A Nation Gang Raped

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

A Nation Gang Raped

In today’s play, the main character is a bright young corseted femme fatale in a wide brim traditional woven hat. Her appearance on the stage caused a stir in the crowd: “Wow, she’s so pretty! Lovely! Gosh The Nation is so beautiful!”.

Her footsteps were so light it looked as though she was riding on top of a wave, her smile was that of a flower about to bloom. Down below, the audience applauded in appreciation. A mother whispered into daughter’s ear: “See there child, the young woman there represents our country. Can you make out the shape of our Nation? Curvy, pretty, see, see that…”. Young children are impressionable, they of course believe everything they see, clapping enthusiastically… And of course, the character’s name is The Nation.

The Nation sang, The Nation danced, The Nation laughed. The screen in the background were images of pretty gardens with flowers in full blooms, avenues lined with shady trees. The Nation would then sit down by the flower beds, picking flowers, one for her hair and a bunch to hold over her heart. It seemed The Nation was thinking of someone, or thoughtful of a bright future, or perhaps a flighty verse of poetry… Then there was the sound of rising cheerful music, the sound of a warm bright voice of a man singing in praises of The Nation. The audience settled, snapping open packets of condiments, snacking on their roasted salted melon seeds, their hearts lifted as though it was new year’s day. The Nation was at peace. 

In the middle of it, the light changed, the light turned red, blaring. The audience was less inebriated. All eyes were on the stage. What happened?

Invariably in barely moments, The Nation hugged her chest, dropped to her knees. The lights flashed on her for a moment before everything was in complete darkness. It sounded like thunder ripping across the stage. The Nation was flat on the ground, amongst the flower beds. Crawling from the stage wing were thieves all in black, their faces hidden under their bucket hats, surrounded The Nation. The audience screamed: “God, what are they doing to our beloved Nation?”

With their uncut sharp fingernails, they began to grab and clawed at The Nation. One guy grabbed the wide brim traditional hat and chucked it on the floor, then proceeded to step on it. The other thieves ripped at her clothes, her silk pants. They laughed as they clawed at her clothes, their laughter audible through the constant thunderous sound. The Nation’s exposed flesh in the tattered clothes was lit up by the spotlight, as fair as pear blossoms, as red as one’s flesh and blood.

The audience was terrified, torn. The babies were crying and screaming. Their mothers wept. Gosh, poor beautiful Nation, how could something like this happen!

The black shadows in turn held The Nation down, gang raped her. The electricity was all of a sudden cut. The theatre was in pitch black darkness, on the stage as well as down where the audience sat waiting. There were cries for help, swearing, sounds of kicking and punching, crying mixed in with lewd laughter. It was no longer possible to differentiate between the audience and the stage. The maddening chaos. Someone shouted: “What happened to the light!”. “An electricity’s cut!” – someone shouted in reply.

The lights were suddenly on. Everyone’s eyes opened even wider, and looked at each other. The patrons looked at each other as though they’ve met for the first time. On the stage, The Nation after the assault was dragging herself around the stage, leaving a long trail of blood behind her, she was black and blue and was as bruised and bloodied as the apocalyptic sun. The villains stood by, in all corners of the stage, laughed, rowdy and vile in their intent, proud of their detestable achievement.

Their lewdness caused a growing anger in the crowd. Someone shouted: “Get them!”. The strongest and most heated of the group climbed onto the stage. Shouting and screaming as they tried to climb onto the stage. But the depraved animals were prepared, they barricaded the stage by standing neatly side by side at the edge of the podium. Any one who has managed to climb up, were kicked in the head, fell back. But the wave of people climbing on top of each other continued. Someone shouted: “Security guards, where are the security guards!”

The guards came running, some with knives, some with batons, some with guns. Something terrible was about to happen. Angry patrons on the one side and on the other side were a bunch of professional performers, a war, weapons ready.

What happened felt as though it was planned, smoke spilled out from both sides of the stage wings, a red spotlight illuminating the stage swung randomly across the stage. The play was reaching its climax. A bunch of people with lumps and bruises on their heads, bled. The patrons had nothing to defend themselves with, defenseless, frozen. A number of young men kicked their seats, breaking their seats, and armed themselves with the feet of the chairs. Gosh, what was happening?

The protagonist continued to drag herself around the stage, leaving a coil of blood trail behind her, not unlike a war in the middle ages.

Crazy right?

There were blackbirds, beaks extremely sharp, screaming, no knew exactly where they came from at all. Eagerly, they followed the blood trail. Black wings the colour of death drew sickening circles on the victim’s head. In their bloodthirst, they were oblivious of the rowdy crowd down in the auditorium. They poked and tore at the opened wounds, ripping out bits of ruby red flesh. The Nation shrieked in agony.

Not sure when the door was left open but a lot more people showed up. The opportunists picked the pockets of those around them in the chaos, alleviating patrons of their phones. A loud inviting voice broke through the pandemonium: “Fresh sugarcane juice anyone, refreshments, intermission, anyone wants a drink!”.”We also have banh mi, hot bread rolls!”…

The black and blue bruised bodies on the ground were trampled by the hoard in the theatre. The screaming continued. A person managed to steal a baton from one of the guards, randomly assaulting the people around them. A patron managed to reach the victim in the middle of the stage, and had attempted to pick the victim up. As soon as he was bent over he was kicked in the backside, when flying head-on into one side of the stage, and altogether disappeared.

It was hard to keep up. The audience and the performers all looked the same. The stage and life piled on top of one another, crammed in amongst each other, could not be separated. The theatre at the moment, to put it simply, was no different to a merciless soccer field, there, the players can chase and fight each other, the fans were allowed to assault the players, even the referee was not left alone, nor were the security team, ending ultimately with the fans fighting each other! There was no difference between them, you couldn’t tell who was whom…

While the star of the play, The Nation, continued to moan in pain, dragging herself around endlessly in a vicious circle. Overhead, the vultures continued to circle, continued to eagerly drool, transfixed, hypnotised.

[March 2021]

Đất nước bị cưỡng hiếp

Truyện ngắn Nguyễn Văn Thiện

Trong vở kịch của ngày hôm nay, nhân vật chính là một cô gái thắt đáy lưng ong nón thúng quai thao trẻ trung rạng rỡ. Khi cô xuất hiện trên sân khấu, lập tức khán giả ồ lên: “Đẹp quá! Cô gái đẹp quá! Đất nước mình đẹp quá!”.
Cô đi nhẹ như người ta lướt sóng, miệng cười chúm chím như hoa sắp nở. Ở dưới, khán giả vỗ tay tán thưởng. Một người mẹ nói vào tai con gái: “Con thấy không, cô gái ấy là hiện thân của đất nước mình đó. Thấy dáng đứng của Đất nước chưa? Cong cong, xinh xắn, đó, đó…”. Các cháu bé, dĩ nhiên là sẽ tin, và vỗ tay phấn khởi… Đương nhiên rồi, nhân vật ấy có tên là Đất nước.

Đất nước hát, Đất nước múa, Đất nước cười. Màn hình phía sau hiện lên những khu vườn đầy hoa, những con đường cây xanh rợp bóng. Rồi đất nước ngồi xuống đưa tay ngắt bông hoa cài lên tóc, ấp vào ngực. Hình như đất nước đang nghĩ đến một ai đó, hoặc nghĩ về một tương lai tươi sáng, hoặc về những vần thơ bay bổng…
Nhạc vui vẻ nổi lên, một giọng ca nam ấm sáng cất lên ngợi ca Đất nước.
Khán giả yên tâm móc hạt dưa ra cắn, lòng lâng lâng sướng vui như tết. Đất nước thanh bình. 

Giữa lúc đó, ánh sáng thay đổi, đèn chuyển sang màu đỏ, lóa mắt. Khán giả thôi không lâng lâng nữa. Tất cả mọi cặp mắt đổ dồn lên sân khấu. Có chuyện gì?

Trong tích tắc, Đất nước ôm lấy ngực, khuỵu xuống. Có những tia chớp vụt chiếu vào Đất nước rồi lại vụt tắt. Những âm thanh kinh động tựa sấm sét. Đất nước nằm xuống, ngay giữa vườn hoa. Từ trong cánh gà chui ra những tên cướp mặc đồ đen, bịt mặt bằng mũ đen, vây lấy Đất nước. Khán giả khóc thét lên: “Trời ơi, chúng nó định làm gì Đất nước thân yêu?”.

Những móng tay sắc nhọn bắt đầu cào cấu. Một tên giật lấy chiếc nón quai thao dẫm bẹp dí. Những tên khác xé áo tứ thân, xé quần lụa lĩnh. Chúng vừa xé vừa cười sằng sặc trong tiếng sấm sét liên hồi. Ánh sáng từ tia chớp chiếu thẳng vào da thịt lõa lồ của Đất nước, trắng như hoa lê, đỏ như máu đào!

Khán giả kinh hoàng, trân trối. Những em bé khóc ré lên. Những bà mẹ nức nở. Ôi, Đất nước xinh đẹp ơi, sao lại thế này!

Những bóng đen đè nạn nhân xuống và thay nhau hãm hiếp. Điện phụt tắt. Rạp tối om, cả trên sân khấu lẫn dưới hàng ghế khán giả. Tiếng kêu cứu, tiếng chửi thề, tiếng đấm đá, tiếng khóc và tiếng cười man dại trộn lẫn vào nhau. Không còn phân biệt được đâu là sân khấu, đâu là khán giả nữa. Điên loạn mất rồi. Tiếng ai đó hét: “Bật đèn lên xem nào!”. “Mất điện!” – có tiếng trả lời.

Đột nhiên, đèn bật sáng. Mọi người mở to mắt nhìn. Khán giả nhìn nhau như mới gặp lần đầu. Trên sân khấu, Đất nước đang lết đi sau trận cưỡng hiếp kinh hoàng, để lại phía sau một vệt máu dài, đỏ bầm như mặt trời ngày tận thế. Những kẻ thủ ác bây giờ đang đứng ở các góc sân khấu, cười hả hê, sảng khoái.

Hình như vở diễn đã kích động người xem, đến mức không thể chịu nổi nữa. Tiếng ai đó hét lên: “Bắt lấy chúng nó!”. Những khán giả khỏe mạnh và nóng tính liều lĩnh trèo lên sân khấu. Họ vừa lao lên vừa hò hét điên loạn. Những kẻ thủ ác mặc áo đen bịt mặt đã lường trước điều này, chúng dàn hàng ngang ngay mé đài. Hễ có người leo lên, là chúng đạp ngã nhào xuống. Sóng người vẫn tràn lên. Có tiếng hét: “Bảo vệ đâu, bảo vệ đâu!”.

Bảo vệ xông ra, đứa cầm dao, đứa cầm gậy, đứa cầm cả súng. Có vẻ như sắp sửa xảy ra một trận chiến không cân sức. Một bên là đám khán giả bị kích động cao độ và bên kia là những diễn viên lành nghề, thiện chiến, vũ khí sẵn sàng.

Hình như đã có sắp đặt trong kịch bản, từ hai bên cánh gà, khói trắng phun ra, đèn đỏ quét liên tục. Màn kịch đến đoạn cao trào nhất. Đã có người bị bươu đầu, chảy máu. Khán giả tay không, lại hoàn toàn bị động, nên lâm vào thế yếu. Một số thanh niên hung hãn đạp phăng thành ghế, lấy chân ghế làm vũ khí. Trời đất ơi, sao lại thế này?

Nhân vật chính vẫn lết từ từ, vòng quanh trên sân khấu, vẽ những đường tròn bê bết máu, không khác gì đấu trường thời trung cổ. 

Ghê chưa?

Những con chim màu đen, mỏ nhọn hoắt, không biết từ đâu bay ra kêu váng. Chúng lần theo vết máu một cách say sưa, hào hứng. Những đôi cánh màu đen chết chóc vẽ những đường tròn khủng khiếp trên đầu nạn nhân. Chúng say máu đến nỗi quên cả biển người đang hăm hở hỗn chiến phía dưới. Chúng dung mỏ mổ vào vết thương, rứt từng thớ thịt đỏ lòm. Đất nước hét lên đau đớn!

Không biết cửa mở từ lúc nào mà xuất hiện thêm rất nhiều người. Có người tranh thủ tình trạng hỗn loạn, thò tay móc túi và trộm điện thoại. Người nào đó lớn tiếng rao: “Nước mía đi, siêu sạch đi, nghỉ tay uống nước đã nào!”. “Bánh mì nè, bánh mì nóng nè!”…

Có những thân thể bị giẫm đạp nát bét. Tiếng hò hét không ngừng. Một người liều lĩnh cướp được cây gậy của bảo vệ, nhảy lên quật túi bụi vào đối phương. Một người khác liều mình nhảy lên chính giữa sân khấu, định cúi xuống ôm nạn nhân lên. Nhưng hắn vừa khom người xuống thì bị ngay một đạp vào mông, ngã cắm đầu vào trong cánh gà rồi biến mất.

Tình hình không thể kiểm soát nổi nữa. Khán giả và diễn viên lẫn lộn, không phân biệt được. Sân khấu và cuộc đời chồng chéo, đan xen, không thể tách rời. Cả nhà hát bây giờ, nói cho bạn dễ hiểu, không khác gì một sân bóng đầy bạo lực, trong đó, cầu thủ rượt đánh nhau, khán giả đánh cầu thủ, đánh luôn cả trọng tài, đánh cả bảo vệ, và cuối cùng là khán giả đánh nhau với khán giả! Không biết phe nào với phe nào…

Trong khi đó, nhân vật chính của vở kịch, Đất nước, vẫn rên rỉ, quằn quại lết đi theo một vòng tròn oan nghiệt. Trên đầu, lũ kền kền diều quạ lượn vòng, hào hứng, say mê.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

those who do not know how to laugh

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

Those who do not know how to laugh 

There is nothing beyond the capacity of being human! I thought confidently, after swallowing three cans of 333 beer. This extremely grovelling lost hope that humanity could also be glorious. Evident in the blind man walking around selling broomsticks in the streets, he doesn’t need to see where he’s going! My eyes are like blaring stadium lights, but after just a few drinks I manage to lunge into a man coming from the opposite direction. I grunted: “Are you blind?”. His eyes wide, angry: “Are you blind?”. I’m scratching my head and burst out laughing as though someone was tickling my armpits. He simply glared, he was as cold as ice: “Drunk after a few 333, forget it!”. I laughed even louder. He snapped: “I told you, laugh all you want. Only fools like you laugh!”. His insult was a little excessive, but I let it go, his eyes were sharp like daggers, flaring fire.

Life is a series of serendipitous events. If not then how could two random blokes bump into each other like that? We’re accidental traveller companions on a boat or train or some kind of journey like that. And surprisingly most of my traveller companions do not know how to laugh. A sense of humour is no different to foreplay, it’s not fun at all without a companion, and there’s no joy in laughing alone.

On a serendipitous boat trip, I was introduced to a bunch of characters, there was a man who introduced himself as Friends Of Kings, an attractive young woman with a twisted leg, her name was Princess Reminiscent, a middle-aged man driving the boat, his name was Professor Of Professors, and about a dozen other nameless people. Their faces were as serious as though their faces were directly lit up by moonlight, I thought they were a row of marble statues straight from the Pyramids in Egypt, or faces of docile faithful slaves from an Eastern era long gone.

I thought to myself, it’s a long trip, the landscape often monotonous, sometimes a little choppy, and they’re this serious, how were they going to survive the entire trip? So I shouted: “The King and a blind man got lost and ended up catching some contagious rash! Haha…”. Immediately Friends Of Kings pulled out his sword, and aimed it at my throat: “How dare you defame the king, do you want to die!”. I argued:” I was just joking, plus, there’s no King here?”. “You tried to defame the King in front of me, Friends Of Kings, how dare you deny it?”.

I was quiet, even though I was annoyed. Perhaps Friends Of Kings is also blind lost and delirious.

I thought: The sword is aimed at my throat, there’s no escaping it? When it comes to death if there was a choice, would you choose to die in the most interesting way or just simply sadly disappear? Interesting should be the better choice! I took off all my clothes and ran around the boat in the moonlight. I lent my voice to a folk classic, adding dramatic gestures: “Princess Reminiscent twisted her ankle running away from the Professor Of Professors because he tried to fondle her breast. A humble farmer with sagging breasts, not even 20 but had already loved 5 burly blokes aah ahh… Friends Of Kings has horns on his head, each time he walks you’re not sure if he’s an ox or a cow…”.

All three of them chased after me, as I ran around and around the boat, the lyrics playfully rolled off my tongue, and I was smiling from ear to ear.

Princess Reminiscent was so angry she was baring her teeth, frothing at the mouth like a pig. One of the Princess’ legs was shorter than the other, and after two rounds around the boat, she tripped and fell. Professor Of Professors right behind did not stop in time, and fell straight on top of her. An unexpected timely comedic event. The Professor’s pants were ripped almost to the groin, a huge commotion, hilarious! Friends Of Kings has since not stopped cursing and his military precision on character assassination of me. I said: “stop going after me, Princess has bled for two days already…”. Immediately Professor Of Professor and Friends Of Kings stopped, covering their faces with both of their hands, as though they didn’t want to see, they were visibly disgusted.

They stopped going after me as they stopped to help each other get up. They proceeded to cry, loudly, audibly! Oh dear god, the poor thing! I tried to add in a panic: “Oh oh sorry, I was just joking!”. Professor Of Professors angry: “Joking, you’re joking, you made me rip my pants, you’re going to have to pay for this!”. I consoled him: “Why don’t you wear my pants for the time being!”. “What are you going to wear?”. “I don’t have to wear pants, it’s hot!”. Princess Reminiscent screamed: “No, you can’t be pantless in front of the King!”. Friends Of Kings dropped to his knees, mumbling: “Long live the king, long live the king!”. I looked around and there was no king to be found. Professor Of Professors announced: “The King is with us at all times, anywhere and everywhere, long live the king!”.

I sneered: “Long live whatever the heck…”.

Friends Of Kings announced solemnly: “We must accept this holy war, we must destroy those who blaspheme against the saints!”. The dozen all so statues shouted in unison: “Holy war!”. I believe: In life, everything ends with death, the difference here is either fast or slow, that is all. I stood in the middle of the boat: “If you all laugh now together, I will surrender, and die immediately without further argument!”.

No one laughed. On this boat, no one smiled. How strange, right? They relished the weightiness, and solemnity, why? Maybe it was a secret they share?

Laughter can diffuse a tense situation, and avoid bloodshed, then why would they refuse to laugh? No one would be so quick to judge other people if they were having fun, right? I’m finding it really hard to understand! Resigned, I said: “Fine, enough jokes,  I don’t want to be around you guys anymore. This is a boat full of ghosts, you guys are embalmed corpses ready for burial!”.

I jumped straight off the boat into the river, I didn’t care if it was dirty and full of leeches or what. I floated face up, drifting alongside the boat. Now, I’m an outsider, abandoned by the world for my placeless humour, and my desire for joy.

With no one to play with, I turned my attention to the fish. They followed me picking at my hair, waving their tails, and snuck into my armpits, circling each leg. The school of fish, compared to the people on the boat, they were more entertaining. I asked the school of fish: “do you guys know why…?”. The fish shook their heads.

On the boat, the embalmed corpses continued to address each other solemnly.

“Have you ever seen a king?”.

“No”.

“Then, how come you’re Friends Of Kings?”.

“My mother named me that”.

“Your mother is of royal blood?”.

“My mother is a rice farmer”.

“A farmer?”.

“Exactly”.

“Me too, my mother is an expert when it comes to ploughing and collecting duckweed to feed the pigs”.

“Then, how come your name is Princess Reminiscent?”.

“My mother said, with a name like that I can hold my head up high when it comes to other people, I was born with this bad leg”. 

Ah, as it turns out. There has never been a king, queen or any kind of important entity travelling with me at all. A bunch of con artists, a bunch of farmers with fancy names trying to deceive other people, so they can have the boat for themselves, and have it their way. They don’t like games, they don’t like laughter, and they prefer to be serious because they’re worried about making mistakes, dropping their hats, their tops, and their slippers. They were worried about me seeing their true face. No wonder Professor Of Professors jumped on top of Princess Reminiscent when she fell and Friends Of Kings used his jacket to cover her up. I screamed: “What a bunch of liars and swindlers, haha…”.

Startled, they turned and looked at me solemnly, calmly and coldly as the boat veered away. All I wanted to say to them was: Your boat has nowhere good to land, because out there, the is nothing but a deep dark hole, but it was too late.

They were already gone.

_____

Những kẻ không thích đùa

Truyện ngắn  Nguyễn Văn Thiện

Không có gì ngoài khả năng của con người! Sau khi uống hết ba lon bia 333, tôi cao hứng nghĩ. Con người rúm ró vô cùng nhưng cũng vĩ đại vô cùng. Bằng chứng là những người mù đi bán chổi tấp nập trên đường phố, họ có thèm nhìn đâu mà vẫn thấy đường đi! Trong khi, mắt tôi như đèn cao áp trong công viên thành phố, thế mà hôm qua đi nhậu về lại đâm sầm vào gã đi bộ ngược chiều. Tôi hỏi: “Mày mù à?”. Gã cũng bặm trợn trừng mắt: “Mày mù à?”. Tôi đưa tay xoa xoa vầng trán u rộng rãi và cười như bị thọc nách. Gã vẫn không cười, gã nói lạnh băng: “Loại mày, uống 333 mà cũng say, tao không chấp!”. Tôi càng cười to hơn. Gã gắt: “Đã bảo tao không biết cười. Cười như trâu hít bẹn!”. Lão chửi hơi ác, nhưng tôi không dám chửi lại, nhìn mắt gã như dao, tôi biết, tôi nhịn.

  Cuộc đời này là tổ hợp một chuỗi tình cờ. Không tình cờ thì làm sao mà hai thằng đi bộ trên vỉa hè lại đâm sầm vào nhau được? Chúng tôi tình cờ đi với nhau trên một chuyến xe hoặc một con tàu hoặc một hành trình đại loại thế. Cũng tình cờ mà tôi biết, hầu hết những người đi cùng tôi không biết đùa và không thích đùa. Đùa, cũng như yêu đương vậy, phải có đối tác mới vui, đùa một mình chán chết…

  Trên chuyến tàu tình cờ ấy, ngoài tôi ra, có một người tên là Bạn Của Vua, một cô gái xinh đẹp nhưng bị trẹo chân, tên là Hoài Niệm Công Chúa, một gã trung niên cầm lái, tên là Thầy Của Thầy, và hơn chục nhân mạng vô danh khác. Mặt họ nghiêm trang đến mức, khi mặt trăng soi vào, tôi tưởng đó là dãy tượng cẩm thạch đâu tận bên các Kim Tự Tháp hiện về, hoặc là gương mặt của dãy bề tôi trung thành tin cẩn túc trực bên giường bệnh của các bạo chúa phương Đông thuở trước chưa xa.

Tôi nghĩ, đường thì xa hun hút, có khi trời yên biển lặng, có khi bão tố phong ba, mặt cứ lạnh băng như đá thế này, làm sao chịu nổi? Tôi hét to: “Vua là một thằng mù lạc đường bị da liễu nhiễm trùng! Ha ha…”. Ngay lập tức Bạn Của Vua tuốt gươm ra kề vào cổ tôi: “Mày dám mạo phạm vua, tội chết!”. Tôi cãi: “Tôi chỉ nói vui thôi, với lại, ở đây có ai tên là Vua đâu?”. “Mày dám đặt điều bôi bác Vua trước mặt tao, Bạn Của Vua, mày còn dám cãi?”.

  Tôi im lặng, nhưng bụng vẫn ấm ức. Có khi Bạn Của Vua cũng là một thằng mù lạc lối nhiễm trùng…

  Tôi nghĩ: Gươm đã kề bên cổ, chạy đâu cho khỏi chết. Nếu phải chết, bạn sẽ chọn cho mình cái chết thật vui hay thật buồn? Đương nhiên rồi, vui vẫn hơn! Tôi cởi quần áo ra chạy vòng quanh trên boong tàu đầy ánh trăng. Tôi hát vọng cổ, tôi múa nghê thường: “Con Hoài Niệm Công Chúa bị trẹo chân vì bị Thầy Của Thầy rượt theo bóp vú. Đó là một cô gái bần nông vú sệ, chưa đủ tuổi 20 mà yêu tới 5 thằng ằng ằng… Còn Bạn Của Vua trên đầu có sừng, mỗi lần bước đi thì không biết là trâu hay nghé…”.

  Cả ba đứa rượt theo, tôi vẫn chạy vòng tròn, có khi lượn chữ “chi” ngoắt ngoéo, miệng cười vui vẻ.

Hoài Niệm Công Chúa tức đến nỗi miệng méo xệch, nước bọt tràn ra hai bên mép như mép lợn lòi. Chân của Công Chúa bị thọt, nên chạy được hai vòng thì vấp ngã. Thầy Của Thầy chạy sát sau, dừng không kịp, ngã đè lên. Một vụ tai nạn khôi hài ngoài dự tính. Quần của thầy bị toạc gần đến háng, lôi thôi củ quả, vui ghê! Bạn Của Vua không ngớt lời nguyền rủa tội khi quân phạm thượng của tôi. Tôi nói: “Đừng đuổi nữa, Công Chúa bị chảy máu hai ngày rồi…”. Lập tức Thầy Của Thầy và Bạn Của Vua dừng lại, hai tay ôm lấy mặt, không dám nhìn, tỏ ý kinh tởm.

  Họ dừng lại, không đuổi nữa, giúp nhau đứng dậy. Rồi họ khóc, khóc rõ to! Trời ơi, nhìn thương quá! Tôi nói lí nhí: “Tôi xin lỗi, tôi chỉ đùa thôi!”. Thầy Của Thầy chửi: “Đùa mả mẹ mày, làm tao rách quần, đền đi!”. Tôi đề nghị: “Thầy lấy quần tôi mặc tạm vậy!”. “Thế mày mặc bằng gì?”. “Tôi cởi truồng cũng được, trời đang nóng!”. Hoài Niệm Công Chúa hét to: “Không được, cởi truồng trước mặt Vua là khi quân!”. Bạn Của Vua quỳ xuống, lẩm nhẩm: “Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế!”. Tôi nhìn quanh vẫn không thấy vua đâu hết. Thầy Của Thầy nói: “Vua ở bên cạnh chúng ta mọi lúc mọi nơi, vua muôn năm!”.

  Tôi nói: “Muôn năm con kẹc í à…”.

Bạn Của Vua nói: “Phải chấp nhận một cuộc thánh chiến, tiêu diệt kẻ dám phỉ báng thánh nhân!”. Mấy chục nhân mạng đồng thanh hô to: “Thánh chiến!”.
Tôi nghĩ: Cuộc đời, cuối cùng sẽ kết thúc bằng cái chết mà thôi, vấn đề là nhanh hay chậm. Tôi đứng giữa boong tàu nói: “Nếu tất cả các ngươi cười lên một phát, tôi xin đầu hàng, xin chết ngay miễn bàn!”.

  Không ai cười hết. Trên chuyến tàu này, không có nụ cười nào hết. Quái gở nhỉ? Họ thích trang nghiêm, trầm trọng để làm gì nhỉ? Phải có một bí mật nào đó mà tôi chưa biết?

  Nếu cười lên một tiếng mà tránh được can qua, tránh được đổ máu, tại sao họ lại không cười? Tại sao họ lại hung hăng kết tội người khác chỉ vì họ muốn đùa cợt vui vẻ? Khó hiểu quá! Tôi nói: “Thôi, đùa vậy đủ rồi, tôi không thèm đi chung với các ngươi nữa. Con tàu này là một con tàu ma, các người là những xác ướp chưa chôn!”.

  Tôi nhảy ùm xuống sông, mặc cho nước trôi cá rỉa đỉa leo. Tôi nằm ngửa, trôi song song cạnh con tàu. Bây giờ, tôi là kẻ ngoài lề, kẻ bị thế nhân ruồng bỏ chỉ vì tội ham vui không đúng lúc đúng nơi.

  Không có ai chơi cùng, tôi đùa với lũ cá. Chúng bơi theo rỉa lông, xôn xao quẫy đuôi, cù vào nách, lách qua háng. Lũ cá này, so với lũ người kia, vui tính hơn nhiều.  Tôi hỏi lũ cá: “Tụi bây có biết vì sao…?”. Lũ cá lắc đầu.

Trên tàu, những xác ướp vẫn chuyện trò một cách nghiêm trang.

  “Ông thấy vua bao giờ chưa?”.

  “Chưa”.

  “Sao tên của ông lại là Bạn Của Vua?”.

  “Mẹ tôi đặt thế”.

  “Mẹ ông là quý tộc?”.

  “Mẹ tôi làm nghề trồng lúa nước ven sông”.

  “Nông dân à?”.

  “Chính xác”.

  “Tôi cũng vậy, mẹ tôi biết cày bừa và vớt bèo nuôi lợn”.

  “Vậy sao tên của ngươi là Hoài Niệm Công Chúa?”.

  “Mẹ tôi nói, đặt tên như vậy để tôi mở mày mở mặt với thiên hạ, chân tôi bị tật bẩm sinh”.

A, thì ra là thế. Không hề có vua chúa hoàng hậu với thầy bà gì ở đây hết. Một bọn lừa đảo, một bọn nông dân chính hiệu mượn tên mượn áo để lòe bịp, để giành lấy con tàu và lái đi theo ý chúng. Chúng không dám đùa, ghét cười cợt, thích trang nghiêm vì sợ vấp té, sợ rơi áo rơi mũ, tuột giày. Chúng sợ tôi nhìn thấy gương mặt thật. Hèn gì khi Công Chúa ngã xuống thì Thầy Của Thầy ngã nhào lên và Bạn Của Vua thì lấy áo che. Tôi hét lớn: “Bọn lừa đảo không biết cười, lêu lêu…”.

Chúng giật mình, ngoảnh lại nhìn, sau đó thì vẫn trang nghiêm, điềm tĩnh, lạnh lùng lái con tàu đi mất. Tôi chỉ muốn nói với chúng rằng: Con tàu ấy, sẽ không có một bến bờ tốt đẹp, vì phía trước là vực thẳm, sâu hun hút, nhưng mà không kịp nữa. 

Chúng đã đi rồi.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

A bunch of Lunatics

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

A bunch of Lunatics

There are contagious illnesses, like madness for instance. It may begin with the smallest of annoyance. He stood up suddenly from his seat, pulled his pants down and started to scratch himself. The curious neighbours watched, annoyed by the inconvenience of having to witness such a sight, it worried them. It didn’t take them long before they began to openly laugh at him. The contagious laughter grew louder and louder, heheh, haha, they were almost choking with laughter. A bunch of people began to chase after him. The streams of piss zig zagging across the footpath. The entire neighbourhood followed each other, snaking through the streets and alleyways. They were all out of their minds…

What happened, of course, was reported to the authorities, and of course, whoever was involved were admitted into a mental institute for treatment. But, nearly most of the patients didn’t want to be treated in such a peaceful, mundane manner. They prefer a more cheerful place than the hospital. They found ways to climb the fence or break the locks to their rooms. The whole process of chasing and capturing these patients was tedious and time consuming. So after a few days, there was hardly anyone left in the mental facility. The patients were running freely in the street. They skipped along clapping, singing one happy tune after the other. The craziest of the lot, after he was sick of singing, came up with a brilliant idea. He shouted: “Come, come on! Quick! Line up! Turn around!”. “What! Why?”. “Go home, get your knives, your machetes, your saw, or whatever, we must get ready to welcome our statesmen, our leaders, the politicians!” …

It was not long before the whole city was turned into an arena, the festivity spread across the city in full drive to “clean up the city”. A noisy clamouring of chainsaws, and broken branches. The craziest of them shouting orders like: “Quick, faster, the pollies are coming!”. The lunatics chopped down the trees along the boulevard like madmen. It was a mess, it was crazy!

After a couple of days, the city was a warzone. Lunatics they may be, they’re human, they tire, so you would find them resting and sleeping on piles of leaves, some sat there reciting poetry and or belting out folk songs. Not one of them had a piece of clothing on.

At home, these mad women would serve dinner to their husband, children, neighbour, naked, letting all their bits hang out loosely and freely for each other to see, without an ounce of shame or embarrassment. There was no order or social etiquette. They would cover themselves up with random leaves as it was in the prehistoric era. Some turned large fronds into funnels to use as loudspeakers, howling like monkeys through them, in the middle of the street, in full hot daylight.

The doctors were ordered to capture all the patients and return them to the hospital. But it was no use. The patients oblivious to the situation ended up pulling the doctors along with them, the doctors holding hands with their patients singing and dancing in a circle in the middle of the street. Not long after that they would also take off their clothes, pick up pickaxes, chop down the trees like any proper woodcutter.

After chopping down all the trees the leaders were still nowhere in sight. But no one was bothered about it anymore. They had already forgotten their initial plan. Then one of them found a nest in the rubble with a few dead birds. They panicked, screaming at each other, stop, stop everything, there’s been an accident! A solemn memorial was arranged right on top of the crumbling rubble. The most imposing of the crazy lot stood up, with eloquence and due affirmation, recited a verse of remembrance: The red-whiskered bulbuls have given their lives for the sake of the nation. Lips were quivering long before the speech ended. The tears came, pouring. The entire city was in complete silence, respectfully bowing…

The funeral was like fresh fuel for all the lunacy. The leader of the madmen shouted into the loudspeaker: “Look here my brothers and sisters, because of the heroic acts of these feathered warriors, we must continue to work harder than ever before. For our country, for humanity’s enduring peace and prosperity!”. The resounding cheers travelled across the excited crowd. The gathered nudists all followed each other, they headed for the river.

Dear God, they want to fill up the river with soil!

Two madmen running alongside each other, expressed their joy. The first guy said: “I bet you don’t know why we’re trying to fill up the river?”. The second guy replied: “Eh, easy man, we’re filling up the river so we can plant trees!”. “Then why did we chop down the other trees then?”. “Man, you’re stupid, we chop down the trees to commemorate the red-whiskered bulbul birds!”. Then they both chanted: red-whiskered bulbul, red-whiskered bulbul, red-whiskered bulbul. The bloke in front with his pointer and thumb flicked a painful blow at a red-whiskered bulbul perched on the guy behind him, before they both proceeded to head for the river as though they were soldiers prepared to sacrifice their life in battle.

While I was trying to quickly write every I saw down, the lunatics had already finished filling up the river. They returned from the river passing the alley where I lived, swearing, shouting out slogans, the echo of their scream overflowing, covered the entire horizon. I rushed to the front gate to watch. One guy pointed at me and shouted: “We haven’t chopped down the tree on your head!” I shouted back: “There’s nothing there you crazy dumb ass!”. He pulled a couple of guys aside, unreservedly laughed. One of them said: “He’s crazy, he’s got all this clothes on, with a tree on his head like that, what an idiot! Take his clothes off, rip the tree off that idiot’s head!”. They dragged me into the street, one guy pulled at my hair, twisting my neck as he pulled out the tree on my head. The other two pulled at my clothes. When they were done, they pulled faces, made fun of me as they ran off. I chased after them, but they were faster, they were way ahead of me, slapping their pantsless butt swinging their lewd bits, jeering, cackling.

I also ran, sang and laughed.

I thought as I laughed and sang, no one knows who I am anyway!

So that was how it all came to be, we all ran, we all sang, and laughed together, slapping out butts now and then, naked, idiots.

A bunch of lunatics.

[August 2021]

Lũ người điên

Truyện ngắn của Nguyễn Văn Thiện

  Có những căn bệnh rất dễ lây lan, như bệnh điên chẳng hạn. Lúc đầu, chỉ là cảm giác bứt rứt khó chịu từ một người. Hắn đang ngồi, tự dưng đứng phắt dậy, tuột quần ra gãi. Miệng cười méo mó, đái một vòng tròn quanh sân, rồi bắt đầu bước ra đường. Hàng xóm nhìn theo, tò mò, e ngại, lo lắng. Sau đó thì họ cười. Tiếng cười lây lan và mạnh dần, hi hi, hô hố, rồi sằng sặc. Cuối cùng, một số người đứng dậy, chạy theo hắn. Những vệt nước đái vẽ ngoằn ngoèo trên mặt đường. Cả xóm rồng rắn kéo nhau đi. Điên hết rồi…

  Sự việc, đương nhiên sẽ đến tai chính quyền, và cũng đương nhiên, các đối tượng sẽ được đưa vào bệnh viện tâm thần chữa trị. Nhưng, hầu hết những người điên đều không thích được điều trị theo một phương pháp nhẹ nhàng đến nhàm chán. Họ thích chỗ ồn ã tươi vui hơn là bệnh viện. Họ tìm cách trèo bờ rào hoặc bẻ khóa ra ngoài. Việc đuổi bắt rất phức tạp. Vậy nên, sau mấy ngày, bệnh viện lại vắng hoe. Bệnh nhân lại chạy đầy đường. Họ vừa đi vừa vỗ tay hát bài gì đó vui đáo để. Gã điên nhất sau khi hát mỏi mồm bèn nảy ra sáng kiến mới toanh. Gã hét to: “Sắp hàng nhanh! Đằng sau quay!”. “Làm gì?”. “Về nhà lấy dao, ai có dao dùng dao, ai có rựa dùng rựa, ai có cưa dùng cưa, dọn dẹp thành phố để đón lãnh đạo về thăm!”…

Cả thành phố bỗng dưng trở thành công trường, nháo nhác vì chiến dịch “dọn dẹp thành phố”. Tiếng cưa rầm rầm, tiếng cành gãy răng rắc. Gã điên nhất vẫn luôn mồm quát: “Nhanh lên, lãnh đạo sắp về thăm!”. Những gã điên chặt cây như điên. Ghê thật!

  Chỉ sau mấy ngày, thành phố không khác gì một bãi chiến trường. Lũ điên cũng có khi mệt, vậy nên, chúng nằm dài ra trên đám cành lá lộn xộn làm thơ và hát quan họ. Không đứa nào còn một manh quần manh áo..

  Từ trong những ngôi nhà, những mụ điên cởi truồng mang cơm nước ra cho chồng, cho con, cho hàng xóm, tồng ngồng, thỗn thện. Chả còn ra thể thống gì nữa. Họ còn bày đặt bẻ lá cây che quanh mình làm như đang ở thời kỳ nguyên thủy. Có đứa lấy lá cây bàng cuốn thành loa đưa lên mồm hú như vượn hú giữa trưa nắng chang chang.

  Các bác sĩ được lệnh xông ra bắt bệnh nhân quay về. Nhưng không ăn thua. Họ bị bệnh nhân quây lấy ngay giữa phố rồi nắm tay lại dắt chạy vòng quanh rồi hát hò. Một lúc sau thì các bác sĩ vui tính cũng cởi hết quần áo nhảy múa và vồ lấy rìu chặt cây như những gã tiều phu thứ thiệt. 

Chặt xong cây rồi mà lãnh đạo vẫn chưa thấy đến thăm. Nhưng không ai thắc mắc về điều này cả. Hình như họ quên mất lý do chính đáng ban đầu rồi. Một gã tìm thấy trong đống đổ nát một tổ chim có mấy con chim chết. Thế là chúng hò hét nhau, dừng tay, dừng tay, có tai nạn nghiêm trọng! Một lễ truy điệu nghiêm trang được tổ chức ngay trên mặt bằng bề bộn đổ nát. Gã điên vạm vỡ nhất đứng lên đọc diễn văn truy điệu, hùng hồn khẳng định rằng: Những chú chim chào mào đã hy sinh tính mạng vì lợi ích quốc gia. Bao nhiêu cái miệng cùng méo xệch sau khi bài diễn văn kết thúc. Bao nhiêu dòng nước mắt cùng nhỏ xuống một lúc. Cả thành phố lặng đi, kính cẩn nghiêng mình…

Sau lễ tang bất ngờ ấy, lũ người điên càng bị kích động tợn. Gã điên nhất hét vào loa: “Hỡi quần chúng anh minh, vì những chiến sĩ chim vừa hi sinh oanh liệt ban nãy, chúng ta phải tiếp tục hành động. Vì đất nước, vì hòa bình của toàn nhân loại!”. Tiếng hò reo vang dội hưởng ứng. Cả đoàn người trần truồng kéo ra phía bờ sông. 

  Trời ơi, chúng nó đi lấp sông!

  Hai gã điên vừa chạy cạnh nhau vừa vui vẻ trò chuyện. Một gã nói: “Tao đố mày, ta lấp sông để làm gì?”. Gã kia đáp: “Trời ơi, hỏi dễ quá, lấp sông để trồng cây!”. “Thế ta vừa chặt cây để làm gì?”. “Mày hỏi ngu thế, chặt cây để truy điệu chim chào mào!”. Rồi cả hai cùng cười và hát vang: chim chào mào, chim chào mào, chim chào mào. Thằng chạy trước thò tay ra búng một phát vào chim chào mào thằng chạy sau rồi cả hai lao xuống sông như những cảm tử quân xông trận.

Khi tôi đang viết những dòng này thì bọn người điên đã lấp xong sông. Chúng kéo về qua ngõ nhà tôi, hò hét, văng tục và hô khẩu hiệu vang trời. Tôi chạy ra trước cổng dòm. Một gã chỉ tay vào tôi nói: “Trên đầu mày có cái cây chưa chặt kìa!”. Tôi nói: “Không có đâu, đồ điên!”. Gã kéo thêm mấy thằng khác đứng lại, nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Một đứa nói: “Cái lão điên này, mặc quần áo như thật, trồng cây trên đầu như thật, ghét thế! Lột quần, nhổ cây của nó đi chúng mày!”. Thế là bọn chúng vật tôi ra đường, vò tóc, bẻ cổ tôi để nhổ cái cây trên đầu. Hai thằng khác lột hết quần áo tôi. Xong xuôi, chúng nó chạy, vừa chạy vừa lêu lêu. Tôi đuổi theo, nhưng chúng chạy nhanh hơn, chúng chạy trước, tuột quần ra vỗ vỗ ra chiều trêu ngươi thích thú.

Chúng vừa chạy vừa hát vừa cười.

Tôi nghĩ, có khi mình cũng phải cười và hát, có ai biết mình là ai đâu!

Thế là chúng tôi vừa chạy vừa cười vừa hát, thỉnh thoảng lại vỗ vỗ vào mông, trần truồng, ngớ ngẩn.

Như một lũ người điên.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

The letter “T” in the word “Time”

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

The letter “T” in the word “Time”

If time was a woman, then that woman must be extremely fickle and a player. When we want time to pass by anxiously faster, she prances around in her camisole; when we want time to pause for a second to catch our breath, rest, to absorb the sharpness and or nothing at all she seems to be in a rush tripping over her own feet. If we were to be a benevolent god, by default, time might be an older man, composed in his pace, steadily moving forward, contrary to humanity’s rush or calm. 

If time has a scent, it would be fragrant, often sweet. The fragile threads gently tug from morning to noon, day to night, the week of moonlight to a new season, generally changing a note in its scent. If you don’t believe me, try dangling your feet on a cliffside during the fall, close your eyes and stick out your tongue. Time will graze the tip of your tongue, dreamy-like the breeze, a long kiss, scented with the woodland. Indeed, there would be times when it’s mouldy with waiting, and as the sun sets as the moon rises, it’s salty and bitter with deceit. So what, if time possesses a scent, a frame, eyes and or limbs.

This afternoon, on a familiar path up an unplanned mountain or river, I caught a shirtless boy walking with the sunlight on his back, his dark tan skin was very familiar but the sparkle in his bright eyes were strangely unfamiliar. It made me wonder whether maybe his eyes were the eyes of time, restless, chasmic; distant, full of wistful dreams. I waved at him as though he was a friend, but once those eyes of time met the ancient eyes facing him, quickly he turned away, as though they were strangers, he continued on the spine of the mountain in the fading light. Time’s gaze was breaking, crumbling, covering the entire setting horizon.

If you’re happy, full of joy, affection will be time, it will play with you, embrace you. But if you’re sad or in despair, immediately she turns on you, she’s cold and distant, sometimes thug-like. You will get slaps on the face till you’re dizzy or she would be ripping at your hair while your face’s on the pavement. That’s time, if it has arms and legs. It was never colourless, unscented, desiccated, without a form as physicists have made you believe. Time is the manifestation of weak souls and human impulses amidst this big wide uncertain world.

You may ask yourself whether time is your kindest companion? In all separations and tragedy, we blame time, yet when it comes to our scars, we ask time to mend it? This morning, I asked Nietzche, hey, scholarly philosopher, if time is a fragrant piece of cake would you eat it, right here, right now? Nietzche, as usual, laughed with disdain, as he agitated a puddle on the side of the road. Carefully I would study it, in the muddy pool, reflections of drifting clouds, horses, vehicles, living, guns, knives, bullets, and her, most endearing! But suddenly, it would all fall apart, changed, no longer ever whole again.

It seems writing has not been excellent for the brain cells, affecting all the other major organs. Let me tell you, dear, talking to myself like a lonely madman in folklore: “Hey, so you live to acknowledge time or are you actually the victim, that time chews on and swallows, plays with like a tiger about to eat its prey?”. The brown little boy with bright eyes has moved on; the lonely elderly philosopher has cruelly stirred up and destroyed the reflection of the crumbling pieces of time. As for me, I’m still delving day and night into the desolate tales of Chư Mang.

The moonlight in pieces, pouring sunlight storms spitting, lips unknown and distant, the world’s a blur. Time losing its sweetness, now scented with bitterness, like seawater in the most glorious century of our people. I sat spelling out my name T-Thờ – i– ê- n – iên – nặng. My namesake has a body, a pair of legs, a pair of arms, ascending a period, laden in every step, no? My name and her name – Time, begins with the same letter, varied but accented!

Have you ever caught such a laden time in your hands? Time could be incredibly heavy. Nights in a flurry of gale and rain, I’m alone kicking in my bed, twisting and turning, arms and legs numb, burning, listening to the storm. That is time, and the longer I lay here, counting her withdrawing footsteps, the larger time becomes, as though the world is on top of me. 

Lucky, the fragile letters, they are full of life, dancing passionately as though ever tainted by time. I’m here spelling out the words with them like a teacher naturally absorbed in a classroom teaching. So, again children: T – i –me…

Time.

[October 2020]

_____

Chữ “Th” trong chữ “Thời gian”

Truyện ngắn Nguyễn Văn Thiện

  Nếu thời gian là một cô gái thì cô gái ấy phải cực kỳ đỏng đảnh và trắc nết. Khi ta cần thời gian trôi mau thì nàng ấy thướt tha xiêm áo lượn vòng sốt ruột, khi ta muốn dừng lại một chút để thở, để nghỉ ngơi, để cảm nhận vẻ đẹp của cõi người sắc sắc không không thì nàng lại ra vẻ vội vàng cuống quýt chân nọ đá chân kia. Nếu ta là thượng đế hiền minh, ta sẽ mặc định, thời gian là một cụ già, điềm tĩnh bước đi, không nhanh, không chậm, mặc cho phàm trần vội vã hoặc khoan thai.

Nếu thời gian có mùi có vị thì chắc chắn thời gian rất thơm tho, đôi khi ngọt ngào. Những sợi tơ mong manh kéo nhẹ từ sáng qua chiều từ ngày qua đêm từ tuần trăng này sang mùa khác, thỉnh thoảng lại tỏa hương. Không tin bạn hãy ngồi im bên vách núi mùa thu tĩnh lặng, nhắm mắt lại và lè lưỡi ra xem. Thời gian sẽ đi qua đầu lưỡi, mơ hồ như cơn gió thoảng, như nụ hôn xa, thơm mùi thảo mộc. Cũng có khi tháng ngày ẩm mốc đợi chờ, mặt trời lặn rồi mặt trăng lên mặn chát dối gian. Biết làm sao được, khi thời gian cũng có mùi vị, có dáng hình, có cả đôi mắt hoặc chân tay.

Chiều nay, trên con đường quen thuộc núi nọ sông kia, mình bắt gặp một chú bé con cởi trần đi ngược nắng, làn da nâu quen thuộc nhưng đôi mắt sáng rực, long lanh lạ thường. Mình băn khoăn, không biết đó có phải là con mắt của thời gian không, sao mà bồn chồn, mà thăm thẳm xa mờ khát vọng. Mình đưa tay vẫy vẫy, như vẫy người thân, nhưng đôi mắt thời gian ấy, sau khi bắt gặp ánh mặt trời già nua chiếu ngược, đã vội vàng ngoảnh đi, ra vẻ chẳng hề quen, rồi tiếp tục di chuyển bên sườn đồi nhạt nắng. Những tia mắt gãy vụn ra phủ rợp trời chiều.

Nếu bạn đang vui, đang hạnh phúc, thời gian sẽ vuốt ve mơn trớn bạn, trước mặt bạn sẽ là một vũ điệu đáng yêu. Nhưng nếu bạn đang buồn đang thất vọng hoặc nhục nhã ê chề, thì ngay lập tức nàng ấy sẽ trở mặt, hành xử lạnh lùng, có khi hơi côn đồ nữa là khác. Bạn sẽ nhận được những cái tát nảy đom đóm mắt hoặc những cái giật tóc lệch đầu sấp mặt. Thời gian đấy, nếu thời gian cũng có tay chân. Nó không hề vô sắc vô hương vô thủy vô chung như các nhà vật lý khẳng định. Thời gian, chẳng qua là sự hóa thân của hồn người yếu đuối và manh động giữa cõi trần ai bất trắc rộng dài.

  Bạn đã bao giờ tự hỏi, thời gian có phải là người bạn đồng hành tốt bụng nhất hay không? Khi tất cả những chia lìa đổ vỡ, ta đổ thừa cho thời gian, rồi những vết thương, cũng nhờ thời gian khâu vá? Sáng nay, ta hỏi Nietzsche, này, triết gia thông thái, nếu thời gian là một miếng bánh thơm tho, liệu người có ăn nó không, ngay ở đây, lúc này? Nietzsche, như thường lệ, vẫn cười khinh khỉnh, đưa tay khuấy vũng nước bên đường. Ta tò mò ghé mắt nhìn, trong vũng nước ấy, có bóng mây trời, có ngựa xe cơm áo, có súng đạn gươm đao, và có hình bóng một người, thương lắm! Rồi đột nhiên, tất cả vỡ tan, thay hình đổi dạng, không tài nào nguyên vẹn nữa.

Có vẻ như công việc viết lách đã có tác động không hay đến tế bào não bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến các giác quan. Mình nói cho mình nghe, lẩn thẩn như gã khùng cô độc trong cổ tích: “Này, vậy thì mi sống đây để cảm nhận thời gian hay mi chính là miếng mồi để thời gian nhai và nuốt hoặc vuốt ve như con hổ sắp vồ mồi?”. Chú bé mắt sáng da nâu đã bước đi với con mắt thời gian rực sáng, gã triết gia cô độc đã nhẫn tâm khuấy nát tấm gương thời gian vỡ vụn. Ta thì vẫn chưa thôi lẩn thẩn đêm nọ ngày kia với câu chuyện bất tận của xứ Chư Mang hoang vắng.

Bóng trăng vỡ vụn, nắng đổ mưa chan, đôi môi xa ngái, không gian mịt mờ. Thời gian có mùi vị ngọt ngào bây giờ bỗng nhiên đổi ra vị đắng cay, như nước biển của thế kỷ rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc. Ta ngồi đánh vần tên của chính mình Thờ – i– ê- n – iên – nặng. Vậy tên ta có tấm thân này, có đôi chân này, bàn tay này, đi trên khoảng thời gian nặng trĩu, phải không? Tên ta và tên nàng ấy – Thời gian, bắt đầu bằng cùng một chữ cái, chỉ khác dấu thanh thôi!

Bạn đã khi nào hứng một vốc thời gian trĩu nặng trên tay chưa? Thời gian có sức nặng khủng khiếp. Có những buổi đêm mưa gió nhạt nhòa, ta trăn trở mãi trên chiếu giường đơn độc, nghiêng bên này chân tay tê buốt, nghiêng bên kia nghe lệch bão giông. Thời gian đấy, và càng nằm đếm bước đi của nàng, ta càng thấy nặng, tưởng cả thế giới xô nghiêng đè xuống thân mình.

  Cũng may cho những con chữ yếu mềm, chúng tràn đầy sức sống, nhảy múa hào hứng say mê như chưa hề bị thời gian nhuộm kín. Ta ngồi đánh vần với chúng, như thầy giáo say mê tận tụy với nghề trong lớp học hồn nhiên. Nào, bắt đầu nhé: Thờ – ơ –i- ơi…huyền… 

  Thời gian.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

dementia

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

 DEMENTIA

You wake up one day, with a broken mind. You read about such things but never believed it. You’re full of doubts, you know after every cloud there’s another, and each gust of wind swallows the other. When you discover that you no longer know our place, because you found after forty years in the same skin covering the same meat and bone, vaguely that, when the mind is gone, you are gone!

Momentarily, a thunder of dragons is raiding your mind like a string of wild horses, with absolutely no image of a past. A hurtful past, you could barely remember, could such sadness leave no mark?

You saw yourself walking on snow in a Cossack. The mead had turned cold, but a flame ignited within you? In revenge, you cut your stomach open, exposing all that gut-wrenching longing and heartbreak. But now, senile, no way of determining the reason for such vile, vicious intent. You’re just a joke with some need to open your stomach, like a samurai, what for, and for what!

When the mind is gone, your shadow is long and stretched out.

When the mind is gone, it is directionless.

When the mind is gone, the four corners of your world is a thick grey fog.

Time on the side of a dark alley, awaiting spring is like a foggy reflection in your eyes.

When the mind is broken, your recall is exiled, the images of your memory frozen, square, confused, like those (1)coffins in a row waiting in protest for a fight to move. From inside them, crawled a hardened solid sound. You recognised it, a familiar song, exceedingly unbending like the copper arrow from (2) u Lạc; a nation embittered in sufferance.

Have you heard of such, or seen?

When the mind is broken, you don’t have friends. On this earthly maze, left are writhing lonely souls crying out for restitution. The statues by the side of the road abandon their solemn faces, standing there laughing as though possessed. A row of busy footsteps creeps up from behind unbeknownst, whom.

Who wants to reclaim their land, who wants to reclaim their sea, who wants to reclaim their peace, who wants to reclaim their choice to live?

You don’t know.

You’re like a quiet puddle by the road, reflecting the shadows of clouds, the wind, birds flying in the sky. But, without eddies nor waves, even with the passing wind!

You’re not alone. There’s an entire generation, forgotten or not, frivolous, oblivious. An age of living a life skin deep, knowing not your place amongst the pits and potholes. Do you know why? Who’s to blame? Perhaps you already know, acknowledged, that evil. But now you don’t seem to recall. The row of rushing degenerates beneath your feet, a busy horde of crows at an open grave, fighting to talk, eat, shred and tear at dead flesh. Do you know who they are? You couldn’t recall either. It’s an inhabitable age when worms and maggots want to grasp the idea of becoming human.

Now, silently from the hollow of your eyes, your nose, your ears arise a mass of thousand threads of root fibres, like the roots of a banyan tree by the riverside in your village. Each time spring is around the corner, the roots twist and turn penetrating, causing pain. You sat listening to the ox tapping their hooves chewing over and over again age-old blood-soaked memories. You can’t remember which Lunar New Year it was, you can’t remember turning how old, that night so cold when we harangued each other into going to the festival. Now since the mind broke, you can certainly vaguely smell the tiết canh (3) like a verse in a song you heard at the side of the road in passing. Going but nowhere to go, coming but nowhere to go to, in the hollows of your eyes your ears the roots continue to grow thick twisting turning ancient, the body of the words disintegrated in pieces fell. You cried, hey self! 

Everyone wants an anchor of love to endure a hazy one hundred years. The mind has frozen shut, and your soul is like a graveyard full of tombstones, so you quietly wait for self to step forward, then together hand in hand you can leave this maze called life.

I reside here self waiting for me here yeah! 

October 2018

(1) Empty coffins were bought and placed at the front of homes in protest, due to lack of compensation from authorities for land taken.

(2) U Lạc was a Vietnamese state from 257 BCE to 179 BCE/AD, northernmost of Vietnam. Ruled over by An Dương Vương after King Hùng Vương was defeated. Ref: Wikipedia. 

(3) Tiết canh: a delicacy made of freshly congealed duck blood garnished with duck’s liver, heart etc. and herbs.

Trí não suy tàn

Một sáng nào thức dậy, ta thấy hình như trí nhớ lụi tàn. Ta từng đọc ở đâu đó về căn bệnh này nhưng chưa bao giờ tin nó có thật. Ta vốn nhiều hoài nghi, mà mây thì hết lớp này đến lớp nọ trôi qua, mà gió thì hết lớp này đến lớp nọ tràn qua. Khi ta không còn định vị được mình đang ở đâu, vì lẽ gì lại tồn tại thịt xương đến bốn mươi năm trần thế thì ta lờ mờ nhận thấy, khi trí nhớ lụi tàn, ta thực sự chênh vênh!

Bây giờ, hàng đàn hàng lũ rồng rắn kéo qua trong đầu ta như xe ngựa đèn cù, mà tuyệt nhiên không có hình ảnh nào của thời quá khứ. Quá khứ buồn đau, ta chỉ mang máng thế, nhưng không lẽ đau buồn cũng kéo nhau đi ra khỏi vùng kí ức mà không để lại dấu vết hay sao?

Ta thấy mình đội mũ lông cáo trắng tinh bước đi trên tuyết. Thảo nguyên mùa này đã trở lạnh, mà sao mình không còn thắp lửa trong tim? Ta từng thèm mổ bụng moi gan ai đó để trả thù những năm tháng đau thương chất chồng nhung nhớ. Nhưng bây giờ, khi trí nhớ lụi tàn, ta không còn xác định được nguyên nhân vì sao ta lại có ý tưởng điên rồ độc ác đến vậy. Giờ ta chỉ muốn mổ bụng moi gan mình, như một hiệp sĩ phương Đông trông chết cười ngạo nghễ, để làm gì, không biết!

Khi trí nhớ lụi tàn, hình bóng mình xa lắm.

Khi trí nhớ lụi tàn, ta không biết sẽ đi đâu.

Khi trí nhớ lụi tàn, bốn phía đều mênh mông sương trắng.

Thời gian dừng lại bên đường, giương cặp mắt hành khất mù lòa đón đợi mùa xuân…

Khi trí nhớ suy tàn, trí não lưu vong, mọi khái niệm hình ảnh đều bất ngờ đông cứng lại, vuông vức, ngồn ngộn, như những cỗ quan tài xếp hàng chờ cưỡng chế di quan. Từ trong đó, những âm thanh đặc cứng bò ra, thẳng hàng thẳng lối. Ta nhận ra, đó là một câu hát rất quen, thẳng tăm tắp như mũi tên đồng Âu Lạc: Dân tộc này đã quá nhiều đắng cay…

Mình có nghe thấy không, mình có nhìn thấy không?

Khi trí não suy tàn, ta không còn có ai bè bạn nữa. Trên mê lộ trần gian, chỉ thấy vất vưởng những oan hồn quằn quại khóc than đòi trả nợ. Những pho tượng bên đường bỏ quên gương mặt nghiêm trang vốn có, đứng cười nhăn nhở như trúng bùa phép. Nghe văng vẳng sau lưng tiếng bước chân rầm rập mà không biết là đi đâu, không biết là bước chân ai.

Ai mà đi đòi đất đai, ai mà đi đòi biển cả, ai đang đòi yên ả, ai đang đòi áo cơm?

Ta không biết.

Ta bây giờ như vũng nước bên đường, soi bóng gió mây soi bóng chim trời nhưng tuyệt nhiên không hề gợn sóng, kể cả khi giông gió cuốn ngang qua!

Mà không phải riêng mình ta đâu, cả một thế hệ giống ta, quên quên nhớ nhớ, lãng đãng ma hời. Cả một thế hệ áo cơm bện chặt hình người, không định vị được mình đang ở đâu giữa vũng lầy quằn quại. Mình biết vì sao không? Mình biết tại ai không? Hình như ta từng nhận thấy, ta từng biết, ai là kẻ thủ ác. Nhưng bây giờ thì ta không còn nhớ nữa. Những gương mặt già nua đểu cáng xếp hàng chạy dưới chân ta, chen chúc như lũ quạ ngày mở cửa mả, vừa giành ăn giành nói giành cắn xé lẫn nhau. Mình biết họ là ai không? Ta cũng không nhớ nữa. Thời đại hoang vu sâu bọ học làm người.

Bây giờ, trong hốc mắt hốc mũi hốc tai ta có muôn ngàn chiếc rễ đang len lỏi bò qua, như rễ cây đa đầu bến nước nơi quê mình. Những chùm rễ xỏ xiên giáo điều thường làm cho ta đau đớn mỗi khi mùa xuân về ngoài ngõ. Ta ngồi nghe bầy trâu gõ móng liên hồi và nhai lại những khái niệm cũ mèm máu me bê bết. Không còn nhớ là tết năm nào, không còn nhớ ngày ta lên mấy, rét căm căm xô nhau chạy xem chợ tết. Bây giờ khi trí não suy tàn, lại nghe thoang thoảng mùi vị tiết canh trong câu hát bên đường. Đi mà không biết đi đâu, về mà không biết về đâu, trong hốc mắt hốc tai vẫn rễ cọc rễ chùm xỏ xiên cổ thụ, những xác chữ vỡ vụn rơi xuống lả tả. Ta gọi, mình ơi!

Ai cũng cần một tình yêu để tồn tại qua khoảng đất trời trăm năm mờ mịt. Trí não đóng băng rồi, tâm hồn ta như một nghĩa trang bừng bừng mộ chí, đành phải ngồi im để chờ mình bước đến, chìa bàn tay dắt ta ra khỏi mê lộ trần ai.

Ta ngồi ta đây mình chờ ta nhé!


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Wild stallion

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm 

Wild stallion

I drew a stallion and set it free in the mountains. Before leaving, the stallion turned and reminded me one last time before it left: If you hear neighing from the West remember…! I whipped his butt, rearing back on its hind legs, it was off in a single gallop. On the mountain was a ladder, and on top of the ladder was the moon. The moon was like a mirror made from gold. Looking at the moon, I saw a reflection of the stallion, munching on grass, it was relaxed. The horse’s eyes were full of melancholy being all alone, without company. I’m sure of it. I wanted to draw a white mare to keep the stallion company but changed my mind: What if solitude is the ideal disposition for a stallion. With this thought, I slept peacefully through the winter. Upon my awake from the long sleep, the golden moon was still there on top of the silver ladder, but my friend the stallion was no longer there. In the mirror, remained were the reflections of a pair of sad eyes. Even now, every day, I would try to listen for the stallion’s long neigh.

When there is finally movement in the mead, a hint of spring in the air, our insides feel like it’s on fire. Completely lost of substance, I was an adamant red bouncy ball flying, I was set for the road, and I was ready to go and look for my friend. I shouted for the stallion amongst the endless tithonia and endless reeds: Mate, where are you!

In the middle of the afternoon one day, the silver-grey reeds held onto me asking: Who’s this friend of yours, what does he look like, do you want us to help you find him? I drew a sad pair of eyes inside the palm of my hand and said: My friend has been lost in the mead for a long time now. The reed laughed and released me so that I may be on my way. The streams sang a song filled with encouragement, the clouds rolled enthusiastically as they cheered me on, and I would then continue on my way.

The thousand years old ancient trees one night holding onto me asked: Who is your friend, would you like us to help you look? I drew a golden moon and the silver ladder inside the palm of my hand and said… The ancient trees laughed shaking their head, and let go of my arm so I may leave. Again I was on the road, the mead stretching out endlessly.

Until one day, I stopped by a stream. I can’t remember its name, but the water was clear with lots of bright white pebbles. I settled myself on a boulder and waited. The streamy was idyllic like a young woman running through a field of wildflowers. Joking, I asked: Has the lady seen the gentleman…? The lady shyly smiled. At that very same moment, I saw a lady’s hand, I mean no, my friend’s hand: The wild stallion. Those eyes, you couldn’t mistake it, were in a daze, staring at the mead, never once closing them. I opened my palm, and the eye on my palm was overjoyed, and greeted me. The two eyes moved towards each other, and my friend appeared rearing on his hind legs. The stream teasing, broke out in crisp laughter and bounced away, it was too suddenly lost in the middle of the endless mead.

I chased after them, losing my voice and shouting. My voice carried away by the wild wind, disappeared into the vast wilderness. I had found the other pair of eyes, they were so close, but just like that, they were gone! My heart felt as though it was in someone’s tight fist, with all my might collected what strength I could muster, I chased after them. My arms grew wings as my legs shrivelled up to nothing, I took to the sky flying. My pupils were shrinking, shiny like the eyes of an eagle, gliding across the sky, making one round circle of the area, I tried to search carefully for my friend. Exhausted trying to fight the maddening turbulence in the wind, I rested on the top rung of the silver ladder. The rain turned up without notice, erasing any remaining scents of where it might be. Cold and tired, I had no strength left to call out. An eagle on the ladder nodding off, I was sad and overwhelmed with dejection. Not sure from which village the sound of a gong resounding earnestly. When will I be able to find you, my friend?

Suddenly from within the mountainous wind and rain, I could hear the long neighing. The rain stopped, and the wind eased. The moon awkwardly appeared from behind the bumpy row of mountains, and from it poured brilliant cold rays of light. The mead was as clear as day—the childish river this morning, now an unhappy soulless thread of light. At the top rung of the ladder looking down, I could make out an uncountable number of eyes drifting. The eyes were like leaves, like stars, like wild drifting reeds, floating, comfortable in a river of light at my feet. Falling over, I chased after them salvaging an eye at a time. Where were the sad eyes of the stallion? Where were the heart-drenching eyes of the eagle? Where were the single-lid eyes of autumn I met once along the way searching for my friend? I skimmed the entire area as the light slowly picked up each pair of eyes then I would replace them with another, but couldn’t find my eyes, nor my friend’s eyes, hey wild stallion!

In the overwhelming hopelessness, I let myself fall into the river. The water cold like tiny daggers, like light, dragged us away with the current. Drifting, sometimes above sometimes below the current, passing not sure how many mountains and valleys, fields of wild grass. The eyes were sailing alongside me, in cut-off conversations without a beginning nor an end. There were verses of poetry crumbling on the lips of a reader, someone’s eyes mumbling. The trees looked rough but were full of fragrant perfumes, other eyes followed, and so on and so on. Another pair of eyes riddled with crow’s feet popped up to the water’s surface, in all seriousness: How many people were now lost, still unable to find their way back in time for spring! A crinkling pair of emerald eyes were laughing: In the end, we were all on the same path, in the same direction. Just like that, it went on and on, endlessly. Up high in the sky, the moon continued to shine, a kind of fuzzy blinding light. Kicking, I came to the surface. On both sides of the stream, there was the sound of human feet. They were also moving along, sometimes with deliberation, in a hurry, but sometimes slowly with caution. Now and then someone would stick their hand in the river to search for their eyes.

In the sizeable endless crowd, I saw a glimpse of myself, my friend, the wild stallion, and my family, no one with eyes on their head, always walking onward in a long line, towards the other side of the mountain. The pathway on both sides was overwhelmed with the scent of tithonia.

It was spring.

[October 2020]

Ngựa hoang 

Truyện ngắn Nguyễn Văn Thiện

Tôi vẽ một con ngựa và thả cho nó lên núi chơi. Trước khi đi, ngựa quay lại dặn tôi: Khi nào nghe tiếng hí từ trên ngọn núi phía tây thì bạn…! Tôi quất roi vào mông, ngựa ta lồng lên, phi thẳng. Trên núi có một chiếc thang, trên chiếc thang có một vầng trăng. Vầng trăng như chiếc gương bằng vàng. Tôi nhìn vào gương, thấy bạn mình đang thong thả gặm cỏ. Mắt ngựa rất buồn vì trên ấy không có bạn. Chắc chắn thế rồi. Tôi muốn vẽ thêm một nàng ngựa trắng để cho nó lên núi chơi nhưng rồi lại nghĩ: Biết đâu, cô đơn lại là trạng thái tốt nhất đối với loài ngựa. Tôi bình thản ngủ một giấc thật dài cho đến cuối mùa đông. Thức giấc, tôi vẫn thấy vầng trăng bằng vàng trên chiếc thang bằng bạc, nhưng bạn tôi đã không còn trên ấy nữa. Trong chiếc gương, chỉ còn lại một con mắt buồn chưa khép lại. Bây giờ thì ngày nào tôi cũng lắng tai để nghe một tiếng hí dài, lắng tai nghe mãi.

Khi thảo nguyên trở mình cựa quậy, trời đất sắp sửa sang xuân, ruột gan như có ai đốt lửa. Hoàn toàn mất trọng lượng, tôi trở thành một quả bóng bay màu đỏ lặng lẽ lên đường đi tìm bạn. Tôi gọi giữa mênh mông dã quỳ, mênh mông lau lách: Bạn ơi, bạn đang ở đâu!

Có những buổi trưa lau lách bạc đầu níu tôi lại hỏi: Bạn của bạn là ai, hình dáng thế nào để chúng tôi tìm giúp? Tôi vẽ lên bàn tay một con mắt buồn không khép và nói: Bạn tôi lạc giữa thảo nguyên từ lâu lắm. Lau lách lắc đầu cười và buông tay để tôi đi tiếp. Suối hát một bài hát vui vẻ động viên, mây lượn một vũ điệu vui vẻ động viên, và tôi lại lên đường.

Có những đêm rừng cổ thụ ngàn năm níu tôi lại hỏi: Bạn của bạn là ai để chúng tôi tìm giúp? Tôi vẽ lên bàn tay một vầng trăng bằng vàng trên một chiếc thang bằng bạc và nói… Cổ thụ cười lắc đầu cười và buông tay để tôi đi tiếp. Tôi lại lên đường, thảo nguyên mênh mông.

Cho đến một hôm, tôi dừng chân bên suối. Dòng suối ấy tên gì không biết nhưng nước rất trong và rất nhiều đá cuội, trắng phau. Tôi ngồi bên một tảng đá và chờ đợi. Suối mơ màng như một thiếu nữ dạo chơi giữa bạt ngàn hoa dại. Tôi hỏi đùa: Thiếu nữ có thấy một chàng trai…? Thiếu nữ mỉm cười thẹn thùng. Đúng lúc đó, tôi thấy trong tay cô gái, à không, dưới lòng suối, trên lớp đá cuội trắng phau một con mắt còn lại của tôi, à không, của bạn tôi: Ngựa hoang. Đôi mắt ấy, không thể lẫn vào đâu được, đang mải mê nhìn thảo nguyên, chưa bao giờ khép lại. Tôi xòe bàn tay ra, con mắt giữa lòng bàn tay nhấp nháy vui mừng. Hai con mắt xích lại gần nhau, và bạn tôi hiện ra, tung vó. Suối cất lên một tràng cười lanh lảnh đầy giễu cợt và chảy đi xa hút giữa mênh mông.

Tôi đuổi theo, khản giọng gọi. Tiếng gọi bị gió thổi bạt đi, chìm giữa mông lung đại ngàn. Tôi đã tìm được con mắt còn lại, đã ở rất gần, thế mà! Tim như có ai bót chặt, tôi lồng lên, chạy đuổi theo. Tay tôi mọc cánh, chân co rút lại, tôi bay lên. Đồng tử thu nhỏ lại, long lanh như mắt chim ưng, tôi lượn vòng trên bầu trời hoang vu, tìm bạn. Mỏi mệt trong điên loạn gió ngàn, tôi hạ cánh nghỉ ngơi trên chiếc thang bằng bạc. Và cơn mưa đổ xuống rất nhanh, xóa hết mọi dấu vết. Lạnh, và mỏi mệt. Tôi không còn đủ sức cất tiếng gọi nữa. Con chim ưng đậu trên thang, đầu cúi xuống, buồn bã. Tiếng cồng chiêng không biết từ buôn làng xa xôi nào đã cất lên thao thiết. Biết đến bao giờ tìm được, bạn của tôi?

Đột nhiên, trong gió núi mưa ngàn, tôi nghe thấy một tiếng hí dài. Rồi mưa tạnh, gió ngừng. Vầng trăng từ từ nhô lên sau dãy núi lô xô, chiếu những luồng sáng sắc lạnh. Thảo nguyên trông rõ như ban ngày. Dòng suối ban sáng nhí nhảnh reo vui bây giờ lặng lẽ đi như một dòng ánh sáng vô hồn. Từ trên chiếc thang nhìn xuống, tôi nhận ra vô vàn con mắt đang trôi. Những chiếc mắt như lá, như sao, như cỏ dại bồng bềnh, lờ lững, thong thả đi trong dòng ánh sáng dưới chân. Tôi sấp ngửa chạy theo, thò hẳn bàn tay xuống vớt lên từng ánh mắt. Đâu là con mắt buồn không khép của ngựa hoang? Đâu là ánh nhìn chim ưng rút ruột rút gan của tôi? Đâu nữa chiếc mắt lá mùa thu một mí mà tôi từng gặp trên đường đi tìm bạn? Tôi chạy dọc dòng ánh sáng vớt lên rồi thả xuống rồi lại vớt, nhưng không hề nhận ra đâu là con mắt của mình, đâu là mắt của bạn, ngựa hoang ơi!

Thất vọng tràn trề, tôi buông mình xuống suối. Nước lạnh như dao, như ánh sáng cuốn tôi đi. Tôi vừa đi vừa trôi, lúc chìm lúc nổi, qua không biết bao nhiêu là núi non, bao nhiêu là cỏ dại. Những con mắt trôi bên cạnh tôi, chúng nói với nhau những câu chuyện không đầu không cuối. Có những câu thơ vỡ vụn trên môi người đọc, một chiếc mắt thì thầm. Những thân cây xù xì nhưng bên trong chứa trầm thơm ngát, mắt trôi bên cạnh tiếp lời. Một mắt khác nổi hẳn trên mặt nước, khóe rạn nếp chân chim, thâm trầm: Còn có bao nhiêu người đi lạc, chưa tìm thấy lối về trong dịp mùa xuân! Một mắt khác màu xanh ngọc bích nheo cười: Cuối cùng chúng ta cùng đi về một hướng… Cứ thế, câu chuyện nối tiếp nhau, bất tận. Trên trời cao, trăng vẫn sáng, thứ ánh sáng chói lóa, mù lòa. Tôi quẫy mạnh ngoi lên mặt nước. Dọc hai bên bờ suối, có tiếng bước chân người. Họ cũng đang đi, lúc khoan thai, khi vội vàng, khi dò dẫm. Thỉnh thoảng lại có người quờ tay xuống suối tìm đôi mắt của mình. 

Trong đoàn người vô tận ấy, tôi thoáng thấy tôi, và cả bạn tôi, ngựa hoang, và những người thân của tôi nữa, không có mắt trên trán, vẫn bước đi theo một hàng dài, đi về bên kia núi. Hai bên đường, dã quỳ tỏa hương ngan ngát.

Mùa xuân. 


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

necropolis

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh
Published on Gobblers & Masticadores

 NECROPOLIS 

Separated by a small path, a park suddenly popped up next to a Necropolis of zombies. The best architects were hired to take care of the new development. Innumerable exotic flora and fruit trees were bought. Including ancient trees from various forests and jungles, and precious rock boulders from exotic places. The flowers bloomed with rippling streams and birds singing. The playground was glorious, it was a beautiful poem!

On the other side of the path, a few steps away were the quivering writhing zombies living in decay. The existing dead followed each other in ankle-deep mud. Fully covered, they exchange words through shemaghs. Their bony arms flapped in the eerie cold wind. A stark contrast to the playground full of joy. An orchestra complete with all kinds of instruments played unending symphonies. The smell of incense danced with the fragrance of jasmine and ripe fruits, effusing sweetly throughout the day and night.

A playground was for the dead, and Necropolis was for zombies.

All along the dividing path were guards patrolling year-round — guns aimed at the dead zone. From the cemetery, now and then a few zombies might catch smells of incense, and the seeping fragrance would overwhelm them with madness, the zombies ram themselves into the line of guards. Of course, no zombie could ever escape the scum! Gleaming knives welcomed them; they only needed to advance a bit for the blade to cut through barely any flesh, before they hit bone. Their bodies were immediately cleared, and thrown back into the cemetery as though it was nothing. It was just another day to the guard.

There were daily funeral processions at the park of the dead. Just yesterday, a burial went ahead. The deceased was a butcher, he was slaughtered by another butcher. So people say, the body was no longer whole, severed in pieces due to profoundly ingrained resentment. Along the whole funeral procession, they were throwing flowers and white confetti like a snowstorm. The burial of the butcher was a result of another butcher’s slaughter, indeed beside his friends and family, both sides were in attendance. They lowered their eyes or turned away; they didn’t meet each other’s gaze. Hands on their belts were carving knives ready for a fight. Incense infused the length of the road. The hoard of zombies over in the graveyard relished excitedly, the renewed inhalations of the smoke and perfume, filling their starved lungs. Their deep hollow dark eyes were dazed with fresh dreams of a paper-thin cover of spring.

All at once, a total of four burials took place that particular day — four people in the same family, from an unknown cause. Despite how good we are to each other, death is inevitable. Four graves amalgamate into one, four times the opulence. Flags were flying like butterflies in the middle of spring, and people lend their voices to anthems as they sent the dead to their final resting place. The zombies came out to ogle, drooled, sniff, soaked up the smoke and incense: famine and the cold desiccated their bodies, they were the definition of savagery. Day after day the road widened; the guards also grew in power, their artillery cold, their shiny blades glaring.  There was no way to pass the divide, the zombies wallowed and wept taking turns spitting.

As you already know, spit is the last weapon of defense when there was nothing left. When the sky was overwhelmed with more doom and darkness, the zombies viciously rose; hence, the volume of the split overflowed, like a river! No matter how much brutality was shown by the guards; slaughter didn’t stop the spitting. A million pools of spit propelled skyward, no different from any torrential downpour. The spitting storms continued to overwhelm the park.

So much money was vested in erecting opulence, now facing risks of bankruptcy. The shimmering coffins covered in blooms were now drenched in excrement. So they built a tall brick wall to separate the playground from the graveyard. They also commissioned a vast army of professional cleaners to clean the tombs and gardens. The workers were covered from head to toe in protective gear, vigilantly working into the night. They were scrubbing in the sun, in the rain, in the prolonged cold nights. The Park of the dead was the epitome of a graveyard. Its original poetic beauty was now in a layer of noxious zombie saliva was devastating. The saliva formed dripping trails, oozed, the tombstones rotted, and the green grass and the white flowers fell into decay. The rats from the necropolis drawn to the smell scrambled over the top of each other, scratched, and gnawed at the freshly buried flesh, and bones, and the stench had spread to tens of thousands of miles outside the boundary of the once opulent cemetery.

[January 2019]

_____

Trong thành phố vừa mọc lên một Công viên người chết bên cạnh Nghĩa trang xác sống. Nghĩa trang và công viên ngăn cách nhau bằng một con đường nhỏ. Những kiến trúc sư giỏi nhất trong thiên hạ được triệu về xây dựng công viên. Vô vàn cây xanh hoa lạ trái quý trong thiên hạ được đem về trồng tỉa, đắp điếm. Cả những cổ thụ rừng sâu, cả những tảng đá quý nơi núi xa đều được chuyển tới. Hoa nở và chim hót và nước chảy róc rách. Công viên đẹp như một bài thơ!

Bên kia con đường là nghĩa trang. Nơi những xác sống vật vờ tựa bóng ma hời xuôi ngược. Chỉ vài bước chân mà cảnh vật trái ngược, điêu tàn, bụi bặm. Lũ xác sống dắt díu nhau đi trên những con đường bùn ngập ống chân. Họ chào hỏi nhau bằng lời nói phát ra sau tầm màn khẩu trang che kín hết mặt. Bàn tay gầy vẫy nhau trong gió rét điêu linh…

Phía bên nghĩa trang thê lương bao nhiêu thì ngược lại, phía bên công viên lại nhộn nhịp trù phú bấy nhiêu. Những dàn nhạc với đủ các loại nhạc cụ và nhạc công diêm dúa ngày đêm hòa tấu không ngừng nghỉ. Mùi hương trầm lẫn với mùi hoa ngọc lan và mùi trái chín, lan tỏa ngọt ngào suốt ngày đêm…

Xin được nhắc lại lần nữa: Công viên dành cho người chết, còn Nghĩa trang dành cho xác sống!

Suốt dọc con đường ngăn cách hai bên, đội canh gác túc trực bốn mùa không nghỉ. Họ đứng quay lưng về phía Công viên và chĩa súng tuốt lưỡi lê về phía bãi tha ma. Từ bên nghĩa địa, thỉnh thoảng có những xác sống bị tà ma hiển nhập, ngửi thấy mùi nhang trầm và hương hoa thơm ngát phía bên kia đường, bèn nổi cơn khùng điên lao qua giới tuyến hòng thoát thân khỏi bầu khí quyển bụi bặm, đến với thế giới minh hồ lồng lộng. Dĩ nhiên là không bóng ma nào thoát được! Lưỡi lê sáng quắc đang chờ, chỉ cần họ lao tới là cắm phập vào xương cốt, xuyên thấu tận lưng, giãy đành đạch bên đường. Xác sau đó được dọn sạch, đổ về bên phía nghĩa địa, như chưa hề có cuộc tẩu thoát nào vừa mới xảy ra.

Công viên người chết hầu như ngày nào cũng diễn ra tang lễ rình rang. Mới hôm qua, một đám ma to vừa được cử hành. Người chết là một gã đồ tể bị một gã đồ tể khác làm thịt. Nghe người đời kể lại, xác không còn nguyên vẹn, thậm chí bị băm ra nhiều khúc vì ân oán quá thâm sâu. Suốt con đường di quan, hoa và giấy bạc vứt trắng trời như mưa tuyết. Đám tang của một gã đồ tể bị một gã đồ tể phanh thây, dĩ nhiên là ngoài người thân thích họ hàng, sẽ còn rất nhiều tay chân của cả hai phe tham dự. Họ cúi mặt hoặc ngẩng mặt đi trong đoàn người đưa đám, tay vẫn lăm lăm giữ lấy thắt lưng, nơi có con dao mổ cất sẵn. Hương trầm thơm ngát suốt quãng đường dài. Lũ xác sống bên phía bãi tha ma hít hà khói hương đầy những lồng ngực lép. Những hố mắt sâu đen thăm thẳm ngẩn ngơ trông vời mơ áo giấy mùa xuân…

Ngày hôm nay cùng một lúc đưa đám bốn người. Bốn người trong một gia đình, chết chưa rõ nguyên nhân. Dù sao, nghĩa tử là nghĩa tận. Bốn đám tang nhập lại thành một đám tang to gấp bốn lần. Cờ phướn rợp trời như bướm lượn sang xuân, nhạc véo von tiễn các vong về nơi an nghỉ. Bọn xác sống ở phía bên kia đường lại ra đứng hóng, hít hà khói nhang, thổn thức thèm thuồng. Đói và rét làm cho những bộ hài cốt gầy xọm đi, trông thảm hại vô cùng. Con đường ngăn cách ngày càng được mở rộng ra, đội canh gác cũng được tăng cường nhiều hơn, súng ống lạnh lùng, lưỡi lê sáng quắc. Không còn cách nào để bước qua ranh giới ấy, lũ xác sống đứng bên này than khóc và thi nhau nhổ nước bọt qua phía bên kia. Bạn biết rồi đấy, nước bọt là vũ khí cuối cùng của những ai không còn vũ khí. Khi bị bầu khí quyển u ám tối đen vây bủa, lũ xác sống trở nên hung dữ, vậy nên, lượng nước bọt nhỏ về phía bên kia ngày càng nhiều, tương đương một dòng sông! Bọn lính canh dù hung hãn và tàn ác đến đâu cũng không thể giết hết bầy xác sống đông đúc bầy đàn ô hợp, càng không thể ngăn hàng triệu bãi nước bọt bắn lên trời, không khác những trận mưa. Dòng sông nước bọt vẫn mỗi đêm mỗi ngày chảy qua phía công viên…

Bao nhiêu tiền của được bỏ ra để xây đắp nên Công viên lộng lẫy, bây giờ, đang đứng trước nguy cơ phá sản. Những cỗ quan tài bằng pha lê nằm giữa những khóm hoa khoe sắc bây giờ được tẩm ướp thêm một lớp nước bọt nhầy nhụa. Người ta dựng thêm một bức tường cao dày dọc con đường để ngăn cách Công iên với bãi tha ma. Nhưng làm sao mà ngăn được nước bọt nhổ ra từ mồm của những bóng ma? Người ta cử nguyên một đội quân đông đảo đến hàng vạn người, chuyên làm công việc dọn dẹp lau chùi mộ địa. Họ mặc đồ bảo hộ bịt kín, cặm cụi làm việc bất kể ngày đêm. Và rồi, nhìn từ xa, Công viên bây giờ lại tràn ngập những hình nhân cắm cúi đi lại lau chùi trong nắng, trong mưa, trong cả những đêm dài giá lạnh. Bây giờ thì, Công Viên Người Chết ấy lại nhìn hao hao giống bãi tha ma, thậm chí, tệ hơn, vì những bài trí đẹp đẽ nên thơ ấy lại bị phủ một lớp dày nước bọt tanh tưởi. Nước bọt chảy thành dòng, phá lở những nấm mồ cỏ xanh hoa trắng, làm lở loét những cỗ quan tài, để rồi bầy chuột từ bên phía bãi tha ma tràn qua đục khoét, moi thịt, gặm xương, mùi hôi tanh lan rộng ra hàng vạn dặm…


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Empty

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

Empty

We’re consuming words at empty parties with empty plates. After wiping our mouths with bare napkins licking our lips as though we’re satisfied. They stripped us of everything, including the fish at the bottom of the sea. Saying it aloud, who would believe it; we’re being denied even our dreams at night, when it is the most beautiful, at their height. This afternoon, on an empty stomach without a cloud, void of even familiar birds in the sky. At the foot of the horizon, the sea void of waves, not a single sail, not even a hint, to evoke a sense of loneliness, what a loss! You and I, victims of a conspired appropriation, like someone with an addiction to gambling, awoken after a useless night, found ourselves with nothing. 

Back and forth the useless trips shipping empty coconut shells. There in the hollows of our eyes, the recesses of our ears, our nostrils, no evidence of any storm, existing inspiration worth mentioning. It seems even the heartless pathways have swallowed whole seas of people without a brain or a heart. I came to look for you in the middle of the country one bright, scorching morning. You smiled awkwardly, pointing at a screen, I’m composing a piece of literature! An uninhabited poem. We went for a stroll on the beach, on the dunes, guns propped up pointing out to sea, with a careful look, they were empty of bullets. Scattered sea vessels on the dunes on their last breaths, baring their stinky empty bellies, waiting for their burial.

I’m describing an empty world, perhaps you do not want to believe me, but I did see it with my eyes. I’m standing at the edge of the Pacific Ocean, at my feet, the empty waves are tirelessly rushing ashore. High in the sky, by chance, the arrival of a moon, like an old friend meeting for the first time, the clear soulless face of the moon looked down at the water. The moon saw me, even so far away, but now my abdomen is vacant of its entrails, in my chest, sections of my legs were not hollow or filled.

Arrived the distant waves, constant like an embittered destiny, silvery hair! I asked, hey, out there in the ocean, is it really empty, is this true? An old fisherman docking, pulling his basket vessel up the beach, brusquely snapped incoherently in an indigenous dialect of the Nẫu, quickly passed a sack of fish to his wife, before heading back out on his basket vessel. I was determined to follow but waving his arm pushing me away shouting: I’ll be home tomorrow! I stopped, his wife’s eyes were distant, empty of the foaming waves, were coloured with the moonlight, there, and not there at all, they were spine tinklingly eerie.

I realised, tonight on the beach, our sleep will be empty, inviting not one worthy dream. The salvage shell washes up the coast will tell me tonight about the daily empty lives of the corals at the bottom of the sea, where a ton of poison swept through it, they spoke about the dead crustaceans and fishes at the bottom of the sea, dead but their eyes were wide open, empty, see-through to their skull. Dinner, in truth, what we ate was unrecallable, maybe just empty plates. Still carefully, I dapped my lips like an esteemed food connoisseur, an influencer in the middle of a devout crowd. Or has my mouth turned into a well, deep like the water well of Mỵ Châu from long long ago?

Death was sinking into the dark void of injustice, for reasons unclear. Hence, the tears rolling down the face of the wives sending their loved ones away were shimmering in emptiness beneath the glaring equatorial sunlight. Everything has been taken, ripped out, guts and all, hence left is an impossible fearful vacuum. People continued to make love, burdening each other through the hollow bottomless emptiness, with eyes dazed like familiar spirits in the pitch-black darkness. If the light filters through; you could quickly possibly go blind. Try reading the nation’s book of history in sunlight and see, the letters will disappear. The remains will be nothing but blank white pages: An entire hundred years under the French, a thousand years under the Chinese, and a million years as apes in a Stoney bronze age.

Whatever the status quo, anywhere you look, there is nothing. It has nothing to do with intolerance, or actual skepticism, in fact, maybe you or I, have run out entirely of faith in this life. No more is the virtuous new world, stuffed with deceitful ethical principles. The face of dishonesty presents itself immediately as the epitome of emptiness, so it’s easier for you to understand like this huge sky is swarmed with hateful screaming black ravens, and once they’re gone, leaving behind them will be a frightful slaughter, an apocalypse in some thrilling sci-fi.

The entire world is empty.

_____

Trống không

Truyện ngắn Nguyễn Văn Thiện

Chúng ta đang ăn những bữa tiệc trống không bằng những bát đĩa trống không. Sau đó thì trịnh trọng lau miệng bằng những tờ giấy trống không chép chép miệng ra vẻ no nê. Chúng ta đã bị tước đoạt không còn một thứ gì, kể cả đàn cá dưới đáy đại dương. Nói, bạn có thể không tin, đến cả giấc mơ êm đềm mỗi đêm của tôi cũng bị ai đó tước đoạt, ngay ở lúc đẹp đẽ nhất, cao trào nhất. Chiều nay, một buổi chiều bụng rỗng không mây, trống không cả những đường bay cánh chim quen thuộc. Phía xa tít tắp chân trời, biển cả mênh mông trống không sóng vỗ, không hề có một cánh buồm nào, dù chỉ một chút thôi, để gợi nỗi cô đơn, mất mát!
Bạn và tôi, những nạn nhân của âm mưu chiếm đoạt, như một kẻ nghiện bài bạc hay cá độ, tỉnh dậy sau một đêm trống không, bỗng thấy mình tay trắng.

Những chuyến xe trống rỗng đi ngược về xuôi chở những chiếc sọ dừa trống rỗng. Nhìn từ bên hốc mắt sang hốc tai xuống hốc mũi cũng không hề thấy dấu vết của hoài bão hay lý tưởng nào đáng kể đã từng tồn tại. Hình như con đường trống rỗng đã nhẫn tâm nuốt luôn cả biển người không não không tim. Tôi tìm thăm bạn vào một buổi sáng miền trung nắng nôi cháy khét. Bạn ngượng nghịu cười, chỉ vào màn hình trước mặt nói, mình đang sáng tác văn chương! Trời ơi, cả màn hình trống rỗng như khói sương bao phủ, không hề có dòng chữ nào! Bài thơ trống rỗng. Chúng tôi dắt nhau đi dọc biển, trên những cồn cát, có những khẩu súng nghiêm trang chĩa ra khơi xa, nhưng nhìn kỹ, nòng súng toang hoác không hề có đạn. Những con thuyền chuồi lên bờ cát nằm hấp hối, ngửa những cái bụng trống không hôi hám, chờ đến lúc đem chôn.

Tôi đang kể về một thế giới rỗng không, có thể bạn không tin, nhưng rõ ràng là tôi vừa nhìn thấy. Tôi đang đứng ngay mép nước Thái Bình Dương, dưới chân, những con sóng rỗng không mệt mỏi xô bờ. Trên cao, trăng tình cờ ghé đến, như một cố nhân chưa hề gặp mặt, giương ánh mắt trong suốt vô hồn nhìn xuống đại dương. Trăng có nhìn thấy tôi, dù là ở rất xa, nhưng tôi bây giờ ruột gan trống rỗng, trong ngực một khoảng chân không hun hút, không thể lấp đầy.

Sóng ở xa về, miệt mài như định mệnh đắng cay, đầu bạc trắng! Tôi hỏi, này, ngoài khơi kia, trống trải lắm phải không? Một lão ngư vừa kịp cập thúng vào bờ, nói với tôi câu gì đó nằng nặng thổ âm xứ Nẫu nghe không rõ, rồi tất tả trao cho vợ giỏ cá, rồi quẫy thúng đi. Tôi cả quyết đòi đi nhưng bác xua tay hét lớn: Mai mới dzìa! Tôi đứng lại, ánh mắt người vợ dõi xa xăm, trống trải màu hoa sóng, nhuộm đầy ánh trăng, như có, như không, ma quái đến rợn người.

Tôi biết, đêm nay bên bờ cát, giấc ngủ cũng sẽ trống không, không rủ về giấc mơ nào đáng kể. Chiếc vỏ ốc lượm bên chân sóng, đêm nay sẽ kể cho tôi nghe về sự trống trải của rặng san hô đáy biển, nơi hàng tấn chất độc vừa tràn qua, về xác tôm xác cá dưới đáy đại dương, chết rồi mà mắt vẫn mở trừng trừng, rỗng không, nhìn thấu sọ. Bữa cơm hồi chiều, thú thực đến giờ mình không còn nhớ đã ăn những gì, hình như là bát đĩa rỗng không. Tôi vẫn cẩn thận lấy giấy lau miệng như một thực khách quý tộc kiểu cách làm sang chỗ đông người… Hay là miệng tôi đã hóa thành một cái giếng, sâu hun hút như giếng nước Mỵ Châu từ thuở nảo thuở nào?

Có những cái chết rỗng không oan khuất và chìm nghỉm vào hư vô đen tối, không rõ nguyên nhân. Vì thế, giọt nước mắt sáng nay tôi thấy lăn trên má người đưa tiễn, cũng long lanh trống rỗng dưới ánh mặt trời nhiệt đới chói chang. Tất cả mọi thứ đã bị đánh cắp, đánh tráo, bị moi lấy ruột gan, trở nên trống rỗng một cách đáng sợ. Thậm chí người ta còn mải miết làm tình làm tội nhau bằng con đường hun hút không đáy, mịt mù như mắt linh miêu trong đêm tối bịt bùng. Ánh sáng, nếu vượt ngưỡng, mắt bạn cũng dễ bị mù lòa, không tin, ngay bây giờ bạn thử mở quyển sách lịch sử của dân tộc ra dưới nắng xem sao, chữ nghĩa sẽ biến mất, còn lại giấy trắng tinh khôi, cả trăm năm giặc Tây, ngàn năm gặc Tàu, triệu năm vượn người, đồ đồng đồ đá.

Đứng ở vị trí nào, nhìn vào đâu cũng chỉ thấy rỗng không. Đó không phải là thái độ cố chấp, hoài nghi hiện thực, mà đúng ra, là tôi hoặc bạn, đã cạn kiệt niềm tin vào cuộc sống. Thế giới tinh khiết ban đầu không còn nữa, đã bị nhồi nhét bởi những luân lý giáo điều giả dối gian manh. Và khi dối trá hiện hình, trống rỗng lập tức có mặt, nói cho bạn dễ hiểu, như một bầu trời rộng rãi tràn ngập bầy quạ đen đáng ghét, và khi chúng bay đi rồi, để lại khoảng trống kinh hoàng chết chóc, là ngày tận thế trong phim viễn tưởng.

Trống không, cả thế giới này.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

%d bloggers like this: