songngutaitram

Today marks the end of the journey for songngutaitram.org . Thank you anh Lê Vĩnh Tài , for holding my hand for the entire two years throughout this journey. It is because of you I am able to stand on my own, two extremely sensitive feet alone on nguyenthiphuongtram.com.

Christmas is always a sad time, as I watch my parents miss their home in a land they will never return, I find myself thankful for you. Those who have quietly helped me on my journey of trying to find my vernacular. My vernacular is the words spoken in the half-light of dawn, between my mother’s tongue and that of a country that had nurtured me into a good citizen of use to society, and I have loved you always from the moment I had set foot on your land.

I accidentally bumped into you, and ever since you have been my light.

Nguyễn Văn Thiện Chư Mang Kể Chuyện, you have given me the spirit of your writing, and your enduring patience, you are my teacher and my friend. Đinh Trường Chinh, you have given me a lifetime of art and unquestionable friendship. Anh Phan Nhiên Hạo, thank you for your fair dinkum straightforward advice, you should have been an Australian not American, I am always appreciative of your blunt honesty, thank you for taking me on when my work was below par. Thank you anh DQ Do, for bringing my journey to light, thank you for your piece of critique of my translation, I will never forget such an honour though it pained me. Thank you anh Vũ Hoàng Thư for seeing me for who I am, thank you for seeing myself in you. Thank you Phan Quỳnh Trâm  for being there from the beginning of my journey into your world, thank you for your subtle way of telling me how much you love me through your messages of songs on the days all I want to do is cry, and of course for officially introducing me to anh Nguyễn Hưng Quốc. Thank you anh Nguyễn Hưng Quốc for entrusting me with your first books of poetry, it is an honour, your resounding acknowledgement has always been my dream, your lifetime of literary work is unmatched by any author, but it is your poetry in the most frustrating of times saved me from killing those who want to hurt those I care about, my intention has never been to finish the translation of those 909 poems. But, all journeys must end.

I’m most thankful for my family, my beautiful parents who are my daily inspiration, they have given birth to a troubled and sensitive child they didn’t know what to do with(they should have just fed me wine from birth), I could never forget my siblings, without their rivalry, I am not the person I am today. Last, but not least, I must thank my beautiful husband and children, I would never have been able to survive anything at all without you, I love you, and I am so proud of you, you are what makes me whole.

Merry Christmas,

Trâm

December 20, 2022


Hôm nay đánh dấu sự kết thúc của hành trình songngutaitram.org . Cảm ơn anh Lê Vĩnh Tài đã nắm tay em suốt 2 năm đi hết chặng đường này. Nhờ anh mà em có thể đứng một mình, một mình bằng hai bàn chân vô cùng nhạy cảm trên nguyenthiphuongtram.com.

Giáng sinh luôn là khoảng thời gian buồn, khi tôi được bên cạnh bố mẹ tôi, chứng kiến nỗi nhớ của hai ngài dành cho một quê hương mà hai ngài sẽ không bao giờ trở lại, tự nhiên tôi thấy mình rất muốn tri ân các ân nhân của mình. Những người đã âm thầm giúp tôi trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ của mình. Ngôn ngữ của tôi là một ngôn ngữ thốt ra trong ánh sáng mờ ảo giữa sự bình minh, giữa tiếng mẹ đẻ của tôi và tiếng nói của một đất nước đã nuôi dưỡng tôi thành một công dân tốt cho xã hội, và tôi đã luôn yêu mến mảnh đất này từ ngày đầu tiên tôi đặt chân lên miền đất lạ. 

Tôi tình cờ gặp bạn, và kể từ đó bạn đã là ánh sáng của tôi.

Nguyễn Văn Thiện, anh đã mang lại cho tôi một tinh thần bền bỉ kiên nhẫn trong sáng trong sự sáng tác, anh là một người thầy và là một người bạn tôi vô cùng quý mến. Đinh Trường Chinh, anh đã đem lại cho tôi cả một cuộc đời nghệ thuật và tình bạn không thể nghi ngờ. Anh Phan Nhiên Hạo, tôi luôn tri ân những lời khuyên thẳng thắn công bằng của anh, đáng lẽ anh phải là người Úc chứ không phải là người Mỹ, tôi luôn đánh giá cao sự trung thực thẳng thắn của anh, cảm ơn anh đã tiếp nhận tôi khi công việc của tôi làm còn dưới mức trung bình. Cảm ơn anh DQ Do đã đưa hành trình của tôi ra ánh sáng, cảm ơn anh đã phê bình bản dịch của tôi, dù nó làm tôi đau lòng đến mức nào đi nữa, tôi sẽ không bao giờ quên niềm vinh dự đó. Cảm ơn anh Vũ Hoàng Thư đã cảm nhận được con người thật của tôi, cảm ơn lòng đồng cảm của anh. Cảm ơn Phan Quỳnh Trâm đã là người luôn bên tôi từ bước đầu tiên của cuộc hành trình của tôi vào thế giới của em, cám ơn những bài hát đầy tình yêu của em trong những ngày tôi chỉ muốn ngồi một chỗ ôm đầu và khóc, và thêm đó nữa, em đã là một người chính thức giới thiệu tôi với anh Nguyễn Hưng Quốc. Cảm ơn anh Nguyễn Hưng Quốc đã giao lại cho tôi những tập thơ đầu tay của anh, đó là một điều thật vinh dự đối với tôi, sự ghi nhận vang dội của anh đã là một mong ước của tôi, văn chương để đời của anh tôi nghĩ, không tác giả nào sánh kịp, nhưng thơ của anh là sự cứu rỗi của tôi trong lúc uất ức nhất, trong những giây phút tôi muốn giết những kẻ đã làm tổn thương những người thân của tôi, ý định của tôi chưa bao giờ là dịch cho xong 909 bài thơ của anh, tôi chỉ muốn kéo dài càng lâu càng tốt. Nhưng, cuộc hành trình nào rồi cũng phải có sự kết thúc.

Tôi muốn cám ơn cha mẹ tuyệt vời của tôi, hai ngài là nguồn cảm hứng hàng ngày của tôi, hai ngài đã sinh ra một đứa trẻ rắc rối và nhạy cảm mà hai ngài nhiều lúc không biết sử thế nào và phải làm gì với nó(lẽ ra hai ngày nên thay rượu với sữa cho tôi từ ngày đầu lọt lòng mẹ chăng), tôi không bao giờ có thể quên mấy chị em của tôi, nếu không có sự cạnh tranh chiến đấu của họ, thì tôi làm gì có một ngày như hôm nay. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, em cảm ơn chồng và hai con, mẹ không cách nào tồn tại nếu không có hai con và ba, I love you, and you are what makes me whole. 

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

In today’s time, should poetry be “hard” to read or hard to post?

A poem in Vietnamese by Lê Vĩnh Tài
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm


IN TODAY’S TIME, SHOULD POETRY BE “HARD” TO READ OR “HARD” TO POST?

1. I have never made a conscious decision to write a poem.

The random story or dream grabs a hold of me and “makes” me write them down. Perhaps this is why I usually jot everything down at such a rapid rate. I always feel rather wishy-washy when I’m confined to “structure” in a poem. The idea of how to write a poem is rather an odd concept to me, not any kind of meaningful experience. It is nothing but a reaction to a current event, with what has just happened, to thereafter no longer be affected by it, and that is all. This is the reason why I thoroughly enjoy the absurdity of the creative process. Such absurdity I believe should also be passed on to the reader. It’s exhausting how he puts everyone through trials and tribulations to then in the end mean nothing. The poet could never truly hide. Not just wisdom alone but the poet’s view of the world. If he alone can not express his thoughts then who can? Faced with the corrosion of this life, as the inspirations dry up, fall back on regrets, in an attempt to clumsily add colour…

Since there is the need for the integration of inspiration with the idea of obscurity, the poet must instil within his work adoration and hate. I like the poets who via their beliefs and ideals attract the reader, not via useless constructs and murky waffling. 

As for me, I believe the poet’s subtlety is the cause of what is “hard” in poetry today (as for any other times, I don’t know), if possible, it should be hard to post, not hard to read. On top of it, no one dares to place poetry in a category of frivolity, but life is consistently hard and exhausting, reading poetry is a way to “exonerate/neutralise” the hardship of making a living. Hence, the reader must be able to extrapolate what they call love and bitterness (certainly within the poet’s “ tussling” vernacular). The useless murky waffling of a poet only makes the reader lose interest not because it’s “hard” but because he failed to deliver what the reader actually wants. Exclusively, used to be the thrills of writers, but it’s probably about time the poet takes up the responsibility. It’s not illogical that people are not simply sick and tired of such melodic arbitrary meaningless verses, they are in fact (more so) resentful. What is “hard” in poetry should deliver a life changing parable within the constraints of editorial censorship. People are still able to wander through the poems filled with open doors, what’s “hard” in poetry will never turn it into a product of mass consumption. The poet who manages what is “hard” to do in poetry may be able to instil life into fiction, be it delicately or with the utmost cruelty, life is still worth living and within one’s grasp. The reader wants the poet to leave aside the distant hopes and fear of religion with its fairness of heaven and hell for the next life.

2. I can not find any kind of barriers between any reader and the current “new generation of poetry”. Nor are there in fact any kind of barrier in general. Perhaps there may be a few barriers, but it’s not something he has directed at poetry itself, but these are barriers outside of its involvement. No one wants to listen anymore. The advancement in society has rendered the horse blinkers on the reader obsolete and the poet is no longer confined to any kind of technique or tenet. Happiness is when the reader walks away from a poem with the lingering meaning in their head, even when such joy is threatened by the murkiness of incomprehension because of all the hidden meanings in the poem, which the poet had heedlessly instilled.

I have always believed poetry is the sighting signature of sadness. It’s the reason for the poet’s continual dream, continual writing, continual reasoning of the human fate that had in the past to now continued to be corroded and chipped away by cruelty, time… and in the end death.

The aim of the fancy meaningless wordplay in poetry makes all of us doze off as though we’re high on opium, it is a despicable act the reader finds difficult to forgive. Someone born to be a poet always has the ability to pull the reader along with them through an onslaught of the senses and endearing chaos to the very endpoint of clarity.

Perhaps that is the true power of poetry and true poets.

May, 2021

_

THƠ HÔM NAY NÊN “KHÓ” ĐỌC HAY “KHÓ” ĐĂNG?

1. Tôi chưa bao giờ quyết định rằng mình sẽ làm một bài thơ.

Những câu chuyện vẩn vơ đâu đâu hay những giấc mơ bất ngờ bám lấy tôi và “bắt” tôi phải viết. Có lẽ vậy mà tôi thường viết rất nhanh. Tôi luôn luôn thấy lỏng lẻo khi mình phải “cấu trúc” một bài thơ. Khi tôi phải nhớ lại mình đã làm một bài thơ như thế nào thì chỉ còn một cảm giác mơ hồ, chứ không phải là một kinh nghiệm. Nó chỉ là một phản ứng ngôn ngữ của tôi ngay lúc ấy, với câu chuyện ấy, và bây giờ thì không còn ám ảnh mình nữa, vậy thôi. Đó là lý do tại sao tôi rất thích sự phi lý trong quá trình sáng tạo. Nhưng tôi cũng tin rằng, sự phi lý này phải được chuyển tải đến người đọc. Thật mệt mỏi khi anh đánh đố mọi người mà cuối cùng câu trả lời của anh lại chẳng có vấn đề gì trầm trọng. Mà thơ thì không thể giấu. Đó không chỉ là trí tuệ mà còn là thế giới quan của thi sĩ. Anh không nói hết những ý nghĩ của chính mình thì còn ai có thể nói thay anh? Rồi khi tuổi đời đã mòn, cảm xúc đã cạn lại đành hồi ức tiếc nuối làm màu khệnh khạng đâu đâu…

Hòa tan cảm xúc của mình vào sự bí ẩn, nhưng nhà thơ cần phải gửi gắm vào đó những yêu thương và căm ghét. Tôi thích những nhà thơ quyến rũ bạn đọc bằng tư tưởng của mình, không phải những phiêu lưu tối mò và kỹ thuật vô ích.

Về phần tôi, tôi tin rằng sự tinh tế của nhà thơ làm nên sự “khó” của thơ hôm nay (những giai đoạn khác thì tôi không biết), nếu có thể, thì chỉ nên khó đăng chứ không nên khó đọc. Đã đành không ai dám xếp thơ vào một nhu cầu không quan trọng, nhưng trong cuộc sống còn khó khăn mệt mỏi, đọc thơ là một nhu cầu có thể “miễn trừ” đối với nhu cầu kiếm đủ áo cơm. Vì thế, người đọc cần đọc ngay vào những cái mà họ thấy yêu thương hay cay đắng (dĩ nhiên bằng một ngôn ngữ “vật lộn” chỉ có ở nhà thơ). Sự vòng vèo vô ích của nhà thơ tối tăm đôi khi làm người đọc chán không phải vì “khó” mà vì cuối cùng anh cũng không mang lại cho người đọc được những gì mà họ mong mỏi. Những kịch tính ấy xưa nay là đặc quyền của các nhà văn xuôi, nhưng có lẽ đã đến lúc nhà thơ cần chia sẻ trách nhiệm này. Không phải không có lý khi người ta không chỉ chán ngán mà còn đang oán trách các nhà thơ thời nay viết quá nhiều những bài thơ tùy tiện du dương và vô nghĩa. Sự “khó” của thơ nên mang lại cho người đọc một ngụ ngôn về cuộc đời dù với những biên tập kiểm duyệt mà con người ta vẫn có thể lang thang trên những bài thơ đầy khai mở, chứ sự “khó” không bao giờ làm thơ thành một thứ hàng hóa xa xỉ. Nhà thơ sáng chế ra sự “khó” làm thành những hư cấu về cuộc sống, dù dịu dàng hay tàn ác thế nào đi nữa, vẫn đáng sống và vẫn gần gũi trong tầm tay mọi người. Bạn đọc muốn nhà thơ hãy nhường phần hy vọng xa xôi tận đâu cho tôn giáo với những công bằng của thiên đàng địa ngục ở kiếp sau.

2.Tôi không thấy một rào cản nào của “thơ trẻ” hiện nay với bạn đọc cả. Cũng không có rào cản của thơ nói chung. Có thể có vài ba rào cản nào đó, nhưng đó không phải rào cản anh đang ám chỉ mà là những chuyện ngoài thơ. Chẳng còn ai muốn nghe nữa. Sự phát triển của xã hội làm người đọc thơ hôm nay không còn tấm màng che hai bên mắt ngựa và các nhà thơ cũng không còn trói buộc vào một chủ nghĩa hay phương pháp sáng tác nào. Điều vui sướng của người đọc bây giờ là đọc xong một bài thơ mà vẫn lưu giữ những ý nghĩa lẩn quất trong đầu, dù niềm vui ấy có bị đe dọa về sự không sáng rõ do những bí ẩn của bài thơ mà nhà thơ vô tình mang lại.

Tôi vẫn nghĩ thơ luôn luôn là tên gọi của một nỗi buồn. Đó là lý do các nhà thơ tiếp tục mộng mơ, tiếp tục viết, tiếp tục lý giải về những phận người đã và đang bị ruỗng mòn bởi sự tàn ác, thời gian… và cuối cùng là cái chết.

Sự múa may và vô nghĩa trong thơ nhằm làm cho mọi người lim dim ngủ như ngấm thuốc phiện là một tội ác mà bạn đọc sau này khó lòng tha thứ. Một nhà thơ bẩm sinh luôn luôn có khả năng mang bạn đọc đi theo tới cùng nhằm nhận được sự sáng rõ của mình sau những rối loạn đáng yêu của tất cả các giác quan.

Hình như đó mới là quyền lực của thơ và những nhà thơ thực sự.


Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Alienation

Sự xa lánh đang làm mất tinh thần, sự cô lập đè bẹp, đặc biệt là dưới tất cả sự cay nghiệt ẩm ướt và thương hại. Ta có thể làm gì? Ngồi và khóc, chắc chắn, tôi đã làm điều đó. Tôi đã khóc thường xuyên đến nỗi tôi tự hỏi liệu đó là thời kỳ mãn kinh hay hội chứng căng thẳng sau chấn thương tâm lý từ một cuộc chiến gần nửa thế kỷ bị chôn vùi trong quên lãng. Tôi tự hỏi mình hàng ngày tại sao tôi làm bất cứ điều gì. Tại sao?

Tôi đến từ một thế hệ lạc lối, chúng tôi không biết gì về cội nguồn và văn hóa của mình. Chúng tôi là một thế hệ rác. Chúng tôi bị buộc tội không thể đọc và viết ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, chúng tôi bị buộc tội không thể đánh vần ở những quốc gia nhận nuôi chúng tôi. Chúng tôi bị buộc tội sống trong quá khứ. Chúng tôi bị buộc tội chìm đắm trong sự thương hại của chính mình, chứ đừng nói đến sự thương hại nhiều hơn từ bất kỳ người ngoài đặc quyền nào. Làm thế nào để chúng tôi xác định nổi bản thân của chính mình? Nếu chúng tôi không làm được thì con cái của chúng tôi ra sao, những đứa con bằng xương bằng thịt của chúng tôi sẽ ra sao? Sự thương hại chỉ nên dành cho những người thích ngồi nhìn xuống, và thương hại những người không phải là mình.

Đừng nhầm lẫn giữa lòng thương hại và lòng tốt. Lòng tốt là một hành động yêu thương không cần lời nói. Lòng tốt là một trò đùa để làm ai đó cười trong giờ phút đen tối nhất. Lòng tốt là bỏ qua sự nghèo khó của ai đó và chỉ đơn giản là ngồi và lắng nghe. Tôi là người nhận được lòng tốt như vậy. Đó là một tình yêu không thể định nghĩa bằng lời nói.

Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy tử tế và giúp một đứa trẻ (như tôi) học đọc và viết. Rồi có thể một ngày nào đó họ sẽ là ông chủ của bạn, họ sẽ xây trường học cho bạn, bệnh viện cho bạn, vỉa hè mà bạn đi bộ hàng ngày.

Alienation is demoralising, the isolation crushing, especially under all the moist damp spit and pity. What can one do? Sit and cry, sure, I’ve done that. I’ve wept so often that I wonder if it is menopause or post traumatic stress syndrome from a war that’s almost half a century buried in oblivion. I ask myself daily why I do anything at all. Why? 

I am from a lost generation ignorant of my roots and culture. The garbage generation. I am accused of not being able to read and write my native language, I am accused of not being able to spell in my adopted country. I am accused of living in the past. I am accused of drowning in my own pity, let alone more pity from any privileged outsider. How do I identify myself? If I can not, what will happen to my children, the making of my flesh and bone? Pity is reserved for those who relish in dishing out pity. 

Don’t get confused between pity and kindness. Kindness is an act of love without words. Kindness is a joke to make someone laugh in the darkest hour. Kindness is to ignore someone’s poverty and simply listen. I am the recipient of such kindness. It is a love that is undefined by words. 

If you are in the mood to be charitable, be kind, and help a child(like me) learn to read and write. Then maybe one day they will be your boss, they will build your schools, your hospitals, the pavement you walk on every day.


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Boo 4

July 13, 2021

Lâu lắm rồi, không viết thơ cho Boo. 

Boo mến,

Anh khỏe không? Mỗi lần viết cho anh, Boo, là như tôi đang viết cho chính mình. Dù rằng, chúng ta là một trăng và một trời khác nhau, anh như vừa bước xuống chuyến bay từ Việt Nam, còn tôi đã bị tẩy trắng từ trong ra ngoài.

Tôi ngồi ôm nắng từ cửa sổ phía Đông trong phòng ăn, nắng chưa đủ bóng, nhưng linh hồn tôi ấm. Ánh nắng phản sáng chỉ những sự thật, trong mắt anh tôi là một người đàn bà đã hơn nửa cuộc đời với sự khôn ngoan không đáng kể, chẳng biết gì. Những vòng thâm đen dưới mắt, những lớp mỡ đọng dày trên mí mắt, còn chi chất collagen dưới cằm không đủ để nâng khuôn mặt của nàng. Đột nhiên tôi cảm nhận được sự an ủi là tôi và anh sẽ cùng nhau già, cùng nhau hưởng tuổi già. 

Anh quá đúng, tôi không cần phải kiếm, vì những gì tôi mong muốn sẽ tự nhiên kiếm đến tôi, câu thành ngữ ngạn ngữ gì đó anh đã nói mà tôi đã không tài nào nhớ. Nhưng Boo à, những gì tôi mong muốn đến với tôi luôn giữa những hỗn loạn. Tôi chỉ muốn chui đầu mình vào lại những hố bùn lầy. Ôi ngộp thở quá Boo, khả năng chịu đựng nhân loại của tôi quá thấp. Boo, tôi biết đây là một sự mâu thuẫn. Vì tôi cũng yêu họ.

Có gì đó mềm dịu và ngọt ngào trong đêm, và chúng ta sẽ mãi mãi xanh. Boo à, tôi chỉ muốn ngủ, một giấc ngủ vĩnh hằng. Rồi từ đâu đó mùi của một bầu trời xanh, men của chiraz trên cành đánh thức tôi dậy. Boo à, làm tôi nhớ đến anh.

___

Dear Boo,

How are you? When I write to you, Boo, it feels more like I’m writing to myself. But inherently, we’re so different, you are “fresh off the boat” while I have been bleached from the inside out. 

I’m sitting by the Eastern window in the dining room, the sun yet high, but its heat warms my soul. The sun and its light reflect only the truth, your reflection of me is a middle aged woman with the wisdom of knowing nothing at all. The dark circles around her eyes, the fat deposits heavy on her eyelids, the collagen around her neck no longer holding up her face. I feel suddenly consoled that we are going to grow old together Boo.

You are right Boo, what I’m looking for will find its way to me, there was that Vietnamese idiom you told me once but I could never manage to remember. But Boo, what I’m looking for is delivered amongst the chaos. All I want to do is stick my head back into the sticky mud. It’s suffocating Boo, I have limited tolerance for people Boo. I know, I know I contradict myself Boo. I love them too.

There is something soft and sweet in the dark, and we’re eternally youthful. I just want to sleep Boo, endlessly sleep. Then the smell of the blue sky, yeasty chiraz on the vines wakes me up. Made me think of you today Boo.


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Boo 2

May 7, 2021

The human mind is an extraordinary thing, it transcends the imagination. It stores our anguish and infinite desire, but will you allow it to be more? I’m pondering the poem Boo wrote a couple of years back. Boo and I have a couple of things in common, we are loyal creatures and we could never write uninspired. 

I’m certainly envious of the amazing talent I’m surrounded by every day. I’m human after all, while Boo gets to bounce around in the clouds, I’m grounded in soil and muck, the shit simply gets in between the most unexpected of places. Cate Blanchett Blanchett was asked once where one may find compassion – my vagina! How oddly true, for most of my adult life I found myself dismissive of the fact that I had to exit through my mother’s vagina before I was inducted into the hall of “man”. I say “man” because I can’t be bothered about beating around the bush, hu-man, wo-man, man is so much easier for most of us. Let the man make the decision, let the man be the head of the household. We allowed it because we’re lazy to think for ourselves, we allowed them to abuse our children and our wives, we, as a collective are lazy, the prettier, sweeter sex. 

I’m not asking you for any act of kindness or acts of bravery, all I want is a conscious change in your vernacular. Reading and writing were not an activity for girls. Your bars should be filled with equal hot men and women we may all view with equal admiration. Don’t underestimate your wives or your girlfriends, they look just as much as you. 

A man like Boo is an advocate for girls, is sweet and kind and soft-spoken, he’s sensitive, I don’t know for a fact he cries, but I am certain he is just as beautiful as those with a uterus. Boo will never think twice about putting his girls first, he’s not bad in an apron, a beautiful person who would never allow his balls to get in the way of what is right and what is justice for any living thing. I’m proud to count him as my friend.

Happy birthday Chinh.

Trâm


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Boo 3

May 18, 2021

Trong những ngày đầu tiên, tôi hay viết thư cho Chinh, những lá thư qua bưu điện, chậm như rùa rồi cũng đến. Tôi không nhớ tôi đã viết gì, nhưng ngôn ngữ của tôi nửa nạc nửa mỡ, những câu Anh văn lẫn vào với những khúc Việt. Con chữ chảy lên trang giấy một cách dễ dàng và tự nhiên – tiếng Việt của Trâm ngộ quá, Chinh nói. Nhận xét của Chinh cũng đúng thôi, vì trong đầu tôi là một hiện diện tồn tại khác thường. 

Thế giới trong đầu tôi không được xác định rõ ràng, ví dụ như, ranh giới giữa tình yêu và hận thù là một cây cầu. Ngày nào tôi cũng hiện diện trên những cây cầu. Tôi đốt chúng hàng ngày. Tôi nhất nút xóa hàng ngày. Xóa, xóa, xóa đến khi tôi không còn là một tù nhân. Tôi tự do như mùi hương của một tờ giấy mới, mỏng và nhẹ như tôi đang bay trên cả tầng Ôzôn. Tôi ngạt thở vì quá gần mặt trời, và phấn khích hơn trước cái chết tàn khốc không thể tránh khỏi, sự sống đó là hơi thở thật sự của tôi. 

Ngày ngày Chinh truyền cảm hứng cho tôi qua những bức họa, nhắc nhở tôi phải sống lại với một cuộc sống mới, đóng khung một bức tranh mới. Nhổ trên đó máu và nước mắt của niềm vui, tra tấn và hành hạ. Sự nghiền nát hàng ngày, sự ăn dần của tâm hồn mình. Từ dưới đáy giếng cằn cỗi ẩm ướt ấy, tôi nhận ra tôi.

I used to write these letters, sending them by snail mail to Boo. I can’t remember what I wrote in them, but I do remember writing them in parts, in Vietnamese. The words roll comfortably off my tongue onto the blank pages – your Vietnamese is kinda weird, he said to me once. He’s probably right, it’s a different plane of existence in my head. 

The world in my head is not well defined, for example, the boundary between love and hate is often more of a bridge. I find myself on these bridges daily. I burn them daily. I hit the delete button daily. Delete, delete, delete, and I’m free. I’m free like the glorious fresh scent of a bleached white piece of paper, as thin and as light as the air above the ozone layer. I’m breathless, closer to the Sun I’m exhilarated in light of the inevitable cruel death, I am alive.

Chinh’s daily work of art inspires me to live another day anew, a daily blank canvas. Spattered on them the blood and tears of joy and torture. The daily grind, chip, chipping away at one’s soul. At the bottom of a damp barren well, I saw a reflection of myself. 


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

people are no different to trees

People are no different from trees, even in the wild they are pruned by nature, via the gale, the wind, and the rain, the occasional hailstorm. Human Beings need nourishment in all forms, for our body, it varies from culture to culture, from family to family. Feeding the human spirit is no different, we dance, we sing, we read poetry, and stories. 

Through all these sessions of nourishment is the shared intangible connection of the human heart. We forget how poisonous our heart has become if we leave it unchecked. We become the poison. 

I am the poison first before I point my finger at anyone else. My father named me after a tropical forest tree. As I age I have embraced my namesake, as the rings on my trunk are added, I’m thicker, stronger. But if I ignore the rot in my heart, to the very root of the tree, I am destined to perish in slow agony, I am unaware of the insidious parasite of my creation. 

There are those amongst us who feed on such parasites, they dwell and relish in it until they could never live without it. And before they could stop such hunger for darkness, they have become such, parasitic in nature, a parasite. 

I will not tolerate it in myself, and I will not tolerate it in the heart of those I love. And I will discard those beyond this circle. 

January 3rd, 2022


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Equality

Sáng nay đọc thoáng qua những tin tức trên báo của anh Mark, làm tôi nhớ lại những stt tôi đã viết xuống trong những cơn thịnh nộ. Tôi thích ghi lại những gì hiện hữu trong đầu tôi trong những khoảnh khắc cảm xúc như vậy. Ý cuối cùng, không được rõ ràng như mong muốn của tôi.

Đòi hỏi của tôi chính không phải là về sự bảo vệ nữ quyền. Chưa đủ. Tôi muốn bảo vệ những người với những vị trí yếu hơn mình. Những người này thường là đàn bà. Chưa tính đến những người lớn tuổi, con nít. Tôi luôn luôn sẽ bảo vệ gia đình tôi, trong đó có chồng tôi.

Tôi đòi hỏi sự công bằng trước hết là ở gia đình tôi. Muốn đạt được sự công bằng, thứ nhất là phải chấp nhận sự khác biệt giữa con người. Khác gì những bài thơ và khúc văn. Tôn trọng trước hết là sự khác của mỗi chúng ta, nếu bạn muốn là một con cừu của Ngài thì cũng ok mà, tôi sẽ tôn trọng ý muốn của bạn. Tôi vẫn mong bạn đạt được những quyền lợi không hơn không kém so với những người tôi yêu. Đây là mong ước của tôi đến ngày tôi nhắm mắt.

Cách tôi xử là qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ, chúng vô tội, nhưng chúng ta đổ tội cho chúng vì những tư duy quá hẹp của chúng ta.

Chúng ta đã lợi dụng ngôn ngữ để hành hạ và bắt nạt những người với vị trí yếu hơn mình. Nhiều tiền hơn gầy hơn mập hơn tóc dài hơn trắng hơn vàng hơn … chẳng có gì cắt chúng ta sâu hơn bằng ngôn ngữ. Úi trời qua những con chữ thanh lịch và hiểu biết.

Thật là đơn giản, những lời chân thành của những đứa bé đó, nhưng sống với một tư duy trẻ con là một việc khó thành công. Càng thêm tuổi càng khó, càng ác, tôi đã nhận ra trong khuôn mặt của mình mỗi sáng đánh răng rửa mặt. Rửa không nổi hết những nét ác nỗi buồn.

Tục tĩu hay không là sự tự nhiên Thượng Đế đã ban cho loài thú con người.

November 2021


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

%d bloggers like this: