WAITING FOR THEM
Entirely obedient, we searched for a grove to hide. They will turn up, today, it was what we believed. I shoved the whole piece of bread into my mouth, swallowed it quickly as I ran after my father. Leading us was my father, like a scuttering old hen. I asked my father: “Who’s coming?”. He replied: “Them!”. I don’t know who they might be, but here, we’re afraid of them. The terrified look in our eyes spoke louder than words. When everyone had already found a place to hide, I, my father and my brothers were just leaving. We were anxious, they shouted nervously: “Quick, hurry up, no one’s that slow!”.
We found a small grove to hide in in the end. It was a beautiful autumn morning. Through the canopy, the sky looked as though it was painted with vivid blue ink. A spotty green grasshopper perched between the leaves in front of my face, on its head were these tiny quivering antennas. My little brothers, one on each side of me, both were too scared to even breathe. Only the spotty grasshopper had no fear, it looked as though it was singing. I asked my father quietly: “Father, where are they?”.
They didn’t show up, for the entire day no one came. The air was as silent as death. The leaves began to quiver with the renewed chatter. A few heads could be seen popping in and out from between the dense shrubs. Someone said: “Maybe they’re not coming!”. I could hear someone chewing so loudly it caused my stomach to rumble, but I was too scared to complain to my father. A bird mid-flight plopped a pile of its excrement on the canopy. The white shit incidentally painted a human face on a leaf. The face had toothless grinning, a ridiculously pale face plastered on a fresh green leaf that shimmered in the afternoon light. In a passing breeze, the image shifted visibly, an expression of complete seriousness replaced the jovial face.
Night fell on the feral unknowing tree groves, a cover for a bunch of people. The night was gradually cooler, but we were all too afraid to light a fire, we were afraid the fire would attract them. In pitch-black darkness, with my hands feeling the ground around me, I tried searching for my father and brothers, but they were gone. Where did they go and when, I didn’t know, but I was still too scared to crawl out from the shrubs even though I was starving. Suddenly, my nose was so itchy as though some insect had managed to crawl up my nostrils, I sneezed continuously. Next thing I knew someone grabbed my arm and shoved something in my hand. My father whispered: “Eat this, for that grumbling tummy of yours!”. Not even knowing what it was I shoved it straight into my mouth, chewing audibly. It could have been a raw piece of potato, guava or fig. A bit sweet, sappy, and I chewed and swallowed it eagerly. Chewing, breathlessly I asked my father: “Where are my little brothers?”. My father replied softly, his words choking in his throat: “They’ve moved to a nearby shrub”.
I’m asleep amongst the shrubs, woke up amongst the shrubs, just like that, day after day. Now and then my father would manage to salvage something edible, with a gulp of water, that was how I survived to this day. They were yet to arrive. In the surrounding shrubs, it was much the same, people ate, slept and got on with their lives amongst the shrubs. One day, then two days, we all got used to it. I came up with the idea of digging a deep hole so we can all pee and relieve ourselves as needed, then fill it up, cover it with leaves.
A couple of times I would wake up in the middle of the night, but this time I found a stranger next to me. “Can I stay with you” – the stranger quietly pleaded – “there’s no other shrub left!”. I asked: “Where are you from?”. “From the village” – the stranger replied, a little less shy. It was a girl, her voice clear, kind and sweet. Naturally, as a reflex action I would have stood up straight away, but after so many days either laying down or on my knees, my feet were like jelly, all wobbly. I could not rise further than my knees, my arms raised in front of me, not sure why. The young woman grabbed my hands, her hands were soft, gently she pulled me down. “Sit” – she said quietly – “they’re nearly here!”. The scent of the young woman overwhelmed my tiny familiar grove of trees. My fears were somewhat suddenly lighter. Perhaps they will come. The four hands held onto each other, locked tighter onto each other. We stared into each other’s eyes for a moment, as though it was something preordained, two pairs of teardrops rolled slowly down the two pairs of cheeks, two pairs of tears shattered on two pairs of youthful knees. We grabbed hold of each other, groaning through the deep darkness beneath the canopy.
I don’t know what my father gets up to, but after a few days he would turn up. Father announced, I still need to feed your little brothers. I asked my father, how are my brothers? My father answered as a matter of fact, they’re okay! Then he would again crawl his way through the shrubs and left. Out of nowhere, my companion announced: “Let’s get married!”. Gosh, why would anyone want to be married in the trees? Why would anyone want a union in such a cramped dark gloomy place? What if they turned up all of a sudden, what would happen to our children? So what if they did, we’ll take it as it comes, my girlfriend had already made up her mind. Then there we were suddenly, husband and wife, with no ceremony, no gifts or offerings, nor were there any outwardly spoken vows. To us, in each other’s arms in this particular tree grove, we were less afraid, sharing what bit of warmth we had was a gift, it was enough for both of us. We slept with each other like a pair of beggars in a hovel, with no blanket, no mats. The soil embedded in our backs, the shrub shifting next to us. Sometimes I would part the leafy shrubs, to take a look beyond our patch of earth, they were yet in sight!
Then came our first child. His brilliant cries broke the silence beneath the dense canopies of the grove, even the leaves were excited. My wife wiped off the sweat on her brow and looked at the both of us, like sunshine was the smile on her face. I gather the child in my arms, as precious as any newfound treasure. There, all of a sudden, I had a perfect family, inside the tree grove, while they were yet to appear.
The first words our child learned and uttered were to ask: “Where are they?”. I didn’t know how to answer him, so I looked at my wife pleadingly for an answer. My wife would busy herself by quietly combing her hair. Her eyes now and then would swell up. Above our head, the wind played with the clouds, a bird flew by, the leaves rustled, a dotty grasshopper sang, buzzing away as though nothing was amiss. I would lie on my back to watch the sky through the gaps in the trees. Being in fear for so long I’d never taken note of it, but now I could see that the trees looked a lot like them! Hang on, why is that? Or are they using the trees as their disguise? It’s very possible, many have used leaves and trees as their camouflage, not just the one person but entire battalion of soldiers. They use leaves to cover their heads, chests, and their back. Once the enemy was deceived, they win. If this is true, then we’re in a bad situation indeed: We have been completely surrounded! We’re so full of ourselves, that we decided we would stay, comfortable enough to get married, have children, we’re recklessly fearless!
I was suddenly as confused as the very first moment my family ahd stepped into the trees. A gust of wind arrived in due course, twisting the branches, as though it was the arrival of a battalion of soldiers. They have turned up to torture us until we are at the brink of death. But what have we done to deserve such punishment! My father is a hard-working farmer, our lives revolved around potatoes and yam. I said to my wife: “What if we can’t escape!”. My wife was so frightened, she didn’t answer. While our child, learning to talk, was chattering on and on about something nonsensical. He grabbed the spotty grasshopper laughing, excitedly sang: “The sky is l..l.lue there too a grasshopper…”. Gosh, child, there was plenty of time for singing. Why are you singing when we’re threatened, in danger. stop talking, stop singing! My wife took our child into her arms, shoved a dummy into his mouth, so he could stay quiet. Out there, the trees and shrubs intimidatingly shifted.
And amongst the battalion of people in camouflage, my father came home. He could no longer walk, he crawled around close to the ground like a crocodile. He mumbled: “I’ve seen them, for real, I’m not kidding!”. I asked: “What were they doing father?”. My father did not answer, he continued: “Get me some water, I’m thirsty, and starving!”. I didn’t have water, I didn’t have any food, I didn’t know what to do. For a long time now, whatever we could get our hands on we ate, sometimes it’s an insect of some sort, grass, or tree root, we ate to just survive the day. We do nothing all day, so why would we need to eat or drink! My wife whispered firmly into my ears, bring me a leaf and fold it into a funnel! What for? My wife, annoyed, snapped – give it to me, and ask if my father could turn the other way! Shocked, when it dawned on me what she was about to do. But I stayed quiet, didn’t say a word. My father licked every drop of the murky white liquid collected in the leafy funnel that my wife had just extracted, then he fell asleep. It was my son’s breast milk!
My father woke at the very end of the afternoon. Still on his stomach, like a reptile, he said: “Try and make something of your life, your little brothers are now gone, I’ve lost track of them, I don’t know if they are dead or alive. I’ve crawled through every tree, shrub and bush around here and I can not find them. I’m tired!”. His words were defeating, they dissipated in silence. My father’s shrivelled up form quickly deflated in mere moments. We buried him when it was finally dark. I dare not light a single incense for my father, just in case they may catch sight of it. My son was fast asleep. The tears poured out of me but I did not cry. Husband, you’re a coward! Your father just died, and you refused to light not even an incense, is this how a son repays his father, how could there be anything sadder than that! In the pitch-black darkness, the wind continued to belt out its arrogant fearless, intimidating anthem. Through my locked jaw, through my grinding teeth I said: “Yes, what are you going to do…”. I got up, flicked a match, lit the single incense, pinned it on my father’s grave, still overwhelmed with the scent of freshly turned soil.
The flame ignited brightly, red like the eyes of a drunk, rolled across the moonless wintry field.
And they have not turned up …
[January 2021]
ĐỢI CHÚNG NÓ
Truyện ngắn Nguyễn Văn Thiện
Hoàn toàn bị động, mỗi người tìm cho mình một bụi cây để trú ngụ. Chúng nó sẽ đến, ngay trong ngày hôm nay, ai cũng tin như thế. Tôi nhét luôn miếng bánh vào miệng, nuốt đánh ực và chạy theo cha đi trốn. Cha tôi, như một mụ gà mái lục tục dắt chúng tôi đi. Tôi hỏi cha: “Ai đến?”. Cha nói: “Chúng nó!”. Chúng nó là ai, tôi không biết, nhưng tất cả chúng tôi ở đây đều sợ chúng nó. Những ánh nhìn khiếp đảm nói lên điều đó. Trong khi ai nấy đã chọn được chỗ ẩn nấp thì cha con tôi vẫn dùng dằng dắt díu nhau trên đường. Mọi người sốt ruột, có người đã không chịu nổi, rít lên: “Nhanh nhanh nấp đi, sao chậm thế!”.
Cuối cùng thì chúng tôi cũng nấp được vào một bụi cây. Ấy là vào một buổi sáng mùa thu trời rất đẹp. Tôi nhìn qua kẽ lá thấy trời xanh như đổ mực. Con châu chấu màu xanh chấm bi nằm trên kẽ lá rung rung đôi râu nhỏ xíu trên đầu. Bên cạnh, hai thằng em tôi không dám thở, chúng sợ. Chỉ có con châu chấu chấm bi là không biết sợ, hình như nó đang hát. Tôi hỏi nhỏ trong hơi thở: “Chúng nó đâu, cha?”.
Suốt cả ngày hôm đó, chúng nó không đến, không có ai đến. Không gian yên tĩnh như đã chết. Trong một vài bụi cây, đã có tiếng người thì thầm nói chuyện, những bụi cây rung lên. Vài cái đầu thò ra rồi lại thụt vào. Có tiếng ai nói: “Có lẽ chúng nó không đến!”. Có tiếng ai nhai rau ráu, tôi thấy đói bụng, nhưng không dám nói với cha. Con chim bay ngang qua trên bầu trời, thả xuống một bãi phân trên lùm cây. Bãi phân trắng hếu tình cờ vẽ trên chiếc lá xanh hình một khuôn mặt người. Khuôn mặt trắng loang lổ với cái miệng cười không răng xanh mướt trong bóng chiều chập choạng. Làn gió thổi qua, chiếc lá chao nghiêng, gương mặt trở nên nghiêm nghị khác thường.
Rồi bóng đêm đổ xuống, trên những vạt cây hoang dại chứa đầy người bên trong. Đêm lạnh dần, nhưng không ai dám đốt lửa, họ sợ, thấy lửa chúng nó sẽ đến. Tôi quờ tay tìm cha và hai thằng em nhưng không thấy. Họ biến đi đâu từ lúc nào? Tôi không dám bò ra khỏi bụi cây dù bụng đã đói cồn cào. Tự dưng, mũi bị ngứa như có con gì đó bò vào, tôi hắt hơi liên tục. Bỗng có một bàn tay nắm lấy tay tôi, rồi có một cái gì đó nhét vào tay. Tiếng cha thì thầm: “Ăn tạm đi đỡ đói!”. Tôi bỏ ngay vào miệng nhai rau ráu, không rõ đó là thứ gì. Có thể là củ khoai sống hay quả ổi quả sung cũng nên. Ngòn ngọt, chát chát, tôi nuốt ngấu nghiến. Tôi vừa nhai vừa hỏi cha, giọng phều phào: “Các em con đâu?”. Cha nói nhỏ: “Chúng nó tản qua các bụi cây khác rồi”. Trong tiếng nói của cha, có cái gì đó nghèn nghẹn.
Tôi ngủ trong bụi cây, thức dậy cũng trong bụi cây nốt, ngày nọ qua ngày kia nối tiếp nhau. Thỉnh thoảng cha đem về một thứ gì đó ăn được, với một ngụm nước, tôi sống hết ngày. Chúng nó vẫn chưa đến. Trong những bụi cây xung quanh mọi chuyện hình như cũng tương tự, người ta ăn ngủ sinh hoạt trong đó, một ngày, hai ngày, rồi cũng thành quen. Tôi nảy ra sáng kiến đào một cái lỗ sâu rồi đi tè vào đó, bí quá, vệ sinh cũng vào đó, rồi đậy lại, hái lá lấp lên trên.
Sau một lần ngủ dậy, tôi quờ tay qua bên cạnh và chạm phải một người lạ. “Cho tui trú với” – người lạ thì thầm – “thực ra là không còn bụi cây nào nữa!”. Tôi hỏi: “Bạn từ đâu tới?”. “Trong làng ra” – người lạ trả lời, giọng đã rõ ràng hơn. Đúng là giọng con gái, trong, ngọt dịu dàng. Một phản xạ tự nhiên, tôi định đứng dậy, nhưng suốt mấy ngày nằm và quỳ, chân tôi mềm nhũn. Tôi dừng lại ở tư thế quỳ, hai tay đưa ra trước mặt, cũng không biết là để làm gì. Cô gái đưa tay ra đỡ lấy tay tôi, mềm mại, nhẹ nhàng. “Ngồi xuống đi” – cô gái nói – “chúng nó sắp đến đấy!”. Tôi nghe mùi hương thiếu nữ tỏa ra trong lùm cây quen thuộc. Tự dưng thấy bớt đi phần nào sợ hãi. Có thể rồi chúng nó sẽ đến. Bốn bàn tay tìm nhau, bóp chặt. Chúng tôi nhìn thật lâu vào mắt nhau, và như có hẹn trước, bốn giọt nước mắt từ bốn khóe mắt từ từ lăn xuống, vỡ tan tành trên bốn đầu gối thanh tân. Chúng tôi ôm chặt lấy nhau, rên xiết trong bụi cây tăm tối.
Rồi cha đi đâu có khi vài ngày mới trở lại. Cha nói, còn phải kiếm thêm cái ăn cho hai thằng em mày nữa. Tôi hỏi cha, chúng nó thế nào? Cha bảo, cũng tàm tạm! Rồi cha lại bò đi giữa các bụi cây. Đột nhiên, cô bạn đưa ra đề nghị: “Có khi chúng mình nên kết hôn!”. Trời, ai lại đi kết hôn trong một bụi cây? Ai lại lấy nhau trong một không gian chật hẹp tối tăm thế này? Lỡ chúng nó lại đến, bất ngờ, những đứa con chúng ta sẽ ra sao? Kệ, đến đâu hay đến đó, bạn gái tôi cả quyết. Thế là chúng tôi thành vợ thành chồng, không lễ lạt cưới xin hay thề thốt hương hoa. Với chúng tôi, ôm nhau trong bụi cây này, truyền cho nhau một chút hơi ấm để bớt đi nỗi sợ, thế là đủ. Chúng tôi ngủ với nhau như cặp cu li ngủ đông, không chăn nệm, không giường chiếu. Đất lún sâu xuống dưới lưng chúng tôi, bụi cây nghiêng ngả bên cạnh chúng tôi. Lâu lâu tôi vạch lá nhìn ra ngoài, chúng nó vẫn chưa đến!
Và rồi, đứa con đầu lòng ra đời. Tiếng khóc của nó vỡ òa rạng rỡ dưới vòm lá xôn xao. Vợ tôi vuốt mồ hôi, nhìn hai chúng tôi, cười như nắng. Tôi ôm lấy hình hài bé nhỏ vào lòng, nâng niu báu vật. Thế là tôi đã có một gia đình hoàn hảo, trong bụi cây này, trong khi, chúng nó vẫn chưa đến.
Cho đến khi con tập nói, câu đầu tiên, con hỏi: “Chúng nó đâu?”. Tôi không biết trả lời con như thế nào, nhìn sang vợ cầu khẩn. Vợ tôi đang bận chải đầu, lặng im. Mắt nàng mọng lên. Trên đầu chúng tôi, gió đuổi mây bay, con chim bay qua, lá xanh cựa quậy, con châu chấu chấm bi vẫn hát ri ri như không có chuyện gì sắp sửa xảy ra. Tôi nằm ngửa nhìn trời qua kẽ lá. Bấy lâu, do hoảng sợ nên không để ý, giờ tôi mới thấy, những bụi cây có hình hài rất giống chúng nó! Ơ hay, tại sao? Hay chúng nó biết lấy lá cây để ngụy trang? Có thể lắm, nhiều người đã từng dùng lá cây ngụy trang, không phải một người mà là cả một đoàn quân. Họ lấy lá che đầu, che ngực, che mông. Cuối cùng, khi kẻ thù bị đánh lừa, họ xông lên và trở thành người thắng cuộc. Nếu đúng thế thì tình trạng của chúng tôi đang rất xấu: Đã hoàn toàn bị bao vây! Vậy mà chúng tôi dám ở đây, ung dung lấy vợ lấy chồng sinh con đẻ cái, quá liều mạng!
Tôi bắt đầu hoang mang lại từ đầu. Gió từ đâu thổi bạt qua, vặn vẹo những lùm cây. Tôi tưởng cả đoàn quân đang nhất tề đứng dậy bắt chúng tôi mà ngấu nghiến hành hạ cho đến chết. Mà nào chúng tôi đã gây nên tội tình gì! Cha tôi bần nông, đời chúng tôi bần cùng khoai với sắn. Tôi nói với vợ: “Có khi, chúng mình không còn lối thoát!”. Vợ không trả lời, có lẽ là vì quá sợ. Trong khi đó, đứa con tập nói vẫn bi bô. Nó thò tay bắt con châu chấu chấm bi và ngọng líu chuyện trò, cao hứng, nó hát nhặng xị: “Trời màu hanh có con trâu trấu…”. Thôi con ơi, thiếu gì lúc, tại sao con lại chọn lúc hiểm nguy này để tập nói với tập hát! Vợ ôm con vào lòng, nhét vú vào miệng nó, nó mới im. Ngoài kia, những bụi cây vẫn rung rinh, chập chờn dọa dẫm.
Và giữa đoàn người ngụy trang bằng màu xanh đầy nguy hiểm đó, cha tôi trở về. Ông không bước đi được nữa, mà bò sát trên mặt đất như một con cá sấu. Cha thầm thì: “Tao đã thấy chúng nó rồi, rõ lắm, không phải đùa đâu!”. Tôi hỏi: “Chúng đã làm gì cha?”. Cha không trả lời, nói: “Cho tao hớp nước, khát lắm, đói nữa!”. Tôi không có nước, không có cơm, biết lấy gì cho cha đây? Lâu nay, được chăng hay chớ, lúc vớ được con côn trùng, lá cỏ hay rễ cây gì chúng tôi ăn tạm qua ngày. Chúng tôi có làm gì đâu mà phải ăn uống nhiều! Vợ bảo, anh lấy cái lá gấp lại đưa đây cho em! Để làm gì? Vợ gắt, đưa đây, rồi bảo cha quay mặt đi nha! Tôi giật nảy mình, hiểu ra vấn đề. Nhưng tôi im, không nói gì. Cha liếm những giọt nước màu trắng đục trên lá cây vợ tôi vừa vắt ra, xong rồi chìm luôn vào giấc ngủ. Đó là sữa của con tôi!
Cuối buổi chiều, cha tỉnh lại. Vẫn nằm úp xuống với tư thế của loài bò sát, cha nói: “Con cố mà sống, các em của con lưu lạc hết, không biết là còn sống hay chết rồi. Cha bò khắp các bụi cây trong vùng đi tìm nhưng không thấy chúng nữa. Cha mệt quá rồi!”. Tiếng cha tắt lịm. Cái thân thể còm cõi của cha xẹp xuống rất nhanh. Chúng tôi chôn cất cha vào lúc trời tối. Tôi không dám thắp nhang cho cha, vì lỡ chúng nó nhìn thấy. Con đang ngủ rất say. Nước mắt tôi chảy dài nhưng tôi không khóc. Mình hèn quá! Thằng con trai không dám thắp nhang cho cha đẻ của mình khi ông lìa đời, còn gì tệ bằng? Trong đêm đen, gió vẫn say sưa bài ca kiêu hùng, dọa dẫm. Tôi nghiến răng: “Ừ, thì chúng mày muốn làm gì tao…”. Và tôi đứng thẳng dậy, bật lửa lên, thắp một que hương, cắm lên ngôi mộ vừa mới đắp xong còn thơm mùi đất mới.
Ngọn lửa bùng lên như mắt người say rượu, lăn tròn trên đồng cỏ mùa không trăng.
Chúng nó vẫn chưa đến …