The wall inside a bottle of Tequila

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Đinh Trường Chinh
Translation published first on litviet.net

Bức tường trong chai Tequila

Trần Băng Khuê

1.

Gã có thói quen mỗi buổi sáng thức dậy, gã thường tợp một ngụm Tequila và nhìn chăm chăm vào bức tường. Sau đó mới rời khỏi nhà, đến công sở. Nơi nào gã đến cũng có một bức tường tương tự như thế. Chỉ thiếu mỗi Tequila. Những bức tường xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chỉ Tequila là không thể. Gã phải đến quán rượu. Ghé quầy bar của lão họa sĩ già. 

Gã đã cố suy nghĩ xem, tại sao, người ta dựng nó lên thành các loại hình dạng. Vuông, chữ nhật, tam giác, và rồi tự nhốt chặt chính mình vào trong đó. Hoặc là, họ quá khờ khạo. Hoặc là, họ quá u mê. Hoặc là, họ chẳng thể nào đủ dũng cảm đập bỏ nó đi. Bạn gã đến nhà, nhìn thấy bức tường quái đản ấy, chỉ cười trừ, rồi lầm bầm trong cổ họng những âm vực trầm đục như tiếng của địa ngục vượt thoát lên từ lỗ hổng nào đó trên mặt đất: “một tấm gương không cần soi vẫn có thể thấy được những hình thù của quá khứ và tương lai”. 

Gã cần gì tương lai? Gã muốn biết cái thứ hiện tại này có thể khiến gã hài lòng hay chưa? Những bức tường, chúng thật sự rất chập chờn, đầy mộng tưởng huyễn hoặc đối với cư dân ở xứ sở này. Gã nghĩ vậy. Họ cũng chẳng khác gì gã. Họ chỉ là những con trâu ngoan ngoãn lầm lụi đi theo những luống cày từ lúc mặt trời lên đến khi tối mịt. 

2. 

Quán rượu của lão họa sĩ già cũng có những bức tường. Chúng được quết một màu xám xịt như tro than. Mỗi lần bước chân đến quán, sau khi nốc một cốc Tequila, gã bắt đầu lảm nhảm về thứ gì đó không thể thoát ra khỏi cổ họng. Nhưng, lão họa sĩ vẫn nghe được: “những mặt phẳng tù đọng”. 

Những mặt phẳng, gã thừa biết, nó tồn tại sừng sững như một sự hiển nhiên, một sự thách thức lì lợm, từ lâu lắm rồi. Gã không thể làm gì được. Phải, cũng chẳng ai dám làm gì, bởi trong tay họ không một tấc sắt. Rõ ràng, khi người ta muốn đập bỏ thứ gì đó, ít nhất họ phải có vật dụng cứng hơn. Ai chẳng hiểu điều ấy. Gã chỉ là một gã đàn ông, tay không tấc sắt. 

Hôm qua, khó khăn lắm gã mới lặng lẽ mở cửa bước chân ra khỏi nhà. Gã tính sẽ đi tìm một vài thứ cứng hơn bức tường. Chẳng hạn, những thanh sắt, hoặc chiếc búa tạ. Chúng có thể giúp gã đập bỏ những bức tường đó. Gã đến quán rượu quen thuộc. Gã ngồi xuống chiếc ghế cao của quầy bar. Gã gọi Tequila. Và hỏi lão họa sĩ già về một thanh sắt. Lão ậm ừ mân mê chai rượu, rót thêm một cốc nữa. Gã nốc hết. Rồi, tiếp tục lẩm bẩm hỏi. Vẫn là về thanh sắt hoặc chiếc búa tạ. Lão rền rền giọng: “lại Tequila chứ?”. Vừa nói, lão vừa rót tiếp ra một cốc khác. Lão uống. Tequila nóng bừng, cháy từng ngụm trong cổ họng gã. Như ai đó đổ một lốc thuốc độc đang tan rửa dần đến dạ dày. Men rượu xộc lên mũi. Gã không nghe mùi Tequila. Bất giác, gã nhớ cái hương cafe. Chúng thơm nghẹn con đường trẻ dại ngày xưa mỗi lần gã đạp xe đi về. Bây giờ, gã chỉ ngồi tưởng tượng về nó như một khối hình hài không đầu không cuối, không định lượng được chiều thời gian đi tới hay lùi. Gã nhớ đứa con gái mắt cười lúng liếng, tóc dài ngang lưng đã từng thề nguyền cùng gã. Nàng rời xa gã chưa bao lâu thì phải. Khoảng cách chỉ là một chiều thời gian. Gã biết, những chiều thời gian chưa bao giờ chết. 

Những bức tường màu xám. Bất cứ điểm đến nào, ánh mắt gã cũng chỉ xoáy vào những bức tường màu xám. Tequila là thứ dư vị khiến gã cảm thấy có một chút hứng thú, mộng mơ. Hóa ra, gã đã từng nhảy những giai điệu mambo trong cơn cuồng say của thời trai trẻ. Một cốc Tequila biến gã thành một người đàn ông đầy tràn tình yêu và sức sống. Hai cốc Tequila, ba cốc Tequila, gã chết chìm trong những bức tường màu xám. Gã vẫn ngồi trong một quán rượu nhỏ, nơi chỉ có những bức tường màu xám vây quanh mình. 

Vài nơi khác, gã đến, những bức tường không giống với quán Tequila hoặc ở nhà gã. Chúng lồ lộ tô trét đủ loại màu sắc lòe loẹt. Gã nghĩ có lẽ nó chỉ đang cố tình lừa đảo nhãn quang hời hợt của kẻ khác. Nhưng, với gã, tất cả chúng đều là màu xám. Tất cả những ẩn giấu đều nhân danh màu xám. Sự thật ở bên trong vài hình khối cơ bản mà người ta cố tình tạc dựng nên. Hoặc vốn dĩ nó đã nằm phía sau những bức tường màu xám. Chẳng hạn như tối nay, tại quán rượu này, gã đã nhìn thấy nó qua thứ ánh sáng mờ ảo của những bóng điện hình trái ớt. Bức tường lập lòe. Bức tường nhảy nhót. Bức tường say mèm men rượu Tequila. 

Tối nay, gã không uống Tequila. Gã gọi bia. Chúng nhạt thếch. Không đủ chếch choáng. Choang. Một tiếng vỡ rơi xuống nền nhà. Lão họa sĩ già cười hềnh hệch, cầm chai Tequila chỉ còn vài giọt dưới đáy lên tu nốt. Sau đó, lão ném về phía bức tường màu xám. Những âm thanh rơi xuống nền nhà. Vỡ. Bức tường bết thêm màu vàng chanh của Tequila. Gã hoa mắt. Gã nhìn thấy cái thứ chết chóc linh nghiệm từ nhiều thế hệ đang quét lên bức tường màu xám của mình, như một vận mệnh hoặc sự ám ảnh nào đó từ trong tiềm thức quen thuộc. 

Gã lảo đảo đứng dậy, rời khỏi quán. Đêm lảo đảo trong cơn giông rạch xé ngang trời, dù rằng vẫn có sao và trăng. Lẽ dĩ nhiên, gã chẳng thể nào tìm được một thanh sắt, hay một chiếc búa tạ để mang về. Gã cần phải đập bỏ bức tường ở nhà gã. Chúng vẫn lõa lồ chờ đợi gã mỗi đêm. Hoặc quét qua mắt gã sự phản chiếu bởi mặt trời buổi sáng tràn vào những ô cửa kính. Nhàm chán. Ý thức của gã cũng chỉ là một bức tường bị phong kín. Chúng được tạo nên từ máu và những sợi neuron thần kinh. Bức tường này, cũng đang cần được cứu rỗi, cần bị phá bỏ. Gã không cần biết lí do. Gã chỉ thấy rằng, nó cần được phá bỏ. Dù sao, điều đó giúp gã quên đi những ám ảnh từ bức tường trong tâm tưởng. Chúng đã tồn tại lâu quá rồi. Nhưng, gã vẫn chỉ là một thằng đàn ông tay không tấc sắt. 

3.

Sáng nay, gã không ra khỏi nhà. Gã nghỉ việc. Dù là ngày đầu tuần. Dù sếp của gã là một mụ đàn bà mắt hí, môi dày, đầu rất to, chỉ biết gào thét, rất hay nhìn đồng hồ, và chăm chăm theo dõi các nhân viên qua chiếc camera mới lắp. Gã không ghét bỏ gì cái con người ấy. Gã chỉ thấy buồn, thấy hài hước mai mỉa thay, xung quanh gã còn bao nhiêu kẻ bị những bức tường như thế ngăn cách và ràng buộc hàng ngày hàng giờ bởi một vài chiêu trò ủy mị kém cỏi? Gã đã cố tình nghỉ việc. Gã sợ gì sự ghét bỏ, dập vùi của kẻ khác. Gã sợ gì mụ đàn bà ấy. Gã từng hỏi bà ta về một cái chày bằng sắt. À, gã hỏi vu vơ. Và bà ta, dĩ nhiên cũng ngu ngơ nhìn gã chằm chằm như người từ hành tinh khác xuống. Gã không định giết người bằng cái chày sắt. Gã muốn đập bỏ bức tường trong phòng làm việc của gã. Kể cả những chiếc bàn giấy, chúng chiếm hết phần lớn không gian và được kê sát tường. 

Gã chưa bao giờ cảm thấy mình nên dành một yêu mến nào đó với những người đàn bà. Thi thoảng, gã nhíu mày khi nghĩ đến vợ. Nàng cũng là một người đàn bà, người đàn bà đang ở trong những bức tường cùng gã. Vậy mà, từ khi cưới nàng về, gã chỉ là một bức tường màu xám lạnh lẽo đối với nàng. Cuộc sống của gã và nàng nằm trong một vòng tròn khép kín, đơn điệu, nhàm chán. Buổi sáng, nàng đưa con gái đi học. Chiều gã đón về. Công việc được chia đều theo lịch ngày và tuần. Thời gian ở nhà, gã với nàng mỗi người một góc, như hai cái bóng quay lưng lại với nhau. Nàng không nói. Gã không mở miệng. Mối quan tâm chung của gã và nàng là đứa bé ba tuổi hồn nhiên líu lo kể chuyện về những gì diễn ra nơi ngôi trường của nó mỗi ngày. 

Những ngày cuối tuần, nàng và con về ngoại. Gã thường làm vài việc khá kì quặc. Gã sơn lên bức tường đó một màu đỏ quạch như phù sa châu thổ. Chán, gã lại đợi đến cuối tuần, vợ con đi khỏi, tiếp tục đổi màu bằng cách tẩy xóa nó đi. Màu sắc có thể gây nên sự phấn chấn và kích động khối não bắt nó phải làm việc, phải sáng tạo, phải tìm đường. Gã vẫn thường mơ về những thanh sắt. Chúng có thể đập vỡ bức tường của gã. Vài lần, vợ gã cũng để ý đến bức tường ấy. Nàng không nói một tiếng nào. Nàng xem đấy là thứ trò chơi kì dị của chồng. Nàng tôn trọng điều đó. Gã thầm biết ơn nàng. Nhưng, giữa nàng và gã vẫn có một khoảng cách rất lớn. 

Con gái gã bốn tuổi. Gã với nàng vẫn cách nhau một bức tường trong căn hộ thuê. Con gái gã khá xinh và ngoan. Nó giống mẹ. Chỉ có gã, chẳng giống ai. Ngày gã ra đời, những người đến thăm đều thì thào với mẹ: “nó chả giống ai”. Mẹ gã khóc ướt gối mỗi lần bà nội chì chiết: “nó chả giống ai”. Gã vào tuổi dậy thì, bà vẫn bảo: “nó chả giống ai”. Gã chẳng thể nào hiểu nổi. Bố gã nghiện rượu Tequila. Những lần bố uống say khướt, bò lết về nhà, và lải nhải với mẹ bằng những thanh âm lên men mà gã nghe thấy: “nó chả giống ai?”. Gã nhốt mình trong phòng. Gã tạo ra một bức tường kín mà không một kẻ nào có thể bước chân qua được. 

Gã chẳng thể giống ai. Rõ ràng là thế. Khuôn mặt này, từ đâu đến, gã phân vân đi tìm câu trả lời mòn mỏi gần như nửa đời. 

4. 

Gã quyết định rời xa nàng một thời gian, để tìm cách xóa bỏ những bức tường màu xám. Gã chuyển công tác. Nơi gã đến là một thành phố khá trầm, buồn. Sếp của gã cũng không phải là một mụ đàn bà sồn sồn mắt hí và môi dày, suốt buổi nhòm đồng hồ, lấm lét liếc dọc liếc ngang nhìn ngó vào chiếc camera để xem nhân viên của mình có trốn công sở hay chăng? Gã cảm thấy một chút hưng phấn nơi mảnh đất này. Có điều, những bức tường vẫn dựng lên trước mặt gã hàng ngày. Chúng mỗi lúc một cao ngất, đến mức ngập mặt gã. Đẩy gã chúi xuống tận cùng, khiến gã trở nên nhỏ bé như một lũ kiến. 

Gã nghĩ về người đàn ông độc thân. Cái thời gã nhiều mộng mê nhất, nhiều lí tưởng nhất. Cái thời gã ngây thơ hát vang những lời nhảm nhí trên giảng đường. Gã nghĩ về bức tường trong căn phòng của gã. Gã nhớ quán rượu Tequila của lão họa sĩ già.

Gã ít liên lạc với vợ, nhưng vẫn gọi điện đều đặn cho con gái. Cô bé kể về bức tường, kể về một vài thứ sắc màu mới mẻ, kể về một người đàn ông già thường xuyên đến nhà. Gã im lặng, như bức tường màu xám của gã vậy. Gã nghĩ, có lẽ cũng đã đến lúc phải đập vỡ nó. Gã muốn biết phía sau là thứ gì? Tâm hồn màu xám hay những ẩn ức giấu kín? Gã không thể hèn nhát mãi được. Bản năng của con người như những đợt sóng ngầm. Chúng chỉ giả vờ hiền lành, lặng lẽ và đợi chờ thời điểm để hóa thành cơn bão lớn, cuốn trôi tất thảy xuống đáy sâu vĩnh viễn. 

5. 

Mùa hè. 

Gã về thăm con gái. 

Sau đó sẽ là quán rượu Tequila. Vợ gã đã sơn lại bức tường. Chúng có màu vàng chanh. Như màu Tequila. Bất giác, gã thấy lòng mình dịu lại một chút. Cái màu vàng chanh khiến gã hào hứng với thứ cảm xúc khác lạ đang chảy tràn đâu đó. Gã hỏi con gái về một người đàn ông. Vợ gã im lặng. Gã nhìn thấy những bức tranh mới mẻ hình như vừa được treo lên tường. Bức vẽ chai Tequila và một cái cốc đập vào mắt gã. Trong chai Tequila là một bức tường màu xám xịt. Gã vẫn chỉ là một thằng đàn ông tay không tấc sắt. Nhưng, gã đã biết cách để đập vỡ những bức tường. Chúng sẽ hóa thành tro bụi sớm thôi. 

Gã đến quán rượu của lão họa sĩ già. Gã hỏi về bức tranh vẽ chai rượu Tequila. Lão rót một cốc đưa gã và nói: “Cậu nên đập bỏ chúng, sau khi uống nốt giọt cuối cùng”. Hóa ra, lão ấy biết gã muốn gì. Hóa ra, trong chai Tequila của lão là bức tường màu xám mà gã mong muốn được đập vỡ nó. 

Gã vẫn biết ơn nàng. Người vợ buồn khổ đáng thương của gã. Nhưng, lúc này, gã sẽ làm cái công việc ấy. Thay vì, đi tìm một thanh sắt, gã sẽ nhốt một bức tường vào chai Tequila và ném xuống sàn nhà.

The wall inside a bottle of Tequila

1.

He has a habit of downing a shot of Tequila each morning, to then stare at the wall. Before leaving the house for the office. Wherever he’s at, there’s a wall like that. Missing only the Tequila. The walls appear in all sorts of places. Except for the Tequila. He has to go to a bar. He would drop into a bar owned by an old artist.

He sat puzzling over, why, people would erect them in all shapes and sizes. Square, rectangle, triangle, and then lock themselves inside them. Maybe, they’re rather naive. Maybe, they’re rather dim-witted. Maybe, they don’t have enough courage to knock it down. A mate dropped by his place, seeing the freaky wall, chuckled, mumbling something ominous coming from the back of his throat, as though some sort of thick hellish resound escaped from a hole somewhere around the globe: “a mirror that does not reflect could still reveal the past and the future”.

Does he need a future? Does he like to know if the present is satisfying enough for him? The walls, they’re precarious, full of fantastical common delusions adopted by the natives of this land. He thought. They’re no different to him. They are dutiful oxen ploughing, quietly following each and every furrow from the sunrise till dark.

2.

The bar owned by the old artist also has these walls. They’re entirely plastered with a deep ash grey. Each time stepping into the bar, after a shot of Tequila, he starts to incoherently mumbles about something that fails to escape his throat. But, the old artist could still work out: “those flat smooth incarcerated faces”.

The flat smooth faces, he’s more than know, like some matter-of-fact rude existence, some kind of obstinate test, for a long time now. There’s nothing he could do. Yes, and neither could anyone dare to act, because within their grasp not an inch of iron. Clearly, when people want to destroy and get rid of anything, to the very least they need something hard. We all know that. He’s nothing but a man, hands devoid of iron.

Yesterday, only with great difficulty he opened the door to leave his house. He decided to look for something harder than the wall. For instance, iron rods, or a sledgehammer. They will help him break down the wall. He dropped into the familiar bar. He sat down on the stool at the bar. He called for a shot of Tequila. Then asked the old artist for an iron rod. The old man mumbled as he caressed the bottle of Tequila, pouring another shot. Downing it. Then, asked under his breath. Still about the iron rod or the sledgehammer. His words slow, stretched out: “Tequila again?”. As he spoke, he poured another shot. Downing it. The Tequila was hot, and each shot burning ran down his throat. As though someone was slowly pouring poison, the hot cleansing liquid dissipating disappeared gradually down into his intestines. The spirit assaulted his nostrils. But he couldn’t detect the taste of Tequila. Unconsciously instead, he detected the scent of coffee. It overwhelmed the alleys of his childhood, days riding home on his bike. Now remained are vivid hallucinations of a past without a beginning nor end, without a definitive movement of ever going back or moving forth. He remembered his daughter’s eyes smiling, hair a length across her back had once sworn to him. She’s left him for a while since he thinks. Separation is nothing but a mere afternoon in time. He knows, those afternoons shall never die.

The grey walls. No matter where he’s at, his eyes would be drawn to those grey walls. A fantastical excitement is induced in him through the flavour of Tequila. It turns out, he had once danced the mambo in a youthful bout of drunkenness. One shot of Tequila can turn him into someone passionate and full of life. Two shots of Tequila, three shots of Tequila, he’s drowning inside the grey walls. Still, he sits in the tiny bar, subdued by the grey walls.

The other places he’s been to, their walls were different from the Tequila bar and his house. They’re gaudy in exaggerated hues. He thought they were just trying to deceive their guests. But, to him, they’re all in grey. All hiding the underlying grey. The truth within some deliberately erected edifices was deceitfully deflected. Or perhaps they’re simply hidden behind grey walls. For instance, like tonight, here in this bar, he’s witnessed it for himself through the hazy light of the lamps in the shapes of chillies. The walls were bleeding colour. The wall dancing. The walls were drunk with Tequila.

Tonight, he won’t drink Tequila. He ordered a beer. Extremely bland and tasteless beer. With barely enough of a punch. Weak. A sound of something shattered on the floor. The old artist laughed hysterically, holding up the bottle of Tequila with a few drops left at the bottom of it before he took the last sip. Before he threw it at a grey wall. The noisy assault spread rudely across the bar room floor. Shattering. Adding a lemon Tequila yellow smudge on the wall. His eyes were blurry. He saw death like a curse released from generations long gone in a stroke across his grey wall, from within a knowing subconsciousness a possessed destiny.

Swaying, he stood up, and left the bar. The night swaying amidst a storm tearing across the sky, though the Moon and stars had made their appearances. And of course, he couldn’t find a single iron rod, nor a single sledgehammer. He needs to knock down the wall in his house. They were also very obviously waiting for him every night. Or were there across his eyes reflective strokes of morning light via the window pane. Boring. His consciousness is simply sealed walls. A creation of bloody neurons and nerve fibres. This wall also needed to be decimated, to be free. He does not require a reason. He just knows that it needs to be destroyed. No matter what, it has been in existence for too long. But, he’s still a man without an inch of iron.

3.

This morning, he didn’t leave the house. He took a day off even though it was the start of the week. Even though his boss is a woman with no eyelids, thick lips, big head, knows only how to shout not talk, continuously checking her watch, and fastidiously watches her staff through the new state-of-the-art security system. He has no time for those kinds of people. He thinks it’s sad, and hilarious, all around him are people closed in and divided by the walls every day every hour of the day by such small acts of limited sentiments? He deliberately took the day off. He’s not afraid of humiliation or abandonment. He’s not afraid of women like her. He has once asked her about attaining a steel pestle. Yes, an off-hand thoughtless query. The stupefied woman stared at him like he was from another planet. It’s never his intention to kill anyone with the steel pestle. He just wanted to smash the wall inside his office. Even the office table, it took up most of the room though it’s set against the wall.

He has no desire or affection for women. His brows would furrow with the sporadic thought of his wife. She’s also a woman, a woman living with him inside the walls. Yet, from the day they were married, he’s nothing but a grey wall to her. Their life is inside a closed circle, dull, monotonous. Each morning, she takes their daughter to school. Each afternoon he would pick the child up. The errands were fairly divided equally by the clock each week. At home, they’re both at their corner, two spectres with their back to each other. She does not speak. He never opens his mouth. They share one single concern, the chatter of an innocent three-year-old with stories of what happened at school each day.

At the end of each week, she and the child visit her parents. He would be up in his odd ways. He paints his wall with a bright red delta alluvial hue. Bored, he would wait till the end of the week, after his wife and daughter left, he continues to change the colour by erasing the latest colour. Colours induce in a person’s mind the desire to function, create, seeking release. He often dreams of the metal rods. They have the power to destroy his wall. A couple of times, his wife did glance at the wall. She never utters a word. She sees it as his odd hobby. She respects it. And he’s quietly thankful. But, the separation between them is rather extensive.

Their daughter is now four. He’s separated from her by a wall in the rental property. His daughter is rather pretty and obedient. Like her mother. But for him, he’s nobody. When he was born, people visiting his mother would note quietly: “he doesn’t look like anyone”. His mother would weep miserably each time her mother-in-law complained: “he doesn’t look like anyone”. He will never get it. His father can’t live without Tequila. Each time his father was so drunk, he staggered home, always blabbering something incoherent, but to him, it sounded like: “he doesn’t look like anyone?”. He would then lock himself in his room. He’s built a wall so thick; no one could surpass it.

He’s a nobody. It’s clear. This face came from where he puzzled over it, looking for an answer it seems for nearly half of his life.

4.

He made up his mind to leave her for a while; he wants to find a way to destroy the grey wall. He moved to a different branch. His new office was in a rather sombre, and sad town. His boss is no longer an overweight middle-aged woman with single eyelids and thick lips, constantly looking at her watch, constantly looking sideways at the security screens, watching her employees trying to skip work or not? He was a little excited about the new surroundings. Except, the walls kept appearing in front of him every day. They’re sometimes so big, to an extent where they overwhelmed his entire line of vision. Impelling him down a level, that made him feel like an ant.

He ponders about being single. The peak of his aspirations, was when he was the most inspired. A time when he innocently sang out loud lumbering nonsense in the middle of the road. He thought of the wall in his room. He misses the Tequila bar owned by the old artist.

He hardly spoke or contacted his wife, though he would regularly ring and talk to his daughter. The little girl mentioned the wall, spoke about the new colours on the wall and spoke of regular visits from an old man. He was as silent as his grey wall. He thought, maybe it’s time he breaks it. Does he want to know what’s behind it? The greying spirit or hidden regrets? He can not be a coward forever. The human instinct is like an underwater current. They’re only pretending to be calm, but are quietly waiting for the moment to turn into a tsunami, pulling along with it everything into the depths of forever.

5.

Summer.

He returned to visit his daughter.

Then dropped by the Tequila bar. His wife has repainted the walls. They’re now a lemon yellow. Like the colour of Tequila. Not knowing, allowed him to feel that bit calmer. Out of nowhere an odd excitement overwhelmed him in light of the lemon yellow. He asked his daughter about the man. His wife was completely silent. There were various fresh paintings hanging on the wall. A painting of a bottle of Tequila and a shot glass smack bang caught his eye. Inside the bottle of Tequila was a dark grey wall. He’s still a man without an inch of iron. But, he now knows how to destroy the walls. They shall all soon turn into ash.

He dropped into the bar owned by the old artist. He asked about the painting with the bottle of Tequila. The old man poured him a shot and said: “Son, you should destroy them, after swallowing this last drop”. It turns out, the old man knew. It turns out, inside the old man’s bottle of Tequila was a grey wall that he had wanted to destroy. 

He’s indebted to her. His beloved wife. But, for the moment, he has to act. Instead of trying to find an iron rod, he will lock the wall inside a bottle of Tequila and smash it on the tile floor.

(May 2020)


Trần Băng Khuê
Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Love

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Trần Băng Khuê

LOVE

Do they love each other?

Yes. The truth is they do love each other. An unnecessary topic of discussion.

These are the questions I’ve been chewing on.

Do they really love each other, really?

Yes, definitely. Nearly sixty years. An incredibly grand and courageous love.

Why courageous?

They’ve been with each other for so long.

I’m still chewing on these questions. Please stop bothering me. (But I have yet to figure out with whom I’m having this conversation)

Do they love each other a lot?

Do I need to confirm it a couple more times? I told you already, They love each other. Since. I am the product of their love. After me, there are more products of their love. Then after those products, the product of other generations, younger.

Have I figured out with whom I’m having this conversation?

I don’t know. I want a drink. That lemon amber spirit. I have no more desire for anyone nor do I desire to dialogue. I’m tired of the questions. Often there is no solution. 

In the middle of a year in the eighties. Our first home, a painting filled with fire. I remember a little about the flames. Their mouths devoured the thatched roof. Smoke. I don’t remember the smoke. That year I was about four years old. (I asked my mother just then. There’s no way I could remember how old I was then). But I remember the flames. The village of thatched roofs and dirt walls, how could there be smoke without a fire. Smoke rises from the stove. Hunger was woven through the scent of smoke. I don’t know what it’s like to be hungry. My mother would never leave me hungry since all I did as a child was eat and sleep? Betrayal was woven in the scent of smoke. (My mother’s memories, not mine, how could I possibly know what the smell of betrayal smells like. Honestly, it had never bothered me at all).

In the year ninety-something, I began to take more care of my appearance as I grew into a young woman. The flames flared up a couple more times. (The reason being careless baking while being drunk on new year’s eve). In the year two thousand, the flames continued to be re-ignited in newspapers and threats (The reason being me loving a man who’s a nobody).

I still love fire. The flames continue to give me warmth.

So now, do they still love each other?

A discussion on such a fact is unnecessary. They bravely stay by each other’s side. In their home is a thirty-year-old divorced daughter. (She doesn’t have enough courage to love). I’m still looking for words to describe what happened to this severed tale. I’m working hard to learn how to find the words. But I’m sick of this boring topic. The characters continue to string each other along. (I said, he said, they say, that guy said, that woman said so, the traitor claiming, my personal relationship coming along twelve thirteen years, I hate the idea. They teach me how to compose poetry, and write fiction. But learn nothing else from it. They don’t want to write poetry. My poetry was like dog shit. I tried fiction. I wrote the first piece about my mother. Not their brave love story.

So now, do they truly love each other?

They love each other. I can confirm it. A woman lacking in affection for more than a month asked to raise several rabbits. My family had a herd of them for a while. Childish kids like me to treat them like friends. I was very good, carefully every day cutting pieces of grass and vegetables to feed them. Play with them. But the adults were different. (They kill them for hot pot, for drinking).

I hated taking care of the rabbits from then on. Yet after only one week of asking, the man brought a pair of white rabbits home. The woman with care adored them. As for me, I didn’t care. Even after looking straight at them in the eyes a couple times as I passed their cages. Now and then when I was bored fed them sweet potato leaves or carrots. But I never loved them.

After a month the first rabbit died, pathetically in the metal cage. Its eyes were crawling with ants. The army of ants was pretty cruel. I was too frightened to watch it die. (Like from the window, I watched my father-in-law take his last breath on one Holy Thursday). I loved him. But the time I was allowed to love him was minuscule after I became his daughter-in-law.

Speaking of the second rabbit?

That one? I couldn’t estimate when it would die. Because I wanted it to live. (But it won’t survive alone like that). A young woman in my household said that one will eventually die. The next morning, I checked it and as soon as I woke up, the cage was empty. Remaining was a piece of white tile stained with blood mixed in with pellets of black poop scattered from inside the cage all the way down to the pavement. The indulged woman simply stated, “one is buried, the other one killed for the table. Whichever way they die.” Who killed it? (I asked). What do you think? (The woman answered).

I didn’t say a word.

(No one could possibly save a life in this world. Including God.)

So, have you thought of an answer?

What on earth is it? I don’t like any of these thoughts. I don’t want to write anything down at the moment either.

I’m pondering about love.

Really? So, what colour is love?

The other day the man said he’ll repaint the iron gate.

(But he’s never home?)

I asked the young woman in the house, what colour will it be?

Purple.

That’s what she wants. (The young woman replied, her brows furrowed)

Gosh. (I screamed)

“There’s no way I can handle purple”.

_____

May 2020

_

TÌNH YÊU

Họ yêu nhau?
Đúng. Sự thật là họ yêu nhau. Điều đó chẳng cần phải bàn cãi gì.
Tôi đang nghĩ đến một vài lời thoại.

Họ yêu nhau à?
Dĩ nhiên rồi. Gần sáu mươi năm. Tình yêu này thật vĩ đại và dũng cảm.
Tại sao lại dũng cảm?
Họ ở bên nhau quá lâu.
Tôi vẫn đang nghĩ đến một vài lời thoại. Xin đừng làm phiền tôi. (Nhưng tôi chưa hình dung ra được nhân vật sẽ đối thoại với tôi)

Họ yêu nhau lắm ư?
Tôi cần phải khẳng định thêm vài lần nữa sao? Tôi nói rồi, họ yêu nhau. Chính thế. Tôi là một sản phẩm của họ. Sau tôi còn thêm vài sản phẩm nữa. Rồi sau những sản phẩm ấy, là các thế hệ sản phẩm khác, non tơ.
Đã hình dung được nhân vật chưa?
Tôi không biết. Tôi muốn uống rượu. Phải là thứ rượu màu vàng chanh ấy. Tôi không muốn đi tìm nhân vật và các lời thoại nữa. Tôi chán những lời thoại. Đôi khi chúng chẳng giải quyết dược gì.

Khoảng những năm tám mấy. Căn nhà thứ nhất, chỉ là một bức tranh đầy lửa. Tôi có một chút nhớ về những ngọn lửa. Chúng há miệng cắn xé mấy mái tranh. Khói. Tôi không nhớ khói. Năm đó tôi khoảng bốn tuổi. (Tôi mới hỏi mẹ đấy. Tôi làm sao nhớ được tuổi của tôi). Nhưng tôi nhớ những ngọn lửa. Cái xóm nhà tranh vách đất đó, nếu không có lửa làm sao có khói. Khói từ bếp bay lên. Khói vương mùi đói. Tôi thì không biết đói là gì. Đời nào mẹ để cho tôi bị đói, khi tôi chỉ là một đứa trẻ chỉ biết ăn và ngủ? Khói vương mùi bội phản. (Mẹ tôi kể đấy, tôi làm gì biết mùi bội phản nó như thế nào. Thật tình tôi cũng chẳng quan tâm lắm).

Đến những năm chín mấy, khi tôi bắt đầu biết sửa soạn trở thành thiếu nữ. Ngọn lửa có cháy lên vài lần. (Lí do cháy chỉ vì lỡ nấu nồi bánh trong một cơn say đêm ba mươi). Những năm hai ngàn, ngọn lửa tiếp tục được nhóm lên bởi những tờ báo và sự đe dọa (Lí do tôi yêu người đàn ông không giống ai). 

Tôi vẫn thích lửa. Những ngọn lửa có thể sưởi ấm tôi.

Thế bây giờ họ vẫn yêu nhau sao?
Không cần phải bàn cãi về điều này. Họ vẫn dũng cảm ở bên nhau. Trong nhà có một đứa con gái ba mươi tuổi vừa ly hôn. (Nó không đủ dũng cảm để yêu).
Tôi vẫn muốn tìm một vài lời thoại cho câu chuyện đang dở dang. Tôi tranh thủ đọc để học cách viết lời thoại. Nhưng tôi không thể nào chịu được sự nhàm chán này. Các nhân vật chơi mãi một trò đu dây với nhau. (Tôi nói, anh ta nói, họ nói, thằng đó nói, con mẹ kia nói, đồ bội phản đang nói, tình yêu của đời tôi cũng lầm bầm nói). Tôi dứt khoát không dùng nhiều lời thoại cho tác phẩm của mình. Những năm mười hai mười ba tuổi, tôi đã thấy ghét điều đó. Người ta dạy tôi làm thơ, viết truyện. Tôi chẳng học được gì từ họ. Tôi không muốn làm thơ. Thơ tôi viết, chó nó ngửi. Tôi thử viết truyện. Tôi viết câu chuyện đầu tiên về mẹ tôi. Không phải tình yêu dũng cảm của họ.

Thế bây giờ họ có thực sự yêu nhau không?
Họ yêu nhau. Tôi dám khẳng định như vậy đấy. Người đàn bà thiếu khuyết sự yêu chiều cách đây hơn một tháng ngỏ ý muốn nuôi vài con thỏ. Những năm tám mấy, gia đình tôi cũng có nuôi một bầy thỏ. Những đứa trẻ con như tôi, xem chúng là bạn. Tôi khá chăm chỉ đi cắt rau cỏ cho chúng. Chơi đùa với chúng. Nhưng người lớn thì khác. (Họ giết thịt chúng để làm mồi nhậu).
Tôi ghét nuôi thỏ từ đó. Thế mà sau một tuần vòi vĩnh, người đàn ông mang đôi thỏ trắng về. Người đàn bà chăm chút, yêu chiều. Tôi thì không buồn quan tâm. Dù vài lần đi ngang chuồng thỏ, tôi có nhìn vào mắt chúng. Thỉnh thoảng buồn tay, tôi cũng cho chúng vài cọng rau lang, hoặc củ cà rốt. Nhưng tôi không yêu chúng.

Sau hơn một tháng con thỏ thứ nhất hấp hối, nằm thoi thóp thở trên cái lồng sắt. Mắt nó đầy kiến. Lũ kiến cũng thật là ác. Tôi không dám nhìn cảnh hấp hối của một con thỏ. (Giống như trước đây, tôi đã từng run rẩy khi đứng sau khung cửa sổ liếc nhìn vào chiếc giường mà bố chồng tôi đang hấp hối vào thứ năm tuần thánh). Tôi yêu quý ông ấy. Nhưng thời gian được yêu thương bên cạnh ông ấy quá ít ỏi, sau khi tôi về làm dâu.

Nói về con thỏ thứ hai đi?
Nó hả? Tôi không thể dự đoán cái chết. Vì tôi muốn nó sống. (Nhưng hẳn là không thể nào sống lẻ bạn như thế). Một cô gái trong nhà nói với tôi rằng, con kia rồi cũng sẽ chết. Sáng hôm sau, thức dậy, tôi thấy cái chuồng trống rỗng. Chỉ còn lại một miếng gạc trắng thấm máu cùng những viên phân màu đen rải rác từ trong cái lồng sắt xuống nền gạch. Người đàn bà được yêu chiều nói bâng quơ, “một con đã chôn, một con đã mang đi làm thịt. Đằng nào nó cũng chết.” Ai mang đi làm thịt? (Tôi hỏi). Chẳng ai khác. (Người đàn bà trả lời). 

Tôi im lặng. 

(Chẳng ai có thể cứu rỗi được tất cả mọi sự sống trên đời này. Kể cả Chúa.)

Thế đã nghĩ ra được lời thoại nào chưa?
Việc quái gì phải nghĩ? Tôi không thích các loại lời thoại. Tôi cũng chẳng muốn viết truyện lúc này.
Tôi đang nghĩ về tình yêu.
Thật à? Thế tình yêu có màu gì?
Hôm kia người đàn ông bảo sẽ sơn lại cánh cổng sắt.
(Nhưng ông ấy đâu có bao giờ ở nhà?)


Tôi hỏi cô gái, sơn màu gì?
Màu tím. 

Bà ấy muốn thế. (Cô gái trả lời thêm, kèm theo một cái chau mày)
Trời ơi. (Tôi gào lên)

“Không thể nào chịu đựng nổi màu tím”.

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

those who do not know how to laugh

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

Those who do not know how to laugh 

There is nothing beyond the capacity of being human! I thought confidently, after swallowing three cans of 333 beer. This extremely grovelling lost hope that humanity could also be glorious. Evident in the blind man walking around selling broomsticks in the streets, he doesn’t need to see where he’s going! My eyes are like blaring stadium lights, but after just a few drinks I manage to lunge into a man coming from the opposite direction. I grunted: “Are you blind?”. His eyes wide, angry: “Are you blind?”. I’m scratching my head and burst out laughing as though someone was tickling my armpits. He simply glared, he was as cold as ice: “Drunk after a few 333, forget it!”. I laughed even louder. He snapped: “I told you, laugh all you want. Only fools like you laugh!”. His insult was a little excessive, but I let it go, his eyes were sharp like daggers, flaring fire.

Life is a series of serendipitous events. If not then how could two random blokes bump into each other like that? We’re accidental traveller companions on a boat or train or some kind of journey like that. And surprisingly most of my traveller companions do not know how to laugh. A sense of humour is no different to foreplay, it’s not fun at all without a companion, and there’s no joy in laughing alone.

On a serendipitous boat trip, I was introduced to a bunch of characters, there was a man who introduced himself as Friends Of Kings, an attractive young woman with a twisted leg, her name was Princess Reminiscent, a middle-aged man driving the boat, his name was Professor Of Professors, and about a dozen other nameless people. Their faces were as serious as though their faces were directly lit up by moonlight, I thought they were a row of marble statues straight from the Pyramids in Egypt, or faces of docile faithful slaves from an Eastern era long gone.

I thought to myself, it’s a long trip, the landscape often monotonous, sometimes a little choppy, and they’re this serious, how were they going to survive the entire trip? So I shouted: “The King and a blind man got lost and ended up catching some contagious rash! Haha…”. Immediately Friends Of Kings pulled out his sword, and aimed it at my throat: “How dare you defame the king, do you want to die!”. I argued:” I was just joking, plus, there’s no King here?”. “You tried to defame the King in front of me, Friends Of Kings, how dare you deny it?”.

I was quiet, even though I was annoyed. Perhaps Friends Of Kings is also blind lost and delirious.

I thought: The sword is aimed at my throat, there’s no escaping it? When it comes to death if there was a choice, would you choose to die in the most interesting way or just simply sadly disappear? Interesting should be the better choice! I took off all my clothes and ran around the boat in the moonlight. I lent my voice to a folk classic, adding dramatic gestures: “Princess Reminiscent twisted her ankle running away from the Professor Of Professors because he tried to fondle her breast. A humble farmer with sagging breasts, not even 20 but had already loved 5 burly blokes aah ahh… Friends Of Kings has horns on his head, each time he walks you’re not sure if he’s an ox or a cow…”.

All three of them chased after me, as I ran around and around the boat, the lyrics playfully rolled off my tongue, and I was smiling from ear to ear.

Princess Reminiscent was so angry she was baring her teeth, frothing at the mouth like a pig. One of the Princess’ legs was shorter than the other, and after two rounds around the boat, she tripped and fell. Professor Of Professors right behind did not stop in time, and fell straight on top of her. An unexpected timely comedic event. The Professor’s pants were ripped almost to the groin, a huge commotion, hilarious! Friends Of Kings has since not stopped cursing and his military precision on character assassination of me. I said: “stop going after me, Princess has bled for two days already…”. Immediately Professor Of Professor and Friends Of Kings stopped, covering their faces with both of their hands, as though they didn’t want to see, they were visibly disgusted.

They stopped going after me as they stopped to help each other get up. They proceeded to cry, loudly, audibly! Oh dear god, the poor thing! I tried to add in a panic: “Oh oh sorry, I was just joking!”. Professor Of Professors angry: “Joking, you’re joking, you made me rip my pants, you’re going to have to pay for this!”. I consoled him: “Why don’t you wear my pants for the time being!”. “What are you going to wear?”. “I don’t have to wear pants, it’s hot!”. Princess Reminiscent screamed: “No, you can’t be pantless in front of the King!”. Friends Of Kings dropped to his knees, mumbling: “Long live the king, long live the king!”. I looked around and there was no king to be found. Professor Of Professors announced: “The King is with us at all times, anywhere and everywhere, long live the king!”.

I sneered: “Long live whatever the heck…”.

Friends Of Kings announced solemnly: “We must accept this holy war, we must destroy those who blaspheme against the saints!”. The dozen all so statues shouted in unison: “Holy war!”. I believe: In life, everything ends with death, the difference here is either fast or slow, that is all. I stood in the middle of the boat: “If you all laugh now together, I will surrender, and die immediately without further argument!”.

No one laughed. On this boat, no one smiled. How strange, right? They relished the weightiness, and solemnity, why? Maybe it was a secret they share?

Laughter can diffuse a tense situation, and avoid bloodshed, then why would they refuse to laugh? No one would be so quick to judge other people if they were having fun, right? I’m finding it really hard to understand! Resigned, I said: “Fine, enough jokes,  I don’t want to be around you guys anymore. This is a boat full of ghosts, you guys are embalmed corpses ready for burial!”.

I jumped straight off the boat into the river, I didn’t care if it was dirty and full of leeches or what. I floated face up, drifting alongside the boat. Now, I’m an outsider, abandoned by the world for my placeless humour, and my desire for joy.

With no one to play with, I turned my attention to the fish. They followed me picking at my hair, waving their tails, and snuck into my armpits, circling each leg. The school of fish, compared to the people on the boat, they were more entertaining. I asked the school of fish: “do you guys know why…?”. The fish shook their heads.

On the boat, the embalmed corpses continued to address each other solemnly.

“Have you ever seen a king?”.

“No”.

“Then, how come you’re Friends Of Kings?”.

“My mother named me that”.

“Your mother is of royal blood?”.

“My mother is a rice farmer”.

“A farmer?”.

“Exactly”.

“Me too, my mother is an expert when it comes to ploughing and collecting duckweed to feed the pigs”.

“Then, how come your name is Princess Reminiscent?”.

“My mother said, with a name like that I can hold my head up high when it comes to other people, I was born with this bad leg”. 

Ah, as it turns out. There has never been a king, queen or any kind of important entity travelling with me at all. A bunch of con artists, a bunch of farmers with fancy names trying to deceive other people, so they can have the boat for themselves, and have it their way. They don’t like games, they don’t like laughter, and they prefer to be serious because they’re worried about making mistakes, dropping their hats, their tops, and their slippers. They were worried about me seeing their true face. No wonder Professor Of Professors jumped on top of Princess Reminiscent when she fell and Friends Of Kings used his jacket to cover her up. I screamed: “What a bunch of liars and swindlers, haha…”.

Startled, they turned and looked at me solemnly, calmly and coldly as the boat veered away. All I wanted to say to them was: Your boat has nowhere good to land, because out there, the is nothing but a deep dark hole, but it was too late.

They were already gone.

_____

Những kẻ không thích đùa

Truyện ngắn  Nguyễn Văn Thiện

Không có gì ngoài khả năng của con người! Sau khi uống hết ba lon bia 333, tôi cao hứng nghĩ. Con người rúm ró vô cùng nhưng cũng vĩ đại vô cùng. Bằng chứng là những người mù đi bán chổi tấp nập trên đường phố, họ có thèm nhìn đâu mà vẫn thấy đường đi! Trong khi, mắt tôi như đèn cao áp trong công viên thành phố, thế mà hôm qua đi nhậu về lại đâm sầm vào gã đi bộ ngược chiều. Tôi hỏi: “Mày mù à?”. Gã cũng bặm trợn trừng mắt: “Mày mù à?”. Tôi đưa tay xoa xoa vầng trán u rộng rãi và cười như bị thọc nách. Gã vẫn không cười, gã nói lạnh băng: “Loại mày, uống 333 mà cũng say, tao không chấp!”. Tôi càng cười to hơn. Gã gắt: “Đã bảo tao không biết cười. Cười như trâu hít bẹn!”. Lão chửi hơi ác, nhưng tôi không dám chửi lại, nhìn mắt gã như dao, tôi biết, tôi nhịn.

  Cuộc đời này là tổ hợp một chuỗi tình cờ. Không tình cờ thì làm sao mà hai thằng đi bộ trên vỉa hè lại đâm sầm vào nhau được? Chúng tôi tình cờ đi với nhau trên một chuyến xe hoặc một con tàu hoặc một hành trình đại loại thế. Cũng tình cờ mà tôi biết, hầu hết những người đi cùng tôi không biết đùa và không thích đùa. Đùa, cũng như yêu đương vậy, phải có đối tác mới vui, đùa một mình chán chết…

  Trên chuyến tàu tình cờ ấy, ngoài tôi ra, có một người tên là Bạn Của Vua, một cô gái xinh đẹp nhưng bị trẹo chân, tên là Hoài Niệm Công Chúa, một gã trung niên cầm lái, tên là Thầy Của Thầy, và hơn chục nhân mạng vô danh khác. Mặt họ nghiêm trang đến mức, khi mặt trăng soi vào, tôi tưởng đó là dãy tượng cẩm thạch đâu tận bên các Kim Tự Tháp hiện về, hoặc là gương mặt của dãy bề tôi trung thành tin cẩn túc trực bên giường bệnh của các bạo chúa phương Đông thuở trước chưa xa.

Tôi nghĩ, đường thì xa hun hút, có khi trời yên biển lặng, có khi bão tố phong ba, mặt cứ lạnh băng như đá thế này, làm sao chịu nổi? Tôi hét to: “Vua là một thằng mù lạc đường bị da liễu nhiễm trùng! Ha ha…”. Ngay lập tức Bạn Của Vua tuốt gươm ra kề vào cổ tôi: “Mày dám mạo phạm vua, tội chết!”. Tôi cãi: “Tôi chỉ nói vui thôi, với lại, ở đây có ai tên là Vua đâu?”. “Mày dám đặt điều bôi bác Vua trước mặt tao, Bạn Của Vua, mày còn dám cãi?”.

  Tôi im lặng, nhưng bụng vẫn ấm ức. Có khi Bạn Của Vua cũng là một thằng mù lạc lối nhiễm trùng…

  Tôi nghĩ: Gươm đã kề bên cổ, chạy đâu cho khỏi chết. Nếu phải chết, bạn sẽ chọn cho mình cái chết thật vui hay thật buồn? Đương nhiên rồi, vui vẫn hơn! Tôi cởi quần áo ra chạy vòng quanh trên boong tàu đầy ánh trăng. Tôi hát vọng cổ, tôi múa nghê thường: “Con Hoài Niệm Công Chúa bị trẹo chân vì bị Thầy Của Thầy rượt theo bóp vú. Đó là một cô gái bần nông vú sệ, chưa đủ tuổi 20 mà yêu tới 5 thằng ằng ằng… Còn Bạn Của Vua trên đầu có sừng, mỗi lần bước đi thì không biết là trâu hay nghé…”.

  Cả ba đứa rượt theo, tôi vẫn chạy vòng tròn, có khi lượn chữ “chi” ngoắt ngoéo, miệng cười vui vẻ.

Hoài Niệm Công Chúa tức đến nỗi miệng méo xệch, nước bọt tràn ra hai bên mép như mép lợn lòi. Chân của Công Chúa bị thọt, nên chạy được hai vòng thì vấp ngã. Thầy Của Thầy chạy sát sau, dừng không kịp, ngã đè lên. Một vụ tai nạn khôi hài ngoài dự tính. Quần của thầy bị toạc gần đến háng, lôi thôi củ quả, vui ghê! Bạn Của Vua không ngớt lời nguyền rủa tội khi quân phạm thượng của tôi. Tôi nói: “Đừng đuổi nữa, Công Chúa bị chảy máu hai ngày rồi…”. Lập tức Thầy Của Thầy và Bạn Của Vua dừng lại, hai tay ôm lấy mặt, không dám nhìn, tỏ ý kinh tởm.

  Họ dừng lại, không đuổi nữa, giúp nhau đứng dậy. Rồi họ khóc, khóc rõ to! Trời ơi, nhìn thương quá! Tôi nói lí nhí: “Tôi xin lỗi, tôi chỉ đùa thôi!”. Thầy Của Thầy chửi: “Đùa mả mẹ mày, làm tao rách quần, đền đi!”. Tôi đề nghị: “Thầy lấy quần tôi mặc tạm vậy!”. “Thế mày mặc bằng gì?”. “Tôi cởi truồng cũng được, trời đang nóng!”. Hoài Niệm Công Chúa hét to: “Không được, cởi truồng trước mặt Vua là khi quân!”. Bạn Của Vua quỳ xuống, lẩm nhẩm: “Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế!”. Tôi nhìn quanh vẫn không thấy vua đâu hết. Thầy Của Thầy nói: “Vua ở bên cạnh chúng ta mọi lúc mọi nơi, vua muôn năm!”.

  Tôi nói: “Muôn năm con kẹc í à…”.

Bạn Của Vua nói: “Phải chấp nhận một cuộc thánh chiến, tiêu diệt kẻ dám phỉ báng thánh nhân!”. Mấy chục nhân mạng đồng thanh hô to: “Thánh chiến!”.
Tôi nghĩ: Cuộc đời, cuối cùng sẽ kết thúc bằng cái chết mà thôi, vấn đề là nhanh hay chậm. Tôi đứng giữa boong tàu nói: “Nếu tất cả các ngươi cười lên một phát, tôi xin đầu hàng, xin chết ngay miễn bàn!”.

  Không ai cười hết. Trên chuyến tàu này, không có nụ cười nào hết. Quái gở nhỉ? Họ thích trang nghiêm, trầm trọng để làm gì nhỉ? Phải có một bí mật nào đó mà tôi chưa biết?

  Nếu cười lên một tiếng mà tránh được can qua, tránh được đổ máu, tại sao họ lại không cười? Tại sao họ lại hung hăng kết tội người khác chỉ vì họ muốn đùa cợt vui vẻ? Khó hiểu quá! Tôi nói: “Thôi, đùa vậy đủ rồi, tôi không thèm đi chung với các ngươi nữa. Con tàu này là một con tàu ma, các người là những xác ướp chưa chôn!”.

  Tôi nhảy ùm xuống sông, mặc cho nước trôi cá rỉa đỉa leo. Tôi nằm ngửa, trôi song song cạnh con tàu. Bây giờ, tôi là kẻ ngoài lề, kẻ bị thế nhân ruồng bỏ chỉ vì tội ham vui không đúng lúc đúng nơi.

  Không có ai chơi cùng, tôi đùa với lũ cá. Chúng bơi theo rỉa lông, xôn xao quẫy đuôi, cù vào nách, lách qua háng. Lũ cá này, so với lũ người kia, vui tính hơn nhiều.  Tôi hỏi lũ cá: “Tụi bây có biết vì sao…?”. Lũ cá lắc đầu.

Trên tàu, những xác ướp vẫn chuyện trò một cách nghiêm trang.

  “Ông thấy vua bao giờ chưa?”.

  “Chưa”.

  “Sao tên của ông lại là Bạn Của Vua?”.

  “Mẹ tôi đặt thế”.

  “Mẹ ông là quý tộc?”.

  “Mẹ tôi làm nghề trồng lúa nước ven sông”.

  “Nông dân à?”.

  “Chính xác”.

  “Tôi cũng vậy, mẹ tôi biết cày bừa và vớt bèo nuôi lợn”.

  “Vậy sao tên của ngươi là Hoài Niệm Công Chúa?”.

  “Mẹ tôi nói, đặt tên như vậy để tôi mở mày mở mặt với thiên hạ, chân tôi bị tật bẩm sinh”.

A, thì ra là thế. Không hề có vua chúa hoàng hậu với thầy bà gì ở đây hết. Một bọn lừa đảo, một bọn nông dân chính hiệu mượn tên mượn áo để lòe bịp, để giành lấy con tàu và lái đi theo ý chúng. Chúng không dám đùa, ghét cười cợt, thích trang nghiêm vì sợ vấp té, sợ rơi áo rơi mũ, tuột giày. Chúng sợ tôi nhìn thấy gương mặt thật. Hèn gì khi Công Chúa ngã xuống thì Thầy Của Thầy ngã nhào lên và Bạn Của Vua thì lấy áo che. Tôi hét lớn: “Bọn lừa đảo không biết cười, lêu lêu…”.

Chúng giật mình, ngoảnh lại nhìn, sau đó thì vẫn trang nghiêm, điềm tĩnh, lạnh lùng lái con tàu đi mất. Tôi chỉ muốn nói với chúng rằng: Con tàu ấy, sẽ không có một bến bờ tốt đẹp, vì phía trước là vực thẳm, sâu hun hút, nhưng mà không kịp nữa. 

Chúng đã đi rồi.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

The Hues of My Youth

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm


The Hues of My Youth

1.

It all began with a top. That’s right, my youth was an idyllic entanglement? No, more perhaps glimpses of the back of a blue top departing a train station draped in a misty downpour that had swept across Saigon years ago. 

What I meant was a sea blue top worn by the train attendee who had said goodbye to the very last traveller. The last traveller was seventeen, and the young lady had also worn a blue top tinged with purple. The seventeen year old young lady with sad eyes, more withdrawn out of her comfort zone. Never allowing her father a glimpse of those fretful eyes, as the whistle blew, as the wheels grinded on the metal rails. She was haunted by the back of that blue top as a seventeen year old. Exactly like the trail of smoke that has been dragged along since then (though, the smoke may have diminished somewhat). They continued to possess her, unconsciously haunting, void of any kind of prejudice or bias, or have the seventeen year old then and I now would never admit, deliberately burying the sombre dim greyness with those dreamy blue hues once upon a time scattered in cuts and bruises.

2.

“The stupidity of youth”.

The stupidity of youth is what I called the blue hues. I had once more than a glimpse of the same sky blue Saigon July rain soaked top. At twenty-seven. My youth pretty much has ended. (because, I decided the year after that I should be married). Sure enough, my youth (the same stupid youth), it knew how to mess with my head, the regretful past, the moment the train left the station, the grinding metal tires leaving Saigon. Often I had thought the blue top was actually me. Or I was that blue top, trying to stop me from looking back at the trail of grey smoke. It angers me sometimes, I would snap infrustration: “The stupidity of youth”, though, I had stopped myself from (lifting my head) to cry out to the high heaven, scream, “you’re nothing but a deceitful dream in my stupid youth”.

This time of the year, the clouds piled up on top of each other, they lined up in rows on the other side of the world, frightfully spitting at a dam. While I’m staring at the sky, pondering about that sky blue top. To then snap again, “The stupidity of youth”.

3.

The almost forty-year-old man, pacing around inside his shut off room, mumbling. His blue top soaked through, the sweat ran down his back. He just came back from a walk in the park. A small park in a small city. In the big city, where there was a big man, a very big man. No, he was like a giant bronze statue under the sunlight. I don’t why but he repeated my words inside the four walls of his cocoon “the stupidity of youth”.

I didn’t have a chance to ask him. I was busy with my own thoughts, I was pondering over the vast blueness in a different park. They have a way of drawing you in, haunting you, embracing you, in all shades of endearment, the lovesickness dividing my heart into sixes and sevens. Albert Park, Civil Park, Green Park or the four season garden locked in by the gods right next to the War Memorial Museum for instance. “The stupidity of youth”. I repeated aloud in the lounge room, when I was alone. The man had stopped pacing in his closed up room. I could no longer hear his footsteps. “He must have sat down on the chair in the corner by the computer, and put on his earphones as usual”, I thought. Without much thought, I said I didn’t miss Saigon. Hue was fading away with each turn of aching yearning. It seemed I knew the lyrics of the beseeching song off by heart, “let the river flow, flow free oh river, flow”. The mountains did not reply. The loneliness was out of place, it was cold and tasteless. There was no way of ever finding again the incredible storm of my youth. They have sunk to the bottom of a river flowing away somewhere in Hue.

“The stupidity of youth”.

The colour blue at the back of a shirt soaked through with the return of April in Saigon. (I have never visited Saigon in April), that’s what I wrote in a black – white notebook, I’d tugged away for a long time now in a desk drawer. 

“Our youth is full of sadness”, was my reply to the colour blue.

The colour blue was rather curious, it wanted to continue the conversation, wanting to know more. I said, “I was in the Maya in my youth”. Who’s Maya? The little girl who dreamed of plucking the moon out of the sky amidst the height of her youth was obsessed with Trịnh Công Sơn the way I was obsessed with Trịnh Công Sơn at seventeen.

I remember she had once messaged me, in one sentence: “My husband likes to wear blue”.

I waited, but she said she had to get on with her laundry, washing all the blue tops. Her husband is coming home tomorrow.

He’s still shut up in a room. Where no wind or breeze could penetrate. Closing my eyes, letting my imagination go in the dark, focused all my energy on directing my wandering thoughts towards where I wanted to be. Certainly it wouldn’t be in Saigon, or Hue, or would it ever be the Highlands in the soft teary aching whispers and endearment of my youth. I have made up my mind to never go back. I have decided to leave it all behind. The loneliness in conflict with my attainable true happiness beyond this horizon, in a forest full of tall trees with height beyond one’s vision, a vast plain of endless green. I have no yearning for my youth, I’m going to stop mumbling about the blue back that had soaked up my tears without a single returning favour.

4.

“The anguish of youth”

“A sudden knock on the door”, Etgar Keret is that you?

I remember the terrible eligible handwriting. He tried to carefully print each character in Vietnamese. I was named after a river in Hue. At the top of my voice, I am constantly shouting the words of a song “oh the river run, run river”. Yet, here, right now, can you believe it, all I can see is a fierce brilliant heroic white dam and the world on the other side, the crushing cries for retribution of about a century worth of cruelty and lies.

“The wicked possess hundreds of eyes”, (snickering, they glare at each other in the dark). In me, Etgar Keret had confided.

In truth, I was rather suspicious of what he had claimed. Plus, I have never come face to face with him. Just my arbitrary conversation with him in the dark. But, in truth, right on the first page of the collection of short stories there was “A sudden knock on the door”, he had scribbled my name in clear characters. And this, it is not up for discussion.

I’m often distracted, exhausted by my solitary conversations. All I want to do is step out into the light to take in the scent of the grass and flowers amongst the penetrating, shimmering reflections of the gloriously warm sunlight bouncing off the salty water to then settle upon my eyes, my lips, in a land with a larger population of sheep than human beings. A snowy mountain came to mind. Someone mentioned Whakapapa. I was mesmerized by the savagery of the Maori vernacular. I was stuck and I was unable to let go of this imaginary world in my mind.

Oh golly heaven and earth, how could I possibly forget about the back of that chilly cold blue top and the goodbyes at the train station – in Saigon in those years, when I was seventeen, eighteen?

“Sorry dumb youth”, I would mumble frustrated under my breath. I will stop writing short stories about a short story like that. I have more to share. About a young woman in blue, for instance, something like that.

Then, I would ponder about the back in the blue top in poor lighting in a lounge room, to realize I’ve never had a man by me in such times. I’ve never had any kind of indefectible youth in such a time. But, I know a simple truth, the nearly forty-year-old man in my life was still trapped in a room for more than sixty days without ever seeing the light because of the lockdown due to the pandemic. The virus clearly came from the magnificent dam, the heroic, frothy white water fiercely thrown about, yet they would continue to deny it claiming they will investigate the incident, to then be forgotten. (it is definite, not thing good will come of this, we will never learn, in this century of ignorance, lies).

5.

I’ve finally forgotten about them at lunchtime today as I stepped into the bathroom. Outside the  temperature was lovely. I finally decided to forget about it all. The blaring, hot season. The stench of decay, sewage rising overwhelmed my senses. In the glaring colourful cities, I’ve witnessed the water rising from beneath my feet. Though, the soaked through blue tops continued to dig up the rivers and pour concrete at high noon, replacing the old decrepit sewers. The water continued to rise during the rain periods, the floods. The sewers continue to be congested and backed up. The stench of sewage continued to overwhelm the senses at noon.

I’ve finally unplugged and discarded the water.

The next morning,

The morning after that.

The morning after that morning.

My blue clothes began to adopt the midday sun soaking stench of the sewer, the smell. 

I continue to allow the water to run down the drain. The water mumbling bubbling away in blue bubbles. (The blue clothes I love so much became bubbly with blue bubbles). Mould began to grow on the sleeves, the hem of my pants. They were laughing at me. They waited for me to pick them up, fiddle with them, change the water, or add detergent and maybe that pungent Comfort softener. They were craving for my attention, to scrub, squeeze, wring, hang them up on the metal coat hanger, take them out into the sun to dry.

Sadly, I gave them next to no attention. I was drifting away, towards a place of my dreams. Where I played around with childish ideas of the achievement of ideals. I did cry out audibly when my ideals were stomped upon and shortened by a few centimeters, as my tired father guided his bike through our iron gate: “kid, if you want to step up on the podium of ideals, you have to pad your feet with something of value”. As it turned out, the ideals in my time have been placed on a scale where the numbers are completely off-kilter.

I didn’t want to think about all those blue things anymore. They’ve been thrown into a bucket of water. I can see that, after only a couple of hours, the water was more cloudy, like floodwater. It seemed as though there was a layer of dye beneath the one on top. So I decided to scrub, scour and wring. The water dripping ran across my fingertips. The sticky water was grainy. The nauseating water splashing all over the place. I paused for a second, staring at my hands. The blue clothes smelling more and more like the sewer, and a metallic sweet scent of blood. Increasingly spread through the water in the bucket, to then again be absorbed again by the blue clothes. I was sure then they were no longer blue. Definitely no longer blue. It was now a nauseating hue, bubbling away rising from the bottom of the bucket as though demons from hell were brewing blood in a giant iron cauldron. Was this some kind of nightmare or were my eyes playing tricks on me? The clothes suddenly disappeared altogether. Outside someone was crying it seemed, the cries pitiful, listening carefully I tried to decipher the sound. The sound grew slowly louder and louder, exploded, the distorted sound spreading, stretched out and elongated, echoed like the sound of a metal awl hitting a bell, the scream coming from deep within the forest came bouncing back to crash into the cliffside.

I left the bathroom.

The set of blue clothes retreated into a corner of my mind, the very first step. They turned into fluffy clouds floating in a dream upon my second step. And then, stop presently at my third step. The door was only a few more steps away. They will save me, help me escape this state of misapprehension, unable to differentiate the colours in this tiny bathroom. Clearly, I wore the same set of blue clothes out this morning. Clearly, I had thrown them in the bucket of clear water. Clearly, everything happened as clearly as the Sun did regularly rise to then set. Just like that, until my return. Everything was clearly set out, but, not as normal as people may say as planned. Perhaps I’ve wrongly stirred something up somewhere? I’m still standing at the very third step mumbling, racking my brain, this morning. I thought about the familiar cafe I like to visit. The children there were very cute. And they would be at the same cafe with me every other day. Their heart and soul have never been touched or tainted, momentarily. Just my blue top, spattered with the accidental dark brown coffee. The busy waiter bumped into me trying to avoid someone else. The cup of coffee accidentally fell. Distracted, my bathroom came to mind, distracted I tried to wipe the coffee off me. There, right at the third step, just a few heart beats from the doorway, I would have escaped to enjoy the sunlight filtered through the canopy of camphor trees. Or to be gone from this place, to dream a dream at the foot of a shimmering hill, the other side of the mountain. Then there would be my father’s voice folded in each layer of my memory: “child, stop dreaming about those blue clothes. Dear child. Child. My poor child.”

I tried to call out in a low voice, but no sound could escape my throat. I knew, I was still in the bathroom, not at the cafe. With all my might I tried to take another step forward, out of the bathroom, out of these four grey walls. But, my feet were glued to the floor, in a puddle of glue, hard cardboard rodent traps my mother often bought from the market to put in the corner of the house or any out of the way place. During this difficult time, I was seeing a man in a long black robe. One sleeve was damped and smelly.  [I detect a smell]. It invades the entire room. The man in the long black robe disappeared. Spring, the year one thousand nine hundred […], the fields of white sweet potatoes explode like fireworks on new year’s eve. The fragrant spreading, diluted, to suddenly completely dissolved into thin air, now and then I could still detect the pungent smell of Comfort fabric softener in my nose.

Once through an exhausting lunch. I was sweating profusely, vividly dreaming in the spasms of a cramp. As it turned out, I had on a set of blue clothes leaving the cafe that morning. My life, my youth, it seemed no longer belongs to the seventeen year old girl departing from Saigon station years ago. I imagined, it was a dream. The sound of water running in the bathroom, gradually petered off to a trickle, then completely stopped. The only man in the house was whistling happily by a bucket of laundry he had just finished washing. Out the window of the boarding house the sky was blue, fluffy with white clouds and brilliant sunlight after the thirteenth tropical storm.

June 2021

Truyện ngắn 

Về một tuổi trẻ màu xanh

1.

Bắt đầu là một chiếc áo. Phải rồi, tuổi trẻ của tôi là một tình yêu mơ mộng ư? Không, chúng là chiếc áo có màu xanh mà tôi chỉ kịp nhìn thấy sau lưng chuyến tàu rời ga trong cơn mưa phùn lất phất ở Sài Gòn năm nào đó. 

Ý tôi là chỉ một cái lưng áo màu xanh nước biển của anh nhân viên đón vị hành khách cuối cùng, vị hành khách mười bảy tuổi, và cô bé cũng mặc một chiếc áo màu xanh pha sắc tím. Cô bé mười bảy tuổi có đôi mắt rầu rĩ, thường cụp xuống khi bước chân ra khỏi vùng an toàn của mình. Cha cô chắc không thể nào phát hiện ra ánh mắt khắc khoải của cô, khi đoàn tàu bắt đầu tuýt còi, nổ máy lăn bánh trên đường ray. Cô bị ám ảnh bởi những màu xanh sau lưng áo của tuổi mười bảy.  Chúng hệt như một vệt khói kéo dài từ năm tháng ấy đến bây giờ (dù, có thể, vệt khói đã nhạt màu đi chút ít). Chúng vẫn cứ ám ảnh, những ám ảnh vô thức, chẳng hề đọng lại bất kỳ sự thiên kiến nào, hoặc có thể có mà cô gái mười bảy tuổi năm đó và tôi bây giờ cố tình không thừa nhận, cố tình giấu biệt đi vùng xám tối u uẩn đầy những vết xước về cái màu xanh mơ mộng ấy của mình. 

2. 

 “Tuổi trẻ chết tiệt”. 

Tôi gọi cái màu xanh đó là tuổi trẻ chết tiệt. Tôi lại phải nhìn thấy chiếc áo màu xanh da trời đẫm mưa Sài Gòn thêm một lần nữa vào tháng bảy. Hai mươi bảy tuổi. Tôi coi như tuổi trẻ đã chấm dứt. (bởi vì, tôi đã quyết định sẽ lấy chồng vào năm sau). Ấy thế, tuổi trẻ (vẫn là thứ tuổi trẻ chết tiệt đó), chúng thật biết cách làm tôi hờn dỗi quá khứ, hờn dỗi cái đoạn ký ức khi tàu rời lăn bánh rời ga Sài Gòn. Rất nhiều lần tôi tưởng tượng chiếc áo màu xanh ấy biến thành tôi. Hoặc tôi biến thành nó, hòng để tôi không còn phải ngoái đầu nhìn lại những vệt khói xám. Tôi đã từng giận dữ, thốt ra câu chửi thề đó bằng khẩu hình: “tuổi trẻ chết tiệt”, dù rằng, tôi thật sự không (muốn) ngửa cổ lên trời, gào thét, “anh chỉ là một thứ màu xanh chết tiệt, lừa dối giấc mơ tôi”. 

Mùa này, mây trắng chồng lấp, xếp lớp thành từng hàng, mây tung bọt kinh hoàng ở một con đập anh hùng bên kia thế giới. Tôi thì vẫn ngửa mặt lên trời, phiền lòng vì một cái lưng áo màu xanh. Sau đó tiếp tục chửi thề, “Tuổi trẻ chết tiệt”. 

3. 

Người đàn ông gần bốn mươi tuổi, đi qua đi lại trong căn phòng kín đáo, lẩm bẩm. Trên lưng áo màu xanh của anh ta mồ hôi nhễ nhại, ngạo nghễ thấm ướt. Anh ta vừa mới từ công viên trở về. Trong công viên nhỏ của thành phố nhỏ. Trong thành phố nhỏ có một người đàn ông lớn, rất lớn. Không, ông ấy khổng lồ như một bức tượng đồng phơi sáng dưới ánh nắng mặt trời. Chẳng hiểu sao người đàn ông gần bốn mươi tuổi sau khi trở về căn phòng kín đáo lại bắt chước giọng điệu của tôi ca cẩm lẩn thẩn rằng “tuổi trẻ chết tiệt”. 

Tôi không tiện hỏi. Trí não tôi đang bận bịu, tôi nhớ những màu xanh bạt ngàn ở một công viên khác. Chúng thật biết cách thu hút, ám ảnh, ôm ấp, trì níu lấy tình yêu, nỗi tương tư đau đớn chia năm xẻ bảy trái tim tôi. Albert Park, Civil Park, Green Park hoặc những khu vườn bốn mùa bị nhốt trong hình hài của các vị thần hóa đá bên cạnh bảo tàng chiến tranh chẳng hạn. “Tuổi trẻ chết tiệt”. Tôi lặp lại câu nói này bên ngoài phòng khách, khi chỉ có một mình tôi. Người đàn ông bốn mươi tuổi đã hết đi qua đi lại trong căn phòng kín. Tôi không còn nghe tiếng bước chân nữa. “Hẳn là anh ta sẽ ngồi xuống chiếc ghế ngay cạnh góc bàn để máy tính, và đeo headphone vào tai như mọi lần thôi”, tôi nghĩ. Bất giác, tôi buột miệng không nhớ Sài Gòn. Huế thì mờ nhạt dần đi khi những cơn đau cuộn xoáy não. Nhưng có vẻ như, tôi vẫn thuộc lời của một bài hát van vỉ, “chảy đi sông ơi, chảy đi sông ơi hỡi, chảy đi kìa, sông ơi”. Núi rừng không đáp lại. Nỗi cô đơn lơ đễnh lạnh nhạt. Tôi chẳng thể nào tìm thấy cơn bão tuổi trẻ của tôi ở đâu nữa. Chúng thật sự đã chìm dưới đáy con sông đang chảy nào đó ở Huế.

“Tuổi trẻ chết tiệt”. 

Màu xanh lật giọng đằng sau lưng áo ướt đẫm Sài Gòn tháng tư. (Tôi chưa bao giờ vào Sài Gòn vào những ngày tháng tư), tôi viết như thế lên quyển sổ tay đen – trắng, tôi cố tình cất giấu đã lâu trong ngăn kéo hộc bàn.

“Tuổi trẻ thật đáng buồn”, tôi hạ giọng đáp lời màu xanh.

Màu xanh khơi gợi tiếp mạch chuyện, bắt tôi trả lời nguyên nhân. Tôi nói,
“tuổi trẻ, khiến tôi chìm đắm trong ảo mộng hão Huyền”. Huyền là ai ấy nhỉ? Cô gái nhỏ từng mơ giấc mộng hái trăng xuống chơi của tôi trong cơn say tuổi trẻ, cô mê Trịnh như năm tôi mười bảy tuổi mê Trịnh vậy. 

Có lần tôi thấy tin nhắn của cô ấy nhấp nháy, chẳng có gì ngoài một dòng: “Chồng tao thường xuyên mặc chiếc áo màu xanh”. 

Sau đó, không đợi tôi trả lời, cô ấy đã chào tạm biệt với lý do cần phải đi giặt và phơi những chiếc áo màu xanh. Chồng cô ấy sẽ trở về vào ngày mai.

Anh ta vẫn ngồi yên trong căn phòng kín. Chẳng có một cơn gió nào đủ sức lọt qua khe cửa. Tôi thì bắt đầu mộng tưởng bằng cách nhắm mắt lại trong bóng tối, rồi tập trung năng lực tinh thần hòng đưa đẩy chuyến tàu tâm trí phiêu bạt đến những nơi mà tôi muốn. Dĩ nhiên, không phải Sài Gòn, không phải Huế, cũng chẳng hề là miền cao nguyên thủ thỉ thứ tình yêu đau thương đầy nước mắt tuổi trẻ của tôi nữa. Tôi đã quyết biệt ly. Tôi đã quyết phải tìm cách rời đi. Nỗi niềm cô độc tranh biện với tôi về hạnh phúc đích thực ở bên ngoài bầu trời đó, ở trong một rừng cây cao vút mặt, hoặc một khoảng trống mênh mông xanh ngút mắt. Tôi thôi thiết tha với tuổi trẻ, thôi lẩm bẩm về một cái lưng áo màu xanh uống hết nước mắt của tôi mà không chịu hoàn trả bất cứ thứ gì.

4.

“Tuổi trẻ thật đáng thương”

“Đột nhiên có tiếng gõ cửa”, anh Etgar Keret đấy hả?

Tôi nhớ là chữ anh nguệch ngoạc và xấu xí lắm. Anh đã cố gắng hết sức mới viết trọn từng ký tự tên tôi bằng tiếng Việt. Tên tôi, là một con sông ở Huế. Tôi luôn gào thét lời bài hát “chảy đi sông ơi”. Ấy vậy, bây giờ, ngay chính lúc này đây, anh biết không, tôi chỉ nhìn thấy một con đập anh hùng trắng xoá hung dữ bên kia thế giới đang ào ạt cất tiếng đòi trừng phạt cả một thế kỷ tàn nhẫn và dối trá.

“Kẻ dữ có hàng trăm con mắt?” (chúng nhìn nhau trong bóng tối, cợt nhả). Etgar Keret nói với tôi. 

Thật tình là tôi hồ nghi điều anh nói. Mà, tôi có giáp mặt anh bao giờ đâu. Tôi tự tiện đối thoại với anh trong bóng tối đấy thôi. Nhưng, quả thật, ngay trang đầu tiên của tập truyện ngắn “đột nhiên có tiếng gõ cửa”, anh đã nguệch ngoạc viết tên tôi bằng năm kí tự rõ ràng. Điều này, chẳng cần phải bàn cãi gì. 

Đôi khi tôi bần thần, mệt mỏi với những cuộc đối thoại của chính mình. Tôi chỉ muốn bước hẳn ra ngoài ánh sáng để hít hà hương thơm của hoa cỏ cùng những tia nắng ấm áp xinh đẹp xuyên chiếu qua mặt biển lấp lánh, đọng lại trên mắt môi tôi, từ mặt trời ở xứ sở có số cừu nhiều hơn số người. Tôi chợt nhớ một ngọn núi tuyết. Ai đó vừa mới nhắc đến Whakapapa. Tôi bị mê hoặc bởi ngôn ngữ Maori hoang dã. Và không thể nào thoát ra được khỏi trí tưởng tượng đang mắc kẹt đó.

Trời đất quỷ thần ơi, sao tôi lại vô tình quên phắt cái lưng áo màu xanh lạnh lùng ở ga tàu ly biệt – Sài Gòn những năm mười bảy, mười tám tuổi được nhỉ?

“Xin lỗi tuổi trẻ chết tiệt”, tôi vẫn thì thào khó chịu. Tôi sẽ không viết tiếp truyện ngắn về một truyện ngắn ấy nữa. Tôi có một câu chuyện khác cần được chia sẻ. Về một cô gái và một bộ quần áo màu xanh chẳng hạn, kiểu thế. 

Rồi sau đó, tôi ngờ nghệch ngẫm nghĩ đến cái lưng áo màu xanh dưới ánh đèn lờ mờ trong phòng khách, và nhận ra rằng, chẳng hề có gã trai nào bên cạnh tôi lúc này. Chẳng hề có một tuổi trẻ bất diệt ở bên cạnh tôi lúc này. Nhưng, tôi biết một sự thật, người đàn ông gần bốn mươi của tôi dường như vẫn đang bị nhốt trong căn phòng kín hơn sáu mươi ngày không thấy ánh sáng mặt trời vì lệnh lockdown thời dịch bệnh. Những đám virus rõ ràng đã đến từ nơi có con đập vĩ đại, anh hùng, bọt nước tung trắng xoá dữ dội, thế mà người ta vẫn chối đây đẩy, thế mà người ta vẫn còn đặt bày chuyện điều tra, sau đó chắc chắn mọi thứ sẽ chìm vào quên lãng. (dĩ nhiên, chẳng ai học thêm được bài học nào nữa ở thế kỷ mê muội, dối trá). 

5.

Tôi đã trút bỏ chúng trưa nay khi vừa bước chân vào phòng tắm. Bên ngoài nhiệt độ không êm ả dịu dàng lắm. Tôi quyết định trút bỏ chúng. Mùa nắng gắt, nồng. Mùi xú uế, cống rãnh bốc lên nghẹn mũi. Ở những thành phố rực rỡ chói gắt sắc màu, tôi đã thấy mùa nước nổi dưới chân mình. Dù rằng, những chiếc áo xanh thẫm vẫn hì hục đào sông và đúc bê tông giữa trưa để thay hệ thống cống rãnh cũ kỹ. Nước vẫn nổi vào mùa bão, lũ. Cống rãnh vẫn tắc vào mùa mưa. Mùi xú uế vẫn nghẹn mũi vào những buổi trưa.

Tôi trút bỏ và xả nước.
Sáng hôm sau.
Sáng hôm sau nữa.
Sáng hôm sau nữa nữa.
Bộ quần áo màu xanh đã bắt đầu bốc mùi cống rãnh của buổi trưa nắng gắt, nồng. 


Tôi tiếp tục xả nước. Nước lầm bầm nổi bọt xanh. (Bộ quần áo mà tôi yêu thích đã nổi bọt xanh). Vài mầm rêu mốc bắt đầu bám đều trên ve áo, gấu quần. Chúng trêu ngươi tôi. Chúng giễu cợt tôi. Chúng câm lặng đợi chờ tôi mó máy đôi bàn tay và nhấc lên, thay nước mới, hoặc cho xà phòng cùng với nước xả comfort hăng hắc. Chúng thèm khát được tôi quan tâm, ghì siết, vặn xoáy, vắt kiệt, sau đó treo lên móc sắt, mang ra ngoài nắng phơi phóng. 

Đáng thương thay, tôi chỉ nhìn chúng bằng ánh mắt hờ hững và phớt lờ. Tôi đang bận trôi về nơi đó. Nơi tôi có thể mơ mộng, chơi trò đuổi bắt với những mầm non của lý tưởng. Tôi đã từng khóc nấc lên, khi lý tưởng bị người ta chà đạp bằng vài centimet chiều cao, khi cha tôi thất thểu dắt xe ra khỏi cánh cổng sắt: “con ạ, muốn bước lên bục lý tưởng, con phải đệm xuống gót chân một thứ gì đó có giá trị”. Hóa ra, lý tưởng ở thời đại của tôi đã được đo đếm sẵn trên một chiếc cân bị lệch hẳn các con số. 

Tôi chẳng muốn nghĩ về cái màu xanh ấy nữa. Chúng đã bị tôi ném vào thau nước. Tôi đã nhìn thấy, chỉ vài tiếng đồng hồ sau, nước trong thau bắt đầu đổi sang màu đùng đục, như màu nước lũ. Có lẽ người ta đã ngầm nhuộm cái màu sắc ấy cho bộ quần áo. Tôi quyết định cúi xuống thau và vò, xoắn, vắt kiệt. Nước rỏ ra trên mười đầu ngón tay tôi. Nước bám dính sền sệt. Nước choèn choẹt cơn buồn nôn. Tôi khựng lại trong giây lát, mắt nhìn đăm đăm vào bàn tay mình. Bộ quần áo màu xanh bắt đầu bốc mùi hôi thối của cống rãnh, mùi tanh tanh của chất sắt trong máu. Rồi, loang dần ra trong thau nước, thấm vào bộ quần áo xanh. Tôi chắc chắn đó không còn là bộ quần áo màu xanh nữa. Dứt khoát thế. Màu của sự buồn nôn, chúng lừ lừ sôi lên trong thau nước như bọn quỷ từ địa ngục đang đun máu trong những chảo dầu khổng lồ bằng sắt. Hẳn đây chỉ là một giấc mơ thôi hoặc là ảo ảnh? Bộ quần áo của tôi bỗng dưng biến mất. Bên ngoài hình như có tiếng réo gọi thảm thiết, tiếng khóc, tôi nghiêng tai lắng nghe. Âm thanh bắt đầu lớn dần và vỡ òa, loãng ra, tràn ra, kéo dài ra, vang như tiếng dùi sắt gõ vào chuông, tiếng hét trong rừng sâu vọng về từ vách núi. 

Tôi rời khỏi phòng tắm.
Bộ quần áo xanh màu trời lùi vào góc kí ức, ở bước chân thứ nhất. Chúng tiếp tục hóa thành mây bay lãng đãng trong giấc mơ của tôi từ bước chân thứ hai. Và sau đó, dừng lại ngay thì hiện tại ở bước chân thứ ba. Cánh cửa chỉ cách tôi vài bước nữa. Chúng sẽ cứu tôi, giải thoát cho tôi khỏi tình cảnh mơ màng không phân biệt nổi sắc màu trong căn phòng tắm nhỏ bé kia. Rõ ràng, tôi đã vận bộ quần áo xanh ấy ra đường sáng nay. Rõ ràng, tôi đã tự trút nó xuống chậu nước trong vắt kia. Rõ ràng, mọi sự đều rõ ràng như mặt trời quen thuộc hàng ngày vẫn đều đều lên và xuống. Vậy đấy, cho đến khi tôi quay trở lại. Tất thảy chúng đều rõ ràng, nhưng, không hẳn đã bình thường như người ta vẫn gọi là đúng quy trình. Có thể tôi sai quấy ở đâu đó chăng? Tôi đứng nguyên ở vị trí của bước chân thứ ba và lẩm bẩm lục lọi trí nhớ, khoảng thời gian vào buổi sáng nay. Tôi nghĩ về quán café quen thuộc mình vẫn thường ngồi. Những đứa trẻ ở đó rất dễ thương. Và ngày nào, chúng cũng ngồi ở quán café ấy với tôi. Tâm hồn chúng chưa hề bị động chạm hoặc vấy bẩn, lúc này. Chỉ có chiếc áo màu xanh của tôi, hôm ấy đã tràn màu nâu sẫm của tách café vô tình. Cậu bồi bàn tất bật, vô tình lách người va chạm tôi. Tách café vô tình rơi. Tôi mơ màng nghĩ về căn phòng tắm của mình, mơ màng tìm nơi chốn để hắt những giọt màu nâu ấy xuống đất. Đấy, ngay bước chân thứ ba, chỉ cách cửa ra vào vài nhịp đếm nữa thôi, tôi có thể đào thoát và tiếp tục ngắm mặt trời dưới tán cây long não. Hoặc rời bỏ nơi chốn này, để mơ giấc mơ dưới chân đồi lấp lánh ở bên kia đại dương. Tôi lại nghe giọng cha tôi đều đều trong nhiều lớp tầng kí ức xưa cũ: “con ạ, đừng mơ về những bộ quần áo màu xanh nữa. Con ạ. Con ạ. Con ạ…”

Tôi gọi ú ớ liên tục những âm thanh trầm giọng, vẫn không thể nào vượt thoát khỏi cổ họng mình. Tôi biết, tôi vẫn đang ở phòng tắm, không phải quán café. Tôi gắng nhấc nốt thêm một bước chân nữa về phía trước, rời khỏi phòng tắm, khỏi bốn bức tường màu xám này. Nhưng, dưới chân tôi như bị phết keo, một vũng keo nằm trên cái bẫy chuột bằng giấy bìa cứng mà mẹ thường mua ở chợ xép về đặt vào góc nhà, hoặc xó xỉnh nào đó. Ngay cái thời khắc khó khăn này, tôi lại thấy một người đàn ông mặc áo dài đen. Một vạt áo thấm ướt và có mùi tanh. [Tôi nghe mùi tanh]. Chúng tản ra khắp phòng. Người đàn ông mặc áo dài đen biến mất. Mùa xuân năm một ngàn chín trăm […], cha tôi ngồi đợi người đàn ông mặc áo dài đen ấy về ăn cơm trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ. Mùa xuân năm một ngàn chín trăm […], những cánh đồng khoai lang trắng nổ tung như pháo hoa ngày tết. Mùi tanh đó đang loang ra, nhưng bất giác chúng lại tan bay đi hết, tôi thoang thoảng nghe mùi comfor hăng hắc xộc lên mũi. 

Một buổi trưa mệt mỏi. Giấc mơ rộn rạo cùng với cơn đau quằn quặn đâu đó làm tôi toát mồ hôi. Hóa ra, tôi vẫn mặc bộ quần áo màu xanh trên người sau khi rời khỏi quán café sáng. Cuộc đời tôi, tuổi trẻ tôi, hình như không phải là của cô gái mười bảy trên chuyến tàu rời ga Sài Gòn năm nào nữa. Tôi nghĩ, mọi thứ chỉ là một giấc mơ thôi. Dưới phòng tắm có tiếng nước chảy xối xả, rồi dần dần rả rích, sau đó ngưng bặt. Người đàn ông duy nhất trong nhà đang huýt sáo rộn ràng bên chậu quần áo vừa mới giặt xong. Bên ngoài khung cửa sổ nhà trọ trời xanh, mây trắng và nắng vẫn tràn sau cơn bão số mười ba. 


Trần Băng Khuê


Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

The Last Rites

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm

1.

Came summer.

And to leave this heartless life a person took their last breath.

On the damp mouldy bed, his face blue drained of colour, he opened his eyes awkwardly to meet mine, with not a word. It felt like he wanted to announce his impending death.

Morning. It rained as usual.

On rainy days, I never leave the house. I hate the rain. To affirm unequivocally, the rain is an extremely inconvenient condition for me. Hence, it’s best I stay inside the four walls, and make sure I won’t get wet. The raincoat is nothing but a layer of plastic. They can only give short term protection. Then, they would rip soon enough. Nothing lasts forever. The raincoat would eventually deteriorate and perish.

I know, that when I step outside, and leave the grey concrete walls, I will take with me the crazy thoughts. And it always has something to do with destruction. Death, to be exact. First and foremost, I would ponder on my own deterioration. Then, after that the annihilation of bigger things. But, how does annihilation come about. How is the most tranquil way achievable on departure. 

I often ponder the idea of existence and non-existence. A couple of times I’ve felt the presence of death. A couple of times it felt like nothing at all. It’s obvious that I’m alive, eager to explore the chaos outside, beyond the door. I thought about these fallacies. One way, I could in the simplest way, explain the contradiction of to be or not to be in my heart: “perhaps, it’s yet my time”. So, all I can do is continue to live.

“What is death anyway”, the odd voice in my ear whispered, as the rain fell in larger droplets. The constant rain. The summer persists in one wet storm after the other. A soulful rain. I called it a soulful rain. Rain weeping for the trapped souls that will never escape, will never be free.

In the room in front of me, was the portrait of a man with a pale grey face in an old bed. I asked myself, “how long before he’s dead I wonder?”. On rainy days, instead of waiting to welcome the sunlight, we would wait for the impending coming death, or the exhausting lengthy act, the Last rites.

2.

Many in my neighbourhood came, they carefully viewed the portrait of the pale grey man on his old death bed, then wordlessly they left. Clearly, “they were also waiting for some kind of last rites”. Though death would eventually present itself, but, will it erase, wash away the stench, the tired cold dead air, gloomy hues. While for me, it was no longer a surprise. Everyday I would stare at the same portrait, I’m fully aware, that soon or later it would arrive. The death of the man with the pale grey face on his deathbed shall come to be. With certainty, his death will bring a kind of cathartic release to those who viewed his dying portrait. They don’t want to witness such stagnant prolonged dying. Death sometimes enjoys putting on a ridiculous vicious drama at the end. He could quickly sever the dying man’s last breath and spirited his soul away, to end the exhausting long last breath of a battered body. But, He refused to act upon such powers when the living desires them.

One morning, heavier than usual the rain came spilling through the doorway. The gloomy horizon no longer wants to be the lord of light in bestowing the tiniest of grace upon the earth on these summer days. All I needed was the smallest amount of sunlight, so I could leave the house, meander the streets and search for the colourful shards of light. Perhaps, I could piece them together into a portrait for the wall in the house, perhaps the tiny shards of light may bring life back to the dying portrait. But, no. Definitely a no go. The man who wrote “the prayer for the unborn child”, which I’d read a while back made me suddenly shout “no” in protest from the opening paragraph. Now, he’s dead, and, I need to wait for the sunlight again. The rain continued to cover the back of the mountain in a misty silver, and around our house, gathered the dark grey clouds. One side of the mountain is the home of the dead. The cold tired graves dotted the sterile cliffside. The trees and bushes were sparse and feral.

I waited for the Sun. I waited for Death, the damn mischievous entity who is never appropriately on time. I, quietly plead and curse as I watch the laden dark clouds drift by through the iron bars on my window, “He needs to be here, as soon as possible. Nausea came from the pit of my stomach, each time I received the news of a fake death, a clinical death”.

3.

In the end, obstinately he had his day on the red carpet. I believe, he’s an amazing silent actor, he knows how to embody death. Seeing it, with one’s eyes the breathlessness of impending death, the heaving chest, and the gripping emotion was a treat. Though, it was clear, off stage, I knew for sure, that he would be laughing and talking with other people as though flowers were blooming in the meadows.

Tonight, I’m heading out, securely locking up the house and not allowing any kind of invasion of anxiety. Plus, furthermore, I don’t want anyone to stop by and visit the long winded last rites hanging on my wall tonight.

I headed for the theatre. There’s a new silent drama advertised all over the city. On the first thing this afternoon, I tuned in to all the commotion of “Death’s Last rites”. 

I like silent plays. The actors don’t have to talk. They express themselves through expression and body language and that’s enough. I was curious about the last rites, played out right in front of me, not like that peculiar painting full of hidden meanings hanging in a tiny room full of my books.

The drama was rather strange. They, threw him out onto the stage in an old tattered bed. His hands and feet were tied to the bedpost. There were no other actors on stage. He performed alone from behind the sheer stage curtain, light, and audio. Ah, and the accompanying sound was his heartbeat. They pinned a microphone directly onto his right chest, before leaving him alone on stage. “What can a dying man do?”, patiently I followed the last rites unraveled gradually on the bed, and there was definitely no other actor besides the accompanying weak heartbeat of the performer who was trying to adjust his expression, his body, breathing together with the background sound effects.

“He’s not going to untie himself?”, I mumbled to myself. A few people were already making their way towards the exit. They left like the curious people who had left after viewing “the last rites” portrait in my room. They were not bothered with further details of the impending death? Or what was behind the sheer curtain, the man taking his last breath? I smiled, “he is them, they don’t have the courage to face death”. People are always fearful of death.

On the stage, he was the only performer. In the auditorium, I was the only person attentive to his heartbeat. The stage lights were all pointed towards him, making him stand out further against the white linen. Out of nowhere from beneath the stage was a billow of dark grey smoke, the spreading smoke surrounded him, climbing up the sheer white curtain. His figure eventually was engulfed in the smoke, his heart beating faster as he freed himself from the constraints of the ropes tying him to the bedposts. He stood up, and nodded his head in my acknowledgment. The extremely short play, ended. As it turned out, the performance was for me alone. Behind the closing curtains. He was still alive. He does not want to die yet. It was just a performance, why would an actor have to die from fake last rites. I thought about the portrait in my room. There seemed to be a connection between the actor and the guy in the portrait. They resemble each other, they were very much alike. Last rites without an ending. Thoughtlessly I was alone under the sky each morning, searching for death in the last rites as the rain blanketed the tip of the mountain, inside a room stuffy with my sadness.

I left the stage as the light came on, infiltrating all corners and crevices of the theatre. My footsteps felt as though they did not touch the ground, as though I was sleepwalking. It was still early, but there was no one in the street. Clearly, deep sleep has whisked them away from the streets, and hid them inside concrete walls.

“Who is prepared to throw it into the black hole of the universe?”. 

“The Last rites”.

Definitely not me.

4.

On the way home from the theatre, I have to cross a rather depressing bridge. Under the bridge, a river ran black the reflection of a constellation from somewhere far away. No one wants to think about the last rites at this very moment. And that was obvious. Thoughtlessly, I stared at the water. I wanted to know, if there were any fish in the water maybe? Stumbling on any kind of body of water, children are always curious, like an aquarium, or a river, the first thing they do is look for fish. They like watching the fish swim back and forth in the water. Children know nothing at all. Children look at fish and animals differently in nature as though they’re their friends. But adults do not.

Adults like to eat and drink and destroy.

I stopped on top of the bridge, and looked down.

The water was seemingly agitated by tiny ripples on the surface. It was clear the fish were nibbling on the waves. Fish in the river. “Or”. A frightening thought ran down my spine, “or, the fish were nibbling on something”. What is this something? In the gorgeous deep part of the river, they often find bloating corpses. The kind of death that could never move on. The kind of death without the proper last rites in the land of the living.

The water surface was still rippling under the light of the murky stars. I didn’t want to ponder about death anymore. I wanted to see things through the eyes of a child again, attracting the fish to the surface with biscuit crumbs, and inviting them to share my biscuit. But instead, he popped into my head, the solitary actor in the silent drama this evening. Thoughtlessly, another idea popped into my head: the play should have a more appropriate title, like “the last rites of a delusional man”. Death, can not die. It’s impossible.

Me, all of us, we live in poverty, in an impoverished city that craves light waiting always for these shiny panels to appear, to display lively performances under brilliant stage light like any other big city. Then as it happened, they did bring them. They brought along panels of advertisements to hang up high. But, different from the circus, the cute animals, wisdom was locked up in an iron cage, loaded with speakers, and read the advertisements out loud over many days to attract gullible children and their parents.

I remember, when I left the theatre. The stage aids, it seemed, did not close the curtains. It was deliberate, they left the red side background panels on the stage alone from the beginning to the end of the play. I have again been plagued with the images of the dying man placed carefully on the decrepit old bed on the stage, deliberately trying not to make a sound. (the delusional man lay there silent). The solo performance was also acted out in complete silence. Sound was an unmoving death in the spotlight. I left my seat, when there was no one left in the theatre. The rows of empty seats leaning, crooked, bent over collapsed in the eerie darkness. (an obstinate sort of darkness that did not care for light).

My footsteps wrapped inside the fragility of my thoughts, and before I knew it, I was already at the top of the incline down to our house. At the door, fiddling with the keys in its hole, I thought of my father’s last rites. It was a feeling I could never forget. The minutes before he died, we were not allowed near our father, during his last rites. I was by my mother’s side, peeking through the kitchen door. A celebrant was holding an oil lamp waving it over my father’s face. Another celebrant shifted an ornamental leaf between the pages, began to read slowly from a book in his hand. Now and then, he would make a few strange gestures, from my father’s forehead down to his nose, passing his lips down to his heaving chest. Another holding my father down, stopping him from moving around, the last painful struggle of a human being in the world of the living. My mother collapsed on the bare floor. On their wedding bed, was my father, with the last breaths of a foot soldier in his house after the discovery of cancer a few months back.

5.

The door was already open. I leaned in and pressed the doorbell. The wall was cold and damp. The rain soaked walls had yet a chance to dry up due to the lack of sunlight. I looked up to the right of the wall. Beside the portrait of the dying man that a friend of mine had painted for me not long ago, was a larger portrait. It was a portrait of my father. Bright eyes. In his hand was a cigarette. A brilliant smile. This man, the cause of my long deep remembrance. Odd. Inside the room adjacent to the kitchen. The sound of my mother turning alone in her wedding bed, without him. Outside it began to rain. The raindrops were heavier and heavier. The month of rain. A couple gusts of gentle breeze gave me the chills. My footstep was heavier with every step up the stairway to my room. Light bled onto the portrait from the egg shaped bulb inside my room. Drifting across my mind was a dark grey cloud that had been hiding came to, spilling from my lips: “how great would it be if we were able to shoot each paranoia down, one at a time, until they all perish and completely disappear from this lovely world”.

This morning, the sky dried up.

I again left the house. Walked across the bridge painted in silver.

I stopped for a few minutes in the middle of the bridge, and wordlessly searched the entire river. The shimmering light scattered evenly across the surface of the water. The fish were nibbling on the waves, pop up for a gulp of air before dipping back into the water. Without much thought I headed for the theatre, it’s opposite a large busy department store. Recently there was a rumour, the department store had changed owners. The customers, they seemed to be very interested in the new owner. My feet stopped in front of the theatre. In front of my face, an advertising panel printed with the title of last night’s play. A few characters have fallen off because of the rain. They were bleary, ugly beneath a naked death, grey with only a few readable words: “The Last rites”.

Truyện ngắn           

Hấp hối

1.

Mùa hè sắp hết. 

Và cơn hấp hối của kẻ sắp rời khỏi thế gian bạc nhược. 

Trên một chiếc giường cũ kỹ ẩm mốc, gã đàn ông mặt nhợt nhạt tái xanh, gượng mở đôi mắt mệt mỏi nhìn về phía tôi, không một lời. Dường như anh ta muốn thông báo về một cái chết sắp đến. 

Buổi sáng. Nơi này thường có mưa. 

Những ngày mưa, tôi không bao giờ bước chân ra khỏi nhà. Tôi ghét mưa. Phải khẳng định bất tuyệt rằng, mưa là thứ trạng thái thời tiết khiến tôi cảm thấy bị làm phiền ghê gớm. Vậy, tốt nhất tôi không nên rời khỏi bốn bức tường này, để chắc chắn mình không bị ướt. Áo mưa, cũng chỉ là một lớp che chắn bên ngoài được làm từ chất liệu ni lông. Chúng có thể chống mưa trong chốc lát. Nhưng, chúng cũng có thể rách nát sau một thời gian ngắn. Chẳng có thứ gì bất tử. Chiếc áo mưa cũng phải mục ruỗng và chết. 

Tôi biết, khi tôi không bước chân ra đường, rời khỏi những bức tường bê tông xám ngoét này, tôi sẽ có nhiều suy nghĩ quái đản lắm. Chúng đều liên quan đến sự tuyệt diệt. Cái chết, nói thẳng ra chính là nó. Đầu tiên, tôi sẽ nghĩ về sự tuyệt diệt của chính bản thân tôi. Và, tiếp sau đó hẳn sẽ có những sự tuyệt diệt khác lớn hơn nữa. Nhưng, làm cách nào để tuyệt diệt. Làm thế nào để rời khỏi thế gian này một cách bình thản nhất. 

Tôi vẫn thường nghi ngờ về sự tồn tại và không tồn tại. Vài lần tôi cảm nhận được sự tồn tại sau cái chết. Vài lần không. Điều rõ ràng nhất đối với tôi, là cơ thể tôi vẫn tràn đầy sinh lực, háo hức xông pha với cuộc mưu tồn của thế giới nhiễu nhương bên ngoài cánh cửa ấy. Tôi nghĩ về sự ngụy biện. Một cách, để tôi tự lí giải về mâu thuẫn tồn tại hay không tồn tại trong lòng mình một cách đơn giản rằng: “có lẽ vận số của tôi chưa tới”. Vậy, tôi phải sống tiếp thôi. 

“Chết thế nào được”, một giọng nói lạ lẫm vọng vào tai tôi, khi cơn mưa bắt đầu nặng hạt hơn. Mưa không dứt. Mùa hè ở đây vẫn thường có những cơn mưa dầm dề dai dẳng. Mưa âm hồn. Tôi gọi đó là mưa âm hồn. Mưa khóc thương cho những kẻ hồn vía không chịu siêu thoát. 

Trong căn phòng trước mặt tôi, vẫn là bức tranh về một gã đàn ông có khuôn mặt tái xám đang nằm trên chiếc giường được tô màu cũ kỹ. Tôi tự hỏi, “chẳng biết bao giờ gã mới chết nhỉ?”. Những ngày mưa, thay vì đón nắng, chúng tôi sẽ đón chờ một cái chết sắp đến, hoặc một cơn hấp hối kéo dài mệt mỏi. 

2. 

Một vài kẻ khác xung quanh tôi, rất nhiều lần đến ngắm nghía bức tranh về gã đàn ông có khuôn mặt tái xám nằm trên chiếc giường bệnh cũ kỹ, rồi sau đó họ rời đi không một lời bình phẩm. Hẳn là, “họ cũng đang chờ đợi cơn hấp hối nào đó kết thúc”. Dù cái chết sẽ đến, nhưng ít ra, có thể tẩy rửa bớt tử khí tanh hôi, rệu rã với những sắc màu lạnh lẽo, u ám. Tôi thì không còn mảy may lấy làm kinh ngạc lắm. Hàng ngày, tôi phải đối diện với bức tranh ấy, tôi rõ ràng đã biết, trước sau gì nó cũng đến. Cái chết của gã đàn ông có khuôn mặt tái xám nằm trên chiếc giường bệnh cũ kỹ dứt khoát sẽ đến. Hẳn nhiên, việc cái chết ấy đến khiến cho những người xem bức tranh này hài lòng. Họ không muốn chứng kiến một cơn hấp hối ẩm ương. Lão thần chết đôi khi cũng thích bày trò nghịch ngợm quỷ quyệt. Lão có thể ngắt cái hơi thở u uất kia và bắt linh hồn kẻ chết đi, để nó được chấm dứt cuộc kịch biến kéo dài của một cơn hấp hối khi thể xác đã thực sự mệt mỏi rã rời. Nhưng, lão vẫn quyết không bày biện quyền năng của mình vào lúc người sống cần lão thực hành ngay lập tức. 

Một buổi sáng khác, cơn mưa khá lớn lại đến và hắt vào song cửa. Bầu trời u ám cũng chẳng còn muốn trở thành một vị quan tòa sáng suốt ban phát chút ít ân huệ xuống mặt đất những ngày mùa hè này. Tôi cần chút nắng, để rời khỏi nhà, đi lang thang nhặt nhạnh những mảnh gương ánh sáng đầy màu sắc. Có thể, tôi sẽ ghép nối nó vào bức tranh trên tường nhà mình, có thể một chút ánh sáng phản chiếu từ phía không gian khác sẽ đem lại sinh khí và làm cho kẻ hấp hối hồi lực. Nhưng, không. Chắc chắn không. Người đàn ông viết câu chuyện “kinh cầu cho một đứa trẻ không ra đời”, mà tôi đọc cách đây khá lâu đã làm tôi bật ngửa với tiếng “không” phản quyết ngay từ những dòng đầu tiên vào truyện. Giờ, ông ta đã chết, và, tôi không cần phải đợi nắng nữa. Mưa, vẫn phủ kín phía sau lưng đỉnh núi bạc mờ ảo, và kéo mây xám về tụ lại gần nhà tôi. Một bên sườn núi là nhà của những kẻ chết. Những nấm mồ lạnh lẽo nằm thoai thoải trên vách núi trọc lốc. Cây cối hoang tàn thưa thớt. 

Tôi không đợi mặt trời. Tôi đợi lão thần chết, chết tiệt quỷ quyệt giở trò nghịch ngợm chẳng hề đúng lúc vào lúc này. Tôi, lầm bầm nguyền rủa giọng van nài khi nhìn bóng mây mờ mịt nặng trĩu qua song sắt, “Lão phải đến đấy, đến càng sớm càng tốt. Cơn buồn nôn đang bắt đầu trào ngược lên từ dạ dày tôi, mỗi lần những kẻ như tôi phải nhận thông báo đó chỉ là cái chết giả, cái chết lâm sàng”. 

3.

Cuối cùng hắn vẫn ngoan cố diễn trò trên thảm đỏ. Tôi nghĩ, hắn là một diễn viên đóng kịch câm rất khá, hắn biểu đạt cảm xúc chết chóc rất tốt. Nhìn xem, thật thú vị khi tận mắt thấy một khuôn mặt chết chóc thấp thỏm dưới vòm ngực thở từng hơi yếu ớt kia. Mặc dù, rõ ràng, sau khi rời sân khấu, tôi biết chắc chắn, hắn sẽ cười nói như hoa nở với những người khác. 

Tối nay, tôi rời nhà, khóa cửa thật chặt để không bị nỗi muộn phiền nhiều ngày mưa chiếm giữ. Và, thêm lí do khác nữa, ấy là tôi không muốn một ai ghé thăm cơn hấp hối trên bức tường nhà tôi vào đêm nay. 

Tôi đến nhà hát. Người ta vừa thông báo ra rả ngoài phố đầu giờ chiều về một vở kịch câm, khiến tôi phải chăm chú lắng nghe “cơn hấp hối của thần chết”. 

Tôi thích kịch câm. Các diễn viên không cần phải nói gì nhiều. Chỉ cần thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể là đủ. Tôi tò mò về một cơn hấp hối khác diễn ra rõ ràng, sống động trước mắt tôi, chứ không phải trong một bức tranh quái đản nhiều ẩn nghĩa đang treo trong căn phòng nhỏ đầy sách của tôi.

Vở kịch khá kì lạ. Người ta, ném hắn ra sân khấu cùng với một chiếc giường bệnh cũ kỹ. Tay chân hắn bị trói chặt vào thành giường. Không có thêm một diễn viên phụ nào khác trên sân khấu. Hắn tự diễn với bức màn sân khấu, với ánh sáng và âm thanh. À, vẫn còn những hồi âm thanh vang động theo từng nhịp tim của hắn. Người ta gắn microphone vào phía bên ngực phải hắn, rồi rời khỏi sân khấu. 

“Kẻ hấp hối có thể làm được gì?”, tôi vẫn kiên nhẫn theo dõi cơn hấp hối từ từ diễn ra trên chiếc giường, nhưng tuyệt nhiên chẳng có thêm một diễn biến nào khác ngoài những nhịp tim yếu ớt của một gã diễn viên đang cố điều chỉnh nét mặt, cơ thể, hơi thở của mình cùng với giàn âm thanh chêm xen phụ họa. 

“Hắn sẽ không cố gỡ những sợi dây rợ xung quanh người hắn đấy chứ?”, tôi thì thào một mình. Vài người đến xem đã rời khỏi khán đài và bước chân về phía cửa ra vào. Họ rời đi như những vị khách đến nhà tôi xem bức tranh “hấp hối” vì tò mò vậy. Họ không buồn tìm hiểu, cơn hấp hối có gì thú vị? hoặc phía sau bức màn của một cơn hấp hối là cái gì? Tôi cười mỉm, “hẳn là họ không đủ can đảm để đối mặt với cái chết”. Con người luôn luôn sợ chết. 

Trên sân khấu, mỗi mình hắn độc diễn. Dưới khán đài mỗi mình tôi dõi theo từng nhịp thở của hắn. Đèn sân khấu tụ lại về phía hắn, hòng làm hắn nổi bật trên nền vải trắng. Bất chợt từ phía dưới sân khấu, hắt lên một đụn khói xám xịt, loang ra xung quanh hắn, vờn đuổi trên bức màn trắng. Bóng hắn mờ dần, quả tim của hắn rộn nhịp và những sợi dây xung quanh hắn bị bứt tung ra. Hắn đứng dậy, cúi đầu chào tôi. Vở kịch ngắn ngủn, kết thúc. Hóa ra, đêm diễn này chỉ dành riêng cho tôi.

Sau bức màn chéo của sân khấu. Hắn chưa chết. Hắn chưa chịu chết. Chỉ là một vở diễn, cớ gì kẻ hấp hối giả phải chết. Tôi lại mường tượng về bức tranh trong phòng mình. Giữa người đàn ông trong bức tranh và hắn dường như có một sự kết nối. Họ giống nhau, rất giống nhau. Ở một cơn hấp hối không có sự kết thúc. Chỉ mỗi tôi ngờ nghệch mò mẫm tìm kiếm cái chết từ một cơn hấp hối dưới bầu trời mỗi sáng sớm mưa phủ trên đỉnh núi và trong căn phòng u uẩn nỗi buồn của mình.  

Tôi rời khỏi sân khấu khi ánh sáng loang khắp nhà hát kịch. Những bước chân của tôi mông lung như kẻ mộng du. Giờ này vẫn còn sớm, nhưng chẳng còn ai đi trên phố nữa. Hẳn là, cơn ngủ mê đã rủ rê họ rời khỏi phố phường và ẩn nấp trong những bức tường bê tông kia. 

“Ai đó sẵn sàng ném nó vào hố đen của vũ trụ nhỉ?”. 

“Cơn hấp hối ấy”. 

Chắc chắn không phải tôi rồi.

4.

Từ nhà hát trở về, tôi phải đi qua một chiếc cầu buồn. Dưới cầu, con sông đen ngòm lấp lánh những ánh sao mờ phản chiếu từ phía nào đó cao tít tắp. Chẳng ai muốn nghĩ về một cơn hấp hối lúc này. Rõ ràng là vậy. Bất giác, tôi muốn nhìn xuống mặt nước. Tôi muốn biết, ở dưới sông có cá hay không? Những đứa trẻ con vẫn thường tò mò khi đi ngang một mặt nước nào đó, một cái bể sinh thủy, hoặc một con sông, việc đầu tiên của chúng là tìm những con cá. Chúng rất thích nhìn cá bơi lội tung tăng trong nước. Trẻ con thì biết gì. Trẻ con xem cá và những con vật khác trong thế giới tự nhiên này như bạn bè của mình. Chỉ người lớn là không. 

Người lớn thích ăn uống và chơi trò hủy diệt. 

Tôi dừng lại trên thành cầu, nhìn xuống. 

Mặt nước sông lăn tăn gợn từng cơn sóng nhỏ. Hẳn là cá đang đớp sóng. Cá sông. “Hoặc”. Một ý nghĩ rờn rợn chạy dọc sống lưng tôi, “hoặc, cá đang rỉa mồi”. Mồi là gì nhỉ? Giữa lòng con sông sâu hoắm đẹp đẽ này, người ta thường thấy xác chết nổi lên. Những cái chết không chịu siêu thoát. Những cái chết không được trải qua một cơn hấp hối bình thường của kẻ sống khi sắp lìa khỏi thế gian. 

Sóng nước vẫn lăn tăn gợn dưới ánh sáng của những ngôi sao mờ đục. Tôi không muốn mường tượng thêm về cái chết nữa. Tôi muốn nghĩ về cá như mắt những đứa trẻ hồn nhiên gọi cá lên và rải một ít bánh quy xuống nước, mời chúng ăn. Nhưng, tôi lại nhớ về hắn, tay diễn viên độc diễn vở kịch câm lúc tối. Bất giác, tôi nghĩ về một ý tưởng khác, vở diễn ấy lẽ ra phải có tên, “cơn hấp hối của một gã hoang tưởng” thì đúng hơn. Thần chết, làm sao chết được. Đó là điều bất khả. 

Tôi, chúng tôi, ở nơi nghèo nàn, một thành phố nghèo nàn khát thèm ánh sáng vẫn luôn mong chờ những tấm pano này xuất hiện, để được trực diện các vở diễn sống động dưới ánh đèn sân khấu như các thành phố lớn. Rồi, người ta mang chúng đến thật. Người ta mang những tấm pano quảng cáo đến và treo lên. Nhưng, khác với đoàn nghệ thuật xiếc thú, những con thú dễ thương, khôn ngoan bị nhốt trong chiếc lồng sắt, rồi vác loa, đọc quảng cáo ra rả nhiều ngày để câu kéo trẻ em và phụ huynh ngây thơ cả tin.

Tôi nhớ, khi tôi rời khỏi nhà hát. Nhân viên phục vụ nhà hát, hình như không kéo màn. Họ dứt khoát, để nguyên trạng tấm phông màu đỏ hai bên rìa sân khấu ngay cả lúc bắt đầu cũng như khi kết thúc. Tôi lại miên man suy nghĩ về cảnh người đàn ông nằm trên một chiếc giường cũ kỹ và được nhẹ nhàng đặt xuống nền sân khấu một cách khéo léo, cố không tạo thành tiếng động. (gã hoang tưởng nằm im). Sự độc diễn cũng lặng im trên sân khấu. Âm thanh chỉ còn là một cái chết không thể động cựa dưới ánh sáng của chiếc đèn chiếu. Tôi rời đi, khi chẳng còn một ai khác trong nhà hát nữa. Những hàng ghế trống ngả nghiêng, xiêu vẹo, cúi gập xuống trong bóng tối kì quặc. (thứ bóng tối lì lợm không chịu đón nhận ánh sáng). 

Mải mê bước trong luồng suy nghĩ mông lung, tôi đã đến ngay đầu dốc nhà mình từ lúc nào chẳng hay. Đến cửa nhà, tôi vừa tra chìa khóa vào ổ, vừa mường tượng lại cơn hấp hối của bố. Đó là cảm giác tôi không thể nào quên được. Những giây phút ấy, chúng tôi không được phép lại gần bố, khi bố chuẩn bị hắt ra hơi thở cuối cùng. Tôi đứng bên cạnh mẹ, len lén nhìn qua song cửa nhà bếp. Một vị cầm chiếc đèn dầu đã được thắp lửa lắc qua lắc lại ngay trước mặt bố. Một vị nhích mục kiểng, chậm rãi đọc từng chữ trong quyển sách nhỏ cầm tay. Thi thoảng, làm vài dấu hiệu kì quặc, từ trán xuống mũi, qua miệng và tiếp tục trôi xuống lồng ngực đang thoi thóp thở mạnh những hơi của bố. Vị khác giữ chặt lấy thân hình gầy gò của bố, hòng tránh cơn động cựa, quẫy đạp đau đớn cuối cùng ở trên đời của một con người. Mẹ tôi ngồi bệt xuống nền nhà trống rỗng. Trên chiếc giường cưới, bố nằm đó, và đang rời khỏi thế gian cùng với cơn hấp hối của một người lính trận tại nhà mình sau vài ba tháng phát bệnh ung thư. 

5. 

Cửa phòng đã mở. Tôi lách vào và bấm chốt. Bức tường lạnh lẽo ẩm ướt. Nước mưa thấm vẫn chưa kịp khô vì thiếu nắng. Tôi ngước nhìn lên phía bên phải bức tường. Ngoài bức tranh về một gã đàn ông hấp hối mà anh bạn họa sĩ tặng tôi cách đây không lâu, còn có một bức ảnh lớn. Bố tôi ở đó. Đôi mắt sáng. Tay cầm điếu thuốc lá. Miệng tủm tỉm cười. Người đàn ông này, đã khiến tôi phải lưu nhớ lâu trong kí ức thẳm sâu đến thế. Thật lạ lùng. Phía trong phòng giáp nhà bếp. Tiếng trở mình của mẹ trên chiếc giường cưới độc mộc, vắng người đàn ông ấy. Bên ngoài trời bắt đầu mưa. Những cơn mưa nặng hạt dần. Tháng của mưa. Một vài cơn rét nhẹ kèm theo khiến tôi rùng mình. Bước chân tôi nặng trĩu, leo lên từng bậc cầu thang để về phòng. Ánh sáng leo lét từ bóng đèn quả ớt hắt lên bức tranh trong phòng tôi. Bất chợt một thứ suy nghĩ thoáng qua như đám mây xám xịt u uẩn nấp lén từ lâu trong não tôi bật thốt trên môi: “giá có thể bắn vào những hoang tưởng từng phát một, cho đến khi nó chết hẳn và biến mất thực sự khỏi thế giới tươi đẹp này”.

Sáng nay, trời tạnh ráo. 

Tôi lại rời khỏi nhà. Đi qua chiếc cầu sơn màu bạc. 

Tôi dừng chân dăm phút giữa thành cầu, nhìn ngơ ngác khắp dòng sông. Ánh nắng lấp lánh rải đều trên mặt nước. Những con cá đớp sóng, ngoi lên thở rồi lặn xuống. Tôi bất giác muốn đến nhà hát, nó nằm đối diện với một siêu thị lớn khá đông khách mua sắm. Nghe đâu, siêu thị vừa đổi chủ. Những người mua sắm, họ cũng quan tâm lắm đến những ông chủ thì phải. Bước chân tôi dừng lại ngay trước cổng nhà hát. Tôi thấy, tấm pano quảng cáo in tên vở kịch đã bị tróc mất vài kí tự sau cơn mưa tối qua. Chúng nham nhở, xấu xí dưới hình hài của một cái chết trần truồng, màu xám và chỉ còn lại hai từ: “Hấp hối”. 

Trần Băng Khuê


Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Animal Sacrifice

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Trần Băng Khuê

Truyện ngắn

Vật tế

1.

Mù sương.

Không lửa. 

Khói.

Có khói. Khói bỏng mắt. Cay môi. Xồng xộc chạy theo cuống phổi vấp ngã trong thanh quản. Những âm thanh đùng đục thoát ra từ cuống lưỡi rồi bục thẳng vào khói. Như một khối ung nhọt, bị dồn nén lâu ngày được bung vỡ sung sướng. Trời vẫn mù sương khi ánh sáng đã lọt xuống, thủng cả một khoảng trắng trong không gian kì quặc này. 

Một lũ người quỷ ám hình dạng mờ ảo thoắt ẩn thoắt hiện trong sương mù. Hẳn sẽ nắng gắt lắm đây. Xuân thứ ba mươi mấy, năm của những con giáp bị người ta vặt lông làm vật cúng tế chào đón thời gian không chút thương xót. 

2.

Đợi đám đông di tản, nới rộng vòng tròn vây phủ, những người lạ mặt (tôi gọi đó là những người lạ mặt, vì họ có những khuôn mặt rất lạ, không giống mặt người) mới tiến gần lại giàn lửa thiêu. (trên giàn không có củi, không có chất dẫn cháy, không đuốc lửa cầm tay). Đám đông vừa mới nới rộng vòng tròn, lại tiếp tục dồn vào địa điểm ấy, tò mò hướng những ánh nhìn về phía vị trí chứa vật tế. Tôi, đứng giữa đám đông, tôi di dời theo đám đông. Và, chính tôi, cảm thấy mệt mỏi chán chường cuộc di dời lặp đi lặp lại của đám đông. Vây bủa, tản ra, rồi lại vây bủa, tản ra. Hò hét. Câm lặng. Rồi lại hò hét. Đám đông luôn luôn kì quặc đến mức không thể nào chịu nổi, theo như tôi nghĩ. Ấy vậy, tôi vẫn bị lôi kéo vào những cuộc chơi của đám đông, chỉ vì sự tò mò hồn nhiên của mình. 

Dẫu thế, ngay khi tôi hồn nhiên hùa theo cuộc chơi của đám đông trong buổi mù sương tờ mờ này, thì chính nó, những hiện cảnh kì quặc trên giàn tế ấy đã gợi một thứ cảm giác nào đó chơi vơi, buồn rơi nước mắt. Tôi có thể thấy những giọt nước mắt không nhỉ? Nó giống sương không nhỉ? Làm sao để tôi nhận ra đâu là nước mắt, đâu là sương là khói?

Tôi quyết định rời bỏ đám đông. (Tôi không thuộc về họ). 

Tôi là tôi. Ngay chính khi này, tôi vẫn muốn khẳng định rằng tôi phải là tôi. Một cá thể riêng biệt, buồn bã, đầy rẫy nỗi niềm sầu muộn ư? 

Tôi là tôi. Kẻ bị ruồng bỏ trong một ngày mù sương, đầy khói mà tôi biết, tôi nhớ. Thứ mù sương lạnh lẽo. Thứ mù sương hãi hùng cơn mê ẩn nấp những nguy cơ chết chóc, mất mát nào đó đã được dự báo trước. Ở giữa đám đông, tôi vẫn là tôi. Đám đông không chạm được vào tôi. Nhưng, tôi thì chạm được vào họ. Bằng tiếng thét, bằng những không gian ảm đạm, bằng chính cuộc chơi kì quặc của họ, và bằng chính sự vô hình của tôi. Dù rằng, lúc này, tôi cũng đang rất tò mò về sự biến kì quặc trước mặt mình trong sương khói vây phủ của sáng hôm nay. 

Một quang cảnh trống rỗng, cùng với một đám đông diễn trò bao vây, rồi sau đó tản ra, và lại ùa vào hét lên những tiếng bùng bục trong cổ họng. Tất cả chỉ có thế. Tôi chẳng hề thấy thứ gì hiển hiện hữu hình và ắt phải cầm nắm tóm bắt được. Ấy vậy, buổi tế vật dường như vẫn sẵn sàng ngay trước mắt tôi một cách đầy hứng khởi. Vài người khoác bộ cánh chỉnh tề tay cầm những tệp giấy có chữ (chắc chắn phải có chữ, nếu không họ sẽ phải làm gì cho việc bắt đầu buổi tế?). Một gã trẻ măng khệnh khạng từng bước chân đi chính giữa các vị ấy, đưa cao tệp giấy lên soi dưới mặt trời. Tệp giấy nghiêng nghiêng rồi phụt khói. 

Sương đã tan. Nắng đã bắt đầu gắt và bốc lửa. Nắng xuyên qua chữ. Những cái bóng in lên mặt đất. Bóng người chập choạng va đập vào nhau. Bóng chữ oằn xuống cong vẹo các kí tự viết tắt mà tôi kịp thấy chúng rơi tuột ra khỏi một trang giấy. Tôi nhìn theo bọn kí tự dưới đất. Chúng nhảy độp độp, như gõ lên nền đất thịt những thanh âm kì lạ. “có phải chúng đã vượt thoát”, (như tôi). Tôi nghi ngờ, rồi tự khẳng định lạc quan, rằng: “chúng sẽ vượt thoát sớm thôi, nhanh chóng thôi, chúng sẽ rời khỏi những trang giấy vô nghĩa làm nên các loại chuẩn tắc không kiềm giữ nổi căn tính của giống loài”.

Những kí tự vẫn tiếp tục rơi xuống, một vài chữ trong số chúng nằm lặng yên trên mặt cỏ đẫm sương như nước mắt và không hề có ý định nhúc nhích, rời đi. “Cỏ khóc đêm thâu. Mộ phần nằm sâu không chôn chặt được cái chết nổi trôi lên mặt đất”. Tôi lẩm bẩm, trong cơn mê mộng, đưa mắt nhìn về phía giàn tế trống rỗng một lần nữa. Đám đông vẫn tiếp tục vây bủa nhau, rồi tản ra, rồi hò hét, rồi câm lặng. Khói vẫn cuộn tròn phả lên đến tận mây xanh. 

3.

Tôi đăm chiêu quan sát những kí tự rơi vãi. Chúng vẫn nằm yên, tuyệt nhiên không hề động đậy. Tôi rời xa đám đông, đứng về một phía không có nắng. (Tôi sợ nắng. Tôi sợ mặt trời. Tôi sợ lửa. Tôi sợ cả khói). Một loạt những nỗi sợ hãi trào dâng lên trong lòng tôi cuồn cuộn như cơn sóng đập rộn rã ngoài khơi. Tôi nhớ sóng. Nhớ rằng tôi có lần đã được nằm nghe tiếng sóng rất thật qua nhịp tim của mẹ. Vậy mà, trong lúc này, khi tôi đang tò mò dấn thân vào một cuộc tế lễ kì quặc thì tôi lại thấy tiếng sóng bất giác trở thành một nỗi sợ hãi bám riết dưới ánh mặt trời. 

Tôi trở về với không gian trải ra trước đôi mắt trong như giọt sương sớm, ngắm nghía những kí tự rơi vãi. Chúng bắt đầu có động thái nhúc nhích. (Hẳn chúng cũng hào hứng với cuộc tế lễ kì quặc này). Tôi vừa dõi theo chúng, vừa nghĩ ngợi tiếp về mẹ, về sóng. Mẹ ở đâu nhỉ? Sao mẹ lại xuất hiện ngay chính khi tôi đang bận bịu rong chơi giữa mùa xuân, với những cuộc phiêu lưu kì thú trong vài hiện cảnh nhập nhoạng sáng tối của thế gian nhỉ? Tôi nghĩ về chữ Mẹ. Kí tự M. (Có thể là mẹ. Hoặc không). Dù gì tôi cũng chưa thấy mẹ bao giờ. Tôi chỉ biết mẹ qua tiếng sóng. Nhịp tim của tôi. Máu của tôi. Máu của mẹ. Máu của đại dương ngờm ngợp đêm sâu. Rồi, tôi lại nghĩ về một ý nghĩa khác của chữ M. (có thể là máu. Hoặc không). Máu tràn lênh láng sau cuộc sinh nở của một người đàn bà chẳng hạn. Tôi nghĩ về tôi. Là tôi trong một đêm sương lạnh chưa đủ hình hài. 

Bất giác những tiếng hét bùng lên, vỡ ra rồi câm bặt. Tôi giật mình, rời bỏ dòng ý nghĩ miên man không ai hay biết, tiếp tục hướng về cuộc chơi của những con người đủ hình hài kì quặc. 

Đám đông, cùng với những kẻ có khuôn mặt quái dị và giàn tế (không củi, không lửa, không thấy vật tế) vẫn đang tiếp tục trò chơi. (thôi, tôi gọi là trò chơi, chẳng ai dạy tôi gọi nó là một buổi tế lễ). Có thể nó chỉ là sự hình thành từ thứ nhận thức bất chợt. “Cuộc chơi của họ là gì thế nhỉ?”, nghĩ mãi, tôi cũng không hiểu, tại sao chỉ có một đám đông, một giàn tế không củi, không lửa, không cả vật tế. Ấy thế mà buổi tế vật vẫn kiên quyết diễn ra đầy sôi nổi, hắc khí đen nghịt quấn riết những đám mây một ngày nắng đẹp. Bỗng dưng, tôi thấy chán. Cơn chán chường này thường xuyên đến với tôi, mỗi lần tôi không còn hào hứng với trò chơi mà tôi chỉ vừa mới nhập cuộc. Chúng ngờm ngợp trong hơi thở vô hình của tôi. 

4.

Một ngày nắng đẹp. 

Tôi nghĩ, tôi phải rời đi, tôi phải rời khỏi nơi này ngay khi còn có thể chịu đựng cơn chán chường đầy nghịch lí này. Tôi rời bỏ giàn tế, tôi rời bỏ đám đông, tôi rời bỏ những tiếp diễn của một buổi lễ kì quặc mỗi mùa xuân ở phía trước. Tôi muốn tách biệt hẳn khỏi đám đông để được lặng yên ngồi trên những mộ cỏ suy tư về những điều tôi thấy. Mộ cỏ trầm uất từ đêm tối đến giờ khi tôi rời đi để rong chơi một mình. Mộ cỏ đẫm sương đã bị nắng gắt làm héo khô mất vẻ tươi xanh ẩm ướt. 

Dù đã rời bỏ giàn tế, nhưng tôi, dường như tâm trí tôi vẫn không rời bỏ khỏi những thứ tôi đang tưởng tượng. Cuộc chơi ấy sẽ diễn ra như thế nào nhỉ? Họ sẽ làm gì tiếp theo với một giàn tế không củi, không lửa, không vật tế, chỉ có một đám đông, một nhóm người hành lễ mang khuôn mặt kì quặc mà tôi lần đầu tiên được thấy trên đời. Tôi lại nghĩ về mẹ, về tiếng sóng. Tôi không biết khuôn mặt của mẹ. Tôi chỉ nghe và nhớ tiếng sóng. Hẳn là hình dạng khuôn mặt của mẹ giống như sóng. Là sóng. Có khi nào mẹ là sóng. 

Trên mộ cỏ khô héo, tôi ngồi trên mộ cỏ khô héo cách xa không gian buổi tế lễ một khoảng ngắn, tôi nhận ra những kí tự, chúng đã rớt khỏi từ tệp giấy của những người hành lễ và đang tiến về phía tôi. Chúng vừa nhảy độp độp, vừa thở hổn hển trên mặt đất. Chúng lết đến bờ cỏ khô héo dưới ánh nắng mặt trời bỏng rát. Hiện thực rõ ràng nhất. Ấy thế, mắt tôi vẫn mong tưởng về những mảng cỏ tươi xanh đẫm nước (đó là tôi mường tượng, chẳng có bờ cỏ xanh mượt nào còn ướt mềm sương dưới mặt trời nửa buổi). Những mong tưởng của riêng tôi luôn luôn mâu thuẫn, đối nghịch với hoài nghi. Tôi hoài nghi chính tôi. Tôi hoài nghi mặt trời. Tôi hoài nghi ánh sáng. Tôi hoài nghi những cuộc chơi kì quặc của đám đông nọ. Vậy mà, tôi vẫn muốn được tham gia, muốn biết điều gì xảy ra trong cuộc chơi đó. Lạ kì thật. Bất giác, tôi cảm thấy một nỗi buồn vô hạn xâm chiếm lấy linh hồn bé bỏng ngây thơ và thèm khát khám phá thế giới này. 

Tôi không tiến gần đến đám đông, đến giàn tế nữa. Tôi muốn ngồi đây để quan sát đám kí tự vượt thoát khỏi tệp giấy kia xem cuộc chơi của chúng. Kí tự C chổng ngược vành chữ thành hình cánh cung, trên mây có một con chim lạc bầy liệng chấp chới hoang mang rồi rớt phịch xuống mặt đất, ngay cạnh tôi. Tôi nâng cánh chim non bị thương lên, vài giọt máu rỏ xuống, mộ cỏ héo khô bỗng dưng tươi xanh trở lại như vừa đẫm sương. Chim non đã chết. 

Tôi cúi mặt tìm các kí tự khác. Hẳn là sẽ còn những kí tự khác thoát ra từ tệp giấy. Kia rồi, L chậm chạp không thể nhảy lộp độp như C, đang tiếp tục tiến về phía tôi. L dừng lại, nằm xuống vệ cỏ và khóc. Tiếng khóc như giun như dế, như ong như ve, như muỗi vằn giữa đêm khuya lên cơn khát máu. Tôi biết đó là một tiếng khóc, tiếng khóc câm. Chúng nén chặt trong cổ họng tôi, khiến tôi đau đớn. (Tôi chưa được khóc thành tiếng bao giờ). Dù vậy, lúc này, tôi lại nghĩ về tiếng sóng. Có khi đó là tiếng khóc của tôi. Rồi, tôi lại bận lòng đuổi theo những suy nghĩ, những ám ảnh về các vòm cổng vào nhà hình chữ L. Chúng chỉ mang lại sự chết chóc. 

Mải mê với những kí tự đang hiển hiện xung quanh mình, tôi quên mất đám đông và giàn tế hồ như vô hình trước mắt. Hiện tại của tôi là những kí tự kia, những chữ cái đã rơi ra khỏi các trang giấy trắng ngờ nghệch. Tôi muốn biết sẽ còn kí tự nào khác tiếp tục cuộc chơi vượt thoát đặc biệt này. Dưới lòng bàn chân tôi, nhồn nhột, (ấy là tôi tưởng tượng, những ngón chân tôi không đủ hình hài tròn trịa của tôi), chúng cựa quậy, rồi một thứ gì đó hơi cộm lên. Tôi nhích bàn chân khỏi mộ cỏ, tháo rời xác thể mây khói ra khỏi mọi ràng buộc để cảm nhận rõ hơn sự tồn tại của một thứ kì lạ mà lần đầu tiên tôi biết rằng nó có thực trên đời. Tôi cúi xuống thấp hơn, một chữ V góc cạnh, chỉa thẳng lên, chạm vào hình dáng ngón chân lớn nhất của tôi. (ngón chân lớn nhất của tôi). Chữ V không biết bằng cách nào đã tiếp cận được tôi. Chữ V khiến tôi buồn. Nỗi buồn dưới lớp da không hiển thị. Lớp da chưa kịp thành hình thành dạng như bao kẻ khác. Nỗi buồn luồn sâu vào phía trong, thấm nhanh vào máu thịt ảo ảnh. Rõ ràng, tôi đã cố tình bỏ quên những vấn đề liên quan đến sự tồn tại khả hữu của bản thân mình. Vậy mà tôi vẫn chẳng thể nào ngừng đặt một dấu chấm hỏi về tôi, về mẹ, về những tiếng sóng chập chờn thoắt ẩn thoắt hiện trong từng lớp ký ức ảo diệu.

Tôi nhặt chữ V lên, tôi ngắm nghía nó dưới ánh nắng vừa lẻn xuống từ những đọt mây xám trên đầu. Bất chợt từ trong đám đông ở phía giàn tế những tiếng thét thất thanh đau đớn như có kẻ bị đốt chết. Không, giàn tế vẫn lặng im chưa thắp lửa. (không có củi, không vật tế, không chất dẫn cháy), làm sao cơn đau vang vọng tới tấp đến như thế được. Tôi tò mò, (rồi, có khi tôi cũng phải tò mò về sự hiện diện của vô khối thứ kì quặc tồn tại xung quanh mình). 

5. 

– Lửa. (đã bắt đầu có lửa)
Ngọn lửa từ trên núi vừa ào xuống. Chúng tuôn ra. Chúng chảy tràn ra như suối. Lửa biến thành biết các hình khối đặc quánh, lửa hóa gió, nhanh như gió nung đốt mọi thứ trên đường tuôn chảy của chúng. Lửa trồi lên, sụt xuống. Rồi hất tung những bó hoa lửa về phía đám đông, tạt vào giàn tế không củi, không chất dẫn cháy. Và cháy. Lửa bủa vây tạo hình thành một vòng tròn. Đám đông dạt hẳn ra khỏi vành lửa. Đám đông bắt đầu hát. Những kẻ lạ mặt tề chỉnh xiêm y bắt đầu gọi tên vật tế.
– nước.
Nước. [đám đông đáp lời]
– đất.
Đất. [lầm lũi đáp]
– cây [đám đông cướp lời]
Trăm năm bật gốc.
– biển
Cá khóc lên bờ [đám đông đáp lời]
– lúa
Lúa đương thì con gái. [đám đông lại đáp lời]
– ớt
Cay. [đám đông dụi mắt đáp lời]

Đốt.
Đốt.
Đốt.

Đám đông vốc rồi lại ném. Vốc rồi lại ném. Ném vào trong lửa. Ném vào giàn tế. Đám đông hào hứng ném. Lửa hừng hực cháy. Những con người kì quặc căng giọng ra quát và hét. Lửa càng cháy mạnh. Đám đông càng vốc vội các vật tế được gọi tên và ném cật lực cho đến khi kiệt sức. 

Gã trẻ măng cầm tệp giấy mà tôi nhớ có dáng đi khệnh khạng ấy vừa tiếp tục cất giọng gọi tên một vật tế khác. Lòng bàn tay tôi nắm chặt mẫu tự V. Tôi căng tai lắng nghe, dõi theo buổi tế kì quái ấy. Tiếng của đám đông gào lên mạnh hơn. Họ vừa gọi tên vật tế nào thế nhỉ? Hình như là nó, chữ V, (tôi câm lặng nhìn ngắm chữ V đã làm cho những ngón chân tôi biết đến cảm giác đau đớn sung sướng ấy)

Chữ V cựa quậy bật khỏi lòng bàn tay vô hình của tôi và rơi xuống đất. Chữ V nhảy độp độp thật nhanh về phía giàn tế, về phía đám đông và lũ người quỷ ám. Tôi đuổi theo chữ V, hòa vào đám đông, nhìn thật gần giàn tế. (vẫn không củi, không lửa, không thấy vật tế nào hiện hữu). Tôi ngơ ngác nhìn những cái bóng vây quanh mình đang hò hét, gào thét tên vật tế cuối cùng, “máu”.
Không một thanh âm nào bật lên đáp lại. Tôi nghe những tiếng máu rần rật chảy đâu đó, như thác, như lũ, như mưa. 

Ở phía giàn tế, máu xối xả được tạt vào trong lửa.
Máu chảy tràn xuống nằm dưới chân tôi. Chữ V bật nảy lên và nhanh chóng lao về phía đám đông, nhảy xổ thẳng vào giàn tế. Máu đang sôi. Mặt đất lênh láng máu và lửa như những dòng nham thạch từ trên núi đổ xuống. 

Chân tôi bết máu. (những ngón chân chưa thành hình của tôi)
Chân tôi bết đất. (những ngón chân chưa thành hình của tôi)
Chân tôi dính chặt vào nhau không tài nào tách rời ra được. (những ngón chân chưa thành hình của tôi)

Tôi muốn đi. Tôi bất giác muốn đi. Chập chững tập đi. 

(đi về đâu?)

Đi về nơi có tiếng sóng. Đi về nơi có mẹ. Mẹ tôi là sóng. 

Tôi muốn ê a đọc chữ. Từ chữ đầu tiên cho đến chữ V. (Chữ V tan biến) 

Tôi tan biến. (như chưa bao giờ xuất hiện). 

Tôi là một hình hài chỉ được nghe tiếng sóng qua nhịp tim của mẹ chưa đủ chín tháng mười ngày. Tôi không phải là tôi. Tôi là vật tế cho cuộc chơi của những người lớn. 

Giàn tế thực ở đó, ngay vạt đất đỏ đó vẫn còn sót lại vài dấu vết nhỏ. Máu khô. Đen. Và bám đều lên từng cành cây nhánh cỏ khô và héo dưới ánh nắng mặt trời gắt gỏng bỏng lửa xung quanh ngọn núi hoang buồn bã, cô độc. Đám đông cũng dần tan biến mất. Linh hồn tội lỗi di trú trong không gian cũ kỹ, lạnh lẽo. Linh hồn đáng thương nấp sau mộ cỏ đẫm sương như nước mắt lặng câm không được phép cất tiếng chào đời. 

Chiều tà, bóng phủ. Một màu đen kịt hào phóng buông thả thứ hắc ám quen thuộc lên bất kì vật tế nào mà nó thích. Đám gà trống cẩu thả gáy như điên loạn trong bóng tối. 

Giá mà ngày mai trời sẽ sáng. 

Animal Sacrifice

1.

Foggy.

Fire, no.

Smoky, yes.

The smoke. Burning the eyes. On lips, bitterness. The chase was on and the bronchioles were tripping over the larynx. The deep dense sound escaped from the foot of the tongue pointedly penetrated the smoke. Like an oozing ulcer, bubbling away for a long time to suddenly explode in a release of joy and glory. The sky hid behind the fog as the light filtered through, holes through the ghostly whiteness.

A group of devilish looking people emerged from the eerie fog. It’s going to be a very sunny and hot day. The thirtieth something spring, the year for those destined to have their feathers plucked and offered up as a sacrifice to time, without an ounce of sympathy.

2.

Waiting for the crowd to dissipate, the circle of onlookers widened, the strangers (I call them strangers, because they were very strange, their faces devoid of humanity) drawn to the sacrificial fire. (on the pyre there was no firewood, no fire starter, no torch). The same circling crowd edged their way towards the same spot, their curious eyes focused on the sacrificial altar. I was amongst the crowd, moving with the crowd. And, I was tired, and the repeated movement amongst the crowd was exhausting. Crowding together, to then dissipating, to again crowding, dissipating. Screaming. Silence. The crowd was persistently confounding to a point that it was unbearable, I thought. Yet here I was again, pulled back into the crowd due to the nature of my curiosity. 

Despite it being a matter of fact for me to run with the crowd, inside this undecipherable fog, the whole thing in itself, the strange things that took place on the sacrificial altar brought to the surface a state of emptiness, a sadness like crying. I wonder if I could see the teardrops? Do they look anything like dew drops? How will I be able to tell the difference between a drop of dew and a tear, smoke or the fog?

I made a conscious decision to leave the crowd. (I didn’t feel like I belonged).

I am me. Right at this very moment, I want to make sure I am myself. An individual, sad, full of sadness?

I am me. Someone who was abandoned in a fog one day, fully aware of the smoke, the memories. A chilling fog. A mesmerising frightful fog filled with hidden death traps, predestined loss. Amidst the crowd, I was still me. The crowd can not touch me. But, to me they were not intangible. Through the shrieks, the bleakness, through their strangeness, my shapeless existence. Even though, momentarily, I’m distracted by an odd curiosity wrapped up in a blanket of fog which took place in front of me this morning.

An empty space, with a bunch of people hovering, spreading out, to then again be in a hovel pushing and shoving, howling grunts from the back of their throats. It is just that. I have never witnessed anything so simple right in front of me. Yet in front of me, was an elaborate sacrifice. A couple of the official celebrants wore wings and held scrolls of written letters (there definitely has to be letters in them, otherwise how would they start the ceremony?). An awkward young man walked at the centre of the group of celebrants, lifting the scrolls high towards the sky awashed in sunlight. The scrolls shifted a little before it began to emit smoke.

The mist dissipated. The sunlight was now harsh and burning. The sunlight pierced the letters. Their shadows were imprinted on the ground. The flickering human shadows momentarily joined together. The shadows of each word stretched out intertwined with one another, the abbreviated characters on the page fell to the ground before I could even catch a glimpse of them actually falling. I watched the letters on the ground. They were jumpy, bouncing on the earth’s flesh giving off an unusual sound. “have they escaped”, (as I did). I was at first wary, then decided on being more positive, that: “sooner or later, they would have to, escape, they would have left those useless pages the making of some sophisticated language that could never hold up the identity of the species”.

The letters continued to fall, a few words amongst them lay silently on the grass damp with dew like tears with no intention of ever moving again, remained. “The grass wept through the night. The deep tombs couldn’t bury the death floating above ground”. I mumbled, dazed, and for the last time lifted my eyes toward the empty altar. The crowd continued to rub against each other, to then leave, to then shout, to then be silenced. Reaching the blue sky, the smoke continued to curl and rise in a spire merged with the clouds.

3.

I was mesmerised by the scattered letters. They lay there unmoving, not a single twitch. I’ve gone far away from the crowd, standing on the side, away from the sunlight. (I’m fearful of the sunlight. I’m fearful of the Sun. I’m fearful of fire. I’m also fearful of smoke). Sometimes the fear overwhelms me like the endless pounding ocean waves. I missed the waves. I remembered once how I was able to listen to the pounding waves, the same rhythm as my mother’s heartbeat. But, right now, my focus was caught up in this odd sacrifice and the sound of waves suddenly turned into a fear I couldn’t escape from under the glaring sunlight.

I returned to what was unravelling in front of my two eyes as clear as drops of morning dew, I admired each and every fallen scattered character. They appear to be moving ever slightly. (It was clear they were also excited by the same sacrifice). My eyes followed them, as I thought about my mother, and the waves. I wondered where my mother was right now at this very moment? Why did the thought of her appear out of nowhere in the middle of my busy schedule, in the middle of spring, when it’s time for games and frolicking, amongst these strange adventures within an undefined light and darkness of this world? I thought about the word Mother. The letter M. (It may represent the word mother. Or it may not). Since I’ve never seen my mother. I only know my mother through the sound of waves. My heartbeat. My blood. My mother’s blood. The blood of an ocean pulsating through the sound night. Then, I thought of a different meaning for the letter M. (It could be My blood. Or maybe not). The blood all over Me after My Mother gave birth to Me for instance. I thought about Myself. Me being formless on a cold foggy night.

Suddenly, there was a scream, all were silent. Startled, I abandoned the long strand of thought unbeknown to anyone, and continued to head towards the bizarre materialising human forms through the fog.

The crowd, and the demonic faces in front of the sacrificial altar (no wood pyre, no fire, no animal for sacrifice) waiting to see how everything might play out. (so sure, I called it a game, no one had told me it was ceremonial sacrifice). It could be some sort of perceived idea that had suddenly taken shape. “What is their game?” I pondered, and there was no answer, why was there only one crowd, one altar and no wood, no fire, no sacrificial animal. Yet the sacrifice went ahead with pomp and ceremony, the black gas continued to wrap itself around the clouds in the brilliant sunlight. Then just like that, I was bored. Such boredom often followed, after the exciting beginning of any of my new games. It’s always there hovering in my formless breath.

4.

One lovely sunny day.

I believed I had to leave, I must leave this place when I can still bear such spasmodic boredom. I walked away from the altar, I walked away from the crowd, I walked away from the activities of the sacrifice in preparation for the coming spring. I wanted to set myself apart so that I was able to sit on the barrow and ponder what I saw. The tumulus then became more sombre since the night I had left to be alone, to humour myself. The tumulus steeped in dew then was now arid in light of the harsh sun, devoid of its damp green freshness.

Even though I was no longer an attendant of the sacrifice, my mind was continuously drawn to it. How will the game unravel? What will they do with an altar without firewood, without fire, without animal sacrifice, nothing but a crowd, a couple devilish looking celebrants that in my entire life have never seen. I thought then of my mother, and the waves. I don’t know what my mother looks like. I could only recall hearing the sound of waves. Clearly my mother’s face was a picture of waves. Actual waves. What if the waves were actually my mother?

On the dry and withered barrow, I sat not far away from the ceremonial sacrifice, I was able to watch the letters, and saw what happened after they fell onto the ground from the scrolls in the celebrants’ hands, they were making their way towards me. The letters popping like popcorn on the ground, breathless. Under the blistering sun, they dragged themselves towards my mound of dead dry grass. What took place was as clear as day. Yet still, my eyes were dreaming of moist green grass (all of course in my imagination, there is no such thing as a patch of wet grass at noon). I was inflicted constantly with these incongruous dreams, the opposite to what was supposedly true. I was suspicious of myself. I was suspicious of the Sun. I was suspicious of the light. I was suspicious of the game those people were playing. Yet still, I wanted to participate, wanted to know how everything might turn out. The strangest thing. Then out of nowhere, an endless sadness overwhelmed me, I was a tiny pure soul thirsting for more and more of the world.

Again, I head towards the altar and the crowd. I wanted to watch the letters fall out of the scrolls and see what they might do next. The letter C stretched out like bowstrings pointing at the sky, swaying ever slightly, a startled bird flying far from its flock fell, kerplop to the ground, right next to me. I lifted the bird’s wing and a few drops of blood fell out, and the dry grass was suddenly green again, moist with dew. The tiny bird was dead.

Bending low, closer to the ground, I looked for more of these letters. More letters must have fallen from the scrolls. There was the slow and lethargic L, not energetic like C, was making its way towards me. L stopped, broke down on top of the grass, and started to cry. Its cries were much like that of tiny critters, like worms and crickets, like cicadas, like bees, like the blood-thirsting mosquitos in the dark. I was also fully aware that the cries were silent. The kind that gets choked up in my throat, the painful kind. (I have never audibly cried). Yet, there I was, thinking about the sound of those waves. Perhaps it was me who was actually crying. I would then chase these thoughts, these obsessions on the arched entrances of those L-shaped houses. They brought nothing but death.

Hypnotised by the letters around me, I forgot about the crowd and the sacrifice, indefinitely in front of me. I was momentarily distracted by the letters, by all the capital letters fallen from those baffling white pages. Wondering what other letters will fall out in this interesting game. I felt something tickling the pad of my feet, (all of this was in my head of course, my undefined toes, not fully formed roundly in my mind), they were wriggling, then I could feel there was actually something there. I shifted my feet on the tumulus, unravelling each smoky corpse at a time, confirming the possible existence of an encounter with the strange phenomenon for the first time ever in my whole life. I had a closer look, the pointy tip of the letter V, was pointing straight up, touching the bottom of what looked like my big toe. (my big toe). The letter V didn’t know what to make of me. The letter V made me sad. The sadness skin deep beneath my imaginary skin. The skin yet formed like everything else. The sadness penetrated deeper, infiltrating my imaginary bloodstream. It was clear, I had deliberately abandoned anything that has to do with my possible existence. And I did not pause for a moment to question my existence, my mother’s, or the reality of those quivering waves hidden in every layer of my awe-inspiring memory. 

I picked up the letter V, I admired it beneath the escaping light through the black clouds overhead. Suddenly from the crowd and the altar was a speechless shriek, it was as though some living thing was being burned alive. But no, the altar was in complete silence void of any kind of fire. (no firewood, no animal offering, nothing to kindle the fire), how could there be such an incredibly painful cry. I was now really curious, (like, anyone would be curious about anything which was strange around them).

5.

– Fire. (now there’s fire)
The fire descended from the mountain. An escalating flash fire. Overflowed like water in a spring. The fire taking up all forms, sometimes thick, sometimes much like the wind, a scorching wind which consumed everything in its path. The fire rose and then died out. Spitting amber rosettes at the crowd, sweeping over the pyre void of wood, void of fire starters. And it burned. The surrounding fire formed a circle. The crowd moved completely away from the circle of fire. The crowd began to chant. The strangers in ceremonial dress began to call out the names of what will be sacrificed.
– water.
Water. [the crowd replied]
– earth.
Earth. [the crowd replied all at once]
– trees [the crowd took the words out of the celebrants’ mouths]
Hundred-year-old uprooted.
– sea
Weeping fish out of water [the crowd replied]
– harvest
If not the harvest then the virgins.  [the crowd replied all at once]
– chilies
Hot. [the crowd replied as they rubbed their eyes]

Burn.  
Burn. 
Burn.

The crowd was picking and throwing. Picked and threw. Throwing whatever they could into the fire. Throwing whatever they could at the sacrificial altar. The crowd enthusiastically threw at the fire. The fire burned with passion. The strange-looking celebrants were shouting. The fire was burning even stronger than ever before. The crowd rushing picked and threw each item of sacrifice faster and faster with all the strength they could muster to the very moment they were spent.

The young guy with the awkward stride continued to call out each item of sacrifice one after the other. I tightened my grip on the letter V. Intently I listened for the next sacrifice, following every step of this strange sacrifice. The crowd was now screaming even louder. What was the last sacrifice they called out? It might be it, the letter V, (silently I admired the letter V that had brought so much pain and joy to my toes)

The letter V wriggled itself out of my shapeless hands and fell to the ground. The letter V hopped quickly towards the altar, the crowd and the devilishly possessed people. I chased after the letter V, merged with the crowd, eyes focused on the altar. (still with no firewood, no fire, no actual sacrifice). Confused, I surveyed the screaming people around me as they screamed out the last sacrifice, “blood”.

There was not a single reply. Then somewhere was the sound of blood gushing, poured like a waterfall, like flood water, like torrential deluge.

Blood was then thrown at the fire, at the altar of sacrifice.

The blood overflowing met my feet. The letter V quickly jumped, headed straight for the crowd, right onto the altar. The blood was boiling and bubbling away. The ground was glossy with sticky blood and the fire was like a flow of volcanic lava.

My feet were sticky with blood. (my unformed toes)

My feet were sticky with blood. (my unformed toes)

My feet were stuck together and there was no way of separating them. (my unformed toes)

I wanted to walk. I suddenly wanted to walk. I wanted to learn how to walk.

(walk to where?)

Walk towards the sound of waves. Walk to where my mother might be. My mother was the waves.

I want to learn how to ee a read the letters. Beginning with the first letter, which happened to be the letter V. (The disintegrating letter V)

I was disintegrating. (as though I was never there).

I was a manifestation that could hear the sound of waves through my mother’s heart yet fully nine months and ten days. I was not yet me. I was the sacrifice for a bunch of adults playing a game.

The real sacrificial altar, right at that patch of red earth, right where there were still remnants of evidence. Dried blood. Black. An even spatter on the branches and blades of withered dry grass under the scorching sunlight surrounding a sad, desolate and lonely mountain. The crowd gradually also disintegrated, disappeared. The sinful souls presiding in this ancient, chilly place. The pitiful soul hiding behind the tumulus damp with dew much like tears silent without ever being allowed to utter a word, to ever be born.

The late afternoon was a blanket of shadows. Something soundly black generously threw upon whatever sacrifice they deemed fit a familiar darkness. Within the chaos of the dark the roosters were frantically crowing.

Will there be light. Tomorrow.

July 2021

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

A dark neighbourhood

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Trần Băng Khuê

a dark neighbourhood 

The streetlights are bright. The streetlights were on. Yet my eyes are still hazy, in the dark. Tuning into my emotions helps me to take in my surroundings quickly, including directing me towards a sense of existence, to find the best way to survive in all environments. 

A part of the city is confined. A passerby like me is also confined. The heedless children hanging in the streets are also confined. Even the evening shadows were suffocating. My footsteps are in line with each brick on the pavement—some parts poking up, with bits losing their grouting. The loose block wobbly under the sole of my shoe forms a sound like something being grounded down into a patch of soil in the forest some summer ago in the mountains, where I was born. My feet were bound in shapeless chains in the storms and blaring white sky. Drifting quietly. Through the night.

I have returned to a familiar place—a neighbourhood in complete darkness. I am not able to subjectively dictate any kind of judgement like, when will the streetlights be bright enough that a few more people may be visible. My eyes are open, but I can’t see anything—the filtering street lights are deceiving. My range of vision has not diminished given what’s up high, and low at street level. Or have I yet to open my eyes. Or I’m wearing sunglasses in the middle of the night. Or am I  blind? And, the propensity after repeated “or” weighting upon such hypotheses, perhaps tonight this particular dark neighbourhood is propelling me towards some kind of odd distraction?

A swarm of bees after flying past my face proceeded to cover all the streetlights completely. The neighbourhood is thrown suddenly into further darkness. An elderly woman with half of her face in a black scarf, coming closer from the direction of the lights. One cuff of her pants is longer than the other, struggling with a bag of rice, a plastic bag and a few things people have thrown away. The old is always lonely. The old is always walking alone—the old drifting, constant at the foot of the mountain. The grout-less pavement was wobbly. I won’t know where the older woman will end up in this dark neighbourhood. My eyes follow her. I want to know is which way the laggard figure is heading. I want to know her destination. The old woman turns into the corner of a wall, ducking under an awning of the building. Disappear into the fuzzy curtain of the night beneath the shimmering deceiving streetlights. But, do I still want to find out where the old woman will end up? The old woman turned into the street right next to where I am sitting. The skinny elderly woman couldn’t merely disappear so quickly without leaving any kind of trace or evidence.

The streets are now even darker than before. The whitewashed wall turned into a hard, dry lump, trapping the night inside a screaming madness. Only those in heaven may not hear the terrifying frightful sound. One after the other they begin to scream, piercing the eardrums in a dense chasmic shrieking. Knocking senseless the night. Knocking out any simple words. The senselessness reverberates. The senselessness bouncing around trapped in a row edged on the wall steeped in colour: “where I reign!”.

Every night I am at this spot in the street. I would look up at the yellow lights, and try to find the kind of light that may set me free. But, I could never envision it. They remain constant. They remain in the dark. On the pavement, the sombre air rises from each dirt-coated brick. Sometimes, I can hear the couple selling corn milk from their van mumbling something right by the wall, where the older woman disappeared without a trace or character I’ve seen once somewhere. This time, they are distinctly separated, without rhyme or rhythm soundly sinking into the dark as the plaster begins to turn grey, deep into the night: “w h e r e I r e i g n”.

Afternoon, as the Sun takes its time making its way towards the mountain, hidden in the shadows. I made up my mind not to go there tonight. I will watch from my second-floor window, as the lights from the spacious, lovely homes quietly go out. Possibly through the canopies, with the lingering softness of the night. Yet still, all I can see is a very dark hue. Including the resounding echo in my ears, the lines of characters enthusiastically jumping about, happy: “wh e re I re ig n”, after that, I couldn’t handle the vague idea of someone disappearing senselessly, a person with fleshy flesh, blood and bone. 

I am sure the older woman had walked straight through the wall—a grey wall of a government bank, ostentation at a corner of town. Tomorrow morning, I will return to where the woman had disappeared, when there will be direct sunlight shining on that corner. I want to confirm my suspicion, that: the corner has no path that could lead anyone anywhere so that a person could disappear so fast. The wall is dull and flat—the exposed wall is blue and the paint fading. An ATM stood out like a sore thumb next to it. Cold. But my eyes manage to catch it. There were these red characters. A row of words in a banner someone had shredded to pieces. A few characters are crooked and not in line with the others. They were threadbare, trying to survive the busy street: “w h i r e”. Startled by the sound of a revving engine, moving forward suddenly, half of the traffic on the pedestrian walkways, stopped again in complete silence. At a standstill, I stared at my feet. The tar on the road melted and burned. Summer. The neighbourhood was floating in the darkness of my brain with images of eyes that never closes. They’re crossing the street to then lay down right by the victory monument. 

The dark neighbourhood piled on top of each other—the blank faces. In the middle of the road, mantras repeating over and over again in a few characters deliberately refusing to connect: “nowi nguwjtrij cuar tooi”.

As of tomorrow, I’ll never set foot in that dark neighbourhood again, where I’ve sat often. The business of afternoons is enough to make everything dark around me. But, I can no longer hold back the desire to step out into the summer nights, that part of the neighbourhood, looking for the older woman who had disappeared beneath the dark stairwell of an official branch of the government bank. A poor soul had vanished into the night. A lonely woman had vanished into the night. The ostentatious building is silent. Dense with darkness.

The next day I left the house on time, to sit at the same spot. Staring at the victory monument from afar. Where once a herd of elephants were in the procession, in celebrations of the mountains. The elephant herd thinning by the day. Now there’s nothing left but shadows. Like memories. Haunting. Because of all the sets of white bones. It is all white in front of me. They flicker beneath the yellow light. There are no teenagers either lounging about on plastic stools. They’ve also disappeared from the streets, leaving behind fuzzy characters, missing the beginning and the end, like a portrait without hands, without feet, without any features of the artist I know. Picking up a bunch of characters, I stared at them in my hands, piling them one on top of the other, clasping my hands together. Hands clasped together in prayers in the dark of night usually help one find the light.

Suddenly, the whole neighbourhood stops moving, as the loud sound of a funeral horn grows louder. A procession of mourners walks slowly through the shadowy darkness. The disappearing sound of the horn is then replaced by incoherent weeping. Some of which I could make out. I watched them move slowly around the victory monument. Over and over again, words of the night repeating in the glaring bright midtown light. The neighbourhood is still at a crawl trying to open up the path forward for the blank eyes on the blank faces. I could hear the growls and scratches of feral cats fighting, and bees buzzing beneath the streetlights. The wife of the corn milk van disapproving voice: “no one seems to bother about walking around the victory monument anymore. It seems…”.

The six-road intersection is grouped into a small dark corner of town. As though in a rush, a torrential storm turns up. A blanket of water drapes itself over the streetlights, over the blank faces, over my ponderous footsteps in the shadow. Only yesterday, right in this part of town, I also saw a man adorned with a full chest of medals, in uniform, capped with the past heading straight for those very dark streetlights.

Once the man is out of sight. There is an echo in my ear, some kind of battle. Then, the colder part of my brain forms a resistance like a barrier, it holds back my need for the desperate search of that vacant space from so long gone, no longer pushing towards the six street intersection. Where I live now is dark enough.

_____

khu phố tối

Đèn đường vẫn sáng. Rõ ràng là đèn đường không hề tắt. Nhưng, mắt tôi vẫn mờ mịt, tối tăm. Cảm giác luôn là thứ khiến tôi nhận biết nhanh nhất về mọi vật xung quanh mình. Kể cả việc định hướng cho tri giác tồn tại, để xét đoán một cách chuẩn xác nhất cái không gian này. 

Khu phố bị nhốt. Người qua kẻ lại đều bị nhốt. Đám trẻ cười ngổ ngáo ngồi bên góc vỉa hè nọ cũng đang bị nhốt. Màu đêm sặc sụa ngộp thở. Tôi bước xuôi theo những viên gạch trên vỉa hè. Vài chỗ lởm chởm, bởi gạch bị tróc xi măng. Viên gạch bập bênh dưới đế giày của tôi tạo thành thứ âm thanh như lá khô bị giẫm nát trong một khu rừng mùa hè nào đó phía núi. Nơi tôi đã sinh ra. Những mùa hè lặng lẽ nhốt chặt đôi chân trong thứ xiềng xích vô hình cùng với cơn mưa trắng trời. Lênh đênh. Trong đêm. 

Tôi trở về nơi quen thuộc. Khu phố vẫn tối lắm. Tôi chẳng thể nào tiếp tục gượng gạo phán xét chủ quan rằng, những ngọn đèn đường bao giờ hẳn là sẽ đủ sáng choang để soi lối dưới chân một vài kẻ khác. Tôi mở mắt, nhưng, tôi chẳng nhìn thấy gì. Ánh sáng của ngọn đèn đường xục xạo mơn trớn lọc lừa thị giác. Rõ ràng, tôi không hề bỏ rơi cái điểm gây chú ý ấy đang tập tễnh thấp cao lướt qua mặt mình. Hoặc là tôi chưa mở mắt. Hoặc là tôi khá lập dị khi đeo kính râm vào ban đêm. Hoặc là tôi mù lòa thật. Và, khả năng cuối cùng có thể xảy ra sau một vài cái “hoặc là” mang tính giả thiết đó, thì chẳng phải khu phố tối đang thực sự đẩy tôi vào một trò chơi kì quặc của đêm hay chăng? 

Có một bầy ong vừa bay vù qua mặt tôi và đậu kín trên những bóng đèn đường. Khu phố tối sầm như vốn dĩ nó đã thế. Bà lão quấn khăn đen trùm lên một nửa khuôn mặt, đi từ phía những ngọn đèn đường đến vỉa hè này. Quần ống thấp ống cao, tay khệ nệ bị gạo, bao ni lông và một vài thứ người ta bỏ đi. Người già thường cô đơn. Người già độc hành. Người già trôi miên man dưới những gót chân nứt nẻ. Những viên gạch đã bong tróc xi măng cập kênh. Tôi không biết bà lão sẽ đi về đâu, trong khu phố tối này. Tôi nhìn theo. Tôi rất muốn dõi theo mãi cái bóng chậm chạp ấy tiến về phía nào đó. Và, tôi đã biết chỗ bà đang hướng đến. Bà lão rẽ qua ngay góc tường ấy, cạnh tấm chắn của một tòa nhà. Sau đó biến mất vào màn đêm mờ ảo của ánh đèn đường lung linh lừa đảo. Tôi vẫn muốn tìm xem bà lão sẽ đi về đâu? Rõ ràng, tôi có thấy bà vừa bước vào cái ngã rẽ cạnh chỗ tôi ngồi. Rõ ràng, bà lão gầy hom hem ấy không thể nào biến mất một cách nhanh chóng chẳng để lại bất kì dấu vết nào như thế được. 

Khu phố lại càng tối hơn nữa. Bức tường vôi trắng co cụm thành một khối thô cứng, nhốt chặt bóng đêm vào trong và hét la như điên dại. Chỉ có kẻ ở thiên đàng mới chẳng thể nghe thấy những âm thanh ghê rợn ấy. Chúng lần lượt gào lên từng âm vực trầm đục, ám vào màng nhĩ. U ơ đêm tối. U ơ một lời. U ơ lặp lại. U ơ tắc nghẹn thành dòng kí tự ghép nối khắc lên vách tường sẫm màu:”nơi ngự trị của tôi!”. 

Đêm nào tôi cũng đến vỉa hè này. Tôi đã cố ngước mặt nhìn lên ngọn đèn vàng hòng tìm cho bằng được thứ ánh sáng kì ảo mang tên giải thoát. Nhưng, chẳng bao giờ tôi nhìn thấy. Chúng lúc nào cũng tối như thế. Chúng lúc nào cũng tù mù như thế. Sự âm u trỗi dậy trên từng viên gạch, nơi vỉa hè. Thi thoảng, tôi nghe vợ chồng người bán món sữa ngô trên chiếc xe đẩy lẩm bẩm gần vách tường, nơi bà lão biến mất không một dấu vết bằng những kí tự mà tôi đã thấy đâu đó. Lần này, chúng được tách rời hẳn ra, không thanh điệu và thăm thẳm chìm xuống màn đêm khi màu vôi đã xám lại, khuất sau bóng tối: “n o i n g u t r i c u a t o i”. 

Chiều nay, khi mặt trời lững thững chạy về phía chân núi, núp bóng. Tôi dặn lòng sẽ không bước chân đến nơi ấy vào đêm nay. Tôi muốn thử đứng từ trên cửa sổ tầng hai và nhìn nghiêng qua những căn nhà khang trang đã im ỉm tắt đèn. Có thể dưới những ngọn cây, vẫn còn một chút dịu dàng của đêm sót lại. Nhưng, rõ ràng, tôi vẫn chỉ thấy một màu rất tối. Kể cả những thanh âm văng vẳng bên tai tôi lúc này về dòng kí tự đang chạy nhảy hớn hở, đùa vui và cả quyết rằng: “nơ i ng u tr i cu a to i”, để rồi, sau đó tôi không tài nào chịu nổi với cảm giác hoài nghi một sự biến mất rất vô lí của một con người sờ sờ xác thịt, xương xẩu.

Chắc chắn bà lão ấy đã đi xuyên qua vách tường. Cái vách tường màu xám của một ngân hàng nhà nước nằm chễm chệ ngay góc phố này. Ngay sáng hôm sau, tôi quyết định quay trở lại, khi mặt trời chiếu rõ nhất vào cái góc đó. Tôi muốn xác định hẳn sự hoài nghi của mình, rằng: nơi cái góc tường của ngân hàng ấy không thể có chỗ ẩn nấp cho một con người dễ dàng biến mất. Vách tường thẳng thớm. Trơ mảng vôi màu xanh đã nhạt. Bên cạnh vách tường chỉ là một cái máy rút tiền nằm chỏng chơ. Lạnh ngắt. May sao, tôi nhìn thấy điều gì đó. Chúng là những kí tự màu đỏ. Một dòng chữ đã bị người ta xé nát trên tấm băng rôn. Vài kí tự méo xệch không ngay hàng thẳng lối. Chúng như cái xác nửa sống nửa chết đang trỗi dậy trên đường phố ngợp ngụa hơi người: “n i n u t i c a t i”. Tay ga bất chợt rồ lên. Bánh xe trước nhích lên một nửa nằm chênh vênh trên phần dốc của vỉa hè. Sau đó tắt lịm. Tôi đứng lại, nhìn xuống chân mình. Nhựa đường tan chảy. Mùa hè. Bóng của khu phố tối bồng bềnh trong não tôi hình ảnh của những đôi mắt không bao giờ nhắm lại. Họ vừa băng qua đường và nằm xuống ngay tượng đài chiến thắng. 

Khu phố tối chồng lên nhau. Những hốc mắt trơ dại. Giữa đường, có rất nhiều câu kinh lặp đi lặp lại bởi vài kí tự cố tình không thèm chắp nối: “nowi nguwjtrij cuar tooi”. 

Ngày mai. Tôi dự định sẽ không bước về phía khu phố tối và ngồi xuống bên vỉa hè đó nữa. Những buổi chiều đầy giông cũng vừa đủ để khiến mọi thứ xung quanh tối sầm lại trước mắt tôi. Nhưng, cuối cùng tôi vẫn chẳng thể nào cưỡng lại được niềm ham muốn bước chân ra khỏi cửa vào những đêm mùa hè, đến khu phố ấy, tìm kiếm bà lão đã biến mất sau cái hốc cầu thang tối của văn phòng chi nhánh ngân hàng nhà nước. Một người nghèo vừa biến mất trong bóng đêm. Một người già cô đơn vừa biến mất trong bóng đêm. Tòa nhà sừng sững lặng im. Tối sầm. 

Hôm sau tôi vẫn rời khỏi nhà đúng giờ, đến vỉa hè đó và ngồi xuống. Tôi ngắm tượng đài chiến thắng từ xa. Đàn voi của rừng đã từng đi qua, vòng quanh, chào mừng lễ hội của núi. Đàn voi thưa dần. Bây giờ voi chỉ còn là những cái bóng. Như quá khứ. Ám ảnh. Bởi những bộ xương trắng. Trước mắt tôi toàn màu trắng. Chấp chới dưới ánh đèn vàng nhạt. Bọn trẻ trâu không ngồi chễm chệ cười ngả ngớn trên những chiếc ghế nhựa nữa. Chúng cũng biến mất khỏi vỉa hè ấy, và chỉ để lại những kí tự mờ nhạt, thiếu đầu cụt đuôi, như một bức tranh chân dung không tay, không chân, không mắt mũi của anh chàng họa sĩ tôi quen. Tôi nhặt mớ kí tự rời rạc đó lên để yên trong lòng bàn tay mình, xếp chúng chồng lên nhau, rồi nắm tay lại. Cái chắp tay mang lời nguyện trong đêm sâu bao giờ cũng khiến người ta biết cách tìm ra một con đường sáng. 

Khu phố, bỗng chốc ngưng bặt, khi nghe tiếng kèn đám ma từ đâu đó vọng lại. Một đoàn đưa đang di chuyển chầm chậm trong đêm. Rồi tiếng kèn tắt lịm. Chỉ còn những âm thanh khóc hờ. Tôi nghe câu được câu mất. Tôi nhìn thấy họ từ từ chậm rãi vòng quanh tượng đài chiến thắng. Người ta lặp đi lặp lại lời của bóng đêm ngay giữa phố, giữa ánh đèn đường sáng choang. Khu phố vẫn dò dẫm cố gắng mở đường cho những đôi mắt chăm chăm hướng về phía trước. Tôi nghe tiếng bọn cú mèo, tiếng bầy ong vo ve lượn qua lượn lại quanh những bóng đèn đường. Vợ người bán sữa ngô bên vỉa hè chép miệng: “người đó mấy ngày hôm nay không thấy đi qua đi lại vòng quanh tượng đài chiến thắng nữa. Hóa ra…”. 

Sáu ngã đường mờ mịt thu hẹp lại trong cõi mù của khu phố tối. Cơn mưa xứ này ập xuống bất ngờ vội vã. Nước mưa phủ lên những bóng đèn, phủ lên mặt người, phủ lên bước chân chậm chạp của tôi ngay giữa đêm. Mới hôm qua đây thôi, chính ở đoạn vỉa hè này, tôi còn nhìn thấy một người đàn ông ngực đeo đầy huy chương, mặc quân phục, đội chiếc mũ của quá khứ đi về phía những ngọn đèn đường rất tối.

Những lần sau. Khi trở về. Thi thoảng tôi vẫn nghe rất nhiều thanh âm của quá khứ rúc bên tai mình như một hồi trống trận. Nhưng, tri giác, cái điểm lạnh nào đó trong não đang kiềm chế những cơn hoang tàn tìm kiếm khoảng trống đã mất, không còn thôi thúc tôi phải bước chân ra vỉa hè ở ngã sáu ấy nữa. Khu phố ở chỗ tôi ẩn nấp cũng đã đủ tối lắm rồi.

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

A bunch of Lunatics

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

A bunch of Lunatics

There are contagious illnesses, like madness for instance. It may begin with the smallest of annoyance. He stood up suddenly from his seat, pulled his pants down and started to scratch himself. The curious neighbours watched, annoyed by the inconvenience of having to witness such a sight, it worried them. It didn’t take them long before they began to openly laugh at him. The contagious laughter grew louder and louder, heheh, haha, they were almost choking with laughter. A bunch of people began to chase after him. The streams of piss zig zagging across the footpath. The entire neighbourhood followed each other, snaking through the streets and alleyways. They were all out of their minds…

What happened, of course, was reported to the authorities, and of course, whoever was involved were admitted into a mental institute for treatment. But, nearly most of the patients didn’t want to be treated in such a peaceful, mundane manner. They prefer a more cheerful place than the hospital. They found ways to climb the fence or break the locks to their rooms. The whole process of chasing and capturing these patients was tedious and time consuming. So after a few days, there was hardly anyone left in the mental facility. The patients were running freely in the street. They skipped along clapping, singing one happy tune after the other. The craziest of the lot, after he was sick of singing, came up with a brilliant idea. He shouted: “Come, come on! Quick! Line up! Turn around!”. “What! Why?”. “Go home, get your knives, your machetes, your saw, or whatever, we must get ready to welcome our statesmen, our leaders, the politicians!” …

It was not long before the whole city was turned into an arena, the festivity spread across the city in full drive to “clean up the city”. A noisy clamouring of chainsaws, and broken branches. The craziest of them shouting orders like: “Quick, faster, the pollies are coming!”. The lunatics chopped down the trees along the boulevard like madmen. It was a mess, it was crazy!

After a couple of days, the city was a warzone. Lunatics they may be, they’re human, they tire, so you would find them resting and sleeping on piles of leaves, some sat there reciting poetry and or belting out folk songs. Not one of them had a piece of clothing on.

At home, these mad women would serve dinner to their husband, children, neighbour, naked, letting all their bits hang out loosely and freely for each other to see, without an ounce of shame or embarrassment. There was no order or social etiquette. They would cover themselves up with random leaves as it was in the prehistoric era. Some turned large fronds into funnels to use as loudspeakers, howling like monkeys through them, in the middle of the street, in full hot daylight.

The doctors were ordered to capture all the patients and return them to the hospital. But it was no use. The patients oblivious to the situation ended up pulling the doctors along with them, the doctors holding hands with their patients singing and dancing in a circle in the middle of the street. Not long after that they would also take off their clothes, pick up pickaxes, chop down the trees like any proper woodcutter.

After chopping down all the trees the leaders were still nowhere in sight. But no one was bothered about it anymore. They had already forgotten their initial plan. Then one of them found a nest in the rubble with a few dead birds. They panicked, screaming at each other, stop, stop everything, there’s been an accident! A solemn memorial was arranged right on top of the crumbling rubble. The most imposing of the crazy lot stood up, with eloquence and due affirmation, recited a verse of remembrance: The red-whiskered bulbuls have given their lives for the sake of the nation. Lips were quivering long before the speech ended. The tears came, pouring. The entire city was in complete silence, respectfully bowing…

The funeral was like fresh fuel for all the lunacy. The leader of the madmen shouted into the loudspeaker: “Look here my brothers and sisters, because of the heroic acts of these feathered warriors, we must continue to work harder than ever before. For our country, for humanity’s enduring peace and prosperity!”. The resounding cheers travelled across the excited crowd. The gathered nudists all followed each other, they headed for the river.

Dear God, they want to fill up the river with soil!

Two madmen running alongside each other, expressed their joy. The first guy said: “I bet you don’t know why we’re trying to fill up the river?”. The second guy replied: “Eh, easy man, we’re filling up the river so we can plant trees!”. “Then why did we chop down the other trees then?”. “Man, you’re stupid, we chop down the trees to commemorate the red-whiskered bulbul birds!”. Then they both chanted: red-whiskered bulbul, red-whiskered bulbul, red-whiskered bulbul. The bloke in front with his pointer and thumb flicked a painful blow at a red-whiskered bulbul perched on the guy behind him, before they both proceeded to head for the river as though they were soldiers prepared to sacrifice their life in battle.

While I was trying to quickly write every I saw down, the lunatics had already finished filling up the river. They returned from the river passing the alley where I lived, swearing, shouting out slogans, the echo of their scream overflowing, covered the entire horizon. I rushed to the front gate to watch. One guy pointed at me and shouted: “We haven’t chopped down the tree on your head!” I shouted back: “There’s nothing there you crazy dumb ass!”. He pulled a couple of guys aside, unreservedly laughed. One of them said: “He’s crazy, he’s got all this clothes on, with a tree on his head like that, what an idiot! Take his clothes off, rip the tree off that idiot’s head!”. They dragged me into the street, one guy pulled at my hair, twisting my neck as he pulled out the tree on my head. The other two pulled at my clothes. When they were done, they pulled faces, made fun of me as they ran off. I chased after them, but they were faster, they were way ahead of me, slapping their pantsless butt swinging their lewd bits, jeering, cackling.

I also ran, sang and laughed.

I thought as I laughed and sang, no one knows who I am anyway!

So that was how it all came to be, we all ran, we all sang, and laughed together, slapping out butts now and then, naked, idiots.

A bunch of lunatics.

[August 2021]

Lũ người điên

Truyện ngắn của Nguyễn Văn Thiện

  Có những căn bệnh rất dễ lây lan, như bệnh điên chẳng hạn. Lúc đầu, chỉ là cảm giác bứt rứt khó chịu từ một người. Hắn đang ngồi, tự dưng đứng phắt dậy, tuột quần ra gãi. Miệng cười méo mó, đái một vòng tròn quanh sân, rồi bắt đầu bước ra đường. Hàng xóm nhìn theo, tò mò, e ngại, lo lắng. Sau đó thì họ cười. Tiếng cười lây lan và mạnh dần, hi hi, hô hố, rồi sằng sặc. Cuối cùng, một số người đứng dậy, chạy theo hắn. Những vệt nước đái vẽ ngoằn ngoèo trên mặt đường. Cả xóm rồng rắn kéo nhau đi. Điên hết rồi…

  Sự việc, đương nhiên sẽ đến tai chính quyền, và cũng đương nhiên, các đối tượng sẽ được đưa vào bệnh viện tâm thần chữa trị. Nhưng, hầu hết những người điên đều không thích được điều trị theo một phương pháp nhẹ nhàng đến nhàm chán. Họ thích chỗ ồn ã tươi vui hơn là bệnh viện. Họ tìm cách trèo bờ rào hoặc bẻ khóa ra ngoài. Việc đuổi bắt rất phức tạp. Vậy nên, sau mấy ngày, bệnh viện lại vắng hoe. Bệnh nhân lại chạy đầy đường. Họ vừa đi vừa vỗ tay hát bài gì đó vui đáo để. Gã điên nhất sau khi hát mỏi mồm bèn nảy ra sáng kiến mới toanh. Gã hét to: “Sắp hàng nhanh! Đằng sau quay!”. “Làm gì?”. “Về nhà lấy dao, ai có dao dùng dao, ai có rựa dùng rựa, ai có cưa dùng cưa, dọn dẹp thành phố để đón lãnh đạo về thăm!”…

Cả thành phố bỗng dưng trở thành công trường, nháo nhác vì chiến dịch “dọn dẹp thành phố”. Tiếng cưa rầm rầm, tiếng cành gãy răng rắc. Gã điên nhất vẫn luôn mồm quát: “Nhanh lên, lãnh đạo sắp về thăm!”. Những gã điên chặt cây như điên. Ghê thật!

  Chỉ sau mấy ngày, thành phố không khác gì một bãi chiến trường. Lũ điên cũng có khi mệt, vậy nên, chúng nằm dài ra trên đám cành lá lộn xộn làm thơ và hát quan họ. Không đứa nào còn một manh quần manh áo..

  Từ trong những ngôi nhà, những mụ điên cởi truồng mang cơm nước ra cho chồng, cho con, cho hàng xóm, tồng ngồng, thỗn thện. Chả còn ra thể thống gì nữa. Họ còn bày đặt bẻ lá cây che quanh mình làm như đang ở thời kỳ nguyên thủy. Có đứa lấy lá cây bàng cuốn thành loa đưa lên mồm hú như vượn hú giữa trưa nắng chang chang.

  Các bác sĩ được lệnh xông ra bắt bệnh nhân quay về. Nhưng không ăn thua. Họ bị bệnh nhân quây lấy ngay giữa phố rồi nắm tay lại dắt chạy vòng quanh rồi hát hò. Một lúc sau thì các bác sĩ vui tính cũng cởi hết quần áo nhảy múa và vồ lấy rìu chặt cây như những gã tiều phu thứ thiệt. 

Chặt xong cây rồi mà lãnh đạo vẫn chưa thấy đến thăm. Nhưng không ai thắc mắc về điều này cả. Hình như họ quên mất lý do chính đáng ban đầu rồi. Một gã tìm thấy trong đống đổ nát một tổ chim có mấy con chim chết. Thế là chúng hò hét nhau, dừng tay, dừng tay, có tai nạn nghiêm trọng! Một lễ truy điệu nghiêm trang được tổ chức ngay trên mặt bằng bề bộn đổ nát. Gã điên vạm vỡ nhất đứng lên đọc diễn văn truy điệu, hùng hồn khẳng định rằng: Những chú chim chào mào đã hy sinh tính mạng vì lợi ích quốc gia. Bao nhiêu cái miệng cùng méo xệch sau khi bài diễn văn kết thúc. Bao nhiêu dòng nước mắt cùng nhỏ xuống một lúc. Cả thành phố lặng đi, kính cẩn nghiêng mình…

Sau lễ tang bất ngờ ấy, lũ người điên càng bị kích động tợn. Gã điên nhất hét vào loa: “Hỡi quần chúng anh minh, vì những chiến sĩ chim vừa hi sinh oanh liệt ban nãy, chúng ta phải tiếp tục hành động. Vì đất nước, vì hòa bình của toàn nhân loại!”. Tiếng hò reo vang dội hưởng ứng. Cả đoàn người trần truồng kéo ra phía bờ sông. 

  Trời ơi, chúng nó đi lấp sông!

  Hai gã điên vừa chạy cạnh nhau vừa vui vẻ trò chuyện. Một gã nói: “Tao đố mày, ta lấp sông để làm gì?”. Gã kia đáp: “Trời ơi, hỏi dễ quá, lấp sông để trồng cây!”. “Thế ta vừa chặt cây để làm gì?”. “Mày hỏi ngu thế, chặt cây để truy điệu chim chào mào!”. Rồi cả hai cùng cười và hát vang: chim chào mào, chim chào mào, chim chào mào. Thằng chạy trước thò tay ra búng một phát vào chim chào mào thằng chạy sau rồi cả hai lao xuống sông như những cảm tử quân xông trận.

Khi tôi đang viết những dòng này thì bọn người điên đã lấp xong sông. Chúng kéo về qua ngõ nhà tôi, hò hét, văng tục và hô khẩu hiệu vang trời. Tôi chạy ra trước cổng dòm. Một gã chỉ tay vào tôi nói: “Trên đầu mày có cái cây chưa chặt kìa!”. Tôi nói: “Không có đâu, đồ điên!”. Gã kéo thêm mấy thằng khác đứng lại, nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Một đứa nói: “Cái lão điên này, mặc quần áo như thật, trồng cây trên đầu như thật, ghét thế! Lột quần, nhổ cây của nó đi chúng mày!”. Thế là bọn chúng vật tôi ra đường, vò tóc, bẻ cổ tôi để nhổ cái cây trên đầu. Hai thằng khác lột hết quần áo tôi. Xong xuôi, chúng nó chạy, vừa chạy vừa lêu lêu. Tôi đuổi theo, nhưng chúng chạy nhanh hơn, chúng chạy trước, tuột quần ra vỗ vỗ ra chiều trêu ngươi thích thú.

Chúng vừa chạy vừa hát vừa cười.

Tôi nghĩ, có khi mình cũng phải cười và hát, có ai biết mình là ai đâu!

Thế là chúng tôi vừa chạy vừa cười vừa hát, thỉnh thoảng lại vỗ vỗ vào mông, trần truồng, ngớ ngẩn.

Như một lũ người điên.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

%d bloggers like this: