A Nation Gang Raped

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

A Nation Gang Raped

In today’s play, the main character is a bright young corseted femme fatale in a wide brim traditional woven hat. Her appearance on the stage caused a stir in the crowd: “Wow, she’s so pretty! Lovely! Gosh The Nation is so beautiful!”.

Her footsteps were so light it looked as though she was riding on top of a wave, her smile was that of a flower about to bloom. Down below, the audience applauded in appreciation. A mother whispered into daughter’s ear: “See there child, the young woman there represents our country. Can you make out the shape of our Nation? Curvy, pretty, see, see that…”. Young children are impressionable, they of course believe everything they see, clapping enthusiastically… And of course, the character’s name is The Nation.

The Nation sang, The Nation danced, The Nation laughed. The screen in the background were images of pretty gardens with flowers in full blooms, avenues lined with shady trees. The Nation would then sit down by the flower beds, picking flowers, one for her hair and a bunch to hold over her heart. It seemed The Nation was thinking of someone, or thoughtful of a bright future, or perhaps a flighty verse of poetry… Then there was the sound of rising cheerful music, the sound of a warm bright voice of a man singing in praises of The Nation. The audience settled, snapping open packets of condiments, snacking on their roasted salted melon seeds, their hearts lifted as though it was new year’s day. The Nation was at peace. 

In the middle of it, the light changed, the light turned red, blaring. The audience was less inebriated. All eyes were on the stage. What happened?

Invariably in barely moments, The Nation hugged her chest, dropped to her knees. The lights flashed on her for a moment before everything was in complete darkness. It sounded like thunder ripping across the stage. The Nation was flat on the ground, amongst the flower beds. Crawling from the stage wing were thieves all in black, their faces hidden under their bucket hats, surrounded The Nation. The audience screamed: “God, what are they doing to our beloved Nation?”

With their uncut sharp fingernails, they began to grab and clawed at The Nation. One guy grabbed the wide brim traditional hat and chucked it on the floor, then proceeded to step on it. The other thieves ripped at her clothes, her silk pants. They laughed as they clawed at her clothes, their laughter audible through the constant thunderous sound. The Nation’s exposed flesh in the tattered clothes was lit up by the spotlight, as fair as pear blossoms, as red as one’s flesh and blood.

The audience was terrified, torn. The babies were crying and screaming. Their mothers wept. Gosh, poor beautiful Nation, how could something like this happen!

The black shadows in turn held The Nation down, gang raped her. The electricity was all of a sudden cut. The theatre was in pitch black darkness, on the stage as well as down where the audience sat waiting. There were cries for help, swearing, sounds of kicking and punching, crying mixed in with lewd laughter. It was no longer possible to differentiate between the audience and the stage. The maddening chaos. Someone shouted: “What happened to the light!”. “An electricity’s cut!” – someone shouted in reply.

The lights were suddenly on. Everyone’s eyes opened even wider, and looked at each other. The patrons looked at each other as though they’ve met for the first time. On the stage, The Nation after the assault was dragging herself around the stage, leaving a long trail of blood behind her, she was black and blue and was as bruised and bloodied as the apocalyptic sun. The villains stood by, in all corners of the stage, laughed, rowdy and vile in their intent, proud of their detestable achievement.

Their lewdness caused a growing anger in the crowd. Someone shouted: “Get them!”. The strongest and most heated of the group climbed onto the stage. Shouting and screaming as they tried to climb onto the stage. But the depraved animals were prepared, they barricaded the stage by standing neatly side by side at the edge of the podium. Any one who has managed to climb up, were kicked in the head, fell back. But the wave of people climbing on top of each other continued. Someone shouted: “Security guards, where are the security guards!”

The guards came running, some with knives, some with batons, some with guns. Something terrible was about to happen. Angry patrons on the one side and on the other side were a bunch of professional performers, a war, weapons ready.

What happened felt as though it was planned, smoke spilled out from both sides of the stage wings, a red spotlight illuminating the stage swung randomly across the stage. The play was reaching its climax. A bunch of people with lumps and bruises on their heads, bled. The patrons had nothing to defend themselves with, defenseless, frozen. A number of young men kicked their seats, breaking their seats, and armed themselves with the feet of the chairs. Gosh, what was happening?

The protagonist continued to drag herself around the stage, leaving a coil of blood trail behind her, not unlike a war in the middle ages.

Crazy right?

There were blackbirds, beaks extremely sharp, screaming, no knew exactly where they came from at all. Eagerly, they followed the blood trail. Black wings the colour of death drew sickening circles on the victim’s head. In their bloodthirst, they were oblivious of the rowdy crowd down in the auditorium. They poked and tore at the opened wounds, ripping out bits of ruby red flesh. The Nation shrieked in agony.

Not sure when the door was left open but a lot more people showed up. The opportunists picked the pockets of those around them in the chaos, alleviating patrons of their phones. A loud inviting voice broke through the pandemonium: “Fresh sugarcane juice anyone, refreshments, intermission, anyone wants a drink!”.”We also have banh mi, hot bread rolls!”…

The black and blue bruised bodies on the ground were trampled by the hoard in the theatre. The screaming continued. A person managed to steal a baton from one of the guards, randomly assaulting the people around them. A patron managed to reach the victim in the middle of the stage, and had attempted to pick the victim up. As soon as he was bent over he was kicked in the backside, when flying head-on into one side of the stage, and altogether disappeared.

It was hard to keep up. The audience and the performers all looked the same. The stage and life piled on top of one another, crammed in amongst each other, could not be separated. The theatre at the moment, to put it simply, was no different to a merciless soccer field, there, the players can chase and fight each other, the fans were allowed to assault the players, even the referee was not left alone, nor were the security team, ending ultimately with the fans fighting each other! There was no difference between them, you couldn’t tell who was whom…

While the star of the play, The Nation, continued to moan in pain, dragging herself around endlessly in a vicious circle. Overhead, the vultures continued to circle, continued to eagerly drool, transfixed, hypnotised.

[March 2021]

Đất nước bị cưỡng hiếp

Truyện ngắn Nguyễn Văn Thiện

Trong vở kịch của ngày hôm nay, nhân vật chính là một cô gái thắt đáy lưng ong nón thúng quai thao trẻ trung rạng rỡ. Khi cô xuất hiện trên sân khấu, lập tức khán giả ồ lên: “Đẹp quá! Cô gái đẹp quá! Đất nước mình đẹp quá!”.
Cô đi nhẹ như người ta lướt sóng, miệng cười chúm chím như hoa sắp nở. Ở dưới, khán giả vỗ tay tán thưởng. Một người mẹ nói vào tai con gái: “Con thấy không, cô gái ấy là hiện thân của đất nước mình đó. Thấy dáng đứng của Đất nước chưa? Cong cong, xinh xắn, đó, đó…”. Các cháu bé, dĩ nhiên là sẽ tin, và vỗ tay phấn khởi… Đương nhiên rồi, nhân vật ấy có tên là Đất nước.

Đất nước hát, Đất nước múa, Đất nước cười. Màn hình phía sau hiện lên những khu vườn đầy hoa, những con đường cây xanh rợp bóng. Rồi đất nước ngồi xuống đưa tay ngắt bông hoa cài lên tóc, ấp vào ngực. Hình như đất nước đang nghĩ đến một ai đó, hoặc nghĩ về một tương lai tươi sáng, hoặc về những vần thơ bay bổng…
Nhạc vui vẻ nổi lên, một giọng ca nam ấm sáng cất lên ngợi ca Đất nước.
Khán giả yên tâm móc hạt dưa ra cắn, lòng lâng lâng sướng vui như tết. Đất nước thanh bình. 

Giữa lúc đó, ánh sáng thay đổi, đèn chuyển sang màu đỏ, lóa mắt. Khán giả thôi không lâng lâng nữa. Tất cả mọi cặp mắt đổ dồn lên sân khấu. Có chuyện gì?

Trong tích tắc, Đất nước ôm lấy ngực, khuỵu xuống. Có những tia chớp vụt chiếu vào Đất nước rồi lại vụt tắt. Những âm thanh kinh động tựa sấm sét. Đất nước nằm xuống, ngay giữa vườn hoa. Từ trong cánh gà chui ra những tên cướp mặc đồ đen, bịt mặt bằng mũ đen, vây lấy Đất nước. Khán giả khóc thét lên: “Trời ơi, chúng nó định làm gì Đất nước thân yêu?”.

Những móng tay sắc nhọn bắt đầu cào cấu. Một tên giật lấy chiếc nón quai thao dẫm bẹp dí. Những tên khác xé áo tứ thân, xé quần lụa lĩnh. Chúng vừa xé vừa cười sằng sặc trong tiếng sấm sét liên hồi. Ánh sáng từ tia chớp chiếu thẳng vào da thịt lõa lồ của Đất nước, trắng như hoa lê, đỏ như máu đào!

Khán giả kinh hoàng, trân trối. Những em bé khóc ré lên. Những bà mẹ nức nở. Ôi, Đất nước xinh đẹp ơi, sao lại thế này!

Những bóng đen đè nạn nhân xuống và thay nhau hãm hiếp. Điện phụt tắt. Rạp tối om, cả trên sân khấu lẫn dưới hàng ghế khán giả. Tiếng kêu cứu, tiếng chửi thề, tiếng đấm đá, tiếng khóc và tiếng cười man dại trộn lẫn vào nhau. Không còn phân biệt được đâu là sân khấu, đâu là khán giả nữa. Điên loạn mất rồi. Tiếng ai đó hét: “Bật đèn lên xem nào!”. “Mất điện!” – có tiếng trả lời.

Đột nhiên, đèn bật sáng. Mọi người mở to mắt nhìn. Khán giả nhìn nhau như mới gặp lần đầu. Trên sân khấu, Đất nước đang lết đi sau trận cưỡng hiếp kinh hoàng, để lại phía sau một vệt máu dài, đỏ bầm như mặt trời ngày tận thế. Những kẻ thủ ác bây giờ đang đứng ở các góc sân khấu, cười hả hê, sảng khoái.

Hình như vở diễn đã kích động người xem, đến mức không thể chịu nổi nữa. Tiếng ai đó hét lên: “Bắt lấy chúng nó!”. Những khán giả khỏe mạnh và nóng tính liều lĩnh trèo lên sân khấu. Họ vừa lao lên vừa hò hét điên loạn. Những kẻ thủ ác mặc áo đen bịt mặt đã lường trước điều này, chúng dàn hàng ngang ngay mé đài. Hễ có người leo lên, là chúng đạp ngã nhào xuống. Sóng người vẫn tràn lên. Có tiếng hét: “Bảo vệ đâu, bảo vệ đâu!”.

Bảo vệ xông ra, đứa cầm dao, đứa cầm gậy, đứa cầm cả súng. Có vẻ như sắp sửa xảy ra một trận chiến không cân sức. Một bên là đám khán giả bị kích động cao độ và bên kia là những diễn viên lành nghề, thiện chiến, vũ khí sẵn sàng.

Hình như đã có sắp đặt trong kịch bản, từ hai bên cánh gà, khói trắng phun ra, đèn đỏ quét liên tục. Màn kịch đến đoạn cao trào nhất. Đã có người bị bươu đầu, chảy máu. Khán giả tay không, lại hoàn toàn bị động, nên lâm vào thế yếu. Một số thanh niên hung hãn đạp phăng thành ghế, lấy chân ghế làm vũ khí. Trời đất ơi, sao lại thế này?

Nhân vật chính vẫn lết từ từ, vòng quanh trên sân khấu, vẽ những đường tròn bê bết máu, không khác gì đấu trường thời trung cổ. 

Ghê chưa?

Những con chim màu đen, mỏ nhọn hoắt, không biết từ đâu bay ra kêu váng. Chúng lần theo vết máu một cách say sưa, hào hứng. Những đôi cánh màu đen chết chóc vẽ những đường tròn khủng khiếp trên đầu nạn nhân. Chúng say máu đến nỗi quên cả biển người đang hăm hở hỗn chiến phía dưới. Chúng dung mỏ mổ vào vết thương, rứt từng thớ thịt đỏ lòm. Đất nước hét lên đau đớn!

Không biết cửa mở từ lúc nào mà xuất hiện thêm rất nhiều người. Có người tranh thủ tình trạng hỗn loạn, thò tay móc túi và trộm điện thoại. Người nào đó lớn tiếng rao: “Nước mía đi, siêu sạch đi, nghỉ tay uống nước đã nào!”. “Bánh mì nè, bánh mì nóng nè!”…

Có những thân thể bị giẫm đạp nát bét. Tiếng hò hét không ngừng. Một người liều lĩnh cướp được cây gậy của bảo vệ, nhảy lên quật túi bụi vào đối phương. Một người khác liều mình nhảy lên chính giữa sân khấu, định cúi xuống ôm nạn nhân lên. Nhưng hắn vừa khom người xuống thì bị ngay một đạp vào mông, ngã cắm đầu vào trong cánh gà rồi biến mất.

Tình hình không thể kiểm soát nổi nữa. Khán giả và diễn viên lẫn lộn, không phân biệt được. Sân khấu và cuộc đời chồng chéo, đan xen, không thể tách rời. Cả nhà hát bây giờ, nói cho bạn dễ hiểu, không khác gì một sân bóng đầy bạo lực, trong đó, cầu thủ rượt đánh nhau, khán giả đánh cầu thủ, đánh luôn cả trọng tài, đánh cả bảo vệ, và cuối cùng là khán giả đánh nhau với khán giả! Không biết phe nào với phe nào…

Trong khi đó, nhân vật chính của vở kịch, Đất nước, vẫn rên rỉ, quằn quại lết đi theo một vòng tròn oan nghiệt. Trên đầu, lũ kền kền diều quạ lượn vòng, hào hứng, say mê.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Nets

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Trần Băng Khuê

Truyện ngắn                       

Mắt lưới 

Tôi bắt đầu nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi. 

Những chốn tôi đã từng dừng chân trú ngụ hoặc chỉ tạm thời thăm viếng dăm ba thời giờ nào đó rảnh rỗi. 

Lần này, tôi lại phải khẳng định thêm nữa, rằng nó không phải là giấc mơ hoặc thứ tưởng tượng chập chờn trong trí não. Tôi đã nhìn thấy nó. Rõ ràng, không một chút mờ ảo, khuất tất. Nó sống động hệt như hình ảnh ba chiều. Tôi không nhìn nó bằng mắt. Nó nằm trong não. Tôi nghĩ, nên tập nhìn mọi thứ xung quanh mình bằng não thay vì mắt thường. Não, hẳn sẽ sáng suốt hơn. Nhưng rồi, tôi không còn nhìn thấy nó nữa. Nó đã rời bỏ tôi. Nó đã biến mất khỏi trí não đầy mộng mị của tôi. Nó rời bỏ tôi không một chút thương xót. Những mắt lưới xanh xao, kết nối bầu trời và các vũ trụ song song hiện thể. Những mắt lưới hiển hiện đằng sau cánh cửa vừa mở toang ra nơi lòng biển mà tôi nhận thấy.  

Rồi, bất giác, tôi trở nên chán ghét việc phải suy tưởng về chúng, những mắt lưới lạc lõng đu bám ẩn hiện trên các đốt ngón tay xương gầy uốn lượn, vươn ra tứ phía chỉ để bíu với một niềm tin vô hình về sự hiện hữu của chính mình. 

Tôi, quyết, sẽ rời bỏ những mắt lưới, để nghĩ nhiều hơn về những giấc mơ. 

Hẳn nhiên rằng, tôi phải thường xuyên nghĩ về những giấc mơ. Bởi, một lẽ xác đáng, tôi biết, đó cũng là một thế giới. Giữa tôi và chúng luôn có sự kết nối rất đỗi gũi gần, quen thuộc khó lòng tách rời. 

Tôi bắt đầu mơ về nó. 

Khi tất cả mọi giác quan của tôi chìm dần vào những cơn mê, nó xuất hiện, chĩn chện cười cợt trêu đùa với tôi. 

Thỉnh thoảng, nó biến mất một cách lạ lùng, khiến tâm trí tôi hỗn độn như mớ bòng bong rối loạn, không rõ hình thù, màu sắc. 

Tôi nghĩ đến việc ghét bỏ mọi giấc mơ. 

Những giấc mơ thường chết đột ngột như khi nó đến không cần báo trước. Tôi chẳng còn nhìn thấy nó nữa. Sau một vài cơn va quệt nhẹ với các loại tường. Chúng, những bức tường dựng lên sừng sững ngăn cách tôi và nó; tôi và giấc mơ; tôi và cả chính tôi nữa. Kẻ siêu nhiên lẩn nấp, khuất dạng phía sau những giấc mơ đã bị ảo hóa bởi rất nhiều hình khối, thanh âm giả trá. 

Tôi cần nó xuất hiện đều đặn trong giấc ngủ của mình. Dù rằng, chỉ là một góc tối vụn vặt. Ai đó thường tìm cách thì thào những lời khó hiểu vào tai tôi, trước khi tôi chợp mắt: “mày cần một góc tối. mày cần phải chui ngay vào cái góc đó và ẩn nấp”. Khả dĩ, tôi chiều lòng và quyết định lắng nghe những lời ám thị đó bên tai mỗi đêm, cũng bởi tôi cần, rất cần đến cái góc tối ấy. Tôi phải tìm ra nó, để hỏi một vài câu ngớ ngẩn: “Vì sao, nó có mặt trên thế gian này?”

Một địa điểm không thể tối hơn được nữa so với bầu trời đêm nay. Tôi cần nó xuất hiện và nhốt tôi vào đó. Tôi muốn chạy trốn những mắt lưới. Chúng có màu đỏ, chúng thường xuyên chơi trò vờn đuổi, rồi sau, chụp xuống đầu tôi một cách bất ngờ. Chiếc lưới khổng lồ. Tôi nhớ, mình luôn phải tìm cách chạy trốn chúng, cái mắt lưới biết cười, biết nhễu nhại nhếch mép hoặc thè lưỡi dài ngoẵng đỏ lòm huênh hoang. Thi thoảng, tôi tự trấn an rằng, sẽ chẳng bao giờ sợ chúng. Ấy thế, tôi vẫn cảm thấy thật khó lòng rời bỏ nỗi sợ hãi này, bởi những mắt lưới quỷ ám, chúng, hình như vẫn đang bị cầm nắm, điều khiển bởi một vài bàn tay lấp lửng, vô hình. Tôi thử nghĩ, hẳn là “những kẻ bí ẩn giấu mặt, vẫn thường xuyên tìm cách kết nối với tôi, bằng cách chơi trò đan bện những sợi tơ nhền nhện hòng thít chặt và ràng buộc không – thời gian của riêng tôi lại với nhau, khiến tôi nghẹn thở”. 

Tôi vẫn đang tìm kiếm những nơi có thể cho tôi được quyền trốn nấp. Vì, ít ra, vào lúc này tôi sẽ bớt được những cơn hãi hùng sợ sệt mơ hồ vô lí, khiến đôi chân tôi thi thoảng run lên bần bật. Thế giới bỗng trở nên khó hiểu và bất an hơn những gì tôi biết từ khi mới mở mắt chào đời. Thế giới như những mắt lưới chằng chịt. Xung quanh tôi, sự ích kỉ ngập tràn trong từng con mắt liếc dọc liếc ngang. Họ ngấm nguýt nhau. Họ nheo mắt nhìn nhau một cách cà khịa, ghét bỏ. Họ gầm gừ, đe dọa lẫn nhau mỗi ngày trôi qua đến phát chán trước mặt tôi. Những lần tôi hờ hững lạnh lùng, với nỗi buồn ngập sâu và dậy sóng một cách hồn nhiên trong lòng mình là khi mọi cảm giác đều lặng lẽ chuồi khỏi tâm hồn tôi và lần lượt tắt ngóm, chết dần chết mòn đến thê thảm. 

Chiều nay, tôi không cần cái không gian sang trọng đủ đầy trong căn phòng quét vôi trắng, và phản chiếu bởi ánh đèn màu mờ ảo mà tôi yêu thích nữa. Tôi quyết định hướng ánh mắt mình về phía sân phơi, nơi có chiếc bếp lửa đun củi từ thời tối tăm mù mịt khói. (đến bây giờ vẫn tối tăm mù mịt khói). Tôi nghĩ về góc phòng mẹ dùng làm kho bé nhỏ chỉ để vừa vài chiếc thùng carton ở cuối dãy nhà này. Hóa ra, trong những thứ lớn lao, bấy lâu nay tôi vẫn thường ngẫm ngợi, lại có sự tồn tại của những điều nhỏ bé rất cần thiết. Chúng an toàn hơn nhiều so với cái mắt lưới sắc nhọn đang cố tình vây bủa xung quanh tôi và thế giới này.

Nhưng, chính vì vậy, lại khiến tôi không thể nào thoát khỏi cái mắt lưới ấy. 

Phía sau ngọn núi. Đứng từ lan can này, tôi có thể nhìn thấy hết thành phố. Chiều xuống tự lâu lắm rồi, và đêm đã bắt đầu làm cái công việc thay thế. Nhưng, đêm nay, tất thảy đều ảo mờ trong đáy mắt tôi. Những âm u lên ngôi. Chúng xoạc cẳng, vung tất thảy các mắt lưới khổng lồ ra thâu tóm toàn bộ thung lũng, và thân phận của rất nhiều kẻ mù lòa hoặc cố tình mù lòa. Những mái nhà chỉ là nơi neo buộc tạm thời cho sự sống và cái chết. Có gì để người ta hào hứng khoa trương khoe khoang sự ốm yếu, nhợt nhạt hiển hiện trên khuôn mặt xám ngoét kia. Ngay lúc này, giữa hàng đống thanh âm bộn bề, hỗn tạp, tiếng kèn đám ma bên hông nhà tôi, sát sườn núi càng rõ rệt, thê lương. 

Thời gian trôi đi khá nhiều năm lắm rồi, vậy mà cái mắt lưới ấy vẫn bám riết, ám ảnh và trói buộc tôi không chịu buông rời. Thỉnh thoảng chúng chơi trò xoay chuyển không gian. Nhưng, thật ra cũng chỉ là những bức tường vôi áp vào nhau hòng lừa đảo mỗi người trong căn nhà này từng khoảnh khắc. Chúng len lỏi vào mắt tôi, vào tim tôi, trườn bò lên môi tôi như những giọt mặn từ biển khơi bắn tung tóe không ngơi nghỉ mỗi đêm khuya về khi lên cơn nghẹn sóng. Sóng cũng mắc nghẹn như nỗi đau mắc vào vai áo, dính nhèm nhẹp lên từng sợi vải chẳng thể nào tẩy xóa đi được. Kí ức của tôi, có khi chúng như những giấc mơ tôi đã từng thấy người ta thay nhau leo lên các nhành cây yếu ớt ngoài cơn bão chỉ để buộc chùm khăn tang trong đêm sâu thăm thẳm. 

Ai đó vừa nhắc tôi đi ngủ. 

Tôi cúi đầu. Im lặng. Hẳn là người nhắc tôi đi ngủ sẽ chán ngay thôi. 

Tôi chẳng thể chợp mắt nếu như, chúng: cái đêm sâu thăm thẳm này không chịu chết phứt đi, cái đám hình nhân ảo ảnh này không chịu biến mất đi, hoặc là giả vờ nấp lén đâu đó trong chốc lát thôi cũng được. Tôi sẽ không ngủ, nếu ngoài kia trời vẫn tối, mưa vẫn à ơi ru hời các linh hồn nằm dưới mộ cỏ. Tôi sẽ không ngủ, nếu sau thung lũng này vẫn nhập nhoạng tiếng bọn mèo hoang khóc la thảm thiết. 

Tiếng kèn đám ma bên hông nhà tôi vẫn khò khè kéo rê theo tiếng mưa rơi rả rích trên mái tôn, rớt xuống hiên. Tôi khoanh chân ngồi nghe, như nghe tiếng kinh cầu của núi rừng và của từng nóc nhà u ám dưới những bóng đèn đủ màu nhấp nháy phía thành phố. 

Ai đó lại tiếp tục nhắc tôi đi ngủ. 

Họ thì biết làm sao được về những cái mắt lưới này. Họ luôn luôn tìm cách bắc loa ở các cột điện và nhắc nhở mọi người đi ngủ. Tôi quyết định thức trắng đêm, để xem, những cái mắt lưới bướng bỉnh kia còn định giở trò gì hòng quấy nhiễu giễu cợt tôi như ý muốn của chúng. Người đàn ông ấy lại vừa nhắc tôi đi ngủ. Rõ ràng, người đã nhắc tôi đi ngủ luôn luôn là ông ấy, chẳng phải ai khác. Vậy mà, tôi lại nhìn thấy những cái bóng lúc ẩn lúc hiển hét toáng vào tai tôi át hẳn giọng trầm của người đàn ông quen thuộc. Chẳng có cái mắt lưới nào biết nói. Tiếng kèn đưa đám tiếp tục kéo rê lê thê giai điệu não nề. Tôi không thể nhắm mắt. Người chết thì phải nhắm mắt. Chết mà không nhắm mắt, hẳn đáng sợ lắm. 

Lại tiếng ba tôi lẩm bẩm một mình ngay lan can cầu thang tối: “bầu trời ban đêm như tấm lưới bủa vây”. Tôi giật mình, bên tai tôi lại vang vọng tiếng ai đó nhắc nhở tôi đi ngủ. Lúc này, tôi không thể nào chịu đựng được sự rền rỉ bám riết dai dẳng của cái thứ vô hình đằng sau bóng đêm ấy nữa. Tôi mong trời sáng. Có lẽ khi trời sáng, sẽ mang lại một chút ít cảm giác vượt thoát khỏi những bức bối lặng lẽ của đêm. 

Bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày, tiếng kèn đám ma vẫn thổi ò í e dưới chân núi, ngay bên hông nhà tôi. Có thể, kẻ sống quá tiếc thương mà không chịu di dời kẻ chết rời khỏi thế giới này. Hoặc giả, kẻ sống muốn hoài niệm mãi mãi với những xác thịt đang dần dần thối rữa trong chiếc quan tài? Có lẽ, họ sẽ chẳng bao giờ chịu chôn cất cái chết. 

Thung lũng chìm sâu hơn khi những vì sao bắt đầu nhấp nháy như những mắt lưới khổng lồ. Tôi vẫn không thể nào chợp nổi mắt vào ban đêm. Vì vậy, tôi luôn mong mỏi bình minh lên. Căn nhà của tôi lọt thỏm chính giữa thung lũng, như một con mồi vừa lọt vào những mắt lưới của bầu trời ảo diệu. Khe sắt từ các khung cửa sổ len lỏi vài ngọn gió. Có khi, nó chính là dấu hiệu của một sự đổi thay. Tôi so vai lại, đầu nặng trĩu, máu chạy hai bên thái dương tưởng chừng ai đó cầm búa gõ từng nhịp. Buốt như một tiếng chuông. Bên ngoài cánh cổng sơn màu sẫm tối của buổi chiều mưa, tôi nhìn thấy những tia sét. Có thể, chúng sẽ xé toạc cái mắt lưới ấy, kể cả chân mây phía cuối con đường rẽ lối đến mái vòm của chiếc cổng ánh sáng. 

Tôi mơ màng nghe tiếng người đàn ông quen thuộc đang gọi từ phía cửa nhà bếp. Hóa ra, đêm qua, tôi đã lẻn vào góc phòng tối của mẹ và đánh một giấc dài chập chờn đầy mộng mị như kẻ mê hoang bị lạc trong mắt lưới của chính mình. Những chiếc loa phường chễm chệ ngay đầu phố nhà tôi, đến hẹn lại lên. Chúng thường xuyên chăm chỉ phát một bản thông báo ngắn mỗi sáng sớm, chỉ để nhắc nhở mọi người về việc đi ngủ. 

Nets

I started seeing them everywhere.

In places I’ve lived or where I may have spent a few hours.

This time, I had to make sure it was not a dream or passing hallucination. I definitely saw them. Clearly, vividly, it was no surprise. They were  as tangible as though they were in 3-D. I didn’t see them with my eyes. I saw them clearly in my head. I thought, I should practice viewing my surroundings through my mind instead of conventionally through my eyes. The brain is more attentive. But then suddenly, I could no longer see them. They have left me. They were missing from a mind full of dreams. Mercilessly they have abandoned me. The sickly pale bluish nets, the connection between the sky and a parallel universe. The nets just there behind the wide opened door to the heart of a sea that was apparent in my mind.

Then again, when they were around, I would grow increasingly sick of the sight of them in my head, they seemed out of place, around these bony fingers were these twisted nets, stretched across everything, holding onto the intangible faith of their existence.

I, decided, to abandon the nets to embark on finer dreams.

Which means, I had to actively conjure up such dreams. Since, in truth, I knew, there was another world, another plane of existence. Between them were these intimate familial connections, hard to separate.

I began to dream about them.

When all my senses were fully on in these trances, they appeared, round and plump, giggling and playful, ready for action.

Then sometimes, they would irritatingly disappear, my mind was then left in a jittery mess, like Japanese ferns trying to climb up a wall without any kind of discipline or order, undefined in form and colour.

I thought of completely abandoning all my dreams.

The dreams perished the way they appeared without notice. I can no longer see them. After a couple of times gently hitting a few walls. They, the walls erected in my way and they; me and the dreams; and also I and myself. The unsung superhero, hidden behind the dreams, the apparitions, the hallucinations of sounds and voices.

I wanted it to consistently appear in my sleep. Even if it’s in a crumbling dark corner of existence. It was difficult to work out, but someone was trying to tell me something, before I was able to blink: “you need a dark corner. you need to crawl into it and hide”. The reason I continued to give in to the voices every night was probably because I needed that very dark corner. I need to find it, to ask the most oblivious question ever: “Why,  why were there such things in this world?”

A place that couldn’t be darker compared to the sky tonight. I needed it to show up so it may confine me. I wanted to hide from the nets. They come in red, they would often chase me, to then capture me. A giant net. I had to remember, remember to hide from them, from the nets that had a mind of their own, they knew how to laugh, tease, stick out their gruesome long red tongues, and made fun of me. Now and again, I would try to put my foot down, stand my ground, I refuse to be threatened by them. Still, it felt as though at times it was impossible to escape the fear, the demonic nets, it felt  as though someone or something had a hold on them, invisible hands were manipulating them, they were like marionettes. I thought, clearly “they deliberately hid their identity, but wanted to connect with me, by weaving a web that would slowly confine and trap me, eating up my time, squeeze the life out of me”.

I’m still looking for a place to hide. Especially, since, at a time like this I needed to find a way to dampen the unexplained fear that sometimes causes my legs to shake uncontrollably. The world has suddenly become more difficult to understand and more unstable compared to what I’m used to since the day I came into this world. The world is now more like these nets. All around me the overwhelming selfishness in every pair of wary suspicious eyes. They climbed on top of each other. The lingering sardonic faces, the hate. In front of me, they growl, they bicker, they threaten each other, and I’m sick of it. Sometimes carelessly I would shrug off such laden sound-sadness in blows awaken my heart, naturally once all that I may feel were stripped away painstakingly slowly in the most pathetic pitiful way possible from my very core, to then perish completely.

This afternoon, I have no need for my stylish white washed walls, nor did I need the unearthly lights I used to adore.  I wanted my vision to focus on the yard where we hung our laundry, where resides an ancient wood stove blackened in layers of smoke and ash. (still blackened and charred with layers of smoke). It made me think about the tiny storage my mother housed everything in at the very back of the house. As it turned out, all the small things are the things which truly count. They are more of a sure thing than those sharp pointy nets constantly trying to entrapped me and my world.

But because it is what it is, it was impossible for me to escape it.

Back against the mountain. From the veranda where I’m standing, I could see the entire city. Dusk was long gone, and night had taken over. But tonight everything was surreal in my eyes. Sadness ruled. They stretched their legs, throwing nets all over the valley, and those oblivious to the world or rather deliberately oblivious. Home, a temporary place housing life and death. What’s there at all for people to show off or be boastful and excited about. The sad, pale and sickly condition was evident on their faces. Presently, the imposing noise and chaos piling on top of each other, the noisy sound of funeral pipes in the alley by our house, the vivid dreariness against the spine of the mountain.

Time has washed away so many years, the nets continued to hold on tightly, manipulating, confining me. Now and then they would change their tactic, change the conditions. Nothing, but whitewashed walls merging over each other periodically deceiving the tenants in them. They push their way into my field of vision, into my heart, slipping and crawling on my lips like the endlessly exploding droplets of salty sea water night after night without rest returned over the choking, crashing, overwhelming waves. Waves could be as choked up as pain is choked up latching onto the lapel on your shoulders, the sticky mess latching onto every fibre, with no way of ever being completely removed. My memories, sometimes, were like the dreams where people climbed on top of each other onto these flimsy trees bending with the wind in a storm only to wrap themselves in mourning shrouds, only to sink into the chasm of night.

Someone was telling me to go to sleep.

I lowered my head. Remained silent. Whoever it was will eventually get sick of it and stop.

I couldn’t breathe if, they: these pits of darkness refuse to completely die, these phantom entities refuse to disappear, or simply pull back into a corner somewhere even for a moment. I refuse to sleep if it’s still dark outside, and the rain persists in these lullabies in light of the soul within these tumulus. I will not sleep, as long as the echoes of desperate cat cries continue to persist in the valley. 

The sounds of the funeral pipes right by the side of our house dragging on and on with the rhythmic beating of rain on the tin roof, out on the veranda. I sat with my legs crossed, listened, it was like an incantation of prayers from the forest and every sombre home caved in by city lights.

Someone was telling me to go to sleep, again.

They don’t know about the nets. They were preoccupied with installing public speakers on every electrical pole to remind people to go to sleep. I decided to stay up the entire night, and see, what those stubborn nets had instored for me, how they intend to poke and prod me. Again the man reminded me to go to sleep. It was clear, the same man had been telling me to go to sleep, no one else but him. Yet, sometimes present and sometimes hidden were these shadows of a man screaming into my ears in a familiar deep voice. The nets didn’t know how to talk. The sound of the funeral pipes continues to drag out its agonising melodies. I can not close my eyes. Dead people must close their eyes. The dead with eyes open were clearly,  rather scary.

I could hear my father mumbling alone by the stairways in the dark: “the night sky is like an overwhelming net”.  I jumped, as someone screamed into my ears telling me to go to sleep. This time, I could no longer bear the agonising pull of something that was shapeless and intangible in the dark. I was eager for the morning light. Maybe dawn might bring with it an escape from the annoying silence in the night.

Four days, five days, six days, seven days, the wailing of the funeral pipes trailed along the foot of the mountain, right by our house. Perhaps, the living can’t let go of the dead. Or maybe, the living wants to forever hold onto the nostalgia of the slowly rotting corpse inside the coffin? Perhaps, they never want to bury death.

The valley seemed to retreat deeper into the earth as the stars began to appear as though they were the makings of a giant net. I still could not close my eyes at night. Thus, I would constantly find myself earnestly waiting for the sunrise. Our house was at the centre of the valley, like an animal bait that had slipped through a magical net of the night. Like the odd breeze escaping through the gaps in the metal frames of the window sill. Sometimes, it is the heralding of change. Pulling my shoulders back, my head was heavy, the blood pumping through my temples felt like the synchronised slamming of a hammer. The ache resounded in a single ring of a bell. Outside at the gate, a gate painted in the sombre hues of an afternoon storm, I saw the flashing strips of lighting. Perhaps, they will tear to shreds the nets, as well as the clumps of clouds at the end of the path that leads to a dome over the gate of light.

I was half dreaming when I heard the familiar voice of a man calling me from the kitchen. Last night, as it turned out, I was tucked away in a dark corner of my mother’s room and had fallen into a long sleep full of lucid dreams of people going crazy, they were trapped inside the nets of their own making. The council’s speakers at the end of our street were again making an announcement. They make these announcements without fail, usually a short message early in the morning, only to remind those who have just returned from work to go to sleep.

August 2021

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Do you need 5 people to love you or 5000 followers?

A poem in Vietnamese by Lê Vĩnh Tài
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm

The Strand NYC

A poet was taking a stroll. A parrot saw him passing its house, squealed:
– Ay, mate!
The poet turned, curious:
– Yes?
– Mate, your poetry sucks.
The poet was beyond himself, pushed through the front door, demanded an explanation from the parrot’s owner:
– Your parrot was very rude to me. If you’re not going to teach it probably, it’s not going to survive me.
The next day, as he passed by, the parrot again squealed:
– Ay, mate!
The poet turned, ready for a fight:
– What?
The parrot laughed coarsely:
– You know, so what’s the point!

you want to be remembered to the point of death
you’re worried you won’t be famous in time
you’re worried no one will miss you
nothing about this is right

fame will not bring you love
you don’t need to be on TV to be loved
those who love you
those who remember your birthday without Facebook
those who will hold your hand when you’re afraid
those who will cheer for you when you no longer believe in yourself

Do you need 5 people to love you
or 5000 followers?
did you know there are those who stays up all night
just to be on TV or Facebook…

September 2021
—–

Nhà thơ ngang qua một ngôi nhà. Con vẹt trước hiên nhà thấy chàng, ré lên:
– Ê, ông kia!
Chàng quay lại hỏi:
– Gì?
– Thơ ông dở ẹt.
Chàng không chịu nổi, vào nhà nói với chủ nhà:
– Con vẹt này xúc phạm tôi. Nếu ông không dạy dỗ nó đàng hoàng, tôi sẽ đập chết nó.
Hôm sau, chàng đi ngang qua, con vẹt vẫn ré lên:
– Ê, ông kia!
Chàng quay lại, thách thức:
– Gì?
Con vẹt cười nham nhở:
– Ông biết rồi còn hỏi!

bạn muốn được nhớ đến khi chết
bạn sợ không kịp nổi tiếng
bạn nghĩ sẽ không ai nuối tiếc
điều đó không đúng

danh tiếng không làm bạn được yêu thương
bạn không cần phải lên truyền hình để được yêu thương
những người yêu bạn
những người nhớ sinh nhật bạn mà không cần Facebook
những người nắm tay bạn khi bạn sợ hãi
những người cổ vũ bạn khi bạn không thể tin vào chính mình

bạn cần 5 người yêu thương
hay bạn cần 5000 người add nickname của bạn?
bạn biết không có linh hồn thức cả đêm
chỉ để lên tivi và facebook…

Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

those who do not know how to laugh

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

Those who do not know how to laugh 

There is nothing beyond the capacity of being human! I thought confidently, after swallowing three cans of 333 beer. This extremely grovelling lost hope that humanity could also be glorious. Evident in the blind man walking around selling broomsticks in the streets, he doesn’t need to see where he’s going! My eyes are like blaring stadium lights, but after just a few drinks I manage to lunge into a man coming from the opposite direction. I grunted: “Are you blind?”. His eyes wide, angry: “Are you blind?”. I’m scratching my head and burst out laughing as though someone was tickling my armpits. He simply glared, he was as cold as ice: “Drunk after a few 333, forget it!”. I laughed even louder. He snapped: “I told you, laugh all you want. Only fools like you laugh!”. His insult was a little excessive, but I let it go, his eyes were sharp like daggers, flaring fire.

Life is a series of serendipitous events. If not then how could two random blokes bump into each other like that? We’re accidental traveller companions on a boat or train or some kind of journey like that. And surprisingly most of my traveller companions do not know how to laugh. A sense of humour is no different to foreplay, it’s not fun at all without a companion, and there’s no joy in laughing alone.

On a serendipitous boat trip, I was introduced to a bunch of characters, there was a man who introduced himself as Friends Of Kings, an attractive young woman with a twisted leg, her name was Princess Reminiscent, a middle-aged man driving the boat, his name was Professor Of Professors, and about a dozen other nameless people. Their faces were as serious as though their faces were directly lit up by moonlight, I thought they were a row of marble statues straight from the Pyramids in Egypt, or faces of docile faithful slaves from an Eastern era long gone.

I thought to myself, it’s a long trip, the landscape often monotonous, sometimes a little choppy, and they’re this serious, how were they going to survive the entire trip? So I shouted: “The King and a blind man got lost and ended up catching some contagious rash! Haha…”. Immediately Friends Of Kings pulled out his sword, and aimed it at my throat: “How dare you defame the king, do you want to die!”. I argued:” I was just joking, plus, there’s no King here?”. “You tried to defame the King in front of me, Friends Of Kings, how dare you deny it?”.

I was quiet, even though I was annoyed. Perhaps Friends Of Kings is also blind lost and delirious.

I thought: The sword is aimed at my throat, there’s no escaping it? When it comes to death if there was a choice, would you choose to die in the most interesting way or just simply sadly disappear? Interesting should be the better choice! I took off all my clothes and ran around the boat in the moonlight. I lent my voice to a folk classic, adding dramatic gestures: “Princess Reminiscent twisted her ankle running away from the Professor Of Professors because he tried to fondle her breast. A humble farmer with sagging breasts, not even 20 but had already loved 5 burly blokes aah ahh… Friends Of Kings has horns on his head, each time he walks you’re not sure if he’s an ox or a cow…”.

All three of them chased after me, as I ran around and around the boat, the lyrics playfully rolled off my tongue, and I was smiling from ear to ear.

Princess Reminiscent was so angry she was baring her teeth, frothing at the mouth like a pig. One of the Princess’ legs was shorter than the other, and after two rounds around the boat, she tripped and fell. Professor Of Professors right behind did not stop in time, and fell straight on top of her. An unexpected timely comedic event. The Professor’s pants were ripped almost to the groin, a huge commotion, hilarious! Friends Of Kings has since not stopped cursing and his military precision on character assassination of me. I said: “stop going after me, Princess has bled for two days already…”. Immediately Professor Of Professor and Friends Of Kings stopped, covering their faces with both of their hands, as though they didn’t want to see, they were visibly disgusted.

They stopped going after me as they stopped to help each other get up. They proceeded to cry, loudly, audibly! Oh dear god, the poor thing! I tried to add in a panic: “Oh oh sorry, I was just joking!”. Professor Of Professors angry: “Joking, you’re joking, you made me rip my pants, you’re going to have to pay for this!”. I consoled him: “Why don’t you wear my pants for the time being!”. “What are you going to wear?”. “I don’t have to wear pants, it’s hot!”. Princess Reminiscent screamed: “No, you can’t be pantless in front of the King!”. Friends Of Kings dropped to his knees, mumbling: “Long live the king, long live the king!”. I looked around and there was no king to be found. Professor Of Professors announced: “The King is with us at all times, anywhere and everywhere, long live the king!”.

I sneered: “Long live whatever the heck…”.

Friends Of Kings announced solemnly: “We must accept this holy war, we must destroy those who blaspheme against the saints!”. The dozen all so statues shouted in unison: “Holy war!”. I believe: In life, everything ends with death, the difference here is either fast or slow, that is all. I stood in the middle of the boat: “If you all laugh now together, I will surrender, and die immediately without further argument!”.

No one laughed. On this boat, no one smiled. How strange, right? They relished the weightiness, and solemnity, why? Maybe it was a secret they share?

Laughter can diffuse a tense situation, and avoid bloodshed, then why would they refuse to laugh? No one would be so quick to judge other people if they were having fun, right? I’m finding it really hard to understand! Resigned, I said: “Fine, enough jokes,  I don’t want to be around you guys anymore. This is a boat full of ghosts, you guys are embalmed corpses ready for burial!”.

I jumped straight off the boat into the river, I didn’t care if it was dirty and full of leeches or what. I floated face up, drifting alongside the boat. Now, I’m an outsider, abandoned by the world for my placeless humour, and my desire for joy.

With no one to play with, I turned my attention to the fish. They followed me picking at my hair, waving their tails, and snuck into my armpits, circling each leg. The school of fish, compared to the people on the boat, they were more entertaining. I asked the school of fish: “do you guys know why…?”. The fish shook their heads.

On the boat, the embalmed corpses continued to address each other solemnly.

“Have you ever seen a king?”.

“No”.

“Then, how come you’re Friends Of Kings?”.

“My mother named me that”.

“Your mother is of royal blood?”.

“My mother is a rice farmer”.

“A farmer?”.

“Exactly”.

“Me too, my mother is an expert when it comes to ploughing and collecting duckweed to feed the pigs”.

“Then, how come your name is Princess Reminiscent?”.

“My mother said, with a name like that I can hold my head up high when it comes to other people, I was born with this bad leg”. 

Ah, as it turns out. There has never been a king, queen or any kind of important entity travelling with me at all. A bunch of con artists, a bunch of farmers with fancy names trying to deceive other people, so they can have the boat for themselves, and have it their way. They don’t like games, they don’t like laughter, and they prefer to be serious because they’re worried about making mistakes, dropping their hats, their tops, and their slippers. They were worried about me seeing their true face. No wonder Professor Of Professors jumped on top of Princess Reminiscent when she fell and Friends Of Kings used his jacket to cover her up. I screamed: “What a bunch of liars and swindlers, haha…”.

Startled, they turned and looked at me solemnly, calmly and coldly as the boat veered away. All I wanted to say to them was: Your boat has nowhere good to land, because out there, the is nothing but a deep dark hole, but it was too late.

They were already gone.

_____

Những kẻ không thích đùa

Truyện ngắn  Nguyễn Văn Thiện

Không có gì ngoài khả năng của con người! Sau khi uống hết ba lon bia 333, tôi cao hứng nghĩ. Con người rúm ró vô cùng nhưng cũng vĩ đại vô cùng. Bằng chứng là những người mù đi bán chổi tấp nập trên đường phố, họ có thèm nhìn đâu mà vẫn thấy đường đi! Trong khi, mắt tôi như đèn cao áp trong công viên thành phố, thế mà hôm qua đi nhậu về lại đâm sầm vào gã đi bộ ngược chiều. Tôi hỏi: “Mày mù à?”. Gã cũng bặm trợn trừng mắt: “Mày mù à?”. Tôi đưa tay xoa xoa vầng trán u rộng rãi và cười như bị thọc nách. Gã vẫn không cười, gã nói lạnh băng: “Loại mày, uống 333 mà cũng say, tao không chấp!”. Tôi càng cười to hơn. Gã gắt: “Đã bảo tao không biết cười. Cười như trâu hít bẹn!”. Lão chửi hơi ác, nhưng tôi không dám chửi lại, nhìn mắt gã như dao, tôi biết, tôi nhịn.

  Cuộc đời này là tổ hợp một chuỗi tình cờ. Không tình cờ thì làm sao mà hai thằng đi bộ trên vỉa hè lại đâm sầm vào nhau được? Chúng tôi tình cờ đi với nhau trên một chuyến xe hoặc một con tàu hoặc một hành trình đại loại thế. Cũng tình cờ mà tôi biết, hầu hết những người đi cùng tôi không biết đùa và không thích đùa. Đùa, cũng như yêu đương vậy, phải có đối tác mới vui, đùa một mình chán chết…

  Trên chuyến tàu tình cờ ấy, ngoài tôi ra, có một người tên là Bạn Của Vua, một cô gái xinh đẹp nhưng bị trẹo chân, tên là Hoài Niệm Công Chúa, một gã trung niên cầm lái, tên là Thầy Của Thầy, và hơn chục nhân mạng vô danh khác. Mặt họ nghiêm trang đến mức, khi mặt trăng soi vào, tôi tưởng đó là dãy tượng cẩm thạch đâu tận bên các Kim Tự Tháp hiện về, hoặc là gương mặt của dãy bề tôi trung thành tin cẩn túc trực bên giường bệnh của các bạo chúa phương Đông thuở trước chưa xa.

Tôi nghĩ, đường thì xa hun hút, có khi trời yên biển lặng, có khi bão tố phong ba, mặt cứ lạnh băng như đá thế này, làm sao chịu nổi? Tôi hét to: “Vua là một thằng mù lạc đường bị da liễu nhiễm trùng! Ha ha…”. Ngay lập tức Bạn Của Vua tuốt gươm ra kề vào cổ tôi: “Mày dám mạo phạm vua, tội chết!”. Tôi cãi: “Tôi chỉ nói vui thôi, với lại, ở đây có ai tên là Vua đâu?”. “Mày dám đặt điều bôi bác Vua trước mặt tao, Bạn Của Vua, mày còn dám cãi?”.

  Tôi im lặng, nhưng bụng vẫn ấm ức. Có khi Bạn Của Vua cũng là một thằng mù lạc lối nhiễm trùng…

  Tôi nghĩ: Gươm đã kề bên cổ, chạy đâu cho khỏi chết. Nếu phải chết, bạn sẽ chọn cho mình cái chết thật vui hay thật buồn? Đương nhiên rồi, vui vẫn hơn! Tôi cởi quần áo ra chạy vòng quanh trên boong tàu đầy ánh trăng. Tôi hát vọng cổ, tôi múa nghê thường: “Con Hoài Niệm Công Chúa bị trẹo chân vì bị Thầy Của Thầy rượt theo bóp vú. Đó là một cô gái bần nông vú sệ, chưa đủ tuổi 20 mà yêu tới 5 thằng ằng ằng… Còn Bạn Của Vua trên đầu có sừng, mỗi lần bước đi thì không biết là trâu hay nghé…”.

  Cả ba đứa rượt theo, tôi vẫn chạy vòng tròn, có khi lượn chữ “chi” ngoắt ngoéo, miệng cười vui vẻ.

Hoài Niệm Công Chúa tức đến nỗi miệng méo xệch, nước bọt tràn ra hai bên mép như mép lợn lòi. Chân của Công Chúa bị thọt, nên chạy được hai vòng thì vấp ngã. Thầy Của Thầy chạy sát sau, dừng không kịp, ngã đè lên. Một vụ tai nạn khôi hài ngoài dự tính. Quần của thầy bị toạc gần đến háng, lôi thôi củ quả, vui ghê! Bạn Của Vua không ngớt lời nguyền rủa tội khi quân phạm thượng của tôi. Tôi nói: “Đừng đuổi nữa, Công Chúa bị chảy máu hai ngày rồi…”. Lập tức Thầy Của Thầy và Bạn Của Vua dừng lại, hai tay ôm lấy mặt, không dám nhìn, tỏ ý kinh tởm.

  Họ dừng lại, không đuổi nữa, giúp nhau đứng dậy. Rồi họ khóc, khóc rõ to! Trời ơi, nhìn thương quá! Tôi nói lí nhí: “Tôi xin lỗi, tôi chỉ đùa thôi!”. Thầy Của Thầy chửi: “Đùa mả mẹ mày, làm tao rách quần, đền đi!”. Tôi đề nghị: “Thầy lấy quần tôi mặc tạm vậy!”. “Thế mày mặc bằng gì?”. “Tôi cởi truồng cũng được, trời đang nóng!”. Hoài Niệm Công Chúa hét to: “Không được, cởi truồng trước mặt Vua là khi quân!”. Bạn Của Vua quỳ xuống, lẩm nhẩm: “Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế!”. Tôi nhìn quanh vẫn không thấy vua đâu hết. Thầy Của Thầy nói: “Vua ở bên cạnh chúng ta mọi lúc mọi nơi, vua muôn năm!”.

  Tôi nói: “Muôn năm con kẹc í à…”.

Bạn Của Vua nói: “Phải chấp nhận một cuộc thánh chiến, tiêu diệt kẻ dám phỉ báng thánh nhân!”. Mấy chục nhân mạng đồng thanh hô to: “Thánh chiến!”.
Tôi nghĩ: Cuộc đời, cuối cùng sẽ kết thúc bằng cái chết mà thôi, vấn đề là nhanh hay chậm. Tôi đứng giữa boong tàu nói: “Nếu tất cả các ngươi cười lên một phát, tôi xin đầu hàng, xin chết ngay miễn bàn!”.

  Không ai cười hết. Trên chuyến tàu này, không có nụ cười nào hết. Quái gở nhỉ? Họ thích trang nghiêm, trầm trọng để làm gì nhỉ? Phải có một bí mật nào đó mà tôi chưa biết?

  Nếu cười lên một tiếng mà tránh được can qua, tránh được đổ máu, tại sao họ lại không cười? Tại sao họ lại hung hăng kết tội người khác chỉ vì họ muốn đùa cợt vui vẻ? Khó hiểu quá! Tôi nói: “Thôi, đùa vậy đủ rồi, tôi không thèm đi chung với các ngươi nữa. Con tàu này là một con tàu ma, các người là những xác ướp chưa chôn!”.

  Tôi nhảy ùm xuống sông, mặc cho nước trôi cá rỉa đỉa leo. Tôi nằm ngửa, trôi song song cạnh con tàu. Bây giờ, tôi là kẻ ngoài lề, kẻ bị thế nhân ruồng bỏ chỉ vì tội ham vui không đúng lúc đúng nơi.

  Không có ai chơi cùng, tôi đùa với lũ cá. Chúng bơi theo rỉa lông, xôn xao quẫy đuôi, cù vào nách, lách qua háng. Lũ cá này, so với lũ người kia, vui tính hơn nhiều.  Tôi hỏi lũ cá: “Tụi bây có biết vì sao…?”. Lũ cá lắc đầu.

Trên tàu, những xác ướp vẫn chuyện trò một cách nghiêm trang.

  “Ông thấy vua bao giờ chưa?”.

  “Chưa”.

  “Sao tên của ông lại là Bạn Của Vua?”.

  “Mẹ tôi đặt thế”.

  “Mẹ ông là quý tộc?”.

  “Mẹ tôi làm nghề trồng lúa nước ven sông”.

  “Nông dân à?”.

  “Chính xác”.

  “Tôi cũng vậy, mẹ tôi biết cày bừa và vớt bèo nuôi lợn”.

  “Vậy sao tên của ngươi là Hoài Niệm Công Chúa?”.

  “Mẹ tôi nói, đặt tên như vậy để tôi mở mày mở mặt với thiên hạ, chân tôi bị tật bẩm sinh”.

A, thì ra là thế. Không hề có vua chúa hoàng hậu với thầy bà gì ở đây hết. Một bọn lừa đảo, một bọn nông dân chính hiệu mượn tên mượn áo để lòe bịp, để giành lấy con tàu và lái đi theo ý chúng. Chúng không dám đùa, ghét cười cợt, thích trang nghiêm vì sợ vấp té, sợ rơi áo rơi mũ, tuột giày. Chúng sợ tôi nhìn thấy gương mặt thật. Hèn gì khi Công Chúa ngã xuống thì Thầy Của Thầy ngã nhào lên và Bạn Của Vua thì lấy áo che. Tôi hét lớn: “Bọn lừa đảo không biết cười, lêu lêu…”.

Chúng giật mình, ngoảnh lại nhìn, sau đó thì vẫn trang nghiêm, điềm tĩnh, lạnh lùng lái con tàu đi mất. Tôi chỉ muốn nói với chúng rằng: Con tàu ấy, sẽ không có một bến bờ tốt đẹp, vì phía trước là vực thẳm, sâu hun hút, nhưng mà không kịp nữa. 

Chúng đã đi rồi.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Animal Sacrifice

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Trần Băng Khuê

Truyện ngắn

Vật tế

1.

Mù sương.

Không lửa. 

Khói.

Có khói. Khói bỏng mắt. Cay môi. Xồng xộc chạy theo cuống phổi vấp ngã trong thanh quản. Những âm thanh đùng đục thoát ra từ cuống lưỡi rồi bục thẳng vào khói. Như một khối ung nhọt, bị dồn nén lâu ngày được bung vỡ sung sướng. Trời vẫn mù sương khi ánh sáng đã lọt xuống, thủng cả một khoảng trắng trong không gian kì quặc này. 

Một lũ người quỷ ám hình dạng mờ ảo thoắt ẩn thoắt hiện trong sương mù. Hẳn sẽ nắng gắt lắm đây. Xuân thứ ba mươi mấy, năm của những con giáp bị người ta vặt lông làm vật cúng tế chào đón thời gian không chút thương xót. 

2.

Đợi đám đông di tản, nới rộng vòng tròn vây phủ, những người lạ mặt (tôi gọi đó là những người lạ mặt, vì họ có những khuôn mặt rất lạ, không giống mặt người) mới tiến gần lại giàn lửa thiêu. (trên giàn không có củi, không có chất dẫn cháy, không đuốc lửa cầm tay). Đám đông vừa mới nới rộng vòng tròn, lại tiếp tục dồn vào địa điểm ấy, tò mò hướng những ánh nhìn về phía vị trí chứa vật tế. Tôi, đứng giữa đám đông, tôi di dời theo đám đông. Và, chính tôi, cảm thấy mệt mỏi chán chường cuộc di dời lặp đi lặp lại của đám đông. Vây bủa, tản ra, rồi lại vây bủa, tản ra. Hò hét. Câm lặng. Rồi lại hò hét. Đám đông luôn luôn kì quặc đến mức không thể nào chịu nổi, theo như tôi nghĩ. Ấy vậy, tôi vẫn bị lôi kéo vào những cuộc chơi của đám đông, chỉ vì sự tò mò hồn nhiên của mình. 

Dẫu thế, ngay khi tôi hồn nhiên hùa theo cuộc chơi của đám đông trong buổi mù sương tờ mờ này, thì chính nó, những hiện cảnh kì quặc trên giàn tế ấy đã gợi một thứ cảm giác nào đó chơi vơi, buồn rơi nước mắt. Tôi có thể thấy những giọt nước mắt không nhỉ? Nó giống sương không nhỉ? Làm sao để tôi nhận ra đâu là nước mắt, đâu là sương là khói?

Tôi quyết định rời bỏ đám đông. (Tôi không thuộc về họ). 

Tôi là tôi. Ngay chính khi này, tôi vẫn muốn khẳng định rằng tôi phải là tôi. Một cá thể riêng biệt, buồn bã, đầy rẫy nỗi niềm sầu muộn ư? 

Tôi là tôi. Kẻ bị ruồng bỏ trong một ngày mù sương, đầy khói mà tôi biết, tôi nhớ. Thứ mù sương lạnh lẽo. Thứ mù sương hãi hùng cơn mê ẩn nấp những nguy cơ chết chóc, mất mát nào đó đã được dự báo trước. Ở giữa đám đông, tôi vẫn là tôi. Đám đông không chạm được vào tôi. Nhưng, tôi thì chạm được vào họ. Bằng tiếng thét, bằng những không gian ảm đạm, bằng chính cuộc chơi kì quặc của họ, và bằng chính sự vô hình của tôi. Dù rằng, lúc này, tôi cũng đang rất tò mò về sự biến kì quặc trước mặt mình trong sương khói vây phủ của sáng hôm nay. 

Một quang cảnh trống rỗng, cùng với một đám đông diễn trò bao vây, rồi sau đó tản ra, và lại ùa vào hét lên những tiếng bùng bục trong cổ họng. Tất cả chỉ có thế. Tôi chẳng hề thấy thứ gì hiển hiện hữu hình và ắt phải cầm nắm tóm bắt được. Ấy vậy, buổi tế vật dường như vẫn sẵn sàng ngay trước mắt tôi một cách đầy hứng khởi. Vài người khoác bộ cánh chỉnh tề tay cầm những tệp giấy có chữ (chắc chắn phải có chữ, nếu không họ sẽ phải làm gì cho việc bắt đầu buổi tế?). Một gã trẻ măng khệnh khạng từng bước chân đi chính giữa các vị ấy, đưa cao tệp giấy lên soi dưới mặt trời. Tệp giấy nghiêng nghiêng rồi phụt khói. 

Sương đã tan. Nắng đã bắt đầu gắt và bốc lửa. Nắng xuyên qua chữ. Những cái bóng in lên mặt đất. Bóng người chập choạng va đập vào nhau. Bóng chữ oằn xuống cong vẹo các kí tự viết tắt mà tôi kịp thấy chúng rơi tuột ra khỏi một trang giấy. Tôi nhìn theo bọn kí tự dưới đất. Chúng nhảy độp độp, như gõ lên nền đất thịt những thanh âm kì lạ. “có phải chúng đã vượt thoát”, (như tôi). Tôi nghi ngờ, rồi tự khẳng định lạc quan, rằng: “chúng sẽ vượt thoát sớm thôi, nhanh chóng thôi, chúng sẽ rời khỏi những trang giấy vô nghĩa làm nên các loại chuẩn tắc không kiềm giữ nổi căn tính của giống loài”.

Những kí tự vẫn tiếp tục rơi xuống, một vài chữ trong số chúng nằm lặng yên trên mặt cỏ đẫm sương như nước mắt và không hề có ý định nhúc nhích, rời đi. “Cỏ khóc đêm thâu. Mộ phần nằm sâu không chôn chặt được cái chết nổi trôi lên mặt đất”. Tôi lẩm bẩm, trong cơn mê mộng, đưa mắt nhìn về phía giàn tế trống rỗng một lần nữa. Đám đông vẫn tiếp tục vây bủa nhau, rồi tản ra, rồi hò hét, rồi câm lặng. Khói vẫn cuộn tròn phả lên đến tận mây xanh. 

3.

Tôi đăm chiêu quan sát những kí tự rơi vãi. Chúng vẫn nằm yên, tuyệt nhiên không hề động đậy. Tôi rời xa đám đông, đứng về một phía không có nắng. (Tôi sợ nắng. Tôi sợ mặt trời. Tôi sợ lửa. Tôi sợ cả khói). Một loạt những nỗi sợ hãi trào dâng lên trong lòng tôi cuồn cuộn như cơn sóng đập rộn rã ngoài khơi. Tôi nhớ sóng. Nhớ rằng tôi có lần đã được nằm nghe tiếng sóng rất thật qua nhịp tim của mẹ. Vậy mà, trong lúc này, khi tôi đang tò mò dấn thân vào một cuộc tế lễ kì quặc thì tôi lại thấy tiếng sóng bất giác trở thành một nỗi sợ hãi bám riết dưới ánh mặt trời. 

Tôi trở về với không gian trải ra trước đôi mắt trong như giọt sương sớm, ngắm nghía những kí tự rơi vãi. Chúng bắt đầu có động thái nhúc nhích. (Hẳn chúng cũng hào hứng với cuộc tế lễ kì quặc này). Tôi vừa dõi theo chúng, vừa nghĩ ngợi tiếp về mẹ, về sóng. Mẹ ở đâu nhỉ? Sao mẹ lại xuất hiện ngay chính khi tôi đang bận bịu rong chơi giữa mùa xuân, với những cuộc phiêu lưu kì thú trong vài hiện cảnh nhập nhoạng sáng tối của thế gian nhỉ? Tôi nghĩ về chữ Mẹ. Kí tự M. (Có thể là mẹ. Hoặc không). Dù gì tôi cũng chưa thấy mẹ bao giờ. Tôi chỉ biết mẹ qua tiếng sóng. Nhịp tim của tôi. Máu của tôi. Máu của mẹ. Máu của đại dương ngờm ngợp đêm sâu. Rồi, tôi lại nghĩ về một ý nghĩa khác của chữ M. (có thể là máu. Hoặc không). Máu tràn lênh láng sau cuộc sinh nở của một người đàn bà chẳng hạn. Tôi nghĩ về tôi. Là tôi trong một đêm sương lạnh chưa đủ hình hài. 

Bất giác những tiếng hét bùng lên, vỡ ra rồi câm bặt. Tôi giật mình, rời bỏ dòng ý nghĩ miên man không ai hay biết, tiếp tục hướng về cuộc chơi của những con người đủ hình hài kì quặc. 

Đám đông, cùng với những kẻ có khuôn mặt quái dị và giàn tế (không củi, không lửa, không thấy vật tế) vẫn đang tiếp tục trò chơi. (thôi, tôi gọi là trò chơi, chẳng ai dạy tôi gọi nó là một buổi tế lễ). Có thể nó chỉ là sự hình thành từ thứ nhận thức bất chợt. “Cuộc chơi của họ là gì thế nhỉ?”, nghĩ mãi, tôi cũng không hiểu, tại sao chỉ có một đám đông, một giàn tế không củi, không lửa, không cả vật tế. Ấy thế mà buổi tế vật vẫn kiên quyết diễn ra đầy sôi nổi, hắc khí đen nghịt quấn riết những đám mây một ngày nắng đẹp. Bỗng dưng, tôi thấy chán. Cơn chán chường này thường xuyên đến với tôi, mỗi lần tôi không còn hào hứng với trò chơi mà tôi chỉ vừa mới nhập cuộc. Chúng ngờm ngợp trong hơi thở vô hình của tôi. 

4.

Một ngày nắng đẹp. 

Tôi nghĩ, tôi phải rời đi, tôi phải rời khỏi nơi này ngay khi còn có thể chịu đựng cơn chán chường đầy nghịch lí này. Tôi rời bỏ giàn tế, tôi rời bỏ đám đông, tôi rời bỏ những tiếp diễn của một buổi lễ kì quặc mỗi mùa xuân ở phía trước. Tôi muốn tách biệt hẳn khỏi đám đông để được lặng yên ngồi trên những mộ cỏ suy tư về những điều tôi thấy. Mộ cỏ trầm uất từ đêm tối đến giờ khi tôi rời đi để rong chơi một mình. Mộ cỏ đẫm sương đã bị nắng gắt làm héo khô mất vẻ tươi xanh ẩm ướt. 

Dù đã rời bỏ giàn tế, nhưng tôi, dường như tâm trí tôi vẫn không rời bỏ khỏi những thứ tôi đang tưởng tượng. Cuộc chơi ấy sẽ diễn ra như thế nào nhỉ? Họ sẽ làm gì tiếp theo với một giàn tế không củi, không lửa, không vật tế, chỉ có một đám đông, một nhóm người hành lễ mang khuôn mặt kì quặc mà tôi lần đầu tiên được thấy trên đời. Tôi lại nghĩ về mẹ, về tiếng sóng. Tôi không biết khuôn mặt của mẹ. Tôi chỉ nghe và nhớ tiếng sóng. Hẳn là hình dạng khuôn mặt của mẹ giống như sóng. Là sóng. Có khi nào mẹ là sóng. 

Trên mộ cỏ khô héo, tôi ngồi trên mộ cỏ khô héo cách xa không gian buổi tế lễ một khoảng ngắn, tôi nhận ra những kí tự, chúng đã rớt khỏi từ tệp giấy của những người hành lễ và đang tiến về phía tôi. Chúng vừa nhảy độp độp, vừa thở hổn hển trên mặt đất. Chúng lết đến bờ cỏ khô héo dưới ánh nắng mặt trời bỏng rát. Hiện thực rõ ràng nhất. Ấy thế, mắt tôi vẫn mong tưởng về những mảng cỏ tươi xanh đẫm nước (đó là tôi mường tượng, chẳng có bờ cỏ xanh mượt nào còn ướt mềm sương dưới mặt trời nửa buổi). Những mong tưởng của riêng tôi luôn luôn mâu thuẫn, đối nghịch với hoài nghi. Tôi hoài nghi chính tôi. Tôi hoài nghi mặt trời. Tôi hoài nghi ánh sáng. Tôi hoài nghi những cuộc chơi kì quặc của đám đông nọ. Vậy mà, tôi vẫn muốn được tham gia, muốn biết điều gì xảy ra trong cuộc chơi đó. Lạ kì thật. Bất giác, tôi cảm thấy một nỗi buồn vô hạn xâm chiếm lấy linh hồn bé bỏng ngây thơ và thèm khát khám phá thế giới này. 

Tôi không tiến gần đến đám đông, đến giàn tế nữa. Tôi muốn ngồi đây để quan sát đám kí tự vượt thoát khỏi tệp giấy kia xem cuộc chơi của chúng. Kí tự C chổng ngược vành chữ thành hình cánh cung, trên mây có một con chim lạc bầy liệng chấp chới hoang mang rồi rớt phịch xuống mặt đất, ngay cạnh tôi. Tôi nâng cánh chim non bị thương lên, vài giọt máu rỏ xuống, mộ cỏ héo khô bỗng dưng tươi xanh trở lại như vừa đẫm sương. Chim non đã chết. 

Tôi cúi mặt tìm các kí tự khác. Hẳn là sẽ còn những kí tự khác thoát ra từ tệp giấy. Kia rồi, L chậm chạp không thể nhảy lộp độp như C, đang tiếp tục tiến về phía tôi. L dừng lại, nằm xuống vệ cỏ và khóc. Tiếng khóc như giun như dế, như ong như ve, như muỗi vằn giữa đêm khuya lên cơn khát máu. Tôi biết đó là một tiếng khóc, tiếng khóc câm. Chúng nén chặt trong cổ họng tôi, khiến tôi đau đớn. (Tôi chưa được khóc thành tiếng bao giờ). Dù vậy, lúc này, tôi lại nghĩ về tiếng sóng. Có khi đó là tiếng khóc của tôi. Rồi, tôi lại bận lòng đuổi theo những suy nghĩ, những ám ảnh về các vòm cổng vào nhà hình chữ L. Chúng chỉ mang lại sự chết chóc. 

Mải mê với những kí tự đang hiển hiện xung quanh mình, tôi quên mất đám đông và giàn tế hồ như vô hình trước mắt. Hiện tại của tôi là những kí tự kia, những chữ cái đã rơi ra khỏi các trang giấy trắng ngờ nghệch. Tôi muốn biết sẽ còn kí tự nào khác tiếp tục cuộc chơi vượt thoát đặc biệt này. Dưới lòng bàn chân tôi, nhồn nhột, (ấy là tôi tưởng tượng, những ngón chân tôi không đủ hình hài tròn trịa của tôi), chúng cựa quậy, rồi một thứ gì đó hơi cộm lên. Tôi nhích bàn chân khỏi mộ cỏ, tháo rời xác thể mây khói ra khỏi mọi ràng buộc để cảm nhận rõ hơn sự tồn tại của một thứ kì lạ mà lần đầu tiên tôi biết rằng nó có thực trên đời. Tôi cúi xuống thấp hơn, một chữ V góc cạnh, chỉa thẳng lên, chạm vào hình dáng ngón chân lớn nhất của tôi. (ngón chân lớn nhất của tôi). Chữ V không biết bằng cách nào đã tiếp cận được tôi. Chữ V khiến tôi buồn. Nỗi buồn dưới lớp da không hiển thị. Lớp da chưa kịp thành hình thành dạng như bao kẻ khác. Nỗi buồn luồn sâu vào phía trong, thấm nhanh vào máu thịt ảo ảnh. Rõ ràng, tôi đã cố tình bỏ quên những vấn đề liên quan đến sự tồn tại khả hữu của bản thân mình. Vậy mà tôi vẫn chẳng thể nào ngừng đặt một dấu chấm hỏi về tôi, về mẹ, về những tiếng sóng chập chờn thoắt ẩn thoắt hiện trong từng lớp ký ức ảo diệu.

Tôi nhặt chữ V lên, tôi ngắm nghía nó dưới ánh nắng vừa lẻn xuống từ những đọt mây xám trên đầu. Bất chợt từ trong đám đông ở phía giàn tế những tiếng thét thất thanh đau đớn như có kẻ bị đốt chết. Không, giàn tế vẫn lặng im chưa thắp lửa. (không có củi, không vật tế, không chất dẫn cháy), làm sao cơn đau vang vọng tới tấp đến như thế được. Tôi tò mò, (rồi, có khi tôi cũng phải tò mò về sự hiện diện của vô khối thứ kì quặc tồn tại xung quanh mình). 

5. 

– Lửa. (đã bắt đầu có lửa)
Ngọn lửa từ trên núi vừa ào xuống. Chúng tuôn ra. Chúng chảy tràn ra như suối. Lửa biến thành biết các hình khối đặc quánh, lửa hóa gió, nhanh như gió nung đốt mọi thứ trên đường tuôn chảy của chúng. Lửa trồi lên, sụt xuống. Rồi hất tung những bó hoa lửa về phía đám đông, tạt vào giàn tế không củi, không chất dẫn cháy. Và cháy. Lửa bủa vây tạo hình thành một vòng tròn. Đám đông dạt hẳn ra khỏi vành lửa. Đám đông bắt đầu hát. Những kẻ lạ mặt tề chỉnh xiêm y bắt đầu gọi tên vật tế.
– nước.
Nước. [đám đông đáp lời]
– đất.
Đất. [lầm lũi đáp]
– cây [đám đông cướp lời]
Trăm năm bật gốc.
– biển
Cá khóc lên bờ [đám đông đáp lời]
– lúa
Lúa đương thì con gái. [đám đông lại đáp lời]
– ớt
Cay. [đám đông dụi mắt đáp lời]

Đốt.
Đốt.
Đốt.

Đám đông vốc rồi lại ném. Vốc rồi lại ném. Ném vào trong lửa. Ném vào giàn tế. Đám đông hào hứng ném. Lửa hừng hực cháy. Những con người kì quặc căng giọng ra quát và hét. Lửa càng cháy mạnh. Đám đông càng vốc vội các vật tế được gọi tên và ném cật lực cho đến khi kiệt sức. 

Gã trẻ măng cầm tệp giấy mà tôi nhớ có dáng đi khệnh khạng ấy vừa tiếp tục cất giọng gọi tên một vật tế khác. Lòng bàn tay tôi nắm chặt mẫu tự V. Tôi căng tai lắng nghe, dõi theo buổi tế kì quái ấy. Tiếng của đám đông gào lên mạnh hơn. Họ vừa gọi tên vật tế nào thế nhỉ? Hình như là nó, chữ V, (tôi câm lặng nhìn ngắm chữ V đã làm cho những ngón chân tôi biết đến cảm giác đau đớn sung sướng ấy)

Chữ V cựa quậy bật khỏi lòng bàn tay vô hình của tôi và rơi xuống đất. Chữ V nhảy độp độp thật nhanh về phía giàn tế, về phía đám đông và lũ người quỷ ám. Tôi đuổi theo chữ V, hòa vào đám đông, nhìn thật gần giàn tế. (vẫn không củi, không lửa, không thấy vật tế nào hiện hữu). Tôi ngơ ngác nhìn những cái bóng vây quanh mình đang hò hét, gào thét tên vật tế cuối cùng, “máu”.
Không một thanh âm nào bật lên đáp lại. Tôi nghe những tiếng máu rần rật chảy đâu đó, như thác, như lũ, như mưa. 

Ở phía giàn tế, máu xối xả được tạt vào trong lửa.
Máu chảy tràn xuống nằm dưới chân tôi. Chữ V bật nảy lên và nhanh chóng lao về phía đám đông, nhảy xổ thẳng vào giàn tế. Máu đang sôi. Mặt đất lênh láng máu và lửa như những dòng nham thạch từ trên núi đổ xuống. 

Chân tôi bết máu. (những ngón chân chưa thành hình của tôi)
Chân tôi bết đất. (những ngón chân chưa thành hình của tôi)
Chân tôi dính chặt vào nhau không tài nào tách rời ra được. (những ngón chân chưa thành hình của tôi)

Tôi muốn đi. Tôi bất giác muốn đi. Chập chững tập đi. 

(đi về đâu?)

Đi về nơi có tiếng sóng. Đi về nơi có mẹ. Mẹ tôi là sóng. 

Tôi muốn ê a đọc chữ. Từ chữ đầu tiên cho đến chữ V. (Chữ V tan biến) 

Tôi tan biến. (như chưa bao giờ xuất hiện). 

Tôi là một hình hài chỉ được nghe tiếng sóng qua nhịp tim của mẹ chưa đủ chín tháng mười ngày. Tôi không phải là tôi. Tôi là vật tế cho cuộc chơi của những người lớn. 

Giàn tế thực ở đó, ngay vạt đất đỏ đó vẫn còn sót lại vài dấu vết nhỏ. Máu khô. Đen. Và bám đều lên từng cành cây nhánh cỏ khô và héo dưới ánh nắng mặt trời gắt gỏng bỏng lửa xung quanh ngọn núi hoang buồn bã, cô độc. Đám đông cũng dần tan biến mất. Linh hồn tội lỗi di trú trong không gian cũ kỹ, lạnh lẽo. Linh hồn đáng thương nấp sau mộ cỏ đẫm sương như nước mắt lặng câm không được phép cất tiếng chào đời. 

Chiều tà, bóng phủ. Một màu đen kịt hào phóng buông thả thứ hắc ám quen thuộc lên bất kì vật tế nào mà nó thích. Đám gà trống cẩu thả gáy như điên loạn trong bóng tối. 

Giá mà ngày mai trời sẽ sáng. 

Animal Sacrifice

1.

Foggy.

Fire, no.

Smoky, yes.

The smoke. Burning the eyes. On lips, bitterness. The chase was on and the bronchioles were tripping over the larynx. The deep dense sound escaped from the foot of the tongue pointedly penetrated the smoke. Like an oozing ulcer, bubbling away for a long time to suddenly explode in a release of joy and glory. The sky hid behind the fog as the light filtered through, holes through the ghostly whiteness.

A group of devilish looking people emerged from the eerie fog. It’s going to be a very sunny and hot day. The thirtieth something spring, the year for those destined to have their feathers plucked and offered up as a sacrifice to time, without an ounce of sympathy.

2.

Waiting for the crowd to dissipate, the circle of onlookers widened, the strangers (I call them strangers, because they were very strange, their faces devoid of humanity) drawn to the sacrificial fire. (on the pyre there was no firewood, no fire starter, no torch). The same circling crowd edged their way towards the same spot, their curious eyes focused on the sacrificial altar. I was amongst the crowd, moving with the crowd. And, I was tired, and the repeated movement amongst the crowd was exhausting. Crowding together, to then dissipating, to again crowding, dissipating. Screaming. Silence. The crowd was persistently confounding to a point that it was unbearable, I thought. Yet here I was again, pulled back into the crowd due to the nature of my curiosity. 

Despite it being a matter of fact for me to run with the crowd, inside this undecipherable fog, the whole thing in itself, the strange things that took place on the sacrificial altar brought to the surface a state of emptiness, a sadness like crying. I wonder if I could see the teardrops? Do they look anything like dew drops? How will I be able to tell the difference between a drop of dew and a tear, smoke or the fog?

I made a conscious decision to leave the crowd. (I didn’t feel like I belonged).

I am me. Right at this very moment, I want to make sure I am myself. An individual, sad, full of sadness?

I am me. Someone who was abandoned in a fog one day, fully aware of the smoke, the memories. A chilling fog. A mesmerising frightful fog filled with hidden death traps, predestined loss. Amidst the crowd, I was still me. The crowd can not touch me. But, to me they were not intangible. Through the shrieks, the bleakness, through their strangeness, my shapeless existence. Even though, momentarily, I’m distracted by an odd curiosity wrapped up in a blanket of fog which took place in front of me this morning.

An empty space, with a bunch of people hovering, spreading out, to then again be in a hovel pushing and shoving, howling grunts from the back of their throats. It is just that. I have never witnessed anything so simple right in front of me. Yet in front of me, was an elaborate sacrifice. A couple of the official celebrants wore wings and held scrolls of written letters (there definitely has to be letters in them, otherwise how would they start the ceremony?). An awkward young man walked at the centre of the group of celebrants, lifting the scrolls high towards the sky awashed in sunlight. The scrolls shifted a little before it began to emit smoke.

The mist dissipated. The sunlight was now harsh and burning. The sunlight pierced the letters. Their shadows were imprinted on the ground. The flickering human shadows momentarily joined together. The shadows of each word stretched out intertwined with one another, the abbreviated characters on the page fell to the ground before I could even catch a glimpse of them actually falling. I watched the letters on the ground. They were jumpy, bouncing on the earth’s flesh giving off an unusual sound. “have they escaped”, (as I did). I was at first wary, then decided on being more positive, that: “sooner or later, they would have to, escape, they would have left those useless pages the making of some sophisticated language that could never hold up the identity of the species”.

The letters continued to fall, a few words amongst them lay silently on the grass damp with dew like tears with no intention of ever moving again, remained. “The grass wept through the night. The deep tombs couldn’t bury the death floating above ground”. I mumbled, dazed, and for the last time lifted my eyes toward the empty altar. The crowd continued to rub against each other, to then leave, to then shout, to then be silenced. Reaching the blue sky, the smoke continued to curl and rise in a spire merged with the clouds.

3.

I was mesmerised by the scattered letters. They lay there unmoving, not a single twitch. I’ve gone far away from the crowd, standing on the side, away from the sunlight. (I’m fearful of the sunlight. I’m fearful of the Sun. I’m fearful of fire. I’m also fearful of smoke). Sometimes the fear overwhelms me like the endless pounding ocean waves. I missed the waves. I remembered once how I was able to listen to the pounding waves, the same rhythm as my mother’s heartbeat. But, right now, my focus was caught up in this odd sacrifice and the sound of waves suddenly turned into a fear I couldn’t escape from under the glaring sunlight.

I returned to what was unravelling in front of my two eyes as clear as drops of morning dew, I admired each and every fallen scattered character. They appear to be moving ever slightly. (It was clear they were also excited by the same sacrifice). My eyes followed them, as I thought about my mother, and the waves. I wondered where my mother was right now at this very moment? Why did the thought of her appear out of nowhere in the middle of my busy schedule, in the middle of spring, when it’s time for games and frolicking, amongst these strange adventures within an undefined light and darkness of this world? I thought about the word Mother. The letter M. (It may represent the word mother. Or it may not). Since I’ve never seen my mother. I only know my mother through the sound of waves. My heartbeat. My blood. My mother’s blood. The blood of an ocean pulsating through the sound night. Then, I thought of a different meaning for the letter M. (It could be My blood. Or maybe not). The blood all over Me after My Mother gave birth to Me for instance. I thought about Myself. Me being formless on a cold foggy night.

Suddenly, there was a scream, all were silent. Startled, I abandoned the long strand of thought unbeknown to anyone, and continued to head towards the bizarre materialising human forms through the fog.

The crowd, and the demonic faces in front of the sacrificial altar (no wood pyre, no fire, no animal for sacrifice) waiting to see how everything might play out. (so sure, I called it a game, no one had told me it was ceremonial sacrifice). It could be some sort of perceived idea that had suddenly taken shape. “What is their game?” I pondered, and there was no answer, why was there only one crowd, one altar and no wood, no fire, no sacrificial animal. Yet the sacrifice went ahead with pomp and ceremony, the black gas continued to wrap itself around the clouds in the brilliant sunlight. Then just like that, I was bored. Such boredom often followed, after the exciting beginning of any of my new games. It’s always there hovering in my formless breath.

4.

One lovely sunny day.

I believed I had to leave, I must leave this place when I can still bear such spasmodic boredom. I walked away from the altar, I walked away from the crowd, I walked away from the activities of the sacrifice in preparation for the coming spring. I wanted to set myself apart so that I was able to sit on the barrow and ponder what I saw. The tumulus then became more sombre since the night I had left to be alone, to humour myself. The tumulus steeped in dew then was now arid in light of the harsh sun, devoid of its damp green freshness.

Even though I was no longer an attendant of the sacrifice, my mind was continuously drawn to it. How will the game unravel? What will they do with an altar without firewood, without fire, without animal sacrifice, nothing but a crowd, a couple devilish looking celebrants that in my entire life have never seen. I thought then of my mother, and the waves. I don’t know what my mother looks like. I could only recall hearing the sound of waves. Clearly my mother’s face was a picture of waves. Actual waves. What if the waves were actually my mother?

On the dry and withered barrow, I sat not far away from the ceremonial sacrifice, I was able to watch the letters, and saw what happened after they fell onto the ground from the scrolls in the celebrants’ hands, they were making their way towards me. The letters popping like popcorn on the ground, breathless. Under the blistering sun, they dragged themselves towards my mound of dead dry grass. What took place was as clear as day. Yet still, my eyes were dreaming of moist green grass (all of course in my imagination, there is no such thing as a patch of wet grass at noon). I was inflicted constantly with these incongruous dreams, the opposite to what was supposedly true. I was suspicious of myself. I was suspicious of the Sun. I was suspicious of the light. I was suspicious of the game those people were playing. Yet still, I wanted to participate, wanted to know how everything might turn out. The strangest thing. Then out of nowhere, an endless sadness overwhelmed me, I was a tiny pure soul thirsting for more and more of the world.

Again, I head towards the altar and the crowd. I wanted to watch the letters fall out of the scrolls and see what they might do next. The letter C stretched out like bowstrings pointing at the sky, swaying ever slightly, a startled bird flying far from its flock fell, kerplop to the ground, right next to me. I lifted the bird’s wing and a few drops of blood fell out, and the dry grass was suddenly green again, moist with dew. The tiny bird was dead.

Bending low, closer to the ground, I looked for more of these letters. More letters must have fallen from the scrolls. There was the slow and lethargic L, not energetic like C, was making its way towards me. L stopped, broke down on top of the grass, and started to cry. Its cries were much like that of tiny critters, like worms and crickets, like cicadas, like bees, like the blood-thirsting mosquitos in the dark. I was also fully aware that the cries were silent. The kind that gets choked up in my throat, the painful kind. (I have never audibly cried). Yet, there I was, thinking about the sound of those waves. Perhaps it was me who was actually crying. I would then chase these thoughts, these obsessions on the arched entrances of those L-shaped houses. They brought nothing but death.

Hypnotised by the letters around me, I forgot about the crowd and the sacrifice, indefinitely in front of me. I was momentarily distracted by the letters, by all the capital letters fallen from those baffling white pages. Wondering what other letters will fall out in this interesting game. I felt something tickling the pad of my feet, (all of this was in my head of course, my undefined toes, not fully formed roundly in my mind), they were wriggling, then I could feel there was actually something there. I shifted my feet on the tumulus, unravelling each smoky corpse at a time, confirming the possible existence of an encounter with the strange phenomenon for the first time ever in my whole life. I had a closer look, the pointy tip of the letter V, was pointing straight up, touching the bottom of what looked like my big toe. (my big toe). The letter V didn’t know what to make of me. The letter V made me sad. The sadness skin deep beneath my imaginary skin. The skin yet formed like everything else. The sadness penetrated deeper, infiltrating my imaginary bloodstream. It was clear, I had deliberately abandoned anything that has to do with my possible existence. And I did not pause for a moment to question my existence, my mother’s, or the reality of those quivering waves hidden in every layer of my awe-inspiring memory. 

I picked up the letter V, I admired it beneath the escaping light through the black clouds overhead. Suddenly from the crowd and the altar was a speechless shriek, it was as though some living thing was being burned alive. But no, the altar was in complete silence void of any kind of fire. (no firewood, no animal offering, nothing to kindle the fire), how could there be such an incredibly painful cry. I was now really curious, (like, anyone would be curious about anything which was strange around them).

5.

– Fire. (now there’s fire)
The fire descended from the mountain. An escalating flash fire. Overflowed like water in a spring. The fire taking up all forms, sometimes thick, sometimes much like the wind, a scorching wind which consumed everything in its path. The fire rose and then died out. Spitting amber rosettes at the crowd, sweeping over the pyre void of wood, void of fire starters. And it burned. The surrounding fire formed a circle. The crowd moved completely away from the circle of fire. The crowd began to chant. The strangers in ceremonial dress began to call out the names of what will be sacrificed.
– water.
Water. [the crowd replied]
– earth.
Earth. [the crowd replied all at once]
– trees [the crowd took the words out of the celebrants’ mouths]
Hundred-year-old uprooted.
– sea
Weeping fish out of water [the crowd replied]
– harvest
If not the harvest then the virgins.  [the crowd replied all at once]
– chilies
Hot. [the crowd replied as they rubbed their eyes]

Burn.  
Burn. 
Burn.

The crowd was picking and throwing. Picked and threw. Throwing whatever they could into the fire. Throwing whatever they could at the sacrificial altar. The crowd enthusiastically threw at the fire. The fire burned with passion. The strange-looking celebrants were shouting. The fire was burning even stronger than ever before. The crowd rushing picked and threw each item of sacrifice faster and faster with all the strength they could muster to the very moment they were spent.

The young guy with the awkward stride continued to call out each item of sacrifice one after the other. I tightened my grip on the letter V. Intently I listened for the next sacrifice, following every step of this strange sacrifice. The crowd was now screaming even louder. What was the last sacrifice they called out? It might be it, the letter V, (silently I admired the letter V that had brought so much pain and joy to my toes)

The letter V wriggled itself out of my shapeless hands and fell to the ground. The letter V hopped quickly towards the altar, the crowd and the devilishly possessed people. I chased after the letter V, merged with the crowd, eyes focused on the altar. (still with no firewood, no fire, no actual sacrifice). Confused, I surveyed the screaming people around me as they screamed out the last sacrifice, “blood”.

There was not a single reply. Then somewhere was the sound of blood gushing, poured like a waterfall, like flood water, like torrential deluge.

Blood was then thrown at the fire, at the altar of sacrifice.

The blood overflowing met my feet. The letter V quickly jumped, headed straight for the crowd, right onto the altar. The blood was boiling and bubbling away. The ground was glossy with sticky blood and the fire was like a flow of volcanic lava.

My feet were sticky with blood. (my unformed toes)

My feet were sticky with blood. (my unformed toes)

My feet were stuck together and there was no way of separating them. (my unformed toes)

I wanted to walk. I suddenly wanted to walk. I wanted to learn how to walk.

(walk to where?)

Walk towards the sound of waves. Walk to where my mother might be. My mother was the waves.

I want to learn how to ee a read the letters. Beginning with the first letter, which happened to be the letter V. (The disintegrating letter V)

I was disintegrating. (as though I was never there).

I was a manifestation that could hear the sound of waves through my mother’s heart yet fully nine months and ten days. I was not yet me. I was the sacrifice for a bunch of adults playing a game.

The real sacrificial altar, right at that patch of red earth, right where there were still remnants of evidence. Dried blood. Black. An even spatter on the branches and blades of withered dry grass under the scorching sunlight surrounding a sad, desolate and lonely mountain. The crowd gradually also disintegrated, disappeared. The sinful souls presiding in this ancient, chilly place. The pitiful soul hiding behind the tumulus damp with dew much like tears silent without ever being allowed to utter a word, to ever be born.

The late afternoon was a blanket of shadows. Something soundly black generously threw upon whatever sacrifice they deemed fit a familiar darkness. Within the chaos of the dark the roosters were frantically crowing.

Will there be light. Tomorrow.

July 2021

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

A bunch of Lunatics

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

A bunch of Lunatics

There are contagious illnesses, like madness for instance. It may begin with the smallest of annoyance. He stood up suddenly from his seat, pulled his pants down and started to scratch himself. The curious neighbours watched, annoyed by the inconvenience of having to witness such a sight, it worried them. It didn’t take them long before they began to openly laugh at him. The contagious laughter grew louder and louder, heheh, haha, they were almost choking with laughter. A bunch of people began to chase after him. The streams of piss zig zagging across the footpath. The entire neighbourhood followed each other, snaking through the streets and alleyways. They were all out of their minds…

What happened, of course, was reported to the authorities, and of course, whoever was involved were admitted into a mental institute for treatment. But, nearly most of the patients didn’t want to be treated in such a peaceful, mundane manner. They prefer a more cheerful place than the hospital. They found ways to climb the fence or break the locks to their rooms. The whole process of chasing and capturing these patients was tedious and time consuming. So after a few days, there was hardly anyone left in the mental facility. The patients were running freely in the street. They skipped along clapping, singing one happy tune after the other. The craziest of the lot, after he was sick of singing, came up with a brilliant idea. He shouted: “Come, come on! Quick! Line up! Turn around!”. “What! Why?”. “Go home, get your knives, your machetes, your saw, or whatever, we must get ready to welcome our statesmen, our leaders, the politicians!” …

It was not long before the whole city was turned into an arena, the festivity spread across the city in full drive to “clean up the city”. A noisy clamouring of chainsaws, and broken branches. The craziest of them shouting orders like: “Quick, faster, the pollies are coming!”. The lunatics chopped down the trees along the boulevard like madmen. It was a mess, it was crazy!

After a couple of days, the city was a warzone. Lunatics they may be, they’re human, they tire, so you would find them resting and sleeping on piles of leaves, some sat there reciting poetry and or belting out folk songs. Not one of them had a piece of clothing on.

At home, these mad women would serve dinner to their husband, children, neighbour, naked, letting all their bits hang out loosely and freely for each other to see, without an ounce of shame or embarrassment. There was no order or social etiquette. They would cover themselves up with random leaves as it was in the prehistoric era. Some turned large fronds into funnels to use as loudspeakers, howling like monkeys through them, in the middle of the street, in full hot daylight.

The doctors were ordered to capture all the patients and return them to the hospital. But it was no use. The patients oblivious to the situation ended up pulling the doctors along with them, the doctors holding hands with their patients singing and dancing in a circle in the middle of the street. Not long after that they would also take off their clothes, pick up pickaxes, chop down the trees like any proper woodcutter.

After chopping down all the trees the leaders were still nowhere in sight. But no one was bothered about it anymore. They had already forgotten their initial plan. Then one of them found a nest in the rubble with a few dead birds. They panicked, screaming at each other, stop, stop everything, there’s been an accident! A solemn memorial was arranged right on top of the crumbling rubble. The most imposing of the crazy lot stood up, with eloquence and due affirmation, recited a verse of remembrance: The red-whiskered bulbuls have given their lives for the sake of the nation. Lips were quivering long before the speech ended. The tears came, pouring. The entire city was in complete silence, respectfully bowing…

The funeral was like fresh fuel for all the lunacy. The leader of the madmen shouted into the loudspeaker: “Look here my brothers and sisters, because of the heroic acts of these feathered warriors, we must continue to work harder than ever before. For our country, for humanity’s enduring peace and prosperity!”. The resounding cheers travelled across the excited crowd. The gathered nudists all followed each other, they headed for the river.

Dear God, they want to fill up the river with soil!

Two madmen running alongside each other, expressed their joy. The first guy said: “I bet you don’t know why we’re trying to fill up the river?”. The second guy replied: “Eh, easy man, we’re filling up the river so we can plant trees!”. “Then why did we chop down the other trees then?”. “Man, you’re stupid, we chop down the trees to commemorate the red-whiskered bulbul birds!”. Then they both chanted: red-whiskered bulbul, red-whiskered bulbul, red-whiskered bulbul. The bloke in front with his pointer and thumb flicked a painful blow at a red-whiskered bulbul perched on the guy behind him, before they both proceeded to head for the river as though they were soldiers prepared to sacrifice their life in battle.

While I was trying to quickly write every I saw down, the lunatics had already finished filling up the river. They returned from the river passing the alley where I lived, swearing, shouting out slogans, the echo of their scream overflowing, covered the entire horizon. I rushed to the front gate to watch. One guy pointed at me and shouted: “We haven’t chopped down the tree on your head!” I shouted back: “There’s nothing there you crazy dumb ass!”. He pulled a couple of guys aside, unreservedly laughed. One of them said: “He’s crazy, he’s got all this clothes on, with a tree on his head like that, what an idiot! Take his clothes off, rip the tree off that idiot’s head!”. They dragged me into the street, one guy pulled at my hair, twisting my neck as he pulled out the tree on my head. The other two pulled at my clothes. When they were done, they pulled faces, made fun of me as they ran off. I chased after them, but they were faster, they were way ahead of me, slapping their pantsless butt swinging their lewd bits, jeering, cackling.

I also ran, sang and laughed.

I thought as I laughed and sang, no one knows who I am anyway!

So that was how it all came to be, we all ran, we all sang, and laughed together, slapping out butts now and then, naked, idiots.

A bunch of lunatics.

[August 2021]

Lũ người điên

Truyện ngắn của Nguyễn Văn Thiện

  Có những căn bệnh rất dễ lây lan, như bệnh điên chẳng hạn. Lúc đầu, chỉ là cảm giác bứt rứt khó chịu từ một người. Hắn đang ngồi, tự dưng đứng phắt dậy, tuột quần ra gãi. Miệng cười méo mó, đái một vòng tròn quanh sân, rồi bắt đầu bước ra đường. Hàng xóm nhìn theo, tò mò, e ngại, lo lắng. Sau đó thì họ cười. Tiếng cười lây lan và mạnh dần, hi hi, hô hố, rồi sằng sặc. Cuối cùng, một số người đứng dậy, chạy theo hắn. Những vệt nước đái vẽ ngoằn ngoèo trên mặt đường. Cả xóm rồng rắn kéo nhau đi. Điên hết rồi…

  Sự việc, đương nhiên sẽ đến tai chính quyền, và cũng đương nhiên, các đối tượng sẽ được đưa vào bệnh viện tâm thần chữa trị. Nhưng, hầu hết những người điên đều không thích được điều trị theo một phương pháp nhẹ nhàng đến nhàm chán. Họ thích chỗ ồn ã tươi vui hơn là bệnh viện. Họ tìm cách trèo bờ rào hoặc bẻ khóa ra ngoài. Việc đuổi bắt rất phức tạp. Vậy nên, sau mấy ngày, bệnh viện lại vắng hoe. Bệnh nhân lại chạy đầy đường. Họ vừa đi vừa vỗ tay hát bài gì đó vui đáo để. Gã điên nhất sau khi hát mỏi mồm bèn nảy ra sáng kiến mới toanh. Gã hét to: “Sắp hàng nhanh! Đằng sau quay!”. “Làm gì?”. “Về nhà lấy dao, ai có dao dùng dao, ai có rựa dùng rựa, ai có cưa dùng cưa, dọn dẹp thành phố để đón lãnh đạo về thăm!”…

Cả thành phố bỗng dưng trở thành công trường, nháo nhác vì chiến dịch “dọn dẹp thành phố”. Tiếng cưa rầm rầm, tiếng cành gãy răng rắc. Gã điên nhất vẫn luôn mồm quát: “Nhanh lên, lãnh đạo sắp về thăm!”. Những gã điên chặt cây như điên. Ghê thật!

  Chỉ sau mấy ngày, thành phố không khác gì một bãi chiến trường. Lũ điên cũng có khi mệt, vậy nên, chúng nằm dài ra trên đám cành lá lộn xộn làm thơ và hát quan họ. Không đứa nào còn một manh quần manh áo..

  Từ trong những ngôi nhà, những mụ điên cởi truồng mang cơm nước ra cho chồng, cho con, cho hàng xóm, tồng ngồng, thỗn thện. Chả còn ra thể thống gì nữa. Họ còn bày đặt bẻ lá cây che quanh mình làm như đang ở thời kỳ nguyên thủy. Có đứa lấy lá cây bàng cuốn thành loa đưa lên mồm hú như vượn hú giữa trưa nắng chang chang.

  Các bác sĩ được lệnh xông ra bắt bệnh nhân quay về. Nhưng không ăn thua. Họ bị bệnh nhân quây lấy ngay giữa phố rồi nắm tay lại dắt chạy vòng quanh rồi hát hò. Một lúc sau thì các bác sĩ vui tính cũng cởi hết quần áo nhảy múa và vồ lấy rìu chặt cây như những gã tiều phu thứ thiệt. 

Chặt xong cây rồi mà lãnh đạo vẫn chưa thấy đến thăm. Nhưng không ai thắc mắc về điều này cả. Hình như họ quên mất lý do chính đáng ban đầu rồi. Một gã tìm thấy trong đống đổ nát một tổ chim có mấy con chim chết. Thế là chúng hò hét nhau, dừng tay, dừng tay, có tai nạn nghiêm trọng! Một lễ truy điệu nghiêm trang được tổ chức ngay trên mặt bằng bề bộn đổ nát. Gã điên vạm vỡ nhất đứng lên đọc diễn văn truy điệu, hùng hồn khẳng định rằng: Những chú chim chào mào đã hy sinh tính mạng vì lợi ích quốc gia. Bao nhiêu cái miệng cùng méo xệch sau khi bài diễn văn kết thúc. Bao nhiêu dòng nước mắt cùng nhỏ xuống một lúc. Cả thành phố lặng đi, kính cẩn nghiêng mình…

Sau lễ tang bất ngờ ấy, lũ người điên càng bị kích động tợn. Gã điên nhất hét vào loa: “Hỡi quần chúng anh minh, vì những chiến sĩ chim vừa hi sinh oanh liệt ban nãy, chúng ta phải tiếp tục hành động. Vì đất nước, vì hòa bình của toàn nhân loại!”. Tiếng hò reo vang dội hưởng ứng. Cả đoàn người trần truồng kéo ra phía bờ sông. 

  Trời ơi, chúng nó đi lấp sông!

  Hai gã điên vừa chạy cạnh nhau vừa vui vẻ trò chuyện. Một gã nói: “Tao đố mày, ta lấp sông để làm gì?”. Gã kia đáp: “Trời ơi, hỏi dễ quá, lấp sông để trồng cây!”. “Thế ta vừa chặt cây để làm gì?”. “Mày hỏi ngu thế, chặt cây để truy điệu chim chào mào!”. Rồi cả hai cùng cười và hát vang: chim chào mào, chim chào mào, chim chào mào. Thằng chạy trước thò tay ra búng một phát vào chim chào mào thằng chạy sau rồi cả hai lao xuống sông như những cảm tử quân xông trận.

Khi tôi đang viết những dòng này thì bọn người điên đã lấp xong sông. Chúng kéo về qua ngõ nhà tôi, hò hét, văng tục và hô khẩu hiệu vang trời. Tôi chạy ra trước cổng dòm. Một gã chỉ tay vào tôi nói: “Trên đầu mày có cái cây chưa chặt kìa!”. Tôi nói: “Không có đâu, đồ điên!”. Gã kéo thêm mấy thằng khác đứng lại, nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Một đứa nói: “Cái lão điên này, mặc quần áo như thật, trồng cây trên đầu như thật, ghét thế! Lột quần, nhổ cây của nó đi chúng mày!”. Thế là bọn chúng vật tôi ra đường, vò tóc, bẻ cổ tôi để nhổ cái cây trên đầu. Hai thằng khác lột hết quần áo tôi. Xong xuôi, chúng nó chạy, vừa chạy vừa lêu lêu. Tôi đuổi theo, nhưng chúng chạy nhanh hơn, chúng chạy trước, tuột quần ra vỗ vỗ ra chiều trêu ngươi thích thú.

Chúng vừa chạy vừa hát vừa cười.

Tôi nghĩ, có khi mình cũng phải cười và hát, có ai biết mình là ai đâu!

Thế là chúng tôi vừa chạy vừa cười vừa hát, thỉnh thoảng lại vỗ vỗ vào mông, trần truồng, ngớ ngẩn.

Như một lũ người điên.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

The letter “T” in the word “Time”

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

The letter “T” in the word “Time”

If time was a woman, then that woman must be extremely fickle and a player. When we want time to pass by anxiously faster, she prances around in her camisole; when we want time to pause for a second to catch our breath, rest, to absorb the sharpness and or nothing at all she seems to be in a rush tripping over her own feet. If we were to be a benevolent god, by default, time might be an older man, composed in his pace, steadily moving forward, contrary to humanity’s rush or calm. 

If time has a scent, it would be fragrant, often sweet. The fragile threads gently tug from morning to noon, day to night, the week of moonlight to a new season, generally changing a note in its scent. If you don’t believe me, try dangling your feet on a cliffside during the fall, close your eyes and stick out your tongue. Time will graze the tip of your tongue, dreamy-like the breeze, a long kiss, scented with the woodland. Indeed, there would be times when it’s mouldy with waiting, and as the sun sets as the moon rises, it’s salty and bitter with deceit. So what, if time possesses a scent, a frame, eyes and or limbs.

This afternoon, on a familiar path up an unplanned mountain or river, I caught a shirtless boy walking with the sunlight on his back, his dark tan skin was very familiar but the sparkle in his bright eyes were strangely unfamiliar. It made me wonder whether maybe his eyes were the eyes of time, restless, chasmic; distant, full of wistful dreams. I waved at him as though he was a friend, but once those eyes of time met the ancient eyes facing him, quickly he turned away, as though they were strangers, he continued on the spine of the mountain in the fading light. Time’s gaze was breaking, crumbling, covering the entire setting horizon.

If you’re happy, full of joy, affection will be time, it will play with you, embrace you. But if you’re sad or in despair, immediately she turns on you, she’s cold and distant, sometimes thug-like. You will get slaps on the face till you’re dizzy or she would be ripping at your hair while your face’s on the pavement. That’s time, if it has arms and legs. It was never colourless, unscented, desiccated, without a form as physicists have made you believe. Time is the manifestation of weak souls and human impulses amidst this big wide uncertain world.

You may ask yourself whether time is your kindest companion? In all separations and tragedy, we blame time, yet when it comes to our scars, we ask time to mend it? This morning, I asked Nietzche, hey, scholarly philosopher, if time is a fragrant piece of cake would you eat it, right here, right now? Nietzche, as usual, laughed with disdain, as he agitated a puddle on the side of the road. Carefully I would study it, in the muddy pool, reflections of drifting clouds, horses, vehicles, living, guns, knives, bullets, and her, most endearing! But suddenly, it would all fall apart, changed, no longer ever whole again.

It seems writing has not been excellent for the brain cells, affecting all the other major organs. Let me tell you, dear, talking to myself like a lonely madman in folklore: “Hey, so you live to acknowledge time or are you actually the victim, that time chews on and swallows, plays with like a tiger about to eat its prey?”. The brown little boy with bright eyes has moved on; the lonely elderly philosopher has cruelly stirred up and destroyed the reflection of the crumbling pieces of time. As for me, I’m still delving day and night into the desolate tales of Chư Mang.

The moonlight in pieces, pouring sunlight storms spitting, lips unknown and distant, the world’s a blur. Time losing its sweetness, now scented with bitterness, like seawater in the most glorious century of our people. I sat spelling out my name T-Thờ – i– ê- n – iên – nặng. My namesake has a body, a pair of legs, a pair of arms, ascending a period, laden in every step, no? My name and her name – Time, begins with the same letter, varied but accented!

Have you ever caught such a laden time in your hands? Time could be incredibly heavy. Nights in a flurry of gale and rain, I’m alone kicking in my bed, twisting and turning, arms and legs numb, burning, listening to the storm. That is time, and the longer I lay here, counting her withdrawing footsteps, the larger time becomes, as though the world is on top of me. 

Lucky, the fragile letters, they are full of life, dancing passionately as though ever tainted by time. I’m here spelling out the words with them like a teacher naturally absorbed in a classroom teaching. So, again children: T – i –me…

Time.

[October 2020]

_____

Chữ “Th” trong chữ “Thời gian”

Truyện ngắn Nguyễn Văn Thiện

  Nếu thời gian là một cô gái thì cô gái ấy phải cực kỳ đỏng đảnh và trắc nết. Khi ta cần thời gian trôi mau thì nàng ấy thướt tha xiêm áo lượn vòng sốt ruột, khi ta muốn dừng lại một chút để thở, để nghỉ ngơi, để cảm nhận vẻ đẹp của cõi người sắc sắc không không thì nàng lại ra vẻ vội vàng cuống quýt chân nọ đá chân kia. Nếu ta là thượng đế hiền minh, ta sẽ mặc định, thời gian là một cụ già, điềm tĩnh bước đi, không nhanh, không chậm, mặc cho phàm trần vội vã hoặc khoan thai.

Nếu thời gian có mùi có vị thì chắc chắn thời gian rất thơm tho, đôi khi ngọt ngào. Những sợi tơ mong manh kéo nhẹ từ sáng qua chiều từ ngày qua đêm từ tuần trăng này sang mùa khác, thỉnh thoảng lại tỏa hương. Không tin bạn hãy ngồi im bên vách núi mùa thu tĩnh lặng, nhắm mắt lại và lè lưỡi ra xem. Thời gian sẽ đi qua đầu lưỡi, mơ hồ như cơn gió thoảng, như nụ hôn xa, thơm mùi thảo mộc. Cũng có khi tháng ngày ẩm mốc đợi chờ, mặt trời lặn rồi mặt trăng lên mặn chát dối gian. Biết làm sao được, khi thời gian cũng có mùi vị, có dáng hình, có cả đôi mắt hoặc chân tay.

Chiều nay, trên con đường quen thuộc núi nọ sông kia, mình bắt gặp một chú bé con cởi trần đi ngược nắng, làn da nâu quen thuộc nhưng đôi mắt sáng rực, long lanh lạ thường. Mình băn khoăn, không biết đó có phải là con mắt của thời gian không, sao mà bồn chồn, mà thăm thẳm xa mờ khát vọng. Mình đưa tay vẫy vẫy, như vẫy người thân, nhưng đôi mắt thời gian ấy, sau khi bắt gặp ánh mặt trời già nua chiếu ngược, đã vội vàng ngoảnh đi, ra vẻ chẳng hề quen, rồi tiếp tục di chuyển bên sườn đồi nhạt nắng. Những tia mắt gãy vụn ra phủ rợp trời chiều.

Nếu bạn đang vui, đang hạnh phúc, thời gian sẽ vuốt ve mơn trớn bạn, trước mặt bạn sẽ là một vũ điệu đáng yêu. Nhưng nếu bạn đang buồn đang thất vọng hoặc nhục nhã ê chề, thì ngay lập tức nàng ấy sẽ trở mặt, hành xử lạnh lùng, có khi hơi côn đồ nữa là khác. Bạn sẽ nhận được những cái tát nảy đom đóm mắt hoặc những cái giật tóc lệch đầu sấp mặt. Thời gian đấy, nếu thời gian cũng có tay chân. Nó không hề vô sắc vô hương vô thủy vô chung như các nhà vật lý khẳng định. Thời gian, chẳng qua là sự hóa thân của hồn người yếu đuối và manh động giữa cõi trần ai bất trắc rộng dài.

  Bạn đã bao giờ tự hỏi, thời gian có phải là người bạn đồng hành tốt bụng nhất hay không? Khi tất cả những chia lìa đổ vỡ, ta đổ thừa cho thời gian, rồi những vết thương, cũng nhờ thời gian khâu vá? Sáng nay, ta hỏi Nietzsche, này, triết gia thông thái, nếu thời gian là một miếng bánh thơm tho, liệu người có ăn nó không, ngay ở đây, lúc này? Nietzsche, như thường lệ, vẫn cười khinh khỉnh, đưa tay khuấy vũng nước bên đường. Ta tò mò ghé mắt nhìn, trong vũng nước ấy, có bóng mây trời, có ngựa xe cơm áo, có súng đạn gươm đao, và có hình bóng một người, thương lắm! Rồi đột nhiên, tất cả vỡ tan, thay hình đổi dạng, không tài nào nguyên vẹn nữa.

Có vẻ như công việc viết lách đã có tác động không hay đến tế bào não bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến các giác quan. Mình nói cho mình nghe, lẩn thẩn như gã khùng cô độc trong cổ tích: “Này, vậy thì mi sống đây để cảm nhận thời gian hay mi chính là miếng mồi để thời gian nhai và nuốt hoặc vuốt ve như con hổ sắp vồ mồi?”. Chú bé mắt sáng da nâu đã bước đi với con mắt thời gian rực sáng, gã triết gia cô độc đã nhẫn tâm khuấy nát tấm gương thời gian vỡ vụn. Ta thì vẫn chưa thôi lẩn thẩn đêm nọ ngày kia với câu chuyện bất tận của xứ Chư Mang hoang vắng.

Bóng trăng vỡ vụn, nắng đổ mưa chan, đôi môi xa ngái, không gian mịt mờ. Thời gian có mùi vị ngọt ngào bây giờ bỗng nhiên đổi ra vị đắng cay, như nước biển của thế kỷ rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc. Ta ngồi đánh vần tên của chính mình Thờ – i– ê- n – iên – nặng. Vậy tên ta có tấm thân này, có đôi chân này, bàn tay này, đi trên khoảng thời gian nặng trĩu, phải không? Tên ta và tên nàng ấy – Thời gian, bắt đầu bằng cùng một chữ cái, chỉ khác dấu thanh thôi!

Bạn đã khi nào hứng một vốc thời gian trĩu nặng trên tay chưa? Thời gian có sức nặng khủng khiếp. Có những buổi đêm mưa gió nhạt nhòa, ta trăn trở mãi trên chiếu giường đơn độc, nghiêng bên này chân tay tê buốt, nghiêng bên kia nghe lệch bão giông. Thời gian đấy, và càng nằm đếm bước đi của nàng, ta càng thấy nặng, tưởng cả thế giới xô nghiêng đè xuống thân mình.

  Cũng may cho những con chữ yếu mềm, chúng tràn đầy sức sống, nhảy múa hào hứng say mê như chưa hề bị thời gian nhuộm kín. Ta ngồi đánh vần với chúng, như thầy giáo say mê tận tụy với nghề trong lớp học hồn nhiên. Nào, bắt đầu nhé: Thờ – ơ –i- ơi…huyền… 

  Thời gian.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

dementia

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

 DEMENTIA

You wake up one day, with a broken mind. You read about such things but never believed it. You’re full of doubts, you know after every cloud there’s another, and each gust of wind swallows the other. When you discover that you no longer know our place, because you found after forty years in the same skin covering the same meat and bone, vaguely that, when the mind is gone, you are gone!

Momentarily, a thunder of dragons is raiding your mind like a string of wild horses, with absolutely no image of a past. A hurtful past, you could barely remember, could such sadness leave no mark?

You saw yourself walking on snow in a Cossack. The mead had turned cold, but a flame ignited within you? In revenge, you cut your stomach open, exposing all that gut-wrenching longing and heartbreak. But now, senile, no way of determining the reason for such vile, vicious intent. You’re just a joke with some need to open your stomach, like a samurai, what for, and for what!

When the mind is gone, your shadow is long and stretched out.

When the mind is gone, it is directionless.

When the mind is gone, the four corners of your world is a thick grey fog.

Time on the side of a dark alley, awaiting spring is like a foggy reflection in your eyes.

When the mind is broken, your recall is exiled, the images of your memory frozen, square, confused, like those (1)coffins in a row waiting in protest for a fight to move. From inside them, crawled a hardened solid sound. You recognised it, a familiar song, exceedingly unbending like the copper arrow from (2) u Lạc; a nation embittered in sufferance.

Have you heard of such, or seen?

When the mind is broken, you don’t have friends. On this earthly maze, left are writhing lonely souls crying out for restitution. The statues by the side of the road abandon their solemn faces, standing there laughing as though possessed. A row of busy footsteps creeps up from behind unbeknownst, whom.

Who wants to reclaim their land, who wants to reclaim their sea, who wants to reclaim their peace, who wants to reclaim their choice to live?

You don’t know.

You’re like a quiet puddle by the road, reflecting the shadows of clouds, the wind, birds flying in the sky. But, without eddies nor waves, even with the passing wind!

You’re not alone. There’s an entire generation, forgotten or not, frivolous, oblivious. An age of living a life skin deep, knowing not your place amongst the pits and potholes. Do you know why? Who’s to blame? Perhaps you already know, acknowledged, that evil. But now you don’t seem to recall. The row of rushing degenerates beneath your feet, a busy horde of crows at an open grave, fighting to talk, eat, shred and tear at dead flesh. Do you know who they are? You couldn’t recall either. It’s an inhabitable age when worms and maggots want to grasp the idea of becoming human.

Now, silently from the hollow of your eyes, your nose, your ears arise a mass of thousand threads of root fibres, like the roots of a banyan tree by the riverside in your village. Each time spring is around the corner, the roots twist and turn penetrating, causing pain. You sat listening to the ox tapping their hooves chewing over and over again age-old blood-soaked memories. You can’t remember which Lunar New Year it was, you can’t remember turning how old, that night so cold when we harangued each other into going to the festival. Now since the mind broke, you can certainly vaguely smell the tiết canh (3) like a verse in a song you heard at the side of the road in passing. Going but nowhere to go, coming but nowhere to go to, in the hollows of your eyes your ears the roots continue to grow thick twisting turning ancient, the body of the words disintegrated in pieces fell. You cried, hey self! 

Everyone wants an anchor of love to endure a hazy one hundred years. The mind has frozen shut, and your soul is like a graveyard full of tombstones, so you quietly wait for self to step forward, then together hand in hand you can leave this maze called life.

I reside here self waiting for me here yeah! 

October 2018

(1) Empty coffins were bought and placed at the front of homes in protest, due to lack of compensation from authorities for land taken.

(2) U Lạc was a Vietnamese state from 257 BCE to 179 BCE/AD, northernmost of Vietnam. Ruled over by An Dương Vương after King Hùng Vương was defeated. Ref: Wikipedia. 

(3) Tiết canh: a delicacy made of freshly congealed duck blood garnished with duck’s liver, heart etc. and herbs.

Trí não suy tàn

Một sáng nào thức dậy, ta thấy hình như trí nhớ lụi tàn. Ta từng đọc ở đâu đó về căn bệnh này nhưng chưa bao giờ tin nó có thật. Ta vốn nhiều hoài nghi, mà mây thì hết lớp này đến lớp nọ trôi qua, mà gió thì hết lớp này đến lớp nọ tràn qua. Khi ta không còn định vị được mình đang ở đâu, vì lẽ gì lại tồn tại thịt xương đến bốn mươi năm trần thế thì ta lờ mờ nhận thấy, khi trí nhớ lụi tàn, ta thực sự chênh vênh!

Bây giờ, hàng đàn hàng lũ rồng rắn kéo qua trong đầu ta như xe ngựa đèn cù, mà tuyệt nhiên không có hình ảnh nào của thời quá khứ. Quá khứ buồn đau, ta chỉ mang máng thế, nhưng không lẽ đau buồn cũng kéo nhau đi ra khỏi vùng kí ức mà không để lại dấu vết hay sao?

Ta thấy mình đội mũ lông cáo trắng tinh bước đi trên tuyết. Thảo nguyên mùa này đã trở lạnh, mà sao mình không còn thắp lửa trong tim? Ta từng thèm mổ bụng moi gan ai đó để trả thù những năm tháng đau thương chất chồng nhung nhớ. Nhưng bây giờ, khi trí nhớ lụi tàn, ta không còn xác định được nguyên nhân vì sao ta lại có ý tưởng điên rồ độc ác đến vậy. Giờ ta chỉ muốn mổ bụng moi gan mình, như một hiệp sĩ phương Đông trông chết cười ngạo nghễ, để làm gì, không biết!

Khi trí nhớ lụi tàn, hình bóng mình xa lắm.

Khi trí nhớ lụi tàn, ta không biết sẽ đi đâu.

Khi trí nhớ lụi tàn, bốn phía đều mênh mông sương trắng.

Thời gian dừng lại bên đường, giương cặp mắt hành khất mù lòa đón đợi mùa xuân…

Khi trí nhớ suy tàn, trí não lưu vong, mọi khái niệm hình ảnh đều bất ngờ đông cứng lại, vuông vức, ngồn ngộn, như những cỗ quan tài xếp hàng chờ cưỡng chế di quan. Từ trong đó, những âm thanh đặc cứng bò ra, thẳng hàng thẳng lối. Ta nhận ra, đó là một câu hát rất quen, thẳng tăm tắp như mũi tên đồng Âu Lạc: Dân tộc này đã quá nhiều đắng cay…

Mình có nghe thấy không, mình có nhìn thấy không?

Khi trí não suy tàn, ta không còn có ai bè bạn nữa. Trên mê lộ trần gian, chỉ thấy vất vưởng những oan hồn quằn quại khóc than đòi trả nợ. Những pho tượng bên đường bỏ quên gương mặt nghiêm trang vốn có, đứng cười nhăn nhở như trúng bùa phép. Nghe văng vẳng sau lưng tiếng bước chân rầm rập mà không biết là đi đâu, không biết là bước chân ai.

Ai mà đi đòi đất đai, ai mà đi đòi biển cả, ai đang đòi yên ả, ai đang đòi áo cơm?

Ta không biết.

Ta bây giờ như vũng nước bên đường, soi bóng gió mây soi bóng chim trời nhưng tuyệt nhiên không hề gợn sóng, kể cả khi giông gió cuốn ngang qua!

Mà không phải riêng mình ta đâu, cả một thế hệ giống ta, quên quên nhớ nhớ, lãng đãng ma hời. Cả một thế hệ áo cơm bện chặt hình người, không định vị được mình đang ở đâu giữa vũng lầy quằn quại. Mình biết vì sao không? Mình biết tại ai không? Hình như ta từng nhận thấy, ta từng biết, ai là kẻ thủ ác. Nhưng bây giờ thì ta không còn nhớ nữa. Những gương mặt già nua đểu cáng xếp hàng chạy dưới chân ta, chen chúc như lũ quạ ngày mở cửa mả, vừa giành ăn giành nói giành cắn xé lẫn nhau. Mình biết họ là ai không? Ta cũng không nhớ nữa. Thời đại hoang vu sâu bọ học làm người.

Bây giờ, trong hốc mắt hốc mũi hốc tai ta có muôn ngàn chiếc rễ đang len lỏi bò qua, như rễ cây đa đầu bến nước nơi quê mình. Những chùm rễ xỏ xiên giáo điều thường làm cho ta đau đớn mỗi khi mùa xuân về ngoài ngõ. Ta ngồi nghe bầy trâu gõ móng liên hồi và nhai lại những khái niệm cũ mèm máu me bê bết. Không còn nhớ là tết năm nào, không còn nhớ ngày ta lên mấy, rét căm căm xô nhau chạy xem chợ tết. Bây giờ khi trí não suy tàn, lại nghe thoang thoảng mùi vị tiết canh trong câu hát bên đường. Đi mà không biết đi đâu, về mà không biết về đâu, trong hốc mắt hốc tai vẫn rễ cọc rễ chùm xỏ xiên cổ thụ, những xác chữ vỡ vụn rơi xuống lả tả. Ta gọi, mình ơi!

Ai cũng cần một tình yêu để tồn tại qua khoảng đất trời trăm năm mờ mịt. Trí não đóng băng rồi, tâm hồn ta như một nghĩa trang bừng bừng mộ chí, đành phải ngồi im để chờ mình bước đến, chìa bàn tay dắt ta ra khỏi mê lộ trần ai.

Ta ngồi ta đây mình chờ ta nhé!


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

%d bloggers like this: