A poem in Vietnamese by Thái Hạo Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm Art: Đinh Trường Chinh
My fellow citizens
Don’t bother with the congressional election. the devil’s banquet
Don’t bother with the rise and fall ins and out
Don’t bother about trying to light a fire
Don’t carry your voice in an anthem at the bottom of a stagnant well
Just throw it down the chiasmic gauntlet of the past
The devil reincarnated
Humans, they will never be.
–
My fellow citizens
Please call upon each other’s humanity
Teach each other how to be human
Fear and hatred is no way the inheritance of the living
Contempt and ridicule
Not the making of a soul
Nor loneliness and despair treasure
We take them to bed.
–
Stand by each other. demand your value
Demand your respect
As human beings
Your fateful birth is the culmination of love
Together we are love.
On this earth
Demand love. the overflowing evergreens
Shining in your eyes
Your spirit
The clearest water well.
–
October 2020
_____
Dân nước tôi
Đừng để ý bầu bán đại hội. bữa tiệc của quỷ
Đừng hóng chuyện lên xuống vào ra
Đừng để ý đốt lò củi lửa
Đừng vỗ tay vì cáo chết chồn lên
Đừng hát ca trong vũng đọng ao tù
Hãy xô nó vào miệng huyệt quá khứ
Lũ người quỷ ám
Không thể thành người
–
Dân nước tôi
Hãy gọi nhau làm người
Dạy nhau làm người
Nỗi sợ và lòng căm hờn không phải gia tài để sống
Khinh khi và chế nhạo
Không phải linh hồn ta
Cô đơn và gào thét không phải báu vật
Để mang theo vào giấc ngủ
–
Đứng cạnh nhau. đòi lại phẩm giá
Đòi lại tôn nghiêm
Làm người
Mỗi sinh mệnh là kết quả của một tình yêu
Ta đến để yêu nhau
Trên mặt đất này
Hãy đòi lại tình yêu. cho xanh chảy tràn
Cho mắt long lanh
Mỗi hồn người như một giếng nước trong.
—————–
7/10/2020
Khuôn mặt chiều
Thái Hạo, the poet and journalist currently lives in Vietnam.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.
A poem in Vietnamese by Tô Thùy Yên Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm Art: Đinh Trường Chinh
Thiếu phụ ngày thơ by Đinh Trường Chinh
What bird is desiccated dead at the door
A door shut for thousands of years in the dark
A sacred curse on an ancient tomb
Yet returned is the declarant in remembrance?
Running through the wind you searched for me
The fire of injustice is frighteningly playful, laughing
The cries of an ancient rock avalanche
Time again the footprints were erased by the furor of sand
You recite alone the prayers in a fresh light
The moon hazy, night tired, one dying stick of incense
A heavenly day sound in the howls of a dog
Terracotta roofs leaning in falling fruit
An illusory flame kindled by the spirits
Lighting white in your hair time
A beating heart resigned as its body goes cold
A distant soul, a firefly lost soundly in the night
The trees the bees live to sadly die
In the annihilation of birth you endless cry?
Like a useless old horse
Left outside alone in the moonlight
Góa phụ
Con chim nào chết khô trên cửa
Cửa đóng tự ngàn năm bặt âm
Như đạo bùa thiêng yểm cổ mộ
Sao người khai giải chưa về thăm?
Em tìm chạy anh ngoài cõi gió
Lửa oan khốc giỡn cười ghê hồn
Tiếng kêu đá lở long thiên cổ
Cát loạn muôn trùng xóa dấu chôn
Em độc thoại lời kinh ánh xanh
Trăng lu, khuya mỏi, nén nhang tàn
Chó tru thăm thẳm ngày thiên địa
Mái ngói nghiêng triền trái rụng lăn
Ngọn đèn hư ảo chong linh vị
Thắp trắng thời gian mái tóc em
Tim đập duỗi ngoài thân nỗi lạnh
Hồn xa con đóm lạc sâu đêm
Cỏ cây sống chết há ta thán
Em khóc hoài chi lẽ diệt sinh?
Thảng như con ngựa già vô dụng
Chủ bỏ ngoài trăng đứng một mình
Nguồn: Tô Thuỳ Yên, Thơ tuyển, Minnesota, 1995
Tô Thuỳ Yên (1938-2019) real name was Đinh Thành Tiên, born in Go Vap, Gia Dinh, Vietnam, an alumnus at Petrus Ký and Đại học Văn khoa Sài Gòn. He was a teacher and journalist in Saigon, a Major in the Vietnam Army prior to 1975. After 1975 served 13 years in re-education camps, in 1993, he moved with his family to the United States as a former political prisoner.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.
A poem in Vietnamese by Nguyễn Man Nhiên Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm Art: Nguyễn Man Nhiên
Digital art by Nguyễn Man Nhiên
a p o e m s a l v a g e d f r o m a p a c k e t o f c i g a r e t t e
–
my poetry
like a pirated copy
you’ll find it at your step in the morning
together with a bunch of slapped on photographs
in sentences with forgotten full stops
the scent of the soil
–
the verses dance beneath the pads of your feet
the vibration of musical notes, the formation of an exuberant rhyme
and the words
the simplicity of empty spaces
allowing the wind to fall through
the rumblings of a jet
–
a flame in tatters beneath an abandoned sky
the poem are pieces of an obsession
an unexpected mending piece of blue
a personal vehicle of celebration
washed with the smell of the sewers
a touch of beauty
a power that could never be destroyed
–
the swells beneath the bridges
the long shadows of tall buildings
the bleeding blood there
whether we’re dead or asleep
amongst the silence and ambivalence
where the vernacular is left to starve
poetry becomes the voice of accountability
flying away with the ability of insects
the poem is lost in a pile of brown leaves on fire
like ascending butterflies in the night
–
July 2021
_
b à i t h ơ n h ặ t t ừ v ỏ b a o t h u ố c l á
–
thơ tôi
giống như một phiên bản lậu
bạn sẽ tìm thấy nó tại cửa nhà buổi sáng
với các bức ảnh chụp dán vào
và những dòng chữ quên dấu chấm câu
có mùi như đất
–
bài thơ nhảy múa dưới gan bàn chân
các rung động âm nhạc trở thành vần điệu phong phú
và những từ ngữ
chỉ đơn giản là khoảng trống
để cơn gió đi vòng quanh
trong tiếng rền rỉ của máy bay phản lực
–
bên dưới bầu trời trống hoác ngọn lửa rách
bài thơ là những mảnh ám ảnh
một bản vá bất ngờ của màu xanh
một chiếc xe chở nghi lễ của mình
tắm rửa bằng mùi hương cống rãnh
một cảm giác về cái đẹp
mạnh mẽ và không thể phá hủy
–
bên dưới những gầm cầu ngập ngụa
bóng tối đô thị với các tòa nhà cao chót vót
máu đang chảy ở đó
cho dù chúng ta ngủ hoặc chết
giữa sự im lặng và thờ ơ
nơi ngôn ngữ bị bỏ đói
thơ trở thành giọng nói tường thuật
–
bay đi từ bản năng của côn trùng
bài thơ mất tích trong đám lá cháy nâu
như những con bướm đêm bước xuống
Nguyễn Man Nhiên, the poet and digital artist currently resides in Saigon, Vietnam.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.
A poem in Vietnamese by Tô Thùy Yên Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
The empty cafe
Heading there, perhaps for a date
A date with whom I can’t remember
Heading there, a desiccated heart the hollowness of a ball
Grasping exhaustingly at earthly cravings
This afternoon was harsh with sunlight…
This afternoon was heavy with rain…
The empty cafe, not a soul a being in sight
The lamp is like a thousand years in waiting
My fault, it can only be my fault
Unable to recall the right time
I’m sorry, to you my apology
You came, and no one was there to meet you
Life is so mixed up
There’s no point rushing
Try anyway, hold it together
So it’s worth the trip
This afternoon was harsh with sunlight…
This afternoon was heavy with rain…
The empty cafe, the lamp is like
A thousand years in waiting
Nước sấu Saigon Summer 2022
Quán vắng vẻ
Đi đến đó, dường như ta có hẹn
Hẹn cùng ai, không nhớ rõ là ai
Đi đến đó, lòng khô như trái rỗng
Khua rụng rời nỗi đói khát trần ai
Chiều nay trời nắng gắt…
Chiều nay trời mưa dầm…
Quán vắng vẻ, không ai người đến gặp
Ngọn đèn như nỗi đợi thiên thu
Lỗi tự mình, lỗi tự mình thôi
Đã chẳng nhớ ra ngày tháng hẹn
Tội cho người, tội bấy cho người
Cũng đến đây chờ chẳng gặp ai
Việc đời lầm lẫn vậy
Hối mấy chẳng hơn gì
Thôi thì hãy cố nán
Cho đáng một lần đi
Chiều nay trời nắng gắt…
Chiều nay trời mưa dầm…
Quán vắng vẻ, ngọn đèn như nỗi đợi
Thiên thu
Nguồn: Tô Thùy Yên, Thơ tuyển, Minnesota, 1995
Tô Thuỳ Yên (1938-2019) real name was Đinh Thành Tiên, born in Go Vap, Gia Dinh, Vietnam, an alumnus at Petrus Ký and Đại học Văn khoa Sài Gòn. He was a teacher and journalist in Saigon, a Major in the Vietnam Army prior to 1975. After 1975 served 13 years in re-education camps, in 1993, he moved with his family to the United States as a former political prisoner.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the poet and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.
Những hòn đá vụn
Dãy núi cực hình phải đập tan hoang
Tôi mộng du trên trái đất mòn
Nơi tôi vắng mặt
Để làm gì ý thức?
Tôi nài van tôi hãy xót thương tôi
4.
Tôi chạy cắm đầu trên sợi kinh hoàng
Giăng qua đôi bờ vực lạnh hư vô
7-1960
Nguồn: Tô Thùy Yên, Thơ tuyển, Minnesota, 1995
Tô Thuỳ Yên (1938-2019) real name was Đinh Thành Tiên, born in Go Vap, Gia Dinh, Vietnam, an alumnus at Petrus Ký and Đại học Văn khoa Sài Gòn. He was a teacher and journalist in Saigon, a Major in the Vietnam Army prior to 1975. After 1975 served 13 years in re-education camps, in 1993, he moved with his family to the United States as a former political prisoner.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.
A poem in Vietnamese by Nguyễn Man Nhiên Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm Art: Nguyễn Man Nhiên
Digital art by Nguyễn Man Nhiên
the clouds blistered
against the wind
the hills stripped of their clothes
the grass fields and the wars
–
I’m hidden in the ravines awaiting
the highland like the starving gauntlet of a zebra mat
tales of a flesh eating bird
–
night introducing the dark
me tasting the sweetness of a galaxy
its heart busy with stars
the flickering critters
–
where the clashing of the horns and trampling was a mural upon a burning rock
the frightful growls of beasts feasting in the night
or maybe the laughter of familiar spirits
how may such a tearful death be drawn from a flame
–
by the boundary hid me amongst the tranquil hues of the moss
beneath the green canopy the poets grew into forests
as the presiding spring on the ground surrounding the low growing shrubs
—
July 2021
_
bài thơ tặng con vượn núi lang thang
–
những đám mây loét
ngược gió
những ngọn đồi cởi quần áo
những đồng cỏ và các cuộc chiến tranh
–
tôi nấp trong hẻm núi và chờ đợi
thảo nguyên giống cái miệng đói của tấm thảm ngựa vằn
kể lại truyền thuyết loài chim ăn thịt
–
trong đêm ra mắt bóng tối
tôi nếm vị ngọt dải thiên hà
lồng ngực bận rộn các ngôi sao
những con côn trùng lấp lánh
–
nơi sừng quẫy đạp bức bích họa trên đá cháy
tiếng gầm dữ dội của loài thú ăn đêm
hay tiếng cười linh cẩu
làm sao vẽ được cái chết tráng lệ từ ngọn lửa
–
tôi trốn trong màu rêu yên tĩnh bên bờ vực
dưới tán lá xanh um những nhà thơ mọc như rừng
mùa xuân ẩn cư quanh lều cây bụi thấp
Nguyễn Man Nhiên, the poet and digital artist currently resides in Saigon, Vietnam.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.
A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm Translation published first on litviet.net
The Blues upon the barb runners
1.
I saw a black patch of forest, on a sheath of white chiffon.
Then, it was gone. Perhaps, my eyes were tired. Or perhaps, the painting within has been rubbed out so often there was no way I could straight away make out the strokes, the colours together within all the strange illusion.
He’s a writer who has given up writing. He chose the arts to feed his soul. He began drawing after many of his dreams have fallen through the cracks. All of his inspiration shall no longer be in the form of words. They shall be displayed for instant-on canvas, that’s what I believed.
He paints a lot of trees, forests.
I remember a portrait of “a burning forest”. The first time I saw it, I felt as though it was trying to take all that is my spirit, an intense delusion, truths and lies, somewhere there in between. It made me question my existence looking at it. At that moment only the painting was alive. Or did I see myself inside the painting. The flames were burning.
I have to continue with the black dots in the burning forest. They were both light and dark, very peculiar. A few rows of trees escaped the fire, dotted with shades of green; I could still see them clearly in my mind. Besides the black spots, everything else was a blur. I decided to enlarge the picture so I can scrutinise the painting; the black dots gradually became more transparent, revealing itself. I recognized the shape of a dead person from a thousand years ago.
One figure, then two, the number gradually multiplied, exactly like black strokes of paint on bleach-white linen spreading the colours of mourning wildly like this morning. I was a witness to these mourning colours. They were in strokes, passing in front of me, behind me. They haunt me. They overwhelm me, pressing. Wary, I mumbled, “what are these black spots on the white canvas? Are they the representation of the living in the forest”. Follow is a white shroud over the face of someone in an ambulance; the body coming home to its family. Death of a soul departing shouldn’t be imminently frightening. Death, in the blink of an eye, hides beneath the furrowed brow of the living (left behind).
Aspects of the paint were rolling around in my head, a familiality close to my heart. Yet only until now, I’ve noticed how I’ve deceived myself most devastatingly. They’re not the usual black dots like beauty spots on the eyelids of a woman, that would determine her fate. People especially. People presently. People at the centre. Like the great thinkers over the last centuries have concluded: “the people at the centre of the universe”. No matter how big the universe, no matter how infinitely it would still revolve around this mystical mind of humanity. A shame really, I’ve chosen to point out the black dots on the white canvas to ponder about the shape of humanity, resulting in other wavering disappointment within myself. They are dotted in black in a forest in shades of green, like the shape of a person, turning into target boards, arranged between the rows of trees.
These kinds of thoughts sadden me. But, the image I happened upon of the stretcher pulled out from the ambulance this morning near the cafe was more depressing—the shroud over the face. The white linen canvas that the writer slash artist I’m acquainted with often used to paint with, they have something in common. He uses either black or red paint. He painted all that one would call defects of humanity, that is in all living things. It turns out, now I know, humanity doesn’t appear exactly in a way that is in accordance with our thoughts or our imagination. It was clear, the description of his thoughts on the framed linen cloth is always folded over in parts. As though the scratches have never healed. The idea of a writer not wanting to use words to write sometimes lives very well on painting. The black dots. They are like target boards in a shooting academy that has been numbered accordingly. The lines of light green trees. A light blue sky. But, the sunlight was a blaring yellow, so poignant it hurts the eye.
I know, the summer sunlight is always a blaring yellow, sap melting. No one wants to look up at a sap melting Sun. All gooey. After leaving the cafe that morning, I consolidated my thoughts of the stretcher and the white shroud on the face of the lifeless body. I returned home, rounding up the black dots on the painting freshly painted by the artist. They indeed remind me a little of a patch of forest and a huge storm that had passed by here. A summer storm. The storm in the painting was dabbled with faces of people or demons in black oil paint.
Tonight, I will turn the volume low, me and me alone in the dark looking for the light. I will carefully listen to every note in Mass in B Minor, a free-flying piece by Bach at my desk. There, the world belongs to me. Tonight, I shall listen to it and wait for the black dots to fold over, break up nicely or crack open, a void of the strokes of fresh paint yet dry, upon the whiteness of a new painting, just completed by the artist slash writer. An idea can start from there. Even as it’s figuratively how he implemented his work. Summer. The year troopers were carried upon stretchers, faces covered with white shrouds. Blaring wilting yellow sunlight. The beady dots of mystical colours have turned into colours of stray cats’ eyes in the dark sound night in the sky.
“to nurture death. Acrylic on linen. 100x80cm”.
2.
Last week I wrote about a painting shot to death in a forest. There has been any critical feedback from anyone; it’s a small curiosity, but, I wanted to implement something by choosing an objective for a story. It was a legitimate worry. These are not comfortable emotions. Exactly how I had once written about a similar incident. For instance, a bottle trapped inside a lemon yellow alcohol bottle or a bunch of caterpillars imprisoned inside a jar. Even after that, no one gave me any feedback either. Or also when they did, it was lacklustre.
The nagging returning feeling continued to plague me, even though there was no single feedback about the painting shot dead in the forest after sending it to someone I trust. An older friend was still signing Giãday…month…year, but after the exchange, there was no word from him. He’s someone who knows how I like to conjure up fancy bold letters to convey a message hidden under the disguise of harsh life in the mind of the public.
It’s been more than a week, and I’ve not made a mention of the painting shot dead in the forest. I believe I should leave it for someone else to continue the delusion or “to nurture death” upon the white chiffon sheath. But, tonight, I woke up suddenly, with images of the painting. I thought about my creation of death. And, I also wanted to know the content of the feedback. Even though it was a singular query, why should a painting need to be shot dead? Or why is there a need to imprison a wall, as to why is there a need to seal caterpillars in pots or jars?
I thought about asking Giã about all this as well.
Giã has gone before me, in search and has experienced many adventures before we’ve met. Giã is inept at flipping any moment, enlightening any mood, mystically injecting beauty, holding onto still the naked bitterness, an intoxication without a need ever to set a foot upon the summit of any mountain.
I didn’t contact, or message, not even a single response after Giã asked me about the painting shot to death. I decided to stay silent. After an entire fortnight. In conflicting states of mind, I had resolved to write to Giã once I come out of the bout of melancholy. But then I never did, I remained silent.
One more night of restlessness passed by, and it was already the beginning of the third week.
Me being silent, not because I wanted to stay silent. Perhaps silence was the answer to my questions, the source of everything that takes place in this world. But in this case, has never been correct, the case of the painting being in constant danger. To be or not to be. Giã will understand why I’m silent. Sooner than later Giã will understand.
Tonight, I won’t hide in this room to ponder about the walls. I’ll spare a moment for a stroll around a new park in the middle of town. After some time it has been mysteriously covered up by community heads, suddenly it was opened, revealing, in the end, the bland hollow space. The row of trees there for years had disappeared without a trace. In its place a vulgar water feature, a statue, a raised stage and a crowd hovering around some cheap production.
Overwhelming was the disappointment. I tried to remember where they once were, the tall trees, the witness of vows of love for the young. They’ve disappeared. The silent bodyguards in my world have disappeared. It was difficult to describe this loss. Within the laden emotions, I couldn’t take more than a few more steps towards the water fountain, watching the squirting water rise then fall. I made up my mind to return to my rented room. After all, facing your own shadow, staring at a wall to imagine, using the wall as a huge projection screen. I may be able to imagine the tall trees. They shall exist as I know it. Right there, inside my head.
My room in the boarding complex is right next to a small church. Tonight, people are singing. Tonight, the trees are in songs—tonight, I’m listening to the high notes in a piece by Bach, Mass in B Minor in this church.
My room at the moment contains the wind, not the song. The wind is pounding at the window, as though someone was knocking. I unlatched the door, looked out and it was strange. The trees in the delusional forest in my mind began to pop up slowly in front of me. Before you know it, they were crowding through my window, sprouting roots, branches, leaves, and covering the whole room. Confidently the branches headed straight for my face, invaded the top part of my body. It turned out, like a parasite I’ve become a source of life, the life that’s been ripped from them by other people. I accepted it, silently receiving it. Because to me, they are like beautiful fresh lungs; they help me to breathe better at night. And, of course, I also love them, like the way Giã loves the paths in the village in a desolate place that’s of his own.
I know, the soil is no longer their home, soon, they shall, in turn, settle in the faces of people, roots anchored in human flesh to survive after having their life cut short. I thought about writing another piece similar to the painting being shot to death in the forest, after sending it to Giã, then wait for any kind of feedback from anyone that may have their hands on it. But I couldn’t do it. My tale of “a forest being assassinated” had ended with scattering thoughts after I had stepped away from that stripped bare park.
The crystal clear morning of the first day of the third week, those living around the new park discovered something odd, a forest growing upon a writer was ambushed and assassinated right inside his room at x district, y street, z corner.
3.
The barb runners unfocused like a wisp of smoke, disappearing into the motionless form already framed, in front of me a dying afternoon, a blanket of grey fell upon Domain hill. A small, pretty hill only six miles West of town, but far away from the familiar seafood I’m used to an entire sea apart. I don’t know why I love this little hill so much. There’s a tropical garden in the middle of it, where I’ve found fruits from home. But oddly, what I most look forward to and watch with interest are not the fruit trees, but the barb runner hidden in the oddly shaped clouds.
Beneath the barb runners was a patch of a breathless sea mourning the fish floating bloated bleaching white the burning sunlit shoreline. I didn’t want to think about the boats turned upside down in sad frowns nestling at the back of the tiny fishing village. Leave me in peace, let me enjoy that endlessly clear blue, that barb runner, with it, fathom fragility, and find out where they were at in what unanimated place.
The blues upon the barb runners rising in vicious waves forcing frothy white slaughter upon the shorelines away from the heart of an endearing sea somewhere within my yearning for eternal life. Ultimately, the sea shall endure, the Blue artist, through his eyes sown the seeds of the unmoving images, with a bunch of colours, drew dreams and hopes in bestowing symbolism. And, the blues may turn into a deep red like dried blood still hinting of the stench of dead fish, their eyes still wide open? I pretended to ask the Blue artist again, when shall there be an end to the constant sprouting of sadness from the bottom of the sea in our country?
He pointed at the unmoving image, then quietly disappeared into the dense night. Tomorrow will be a bright day. I reached over and turned off the light, in the whispers of flickering disappearing light in front of me, repeated once more the words of repentance from just before the flock of birds were lost in a flash in the chill.
“Tomorrow the sky will be blue and bright”.
Another barb runner threaded itself gently through my dream, settled quietly, sobbing, continued to connect, continued to string the blues, in every layer of beautiful display, full of undercurrents.
Who can live with mere dreams? Who can die from dreaming? The unmovable images inside the painting of the artist showed itself, in flickering sadness, to then disappear without a trace in my dream. Nothing left but the barb runners. They were thrown into the sky, turning into thousands and thousand squares of mesh. Squares of mesh framing the night, gliding across the sea, surrounding it, wrapping up the destinies, the dark faces, the thin boney white bodies, the hollow eyes deep as the chasm of hell, the waiting footprints of birds upon the shore. The barb runners never shall wrap themselves around the cold hardened iron faces like those on metallic cold coins.
All of them. The barb runners are still trying to rescue and restore the fragility of the blues in a bleak sky.
Gosh, my poor blues.
The bottom of the sea forever sound, sombre with regrets, the quiet nostalgia, refusing to leave me returning from a long-gone childhood. I have been chasing it, for a long time now, not wanting to bear the pain, not caring for dreams of smiling again sound within sleep at the depths of night. Yet, here I am, tossing around old memories dreaming of odd sadness, the blues, clear, clean. There, the school of small fish don’t have to gasp for air in seasons of suffocating air. There, the school of big fish don’t have to drift into shore, red-eyed in the shallow begging for help. Honestly, I can no longer hold back the words of anguish, “when shall this shimmering sadness, the blues at the bottom of my eyes cease to be”.
The net of night, draping in indescribable achings. The unmovable images continued to invade the spirits of those who sense them. The blues, in haunting dreams, hovered above the guy and me, with the face of a fish slowly crawling up the top of the mist in the distance, to then throw himself back into the bottom of the sea.
The long days are dense with sadness. Death climbing up into the sky, turning into barb runners, weaving a giant net, engulfing everything around the lifeless body in a painting by the artist – the writer named Blue. Nothing exists except for a painting in a boarding room in x town, y road, z corner.
—
June 2020
Nỗi buồn Xanh trên sợi dây gai
1.
Tôi thấy một khu rừng màu đen, trên nền tấm voan trắng.
Sau đó, tôi không nhìn thấy nữa. Có thể, mắt tôi hơi nhòa. Hoặc, bức tranh đã bị bôi xóa quá nhiều những ẩn tượng khiến tôi không tài nào nhận diện được ngay lập tức về nét vẽ, nước màu cũng như tất thảy thứ ảo giác kì lạ này.
Anh ta là một nhà văn vừa bỏ nghề viết. Anh ta chọn hội họa làm nơi nương náu cho linh hồn mình. Và anh ta bắt đầu vẽ, sau một lần chết hụt với những giấc mơ. Tất cả mọi ý tưởng của anh ta sẽ không còn định dạng dưới form chữ nữa. Chúng sẽ được diễn tả trên khung vải bố chẳng hạn, tôi nghĩ thế.
Anh ta vẽ rất nhiều về cây cối, về những khu rừng.
Tôi nhớ, bức “Khu rừng cháy”. Lần đầu tiên nhìn thấy nó, tôi luôn có cảm giác rằng, nó đang cố tìm cách lôi kéo mọi linh thức của tôi tập trung vào sự mờ ảo, thật thật giả giả bên trong đó. Tôi đã từng hồ nghi sự tồn tại của mình khi ngắm bức tranh. Trong không gian này, chỉ có mỗi bức tranh tồn tại. Hoặc tôi thấy chính tôi ở giữa bức tranh. Những ngọn lửa đang cháy.
Tôi phải nói tiếp về những chấm đen trong khu rừng cháy kia. Chúng vừa là ánh sáng vừa là bóng tối. Trông chúng rất kì quái. Vài hàng cây thưa thớt còn sót lại, điểm xuyết màu lá xanh nhạt, tôi vẫn nhìn rất rõ. Riêng, những chấm đen thì mờ ảo. Tôi quyết định phóng to màn hình, sau đó nhìn thật kĩ bức tranh, những chấm đen mới dần dần hiển thị không một chút giấu giếm. Tôi nhận ra cái bóng của kẻ đã chết từ ngàn năm trước.
Một cái bóng, rồi hai cái bóng, chúng bắt đầu nhân lên, hệt như một vệt sơn đen quệt xuống nền vải bố trắng hoang hoải màu tang tóc. Như sáng nay. Tôi đã thấy, màu tang tóc ấy. Chúng đã quệt qua mắt tôi, ở phía sau lưng tôi. Chúng ám ảnh. Chúng khiến tôi thảng thốt, trĩu nặng. Tôi lẩm nhẩm nghi hoặc, “những chấm đen trong bức tranh trên nền vải bố trắng ấy là gì nhỉ? Chúng liệu có phải là đời sống hiển hiện trên mặt đất bây giờ, trong khu rừng nọ”. Tiếp đến, mới là một tấm vải liệm màu trắng đắp lên khuôn mặt và thân thể một kẻ vừa được chiếc xe cấp cứu của bệnh viện trả về với gia đình. Cái chết, nhiều khi không đáng sợ ở việc một ai đó vừa ra đi. Cái chết, chấp chới trong ánh mắt, núp níu dưới đôi lông mày nhíu lại của những người còn sống.
Bức tranh nhập nhằng lẫn lộn trong não tôi một vài ý niệm, tưởng chừng như những ý niệm đó rất quen thuộc và không hề xa lạ chút nào. Vậy mà, trong khoảnh khắc này, tôi mới biết mình đang tự đánh lừa tri giác một cách thê thảm nhất. Chẳng phải là một chấm đen bình thường như những nốt ruồi số mệnh trên khóe mắt người đàn bà. Con người cụ thể. Con người hiển thị. Con người trung tâm. Như những cái đầu qua rất nhiều thế kỉ đã kết luận rằng: “con người là trung tâm của vũ trụ”. Hẳn thế, vũ trụ này dẫu có rộng lớn, vô biên đi chăng nữa vẫn chỉ xoay quanh bộ não thần kì của con người. Đáng tiếc thay, khi tôi chọn điểm nhấn là những chấm màu đen kia trên tấm vải bố trắng để ảo tưởng hóa về hình tượng con người, thì tôi lại thất vọng về một ảo giác khác đang chập chờn bên trong não mình. Chúng, những chấm màu đen trong khu rừng xanh nhợt kia, như một hình hài của con người, bỗng chốc trở thành hàng loạt tấm bia bắn, được xếp xen kẽ theo từng hàng cây.
Thứ ý nghĩ này, làm tôi buồn rũ một chút. Nhưng, hình ảnh chiếc băng ca chuyển từ trên xe cứu thương xuống sáng nay mà tôi đã bắt gặp gần quán cafe ấy thì càng u ám hơn nữa. Tấm màn trắng phủ lên mặt người. Tấm phông trắng của khung vải bố mà anh nhà văn-họa sĩ tôi quen vẫn thường hay vẽ, chúng có gì đó tương đồng. Anh vẽ toàn màu đen hoặc màu đỏ. Anh vẽ toàn những hình thể khiếm khuyết của con người, của vạn vật sinh linh. Hóa ra, bây giờ tôi mới biết, con người không hẳn hiển thể ở một dạng nào đó theo ý niệm hoặc trí tưởng tượng của chúng ta. Rõ ràng, sự diễn tả ý niệm và ý tưởng của anh trên khung vải bố luôn gấp khúc. Như những vết xước chưa bao giờ liền sẹo. Ý tưởng của một nhà văn không muốn dùng chữ để viết đôi khi lại sống rất tốt trên một bức tranh. Những chấm đen. Chúng như những tấm bia trong trường bắn đã được đánh số thứ tự. Những hàng cây xanh nhợt. Một bầu trời xanh nhợt. Vậy mà, nắng thì vàng vọt, ám ảnh đến đau cả mắt.
Tôi biết, nắng mùa hè bao giờ cũng vàng vọt và chảy nhựa. Chẳng ai muốn ngước mặt lên chỉ để ngắm một mặt trời chảy nhựa. Nhão nhoét. Sau khi rời quán cafe sáng, gom vào cái điểm nhớ hình ảnh của chiếc băng ca cùng với tấm khăn trắng phủ lên mặt người. Tôi trở về nhà, gom tiếp những chấm màu đen trên một bức tranh vừa vẽ của anh họa sĩ. Chúng quả thật khiến tôi nghĩ ngợi đôi chút về cánh rừng và những hàng cây nằm ngang dọc bởi một cơn bão lớn ghé qua nơi ấy. Bão mùa hè. Bão trong bức tranh có những vệt sơn dầu màu đen không rõ mặt người hay quỷ dữ.
Đêm nay, tôi sẽ vặn nhỏ volume, tôi và chỉ một mình tôi trong bóng tối tìm kiếm ánh sáng. Tôi sẽ lắng nghe những nốt nhạc trong bản Mass in B Minor bay bổng của Bach bên cạnh bàn giấy. Nơi đó, thế giới thuộc về tôi. Đêm nay, tôi sẽ nghe nó và chờ những chấm đen gấp khúc, gãy gọn hoặc trầy xước, trống hoác với nét sơn mới chưa kịp khô, trên nền trắng một bức tranh mới, vừa vẽ xong của anh họa sĩ -nhà văn. Ý tưởng cũng có thể bắt đầu từ đó. Dù rằng, nó tượng hình bởi cái cách mà anh ta đang thực hiện. Mùa hè. Năm của những chiến binh nằm bất động trên một chiếc băng ca được phủ khăn trắng. Nắng vàng héo hắt. Những viên bi màu hạt huyền của chúng ta đã hóa thành mắt mèo hoang trong đêm sâu thăm thẳm của bầu trời.
“nuôi dưỡng cái chết. Acrylic trên bố, 100x80cm”.
2.
Tuần trước tôi viết về việc một bức tranh bị bắn chết trong rừng. Không ai phản hồi gì, dù chỉ là một thắc mắc nhỏ, rằng, tôi muốn thể hiện điều gì từ cách chọn đối tượng cho một câu chuyện. Tôi nghĩ, tôi đang khá là lo lắng. Thứ cảm giác này không thoải mái chút nào. Hệt như khi tôi đã từng viết về những câu chuyện tương tự. Chẳng hạn, bức tường bị giam trong một chai rượu màu vàng chanh hoặc bầy sâu bị nhốt trong jar. Và sau đó, chẳng ai phản hồi gì về những thứ tôi viết. Hoặc nếu có, cũng rất nhạt nhẽo.
Cảm giác này quay trở lại quấy nhiễu tôi, khi tôi chẳng hề nhận được một sự phản hồi nào về bức tranh bị bắn chết trong rừng sau khi gửi nó đến nơi đáng tin cậy. Người bạn viết lớn tuổi của tôi, vẫn thường kí tên Giã ngày…tháng… năm khi hoàn thành tác phẩm thì lại lặng im. Hẳn là bạn hiểu câu chuyện tôi vẽ vời bằng vài ba chữ hoa mĩ nọ đã truyền tải được thông điệp ẩn giấu dưới lớp vỏ ngụy trang của một đời sống khắc nghiệt từ trong tâm tưởng tha nhân.
Đã hơn một tuần, tôi không nhắc nhớ gì với bạn về bức tranh bị bắn chết trong rừng ấy nữa. Tôi nghĩ, tôi nên để cho kẻ khác tiếp tục làm công việc tưởng tượng hoặc “nuôi dưỡng cái chết” trên những tấm voan trắng. Nhưng, đêm nay, khi bất chợt tỉnh giấc, tôi lại nghĩ về bức tranh. Tôi nghĩ về việc tôi tạo ra cái chết của nó. Và, tôi lại mong muốn được nhận biết sự phản hồi. Dù chỉ là một câu hỏi duy nhất, tại sao phải bắn chết bức tranh? Hoặc tại sao phải giam hãm một bức tường, và tại sao phải nhốt bầy sâu mọt lại trong những bình những hũ kín có nút đậy?
Tôi dự tính, sẽ gửi thắc mắc này cho Giã.
Giã đã đi trước tôi, tìm kiếm và trải qua nhiều cuộc phiêu lưu trước khi gặp tôi. Giã biết cách để biến những hoá thể, của thế giới trở nên sinh động, đẹp huyễn hoặc một cách thần kì, kể cả đó là những đắng cay trần trụi, mê muội của giống loài mãi không thể nào chạm được cái gót chân đến đỉnh núi.
Tôi không nhắn gửi, không liên lạc gì, không một tín hiệu trả lời khi Giã chủ động hỏi tôi về câu chuyện một bức tranh đã bị bắn chết. Tôi quyết định im lặng. Sau hai tuần trọn vẹn. Tôi ngụy biện rằng tôi sẽ viết cho Giã khi tôi qua cơn trầm uất này. Vậy mà, tôi lại tiếp tục lặng im.
Thêm một đêm hốc hác nữa sẽ qua ngày đầu tiên tuần thứ ba.
Việc tôi lặng im, không phải vì tôi muốn lặng im. Có thể lặng im sẽ là cách duy nhất để tôi tự thông suốt một vài thứ khúc mắc, hay nguồn cơn mọi sự trên đời. Dĩ nhiên, điều đó chưa hề đúng vào hoàn cảnh này, cái hoàn cảnh mà những bức tranh luôn luôn bị rơi vào trạng thái nguy hiểm. Tồn tại hay không tồn tại. Giã sẽ hiểu tại sao tôi lặng im. Sớm thôi, giã sẽ hiểu.
Tối nay, tôi không ẩn náu trong căn phòng này để suy nghĩ về những bức tường. Tôi dành ra một chút thời gian để đi dạo quanh công viên mới hoàn thành ngay giữa trung tâm thành phố. Sau một khoảng thời gian bị những người có trách nhiệm với công trình cộng đồng quây bạt che giấu cho ra vẻ bí hiểm, đầy tính chất bất ngờ, cuối cùng công viên cũng đã phơi lộ một thân hình rỗng tuếch, nhạt nhẽo của nó. Những hàng cây cao lớn lâu năm ở đó tự bao đời, bỗng biến mất không còn bất kì dấu vết nào. Thay vào đó là một cái đài phun nước bèo bọt, một bức tượng, một cái sân khấu trò chơi với một đám đông đang vây lấy màn diễn rẻ tiền.
Cảm giác hụt hẫng ùa tới. Tôi hồi tưởng lại vị trí của chúng, những hàng cây cao lớn đã từng chứng giám một lời thề nguyện cho tình yêu của người trẻ. Chúng đã biến mất. Những chàng vệ sĩ thầm lặng trong thế giới của riêng tôi đã biến mất. Thật khó để diễn tả cảm giác mất mát này. Tôi buồn đến nỗi không muốn dấn thêm dăm bước chân nữa để đến gần cái đài phun nước, nhìn những tia nước bắn lên tụt xuống. Tôi quyết định quay lưng trở về phòng trọ. Dù sao, đối mặt với cái bóng của mình, nhìn chằm chằm vào bức tường để hồi tưởng. Xem bức tường như một cái màn chiếu lớn. Tôi sẽ hồi tưởng về những hàng cây cao ấy. Chúng đã tồn tại như tôi biết. Ở ngay đây, ngay trong trí não tôi lúc này.
Căn phòng trọ của tôi nằm kề một ngôi nhà thờ nhỏ. Đêm nay, người ta hát. Đêm nay, những hàng cây đang hát. Tôi lại nghe những nốt nhạc cao vút trong bản Mass in B Minor của Bach trong nhà thờ đó.
Căn phòng của riêng tôi bây giờ, chỉ có gió không hát. Tiếng gió đập vào cửa sổ, hệt như ai đó gõ cửa. Tôi gạt chốt cửa, nhìn ra ngoài và tôi thấy sự lạ. Những khu rừng ảo ảnh lần lượt mọc lên trước mắt tôi. Chúng bắt đầu nhanh chóng len lỏi qua cửa sổ, trổ rễ thân, cành, lá, trùm kín cả căn phòng, rồi mạnh mẽ tiến thẳng vào mặt tôi, chiếm giữ từng phần trên cơ thể tôi. Hoá ra, tôi bây giờ lại trở thành thứ để chúng kí sinh sự sống đã bị tước đoạt của một bầy người khác. Tôi nhận lấy, tôi lặng im đón nhận chúng. Dù sao, đối với tôi chúng là những lá phổi hữu ích tươi đẹp, chúng khiến tôi dễ thở hơn trong đêm tối. Và, dĩ nhiên, tôi cũng rất yêu chúng, như cách mà Giã yêu những con đường làng trong miền hoang dã của riêng Giã vậy.
Tôi biết, chúng đã không còn đất để cư trú, sớm thôi, chúng sẽ lần lượt tìm đến những khuôn mặt người, bám rễ lên thân người để tiếp tục sự sống bị tước đoạt. Tôi định viết một câu chuyện khác tương tự như bức tranh bị bắn chết trong rừng, sau đó gửi Giã, đợi sự phản hồi từ những ai đọc được nó. Nhưng, tôi không thể làm được nữa. Câu chuyện về “những khu rừng bị ám sát” của tôi chỉ mới dừng ở cái ý nghĩ vụn từ khi tôi bước chân ra khỏi công viên trần trụi đó.
Buổi sáng trong lành của tuần thứ ba, những kẻ sống gần công viên mới xây dựng xong xì xào với nhau về việc họ phát hiện ra điều kì lạ, một khu rừng đã bị tập kích và ám sát rất nhanh gọn trên cơ thể một gã đàn ông viết văn ngay trong căn phòng trọ của anh ta trên phố x, đường y, ngõ z.
3.
Sợi dây gai mong manh như một vệt khói mờ ảo, tan lẫn vào khối hình hài bất động đã được đóng khung trước mặt tôi trong một chiều nhạt nhòa bắt đầu phủ màu xám tối xuống đồi Domain. Một ngọn đồi nhỏ và đẹp nằm về phía tây thành phố cách khoảng sáu dặm đường, nhưng cách những hàng dương quen thuộc của tôi cả một đại dương. Tôi không biết tại sao tôi lại yêu mến ngọn đồi này. Phía bên trong chúng là một khu vườn nhiệt đới, nơi tôi có thể nhìn thấy những loài cây trái của quê hương. Lạ lùng thay, thứ mà tôi chăm chăm quan sát hoặc mong chờ một chút cảm giác nào đó không phải đám cây cối kia, mà chính là những sợi dây gai ẩn nấp trên các đám mây có nhiều hình thù kì lạ.
Dưới sợi dây gai ấy là một mảng màu của đại dương ngờm ngợp hơi thở tang tóc mùa cá nổi trắng bờ nắng rát. Tôi không muốn nghĩ về những chiếc thuyền úp ngược hình cánh cung buồn sau lưng nhà ở một làng chài nhỏ bé nữa. Hãy để tôi lặng yên, ngắm nghía thứ màu xanh trong suốt này, sợi dây gai ấy, cùng với nó, tôi sẽ nghiệm ra những mong manh, và sẽ tìm biết được chúng đang nằm ở lằn ranh nào nơi hình hài bất động kia vậy.
Nỗi buồn xanh chầu chực rồi dâng lên như cơn sóng dữ đang cố dồn nội lực tấp hết bọt trắng vào bờ đuổi xua cái chết khỏi lòng đại dương đáng mến của riêng tôi từ đâu đó trong những cuộc tồn sinh bất diệt. Hẳn là, đại dương phải sống, anh họa sĩ Xanh đã gieo mầm xuống hình hài bất động này bằng con mắt biết nói, bằng một nhúm màu sắc mong mỏi hi vọng như thứ người ta tưởng ban cho ý nghĨ về biểu tượng. Rồi, màu xanh liệu có thể hóa thành đỏ thẫm như giọt máu khô chưa hết mùi tanh nồng của những con cá chết không nhắm mắt? Tôi vờ vĩnh hỏi lại anh họa sĩ Xanh, liệu bao giờ mới hết những mầm buồn khổ đâm lên tua tủa từ đáy đại dương quê mình?
Anh chỉ về phía khối hình hài bất động ấy, rồi lặng im trốn biệt trong bóng đêm vây bủa trùng trùng. Mai trời sẽ sáng. Tôi với tay tắt ngọn đèn, thì thào dưới làn ánh chớp vừa mới lùa qua trước mặt mình, lặp lại thêm lần nữa những từ ngữ sám hối lúc nãy với bầy chim vừa bay lạc trong cơn rét vội vã.
“Mai trời sẽ sáng và xanh”.
Một sợi dây gai khác, mong manh xuyên qua giấc mơ tôi, nằm lặng yên trong giấc mơ tôi, thổn thức, kết nối và tiếp tục lùa nỗi buồn xanh vào từng nếp gấp của thế giới đẹp đẽ phô diễn, nhưng đầy sóng ngầm này.
Ai đã sống từ những giấc mơ? Ai sẽ chết bởi những giấc mơ? Khối hình hài bất động trong bức tranh của anh họa sĩ kia lại hiển thị, chập chờn chơi một vũ điệu buồn, rồi biến mất không một dấu vết trong giấc mơ tôi. Chẳng còn gì ngoài sợi dây gai ấy. Chúng được tung lên trời, hóa thành muôn ngàn mắt lưới. Những mắt lưới đóng khung trong đêm tối, lướt qua đại dương bủa vây những thân phận, những khuôn mặt đen, những cơ thể gầy guộc xương trắng, những ánh mắt sâu hoắm như hố thẳm địa ngục, những dấu chân chim chờ đợi trên bờ. Sợi dây gai không quấn quanh những kẻmặt sắt thở rặt hơi đồng mê muội.
Tất thảy chúng, những sợi dây gai ấy đang cố níu với, cứu vớt sự sống mong manh của một nhúm nỗi buồn xanh trên bầu trời ảm đạm.
Ôi, nỗi buồn xanh đáng thương đáng tội của tôi.
Đáy đại dương thăm thẳm, trầm đọng lại những tiếc nuối, những hoài vãng dịu dàng không chịu rời bỏ tôi đi từ tháng năm xa ngái nào đó một thời non trẻ cho đến tận bây giờ. Tôi đã đuổi theo nó rất lâu, rất lâu rồi, hòng không phải chịu đớn đau, hòng mơ lại nụ cười trong giấc mộng tràn dưới đêm sâu. Vậy mà, ngay lúc này đây, tôi vẫn phải đòng đưa với những gì đã cũ để mơ một nỗi buồn xanh khác lạ lẫm, trong suốt, sạch sẽ. Ở đó, bầy cá nhỏ sẽ không còn phải ngắc ngoải thở những mùa không khí chết. Ở đó, bầy cá lớn sẽ không còn phải trôi dạt vào bờ, mắc cạn giương đôi mắt đỏ cầu cứu. Thật tình, tôi đã không thể kìm chế lòng mình mà thốt lên lời than vãn, “nỗi buồn xanh này bao giờ mới thôi lấp lánh dưới đáy mắt tôi mỗi ngày”.
Đêm bủa lưới, gieo rắc những cơn đau lạ kì. Khối hình hài bất động ấy vẫn chiếm giữ lấy linh thức của những kẻ cảm biết được chúng. Nỗi buồn xanh, ngờm ngợp trong giấc mơ ám ảnh của tôi là một gã đàn ông, thân người mặt cá đang chầm chậm trườn bò lên đỉnh mù sương heo hút, chỉ để gieo mình xuống đáy đại dương.
Những tháng ngày dài trầm mặc. Cái chết leo lên đỉnh trời, hóa thành những sợi dây gai, đan bện một chiếc lưới khổng lồ. Chúng bắt đầu tung ra và bủa vây tất thảy mọi thứ hiện hữu bên cạnh một xác chết trong một bức tranh của gã họa sĩ – nhà văn có tên là Xanh. Chẳng còn bất cứ điều gì tồn tại. Chỉ trừ một bức tranh trong căn phòng trọ nằm ở phố x, đường y, ngõ z.
Trần Băng Khuê
Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.
A poem in Vietnamese by Tô Thùy Yên Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm Art: Đinh trường Chinh
DECEMBER BLUES
1.
In the new year, your son won’t come home Legs dragging the prison sentence The thought of it pains me, the vast longing Eight years of the endless grey…
Eight years after the perpetual thought Shall pass by in the sound of rupture… Yearning ear the rivers emptied seas Ear the breaking of a bird’s wing.
I’ve traveled the land South-North Everywhere for all the races grieving I wept my soul melting into tears, For a while, dawn upon earth ceased to be
I’m an age past suspicion An ego surpassing the nights. Eight years in tattered clothes Emotions piled on top of each other, melted together
A home once upon a time In falling dust, in passing wind… Eyes waiting through the thousand sound nights, Whose troubles have yet returned?
The memories of cool deep shady groves Each tree attests to a moment. Fussing around mother and father’s sadness It seemed like part of me stood still.
Eight years a thousand nights up, Fancies a morning life could change, I held my hand in the dark, I know I’m lucky to be alive.
For eight years I hid in my heart The traveling sword of my youth For the morrow sky returns Myself forth brings a tornado.
In the new year, your son can’t come home Mountains rivers still part the hearts, In love sends wishes aged old Mum and dad are the bamboo blooming. *******
2.
Again this new year I can’t come home, You’ll be as sad as the autumn reeds, An ancient desolate breeze Life’s senses cold in listlessness
Eight years of solitude in echoes of weariness The echoes of each heartbeat, The echoes sound from the origin of death Through thousands of silent leaden doors.
The river dividing the land of memories Drifting endlessly, further and further away, Calling for each other in every dream As startling as the approaching bird wings.
Out there will there be spring? Spring blooming on your rosy cheeks, Springlike hope in new clothes The sunlight nectar in bright eyes.
Here, spring will never be. The jungle is undiminishing in deep slumber. Longing brimming in a bloody flood My heart is as broken as the dams.
My heart aches with the loss of a country Gone is life yet oh hardship. In death, there’s the possibility of a ghost Night arrives in the lament of the loss of a country.
I remember the path you often walk Wildflowers excited, cried out for each other, Time from then on sound asleep, Is your beauty now just as brooding?
I remember the long forgotten things A past love like the water running through a hundred region A past love like dry fallen tree seeds, From seasons long gone covered in leaves.
I remember how could I not remember Our warm home, endearing voices, A home like a brilliant dream In moonlight scented with hyacinth.
How can you not be sad Eight degrees cooler in diminishing golden dreams, Your long lost youth wrapped in a woman’s hair Faded even now is your scent.
Again this new year I can’t come home Adding another spring to the old reed. Remembering whom from the land of wind and sand, When will such misery end. ******* This new year papa can’t come home Son, you’ll be sad about your last sip of childhood, From the day papa left, roofless is our home Your childhood was steeped in hardship.
Life’s soundless from the day papa left Round innocent eyes always red, always waiting Each time someone steps into our alley The games were forgotten, you’re dazed, hopeful.
The starling in your heart is now dead My darling son, you were always on the lookout You’re no longer a starling… gosh… my poor chick Crying by the bleary sweaty afternoon.
Eight years passed by in rain, stormy sobbing The baby bird lost its cheerful chirp, No longer childish, grew up too quickly Saw all around the abandonment.
Eight years now since you left school Life was like a rancid bowl of rice, Each time you pass your old school You rush, worried your friends might see you.
Mama raised you with porridge and greens You grew up with so much sadness. Dreamed of becoming a warrior Entered the world of pain armed with a sword.
You wanted to build a big house, Plant again love in all corners of your life, Rebuild anew an upright outstanding Vietnamese citizen, Create a brand new world.
Papa loves you so much that it’s impossible to say Gosh, those velvety eyes filled with sorrow, Soft youthful hair scented with summer sunlight, Childhood is like the scent of new books, the heart light
Far from you, I’m drowned in untold sadness As though I’ve again squandered my childhood, I regret not being able to live out my youth again with you The happy days that I hid in my dreams still.
This new year papa can’t come home It looks like it has to be another new year, Son remember to hold on to the old firecracker Hold onto that small bit of your childhood. —
THÁNG CHẠP BUỒN
1.
Tết này con vẫn chưa về được, Chân mỏi còn lê nặng kiếp tù Con nghĩ mà đau muôn nỗi nhớ Tám năm bàng bạc những thiên thu…
Tám năm những tưởng là vô tận Rồi cũng qua như tiếng rụng rời… Thương nhớ nghe chừng sông biển cạn, Nghe chừng gãy những cánh chim bay.
Con đi đã mấy miền Nam Bắc Ðâu cũng là đau đớn giống nòi Con khóc hồn tan thành nước mắt, Lâu rồi trời đất hết ban mai.
Tuổi con đã quá thời nghi hoặc Sao vẫn như người đi giữa đêm. Tám năm áo rách bao nhiêu lượt Con vá chồng lên những nỗi niềm.
Căn nhà đã có thời gian ngụ Bụi mọt rơi và ngọn gió qua… Thăm thẳm nghìn đêm chong mắt đợi, Ai trầm luân đó đã về chưa ?
Con nhớ khu vườn sâu bóng lạnh Mỗi cây làm chứng một thâm tình. Quây quần bên mẹ cha buồn bã Như một phần con đứng lặng thinh.
Tám năm con thức ngàn đêm trắng, Mơ sáng ngày mai đời đổi thay, Con nắm tay mình trong bóng tối, Hiểu rằng sống được đã là may.
Tám năm con giấu trong tâm tưởng Thanh kiếm giang hồ tuổi thiếu niên Mà đợi ngày mai trời trở giấc Ðem thân làm trận lốc kinh thiên.
Tết này con vẫn chưa về được Sông núi còn ngăn những tấm lòng, Nên đành lấy nhớ thương mừng tuổi Cha mẹ già như trúc trổ bông. * * * * * * *
2.
Tết này anh vẫn chưa về được, Chắc hẳn em buồn như cỏ thu, Ngọn gió mùa xưa hiu hắt thổi Dòng đời nghe lạnh những thờ ơ…
Tám năm hiu quạnh vang mòn mỏi Những tiếng vang từ mỗi nhịp tim, Những tiếng vang sâu từ cõi chết Qua ngàn lớp cửa nặng nề im.
Con sông nước chảy đôi miền nhớ Biền biệt trôi, ngày một một xa, Còn gọi nhau qua từng giấc mộng Bàng hoàng như một cánh chim sa.
Ngoài ấy mùa xuân có đến không ? Mùa Xuân hoa nở má em hồng, Mùa Xuân áo mới như hy vọng Nắng mật ngời lên ánh mắt trong.
Ở đây có lẽ xuân không đến. Rừng núi chưa tan giấc não nề. Thương nhớ tràn như cơn lũ máu Lòng anh đã vỡ những con đê.
Lòng anh đau nỗi quê hương mất Ðời bỏ đi chưa hả nhọc nhằn. Có chết cũng thành ma vất vưởng Ðêm về thương nhớ khóc quê hương.
Anh nhớ con đường em vẫn đi Cỏ hoa bối rối gọi nhau về, Thời gian có ngủ mê từ đó, Nhan sắc bây giờ có ủ ê ?
Anh nhớ bao điều tưởng đã quên Tình xưa như nước chảy trăm miền, Tình xưa như hạt cây khô rụng, Từ những mùa xa lá phủ lên.
Anh nhớ làm sao mà chẳng nhớ Căn nhà ấm tiếng nói thân thương, Căn nhà như giấc chiêm bao biếc Có ánh trăng và hương dạ lan.
Làm sao em chẳng buồn cho được Tám độ mai rơi hết mộng vàng, Mái tóc ủ thời con gái cũ Bây giờ e cũng đã phai hương.
Tết này anh vẫn chưa về được Lau sậy già thêm một tuổi xuân. Còn nhớ những ai miền gió cát, Bao giờ mới dứt được trầm luân. * * * * * *
Tết này cha vẫn chưa về được Chắc hẳn con buồn cạn tuổi thơ, Từ buổi cha đi, nhà tróc nóc Tuổi thơ thôi cũng nhuốm bơ phờ.
Từ buổi cha đi đời lặng lẽ Mắt nai héo đỏ nỗi mong chờ, Mỗi lần có khách đi qua ngõ Con bỏ vui đùa đứng ngẩn ngơ.
Con sáo trong lòng con đã chết Bé ơi sao bé mãi đi tìm, Con kêu lạc giọng sáo… ơi… sáo Rồi khóc trong chiều muộn nhá nhem.
Tám năm mưa gió qua rền rĩ Chim nhỏ không còn vui líu lo, Ngơ ngác tuổi thơ, người lớn sớm Nhìn đâu cũng chỉ thấy bơ vơ.
Ðã tám năm rồi con bỏ học Cuộc đời như một bát cơm thiu, Mỗi lần có phải qua trường cũ Con bước nhanh vì sợ bạn kêu.
Lần hồi rau cháo mẹ nuôi con Con lớn lên theo vạn nỗi buồn. Mơ ước ngày sau làm tráng sĩ, Mang gươm vào những chốn đau thương.
Ngày sau con dựng ngôi nhà lớn, Trồng lại tình thương dọc nẻo đời, Tạc lại con người khôi việt đẹp, Làm nên thế giới mới tinh khôi.
Cha thương con biết bao mà kể Ôi mắt nhung reo ánh nỗi niềm, Mái tóc tơ hồng hương nắng hạ, Tuổi thơ mùi sách mới lâng lâng.
Xa con cha thấy buồn vô hạn Như mất thêm lần nữa tuổi thơ, Cha tiếc không cùng con sống lại Ngày vui cha vẫn giấu trong mơ.
Tết này cha vẫn chưa về được Ðành hẹn cùng con Tết khác thôi, Con nhớ để dành cây pháo cũ Ðể dành một chút tuổi thơ vui.
Tô Thùy Yên
Silenced by Đinh Trường Chinh
Tô Thuỳ Yên (1938-2019) real name was Đinh Thành Tiên, born in Go Vap, Gia Dinh, Vietnam, an alumnus at Petrus Ký and Đại học Văn khoa Sài Gòn. He was a teacher and journalist in Saigon, a Major in the Vietnam Army prior to 1975. After 1975 served 13 years in re-education camps, in 1993, he moved with his family to the United States as a former political prisoner.
Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.