưng, tôi đếm kĩ hơn. Tôi không bỏ phí bất cứ một giây phút nào cả. Tôi sợ thời gian cuồng quay nuốt chửng tất cả mọi khoảnh khắc tôi còn được nhìn thấy mặt trời. Chồng tôi vẫn bộn bề với những công việc không tên, và không ngừng càm ràm về sự nhảm nhí của nó. Tôi tự do. Ít ra, lúc này tôi đang cảm thấy mình khá tự do, để có thể đếm từng khoảnh khắc. Tôi thuộc nằm lòng lời của mẹ: phải bới đất nhặt cỏ. 

Buổi sáng, tôi làm một cốc cafe.
Buổi trưa, tôi bắt tay vào tìm kiếm những cơ hội và viết, cho đến giờ mặt trời bắt đầu xuống gần hơn, sát với đỉnh núi, chạm những tia nắng cuối ngày xuống mặt đất, mặt sông, mặt người.
Buổi chiều tối, tôi làm một vài việc mình ưa thích. Chồng tôi vẫn cần mẫn với những cái mail không tên gửi đến, dày đặc cả inbox.
Năm thứ haikhongmotnam. Tôi ba mươi hai tuổi. Cuộc đời tôi vẫn buồn tênh, nhàn nhạt trôi qua từng ngày. Tôi phát hiện ra điều đó. Và, cảm thấy mình đang cố tình chiều lòng nó bằng cách bỏ qua sự cố nhạt nhẽo ấy. Tôi thức khuya nhiều hơn. Tôi mất ngủ nhiều hơn. Tôi chuyển sang chơi trò đếm cừu trong tuần, theo từng đêm mất ngủ. Số lượng cừu tăng lên. Tôi vẫn mất ngủ.
Một buổi trưa, tôi đang cầm con dao thái say sưa gọt vỏ quả táo đỏ, lưỡi dao sắc bén đã tỉa một đường bén ngọt trên ngón tay cái của tôi.
Máu. Tôi dán chiếc băng cá nhân vòng quanh ngón tay để cầm máu.
Một buổi trưa khác, vẫn là con dao thái đó, tôi đang gọt vỏ dưa, nó lại liếc qua một phát trên ngón tay trỏ của tôi. Máu. Tất nhiên, tôi sẽ dán chiếc băng cá nhân tiếp theo để cầm máu.
Một buổi trưa khác nữa, cũng lí do đó, cũng là con dao đó, nhưng vết thương trên tay tôi đã chuyển sang ngón giữa. Máu. Và băng cá nhân cầm máu.
Một buổi chiều, tôi quyết không cầm đến con dao thái ấy. Tôi sẽ không làm cho mình bị đứt tay và chảy máu. Dĩ nhiên, tôi thành công. Nhưng, thật bất ngờ, khi mở cánh cửa bằng nhôm, cái cạnh sắc bén của chúng đã cứa vào ngón tay đeo nhẫn của tôi. Vết thương bật máu. Tủ thuốc đã hết băng dán cá nhân. Vết xước khá sâu. Chúng rạch ngay mạch máu thì phải. Máu cứ vậy tuôn ra. Tôi rịt lại bằng cách ôm lấy ngón tay. Và đợi nó chán, sẽ tự ngừng chảy. Như một kiểu thách đố. Tôi biết, mình đang đùa, với máu. Đằng nào cũng phải đổ máu. Người ta không thể tránh né và dồn nén mãi những quả bóng mâu thuẫn. Hay là vờn nhau như chuột với mèo trên bãi biển nào đó từ tháng năm này qua tháng năm khác. Tôi biết, ngày mai, mình lại/sẽ/bị chảy máu. 

Thứ sáu, một mùa chay khác.
Tuần phục sinh.
Chúng tôi chỉ ăn cá và trứng, không được phép ăn thịt. Chồng tôi đến cơ quan như thường lệ. Buổi chiều, tôi mở tủ quần áo, để lấy đồ đi tắm. Tôi lùa cả bàn tay mình vào trong mớ quần áo và lật từng cái để chọn lựa. Bất giác tôi cảm thấy ngón tay út của mình ran rát. Tôi thụt tay lại theo phản xạ và phát hiện ra cái màu đỏ quen thuộc đang nhỏ giọt long tong xuống nền nhà. Lại là máu. Lại là một vết xước từ cái tủ quần áo làm bằng nhôm. Chao ơi, tôi muốn buột miệng chửi thề. Và tôi, đã chửi thề. Mặc dù Chúa không cho phép. Con người phải nói những lời hay, lời đẹp, phải thì thầm cầu nguyện thay vì chửi thề. Mẹ tôi đã dạy. Từ lời của Chúa. 

Ngày thứ hai
Ngón tay cái chảy máu.
Con sông hóa thành màu đỏ. Lũ tràn về. Tôi không biết cách để sống lời chúa vào lúc này. Tôi muốn chửi thề. Và tôi đã chửi thề. 

Ngày thứ ba
Ngón tay trỏ chảy máu.
Núi rừng ngả rạp. Cây cối héo hon giữa những giờ phút nóng rẫy, hạn hán. Mùa màng chết trên từng vuông đất. Người đàn bà ê đê thõng thệu vú giữa đồi cao, hai hàng nước mắt chảy dưới trời chiều. Người đàn ông ê đê, ngửa mặt, đưa tay lên, réo gọi tên Yàng. Tôi nằm mơ về những nụ cười từ thời hoang sơ nguyên thủy. Và mặc nhiên cho máu chảy tràn trên ngón tay trỏ của mình. 

Ngày thứ tư
Ngón tay giữa.
Những nguyên nhân.
Tôi gạt phắt hết chúng sang một bên. Chẳng có nghĩa lí gì. Đôi khi, người ta không muốn chứng minh để tìm ra hệ quả. Rõ ràng, máu sẽ chảy. Rõ ràng, đồi núi trập trùng, biển sông đang hóa thành lửa trước mặt tôi hàng ngày, đến quen thuộc. Ai đó thì thầm vào ngày thứ tư của tôi bằng những thanh âm u ám. Tôi đấm ngực thình thịch: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi. Đêm ấy, mùa hè, mưa rất to. Tôi ngỡ mình nằm mơ. Nhưng, hóa ra, tất cả đều thật, thật đến kinh ngạc. Những vệt máu đã khô trên mấy ngón tay tôi. Chúng tan hòa vào nhau thành một thứ hình thù kì dị mang tên tội lỗi. 

Ngày thứ năm
Ngày bố chồng tôi mất.
Ngày những linh hồn chính thức về với đất, và đợi mùa phục sinh.
Ngày mẹ tôi ngồi bệt giữa sân nhà khóc ròng, ôm bộ quân phục của bố khi đoạn tang ba năm.
Ngày ngón tay thứ áp út, ngón tay đeo nhẫn của tôi tiếp tục chảy máu. Và, tôi mặc kệ, không dùng băng dán cá nhân để cầm máu như mọi lần nữa.
Mẹ vẫn dặn, người theo đạo không được thất tín, không được nuốt lời, không được hoang đàng, không được đánh mất linh hồn. Nhiều lắm những lời mẹ dặn. Như lời chúa dạy. Nhiều lắm những lời chúa dạy. Nhưng, con người không phải là thánh thần cao siêu, tinh sạch. Tôi là người. Chồng tôi là người. Trong quả tim chúng tôi có nhiều mạch máu, nhiều xúc cảm mà chúng tôi không thể nào hiểu nổi. Ngón tay áp út của tôi đã chảy máu. Chồng tôi phiêu bạt trời tây. Anh ấy đã hẹn sẽ về đón tôi, vào mùa phục sinh. Anh ấy đã hứa sẽ đưa tôi đến nơi đáng sống nhất hành tinh, vào mùa phục sinh. Nhưng, ngón tay của tôi đã chảy máu biết bao mùa phục sinh. Anh ấy vẫn biến mất một cách khó hiểu. Tôi bắt đầu mệt mỏi với những ngón tay chảy máu, mệt mỏi với những mùa phục sinh. Tôi muốn quay trở lại nhà thờ. Và, tôi sẽ làm dấu thánh trước bàn thờ chúa. Dĩ nhiên, phải thế. Nhưng, tôi vẫn chưa bao giờ bước chân đến phòng kín, để xưng tội với một người ở phía bên kia bức màn. Tôi biết phải xưng tội như thế nào nhỉ? Tôi biết phải bắt đầu như thế nào nhỉ? Chúa tạo ra loài người. Chúa tạo ra tội lỗi. Chúa bảo chúng ta hãy sống ngoan đạo bằng cách đến nhà thờ và xưng tội. Tôi phải làm sao để Chúa hiểu rằng: tội lỗi đâu thể dễ dàng tha thứ đến thế? Chỉ có luật chơi tồn tại ở nhân trần này. Ai phạm lỗi phải đền tội. Ai tử tế thì nhận được ân sủng bình an, và được cứu rỗi linh hồn khi thể xác chết đi. 

Ngày thứ sáu, mùa chay.
Tôi viết một bức mail gửi đi và chỉ dặn chồng việc duy nhất: không được ăn thịt, chỉ ăn trứng hoặc cá, rau củ quả.
Chồng tôi không trả lời. Inbox trống rỗng lạnh lùng. Tôi cầm con dao thái lên và đi gọt táo. Quả táo đỏ mọng. Những lớp vỏ dày lên, gồ ghề cứng như đá. Tôi vẫn lì lợm, bướng bỉnh đưa mũi dao nhọn ấn sâu vào bề mặt quả táo. Mũi dao bật ra, liếc qua ngón tay út. Phựt. Máu. Lần này, máu chảy mạnh hơn. Nhiều hơn. Tràn trề hơn. Tôi bắt đầu có cảm giác đau. Rồi đến tê. Và cuối cùng, những giọt nước mắt của tôi lăn dài xuống hai gò má. Tôi ba mươi tư tuổi. Chồng tôi vẫn biến mất một cách lạ kì. Chẳng có một dấu vết nào chứng tỏ rằng anh ấy đang tồn tại, dù chỉ là ở cách tôi hàng ngàn kilomet đường chim bay. Tôi không thể hiểu nổi điều đó. Nhiều lần, tôi tự mình tìm kiếm manh mối, hỏi han, nhưng vẫn vô vọng. Chồng tôi, sẽ không bao giờ phản bội tôi. Mẹ chồng tôi đã cấm cửa anh ấy nếu phạm lỗi. Mẹ không chấp nhận những linh hồn lạc lối. Mẹ dạy thế. Mẹ bảo phải giữ lấy linh hồn. Ánh sáng luôn luôn ở phía mẹ. Ánh sáng bay lên vũ trụ thẳm sâu khôn cùng trong đêm cuối cùng bố tôi còn ở nhà, sau tuần chay của mùa phục sinh.

Hai bàn tay tôi, đã đầy những vết sẹo ngang dọc. Máu khô dần. Tôi chỉ thấy chúng trắng hếu như bông tuyết. Tôi bắt đầu tập đếm. Tôi không đếm cừu. Tôi đếm những con số. Tôi đếm những mùa phục sinh. Tôi đếm thứ tự của tuần.
Thứ hai, máu chảy
Thứ ba, chảy máu
Thứ tư, máu lại chảy
Thứ năm, lại chảy máu
Máu không ở trên những ngón tay nữa. Máu từ đâu đó ùa về khiến lồng ngực tôi đau thắt. Thứ sáu, tôi mệt mỏi, nằm xuống chiếc giường cưới và nhắm mắt lại, tay đấm ngực thình thịch: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi. Thứ sáu, phải rồi, ngày tôi mất đứa trẻ. Giọt máu của tôi và anh.
Thứ bảy, mẹ bảo, hãy về với mẹ, mùa này lúa trổ, mùa này nhiều hoa đỏ.
Chúa nhật, tôi quyết định đến nhà thờ, làm dấu thánh và xưng tội trong căn phòng kín. Ở phía bên kia là ai? Là đức cha nào tôi không biết. Tôi đã kể lể nhiều lắm. Câu chuyện của tôi dài lắm. Vị linh mục lặng yên lắng nghe tôi nói. Không nhân danh cha và con và thánh thần để thứ tha tội lỗi. Loài người, khi chúa tạo ra, phải chăng vốn đã quá nhiều tội lỗi. Tôi nhìn thấy một thứ ánh sáng khác trong mắt mình. Lạnh lùng và trắng như bông tuyết. 

***

Một ngày cuối mùa đông. Tôi đến nhà thờ vào chúa nhật như thường lệ. Nghe vài vị quản xứ loan báo tin mừng, rằng: vừa có một đức cha từ thánh đường Vatican về rao giảng. Tôi háo hức như những con chiên ngoan đạo khác. Nhưng, khi nhìn thấy trên bục đọc sách thánh là bóng hình quen thuộc của kẻ đã biến mất không một dấu vết. Tôi giật mình, chân tay tê dại. Trên vai tôi, cây thập giá oằn xuống. Tôi khóc nấc giữa thánh đường ngày chúa nhật.
Tội lỗi hay ơn gọi? Mẹ ơi. Chúa ơi.
Người đàn ông đó là chồng tôi. Rõ ràng là anh ấy. Tôi không thể nào nhìn nhầm được. Đôi mắt to và sâu thẳm của người có đạo.
Tôi bắt đầu nghĩ về việc sẽ xưng tội đều đặn hơn mỗi ngày trong tuần.
Thứ hai, xưng tội
Thứ ba, xưng tội
Thứ tư, xưng tội
Thứ năm, xưng tội
Thứ sáu, xưng tội
Thứ bảy, xưng tội
Và chủ nhật, tôi vẫn tiếp tục đến nhà thờ đó để xưng tội. 

Lịch xưng tội của tôi đều đặn đến nỗi các cha phải thay nhau trực ở căn phòng kín đã che bởi một bức vách. Những bí mật, những tội lỗi của tôi dần dần được tiết lộ ra hết. Các cha làm dấu thánh liên tục, không kịp thở và nói lời tha thứ thay chúa. Tôi muốn như thế. Tôi muốn người đàn ông mặc áo cổ cồn trắng của tôi phải lắng nghe tôi đếm những mùa phục sinh, đếm những ngày tháng tôi bị chảy máu. Ai dám chắc rằng kẻ đang đứng bên kia chưa bao giờ phạm lỗi? Ai dám chắc những người đang xưng tội như tôi sẽ không thể phạm lỗi sau khi bước chân ra khỏi nhà thờ? 

Sau giờ xưng tội ở nhà thờ, tôi trở về căn nhà cũ rích, quen thuộc đến từng centimet vắng lạnh, hiu hắt. Con dao thái vẫn nằm một góc ngay bếp nấu ăn. Tôi bắt đầu nghĩ đến một trò chơi mới dành cho riêng mình. Nó sẽ tạo cảm hứng hoan hỉ, phấn khích. Nó sẽ khiến tôi bớt đau đớn hơn. 

Tôi thức dậy từ rất sớm. Đi một vòng qua những con đường cũ. Đến nhà thờ lúc tám giờ. Trở về nhà sau bốn mươi lăm phút. Và, bắt đầu cầm con dao thái lan lên, gọt táo. Đều đặn mỗi ngày. 

Thứ hai, tôi cắt một nhát vào vỏ táo, một nhát vào ngón tay cái. Thứ ba, tôi cắt một nhát vào vỏ táo, một nhát vào ngón tay trỏ. Thứ tư, tôi cắt một nhát vào vỏ táo, một nhát vào ngón tay giữa. Thứ năm, cũng vậy, ngón tay áp út. Chiếc nhẫn đã được làm phép thánh tôi vẫn đeo, không tháo ra. Chiếc nhẫn dính bệt máu.Thứ sáu, đến phiên ngón út. Thứ bảy, tôi vốc một nắm thuốc ngủ vào miệng và nằm xuống giường, bay trong những giấc mơ. 

Chúa nhật, tôi sẽ tỉnh lại và tiếp tục đến nhà thờ vào lúc bốn giờ chiều. Âm thanh của tiếng chuông nhắc nhở tôi về những mùa chay, về những tội lỗi. Tôi bỗng nhớ mẹ, nhớ bố, nhớ cánh đồng có biết bao người đã nằm xuống. Tôi bỗng nhớ mình của một thời vụng dại xa xưa. Và, tôi cũng nhớ cả giọt máu chưa thành hình của mình. Bây giờ tôi đang vác một cây thập giá khác, nặng lắm. Cây thập giá nhân sinh. 

Chồng tôi không giống bố, không thể học bố. Phải, anh ấy khác bố điều đó, cái giấc mơ từ những ngày ấu thơ khi anh nói về nó với ánh mắt sáng lấp lánh kì lạ. Đôi khi, đức tin được nuôi dưỡng từ bóng hình của một vài ảo ảnh nào đó. Chỉ vì một lời hứa trước thánh đường vào lúc năm giờ sáng, mà anh ấy trở thành chồng của tôi bây giờ. Tôi nhớ lời mẹ: “Con người phải bới đất nhặt cỏ”. Tôi bắt đầu bỏ thói quen gọt vỏ táo theo ngày, hoặc cắt vào từng ngón tay đến chảy máu. Người ta, có những cách để xưng tội tốt hơn ngoài việc làm dấu thánh: nhân danh cha và con và thánh thần ở nhà thờ. Tôi sẽ bới đất nhặt cỏ, sẽ vác cây thập giá của chính mình đi khắp thế gian để xưng tội cho tất cả loài người. 

***

Mùa hè năm đó, khu sinh hoạt của dòng chúa cứu thế bị lửa bén, hơn một nửa bức tường hóa thành màu xám tro. Phòng xưng tội cũng bị cháy xém. Nơi đám đất khói bụi đen nhẻm, vẫn còn một cây bông gạo đỏ như máu. Vị linh mục trẻ hình như đã rời giáo đường. Tôi chỉ là một linh hồn lang thang cô độc giữa những con đường, vài góc kí ức vừa quen vừa lạ. Tôi lạc lõng tìm kiếm điều gì đó xa vời trong hư vô, cát bụi. Tôi vẫn đều đặn đếm thứ tự của ngày tháng vào mỗi tuần chúa phục sinh. Nhưng, chàng vẫn không hề quay về đón tôi như đã hứa. Tôi hoang mang nghĩ đến lời một cha xứ: “Con sẽ đi đâu, ngoài thế giới này?”. 

Thần cây đa, ma cây gạo. Nhưng hình như, chỉ dành cho những linh hồn chưa được cứu rỗi. Tôi trân trân đứng trước cây gạo, bất giác nhìn xuống mấy ngón tay mình, chúng bung xòe và đỏ lòm như hoa. Liệu sự sống này có phải chỉ thay đổi mà không mất đi như lời kinh cầu nguyện khi những linh hồn bắt đầu rời khỏi dương thế, như bố tôi ngày ấy? Liệu có phải Chúa chỉ tạo cho con người một thế giới khả tử mà tôi vẫn chẳng thể nào đoán định được bất cứ điều gì? 

Chủ nhật cuối cùng. Ngày Chúa nghỉ ngơi. Nhà thờ chưa được xây dựng lại. Chồng tôi vẫn chưa về. Tôi quyết định rời khỏi thành phố này. Biết đâu, tôi sẽ tìm thấy một thế giới khác. Có thể nơi đó, Chúa sẽ vẫn làm việc vào ngày chủ nhật. Ngài sẽ cho tôi biết một vài dấu hiệu. Có thể nơi đó, tôi không phải đắn đo khi bắt đầu một buổi xưng tội của mình. Và, cũng có thể nơi đó, tôi chẳng bao giờ phải sợ hãi mỗi lần nhìn thấy máu. 

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Beneath the mountains

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Trần Băng Khuê

There’s a person under these mountains.

He lifted his legs, and in long strides, he headed down the length of the grassy slope down towards the foot of the hill. The scene was like a dream. He squinted. The silvery white mountains were piled on top of each other and then shrivelled up into a rather odd structure. Not once were they silent. The mountains, they have legs it seemed. He watched them move, zig-zagging, weaving into one another as though they were dancing. Suddenly he didn’t want to move. He wanted to sit down, he wanted to test something, experiment. Exactly like how he used to play these shooting games with friends as a child in the moonlight, wherever he went the moon would follow, the sound of his laughter would bounce across the playground when he stopped to listen and the moon would then tip its head towards the earth and lit his face up. This time, he wants to test it out with the mountains. He sat down on a lush green patch of grass. The mountains also settled down behind the clouds and stopped moving. It occurred to him that, nothing was moving, he was the only moving entity present in this animation.

Deliberately he had shifted his surroundings around. Deliberately he had placed tranquillity in his eyes with happy dance steps, singing from deep within the earth. He wanted to stand up, and leave. The mountain is now steeped in the redness of dusk. The sun was just there and didn’t have much of a choice as the stand-in artist painted each stroke at a time, colouring in the light and dark of the night, creating nature’s masterpiece. There was no longer a need for him to go home. The art tools he brought with him for this field trip became superfluous. He might as well go home. Leave this place. Dreaming too much at the foot of the mountain he’ll end up falling into the maze of all that inception.

Clambering, he gathered up the paint brushes and other stuff scattered all around him, and continued to follow the grassy spine down to the parking lot. He had no intention of turning around for the last look, to try and capture the moment as he did in the past. But the wind sounded peculiar in his ears. Curious, he turned and searched for the oddness in the wind. But there was nothing but mountains illuminated with the last rays of daylight. 

Beneath the mountains, there were clearly a lot of green grass

“Where heaven might be, no one knows for sure right”?

“Sure”                                                                                                         

“But they can see the hell in front of them”

“Not necessarily”

K mumbling right there into my ear, annoyed me. If only he would leave me alone to enjoy the book I’ve brought along for this weekend, to read in peace on this very soft green patch of grass. I saw past his glasses, it felt like something was moving, dancing. Not fire. Not waves. Mountains. I saw the mountains in layers piled up in K’s contemplative musing. 

He was no longer there. I was certain. The thoughts, had carried his spirit away from me. And, he will no longer bother me. Sometimes, when he does this I get quite upset. Sometimes, I’m jealous. Because even as I breathe I will never be able to allow my soul to be carried away. I dropped the book on the lawn. Viewed the sky through K’s glasses. “There’s a herd of cattle”, K whispered, and continued without my input on those cows, “they’ve been branded with numbers”. I asked, “why would the cows being numbered bother you?”. K didn’t answer. He continued at length, “the last time we’re here I didn’t see them, I saw mountains dancing, I saw a red sun, I saw the dark clouds, I saw only…”, he stopped midway through the long sentence, looked down at the book I’ve closed up and no longer read. K’s spirit had returned to his body. I asked about the branded cattle. He was quiet and didn’t explain. It was like that almost every time. Each time he provoked my curiosity, he would shut up and force me to come up with my own answer.

The sky was now a deeper colour of darkness. The moon had risen. He said simply, “let’s go”, “you haven’t drawn anything today?”. He lifted a hand to his face and pushed the glasses up the bridge of his nose, and looked at me, “I’m done”. I knew he would say that. I looked up at the hazy moon at the foot of the horizon, then bend down to pick the book on the lawn and packed it away in the backpack, and casually announced, “next weekend I’m busy”, “I can trek the mountain alone”, he added as he reached for my hand to help me up.                                             “Tell me what you saw beneath those mountains, not about the branded cattle.”

Beneath the mountains, there is no human inhabitant

The moonlit week quickly passed by. He remembered his date, with a client he has yet met. The client wanted his latest painting. The artwork he paints from memory with his rather odd imagination.

He left the apartment block. Brought the painting with him to where they were to meet. It was a cafe with the architecture of an older era on top of a small hill near the War Memorial. He really loves this place. The War Memorial is a magnificent white building. He finds himself often right in front of it, but never goes in. He figured, he had no desire to find out more about what was supposed to signify death and the stupidity of it all. War is a stupid man-made game. He could more than imagine what they would display in a museum like that. 

Parking the car, besides the minor hindrance he carried the painting into the cafe trying to find a secluded corner somewhere by the window, where he could watch the ins and outs of his surroundings, including the stranger who was about to buy the painting he had only finished last night. He ordered a cup of coffee, the exact thing he needs to consume in order to wake up. Nothing but a shot of espresso. He sipped a small sip at a time, and the hot beverage slowly steamed up his glasses. He took his glasses off, and using his thumb and index finger over the thin napkin, he slowly wiped off the condensation. The rising foggy steam was like the grey clouds over those mountain peaks. He waited for thirty minutes, then forty minutes, and there was still no sign of his client, the guy with a name abbreviated as just K, the guy who was supposed to buy the painting. He figured he should wait a bit longer, clearly, the guy had to travel a long way to get here than him. Fifty minutes, anxiously he looked at his watch. Sixty minutes later, he unwrapped the painting slowly, and carefully. He looked at the painting. A couple patrons were also curious, and took a peek at the painting which looked as though it had been divided into two halves, one side black and the other side white. The top half was painted with all the entities of the sky, scattered smudging of reds amidst the light and the dark. The bottom half was dotted with flowers and branded cattle.

Sixty minutes. No one showed up to ask him about the painting in front of him. His phone lightly vibrated, and a reminder note appeared on the screen “I will buy my own painting. K”. Last Friday he told his wife about painting something in the moonlight with her. He then locked himself up in the studio with the painting. His wife did not bother him. She understood, presently, that his spirit is still with her, unlike the times they were together on the fresh green grass at the foot of the mountain.

Awkwardly he left the cafe, with the painting “the branded cattle beneath the moonlight”. He walked over to the white building – the War Memorial, stopped, thoughtfully contemplating. He headed for the shut front door of the Memorial, left the painting leaning on the wall and left. 

Dusk was as red as a blending of blood. The moon was nowhere in sight. He drove past the hill he had once pondered. There were no branded cattle there anymore. His wife will no longer have to hear about them ever again. All she has to do is take care of their children, cook and read the books she likes on all the smooth flat surfaces and planes of this world.

May 2022

—–

Truyện ngắn

Ở dưới những ngọn núi

Có một con người ở dưới những ngọn núi này.

Hắn, nhấc chân sải bước theo triền cỏ xuôi xuống phía dưới chân đồi. Khung cảnh như mộng. Hắn nheo mắt. Những ngọn núi màu trắng bạc xếp chồng lên nhau rồi thu lại thành một hình hài thật kỳ lạ. Chúng không hề tĩnh lặng. Dường như những ngọn núi có chân. Hắn thấy chúng đang di dời dịch chuyển, đan xen vào nhau hệt như một điệu nhảy chào đón hắn ở nơi này. Hắn bất giác không muốn đi nữa. Hắn muốn ngồi xuống, để làm một thử nghiệm nhỏ. Hệt như hồi bé hắn cùng với đám bạn chơi trò đuổi bắt dưới trăng, hắn đi đâu trăng đi đó, hắn dừng lại cười vang cả góc sân trăng cũng dừng theo ngó nghiêng xuống mặt đất, tỏa sáng trên mặt hắn vậy. Lần này, hắn muốn thử nghiệm với những ngọn núi. Hắn ngồi xuống một vạt cỏ xanh mướt. Những ngọn núi cũng lặng lẽ ẩn nấp trong mây không dịch chuyển nữa. Hắn chợt hiểu, chẳng có thứ gì chuyển động, chỉ có hắn là một thực thể chuyển động hiện hữu trong hoạt cảnh này.

Hắn đã cố tình gán ghép chi phối sự chuyển động của thế giới xung quanh hắn. Hắn cố tình gán ghép cả những mộng tưởng hoà bình vào con mắt hắn bằng việc mơ mộng về những điệu nhảy vui tươi, những tiếng hát sâu thẳm cất lên từ dưới lòng đất. Hắn muốn đứng dậy, rời đi. Ngọn núi đã nhuốm màu ráng đỏ của chiều tối. Mặt trời đã hoá thành một tay hoạ sĩ bất đắc dĩ quét những lớp sắc độ đậm nhạt của bóng tối và ánh sáng để tạo thành một bức tranh hoàn hảo của thế giới tự nhiên. Hắn không cần phải vẽ gì nữa. Những họa cụ hắn mang theo bên người cho buổi đi vẽ thực địa này trở nên thừa thãi. Hắn phải về thôi. Rời khỏi nơi đây thôi. Mộng mơ dưới những chân núi quá nhiều sẽ khiến hắn lọt thỏm trong mê lộ của khối hình hài tạo hoá kia.

Hắn lỉnh kỉnh xốc lại các thứ mang theo trên người rồi tiếp tục xuôi theo triền cỏ sóng sánh thướt tha xuống nơi đỗ xe. Hắn không định ngoái lại đằng sau để lưu giữ thêm vài hình ảnh như những lần khác. Nhưng hắn nghe tiếng của gió thổi thật kỳ lạ. Hắn tò mò ngoảnh mặt tìm kiếm. Chẳng thấy gì ngoài một sự đơn độc của những ngọn núi dưới ánh sáng cuối ngày.

Ở dưới những ngọn núi hẳn là có rất nhiều cỏ xanh

“Không ai dám chắc nơi nào đó là thiên đường”?
“Dĩ nhiên”
“Nhưng hẳn là người ta sẽ nhìn thấy địa ngục trước mắt” 
“Không chắc” 
Những lời K lảm nhảm bên tai tôi lúc này khiến tôi bực mình. Giá chàng cứ lặng yên mộng mơ ngắm nghía thế giới thiên nhiên tươi đẹp của chàng và để yên cho tôi đọc nốt quyển sách mang theo trong ngày cuối tuần ở trên bãi cỏ xanh mướt này. Tôi liếc nhìn qua mắt kính của chàng, hình như có thứ gì đó đang chuyển động, nhảy múa. Không phải lửa. Không phải sóng nước. Những ngọn núi. Tôi thấy những ngọn núi xếp lớp trong sự trầm ngâm suy tư của K.

Chàng đã rời đi. Tôi biết thế. Những lúc suy tư, linh hồn chàng đã rời đi, khỏi tôi. Và, chắc chắn tôi sẽ chẳng bị chàng gây phiền nhiễu nữa. Đôi khi, tôi khá giận chàng vì điều đó. Đôi khi, tôi ghen tỵ. Vì tôi không thể khiến cho linh hồn mình được phép phiêu du ngay cả khi đang còn thở. Tôi buông quyển sách xuống mặt cỏ. Ngắm bầu trời qua đôi mắt kính của K. “Hình như ở đó còn có những đàn bò”, K cất tiếng thì thào, rồi tiếp tục không cần tôi định hình điều gì về những đàn bò, “chúng đã bị đánh số”. Tôi hỏi, “tại sao chàng băn khoăn về những con bò bị đánh số?”. K không trả lời tôi. Chàng nói tiếp một hơi dài, “lần trước đến đây anh không nhìn thấy chúng, anh chỉ nhìn thấy những ngọn núi nhảy múa, anh chỉ thấy một mặt trời đỏ, anh chỉ thấy những đám mây màu tối, anh chỉ thấy…”, chàng bỏ lững câu dài, nhìn xuống quyển sách tôi đã gập lại không đọc nữa. Linh hồn K đã trở lại với thân xác chàng. Tôi hỏi K về những con bò bị đánh số. Chàng im lặng không giải thích. Hình như lần nào cũng thế. Mỗi lần chàng khơi gợi ra vấn đề nào đó khiến tôi tò mò, chàng lại lặng im bắt tôi tự tìm kiếm câu trả lời.

Trời đã chuyển sang màu thăm thẳm của đêm tối. Trăng cũng đã lên. Chàng buột miệng rất gọn, “về thôi”, “hôm nay anh chưa vẽ gì cả?”. Chàng đưa tay nhích mắt kính lên, nhìn tôi, “anh vẽ xong rồi”. Tôi biết, chàng sẽ nói thế. Tôi nhìn lên ánh trăng mờ mờ phía chân trời, rồi cúi xuống cỏ nhặt quyển sách cho vào balo, thủng thẳng nói, “cuối tuần sau em bận”, “anh sẽ leo núi một mình”, K tiếp lời, rồi chàng nắm tay tôi đỡ tôi đứng dậy. 
“hãy nói cho em biết anh đã nhìn thấy gì dưới ngọn núi ấy, không phải là về những con bò bị đánh số.”

Dưới những ngọn núi không có con người

Thời gian một tuần trăng nhanh chóng qua đi. Hắn nhớ, hắn có hẹn với một khách hàng lạ. Tay đó muốn có bức tranh mới nhất mà hắn vừa vẽ xong. Một bức tranh hắn vẽ bằng ký ức và trí tưởng tượng quái đản của hắn.

Hắn rời khỏi toà nhà lớn. Mang theo bức tranh đến điểm hẹn. Đó là một quán cafe mang phong cách kiến trúc cổ khá cổ kính nằm trên ngọn đồi nhỏ gần bảo tàng chiến tranh. Hắn rất thích nơi này. Bảo tàng chiến tranh là một toà nhà lớn màu trắng rất đẹp. Nhiều lần đến đây, nhưng hắn chưa bao giờ bước chân vào bên trong. Hắn nghĩ, hắn không cần phải biết về những thứ mang dáng dấp của cái chết và sự xuẩn ngốc. Chiến tranh là một trò chơi xuẩn ngốc của loài người. Hắn có thể tưởng tượng được người ta sẽ trưng bày những gì trong các bảo tàng như vậy.

Hắn dừng xe, lịch kịch mang bức tranh vào quán cafe tìm một góc ngồi khuất gần cửa sổ, từ đó hắn có thể quan sát những chuyển động trong không gian này, kể cả việc chờ đợi sự xuất hiện của gã khách lạ dặt mua bức tranh mà hắn vừa hoàn thiện đêm hôm trước. Hắn gọi cafe, thứ thức uống hắn cần. Không gì khác ngoài một tách espresso. Hắn nhấp từng ngụm nhỏ, mắt kính hắn bị mờ bởi khói từ trong tách cafe tỏa ra. Hắn lấy mắt kính xuống, dùng khăn giấy mỏng di di ngón tay chậm rãi trên mặt kính. Hơi nước mù mịt hệt như những đám mây màu xám trên đỉnh núi. Hắn đợi ba mươi phút, rồi bốn mươi phút, vẫn không thấy gã khách lạ có tên viết tắt là K đã hẹn hắn mua tranh xuất hiện. Hắn nghĩ có lẽ nên đợi thêm một chút nữa, hẳn là gã ấy ở xa nơi này hơn hắn. Năm mươi phút, hắn nóng ruột nhìn đồng hồ. Sáu mươi phút, hắn mở lớp giấy bọc bức tranh ra một cách chậm rãi, từ tốn. Hắn nhìn bức tranh. Một vài vị khách trong quán tò mò nhìn vào bức tranh chia thành hai nửa đen trắng. Phía trên là những thực thể của bầu trời, rải lem nhem sắc đỏ giữa ánh sáng và bóng tối. Phía dưới là những con bò đốm hoa bị đánh số.

Sáu mươi phút. Không có bất cứ ai xuất hiện trước mặt hắn để hỏi về bức tranh cả. Điện thoại hắn rung nhẹ, một note nhỏ hiện lên với dòng ghi chú nhắc nhở “tôi sẽ mua chính bức tranh của tôi. K”. Ngày thứ sáu tuần trước hắn đã nói về việc sẽ vẽ một cái gì dưới trăng với vợ. Sau đó hắn tự nhốt mình trong phòng với bức tranh. Vợ hắn không làm phiền hắn. Nàng hiểu, lúc này, linh hồn hắn ở lại, không rời đi như khi ngồi ở những triền cỏ xanh mượt kia.

Hắn lững thững rời khỏi quán, cùng với bức tranh “những con bò bị đánh số dưới trăng”. Hắn đi qua tòa nhà trắng – bảo tàng chiến tranh, dừng lại, trầm ngâm mặc tưởng. Hắn tiến đến trước cánh cửa chính đã đóng của tòa nhà, dựng bức tranh bên cạnh bức tường và rời đi.

Chiều đỏ như máu pha. Trăng khuất dạng. Hắn lái xe qua ngọn đồi lần trước mà hắn đã đến. Chẳng có con bò nào bị đánh số còn ở đó nữa. Vợ hắn sẽ không cần phải nghe về chúng. Nàng chỉ cần chăm con, nấu cơm và đọc những quyển sách mà nàng thích trên các mặt phẳng êm ái của thế giới này.

Trần Băng Khuê


Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

The Caterpillars contained in jars 

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Trần Băng Khuê


The Caterpillars contained in jars 

I often have these strange dreams about caterpillars.

They are the most lively entities I have the pleasure and patience to observe, though I’m fearful of their ominous spiky skin. I’m now acquainted with their movements, wriggling in the trees, the ground. Including when they abandon reality for a world in my dreams.

Summer.

The summers draw forward layers upon layers of old memories in the yellows of flower petals, reds burning in canopies in every avenue I’ve come across, the pauses of my childhood. Yes, we all have memories of glorious summer dreams on butterfly wings. But, watching the caterpillars perched upon the branches and red flowers fall off, a nightmare. Being confronted by caterpillars is terrifying enough. The lingering fear is always there hovering in the subconsciousness to show up in new dreams.

Summer.

The caterpillars thriving lay their eggs.

Their eggs were falling all over the sandy pavement. Their eggs were flying scattered all over the place. Their eggs were turning into sombre swarms of caterpillars in dreams, tearful sadness. Then, I realised it was time; I ceased my yearning for summer. Summer is nothing but a season for the birth of caterpillars, even though glorious are the pretty butterflies, that I would time again yearn for in my lost youth. I came to these dreams looking for caterpillars metamorphosis to butterflies. But instead, there was not even a moth. They, the caterpillars, enthusiastically compete with each other to lay eggs in my dreams.

Each morning, at sunrise, a blurry boundary between day and night, the dreams inside my unconsciousness flickering, unable to retain its integrity. Just before it completely disappeared. I could see the caterpillars thriving in my cramped backyard. Their existence was there all this time, upon the budding green. They munch away, destroying wild vegetation and flowers in our garden. I know, they are beginning to munch through the summer, savouring the sadness on fire beneath the glaring sunlight through the holey ozone layer.

Bored, I would meander my way through the alley, scattered with red flowers, habitually checking for caterpillars hiding in each leaf. Dopey and lazy, sleeping tucked in under a blanket, recalling the odd dream. I’ve often dreamed of them. Haunting my subconsciousness were dried up dead caterpillars scattered all over the ground. They’re like graves except they were all caterpillars, not a single presence of humanity.

The caterpillars have no chance of ever becoming butterflies.

I decided to act upon the desires of my dreams. As soon as I woke up each morning, I would run to the shop where they would sell a collection of different glass jars. It’s a simple fact that caterpillars die after laying their eggs in summer. But, I don’t want them to have the satisfaction of natural death. I tried to kill them slowly inside sealed glass jars. I wanted them to die inside the glass jars. The jars were inductive of their tragic death in multitude, void of sunlight, void of air, devoid of delicious fresh leaves free in the world. “They’ve been destroying the environment for long enough; they have to be locked up”.

And, after that, I thought, it seemed I had automatically worked out, the deaths of the caterpillars are nothing but delusions resulting in me never being able to kill the dreams overwhelmed with caterpillars. They will never die inside the jars I’ve sealed up tightly the way I had wanted.

So many times, I was determined to come up with ways to kill them, even when I’m barely lucid between sleep and wakefulness or up the entire night. But, finally, I had to admit, I was powerless. They were always present, calmly showing up flaunting themselves in front of me, in the layers of my brain. They crawl and wiggle around, carefully and freely with their soft bodies measured each centimetre on the ground, on the tile floor, upon the trees, beneath the tranquil sky as though that was the way it should be. They refuse to leave my dreams, to avoid me coming up with complicated plots, I will kill them by trapping them in a suffocating jar void of air, void of leafy greens.

Night lingering chasing the day away from the peaceful rooftops. Night residing with me in my dreams, and the summer caterpillars. Night dreaming in an overflowing suspicion of the imagination. Amidst dreams, the struggle, death in constant play. But, in an unexpected night, the caterpillars disappeared as though they’ve wholly left the world, leaving my dreams without a goodbye. I see no more caterpillars. They had settled within the shadows of each corner of my mind every day. I had no way of explaining it, how they had disappeared without a trace like that. 

I’ve often envisioned the morning after tomorrow; I will no longer be able to recall any dreams about the caterpillars. Unaware, I must have desired another purer sky, a lush green canopy without any holes tainting it. I wanted to see the blooming flowers, and welcome the easy breeze. I wanted to go through each patch of shrubs, to see if they’re hiding anywhere beneath any new leaf they’re about to munch on and ruin. The questions, the constant questions were hovering somewhere cool full of imposing mystery. I knew for sure; there will never be an answer regarding the summer caterpillars laying eggs.

The sparkling sunlight scattered evenly through the tiny garden.

The brand new day arrived quietly but was ready to leave in the blink of an eye. It became more apparent what I must do; I will look through the garden at the height of the fruit season, check if they are hiding anywhere still in the layers of green canopies? If I see them, I will act as I must accordingly. I want to enact my dream. I want them to be locked up somewhere, like people who voluntarily step into four walls, close themselves up from any exterior thoughts of life – death. The caterpillars may be docile with not enough intellect to grasp the law of the ecosystem. They don’t know how to control how they procreate, crawling all over the place, biting and destroying what isn’t theirs in the leaves, even within their limited mind, I will make them understand what it means to suffer, to be abandoned, inside the tightly shut jars.

So, it was final; I will collect all the squirmy wriggly caterpillars and imprison them in jars. Right, lock them all in pots, watch them wriggling, or trying to eat through the glass walls that imprison them? Starting with the jackfruit tree, then the mango tree, after that the younger skinnier trees, pick them from every shrub and tree and leaf and bloom. Caterpillars and any bug related to their species shall be locked up in jars. I have prepared many pots. No one can stop me. My mother asked me to do a few small errands. I was busy, I didn’t answer, as though I was not there. I have younger sisters. My mother can rely on them. I must do this, trap all the caterpillars in my garden in jars like the ones my mother used to store various fancy herbs in the kitchen.

Summer. My room was full of glass jars, neatly piled up side by side, the way I like them. Some of the smaller pots ended up on the window sill in my bedroom or spare spaces on the bookshelf. In one corner of my room, the bigger jars left on the floor. Indeed, each pot was fitted with a proper lid, carefully screwed into place. A few bright ideas came to mind on how to kill the caterpillars, maybe, “they, the caterpillars I’ll bring home will get a fairly peaceful death in an environment without green trees, new leaves, fragrant flowers, odd grass and fresh sweet fruit, they must repent for their sins”. All crime upon mother nature must be paid via atonement.

A couple of my friends came by my room. They were curious about what I will put in the jars. I look at it as a hobby; something one does for relaxation. Perhaps, I am also despicable and evil. But, even if I’m despicable. It was the right thing to do, to rightfully return the balance in nature.

My friends, they’re always trying to drag me out of the house, asked me to leave the room full of critters, outside we could chase after the butterflies or pick flowers or participate in silly games. One could collect coins, stamps, noisy soft drink bottle caps, or childish manga cards. I refused to do it. I explained I have no desire to waste my time with useless games which have no benefit to society.

They looked at me as though they didn’t know me; they decided quietly to ignore me from that point, keep me from their circle. Okay fine, I see the way they look at me each time they see me, I know they’re still curious about what I keep in my room, my odd collection of jars and pots.

It didn’t feel like I was alone in this endeavour.

They believe, with such actions, that they force me to participate in their silly game? They then indeed, have succeeded. I won’t be bringing any antique coins home, against my conviction, spending my hard-earned money saved on old stamps either, sticking them in some random album so that I can brag to them about it. I came up with a brilliant idea. There, the caterpillars in all my jars will scare them, give them goosebumps, and give me the respect I deserve with such a dangerous hobby. All girls are squeamish and scared. But, I swear, I will never scream out loud as though I’ve just seen a ghost, when I’m shown the caterpillars moving around inside the jars.

Summer igniting. The caterpillars enthusiastically lay their eggs. Armed with jars, I began my business of collecting them, the big and the small—each species of caterpillar in its pot. Then, after, I would stack the jars in my room, upon the bookshelves that used to be full of various books. If I’m not out, each morning, I will check each glass jar carefully. The caterpillars were void of fresh leaves and air to munch and breathe; one by one, they died. I would take the jars full of dead caterpillars outside to dry up in the Sun; their tiny bodies slowly shrivelled up. My friends abandoned me; they did ask if they could visit, to see my collection of caterpillars in jars. Yes, I agreed, I’m not mean. I will show them the glorious death presently residing in a place where I live and breathe, where they’ve been many times, now after stepping into my room, will see the big and small glass jars. 

My father is usually in the living room reading the paper, on his day off from the office. My father is aware of the critters trapped in various jars since I have to walk past him to my room. But, he never said anything. My father is always busy with his precious collections. A couple of bottles of expensive imported liquor. Bulky carved structures from various timber, gifts from all kinds of people. The visitors always boast about their precious offering, in an attempt to gain my father’s favour, then would wait for an invitation from my father for a drink. I hate the entire scene. But, I love my father, because, besides busying himself with such trivia, he’s an excellent father. He quietly monitors my actions, not once voiced his opinion about my pots of critters. His odd refrain, formed in me a burning curiosity for his real thoughts. Does he agree with me, or simply wants me to find out for myself the reality of collecting caterpillars, their death inside the glass walls, void of air, void of sustenance. 

Maybe I’m not aware that my father’s knowledge of the caterpillars was higher than mine?

Eventually, I gathered enough courage, took the fullest jar of caterpillars and placed it on a shelf cut from rare wood in my father’s lounge room. A precarious action on my part. But I wanted to provoke a reaction. I wanted to know my father’s reaction to the death of caterpillars in the glass walls. Father came home to discover the odd object. His brows furrowed, but said nothing, left for the garden. I have never seen my father this frighteningly quiet.

Noon, rays of light fell through the gaps in the canopy like caterpillars in a period of breeding. My father was standing in front of the shelf with the largest pot of caterpillars. My father said not a word. I could hear the arrival of my noisy friends from the entrance of the alley to our house; in moments, they were all in my room. Today, I allowed them, the loudest of them all, to view an exhibition of my collection of critters. They enthusiastically viewed the death inside my jars filled with caterpillars. Some pointed at this and that, some very nervous and scared, others showed real interest, mumbling something about the dried up dead caterpillars. Finally, they asked incoherently all at once: “How could you play with caterpillars? How do you catch them? Why trap them in jars? Why do you have to kill them, for real? The black furry ones are especially creepy right?”.

I pulled a strained smile, not answering them, and thought to myself, “Gosh, these caterpillars are very good at laying eggs in summer, slithery, poking holes in the canopy full of sunlight”. Then, abruptly I yelled, “I hate caterpillars. I hate their eternal destruction. I hate thinking about the branches, new green leaves being chomped on, filling my sky with holes in the middle of summer”.

A couple in my group of friends shook their heads, poke their tongue out in horror. Not sure what they were thinking. Fuming I pointed at the jar higher on the bookshelf. There were critters already shrivelled up, dead. In one pot, was the most persistent caterpillar. It refused to die. Secretly I managed to get some rice wine fortified with sea cucumber, a gift from one of my father’s friends, to fill the pot, the caterpillar swam in it. Refuses to die. It was drunk. Wriggles lethargically, makes an effort of crawling up the side of the glass wall. Once exhausted, let go of the sides to fall back into the bottom of the pot. It has been forever, and it is still alive. Perhaps, it is the queen caterpillar. My friends took mere glances at the caterpillars before lowering their eyes. Reacting without knowing it, mumbling, tugging at each other’s sleeve, awkwardly rushed almost on top of each other out of my room, fearing for their life. Their fear was rather unfounded, of course. They were curious in the first place; now they’re scared and running away from what they were so eager to see. I laughed sadly, clearly, fear is born from overactive imaginations.

The summer was pouring liquid fire. Again a redundant observation, clearly every summer there’s a fire, especially here. There has never been a cool summer. I’ve seen the white clouds in the blue sky each morning. They’re deceiving, delivering such a soothing fresh day. But, immediately, within moments, the sky may turn grey until noon. The grey horizons are usually paired with annoying dark clouds. I’ve seen skies like that when I’m on our roof terrace, to merely stare at the redundant clouds. Sometimes they’re a pair of white wings; sometimes they’re animals in ash grey people like to sketch or film—or they would dance around singing songs by some unknown writer, the lyrics impossible to work out. 

The mention of the jars of caterpillars was a trigger for me to leave the group of small friends who came to my room that day. I joined an online group that collects caterpillars. They all love caterpillars and like to manage them in jars. All kinds of caterpillars. Big, small, squiggly, plump, stripy, all there in assorted colours. They willingly connected with me. And I voluntarily joined them. They connected with the caterpillars. And I was the same.

We all have our reasons. The one thing we all agreed on was never to starve the caterpillars. They exchange ideas about different kinds of food and nutrients for caterpillars. I feed them a variety of leaves, including colourful flowers. A few times, I deliberately ignored them. Maybe they lived well. Maybe they die immediately. And I would find other caterpillars to replace them. I continued to collect the caterpillars in jars.

Without even knowing it, I thought about the creator and quietly cursed him or her. “You continue to keep your silence. Your garden of Eden is full of critters.”

One silvery grey afternoon. I was in the garden, struggling to dig through the muddy soil from yesterday’s rain for worms, to feed the caterpillars in the pots. My father after being silent all this time spoke up in a short retort, “Do you think if those caterpillars die, there will never be more caterpillars born to the world?”.

I left my room for the garden one day remembering the seriousness of my father’s sombre words, the hopelessness it entails.

In the garden, through the branches, the leaves were flat and still leaning, waiting for sunlight to pass by. The weak sunlight filtered through clumps of grey clouds. A few holey leaves remained, half-eaten by caterpillars eager still for a slice of the light to pass by, to then fall through to the ground, on my hair, or my eyelids. The inconsequential things. The impatience in those like me, waiting for a new period of sunshine. All of a sudden, in my town, people changed their vocation. I heard, professional traders were paying steep prices during the caterpillar season. Hence, they leave their regular jobs, place of work, factories, the fields, to catch caterpillars with the aid of a hand net. They were determined to catch all the caterpillars in the trees, on leaves, so they won’t have a chance to bite, make round holes, or flat holes any more. Shut them all up in glass jars, so they may console themselves with the fact that the caterpillars don’t have the power to make them wait and hope. 

An afternoon summer storm ripped across the sky. Each jolt of thunder joined the other blasting to smithereens the peaceful afternoon. The thunder overwhelmed the cries of whiny cicadas, singing and peeing on the faces of those who like to sit under the trees, to escape the sunlight, or to dream, make poetry. I looked down at my feet. At the hole I had just dugged up, exposing a small stream of water. There I saw a white flower pop up, blooming in seconds, before it shrank gradually, smaller, into nothing, gone.

The sky began to darken.

The curtain of the night drapes each corner of the house covering it in complete darkness. Doddering, I began to lock up each door. Imprison the whole of summer in the biggest pot full of caterpillars carefully sealed. That night, I was content with a small resolution. After witnessing there at an intersection, a bunch of people sitting neatly apart by a few steps, heads bent over the knees, bodies in a monotonous rhythmic motion living their foolish lives. A man about my father’s age, shirtless, in a lonely pair of old cotton shorts, lifted his head and mumbled: “who took all my caterpillars”. Where he sat, caterpillars were wriggling. A couple of them were in an aluminium pot. He had a fire—a tiny fire, the size of a child’s toy but still useful. The aluminium pot was bubbling away. The caterpillar was frantically wriggling, water splattering all over the place. The man laughing out loud couldn’t care less. The summer storms continued to rip through the sky above the trees, flashing dying light.

An unmistakable noise woke up the entire town. Right at their front door, everyone watched the odd occurence up high in the trees. By the street lamps, all witnessed all sorts of caterpillars slipping and sliding, crawling all over the place. They’re in the trees, falling crawling around on the roof tiles, sticking onto the whitewash walls. There were occasional death screams. A naked man was hugging his knees, rocking back and forth as he counted each caterpillar on the ground around him.

The grey summer sky couldn’t escape the caterpillars either, even when the odd person had tried to lock them inside glass jars with proper lids. From my small quiet home behind the church’s bell tower. Periodically I witnessed instead, the caterpillars being burned alive in a fire. Nothing is ever outside the bestowed grace of the creator in a time such as this. The arrival of life – death. Outside every door, the wind, the storms are ready to swallow the fragility of what we call life.

Each morning the sunlight as usual, playful, rays of light peeked through the gaps in the doors and windows. The sunlight never ceases to enter my thoughts, waking up in the tiny room, the light finds its way in through each tiny crevice. I thought about the very odd dream within a dream from the night before. It turns out it was just a long dream. The caterpillars continued to latch themselves on everything, upon the trees with red, and yellow flowers lining the streets. In the small shrubs, even in my mother’s sparse vegetable garden.

My father continues to quietly welcome visitors, discussing the weekend paper, on his days off. My mother continued to be busy in the open-air kitchen, stirring up smoke and fragrant food. I leave my bed legs still shaking because of the headache incurred from the night before. A dense dark cloud invaded my brain. Everything has taken a turn to nowhere at this point. I sat hugging my head, bottom on the icy tile floor, thought of the caterpillars, wearily asked myself, “have they truly lived and died within my dreams”. I envisioned, they will continue to lay eggs in all the summers to come. The walls will continue to be built. I will continue with these dreams as soon as the darkness drapes across our tiny home upon this lonely planet. In summer the caterpillars will continue to lay their eggs, thrive outside the door of my bedroom, and of course, they’ve never been trapped neatly inside any glass jars or pots, as I’ve seen in my dreams. 

august 2020

_____

Những bầy sâu bị nhốt trong jar

Tôi thường có những giấc mơ về sâu rất kì lạ. 

Đối với tôi, chúng dường như là một thực thể sống động nhất mà tôi từng kiên nhẫn quan sát, dù thi thoảng tôi hơi hãi hùng với những bợn lông xù xì đen ngòm của bọn sâu róm. Tôi biết, những cơn cựa quậy, quẫy đạp trên cây, trên mặt đất, hoặc cả việc chúng rời bỏ thực tại sinh tồn dưới dạng cơ thể sống bên ngoài thế giới để luồn lách trôi nổi trong giấc mơ của tôi. 

Mùa hè. 

Những mùa hè luôn khiến tôi phải ngợp ngụa với các loại tiềm thức cũ kỹ xếp lớp trên những cánh hoa màu vàng, đỏ đốt cháy cả ngọn cây ở mỗi con đường tôi đi qua, hoặc dừng lại của một thời tuổi trẻ. Hẳn nhiên, ai cũng phải có những khoảnh khắc mùa hè sướt mướt để mộng mơ cánh bướm. Nhưng, khi thấy những con sâu rơi lưng chừng trên cành lá và cánh hoa màu đỏ, cũng phải khóc thét hãi sợ. Nỗi hãi sợ vô lí trước những con sâu. Nỗi hãi sợ hiển nhiên về tiềm thức bay bổng và tồn hiện ngay cả trong những giấc mơ sau này. 

Mùa hè. 

Những bầy sâu nhiệt tình đẻ trứng. 

Trứng của chúng rụng xuống mặt đường cát bụi. Trứng của chúng bay hoang lạc khắp nơi. Trứng của chúng hóa thành từng đàn sâu bò lổm ngổm trong giấc mơ u uẩn, buồn rớt nước mắt. Rồi, tôi nhận ra, đã đến lúc, tôi không nên mơ mộng về mùa hè nữa. Chúng chỉ là mùa sinh sôi nảy nở của những bầy sâu chưa kịp hóa bướm đẹp đẽ để tôi đùa chơi vờn đuổi bằng nỗi khát thèm tuổi trẻ. Tôi đến với những giấc mơ. Tôi tìm kiếm những giấc mơ để mong bầy sâu hóa bướm. Nhưng, chưa bao giờ tôi tìm thấy một con ngài. Chúng, những bầy sâu vẫn rộn ràng rủ nhau đẻ trứng trong cả giấc mơ của tôi. 

Mỗi buổi sáng, khi bình minh xóa mờ ranh giới của đêm và ngày, giấc mơ về những con sâu của tôi bất giác không còn nguyên hình nguyên dạng nữa, chúng ngập ngừng rồi tan biến hẳn. Tôi có thể nhìn thấy những bầy sâu thực sự đang tồn tại ngay chính trong khu vườn nho nhỏ của nhà mình. Chúng, có lúc rõ ràng đã ở đó, trên những mầm xanh. Chúng gặm nhấm, cắn nát cả hoa lá, rau dại trong vườn. Tôi biết rằng, chúng đã bắt đầu gặm nhấm mùa hè, gặm nhấm những nỗi buồn rực lửa dưới ánh nắng chói chang gắt gỏng dưới bầu trời thủng.

Những ngày chán đời, tôi không bước chân ra khỏi nhà để lang thang trên các vỉa hè rụng cánh hoa đỏ, hoặc ngước mặt tìm kiếm đám sâu nấp sau cành lá như thói quen nữa. Tôi ngẩn ngơ lười biếng, ngủ vùi trong chăn, nằm nhớ lại một giấc mơ kì lạ. Tôi thường mơ về nó. Hình ảnh những bầy sâu chết rải đều trên mặt đất khô cằn cỗi ám ảnh trong tiềm thức tôi. Chúng như những nghĩa địa chỉ toàn sâu, không một bóng một người tồn tại. 

Những bầy sâu không kịp hóa bướm. 

Giấc mơ thể hiện ước muốn của tôi. Mỗi khi thức giấc, tôi lại muốn chạy đến cửa hàng bán các loại chai lọ thủy tinh. Tôi mường tượng về cái chết, những cái chết của bầy sâu bị nhốt kín vào các jar. Chỉ đơn giản là một cái chết dành cho những con sâu chuyên đẻ trứng vào mùa hè. Nhưng, ngay sau đó, ý nghĩ về việc giết chết chúng không còn đơn giản là một cái chết bình thường nữa. Tôi muốn chúng phải nằm chết trong những chai lọ thủy tinh đó. Các jar có thể khiến cái chết của chúng trở nên bi thảm gấp vạn lần khi thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu không khí, thiếu những gặm nhấm xanh tươi no nê ở phía bên ngoài tự do. “Chúng đã tàn phá môi sinh quá giới hạn, vậy phải nhốt chúng lại”. 

Và, sau đó, tôi lại nghĩ, dường như tôi đã nghiễm nhiên nhận ra rằng, những cái chết của bầy sâu chỉ là một suy nghĩ ảo tưởng khiến tôi chẳng thể nào đạt được việc giết chết những giấc mơ sâu. Chúng hẳn là, sẽ không bao giờ nằm chết trong các jar đã bị bịt kín như tôi mong muốn. 

Đã khá nhiều bận, tôi cố tình lên kế hoạch đầy đủ cho việc giết chúng, ngay cả khi chập chờn trở mình hoặc những đêm thức trắng. Nhưng, sau chót tôi phải thừa nhận rằng, tôi bất lực. Chúng vẫn ở đó, vẫn điềm nhiên xuất hiện bỡn đùa trước mắt tôi, trong trí não xếp lớp của tôi. Chúng trườn bò, đo đếm từng centimet dưới đất, dưới nền nhà, trên cây, dưới những bầu trời lặng lẽ một cách khá thoải mái với cái thân mềm ấy, hòng rời bỏ giấc mơ của tôi, để tránh khỏi việc bị tôi lên kế hoạch dày vò, giết chết bằng cách nhốt kín trong các jar ngột ngạt thiếu không khí, thiếu hoa lá xanh tươi. 

Đêm tiếp tục chờn vờn đuổi ngày rời khỏi những nóc nhà yên ắng. Đêm nằm lại trong những giấc mơ cùng với tôi, với bầy sâu mùa hè. Đêm mộng ảo và tràn đầy những hồ nghi tưởng tượng. Giữa giấc mơ, có những cuộc chiến, có những cái chết luôn luôn diễn ra. Nhưng, có những đêm lạ lùng, bầy sâu bỗng dưng biến mất hệt như chúng đã rời khỏi trái đất này, rời khỏi giấc mơ tôi không một lời từ biệt. Tôi không còn thấy những bầy sâu ấy nữa. Chúng đã tồn tại như một thứ bóng đen bám riết lấy từng thớ não của tôi mỗi ngày. Tôi chẳng thể nào giải thích được, vì sao chúng sẵn sàng biến mất không một dấu vết như thế. 

Tôi vẫn mường tượng rằng, khi tôi thức giấc vào sáng hôm sau, tôi sẽ không còn nhớ gì về những giấc mơ sâu nữa. Bất giác, tôi thèm muốn một bầu trời khác trong veo, những tàng cây xanh mướt không bị xuyên thủng. Tôi muốn nhìn cây cỏ nở hoa, hồn nhiên đón gió. Tôi muốn vạch từng khóm cây tìm đám sâu, để xem chúng có còn nấp lén trong những tàng lá mỏng đã bị gặm nhấm và cắn nát. Câu hỏi, những câu hỏi luôn luôn để ngỏ ở phía nào đó lạnh lẽo đầy bí ẩn. Hẳn nhiên, tôi biết, sẽ không bao giờ có câu trả lời về những bầy sâu đẻ trứng mùa hè.

Nắng lấp lánh rải đều khắp khu vườn nhỏ. 

Một ngày mới lặng lẽ đến và sẵn sàng rời đi trong nháy mắt. Tôi quyết định, sẽ đi quanh sân vườn có rất nhiều cây ăn trái đến mùa đang sai quả, để tìm kiếm thử, rằng, liệu chúng có còn ẩn nấp nơi nào đó trên các tầng lá cây xanh mướt kia? Nếu thấy, dứt khoát là phải thế, phải làm, phải hành động ngay khi có thể. Tôi muốn giấc mơ của mình biến thành hiện thực. Tôi muốn chúng phải bị nhốt lại đâu đó, như những con người tự nguyện bước chân vào bốn vách tường, khóa kín cửa ngẫm nghĩ về sự sống – chết bên ngoài kia. Bầy sâu, chúng có thể ngu đần không đủ sức để nhận ra luật lệ nhân quả, nhằm hạn chế sự trườn bò, cắn phá của mình trên thân lá, thì chí ít, chúng sẽ biết thế nào là sự đau khổ, bị ruồng bỏ, nhốt chặt trong những bức tường kín. 

Vậy là, tôi đã quyết, tôi sẽ tìm hết bọn sâu bọ trườn bò và nhốt vào những jar. Phải, nhốt hết vào những jar, để xem sự trườn bò, cắn phá ấy có đục khoét bức thành thủy tinh cứng cáp đó hay không? Bắt đầu từ cây mít, đến cây xoài, sau đó sẽ là những thân cây bụi mảnh khảnh, rồi tiếp tục gắp chúng ra từ lá và hoa. Sâu, họ nhà sâu, tất tần tật mang tên hay đặc tính của loài sâu phải được bắt và nhốt. Tôi đã chuẩn bị sẵn rất nhiều jar rồi. Sẽ chẳng ai ngăn cản được tôi đâu. Mẹ có í ới nhờ vả những việc vặt. Tôi bận, tôi im lặng, coi như đã mất tích đi vậy. Tôi còn các em gái. Mẹ sẽ gọi họ. Tôi phải đi làm cái công việc này, phải nhốt hết bầy sâu trong vườn nhà mình vào jar như mẹ dùng để chứa các loại gia vị màu mè trong bếp. 

Mùa hè. Căn phòng của tôi chật ních những jar bằng thủy tinh. Chúng được xếp đặt gọn ghẽ, ngăn nắp theo các trật tự vị trí mà tôi thích. Vài jar nhỏ và vừa sẽ nằm bên bệ cửa sổ phòng ngủ, hoặc trên khe trống nào đó của kệ sách. Những jar lớn hơn một tí sẽ được đặt dưới nền, ngay góc phòng của tôi. Dĩ nhiên, các jar đều đã đậy nút rất kín và cẩn thận. Vài ý nghĩ lóe lên về việc giết chóc trong não tôi, rằng, “chúng, những bầy sâu tôi mang về sẽ được chết một cách khá êm ái trong môi trường không hề có cây xanh, lá non, hoa thơm, cỏ lạ và kể cây trái ngọt lành, chúng phải đền tội”. Hẳn nhiên, tất cả những đối tượng gây hại cho mẹ thiên nhiên đều phải đền tội. 

Một vài người bạn ghé phòng tôi chơi. Chúng nó cũng tò mò về thứ mà tôi đang nhốt kín trong các jar kia. Tôi xem đó là thú vui, là trò giải trí của mình. Có thể, tôi cũng là kẻ ác. Nhưng, tôi muốn làm kẻ ác trong sự kiểm soát để đảm bảo sự cân bằng mà tôi cho rằng đúng. 

Những đứa bạn của tôi, chúng thường rủ rê tôi nhiều lần về việc rời bỏ căn phòng đầy sâu này, để bước chân ra đường đuổi bướm hái hoa hoặc chơi cùng chúng những trò nhảm nhí khác. Sưu tập tiền xu cổ, tem thư, vài ba thứ nắp keng từ các loại chai nước ngọt, hay hình ảnh của bọn manga trẻ con. Tôi đã từ chối. Tôi đã giải thích rằng, tôi chẳng hề có lòng ham hố hay đam mê gì mấy trò chơi không mang lại ích lợi gì cho thế giới này. 

Chúng nhìn tôi như kẻ lạ, rồi quyết định lặng lẽ tẩy chay tôi, tách biệt tôi ra khỏi nhóm. Ấy thế, tôi để ý ánh mắt chúng mỗi lần nhìn tôi, dường như chúng vẫn luôn tò mò nhòm ngó và khao khát được thăm thú căn phòng cùng với bộ sưu tập kì lạ nằm trong các loại chai lọ của tôi.

Tôi không cảm thấy cuộc chơi của tôi đơn độc. 

Chúng nghĩ rằng, làm như thế có thể ép uổng tôi chơi những trò nhảm nhí và chán ngấy của bọn chúng ư? Chúng, thành công rồi. Tôi sẽ chẳng ôm mớ đồng xu cổ về nhà, cũng không giật xé, hay bỏ tiền tiết kiệm ra mua mớ tem thư cũ, mới rồi dán vào một quyển sổ nào đó, để mang khoe với chúng. Tôi nghĩ ra thứ hay ho hơn. Đấy, những bầy sâu bò lúc nhúc trong các jar của tôi, sẽ khiến chúng vừa sợ hãi, rúm ró, vừa phục lăn với trò mạo hiểm này. Bọn con gái đứa nào cũng sợ sâu. Nhưng, tôi thề, tôi sẽ không bao giờ hét toáng lên như thể vừa gặp ma khi thấy những bầy sâu bò lúc nhúc trong các jar. 

Mùa hè bắt đầu nảy lửa. Sâu cũng rộn rã đẻ trứng. Tôi cầm các jar đi đón bắt bọn sâu lớn, sâu bé. Mỗi con sâu nằm trong một cái lọ. Tùy loại. Và, sau đó, tôi mang về phòng, để lên kệ gỗ đã từng xếp ngập các loại sách. Những buổi sáng không rời khỏi nhà, tôi thường quan sát kĩ các jar thủy tinh. Bọn sâu không còn cây lá xanh tươi để gặm nhấm và hít thở, chúng bắt đầu chết dần từng con, từng con một. Tôi đem những jar có bọn sâu đã chết, ra phơi ngoài nắng, để xác chúng khô lại. Đám bạn ruồng bỏ tôi, lân la hỏi chuyện và đưa ra đề nghị đến nhà để ngắm bầy sâu mà tôi sưu tập được. Tất nhiên, tôi đồng ý, tôi chẳng hẹp hòi gì. Tôi sẽ cho chúng nó nhìn thấy cái chết lấp lánh ẩn hiện ngay chính nơi tôi sống, ngay chính nơi chúng đang từng bước đi qua cánh cửa phòng này, và kể cả trong đó, những jar thủy tinh lớn nhỏ. 

Một vài lần, tôi rời khỏi phòng mình. Tôi để ý, ngày nghỉ không phải đến công sở, cha tôi thường ngồi đọc báo ở phòng khách. Cha biết việc tôi ôm những jar với bầy sâu đã bị nhốt, thản nhiên đi ngang qua trước mặt ông ấy. Nhưng, cha lặng im. Cha bận bịu với những món hàng sưu tập quý báu khác do của mình. Vài chai rượu ngoại đắt tiền. Dăm ba thứ đồ chạm trổ từ các loại gỗ người ta mang biếu cha. Những vị khách đến nhà thường mở miệng khoa trương về món đồ nào đó để lấy lòng cha, rồi đợi cha rót rượu mời. Tôi chẳng hề thích thú cái cảnh ấy bao giờ. Nhưng, tôi yêu cha, bởi, ngoài việc chơi với vài món đồ đến từ rừng đó, cha vẫn là một người cha rất tốt. Cha lặng lẽ quan sát những gì tôi đang làm, và không hề có ý kiến gì với những bầy sâu đang bị nhốt trong jar của tôi. Lạ thật. Đó là điều khiến tôi tò mò về những gì cha đang nghĩ. Hoặc là cha đồng tình, hoặc là cha muốn tôi từ từ nhận ra việc chơi với các jar đựng sâu, việc giết chóc những con sâu bằng cách nhốt trong một bức tường thủy tinh kín, không khí trời để thở, không thức ăn để gặm nhấm.  

Bất giác, tôi nghĩ, có lẽ, cha hiểu nhiều về những bầy sâu hơn tôi chăng?

Có một lần, tôi mạnh dạn, mang cái jar đựng nhiều sâu nhất đặt trên chiếc kệ được làm bằng gỗ quý trong phòng khách của cha. Tôi thật liều lĩnh. Đó là một phép thử. Tôi muốn biết, cha sẽ phản ứng ra sao với cái chết của một con sâu trong bức tường thủy tinh ấy. Cha về, nhìn thấy sự khác lạ này. Cha nhíu mày, rồi lặng im bước ra ngoài sân vườn. Lần đầu tiên, tôi thấy cha lặng im đáng sợ như vậy.

Buổi trưa, những tia nắng mùa hè rớt xuống các lỗ thủng từ trong tán lá như bầy sâu đến mùa đẻ trứng. Cha đứng đó, ngay gần chiếc kệ gỗ mà tôi đã để một jar đựng con sâu to nhất. Cha không nói lời nào. Đám bạn tôi í ới ngoài ngõ, rồi chúng bắng nhắng ùa vào phòng tôi. Hôm nay, tôi cho phép chúng, những đứa tò mò nhất đến nhà tôi để xem bộ sưu tập sâu này. Chúng thích thú ngắm nghía sự chết trong các jar đựng sâu của tôi. Đứa chỉ trỏ, đứa sợ hãi, đứa thích thú, đứa thì thào khi nhìn thấy vài con sâu đã chết khô. Chúng hỏi nhộn nhạo không đầu không cuối: “Sao dám chơi với bầy sâu? bắt sâu như thế nào? Sao nhốt chúng vào những jar nhỉ? phải giết chết nó thật à? Những con sâu đầy lông đen rọm này nhìn kinh nhỉ?” 

Tôi cười gằn, không trả lời chúng, thầm nghĩ, “Ôi, một lũ sâu, chúng chỉ giỏi đẻ trứng vào những mùa hè, và trườn bò, xuyên thủng những bầu trời đầy nắng”. Rồi, bất ngờ tôi lên tiếng cộc lốc, “Tôi ghét sâu. Tôi ghét sự phá hoại không giới hạn. Tôi ghét phải nghĩ đến những thân cây, lá non tươi xanh bị chúng đục khoét làm bầu trời của tôi thủng từng mảng giữa mùa hè”. 

Vài đứa trong đám bạn của tôi, lắc đầu, thè lưỡi. Chẳng biết chúng nghĩ gì. Tôi hỉ hả, chỉ lên một jar để trên kệ sách cao. Trong vài jar đã có những con sâu co quắp, khô xác. Còn một jar đựng con sâu lì lợm nhất. Nó vẫn chưa chịu chết. Tôi đã lén lấy rượu nếp cái mẹ vừa làm cho cha ngâm mấy con hải sâm khách biếu tặng. Tôi đổ hết vào cái jar, ngập cả thân mình của sâu. Nó không chết. Nó say. Nó lừ đừ bò liểng xiểng trong jar. Khi mệt quá, nó rớt từ trên thành jar xuống đáy jar. Mãi mà nó vẫn không chịu chết. Có lẽ, nó là sâu chúa. Bọn bạn lừ lừ nhìn con sâu trong jar rồi cụp mắt xuống ngay lập tức. Bất giác, chúng rỉ tai nhau, tay đứa này kéo áo đứa kia, cuống cuồng kéo nhau ra khỏi phòng của tôi như kẻ bỏ chạy khỏi nỗi sợ hãi. Những nỗi sợ hãi của chúng thật là kì quái. Lúc thì đầy háo hức tò mò, lúc hèn nhát bỏ trốn trước những thứ đã từng kích thích sự tham lam chơi đùa của chúng. Tôi cười khẩy, rõ ràng, với tôi nỗi sợ hãi chỉ đến từ trí tưởng tượng hào phóng. 

Mùa hè nắng đổ lửa. Lại thêm một phần dẫn nhập thừa, rõ ràng mùa hè nào chẳng có lửa, nhất là ở xứ này. Chẳng có mùa hè nào thực sự mát mẻ. Tôi đã nhìn thấy những đám mây màu trắng và xanh buổi sáng. Chúng thật dễ dàng đánh lừa, mang lại cho tôi cảm giác trong lành. Nhưng, ngay lập tức, trong vài khoảnh khắc, nó có thể biến thành màu xám vào lúc giữa trưa. Những bầu trời màu xám. Chúng thường kèm theo hình thù khó chịu của những đám mây. Tôi đã bắt gặp bầu trời đó, khi leo lên sân thượng của nhà mình, chỉ để nhìn ngắm những đám mây vô nghĩa. Có khi chúng là những đôi cánh trắng, có khi chúng là những khuôn mặt của bọn quái vật màu xám tro người ta thường vẽ hoặc chiếu trong phim ảnh. Chúng nhảy nhót và hát ca bằng lời của đấng sáng tạo nào đó lạ hoắc, mà tôi chẳng thể nào hiểu nổi. 

Lại nói về các jar đựng sâu. Tôi quyết định rời bỏ đám bạn nhỏ bé đã rời bỏ khỏi căn phòng của tôi ngày đó. Tôi gia nhập vào một hội sưu tầm sâu ở trên mạng. Họ đều mê sâu, thích nhốt sâu vào những chiếc lọ. Tất cả các loại sâu. To, nhỏ, rằn ri, cục mịch, vằn vện, sắc màu gì cũng có tất. Họ chơi với tôi. Tôi chơi với họ. Họ chơi với những con sâu. Tôi cũng thế. 

Họ có nguyên tắc riêng. Tức là, không để bầy sâu bị chết đói. Họ trao đổi với nhau về các loại thức ăn của sâu. Tôi cho chúng gặm nhấm các loại lá cây, kể cả hoa màu. Vài lần, tôi cố tình làm ngơ. Có thể chúng sẽ sống tốt. Có thể chúng sẽ chết ngay. Và, tôi lại phải tiếp tục tìm kiếm thêm bọn sâu để nhốt vào đó. Tôi vẫn tiếp tục bắt sâu và nhốt vào những jar của mình. 

Bất giác tôi nghĩ về đấng tạo hóa và rủa thầm. “Ngài hãy cứ lặng im đi. Vườn địa đàng của ngài ắt hẳn cũng đầy những sâu.” 

Một buổi chiều màu xám bạc. Tôi vừa bước chân ra vườn, đang cố đào xới đám đất mùn còn ẩm ướt sau cơn mưa hôm qua, để tìm vài con trùn cho đám sâu bị nhốt trong jar. Cha tôi sau buổi lặng im hôm ấy, đã bắt đầu mở miệng và chỉ nói ngắn gọn một câu duy nhất, “Con nghĩ bọn sâu đó chết đi, sẽ không có những con sâu khác sinh ra ư?”. 

Tôi rời nhà, ra vườn. Lời cha trầm đọng, bất lực. 

Trong vườn, trên những tán cây, lá phẳng phiu nằm nghiêng chờ ánh sáng từ đâu đó chiếu xiên qua. Ánh sáng hiếm hoi và yếu ớt hẳn sau một bầu trời màu xám. Có vài chiếc lá còn sót lại những lỗ thủng của mùa sâu trước vẫn cố gắng gom ánh sáng để nó tràn qua và rơi xuống mặt đất, rơi xuống tóc, hoặc trên mi mắt của tôi. Chẳng để làm gì. Sự chờ đợi những mùa ánh sáng khiến nhiều kẻ như tôi mất hết kiên nhẫn. Bỗng dưng, cả cái xứ nơi tôi ở, chuyển sang nghề mới. Nghe đâu có một bọn lái buôn chuyên nghiệp đang trả giá cao cho những mùa sâu. Vậy là, họ bỏ việc, bỏ công sở, bỏ cả những nhà máy, ruộng đồng, để cầm vợt đi bắt sâu. Họ quyết bắt hết lũ sâu trên thân cây, trên lá, để chúng không còn cơ hội đục khoét lỗ tròn, lỗ dẹt nữa. Nhốt lũ sâu lại trong những jar bằng thủy tinh, để khiến họ yên tâm rằng, chúng không có quyền bắt họ phải chờ đợi và hy vọng. 

Một cơn giông chiều của mùa hè vừa rạch xé ngang trời. Những tiếng sấm nối đuôi nhau bắn nát buổi chiều yên ả. Tiếng sấm thay bọn ve sầu rền rỉ đang ca hát và đái xuống mặt những đứa mê ngồi ở gốc cây, trú nắng, hoặc chỉ để mộng mơ, làm thơ. Tôi nhìn xuống chân mình. Chỗ đất tôi vừa đào, chỉ lộ ra rãnh nước nhỏ. Một bông hoa màu trắng trồi lên và nở xòe chỉ trong vài giây ngay trước mắt tôi, rồi lịm dần, lịm dần đi héo úa. 

Trời bắt đầu tối dần. 

Màn đêm vây kín những nóc nhà. Tôi lững thững khóa cửa. Nhốt tất thảy mùa hè vào trong cái jar lớn nhất đầy những bầy sâu đã được đậy nút rất kĩ càng. Đêm nay, tôi yên chí rằng mình đang có một quyết định nho nhỏ. Tôi đã ra đến góc đường đó, nơi rất nhiều người ngồi cách nhau vài bước chân với tư thế gục đầu xuống gối và đu đưa cả thân người theo từng nhịp sống hư ảo. Một người đàn ông cỡ tuổi cha tôi, không mặc áo, chỉ độc mỗi chiếc quần đùi thun cũ kĩ vừa ngẩng đầu lên. Anh ta lấy hai bàn tay bưng mặt, đẩy hết phần da trên gò má thành những nếp nhăn rồi lẩm bẩm: “ai bắt hết sâu của tôi rồi”. Dưới chỗ anh ta ngồi, có những con sâu đang ngọ nguậy. Vài con nằm trong cái jar bằng nhôm. Anh nhóm lửa. Cái lò rất nhỏ như trò chơi của đứa con nít vẫn có thể dùng để đun nấu. Cái jar bằng nhôm sôi sùng sục. Bầy sâu vặn mình, bắn nước tung tóe. Anh ta cười hềnh hệch. Những cơn giông mùa hè tiếp tục rạch và xé trên đầu những ngọn cây, như ánh điện chớp nhoáng. 

Cả thành phố, bừng tỉnh giấc khi nghe những thanh âm lạ dội về, đặc kín trong tai. Họ ùa ra đường. Nhìn lên những tán cây đã hóa thành hình thù kì dị. Dưới ánh sáng của ngọn đèn đường, người ta có thể thấy những bầy sâu đủ loại, trườn bò, bu bám khắp nơi. Chúng ở trên cây, chúng leo lên những mái nhà, chúng sà vào từng bức tường vôi. Vài kẻ hú hét, như gặp sự chết. Người đàn ông ở trần vẫn ngồi lặng im, đu đưa đầu gối và đếm những con sâu dưới đất. 

Những bầu trời mùa hè có màu xám không thể nào thoát khỏi lũ sâu, dù cho một số kẻ kì lạ đã cố tình chơi trò bắt nhốt chúng trong vài ba chiếc lọ thủy tinh có đậy nút. Căn nhà nhỏ của tôi nằm lặng im phía sau tháp chuông nhà thờ. Tôi có thể nhìn thấy những bầy sâu đang giãy dụa trong lửa. Chẳng có gì cả ngoài sự trao ban đầy ân huệ của thượng đế vào lúc này nữa. Cuộc sinh tồn – hủy diệt đang đến. Bên ngoài những cánh cửa, gió bão luôn chờ chực để nuốt trọn sự sống mong manh.

Nắng lại tiếp tục lấp lánh và chơi trò xuyên chiếu qua từng khe cửa mỗi buổi sáng. Nắng không bao giờ thôi làm phiền ý nghĩ của tôi, khi thức dậy từ căn phòng nhỏ khép hờ, để lọt ánh sáng. Tôi nghĩ về giấc mơ tối qua. Thật kì lạ. Hóa ra, đó chỉ là một giấc mơ dài của tôi. Những bầy sâu, chúng vẫn đang đeo bám ở khắp mọi nơi. Trên các loại cây có hoa màu đỏ, vàng dọc phố. Trong những cây bụi nhỏ, kể cả vườn rau thưa thớt của mẹ. 

Cha tôi vẫn lặng lẽ nơi bàn tiếp khách với tờ nhật báo cuối tuần, trong ngày nghỉ. Mẹ hí hoáy ngoài bếp với khói và mùi thức ăn. Tôi rời khỏi giường bằng những bước chân chao đảo, bởi cơn đau đầu tối qua như một trận mây mù ù đặc chiếm giữ lấy trí não. Mọi thứ đều trở nên kẹt bí đối với tôi ở ngay thời điểm này. Tôi ôm đầu, ngồi bệt xuống nền nhà lạnh ngắt, nghĩ về những bầy sâu, thấp thỏm tự hỏi, “liệu chúng có thực đang sống và chết trong giấc mơ của tôi”. Rồi, tôi mường tượng, hẳn chúng vẫn đang tiếp tục đẻ trứng vào các mùa hè. Những bức tường vẫn được dựng lên. Tôi vẫn thường xuyên nằm mơ khi bóng tối vây phủ những nóc nhà bé nhỏ trong thế giới trống vắng này. Những bầy sâu, vẫn đẻ trứng vào mùa hè, hoặc vẫn tồn tại đâu đó ở bên ngoài cánh cửa phòng tôi, và hẳn nhiên chúng chưa bao giờ bị nhốt trong các jar thủy tinh được đậy nắp kín mít như tôi đã thấy trong giấc mơ của mình.

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

the living word

A poem in Vietnamese by Thái Hạo
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm


THE LIVING WORD

I reside to rewrite my moments

note the scratchy gnarly letters on paper

torn and shredded

words shrieking across an A4 wasteland

a transformation of a feral life ceased

words twisted held up up eyeless spectres

words bent over loaded with a blacken eclipsed sun

words draped in glaring white silk

across the corpse of a century

words fallen down the lengths of insidious nefarious daggers

words dying clamped in a vice

death row

eyes wide open

`

Tyrants in the dress code of monks

cloak in white 

cloak in collars

croaking

`

words rising like a flame licking brittle blades of cogon grass

words unsheathe firm and erect

formidable

words in floods and deluge whisked away the garbage

words in tidal waves 

at the end of Noah’s world

`

Words like the rows of brilliant golden jacarandas on your way to school child

so mother may be delighted upon the first light

so you may be hand in hand with your first love

fresh green new words to whisk away your nightmares

words forever in royal purple on your to the temple 

how it was long ago

as brown and kind as mustard seed in green illuminating

the end of those poisonous weed

`

Gone will be the nefarious blooms

as the ferryman on a wave carries away the Moon…

`

(May 2020)

_____

ĐỜI CHỮ

`

Tôi ngồi ghi lại đời tôi Ghi lại thời tôi

những chữ cào giấy

rách nát

những chữ gào thét trên sa mạc A4

một biến dạng của đời rừng đã chết

chữ vặn mình cõng những bóng ma mù lòa

chữ còng thân gánh những mặt trời nhật thực đen ngòm

chữ phủ lụa là trắng toát

trên tử thi thế kỉ

chữ đổ gục trên lưỡi quỷ vi trùng

chữ hấp hối trong gọng kìm

giãy chết

mắt chữ đứng tròng 

`

Bạo chúa khoác áo thầy tu

khoác áo cổ cồn

khoác áo trắng

khoác lác

`

Chữ vùng dậy như lưỡi lửa liếm vào cỏ tranh săng

chữ tuốt gươm dựng đứng

trừng trừng

chữ cuồng nộ mưa lũ cuốn phăng rác rưởi

chữ hồng thủy tận thế

Noah

`

Đường chữ rải vàng hoa điệp cho em đến trường

cho mẹ ngắm nắng mai

cho người yêu trinh bạch đan tay ấm

chữ xanh vỗ về lòng người ác mộng

chữ tím hun hút lối về chùa xưa

chữ nâu dịu dàng hạt cải ứa xanh

không còn cỏ độc 

`

Không còn hoa ác

người chèo thuyền trên sóng chở trăng đi…

(May 2020)

_____

(Source: Thái Hạo’s social media page)

Thái Hạo, the poet and journalist is currently living in Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

The doorway in my ear

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Trần Băng Khuê


THE DOORWAY IN MY EAR

1.

“When will the case be ready for trial?”.

Mumbling, I wriggled my left ear. No one heard me. Since, there was no reply. I wriggled my left ear again. Sometimes it’s blocked, buzzing oddly. Sometimes it sounded as if someone was laughing. (H. Ha. Ha ha ha). Or it sounded as though some creature with a crisp dry voice was singing. Over and over again. Monotonous and annoying. 

The sun flashes over my face. Its shadow threw me up in the air and left me there hanging. Rather cruelly. For the last couple of months, it feels as though I’ve fallen into a suspended state between the reality in my right ear and the delusions in my left ear. I wanted to repeat the first question the moment I had returned from a city with a mist-covered bridge connecting at both ends, places of grievance. Each time I opened my mouth, there were these uncomfortable odd sounds in my left ear. 

With my stubborn nature, without fail, I could not/would not let go of anything until I’d found the answer to any of my questions, and the questions came, one after the other. “How could a name induce such fear in people?”, for instance.

Silence.

For the last few days, this strain of thought has plagued me. If only I knew how to stop the questions. Since no one could answer these questions for me. All around me, people were not happy, stupefied by their tiny world. They were unaware of the fact that they were prisoners in their small world. 

“Maybe there’s a doorway in my ear?”. I recited it again to myself. There was a buzzing static sound of a song playing on a giant screen, trying to force its way into my ear. The sound was choking. Sometimes it’s the kind of music I want to listen to so I could simply disappear. “The way up the lonely mountain”, I tapped on the keyboard slowly. I found myself mellowing, lost in the guy’s deep soothing voice on the screen. The doorway, in my ear, slowly and deliberately shuts. Shutting out all the noise of the world on the outside, all I could hear was a buzzing sound in my head. They were making fun of me, picking on me, messing up my strains of thoughts. “Not a ghost.” It’s the letter K. They like to laugh out loud ha ha ha. Grinning. Their faces were hidden, laughing. A gummy mouth that could devour a pathetic, sorry forest. The world will not dare utter a chilling keen word like the letter K, mostly silent. The sun will continue to shine, even when it’s alone, someone did say. 

I should persist with this monologue, a description of the existence of K. A name which begins with a character drawn first with one vertical stroke and two slanted lines running in opposite directions yet still manage to hold on to each other. Exactly like the tragic tale of Romeo and Juliet. That particular character in the alphabet haunts me. They’re present everywhere in dark corners, pits, and caverns. They’re in the air. They fall to the ground. They rise from the bottom of the deep dark ocean. They hang from atop the silvery waves giggling, laughing, and crying. They dangled from the bottom half of the crescent moon. They casually turn back time to then crawl into the eyes hidden beneath the thick eyebrows of a bearded woman, her body scattered with scars born nineteen 07. I’ve witnessed them persistently turning back time, going back further and further, to appear on the gaunt faces of men born a hundred years ago. 

I have no idea why, why anyone would be afraid of a name, an innocent character of the alphabet. I’ve chosen it for a game most people dare not start. (or perhaps, they don’t have the capacity to endure it, or they’re afraid, the way I was afraid and fearful of it). It is a gift. Even though I continued to question the existence of the creator, “who is this freak anyway?” Or the existence of a doorway in my left ear.  

Day after day, fleeting was the sun in my ears. Time quietly passed by. Time laughing at my delusions. But persistently, I played with the letter K. A character emulating a picture of humanity. I was overwhelmed by sadness. A sadness I could not evade. I tucked myself away in a world full of painful memories. Was it her? My first love. The mention of her on my lips felt like an illusion I had burned to ashes after that night. (I should never talk about that night again?). The truth is I could not recall a single memory of that night. My deteriorating memory had betrayed me, the way I had betrayed her with unjustifiable reasons. 

Today is no different from any other day. I’m at a cafe near the green and red light intersection opposite the mist-covered bridge for the mere purpose of kick-starting my brain, to wake me up from the drowsiness of dawn. Yet, I’m unable to escape the eyes of those who enjoy laughing at me. They are in my face, wondering whether the seeing part of my eyes lies merely on the surface or the back of my head? Or whether my eyes are whole with the usual cornea and iris? I have an odd talent, in view of such critical assessments, I’m able to look straight into their eyes and deceive them with anything other than what I could truly see, my irises are tucked away, and the only thing they are able to see is the cold fluffy cloudy white part of my eyes. I’ve seen a few stops in their tracks, nauseated by fear. People can be rather nauseating, man, yes you, sucking on the pipe, but your name is the letter S. And as it turned out, you alone have not such a character, the character which has haunted me even in my dreams.

2.

On days it’s so cold, and you’re chilled to the bone, I feel the need to stay at the cafe even longer than normal. People in general could never bear such plain stubbornness, and most would leave before me. My advantage is that, I have plenty of time on my hands. I’m not in a rush to leave any place. Neither do I have the desire to run back and forth around town. Working at a desk, and shuffling around paperwork would be even worse. It’s impossible to recount all the boring jobs in the world. I let people pay for my time. I would sit with them somewhere, anywhere. Since all they need is someone to listen to them. When their time is up, they will pay me. If they want me to continue to listen to them, the price would increase by the hour after the appointed slot. Sounds like nothing, but if I was to put it in simpler terms, my humble earnings parallel the earnings of a government official. And I don’t have to turn up at the office the way they have to eight hours a day. All I have to do is sit and listen, and be attentive to what they are talking about. In this world, people are always lonely.

More on the topic of being afraid of a name. Clearly, I’m talking about the guy with the name starting with that particular character. I don’t understand why anyone should be afraid of a name, like for instance “someone everyone knows”. Dare I say, I’ve never stood amongst the grey clouds or dark shadows. I prefer the warmth of the sun. I prefer the fragrant pristine fresh light of leaves and foliage. Hence, to me, a name with such an interesting character should emulate goodwill and positivity. And, I truly hope that, each time someone sits down next to me, they will find that their way ahead shall with ease spread out to no end, and of course, it shall be full of flowers and wildlife, bird songs, and fluttering butterflies. Lately, I must admit, my forgetfulness has been invaluable when it comes to my current job. I could be listening to what they had to say today, (or that I had the need to listen to something). Retaining a few facts beyond my existence isn’t so important. Hence, I welcome their troubles, to then allow their troubles to freely fall away through me as though it had never existed. Hence then, I’m able to continue working as a listener, taciturn, and harmless to everyone.

The doorway in my ear is a good thing. I’ve come to terms with the existence of this doorway, as the days passed by, the noise from it grew louder, and my left was no longer so sensitive to all the different sounds, in fact, it refused to listen to what my client had to say instead. Unarguably for the best. Otherwise, I’m a ticking bomb ready to explode at any given moment, a human trigger, a danger to all around me. Thoughtlessly, that day, the day I had an appointment with a stranger, he ripped off a page of the calendar on the wall, and it happened to be a Friday, at that very same moment, I felt a pair of eyes on me from the shadow the whole time. Like the eyes of an Asian barred owlet. “Those who like to watch me, people who have nothing else to do”, I thought. They could never do what I do, a unique job that requires a unique set of skills, hence their spiteful envy. Spiteful envy is the source of all kinds of sins.

Today was a depressing day. The city was cold beneath a blanket of familiar grey mist. And it was obvious how I’m boxed in by my surroundings. I arrived at the cafe as predicted. The undefined grey light across the horizon brought me little peace. I ordered a serving of coffee. In this world, coffee is an indispensable beverage. The owner didn’t care about greeting his customers, he put all his attention and energy into dispensing his coffees, before carefully placing on my table, one shot of espresso, one small glass of fresh milk, and a glass of water. His eyes always down, always on his serving tray, he mumbled, “where’s the guy who likes to rip pages off the calendar on the wall?”. (The cafe owner was not at all curious as to why his customer likes to rip pages off the calendar on the wall in his shop). There’s no need to get into the business of strangers. The guy who likes to rip off the calendar sits with me, but he has no intention of hiring me to listen to him.

He then asked about the doorway in my ear. I was suddenly taken aback, “weird, how could he possibly know about that doorway?”. I returned his question with a curious look. He looked past me then as though he wanted to ask, “so, have you shut this door yet?”. I remained silent. He continued, “I want to book you to listen to me today, but first you have to close that door”. Rather an inconvenience for me, since at the moment, all I want to do is flung all the doors wide open, including this intangible door (in one form or another) inside my ear. “Look boss, at the moment I can’t close that door, I need to know what’s happening in the world, otherwise I might just disappear, my world, my loneliness is distended and swollen like a ball flying high in the air, at the moment in mid-flight.”

The owner of the cafe said nothing, quietly he walked over to the wall with the calendar scattered with images of still life. He had definitely worked out why his customer likes to rip off the pages of the calendar on the wall. He had not turned up today. So the owner volunteered to do it instead. His eyes were brooding somewhat. I made up my mind for the moment to definitely not listen to whatever he had to say. 

3. 

I had an appointment. A rather rushed appointment. A returning client. A lanky sensitive guy. Tall and thin, deep set eyes, framed by dark shadows, (probably from many sleepless nights). Habitually, I would assess people the first time I meet anyone. I like to capture the basic features of their face, general charisma. The first feature I’ve always gravitated towards was their ears. Perhaps because I’m a fairly curious person. The truth is, I am curious like people who are curious about things that may involve them. But, I’m mostly curious about people’s ears. Because the doorway is my priority. I tend to wonder if it has a doorway there like mine or not?

I had an appointment with a poet. He was finally ready to tell his story. He arrived in a commotion. Before he sat down next to me, his first order of activity was to walk over to the wall, through the scattered tables and chairs and whatever patron sitting in the cafe, and with purpose, rip off a page of the calendar on the wall. On it was a new painting of still life. I quickly took a snapshot of the emotions on his face, deep hollowed eyes. His hair was like the clouds outside. A generalised picture of a poet perhaps, with a head full of thick unkempt wavy hair. He was oblivious to my assessment of him, and that I was ready and waiting for his stories. (With the one condition, I must have a doorway in my ear). Oddly, we all want someone to listen, but demand it has to be in confidence. What pertains to the secrecy of a poet’s word? Beyond a sky full of poetry. What I do know for sure is that, the poet is someone who loves poetry, he enjoys the fun side of poetry. Then what was there left to hide in poetry? Yet, here we are, he has an appointment with me, paid with the meagre royalty fee of a poem, so I could listen to him talk. He spoke of his vegetable garden with creeping vines of butterfly pea with blooming purple flowers (though the vegetable garden was destroyed by a recent storm). He spoke about the roses he had recently planted in the garden at the front of his house, the roses thriving, blooming in the periodic visits by the sun. Yes, that was pretty much the gist of it and he had paid me to listen to it. What he had told me that day was like poetry, hence, I didn’t want to shut the doorway in my ear. Enthusiastically I soaked up every fresh detail, every ounce of his lust for life. The poet with the deep set eyes, who likes to rip off pages of the wall calendar each day at the cafe about the same age as the owner of the cafe, was called Ocean.

4.

I rarely meet up with a client more than once. Each person has but one story. The newspaperman was a tad more favourable to me, he was by nature more subdued. Not because I enjoy listening to how he describes the streets where he likes to jog. But, more than how he would ease into his session in a warm steady voice, I was able to vividly discern how my world has slowly opened up. It was as though I was allowed to leave the tight and cramped space inside my mother’s sac, I was free to venture out on a brand new adventure. I could imagine a place where I would have no need for a doorway in my ear, where I have to securely lock up. Or for instance, how I was suddenly an innocent child again. A child without a single stain on his white shirt. A happy child in the middle of a meadow, amongst the colours of spring, amongst flowers and fresh green leaves. Plus, there was another reason why I liked his steady warm voice. I had mentioned this to someone once, I had this recurring dream of the only man in the household reading a fairy tale to me before kissing me on the forehead and wishing me sweet dreams, before I fell asleep. This was why I liked him so much, why I had allowed him to see me more than the others, not just once, so he could tell me about his runs up the lonely mountain.

If only I had just listened and not looked up, if only I had not looked into his eyes. On his face were these misplaced haunting eyes. A pair of eyes that were different from the eyes of the poet, this pair of eyes were brilliant, bright like sunlight. When he opens his mouth. The door in my ear would be flung open, ready to welcome the breeze, the gale. “Where is this lonely mountain?”. I thought, curious. And of course, he was unaware of how much I wanted to know about the way up “the lonely mountain”. My imagination and dreams of fairy tale places have always been my salvation in any given moment, time and space. That is, the time I’ve reserved for his appointments was never monetary. My soul has its own universe, ready to be discovered. But, I like to return to what was at hand, with living, with my main purpose. My job was to “listen”.

A couple of times I’ve met up with other people, for instance, a young man who was a translator. I spoke mainly about buying clothing and shoes. Oddly enough. I had to immediately shut the door in my left ear. Honestly though, as soon as there was a hint of his voice, the doorway was in no time tightly shut, before I was aware of it being shut. 

I had another client, he was a teacher. Another mixed up person, he’s married, but they seem to be rather separated? He likes to talk about things his wife couldn’t be bothered about. And of course, I was apt for the job as his listener, his stories will be safe with me. I had assumed, before our appointment, a teacher might cheer me up with talks of school antics. But instead, my left ear, during my appointment with the teacher was strangely enough, completely unblocked. The familiar doorway had disappeared completely. So, I was fairly sure I will get to hear about his schemes on how to make extra cash after hours. The reveries of my school days disappeared in a puff of smoke, and I was left with nothing but an overwhelming feeling of disappointment.

5.

K. That guy, the writer, sat there scanning each letter, taking apart each and every ideal, philosophical thought, and or refined skill expertly, but never had enough money to make rent. He booked me today, with his meagre royalty fee. One hour. But he has been talking for more than an hour. The money he has left will not be enough to pay for the next hour. Yet enthusiastically, he continued to share his ideas for the next piece, something like a poisonous wind or a case that will not go to trial or will never get a day in court. If only he knew, I had a doorway in my ear, will it be different? I waved my hand, “your time is up, if you want me to listen, you have to pay”. Upset, he shuts up, and pulls out a crumbled silver note from his pants pocket, places it on the table before pushing it towards me, mumbling, “I want to talk about love, about kindness”. My lips moved, took the money, stood up and left the cafe.

Just like that, like tonight, after a week of living in someone else’s world, I’m the guy who is now trying to find the doorway in my ear, (a door I’ve never seen). I wanted to open it up, remove it, completely and finally. I took the bag full of the cash I had earned from trying to listen to people last week. I went looking for him, K, the writer, the guy who talked more than he should. Then, I threw the bag of money at him before saying: “I want you mate, to sit down, keep your mouth shut, and listen to me. There’s enough money here for a few months’ rent.”

“Well, do you want it or not, are you a listener or not?”.

The writer patted the bag of cash eagerly, not meeting my gaze. I opened my mouth and told him my story. What was it? How did it start? I’ll tell him about the middle aged man, who lived next door. What I saw. What had haunted my childhood. On one bright moonlit night. Yes, it was definitely a brilliant moonlit night. The middle aged man had ordered a pitiful woman and all the children in what one might call a home full of dreams to lay down in a muddy trench outside one rainy windy night, to satisfy his sudden blood thirst. I wanted to tell K how much I had wanted a gun in my hands at that moment. (Dare I place a wager with K, if I was the oldest kid there, I would have also wanted a gun in my hand).

“I was a bit over ten then, and the oldest kid was around my age.” By this point, I shut up completely. Telling your story is never easy, harder for a stranger like K. I realised, but I had already paid him, so I continued. K, today mate, you will be the listener. You don’t have a door in your ear. You have to learn to be a good listener. I will be your first client. You must remember this very day and I mean this job. You’ll never know, you might be able to make a living out of it. And you’ll never know, you might never have to depend on your writing for money again. You can stop writing. “That guy, the poet”, I paused, visualising the vague form of a guy pushing a barrow full of dirt. I continued, the poet, he’s not just talking about turning over the soil to plant flowers. He told me about his life, and the lives of those who enjoy writing poetry like him. But look, you don’t have to put up with the details, there’s no point. All you need to know is that he had once dreamed of becoming a calendar on a wall, instead of having to rip off a page of the calendar on the cafe wall which belonged to the guy named Ocean. He counts time, or was he counting the lines edged on his sad tragic face? If only he had never bothered with poetry. If only his parents had banned him from a young age from reading poetry the way my mate had told his daughter without much thought not to read poetry in front of him. Then again mate, his father was also a poet. What is poetry anyway? Is poetry like a forest full of scented flowers and sweet fruit, bird songs and fluttering butterflies or just an aching forever hidden in your deep sound eyes.

There’s more, want me to tell you about the newspaper guy? Ahumn, nothing much, nothing that’s worth mentioning. I reckon, there was a time I was obsessed with the paths full of flowers and ripe fruit, the paths he used to run up the lonely mountain. Correct, I have been taken by an imaginary world. Now if it weren’t for these dreams, how was anyone able to survive this world? Every time, my appointment with the newspaper guy, would always leave a knot in my stomach. I would worry about the existence of the doorway in my left ear. I’m filled with delusions of the paths the newspaper guy listlessly uses day in and day out every afternoon.

When I’m busy, I have tried to lock up the doorway in my ear. But his voice always manages to infiltrate the locked door, and I’m forced to fully discern the dreamy aspect of all these lovely running paths. More than once, I thought of punching him in the face, so he can shut up. But I couldn’t do it. Violence is the resolution of extreme anger. Hence, I had to let it go. I thought about the gun the year I was a bit over ten, now it felt more like something I had made up, a trauma that would unexpectedly surface. Moonlit nights were commonly reserved for wolves in the highlands. Sometimes, all I want to do is take his money and then completely seal up the doorway in my left ear, so I can stop dreaming about his lonely mountain. And to tell you the truth, I know he has lots of money. I can’t work out how he’s so comfortable. While all he talked about were the runs up a foggy mountain, a lonely mountain.

“What about that translator with the thick glasses and a head full of hair?”. K cut in suddenly, right in the middle of my tirade. 

“Ah, so you’re that guy, puffing away like a chimney in the corner, watching all my appointments?” I snapped. 

K didn’t reply. And it was possible I had forgotten his icy cool face in the dark corner. A kind of face you only have to see once and be traumatised by it, exactly like the face of the drunk man I had hidden from in a dark corner of the house, corner of a room, corner of a wall. I had to fight to overcome such fear, so I could escape my own darkness. Even though years after such thoughts were stripped away, the desire of wanting a gun. But as I grew up, I learned that violence only gives birth to violence.

K quickly cut in, in the middle of trying to listen to me, “then why are you here, why are you telling me why you had wanted a gun?”. I didn’t know how to answer that. I was silent before I changed the topic, “The translator, let me see if I can remember rightly, honestly, all he spoke about was buying stuff every day. I’ll never be able to understand why such a respectable translator would have nothing else to talk about but buying shoes and clothes. Don’t you find that weird? I’ve never heard him mention anything to do with translating. I’ve never heard him boast about any particular draft he was working on like other translators.

“Look, forget it, I don’t care about how the translator spends his money. I’m more curious about the teacher, he seems pretty well off”. K, the writer interjected. No, the teacher was not well off, not as far as I remembered it. He’s alright, nothing about him strikes me as impressive. A simple person. It’s true. Why are you so interested in him anyway? All I can remember is how much he was obsessed with how to make more money. Then again, he didn’t skim on paying for an hour of my time, all I did was sit there with him, sipping coffee, then we would go our separate ways after that. And of course, he would insist on paying for my coffee. I was never curious about how much he made. How much would a teacher make? I thought.

“Then, what is it you want to tell me, for the money you gave me?” K snapped. What’s the matter with this K guy, I deliberately told him about the doorway in my left ear, I had deliberately told him about how much I had wanted a gun? Is he dim witted or just pretending to be stupid? His looming Asian barred owlet eyes in the shadow, I’ve seen before, as bright and brilliant as flood lights. They angered me suddenly. It had been more than an hour. I didn’t want to share anything else with him. I couldn’t figure out how a writer could be so ignorant. If you were a bit quicker witted, you’ll be able to pick up so many new ideas for your next story, you might be able to earn more royalty for pieces published in the Sunday paper. Before you can be a writer, you must learn to be a good listener.

Then I remembered what had slipped my mind. The poet sent me a photo of a painting he had just finished, (before he was a poet, he was an artist), the painting was of a man sitting in front of an easel, his left hand holding a revolver with the barrel pointing at his temple right by his left ear. On the floor was a door. I lifted my left arm and touched my left ear without much thought. I’m not sure if the doorway in my ear was still there? K, the writer stared at my left ear. He walked over to his work desk in the corner, he pulled open a drawer. What was he looking for? I was curious, but instead I got to my feet and left via the front door. A loud noise exploded in the tiny room. It was the last sound I heard clearly in both of my ears.

“I wanted to tell her, my first love, about the door in my left ear. I need to tell her the reason I had left and why I had betrayed her. And of course, I still wanted to tell her about the paths up the lonely mountain, how they were full of the colours of a fairy tale”.

The young man in front of the room the writer K was renting felt nothing as he closed his eyes. A bright red door fell out of his left ear. There was little more the investigators were able to learn about the cafe owner named Ocean. The listener’s case finally had a hearing.

 

Truyện ngắn

CÁNH CỬA TRONG LỖ TAI

1. 

“Vụ án bao giờ mới được xét xử?”. 

Tôi lắc tai bên trái, lẩm bẩm. Chẳng có ai nghe tôi nói. Bởi thế, không ai trả lời. Tôi lại tiếp tục lắc tai bên trái. Thỉnh thoảng nó ù đặc tắc nghẽn, và lao xao một thứ âm ngữ kì quái. Có khi là tiếng cười. (K. Ka. Ka ka ka). Có khi chỉ là tiếng con gì trong đêm tối hát ca ráo hoảnh. Lặp đi lặp lại. Buồn chán. 

Trời sượt qua mặt tôi. Bóng của mặt trời ném tôi lên không trung rồi buông tay hờ hững. Rõ là ác. Mấy tháng nay, tôi hệt như đang bị rơi vào một trạng thái lơ lửng giữa thế giới thực bên lỗ tai phải và một thế giới ảo bên lỗ tai trái. Tôi rất muốn lặp lại câu hỏi đầu tiên từ khi tôi trở về thành phố có chiếc cầu mù sương cô đơn nối hai bờ than thở. Mỗi lần tôi định mở miệng, lỗ tai trái của tôi bắt đầu khiến tôi khó chịu bởi những âm thanh lạ ấy. 

Đương nhiên, với cá tính ngang bướng và cố chấp, tôi không thể/ không muốn buông bỏ việc tìm kiếm câu trả lời cho mình, hết câu này đến câu khác. “Có điều gì khiến thế giới sợ một cái tên?”, chẳng hạn thế.

Im lặng.

Đã mấy ngày, tôi bị cái ý nghĩ này làm phiền lòng. Giá mà tôi biết cách ngừng đặt những câu hỏi. Bởi vì chẳng ai trả lời được cho tôi. Nhìn quanh, tôi thấy có vài khuôn mặt người nhăn nhó, chăm chú vào khoảng không gian bé nhỏ. Chẳng ai nhận ra mình đang bị giam cầm một cách vô hình.

“Có một cánh cửa bên trong lỗ tai tôi thì phải?”. Tôi lại nói. Một mình. Bản nhạc rì rào phát ra từ cái màn hình lớn đang cố nhét vào tai tôi. Chúng làm tôi phát nghẹn. Thỉnh thoảng tôi mong muốn những bản nhạc như thế nên biến mất. “Đường lên đỉnh núi cô đơn”, tôi gõ bàn phím một cách chậm chạp. Giọng trầm của gã đàn ông trong bản nhạc khiến tôi trở nên bị động và lạc lối. Cánh cửa đó, trong lỗ tai tôi đang cố tình đóng lại từ từ. Tôi chẳng nghe thấy bất cứ âm thanh nào khác ở thế giới này, ngoài những tiếng vo ve trong não. Chúng gây phiền nhiễu cho tôi, chúng khiến tôi bị xáo trộn tư duy, mạch suy nghĩ. “Không phải là một con ma.” Chữ K đấy. Chúng thích cười ha ha ha. Nhăn răng mà cười. Cười giấu mặt. Hàm răng ấy bạnh ra hệt như muốn ăn hết cả một cánh rừng bị lỗi. Thế giới vẫn không dám nhắc đến chữ K sắc lạnh và khá lặng lẽ. Mặt trời sẽ luôn luôn tỏa sáng kể cả khi chỉ có một mình, hình như ai đó nói vậy.

Tôi nên tiếp tục chơi trò độc thoại, mô tả sự tồn tại của K. Một cái tên bắt đầu bằng ký tự bởi một gạch dọc hai gạch chéo ngược nhau mà vẫn bám dính lấy nhau. Hệt như tình yêu vĩnh cửu và chết chóc của chàng Romeo và nàng Juliet. Tôi nghĩ khá nhiều đến cái ký tự ấy. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi tận cùng hang hốc. Chúng ở trên trời. Chúng rơi xuống mặt đất. Chúng nhoài ra đại dương sâu thẳm. Chúng bám trên những con sóng bạc khóc cười. Chúng lơ lửng trên vầng trăng nửa vành. Chúng bình thản ngược dòng thời gian chui vào đôi mắt nấp dưới hai hàng lông mày rậm kỳ quái của người đàn bà có râu, thân mang đầy thương tích sinh năm một chín không bảy. Thậm chí tôi còn thấy chúng tiếp tục ngược dòng thêm lần nữa, xa hơn xa hơn, để nằm lại trên khuôn mặt gầy gò của người đàn ông cách tuổi của tôi phải chừng một trăm năm. 

Tôi chẳng hiểu tại sao, người ta lại sợ một cái tên, một ký tự vô hại. Tôi chọn nó để bắt đầu cuộc chơi mà đa phần kẻ khác không bao giờ dám bứt phá để bước chân vào. (hoặc giả, họ không đủ khả năng, hoặc là họ sợ hãi, như tôi đã từng sợ hãi và căm ghét). Công việc này hệt như một món quà. Dù rằng tôi vẫn thường tự vấn về việc tồn tại của thượng đế, “hắn là cái lão quái gàn dở nào thế?” Hoặc sự tồn tại của một cánh cửa bên trong lỗ tai trái của tôi. 

Mặt trời vẫn sượt qua tai tôi hàng ngày. Thời gian dịch chuyển một cách thầm lặng. Thời gian cười cợt chế giễu sự huyễn hoặc của tôi. Nhưng tôi thì vẫn chật vật chơi đùa với chữ K. Một ký tự khắc họa đủ đầy chân dung nhân loại. Tôi cảm thấy buồn. Tôi lẩn tránh. Tôi giấu mình trong một thế giới tràn đầy những hồi ức đau thương. Có phải là nàng không? Người tình đầu tiên của tôi. Tôi nhắc nhở đến nàng như một ảo ảnh mà tôi đã châm lửa đốt sạch sau cái đêm hôm ấy. (tôi không nên nhắc đến cái đêm hôm ấy nữa nhỉ?). Thật lòng tôi chẳng thể lưu giữ nổi một chút hình ảnh nào của cái đêm hôm ấy nữa. Trí nhớ suy tàn đã phản bội tôi, như tôi đã từng phản bội nàng vì một lý do lãng xẹt. 

Hôm nay cũng như mọi ngày khác, tôi đến quán cà phê gần ngã tư đèn xanh đèn đỏ đối diện với cây cầu sương mù, chỉ vì một lý do duy nhất là tôi cần một thứ kích thích cho não tôi làm việc và bớt cơn buồn ngủ buổi sáng. Ấy thế mà, tôi vẫn không thể nào thoát nổi ánh mắt săm soi của những con người thích cười. Họ soi vào ánh mắt tôi, họ muốn biết trong mắt tôi lòng đen nằm ở phía bên nào chăng? Hay là, mắt tôi có đủ lòng đen lòng trắng không? Tôi có biệt tài khá lạ, bất cứ khi nào tôi thấy ghét ánh mắt soi mói của một vài kẻ khác, tôi sẽ nhìn trực diện vào mắt họ và bắt đầu thực hiện kỹ xảo giấu biệt lòng đen trong mắt mình, chỉ còn lòng trắng bồng bềnh như mây lạnh. Vài lần tôi thấy thần thái của họ tan biến đột ngột, thay vào đó là một vẻ mặt sợ hãi đến độ phát buồn nôn. Con người thường xuyên đáng buồn nôn như vậy đấy anh chàng ngậm tẩu, mà tên anh là một chữ S. Và hình như cũng chỉ có anh không mang thứ ký tự đó, ký tự ám ảnh tôi trong cả những giấc mơ.

2. 

Vào những ngày mùa đông lạnh buốt thịt da xương tuỷ, tôi lại càng muốn ngồi lâu hơn ở quán cà phê. Một vài kẻ không chịu nổi kiểu trơ lỳ như tôi nên rời đi trước. Tôi thì khá rảnh rỗi. Tôi chẳng cần phải gấp gáp di dời khỏi nơi này. Tôi cũng chẳng muốn chạy qua chạy lại trên phố. Làm việc ở những văn phòng bàn giấy tôi càng cảm thấy buồn chán hơn. Câu chuyện buồn chán của thế giới hẳn là không thể nào đếm xuể. Tôi cho người ta thuê thời gian của tôi. Tôi chỉ ngồi cùng họ ở đâu đó. Vì họ cần ai đó để lắng nghe. Tôi chỉ việc im lặng. Tôi không đưa ra lời khuyên, tôi không được phép lên giọng phán xét. Bộ phận hoạt động nhiều nhất trên cơ thể tôi lúc này là đôi tai, ánh mắt, và thỉnh thoảng gật đầu ra vẻ đồng tình với câu chuyện của họ. Hết thời gian, họ sẽ trả tiền cho tôi. Nếu muốn tôi nghe tiếp, họ phải tăng số tiền lên theo giờ. Ấy thế, nói khiêm tốn một chút chứ số tiền tôi kiếm được có khi bằng mức lương của một công chức nhà nước. Tôi chẳng cần phải đến công sở như họ, mỗi ngày tám tiếng. Tôi chỉ cần ngồi xuống và im lặng, lắng nghe họ nói. Loài người trong thế giới này thật là cô đơn. 

Quay lại việc người ta sợ một cái tên. Hẳn là tôi đang nói đến một ai đó có tên bắt đầu bởi ký tự ấy. Chẳng hiểu sao lại phải sợ một cái tên, hệt như “kẻ mà ai cũng biết đó là ai” vậy. Tôi dám khẳng định rằng, tôi chưa bao giờ đứng về phía những đám mây màu xám đen hoặc bóng tối. Tôi thích mặt trời ấm áp. Tôi thích thứ ánh sáng tinh khiết thơm tho của cây lá xanh non. Bởi thế, tôi nghĩ, cái tên có ký tự đặc biệt ấy sẽ mang lại sự nhiều điều tốt lành. Và, tôi thực sự mong muốn rằng, mỗi lần một ai đó ngồi xuống bên cạnh tôi, họ sẽ thấy con đường càng đi càng rộng mở thênh thang, dĩ nhiên có nhiều hoa thơm cỏ ngọt chim ca bướm lượn rập rờn. Lúc này, tôi chợt nhận ra, chính trí nhớ suy tàn của tôi đã giúp tôi làm được cái công việc này. Tôi có thể nghe họ nói hôm nay, (hoặc là tôi chẳng cần nghe bất cứ điều gì). Chuyện lưu giữ thêm một vài dữ liệu bên ngoài cuộc sống của tôi, có khi không thật cần thiết lắm. Bởi thế, những câu chuyện của họ cứ thản nhiên đến, rời đi khỏi tôi như chưa bao giờ tồn tại vậy. Vì lẽ ấy, nên tôi mới tiếp tục làm được công việc của một kẻ lắng nghe, kiệm lời, và vô hại đối với mọi người.  

Kể ra trong tai tôi có thêm một cánh cửa cũng tốt. Tôi nhận thấy sự tồn tại của cánh cửa đó, khi càng ngày những âm thanh vo ve xuất hiện càng nhiều, và lỗ tai trái của tôi không còn nhạy bén với các loại âm thanh, thậm chí nó từ chối cả việc lắng nghe những câu chuyện của các vị khách. Tôi nghĩ như vậy là tốt nhất. Nếu không, một khi tôi biến thành quả bom mà kíp nổ là những ẩn ức của con người, hẳn sẽ rất nguy hiểm cho thế giới này. Bất giác, hôm đó, cái hôm mà tôi có hẹn với một vị khách lạ, anh ta xé tấm lịch tường ngày thứ sáu, thì đồng thời, tôi lại nhìn thấy một ánh mắt khác trong bóng tối. Hệt như cú vọ. “Những kẻ thích chơi trò quan sát tôi, thật ra cũng chỉ là bọn dở hơi”, tôi nghĩ vậy. Chúng không làm được cái công việc đặc biệt như tôi nên khả năng là chúng đố kỵ ghét bỏ. Sự đố kỵ của con người là căn nguyên đầu tiên của mọi tội lỗi. 

Hôm nay là một ngày u ám. Thành phố này lạnh lẽo nấp dưới làn sương mù xám quen thuộc. Tâm trạng tôi cũng bị cái khung cảnh ấy đóng nẹp, chi phối rất rõ rệt. Tôi đến quán như thường nhật. Ánh sáng từ phía bầu trời nhàn nhạt màu xám lạnh khiến tinh thần tôi không thể nào ổn định. Tôi gọi cà phê, một loại thức uống không thể thiếu được của thế giới. Gã chủ quán không buồn ngước mặt lên chào khách, gã chăm chú với việc pha chế, sau đó cẩn trọng đặt xuống bàn tôi, một espresso, một tách sữa tươi nhỏ, một cốc nước. Gã vẫn cúi gằm, miệng lẩm bẩm hỏi, “người đàn ông thích xé lịch tường đâu rồi?”. (Gã không thắc mắc tại sao, vị khách đó lại thích bộ lịch tường mà gã treo ở quán). Chẳng việc gì phải tò mò về sở thích của người lạ mặt. Người đàn ông thích xé tấm lịch tường vài lần ngồi cùng tôi, nhưng anh ta chưa có ý định thuê tôi lắng nghe câu chuyện của mình.

Sau đó, gã hỏi tiếp về một cánh cửa trong lỗ tai. Tôi giật mình, “quái lạ, sao gã biết tôi có cánh cửa ấy nhỉ?”. Tôi nhìn gã dò xét. Gã lúc bấy giờ mới liếc mắt qua vai tôi như muốn hỏi, “thế mày đóng cánh cửa trong lỗ tai chưa?”. Tôi im lặng. Gã tiếp tục, “tao muốn thuê mày làm người lắng nghe hôm nay, nhưng mày phải đóng cánh cửa ấy lại”. Thật khó chịu cho tôi, vì lúc này, đúng lúc này tôi lại muốn mở toang mọi cánh cửa, kể cả nó, cánh cửa vô hình (hoặc có hình dạng nào đó) đi chăng nữa trong lỗ tai mình. “Ông chủ quán, tôi không thể đóng cánh cửa ấy bây giờ, tôi cần phải lắng nghe thế giới, nếu không tôi sẽ chết mất. Thế giới của tôi, nỗi cô đơn của tôi đang căng lên như một quả bóng bay vậy.”

Gã chủ quán làm thinh, lặng lẽ đến gần bộ lịch tường có in những bức tranh tĩnh vật. Gã hẳn là đã đoán ra lý do vị khách lạ lần trước vẫn thích xé những tấm lịch tường. Hôm nay anh ta không đến. Gã làm thay công việc ấy, một cách tự nguyện. Ánh mắt gã trầm tư. Tôi thì vẫn dứt khoát từ chối lắng nghe câu chuyện của gã lúc này. 

3. 

Tôi có hẹn. Một cuộc hẹn khá vội vã. Vị khách hàng đã từng ngồi cùng tôi. Anh ta trông thật là mảnh khảnh. Cái dáng cao lênh khênh, đôi con mắt sâu hoắm, (chắc nhiều đêm mất ngủ). Thói quen của tôi mỗi khi tiếp xúc với ai đó, việc đầu tiên là quan sát. Tôi muốn nắm bắt được những đường nét cơ bản trên khuôn mặt họ, thần thái. Điểm tôi thích lướt qua trước bao giờ cũng là cái lỗ tai. Có lẽ, tôi tò mò. Thật tình tôi cũng là kẻ khá tò mò như những kẻ tò mò khác khi săm soi thế giới xung quanh. Tôi thì chỉ săm soi cái lỗ tai thôi. Bởi, thứ tôi quan tâm là một cánh cửa. Liệu họ có một cánh cửa bên trong tai giống như tôi hay không? 

Tôi hẹn với anh thi sĩ. Cuối cùng anh ấy cũng đã quyết định kể câu chuyện của mình. Anh đến, ồn ào ngồi xuống ghế. Việc đầu tiên của anh, là tiến đến bộ lịch tường, xé một tờ. Trên đó là một bức tranh mới. Tôi quan sát nhanh khuôn mặt anh, đôi mắt sâu hoắm của anh. Mái tóc anh hệt như mây. Chắc hình dáng mái tóc của các của thi sĩ đều thế. Hẳn là anh không biết tôi đang săm soi anh, và chờ đợi để nghe anh kể chuyện. (Với điều kiện, tôi là người có một cánh cửa trong lỗ tai). Thật kỳ lạ, tôi thấy ai cũng muốn kẻ khác lắng nghe, nhưng lại đòi hỏi việc giữ kín những câu chuyện bí mật đó. Anh thi sĩ có gì phải giữ kín nhỉ? Ngoài một bầu trời đầy thơ. Theo tôi biết, anh thi sĩ kia cũng chỉ là kẻ yêu thơ, biết chơi đùa với thơ. Thế thì có gì bí ẩn ở bên trong câu chuyện của thơ nữa? Ấy vậy mà có, đấy, như hôm nay, anh ta hẹn tôi, thuê tôi một giờ bằng số tiền nhuận bút thơ ít ỏi để được kể chuyện. Anh ta kể về vườn rau có cây hoa đậu biếc nở bông tim tím (mà vườn rau đó hình như vừa bị vùi tan nát sau những cơn bão). Anh ta kể về một vườn hoa hồng vừa vun trồng ở khoảnh đất trước nhà, hoa nở bừng nhiều sắc màu khi mặt trời ghé qua. Đấy, chỉ có chừng đó thôi mà anh ta cũng phải bỏ tiền ra để thuê tôi, để bắt tôi lắng nghe. Những thứ anh ta kể như một bài thơ đẹp, nên tôi, hôm ấy không muốn đóng cánh cửa trong lỗ tai mình lại. Tôi tranh thủ đón bắt mọi cảm giác tươi tắn yêu đời từ câu chuyện của anh ta. Nhà thơ có đôi mắt sâu hoắm và thích xé những tờ lịch tường mỗi ngày ở quán cà phê của gã đàn ông trung tuổi có tên Ocean. 

4.

Tôi ít khi gặp ai lần thứ hai. Mỗi người có thể kể cho tôi một câu chuyện. Anh nhà báo thì lặng lẽ hơn, và tôi ưu ái anh ta hơn một chút. Chẳng phải vì tôi thích nghe anh ta kể về những con đường chạy bộ. Nhưng, khi anh ta bắt đầu bằng chất giọng trầm ấm thì tôi biết thế giới của tôi đang mở rộng. Tôi được phép bước chân ra khỏi cái vỏ bọc co quắp như hình dạng chiếc bào thai của mình và bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới mẻ. Tôi có thể tưởng tượng ở nơi chốn ấy tôi không cần phải lắp một cánh cửa bên trong tai, sau đó khóa kín lại. Hoặc là tôi hoá thành một đứa trẻ hồn nhiên chẳng hạn. Một đứa trẻ không hề bị dính một vết bẩn nào trên chiếc áo sơ mi trắng. Một đứa trẻ luôn tươi cười rạng rỡ giữa những cánh đồng, giữa những sắc màu của mùa xuân đầy hoa lá xanh non. Và, tôi thích nghe giọng trầm ấm của anh ta vì một lý do khác nữa. Có lần tôi nói với ai đó rằng, tôi từng mơ ước trước giờ đi ngủ, tôi được nghe người đàn ông lớn duy nhất trong nhà tôi kể một câu chuyện cổ tích và đặt một nụ hôn lên trán tôi cùng lời chúc ngủ ngon. Bởi lý do ấy, mà tôi ưu ái anh ta, cho phép anh ta gặp tôi nhiều hơn, không chỉ một lần, để anh ta được kể về những con đường chạy bộ lên đỉnh núi cô đơn của mình. 

Giá như tôi chỉ lắng nghe và đừng ngước lên nhìn vào mắt anh ta. Trên khuôn mặt đó, lại có thêm một đôi mắt thẳm sâu khác ám ảnh lấy tôi. Nhưng, đôi mắt của anh có điểm khác với thi sĩ, đôi mắt anh sáng lấp lánh, mạnh mẽ như ánh mặt trời. Khi anh ta bắt đầu mở miệng. Cánh cửa trong lỗ tai trái của tôi lại muốn mở toang chờ đợi những cơn gió. “Đỉnh núi cô đơn ấy ở đâu?”. Tôi thắc mắc. Dĩ nhiên anh ta không biết rằng tôi đang muốn biết đường lên “đỉnh núi cô đơn” đó đến dường nào. Trí tưởng tượng và những giấc mơ về một thế giới cổ tích trẻ thơ luôn cứu rỗi lấy tôi mọi nơi mọi lúc. Thế đấy, việc tôi dành cho anh ta những cuộc hẹn, không phải vì tôi cần tiền của anh ta. Tâm hồn tôi cũng là một vũ trụ thẳm sâu cần được khám phá. Nhưng, tôi muốn quay trở lại với cuộc đời thực, với công việc chính của mình. Tôi là kẻ làm nghề “người lắng nghe”. 

Có mấy bận tôi hẹn với những vị khác khác, chẳng hạn như, một cậu dịch giả. Cậu ta chỉ nói về chuyện mua sắm quần áo và giày dép. Kỳ quái thật. Tôi phải chủ động đóng gấp cánh cửa bên lỗ tai trái của tôi lại. Mà thực tình, chỉ cần cậu ta cất giọng, lỗ tai tôi đã tự khép lại từ bao giờ.

Một khách hàng khác của tôi là anh nhà giáo. Thêm một kẻ rỗi hơi, anh ta đã có gia đình, nhưng hình như giữa họ có một vài khoảng cách thì phải? Anh ta rất muốn chia sẻ những câu chuyện nào đó của riêng mình mà vợ anh ta không muốn nghe. Và dĩ nhiên, tôi là sự lựa chọn phù hợp. Tôi đã nghĩ, trước đó rằng, có khi tay nhà giáo này sẽ khiến cho tôi cảm thấy vui vẻ chút ít bằng những câu chuyện ở học đường. Ấy vậy, mà ngược lại, lỗ tai trái của tôi, cái hôm hẹn với anh nhà giáo nó dường như thông suốt kỳ lạ. Cánh cửa quen thuộc biến đâu mất tích. Bởi thế, tôi chắc chắn phải nghe anh ta kể lể về những mánh lới kiếm chác thêm tí mắm muối bên ngoài giờ dạy. Câu chuyện học đường như tôi mơ hồ tưởng tượng về thời tuổi trẻ của mình bỗng chốc chỉ còn là một nỗi thất vọng tràn trề. 

5. 

K. Cái thằng nhà văn, hắn ngồi soi chữ, bàn về những tư tưởng, triết thuyết, nghệ thuật cao cả, nhưng hắn lại không thể trả nổi tiền trọ mỗi tháng. Hôm nay hắn thuê tôi, bằng vài đồng nhuận bút ít ỏi của hắn. Một giờ. Nhưng hình như hắn đã nói hơn một giờ. Số tiền hắn có sẽ không đủ để trả cho tôi một giờ tiếp theo. Vậy mà hắn vẫn thao thao bất tuyệt kể lể những ý tưởng hắn sẽ viết, chẳng hạn câu chuyện về một cơn gió độc hoặc về một phiên toà không được kết án. Giá mà hắn biết rằng, trong tai tôi có một cánh cửa nhỉ? Tôi ra hiệu cho hắn, 

“đã hết giờ làm việc, nếu mày muốn tao tiếp tục nghe thì phải trả tiền”. Hắn hậm hực ngậm miệng lại, dù vẫn kịp lôi trong túi ra vài tờ giấy bạc đã cũ đẩy về phía tôi vừa lẩm bẩm, “tao còn muốn nói về tình yêu, về lòng nhân ái”. Tôi nhếch mép, cầm tiền, đứng dậy rời khỏi quán. 

Ấy thế, tối nay, sau một tuần ở một thế giới khác, tôi lại là kẻ quyết định thử tìm kiếm cánh cửa trong lỗ tai mình, (cánh cửa mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy). Tôi muốn mở nó, muốn tháo gỡ nó ra, triệt để. Tôi cầm cái bọc tiền mình kiếm được sau bảy ngày tôi tự thử thách mình, làm người lắng nghe. Tôi đến tìm hắn, K, gã nhà văn nhiều chuyện. Đấy, tôi ném bọc tiền về phía hắn và nói: “Tao muốn mày ngồi xuống, im lặng và lắng nghe. Chừng này tiền có thể đủ cho mày trả tiền trọ vài tháng đấy.” 

“Nào nói đi, mày muốn gì hả người lắng nghe?”. 

Tay nhà văn mân mê bọc tiền, mắt không nhìn tôi. Tôi mở miệng và bắt đầu kể câu chuyện của tôi cho hắn. Như thế nào nhỉ? Phải bắt đầu từ đâu nhỉ? Tôi phải kể về một người đàn ông trung tuổi, gã ở sát bên cạnh nhà tôi. Cái hoạt cảnh mà tôi đã vô tình nhìn thấy. Chúng ám ảnh tôi suốt cả tuổi thơ. Trong một đêm trăng sáng. Phải, chính xác là trong một đêm trăng sáng. Người đàn ông trung tuổi ấy đã ra lệnh cho tất cả những đứa trẻ cùng với người đàn bà tội nghiệp của ông ta phải bước ra khỏi căn nhà méo mó những giấc mơ và nằm xuống con mương đất bên ngoài trời mưa gió, chỉ để thỏa mãn một cơn say máu. Tôi phải nói cho K nghe về việc tôi đã từng muốn có trong tay một khẩu súng như thế nào. (Tôi dám cá cược với K rằng, nếu tôi là đứa trẻ lớn nhất, tôi chắc chắn cũng rất muốn có trong tay một khẩu súng). 

“Khi đó, tao không hề biết đến sự tồn tại nữ thần công lý Athena, nhưng quý bà ấy bây giờ cũng chỉ là một bức tượng đá”. Tôi nói và tiếp tục nói. Hệt như tôi chưa bao giờ được nói vậy. Hắn thừa biết là tôi muốn được nói hơn bao giờ hết. Cái nghề làm người lắng nghe này cần phải có một trái tim thật lớn mới đủ dung chứa mọi đau khổ phiền muộn trên đời. Không biết phải thuê hắn bao nhiêu giờ để tôi có thể kể lể hết câu chuyện của tôi. Nhưng tôi mặc kệ, bọc tiền của tôi hắn đã cầm, vì thế, hắn bắt buộc phải tiếp tục nghe tôi nói. Trong lỗ tai của hắn không hề có cánh cửa nào như tôi, chắc hẳn hắn sẽ khá mệt mỏi. Những câu chuyện không đầu không cuối, rả rích rót vào tai gã nhà văn K. 

“Tao nhớ năm đó tao chỉ mới hơn mười tuổi, và đứa lớn nhất trong đám trẻ ấy cũng bằng tuổi tao.” Tôi nói đến đó, rồi bất chợt im bặt. Kể một câu chuyện đối với tôi quả thật không đơn giản chút nào, nhất là cho kẻ lạ mặt như K. Tôi biết thế, nhưng tôi đã trả tiền cho hắn rồi, bởi vậy, tôi nói tiếp với hắn. K, hôm nay, mày hãy là người lắng nghe. Mày không có bất kỳ cánh cửa nào trong lỗ tai cả. Mày hãy tập làm người lắng nghe đi. Tao sẽ là khách hàng đầu tiên của mày. Mày nhớ cái ngày hôm nay và cả cái nghề này. Biết đâu mày sẽ sống được với công việc mới. Biết đâu mày không cần phải chật vật kiếm ăn bằng nghề viết. Đừng viết nữa. “Tay nhà thơ kia”, tôi ngập ngừng hình dung ra hình ảnh một người đàn ông gầy gò đẩy chiếc xe cút kít đi chở đất. Tôi nói tiếp, tay nhà thơ kia không chỉ nói về việc cuốc đất trồng hoa đâu. Tao nhớ, có lần hắn đã kể cho tao về cuộc đời hắn, cuộc đời của những người thích làm thơ như hắn. Nhưng thôi, mày không cần phải nghe chi tiết nhiều làm gì. Mày chỉ cần biết là hắn đã từng mong muốn biến thành một cuốn lịch tường, thay vì phải xé rời nó xuống mỗi ngày ở quán cà phê của ông Ocean. Hắn đếm thời gian, hay đếm những nếp nhăn trên khuôn mặt khắc khổ trầm luân của hắn? Giá như hắn đừng làm thơ. Giá như cha mẹ hắn cấm cản hắn làm thơ từ bé như anh bạn trẻ có lần vô tình dặn dò con gái nhỏ không được đọc thơ trước mặt hắn vậy. Nhưng mày ạ, cha hắn cũng đã làm thơ. Thơ là cái thứ gì thế mày? Có phải thơ là một khu rừng đầy hoa thơm trái ngọt, chim ca bướm lượn hay thơ chỉ là một nỗi đau luôn luôn được giấu kín trong đôi mắt sâu hoắm. 

Còn nữa, mày có muốn biết những câu chuyện của thằng nhà báo không? Chao ôi, chán chết. Tao nghĩ, tao đã từng bị thu hút với những con đường đầy hoa thơm cỏ ngọt mà hắn kể mỗi lần chạy bộ lên đỉnh núi cô đơn. Phải, chính tao cũng biết rằng tao bị quyến rũ bởi thế giới rộng mở của trí tưởng tượng. Ấy vậy, nếu không có những giấc mơ, tao thật chẳng hiểu làm thế nào để sống? Sau mỗi lần gặp thằng nhà báo, tao có hồ nghi về bản thân mình, hồ nghi sự tồn tại của cánh cửa bên lỗ tai trái. Tao tự huyễn hoặc những gì thằng nhà báo kể về những con đường nó đã chạy bộ mỗi chiều từ ngày này sang ngày khác là những thứ nhảm nhí, nhàm chán. 

Có bận, tao cố gắng khoá thật chặt cánh cửa trong lỗ tai trái. Ấy thế mà cái âm lượng từ miệng của nó vẫn cứ đều đều xuyên qua cánh cửa, rồi bắt tao phải thấu nhận hết sự mơ mộng về những con đường chạy bộ. Đã nhiều lần, tao nghĩ đến việc đưa nắm đấm lên làm một phát vào mặt nó, cho nó im hẳn. Nhưng tao không làm được. Bạo lực chỉ là một giải pháp tức thời trong cơn bĩ cực. Vì thế, nên thôi, tao nghĩ về khẩu súng đó năm tao hơn mười tuổi, giờ thì nó hệt như một giấc mơ, một sự ám ảnh đầy ẩn ức bất chợt. Những đêm trăng sáng nhiều khi chỉ dành riêng cho loài sói trên thảo nguyên. Đôi lúc, tao nghĩ tao nên lấy tiền của nó và đóng chặt cánh cửa bên lỗ tai trái lại, để không cần phải mơ mộng về đỉnh núi cô đơn nữa. Và thật tình, tao biết nó có rất nhiều tiền. Tao chẳng hiểu tại sao nó lại có nhiều tiền đến vậy. Trong khi nó chỉ có những câu chuyện liên quan đến mấy con đường chạy bộ lên đỉnh núi mù sương, đỉnh núi cô đơn. 

“Vị dịch giả có mái tóc lởm khởm với một đôi mắt kính dày cộp thì sao?”, K bất ngờ cắt ngang mạch kể của tôi. 

“A, hoá ra mày chính là cái gã đi giày da ngồi trong bóng tối rít thuốc và quan sát những cuộc hẹn của tao đấy hả?, tôi hỏi vặn lại. 

K không trả lời. Và dễ thường tôi quên chắc cái khuôn mặt lạnh như tiền của hắn trong bóng tối. Khuôn mặt khiến ai nhìn lướt qua một lần cũng ám ảnh, hệt như tôi từng thấy khuôn mặt của người đàn ông say nào đó những năm tôi bé nhỏ hãi sợ lẩn trốn trong góc nhà, góc phòng, góc tường. Tôi phải tự đấu tranh để vượt qua nỗi sợ hãi đó, để bước ra khỏi cái bóng tối của chính mình. Dù rằng những năm sau này tôi đã dần dần tước bỏ cái ý nghĩ, cái ước muốn có được một khẩu súng. Thời điểm ấy quả thật tôi khá hoang mang, sợ hãi, và yếu đuối. Tôi không biết cách kháng cự lại những cảm giác ẩn ức từ việc nhận diện khái niệm về tình yêu, lòng nhân từ, hay hình ảnh độc ác mà tôi đã chứng kiến đó trong tuổi thơ của mình ngoài việc nghĩ đến một khẩu súng. Nhưng, càng lớn tôi càng hiểu rằng, bạo lực thường chỉ sinh ra bạo lực. 

K chen vào, khi đang nghe tôi nói, “thế tại sao bây giờ mày lại chạy đến và nói với tao rằng mày cần một khẩu súng?”. Tôi không trả lời được. Tôi im lặng và đánh lạc hướng hắn, “Dịch giả, để tao nhớ lại, thực tình thì vị đấy chỉ nói với tao về việc mua sắm hàng ngày. Tao chẳng thể nào hiểu nổi, tại sao một con người như vị dịch giả đáng kính kia chỉ có mỗi nhu cầu duy nhất là kể lể về việc mua sắm. Mày thấy lạ không? Tao chưa bao giờ nghe gã nhắc đến những công trình dịch thuật. Tao chưa bao giờ nhìn thấy vị ấy khoe những bản thảo như một vài kẻ khác. 

“Thôi thôi tao không muốn nghe về công việc mua sắm nhảm nhí của gã dịch giả ấy. Tao tò mò về anh nhà giáo, hình như anh ta khá giả lắm nhỉ?”. Nhà văn K nói. Không, anh nhà giáo, để tao nhớ xem. Anh ta cũng bình thường thôi, chẳng có gì ấn tượng. Một con người đơn giản. Thật đấy. Mày tò mò gì về anh ta? Tao chỉ nhớ rằng, anh ta chưa bao giờ có nhu cầu chia sẻ bất cứ điều gì thú vị hơn, ngoài chuyện kiếm cơm. Tuy nhiên, anh ta vẫn bỏ tiền ra, thuê tao một giờ, chỉ để thỉnh thoảng được lặng yên, bắt tao ngồi nhấp cà phê với anh ta, sau đó mỗi đứa một đường. Đương nhiên, tiền cà phê anh dành trả. Tao cũng chẳng mấy quan tâm đến số tiền mà anh ta kiếm được. Nhà giáo thì kiếm được bao nhiêu? Tao nghĩ thế. 

“Vậy, cuối cùng cái thứ mày cần tao lắng nghe, để xứng đáng với số tiền mày trả cho tao là gì?” K hỏi gắt. Thằng nhà văn này kỳ khôi thật. Tôi đã cố tình kể cho hắn nghe về một cánh cửa bên lỗ tai trái, tôi đã cố tình nói cho hắn biết về việc tôi từng mong ước có một khẩu súng như thế nào? Hắn kém cỏi hay giả vờ khờ khạo nhỉ? Con mắt cú vọ của hắn trong bóng tối, tôi đã từng thấy, sáng như ánh đèn pha. Tôi chợt nảy ra ý nghĩ khá điên rồ. Hơn một giờ đồng hồ đi qua. Tôi không muốn chia sẻ thêm với hắn bất cứ điều gì nữa. Chao ơi, thằng nhà văn kém cỏi. Giá mày nhanh nhạy một chút, mày đã có hàng đống ý tưởng cho một câu chuyện hư cấu, biết đâu mày sẽ kiếm thêm được ít nhuận bút từ số báo ngày chủ nhật. Mày muốn muốn trở thành nhà văn, trước hết mày phải là người biết lắng nghe. 

Tôi nhớ ra mình còn việc phải làm. Tay nhà thơ tối qua hình như có gửi cho tôi hình ảnh chụp bức tranh anh ta vừa mới hoàn tất, (trước khi là thi sĩ, anh ta đã từng là một hoạ sĩ), trong bức tranh là người đàn ông ngồi trước giá vẽ, tay trái cầm một khẩu súng và chỉa lên thái dương ngay bên cạnh lỗ tai của mình. Dưới đất có một cánh cửa. Bất giác, tôi đưa tay sờ lên lỗ tai trái. Chẳng biết cánh cửa của tôi liệu có còn ở đó? Thằng nhà văn K nhìn chằm chằm vào lỗ tai trái của tôi. Hắn đi tới góc làm việc, tay hắn kéo hộc bàn. Thứ gì trong đó nhỉ? Tôi tò mò, nhưng cũng đồng thời đứng dậy rất nhanh lao ra khỏi cửa. Một tiếng nổ toang vang lên trong căn phòng nhỏ. Chỉ là một âm thanh mà lần cuối cùng tôi được nghe thấy rõ ràng bằng cả hai tai của mình.

“Tôi cần phải kể cho nàng, tình yêu đầu đời của tôi về một cánh cửa bên lỗ tai trái, tôi cần phải nói với nàng lý do tại sao tôi rời bỏ và phản bội nàng. Dĩ nhiên, tôi còn muốn mô tả cho nàng những con đường lên đỉnh núi cô đơn, tràn ngập sắc màu của thế giới cổ tích”. 

Đôi mắt người đàn ông trẻ trước căn phòng trọ của nhà văn K hờ hững khép lại. Có một cánh cửa màu đỏ sậm rớt ra từ lỗ tai bên trái. Chẳng ai biết gì thêm về câu chuyện của gã chủ quán cà phê tên Ocean. Vụ án của người lắng nghe bây giờ mới thực sự bắt đầu. 

Trần Băng Khuê


Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Under the woven cloche

A poem in Vietnamese by Phan Nhiên Hạo
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Tien Bac Dang

Sunset @Bến Hoàng Hoa, Vietnam by Tieng Bac Dang

Under the woven cloche

& a new pup
eyes still completely shut
crying pitifully in the dark
placard like the truth
under the cover of the cloche
away from harmful flies
but also a cover for
the mouths of babes
begging to consume what is right.

So hungry, they had
to sell. Twenty cents
a handful of fur
ash grey & an eye
still shut in the dying light
war
there’s not enough time to pass on their gene
deteriorating destiny.

A! A generation of old men living as professional
spies through the holes of the woven cloche
to end up fighting with cockroaches
over leftover rice for the rest of their life.

March 2023
___

Trong lồng bàn

& một con chó nhỏ
vừa sinh ra nhắm nghiền
kêu ăng ẳng bóng tối
yết ớt như sự thật
trong lồng bàn che chắn
khỏi lũ ruồi ác tâm
nhưng cũng che chắn luôn
những chiếc miệng trẻ trung
đòi thức ăn công chính.

Vì quá đói, người ta phải
đem bán. Hai mươi xu
một nhúm lông
xám tro & con mắt
còn nhắm buổi chạng vạng
chiến tranh
không có đủ thời gian truyền giống
số phận người rã mục.

A! Thế hệ những lão già sống bằng nghề
gián điệp qua kẽ hở lồng bàn
rồi giành giật với gián
vài cơm nguội tương lai.

Source: Radio mùa hè


Phan Nhiên Hạo, the poet and translator born in 1967 in Kontum, Vietnam, currently works and lives in Illinois, the United States of America.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Do you need 5 people to love you or 5000 followers?

A poem in Vietnamese by Lê Vĩnh Tài
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm

The Strand NYC

A poet was taking a stroll. A parrot saw him passing its house, squealed:
– Ay, mate!
The poet turned, curious:
– Yes?
– Mate, your poetry sucks.
The poet was beyond himself, pushed through the front door, demanded an explanation from the parrot’s owner:
– Your parrot was very rude to me. If you’re not going to teach it probably, it’s not going to survive me.
The next day, as he passed by, the parrot again squealed:
– Ay, mate!
The poet turned, ready for a fight:
– What?
The parrot laughed coarsely:
– You know, so what’s the point!

you want to be remembered to the point of death
you’re worried you won’t be famous in time
you’re worried no one will miss you
nothing about this is right

fame will not bring you love
you don’t need to be on TV to be loved
those who love you
those who remember your birthday without Facebook
those who will hold your hand when you’re afraid
those who will cheer for you when you no longer believe in yourself

Do you need 5 people to love you
or 5000 followers?
did you know there are those who stays up all night
just to be on TV or Facebook…

September 2021
—–

Nhà thơ ngang qua một ngôi nhà. Con vẹt trước hiên nhà thấy chàng, ré lên:
– Ê, ông kia!
Chàng quay lại hỏi:
– Gì?
– Thơ ông dở ẹt.
Chàng không chịu nổi, vào nhà nói với chủ nhà:
– Con vẹt này xúc phạm tôi. Nếu ông không dạy dỗ nó đàng hoàng, tôi sẽ đập chết nó.
Hôm sau, chàng đi ngang qua, con vẹt vẫn ré lên:
– Ê, ông kia!
Chàng quay lại, thách thức:
– Gì?
Con vẹt cười nham nhở:
– Ông biết rồi còn hỏi!

bạn muốn được nhớ đến khi chết
bạn sợ không kịp nổi tiếng
bạn nghĩ sẽ không ai nuối tiếc
điều đó không đúng

danh tiếng không làm bạn được yêu thương
bạn không cần phải lên truyền hình để được yêu thương
những người yêu bạn
những người nhớ sinh nhật bạn mà không cần Facebook
những người nắm tay bạn khi bạn sợ hãi
những người cổ vũ bạn khi bạn không thể tin vào chính mình

bạn cần 5 người yêu thương
hay bạn cần 5000 người add nickname của bạn?
bạn biết không có linh hồn thức cả đêm
chỉ để lên tivi và facebook…

Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

The wall inside a bottle of Tequila

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Đinh Trường Chinh
Translation published first on litviet.net

Bức tường trong chai Tequila

Trần Băng Khuê

1.

Gã có thói quen mỗi buổi sáng thức dậy, gã thường tợp một ngụm Tequila và nhìn chăm chăm vào bức tường. Sau đó mới rời khỏi nhà, đến công sở. Nơi nào gã đến cũng có một bức tường tương tự như thế. Chỉ thiếu mỗi Tequila. Những bức tường xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chỉ Tequila là không thể. Gã phải đến quán rượu. Ghé quầy bar của lão họa sĩ già. 

Gã đã cố suy nghĩ xem, tại sao, người ta dựng nó lên thành các loại hình dạng. Vuông, chữ nhật, tam giác, và rồi tự nhốt chặt chính mình vào trong đó. Hoặc là, họ quá khờ khạo. Hoặc là, họ quá u mê. Hoặc là, họ chẳng thể nào đủ dũng cảm đập bỏ nó đi. Bạn gã đến nhà, nhìn thấy bức tường quái đản ấy, chỉ cười trừ, rồi lầm bầm trong cổ họng những âm vực trầm đục như tiếng của địa ngục vượt thoát lên từ lỗ hổng nào đó trên mặt đất: “một tấm gương không cần soi vẫn có thể thấy được những hình thù của quá khứ và tương lai”. 

Gã cần gì tương lai? Gã muốn biết cái thứ hiện tại này có thể khiến gã hài lòng hay chưa? Những bức tường, chúng thật sự rất chập chờn, đầy mộng tưởng huyễn hoặc đối với cư dân ở xứ sở này. Gã nghĩ vậy. Họ cũng chẳng khác gì gã. Họ chỉ là những con trâu ngoan ngoãn lầm lụi đi theo những luống cày từ lúc mặt trời lên đến khi tối mịt. 

2. 

Quán rượu của lão họa sĩ già cũng có những bức tường. Chúng được quết một màu xám xịt như tro than. Mỗi lần bước chân đến quán, sau khi nốc một cốc Tequila, gã bắt đầu lảm nhảm về thứ gì đó không thể thoát ra khỏi cổ họng. Nhưng, lão họa sĩ vẫn nghe được: “những mặt phẳng tù đọng”. 

Những mặt phẳng, gã thừa biết, nó tồn tại sừng sững như một sự hiển nhiên, một sự thách thức lì lợm, từ lâu lắm rồi. Gã không thể làm gì được. Phải, cũng chẳng ai dám làm gì, bởi trong tay họ không một tấc sắt. Rõ ràng, khi người ta muốn đập bỏ thứ gì đó, ít nhất họ phải có vật dụng cứng hơn. Ai chẳng hiểu điều ấy. Gã chỉ là một gã đàn ông, tay không tấc sắt. 

Hôm qua, khó khăn lắm gã mới lặng lẽ mở cửa bước chân ra khỏi nhà. Gã tính sẽ đi tìm một vài thứ cứng hơn bức tường. Chẳng hạn, những thanh sắt, hoặc chiếc búa tạ. Chúng có thể giúp gã đập bỏ những bức tường đó. Gã đến quán rượu quen thuộc. Gã ngồi xuống chiếc ghế cao của quầy bar. Gã gọi Tequila. Và hỏi lão họa sĩ già về một thanh sắt. Lão ậm ừ mân mê chai rượu, rót thêm một cốc nữa. Gã nốc hết. Rồi, tiếp tục lẩm bẩm hỏi. Vẫn là về thanh sắt hoặc chiếc búa tạ. Lão rền rền giọng: “lại Tequila chứ?”. Vừa nói, lão vừa rót tiếp ra một cốc khác. Lão uống. Tequila nóng bừng, cháy từng ngụm trong cổ họng gã. Như ai đó đổ một lốc thuốc độc đang tan rửa dần đến dạ dày. Men rượu xộc lên mũi. Gã không nghe mùi Tequila. Bất giác, gã nhớ cái hương cafe. Chúng thơm nghẹn con đường trẻ dại ngày xưa mỗi lần gã đạp xe đi về. Bây giờ, gã chỉ ngồi tưởng tượng về nó như một khối hình hài không đầu không cuối, không định lượng được chiều thời gian đi tới hay lùi. Gã nhớ đứa con gái mắt cười lúng liếng, tóc dài ngang lưng đã từng thề nguyền cùng gã. Nàng rời xa gã chưa bao lâu thì phải. Khoảng cách chỉ là một chiều thời gian. Gã biết, những chiều thời gian chưa bao giờ chết. 

Những bức tường màu xám. Bất cứ điểm đến nào, ánh mắt gã cũng chỉ xoáy vào những bức tường màu xám. Tequila là thứ dư vị khiến gã cảm thấy có một chút hứng thú, mộng mơ. Hóa ra, gã đã từng nhảy những giai điệu mambo trong cơn cuồng say của thời trai trẻ. Một cốc Tequila biến gã thành một người đàn ông đầy tràn tình yêu và sức sống. Hai cốc Tequila, ba cốc Tequila, gã chết chìm trong những bức tường màu xám. Gã vẫn ngồi trong một quán rượu nhỏ, nơi chỉ có những bức tường màu xám vây quanh mình. 

Vài nơi khác, gã đến, những bức tường không giống với quán Tequila hoặc ở nhà gã. Chúng lồ lộ tô trét đủ loại màu sắc lòe loẹt. Gã nghĩ có lẽ nó chỉ đang cố tình lừa đảo nhãn quang hời hợt của kẻ khác. Nhưng, với gã, tất cả chúng đều là màu xám. Tất cả những ẩn giấu đều nhân danh màu xám. Sự thật ở bên trong vài hình khối cơ bản mà người ta cố tình tạc dựng nên. Hoặc vốn dĩ nó đã nằm phía sau những bức tường màu xám. Chẳng hạn như tối nay, tại quán rượu này, gã đã nhìn thấy nó qua thứ ánh sáng mờ ảo của những bóng điện hình trái ớt. Bức tường lập lòe. Bức tường nhảy nhót. Bức tường say mèm men rượu Tequila. 

Tối nay, gã không uống Tequila. Gã gọi bia. Chúng nhạt thếch. Không đủ chếch choáng. Choang. Một tiếng vỡ rơi xuống nền nhà. Lão họa sĩ già cười hềnh hệch, cầm chai Tequila chỉ còn vài giọt dưới đáy lên tu nốt. Sau đó, lão ném về phía bức tường màu xám. Những âm thanh rơi xuống nền nhà. Vỡ. Bức tường bết thêm màu vàng chanh của Tequila. Gã hoa mắt. Gã nhìn thấy cái thứ chết chóc linh nghiệm từ nhiều thế hệ đang quét lên bức tường màu xám của mình, như một vận mệnh hoặc sự ám ảnh nào đó từ trong tiềm thức quen thuộc. 

Gã lảo đảo đứng dậy, rời khỏi quán. Đêm lảo đảo trong cơn giông rạch xé ngang trời, dù rằng vẫn có sao và trăng. Lẽ dĩ nhiên, gã chẳng thể nào tìm được một thanh sắt, hay một chiếc búa tạ để mang về. Gã cần phải đập bỏ bức tường ở nhà gã. Chúng vẫn lõa lồ chờ đợi gã mỗi đêm. Hoặc quét qua mắt gã sự phản chiếu bởi mặt trời buổi sáng tràn vào những ô cửa kính. Nhàm chán. Ý thức của gã cũng chỉ là một bức tường bị phong kín. Chúng được tạo nên từ máu và những sợi neuron thần kinh. Bức tường này, cũng đang cần được cứu rỗi, cần bị phá bỏ. Gã không cần biết lí do. Gã chỉ thấy rằng, nó cần được phá bỏ. Dù sao, điều đó giúp gã quên đi những ám ảnh từ bức tường trong tâm tưởng. Chúng đã tồn tại lâu quá rồi. Nhưng, gã vẫn chỉ là một thằng đàn ông tay không tấc sắt. 

3.

Sáng nay, gã không ra khỏi nhà. Gã nghỉ việc. Dù là ngày đầu tuần. Dù sếp của gã là một mụ đàn bà mắt hí, môi dày, đầu rất to, chỉ biết gào thét, rất hay nhìn đồng hồ, và chăm chăm theo dõi các nhân viên qua chiếc camera mới lắp. Gã không ghét bỏ gì cái con người ấy. Gã chỉ thấy buồn, thấy hài hước mai mỉa thay, xung quanh gã còn bao nhiêu kẻ bị những bức tường như thế ngăn cách và ràng buộc hàng ngày hàng giờ bởi một vài chiêu trò ủy mị kém cỏi? Gã đã cố tình nghỉ việc. Gã sợ gì sự ghét bỏ, dập vùi của kẻ khác. Gã sợ gì mụ đàn bà ấy. Gã từng hỏi bà ta về một cái chày bằng sắt. À, gã hỏi vu vơ. Và bà ta, dĩ nhiên cũng ngu ngơ nhìn gã chằm chằm như người từ hành tinh khác xuống. Gã không định giết người bằng cái chày sắt. Gã muốn đập bỏ bức tường trong phòng làm việc của gã. Kể cả những chiếc bàn giấy, chúng chiếm hết phần lớn không gian và được kê sát tường. 

Gã chưa bao giờ cảm thấy mình nên dành một yêu mến nào đó với những người đàn bà. Thi thoảng, gã nhíu mày khi nghĩ đến vợ. Nàng cũng là một người đàn bà, người đàn bà đang ở trong những bức tường cùng gã. Vậy mà, từ khi cưới nàng về, gã chỉ là một bức tường màu xám lạnh lẽo đối với nàng. Cuộc sống của gã và nàng nằm trong một vòng tròn khép kín, đơn điệu, nhàm chán. Buổi sáng, nàng đưa con gái đi học. Chiều gã đón về. Công việc được chia đều theo lịch ngày và tuần. Thời gian ở nhà, gã với nàng mỗi người một góc, như hai cái bóng quay lưng lại với nhau. Nàng không nói. Gã không mở miệng. Mối quan tâm chung của gã và nàng là đứa bé ba tuổi hồn nhiên líu lo kể chuyện về những gì diễn ra nơi ngôi trường của nó mỗi ngày. 

Những ngày cuối tuần, nàng và con về ngoại. Gã thường làm vài việc khá kì quặc. Gã sơn lên bức tường đó một màu đỏ quạch như phù sa châu thổ. Chán, gã lại đợi đến cuối tuần, vợ con đi khỏi, tiếp tục đổi màu bằng cách tẩy xóa nó đi. Màu sắc có thể gây nên sự phấn chấn và kích động khối não bắt nó phải làm việc, phải sáng tạo, phải tìm đường. Gã vẫn thường mơ về những thanh sắt. Chúng có thể đập vỡ bức tường của gã. Vài lần, vợ gã cũng để ý đến bức tường ấy. Nàng không nói một tiếng nào. Nàng xem đấy là thứ trò chơi kì dị của chồng. Nàng tôn trọng điều đó. Gã thầm biết ơn nàng. Nhưng, giữa nàng và gã vẫn có một khoảng cách rất lớn. 

Con gái gã bốn tuổi. Gã với nàng vẫn cách nhau một bức tường trong căn hộ thuê. Con gái gã khá xinh và ngoan. Nó giống mẹ. Chỉ có gã, chẳng giống ai. Ngày gã ra đời, những người đến thăm đều thì thào với mẹ: “nó chả giống ai”. Mẹ gã khóc ướt gối mỗi lần bà nội chì chiết: “nó chả giống ai”. Gã vào tuổi dậy thì, bà vẫn bảo: “nó chả giống ai”. Gã chẳng thể nào hiểu nổi. Bố gã nghiện rượu Tequila. Những lần bố uống say khướt, bò lết về nhà, và lải nhải với mẹ bằng những thanh âm lên men mà gã nghe thấy: “nó chả giống ai?”. Gã nhốt mình trong phòng. Gã tạo ra một bức tường kín mà không một kẻ nào có thể bước chân qua được. 

Gã chẳng thể giống ai. Rõ ràng là thế. Khuôn mặt này, từ đâu đến, gã phân vân đi tìm câu trả lời mòn mỏi gần như nửa đời. 

4. 

Gã quyết định rời xa nàng một thời gian, để tìm cách xóa bỏ những bức tường màu xám. Gã chuyển công tác. Nơi gã đến là một thành phố khá trầm, buồn. Sếp của gã cũng không phải là một mụ đàn bà sồn sồn mắt hí và môi dày, suốt buổi nhòm đồng hồ, lấm lét liếc dọc liếc ngang nhìn ngó vào chiếc camera để xem nhân viên của mình có trốn công sở hay chăng? Gã cảm thấy một chút hưng phấn nơi mảnh đất này. Có điều, những bức tường vẫn dựng lên trước mặt gã hàng ngày. Chúng mỗi lúc một cao ngất, đến mức ngập mặt gã. Đẩy gã chúi xuống tận cùng, khiến gã trở nên nhỏ bé như một lũ kiến. 

Gã nghĩ về người đàn ông độc thân. Cái thời gã nhiều mộng mê nhất, nhiều lí tưởng nhất. Cái thời gã ngây thơ hát vang những lời nhảm nhí trên giảng đường. Gã nghĩ về bức tường trong căn phòng của gã. Gã nhớ quán rượu Tequila của lão họa sĩ già.

Gã ít liên lạc với vợ, nhưng vẫn gọi điện đều đặn cho con gái. Cô bé kể về bức tường, kể về một vài thứ sắc màu mới mẻ, kể về một người đàn ông già thường xuyên đến nhà. Gã im lặng, như bức tường màu xám của gã vậy. Gã nghĩ, có lẽ cũng đã đến lúc phải đập vỡ nó. Gã muốn biết phía sau là thứ gì? Tâm hồn màu xám hay những ẩn ức giấu kín? Gã không thể hèn nhát mãi được. Bản năng của con người như những đợt sóng ngầm. Chúng chỉ giả vờ hiền lành, lặng lẽ và đợi chờ thời điểm để hóa thành cơn bão lớn, cuốn trôi tất thảy xuống đáy sâu vĩnh viễn. 

5. 

Mùa hè. 

Gã về thăm con gái. 

Sau đó sẽ là quán rượu Tequila. Vợ gã đã sơn lại bức tường. Chúng có màu vàng chanh. Như màu Tequila. Bất giác, gã thấy lòng mình dịu lại một chút. Cái màu vàng chanh khiến gã hào hứng với thứ cảm xúc khác lạ đang chảy tràn đâu đó. Gã hỏi con gái về một người đàn ông. Vợ gã im lặng. Gã nhìn thấy những bức tranh mới mẻ hình như vừa được treo lên tường. Bức vẽ chai Tequila và một cái cốc đập vào mắt gã. Trong chai Tequila là một bức tường màu xám xịt. Gã vẫn chỉ là một thằng đàn ông tay không tấc sắt. Nhưng, gã đã biết cách để đập vỡ những bức tường. Chúng sẽ hóa thành tro bụi sớm thôi. 

Gã đến quán rượu của lão họa sĩ già. Gã hỏi về bức tranh vẽ chai rượu Tequila. Lão rót một cốc đưa gã và nói: “Cậu nên đập bỏ chúng, sau khi uống nốt giọt cuối cùng”. Hóa ra, lão ấy biết gã muốn gì. Hóa ra, trong chai Tequila của lão là bức tường màu xám mà gã mong muốn được đập vỡ nó. 

Gã vẫn biết ơn nàng. Người vợ buồn khổ đáng thương của gã. Nhưng, lúc này, gã sẽ làm cái công việc ấy. Thay vì, đi tìm một thanh sắt, gã sẽ nhốt một bức tường vào chai Tequila và ném xuống sàn nhà.

The wall inside a bottle of Tequila

1.

He has a habit of downing a shot of Tequila each morning, to then stare at the wall. Before leaving the house for the office. Wherever he’s at, there’s a wall like that. Missing only the Tequila. The walls appear in all sorts of places. Except for the Tequila. He has to go to a bar. He would drop into a bar owned by an old artist.

He sat puzzling over, why, people would erect them in all shapes and sizes. Square, rectangle, triangle, and then lock themselves inside them. Maybe, they’re rather naive. Maybe, they’re rather dim-witted. Maybe, they don’t have enough courage to knock it down. A mate dropped by his place, seeing the freaky wall, chuckled, mumbling something ominous coming from the back of his throat, as though some sort of thick hellish resound escaped from a hole somewhere around the globe: “a mirror that does not reflect could still reveal the past and the future”.

Does he need a future? Does he like to know if the present is satisfying enough for him? The walls, they’re precarious, full of fantastical common delusions adopted by the natives of this land. He thought. They’re no different to him. They are dutiful oxen ploughing, quietly following each and every furrow from the sunrise till dark.

2.

The bar owned by the old artist also has these walls. They’re entirely plastered with a deep ash grey. Each time stepping into the bar, after a shot of Tequila, he starts to incoherently mumbles about something that fails to escape his throat. But, the old artist could still work out: “those flat smooth incarcerated faces”.

The flat smooth faces, he’s more than know, like some matter-of-fact rude existence, some kind of obstinate test, for a long time now. There’s nothing he could do. Yes, and neither could anyone dare to act, because within their grasp not an inch of iron. Clearly, when people want to destroy and get rid of anything, to the very least they need something hard. We all know that. He’s nothing but a man, hands devoid of iron.

Yesterday, only with great difficulty he opened the door to leave his house. He decided to look for something harder than the wall. For instance, iron rods, or a sledgehammer. They will help him break down the wall. He dropped into the familiar bar. He sat down on the stool at the bar. He called for a shot of Tequila. Then asked the old artist for an iron rod. The old man mumbled as he caressed the bottle of Tequila, pouring another shot. Downing it. Then, asked under his breath. Still about the iron rod or the sledgehammer. His words slow, stretched out: “Tequila again?”. As he spoke, he poured another shot. Downing it. The Tequila was hot, and each shot burning ran down his throat. As though someone was slowly pouring poison, the hot cleansing liquid dissipating disappeared gradually down into his intestines. The spirit assaulted his nostrils. But he couldn’t detect the taste of Tequila. Unconsciously instead, he detected the scent of coffee. It overwhelmed the alleys of his childhood, days riding home on his bike. Now remained are vivid hallucinations of a past without a beginning nor end, without a definitive movement of ever going back or moving forth. He remembered his daughter’s eyes smiling, hair a length across her back had once sworn to him. She’s left him for a while since he thinks. Separation is nothing but a mere afternoon in time. He knows, those afternoons shall never die.

The grey walls. No matter where he’s at, his eyes would be drawn to those grey walls. A fantastical excitement is induced in him through the flavour of Tequila. It turns out, he had once danced the mambo in a youthful bout of drunkenness. One shot of Tequila can turn him into someone passionate and full of life. Two shots of Tequila, three shots of Tequila, he’s drowning inside the grey walls. Still, he sits in the tiny bar, subdued by the grey walls.

The other places he’s been to, their walls were different from the Tequila bar and his house. They’re gaudy in exaggerated hues. He thought they were just trying to deceive their guests. But, to him, they’re all in grey. All hiding the underlying grey. The truth within some deliberately erected edifices was deceitfully deflected. Or perhaps they’re simply hidden behind grey walls. For instance, like tonight, here in this bar, he’s witnessed it for himself through the hazy light of the lamps in the shapes of chillies. The walls were bleeding colour. The wall dancing. The walls were drunk with Tequila.

Tonight, he won’t drink Tequila. He ordered a beer. Extremely bland and tasteless beer. With barely enough of a punch. Weak. A sound of something shattered on the floor. The old artist laughed hysterically, holding up the bottle of Tequila with a few drops left at the bottom of it before he took the last sip. Before he threw it at a grey wall. The noisy assault spread rudely across the bar room floor. Shattering. Adding a lemon Tequila yellow smudge on the wall. His eyes were blurry. He saw death like a curse released from generations long gone in a stroke across his grey wall, from within a knowing subconsciousness a possessed destiny.

Swaying, he stood up, and left the bar. The night swaying amidst a storm tearing across the sky, though the Moon and stars had made their appearances. And of course, he couldn’t find a single iron rod, nor a single sledgehammer. He needs to knock down the wall in his house. They were also very obviously waiting for him every night. Or were there across his eyes reflective strokes of morning light via the window pane. Boring. His consciousness is simply sealed walls. A creation of bloody neurons and nerve fibres. This wall also needed to be decimated, to be free. He does not require a reason. He just knows that it needs to be destroyed. No matter what, it has been in existence for too long. But, he’s still a man without an inch of iron.

3.

This morning, he didn’t leave the house. He took a day off even though it was the start of the week. Even though his boss is a woman with no eyelids, thick lips, big head, knows only how to shout not talk, continuously checking her watch, and fastidiously watches her staff through the new state-of-the-art security system. He has no time for those kinds of people. He thinks it’s sad, and hilarious, all around him are people closed in and divided by the walls every day every hour of the day by such small acts of limited sentiments? He deliberately took the day off. He’s not afraid of humiliation or abandonment. He’s not afraid of women like her. He has once asked her about attaining a steel pestle. Yes, an off-hand thoughtless query. The stupefied woman stared at him like he was from another planet. It’s never his intention to kill anyone with the steel pestle. He just wanted to smash the wall inside his office. Even the office table, it took up most of the room though it’s set against the wall.

He has no desire or affection for women. His brows would furrow with the sporadic thought of his wife. She’s also a woman, a woman living with him inside the walls. Yet, from the day they were married, he’s nothing but a grey wall to her. Their life is inside a closed circle, dull, monotonous. Each morning, she takes their daughter to school. Each afternoon he would pick the child up. The errands were fairly divided equally by the clock each week. At home, they’re both at their corner, two spectres with their back to each other. She does not speak. He never opens his mouth. They share one single concern, the chatter of an innocent three-year-old with stories of what happened at school each day.

At the end of each week, she and the child visit her parents. He would be up in his odd ways. He paints his wall with a bright red delta alluvial hue. Bored, he would wait till the end of the week, after his wife and daughter left, he continues to change the colour by erasing the latest colour. Colours induce in a person’s mind the desire to function, create, seeking release. He often dreams of the metal rods. They have the power to destroy his wall. A couple of times, his wife did glance at the wall. She never utters a word. She sees it as his odd hobby. She respects it. And he’s quietly thankful. But, the separation between them is rather extensive.

Their daughter is now four. He’s separated from her by a wall in the rental property. His daughter is rather pretty and obedient. Like her mother. But for him, he’s nobody. When he was born, people visiting his mother would note quietly: “he doesn’t look like anyone”. His mother would weep miserably each time her mother-in-law complained: “he doesn’t look like anyone”. He will never get it. His father can’t live without Tequila. Each time his father was so drunk, he staggered home, always blabbering something incoherent, but to him, it sounded like: “he doesn’t look like anyone?”. He would then lock himself in his room. He’s built a wall so thick; no one could surpass it.

He’s a nobody. It’s clear. This face came from where he puzzled over it, looking for an answer it seems for nearly half of his life.

4.

He made up his mind to leave her for a while; he wants to find a way to destroy the grey wall. He moved to a different branch. His new office was in a rather sombre, and sad town. His boss is no longer an overweight middle-aged woman with single eyelids and thick lips, constantly looking at her watch, constantly looking sideways at the security screens, watching her employees trying to skip work or not? He was a little excited about the new surroundings. Except, the walls kept appearing in front of him every day. They’re sometimes so big, to an extent where they overwhelmed his entire line of vision. Impelling him down a level, that made him feel like an ant.

He ponders about being single. The peak of his aspirations, was when he was the most inspired. A time when he innocently sang out loud lumbering nonsense in the middle of the road. He thought of the wall in his room. He misses the Tequila bar owned by the old artist.

He hardly spoke or contacted his wife, though he would regularly ring and talk to his daughter. The little girl mentioned the wall, spoke about the new colours on the wall and spoke of regular visits from an old man. He was as silent as his grey wall. He thought, maybe it’s time he breaks it. Does he want to know what’s behind it? The greying spirit or hidden regrets? He can not be a coward forever. The human instinct is like an underwater current. They’re only pretending to be calm, but are quietly waiting for the moment to turn into a tsunami, pulling along with it everything into the depths of forever.

5.

Summer.

He returned to visit his daughter.

Then dropped by the Tequila bar. His wife has repainted the walls. They’re now a lemon yellow. Like the colour of Tequila. Not knowing, allowed him to feel that bit calmer. Out of nowhere an odd excitement overwhelmed him in light of the lemon yellow. He asked his daughter about the man. His wife was completely silent. There were various fresh paintings hanging on the wall. A painting of a bottle of Tequila and a shot glass smack bang caught his eye. Inside the bottle of Tequila was a dark grey wall. He’s still a man without an inch of iron. But, he now knows how to destroy the walls. They shall all soon turn into ash.

He dropped into the bar owned by the old artist. He asked about the painting with the bottle of Tequila. The old man poured him a shot and said: “Son, you should destroy them, after swallowing this last drop”. It turns out, the old man knew. It turns out, inside the old man’s bottle of Tequila was a grey wall that he had wanted to destroy. 

He’s indebted to her. His beloved wife. But, for the moment, he has to act. Instead of trying to find an iron rod, he will lock the wall inside a bottle of Tequila and smash it on the tile floor.

(May 2020)


Trần Băng Khuê
Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.
%d bloggers like this: