Humanised

In Vietnamese by Lê Vĩnh Tài
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương trâm

Once humanised, the soul will glide across the surface of the water, liberally, full speed ahead. The body moves aside, like soil and water, like ashes and nothingness.

If the soul is a storm, then the body is the rain from those clouds? Ego is formed from curiosity, the beginning of the acknowledgement of the unconsciousness. And intuition, ever present, but not always acknowledged. In general we are thoughtful creatures but when it comes to making decisions we act solely on impulse. We have no idea how these emotions  have led us to react in such a way.

Human beings call upon their intuition so they may fly, since the past holds its weight, once they can fly, humanity will have time to think of their future. The future is not an echo of intuition, since intuition is not the present.

I’ve intuitively accepted you before I met you. It felt as though we’d already wandered together through the roads of a tiny town. The roads in a mountainous town with constant warning signs of dangerous slippery turns ahead, drive carefully since there are so many blindspots. Carelessness means you will needlessly lose your life. 

I can not wait for you. I will find someone to grow old, and when there’s a knock on my intuition, I will not argue, I will listen to the tiny flame.

___

September 2022

_

TRỞ THÀNH CON NGƯỜI

khi trở thành con người, linh hồn sẽ bay lượn trên mặt nước, ào ạt và phóng khoáng. Thân xác tách ra, như đất và nước, như cát bụi và hư vô.

nếu linh hồn là một cơn bão, thì thân xác là cơn mưa của những đám mây? Cái tôi được tạo ra từ sự tò mò, bắt đầu nhận thức về vô thức. Và trực giác, luôn tồn tại, nhưng không phải lúc nào cũng được thừa nhận. Chúng ta từng suy nghĩ rất kỹ lưỡng nhưng khi đưa ra quyết định chỉ vì chúng ta cảm thấy. Chúng ta không biết tại sao cái cảm giác ấy lại khiến chúng ta hành động theo nó.

con người kêu gọi trực giác để bay, vì quá khứ là trọng lượng, và một khi đã bay được, con người sẽ nghĩ về tương lai. Trực giác không nói về tương lai, dù nó không phải là hiện tại.

bạn đã xuất hiện trong trực giác của tôi trước khi bạn xuất hiện trước mặt tôi. Tôi cảm nhận chúng ta đã lang thang hết những con đường của một thị trấn nhỏ. Những con đường trong thị trấn vùng núi luôn cảnh báo về những đoạn uốn cong nguy hiểm, lái xe cần cẩn thận điểm mù và trơn trượt. Bạn đừng liều mà mất mạng oan.

tôi không thể chờ đợi. Tôi tìm một ai đó để già đi, và khi trực giác của tôi lên tiếng, tôi sẽ không tranh luận, tôi sẽ lắng nghe một tia lửa.


Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

những vì sao vần ồn

A conversation with Mr. Tran.

I had addressed the elephant in the room: “những vì sao vần ồn”;“all the stars that rhythm with ồn”, my translation faux pas this past week. Since perhaps in learning you will teach, and in teaching you will learn. “Ồn” here rhymes with a misogynistic crude description of the female genitalia I’m mortified to even spell out in English. Hence, the ongoing joke in Vietnam that you should never write a poem rhyming with “ồn”. I’ve learned all these interesting facts on Google, thank you Google. But what was never apparent to me was the idea of asking my husband, and he of course is the only man I could possibly ask to explain such a demeaning word. Ironically he learnt of the term a few years back from older Vietnamese golfers, as the term was casually passed around while they swung their skinny sticks at tiny tiny balls. My husband, being a shy man, never asks, he puts the pieces together on his own, oh so  “L” and “ồn” means c…, the word has little meaning to him. Lots of Vietnamese words have little meaning to him, since disgust is expressed in his first language which is English. We giggled, he and I, repeating the word over and over again “L.., l.., l..” in the car during our drive to work. 

I’m disappointed in my lack of knowledge, but I’m more disappointed in the way a young Vietnamese female teacher was implicated in such a derogative and misogynistic manner. She in her naivety wrote a poem on pride and love of country, in a moment inspired. I’m guilty of condoning such vicious online bullying the past week. Because of the men, they are strong. The men, they are brave. The men, wise and full of wisdom and intelligence. Congratulations to these wonderful men with their shiny long sticks and hard round little balls. This young woman, she shouldered it all. Alone. On her own.

January 2021


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Shani, my best friend

Tôi là một người may mắn vì đã hiểu và cảm nhận được cả hai khía cạnh, một là chưa từng và hai là người đã từng nuôi chó. Mất Shani đã ảnh hưởng tôi một cách sâu sắc vượt luôn cả sự tưởng tượng của tôi, nhưng tôi sẽ hiểu là khi bạn chưa từng có một chú chó bên cạnh, bạn sẽ không bao giờ hiểu được ý tưởng tình bạn đẹp này của tôi.

Shani, loại chú chó chăn cừu của Đức, luôn luôn yêu tôi vô điều kiện cùng luôn luôn phản hồi liên tục một cách tích cực, nàng là nhân vật đã dạy tôi cách đá bóng – ồ, tốt đó, thử lại nào, bạn thất bại không phải là một vấn đề, tôi vẫn yêu bạn, chúng ta có thể thử lại một lần nữa, hôm nay hay ngày mai cũng được. Tôi sẽ đợi bạn.

Ở tuổi 50, cuối cùng tôi đã học được cách đá bóng nhờ tình thương vô điều kiện của Shani. Tôi biết bạn không hiểu, tôi biết bạn không hiểu tại sao tôi nghĩ chó tốt hơn người, tôi biết bạn không hiểu tại sao tôi không thích khi bạn so sánh con người với chó một cách không hay, nhưng không sao, tôi tin rằng một ngày nào đó bạn sẽ nắm được bản chất thực sự của một con chó.

Một con chó hung dữ luôn luôn là vì ảnh hưởng bản chất của những người đã nuôi chúng, giết chúng, làm thịt chúng. Một chú chó vĩnh viễn là một đứa trẻ hai tuổi, nó luôn luôn muốn ở bên cạnh bạn, để yêu thương bạn. 

Tôi biết bạn không hiểu, nhưng cũng không sao, ở bạn tôi luôn lưu lại những hy vọng và niềm tin.

Viết đây để thương nhớ đến Shani, bạn thân nhất của tôi.

I’m blessed to have been on both sides of the coin when it comes to having a dog in my life. Losing Shani has profoundly affected me more than I could ever imagine, and I understand if you have never had a canine as a companion you will never be able to grasp the idea of this beautiful friendship.

Shani, my German Shepherd has loved me unconditionally with constant positive feedback, she was the one who had taught me how to kick a soccer ball – oh, that’s okay you can try again, I love you and it doesn’t matter if you fail, we can try again if not today, then later. I can wait.

Into my fifties and I’ve finally learned how to kick a ball thanks to the unconditional love from my dog. I know you don’t understand, I know you don’t understand why I believe dogs are better than people, I know you don’t understand why I’m so defensive when you compare people to dogs in a derogatory way and that’s okay, I have faith that one day you will grasp the true nature of a dog.

A violent dog is always the nature of the human who has been such an example, a dog a perpetual two-year-old child who always wants to be with you, to love you.

I know you don’t understand, and that is okay, because within you is my faith and hope.

In loving memory of my best friend, Shani.

Trâm

May 30th, 2021


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

FIGHT

I’m not a, particularly positive person, more pragmatic than anything, but hell may freeze over before the numeral ZERO will ever stop me!

Fuck that!

Never say die!

I have watched my children, those who came from my loins and those who have not, struggle day after day with this depressing economy to find a job, let alone those who are near and dear to me losing their livelihood LITERALLY over a poem!

I don’t have the answer, I just know that I should not give up. If I refuse to give up. Perhaps then my children will NEVER give up. Those around me WILL NOT give up.

Defiance is NOT reserved for the RICH or the STRONG. Defiance is reserved for those who are the littlest of us, DEFIANCE is reserved for those who are willing to FIGHT.

So FIGHT. Fight for it. Fight for your job, fight for YOUR VERNACULAR!

FIGHT!

—-

May 2022

Tôi không phải là một người đặc biệt tích cực, thực dụng thì đúng hơn, nhưng địa ngục có thể đóng băng trước khi con số ZERO có thể ngăn tôi lại!

Quá chán!

Huống chi nói đến chuyện thất bại, tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc!

Tôi đã chứng kiến những đứa con của tôi, những đứa trẻ đến từ cơ bắp của tôi và những đứa không phải là của tôi, chúng đã phải vật lộn ngày này qua ngày khác với nền kinh tế đang suy sụp này để tìm việc làm, huống chi những người gần gũi và thân yêu của tôi mất đi sinh kế NGAY LẬP TỨC chỉ vì một bài thơ!

Tôi không có câu trả lời, tôi chỉ biết rằng tôi không nên bỏ cuộc. Nếu tôi không chịu bỏ cuộc. Có lẽ khi đó các con tôi sẽ KHÔNG BAO GIỜ bỏ cuộc. Những người xung quanh tôi SẼ KHÔNG bỏ cuộc.

Sự thách thức KHÔNG dành riêng cho những người GIÀU CÓ hay MẠNH MẼ. Sự thách thức dành riêng cho những ai nhỏ bé nhất trong chúng ta, SỰ THÁCH THỨC dành riêng cho những người sẵn sàng CHIẾN ĐẤU.

CHIẾN ĐẤU đi chứ. Chiến đấu vì nó. Chiến đấu cho công việc của bạn, chiến đấu cho NGÔN NGỮ CỦA BẠN!

FIGHT!


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Why do I like Poetry?

I was obsessed with poetry as a child, why do I like poetry? Is it because in loneliness Poetry was the only one there for me?

I don’t know, all I know is that Poetry never fully reveals itself. A source of endless inspiration. I have wept heedlessly because Poetry refuses full disclosure. I have laughed out loud because Poetry denies me, its true self. 

In the end, I’m left hovering over a blue horizon that’s sometimes grey and sad. Poetry is stubborn, refusing the end. Oh gosh the epic ode.

Is my curiosity the fault in Poetry?

_____

Heh Heh, translating so much of poetry by Lê Vĩnh Tài, I wonder sometimes if they’ve taken possession of me? The verse sounds a little like LVT? In truth, more than that: why lê vĩnh tài’s poetry?

Tại sao tôi thích Thơ nhỉ, tôi đã mê thơ từ nhỏ. Có phải là vì những lúc cô đơn nhất, chỉ có mình Thơ là nguồn an ủi của tôi?

Tôi không biết, tôi chỉ biết là Thơ không bao giờ nói hết. Là một nguồn cảm hứng vô hạn. Thơ làm tôi khóc một cách vô lý vì Thơ không nói hết. Thơ làm tôi cười một cách hồn nhiên vì thơ không nói hết.

Cuối cùng là tôi cứ mãi lơ lửng đâu đó trên một bầu trời lúc thì xanh lúc thì xám xịt u ám. Thơ cứng đầu, không bao giờ muốn kết thúc. Ôi trời cả một trường ca.

Sự tò mò của tôi là lỗi của Thơ ư?

_____

Hì hì, dịch quá nhiều thơ của nhà thơ Lê Vĩnh Tài, có bao giờ bị thơ của ảnh nhập vào tôi không nhỉ? Khúc văn, hơi LVT? Thật ra, hơn đó nữa là: tại sao thơ lê vĩnh tài?

July 2021


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Boo 7

February 23, 2023, after the pandemic.

Boo à,

Lâu rồi kìa, mong là tiếng Việt của tôi bớt lạ hơn là những lá thư đầu tôi đã viết cho anh với những con chữ gà bới của mình. Mà nè, “lạ” là cách họ khen nhau bây giờ, chứ không như ý của anh là chê ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi. 

Kiếm việc gì làm thôi anh ạ, hôm nay cả thơ cũng không đem lại cho tôi một chút hy vọng. Vậy, tuyệt vọng là gì? Là treo cổ mình đủng đẳng từ trần nhà ư? Khi tôi đã ngồi tưởng tượng ra thảm cảnh ấy, tôi đã bật ra cười. Làm cách nào nhỉ? Để chúng ta có thể chọn một cái chết thật là êm ái, để lại một chuỗi kỷ niệm tận cùng tuyệt vời, những hình ảnh đẹp nhất của ta. Tại sao sự chết phải mãi mãi là một sự tuyệt vọng u tối? 

Sự chết trong tôi đẹp như những nốt nhạc vụng về của con trai đầu lòng tôi chơi lần đầu on the cheap keyboard we bought for our children, nó đầy hy vọng giữa những sự ồn ào nhọc nhằn của cuộc sống. Sự chết phải đẹp như vậy chứ?

February 26, 2022

Boo à,

Đừng buồn boo à, chiến tranh đến tận bờ ta. Boo à đừng buồn mà, đừng buồn tuổi thơ ta. Chiến tranh về tràn ngập tuổi thơ ta…

Ôi chiếc cọ miếng canvas trắng toát mồ hôi. Còn tôi còn boo mà. Ta còn nhau mà, bên nhau một bầu trời trắng toát nước mắt của cha mẹ ta.

Tay tôi, vai tôi lạnh, là đá. Ta sẽ luôn tồn tại mà boo ơi.

Nắm chặt chiếc cọ boo à, để yên nước mắt rơi… 

Trâm.


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

thi sĩ

Sáng sớm nướng thêm không nổi, tôi đi kiếm ông bà ngoại của tụi nhóc để quấy rầy. Theo cách xem tử vi của ba tôi thì đúng thật, tôi có rất nhiều quý nhân phù trợ.

Thực tế thì, trong ba năm nay kinh tế xuống vì đại dịch, tôi tự nhiên rảnh, nên SONGNGUTAITRAM.ORG ra đời một cách vô cùng dễ dàng. Tôi chắng tốt gì. Chỉ vì tôi không hiểu ngồi yên là gì. Trong những “beginnings” tôi cũng không hiểu thế nào là một blogger, thế nào là biên tập viên. Tôi chỉ muốn chữa bệnh mù chữ của mình. Mù không dành riêng cho ngôn ngữ của mẹ, mà văn ngôn bặp bẹ Anh ngữ của mình. Những dở dang của ngôn ngữ lẫn vào nguồn gốc mờ ảo của bản thân tôi. Tôi là ai? Ôi cliché làm sao.

Nếu ta là ai, thì ai biết? Tôi thường xuyên kiểm xoát lại bản thân mình, xóa đi những gì không phù hợp, không cần thiết, không bổ sung hành trình học vấn của mình. Chỉ có học tôi mới hiểu tôi hơn. Danh vọng đối với tôi là một món phiền não mệt mỏi, tôi không thích, nhưng sự mâu thuẫn lại nằm trong mong muốn của mình là được nghe, I wanted my voice to be heard. Khổ. Không chỉ vì nữ quyền, tôi muốn thay đổi cả sự công bằng trong ngôn ngữ của bạn. 

Hôm nay tôi viết những lời chia sẻ này hình như cho tôi hơn là cho bạn, một cách tập đánh vần. Hơn đó nữa là để cám ơn dịch giả và nhà thơ Vũ Hoàng Thư, chủ biên của VĂN NGHỆ BIỂN KHƠI, đã không chỉ chia sẻ những bài thơ của tôi, mà lần đầu tiên trên đời mình vì nhà thơ VHT mà mình được làm “thi sĩ”. Ô kìa, thơ Nguyễn Thị Phương Trâm. 

“Thi sĩ” là ước mơ đẹp nhất của đời tôi. Khổ, vì vậy, ngày nào dịch thơ của nhà thơ Lê Vĩnh Tài là những giây phút ganh tị với những dòng chữ của chàng. Sáng nay đi khoe những bài thơ của tôi được đăng trên Biển Khơi, thì ba tôi lại nói – anh Tài dịch thơ của con hay quá, hay hơn bài gốc bằng tiếng Anh của con, ba rất thích. Chết tôi chưa.

Thật ra, nếu không vì ngôn ngữ như thơ của Thiện làm gì có thơ của Lê Vĩnh Tài, làm gì tôi được đến với những dòng chữ tuyệt vời của bạn. 

Cám ơn bạn, cuộc đời tôi đã tăng hoa vì bạn.

Trâm


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

live and write like people in exile

A critical assessment in Vietnamese by Nguyễn Hưng Quốc
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm


Vietnamese literature in exile is more or less the result of us constantly looking back; “In search of lost time” like Proust, letting go of a rich culture “miệt vườn” is no way easy task, it requires conviction and aptitude.

When Vietnamese literature overseas is treated as an extension of South Vietnamese Literature prior to 1975, whether it’s a reality or not, it’s still a precarious disposition.

Number one, the most obvious precarious disposition specifically is that it’s extremely difficult to accept what is new no matter how objective, we’re so privileged with all the means that doing nothing still leaves our compatriots in Vietnam drooling. Yet there are no pioneering writers amongst Vietnamese overseas, a soccer game with only defenders and lots of goalkeepers is a bizarre and despairing disposition.

We are full of contradictions: we adore the West but are afraid of being tarnished; we are proud of our cultural heritage but we are endlessly critical of the colourful segregated Vietnamese communities scattered around the globe, Bolsa in the States, District 13 in France, Footscray and Cabramatta in Australia.

We are unduly suspicious and too quick to disregard the great writers in Vietnamese who are more or less influenced by the West, and more curious about young writers who write in English or French with no promise of true talent.

Literature void of excellence is of little value except for it being published in scattered publications. 

Thus, being on the sidelines means the writer is in a position furthest from their readers, “fame” is then an illusion, we’re at best “famous” in a small community or amongst friends and acquaintances.

The answer is already there in Nguyen Mong Giac’s question. When he was a writer in Vietnam, the constant resounding response from readers had the ability to create “wonderful (or bizarre) resounding responses which had the ability to take both the author and the work on a new adventure.” While overseas there are no such resounding responses? Overseas, publishing an article in a newspaper or published book, it’s like talking down a disconnected telephone line. The silence. Not a single sound, not a word of criticism, or even a curse. Complete silence.

Writing, in the past, was a title; later, it became both title and profession, but in reality, there is no title in the end. Writing overseas has become an impotent and powerless venture./.

October 2021

 NB.

  1. Looking back, not being able to let go, and the resistance and acceptance of the change.                                                    
  2. Contradictions: The West’s influence versus retaining our cultural Eastern heritage. Great Vietnamese authors are being marginalised by a “banana” generation of writers, praised with no guarantee of success.
  3. Literature void of excellence has no future. 

Sống và viết như những người lưu vong

Nguyễn Hưng Quốc

Trong tập Du côté de chez Swann của Marcel Proust, mặc dù nói là đi tìm thời gian đã mất (A la recherche du temps perdu), nhân vật chính chỉ loay hoay tìm kiếm mãi hình ảnh một cái làng, làng Combray. Bởi vậy, nghĩ cho cùng, văn học lưu vong nào cũng ít nhiều mang tính chất “miệt vườn”. Giũ bỏ tính chất “miệt vườn” ấy bao giờ cũng là một thách đố lớn cần nhiều quyết tâm lớn và tài năng lớn.

Từ kinh nghiệm này, chúng ta không nên khinh thường nhận xét đã được nhiều người phat bleu: văn học hải ngoại là cánh tay nối dài của văn học miền Nam trước năm 1975. Nêu điều đó chưa phải là một hiện thực thì ít nhất nó vẫn là một nguy cơ.

Nguy cơ rõ nhất và cụ thể nhất là việc tiếp nhận cái mới trở thành vô cùng khó khăn dù về phương diện khách quan, chúng ta có đầy đủ tất cả những điều kiện cần thiết khiên những người trong nước phải thèm thuồng. Ngoái về quá khứ, cac cây bút lưu vong ít khi đóng được vai trò tiên phong. Nêu ví nên văn học hay văn nghệ hải ngoại nói chung VỚI một trận bóng đá,’ thì đó là một trận bóng thường chỉ có các hậu vệ và thật nhiều thủ môn, đó chiến thắng được tính bằng những lần bắt bóng chứ không phải bằng những lần làm bàn. Một trận đấu kì dị. Quái gở. Và tuyệt vọng. 

Chúng ta đầy mâu thuẫn: chúng ta vừa sùng bái Tây phương lại vừa sợ bị Âu hoá; chúng ta vừa hết lời ca ngợi truyền thống văn hoá dân tộc lại vừa không ngớt đay nghiến, bỉ thử nếp sống đậm màu sắc truyên 

thống của cộng đồng người Việt khu Bolsa bên Mỹ, khu Paris 13 bên Pháp hay khu Cabramatta và Footscray úc; 

…Chúng ta thường nghi kỵ một cách quá đáng những nhà văn viết bằng tiếng Việt chịu ít nhiều ảnh hưởng của Tây phương dù đó là những tài năng lớn trong khi chúng ta lại vồ vập một cách quá đáng một số cây bút trẻ viết thẳng bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, dù chưa có gì hứa hẹn đó sẽ là những tài năng thực sự. 

Đi vào một sinh hoạt văn học không phải của dân tộc mình, người ta, nếu không phải là một đỉnh cao thì rất dễ có khả năng sẽ không là gì cả ngoài cái việc được đăng tải và được xuất bản. 

Sự kiện đứng bên lề và sự kiện xa cách tuyệt đối với độc giả khiến khái niệm “danh vọng” trở thành hão huyền: ngay cả những người xuất sắc nhất trong chúng ta cũng chỉ “nổi tiếng” trong một phạm vi thật nhỏ, chủ yêu với một nhóm bạn bè và những người quen biết.

Trong câu hỏi của Nguyễn Mộng Giác đã có sẵn câu trả lời. Thời ông cầm bút Việt Nam, những tiếng vọng liên tục từ phía độc giả có khả năng tạo nên những “dư âm kỳ thú (hay kỳ dị) đưa cả tác giả lẫn tác phẩm vào một cuộc phiêu lưu mới.” Còn hải ngoại thì làm gì có những tiếng vọng như thế? hải ngoại, đăng một bài viết trên báo hay in một cuốn sách, nhiều lúc ngỡ chừng như nói vào ống điện thoại chưa nối đường dây. Lặng ngắt. Không nghe gì cả, kể cả một lời chê, một tiếng chửi, cũng không có. Hoàn toàn lặng ngắt. 

Viết văn, ngày xưa, là một danh phận; sau này, vừa là một danh phận vừa là một nghề nghiệp. hải ngoại, viết văn không thể là một nghề nghiệp mà trên thực tế, cũng không còn là một danh phận. Viết văn trở thành một cách hành lạc đau đớn của những người bị bất lực ở hải ngoại hiện nay. 

Sydney Opera House, Australia

Nguyễn Hưng Quốc, born Nguyễn Ngọc Tuấn in 1957, in Quang Nam, Vietnam. The linguist, critic, writer, and poet is currently living in Victoria, Australia.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

%d bloggers like this: