the weed through the cracks in the road

the weed through the cracks in the road
the velvety moss on damp wet rocks
the desert sand
my father’s callus hands

the feet across the seas and lands
as common as the pebbles by the river banks
the regular Joe Blow
they sit by they hiss
what did I miss

I’m nothing but a regular Jane doe
I clean your toilets
I stack up the towels
I fold the sheets
I sleep with you in heat
I’m just so so
why are you so cold

dare me, be so bold
what, you asked, how old?
fuck that, I’m already sold!
a quotidian slave
I live still in a cave

I’m typical
stock files
standard issue
everyday Jane
no more no less sane

laughable yeah
me, being so mediocre
ordinary

23/4/2021


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

I love you like the Sun loves fire – Em yêu anh như Mặt Trời yêu lửa

“Doubt thou the stars are fire;
Doubt that the sun doth move;
Doubt truth to be a liar;
But never doubt I love.”

I love you like the Sun loves fire,
you are a part of me.

Be it the world,
in ashes.

We are nothing
but our last breath.


Nov 2022


Em yêu anh như Mặt Trời yêu lửa,
anh là một bộ phận của em.

Thế giới ta sẽ cháy,
sẽ chỉ là tro bụi.

Ta sẽ là,
sẽ là hơi thở cuối cùng của ta.


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

AN EPIC REQUIEM FOR ALL THE POSSIBLE PATHS & ALLEYWAYS 

A poem in Vietnamese by Trương Đình Phượng
Incomplete unedited translation by Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Tien Bac Dang


AN EPIC REQUIEM FOR ALL THE POSSIBLE PATHS & ALLEYWAYS

VERSE 1

1.

our time
struggling with the moments
our home turning into a sea of blood
suppressing the path
towards the desire for freedom

mothers using their hair to weave
a hammock of affliction
the cries
to the last teardrop
mourning the spent springtime
their children had to sacrifice
paid with deceit

fathers taking off the service uniform on their back
to cover up the fresh grave
burying the aspirations of their youth
through the tears light a stick of incense
for the lost faith
in a dungeon at the centre of a paradise
sketched out by rubber tires…

2.


shutting them down
to then opening them back up
these despicable horizons
those playing the roles of saints and angels
squeezing every drop of blood out of their fellow human being
stretching the truth
bearing the cross
bridging the program for future genocide

shutting them down
to then opening them back up
the infinite bitterness
jam packed sardine cans of injustice
executioners
behind each sanctified smile is a dagger

Phu Quoc, Vietnam by Tien Bac Dang

3.


the poems
emptied of tears
emptied of the hiccups and tantrum
the afternoon light
covering up meadows of broken spirits
hollowed eye starving displaced souls
deteriorating like mulch between our toes
beneath our feet

murders of crows
coming home to the millionth tombstone
whose mournful words are those
oh land and country…


4.


these are the days
like spinning silk threads, the bitterness
tightly binds our fate
caught between freedom and imprisonment
our enslaved soul
caught in a rapid of pointless dreams
our way home each day is lined with trees
on their knees
against a grey wind
streetlights spasmodically coming on
like bouts of wheezy coughs
the sidewalk quietly bleeding
our homes hid under the eaves
eaves faced down
staring at an endless silence
called fate…


BI CA : NHỮNG CON ĐƯỜNG



KHÚC 1



1.


thời đại chúng ta
dằng dặc tháng năm
quê hương hóa thành biển máu
nhấn chìm con đường
dẫn về miền khát vọng tự do

những bà mẹ lấy tóc mình
tết chiếc võng đau thương
chắt đến giọt nước mắt
sau cùng
than khóc những đứa con
đã hi sinh cho những mùa xuân
ngập tràn dối trá



những người cha cởi chiếc áo nhà binh
đắp lên nấm mồ
vùi chôn khát khao thời trẻ
rưng rưng thắp nén nhang
cho niềm tin lầm lạc
giữa ngục thất thiên đường
bánh vẽ…



2.


khép lại
chỉ để mở ra
những chân trời khốn khổ
những tên sắm vai thiên sứ
vắt máu đồng loại
điểm tô lời hứa
vác thánh giá
bắc cầu cho chương trình
diệt chủng tương lai

khép lại
chỉ để mở ra
vô hạn cay đắng
chi chít
bất công
những tên đao phủ
giấu dao găm dưới nụ cười thánh thiện


3.


.
những bài thơ
không còn đủ nước mắt
để nấc lên nỗi uất hờn
buổi chiều
miên man phủ lên những cánh đồng tâm hồn
lầm lũi những đôi mắt bòn mót khát khao
dưới chân rạ mùn

lũ quạ hoang về đậu trên triệu nấm mồ
thao thiết
lời ai điếu non sông…


4.



đó là những ngày
nỗi đắng cay như những vòng tơ
thít chặt số phận
giữa ranh giới tự do và tù hãm
chúng ta đày đọa tâm hồn
giữa dòng sông ngập tràn giấc mơ
phù phiếm
con đường mỗi ngày chúng ta đi
về
chỉ còn những hàng cây
cúi đầu trong gió xám
phố phường bật lên từng cơn hen suyễn
những vỉa hè âm thầm rỉ máu
những mái nhà úp mặt
vào vô biên câm nín
phận người…



KHÚC 2



1.


tháng tám
khuôn mặt phố phường
hằn thêm những nỗi buồn nô dịch
những mái đời cằn cỗi khát khao
lũ trẻ vô gia cư
mòn tay bòn mót miếng ăn
từ những bãi rác trương mùi
tháng tám
thù hận chăng đầy như gai thép
những đôi mắt bơ phờ sau cửa hẹp
ngơ ngẩn ngó trời chiều
đang chảy tràn sắc máu tai ương.
tiếng loa phóng thanh
ra rả suốt đêm ngày
những bản tin tuyên truyền, ru ngủ


2.



Ôi những người mang danh tuổi trẻ
chúng ta là ai
trong cõi đời này
chúng ta là ai
giữa cuộc gió mưa
chúng ta là ai giữa thế kỷ này
thế kỷ triền miên bóng tối
thế kỷ mù lòa chân lý
thế kỷ yêu ma đội áo cà sa
bán buôn thần Phật
hỡi những người mang danh tuổi trẻ
chúng ta là ai
hay chỉ là cát bụi
hay chỉ là những chiếc bóng
vật vờ sống tạm
máu non sông
mỗi ngày không ngừng chảy
mà chúng ta chỉ biết cười tươi
chôn hoài bão
trong ham muốn tầm thường
mặc bóng đêm đè lên muốn tròng mắt?
mặc muôn ngàn gánh nợ
đổ lên đầu những mầm non vừa nhú
chúng ta là ai
giữa trò chơi mất còn
nòi giống
trước bàn tay lòe loẹt màu thánh thiện
ngầm thả xuống dòng sông quê hương
thứ chất độc “ láng giềng”…
kìa em nhỏ
em đi về đâu đó
có nghe dưới mỗi bước chân
em qua
sôi sục căm hờn !
con đường em đi chiều nay
con đường em đi ngày mai
con đường em đi dài mãi
những nỗi đau
như chiếc dây thòng lỏng
lởn vởn trên mái đầu
còn nhuốm máu ngây thơ…


3.


chúng hút cạn
ngày xanh
chúng hút cạn
đêm vàng
chúng hút cạn
biển khơi
chúng hút cạn
rừng tươi
bắt tay nhau
xây lên những công trình
lửng lơ treo cái chết trên đầu
nhân dân
mỗi ban mai
trên bãi cát dài mượt mà như mái tóc tình nhân
ngày xưa
giờ chỉ còn những cồn xác cá
những con thuyền úp mặt
vào bàn tay những con sóng bị thương
lặng lẽ khóc
lặng lẽ đưa tang những năm tháng thanh bình…


khúc ca về tình yêu đất mẹ
mỗi ngày
càng bớt đi người hát



tổ quốc bốn ngàn năm
đêm dài vẫn cấu chặt bờ vai những đời cò
kiếp vạc
ngọn đèn mẹ thắp
trong túp lều bao nhiêu mùa
lắt lay hi vọng
đã hóa thành những cánh đóm
cô đơn
tìm mình suốt triền đê
bằn bặt gió giang hồ…
ai trả chúng ta về
con đường quê nồng nàn bùn đất
ôi nấm mộ tuổi thơ
nhang khói lạnh lâu rồi!
giá được khóc
một lần như đứa trẻ
rồi nhoẻn cười
khi thấy bầu vú mẹ
nhưng em thân yêu ơi
còn đâu
bãi cỏ xanh
nơi chúng ta nằm xuống
ngắm màu trời xứ sở
những buổi chiều mùa thu
biêng biếc
giờ chỉ còn sắc hoàng hôn nhức nhối
trên thành quách tâm hồn…
này em thân yêu
có phải chúng ta
chỉ là những cành củi mục
lênh đênh
giữa dòng sông đời giữa mùa bão lũ
ngậm ngùi nhìn những mái nhà
bị cuốn
trôi đi
và những tiếng khóc than
vang trong màn đêm vô tận
như tiếng những hồn ma
bất tử hàm oan?



KHÚC 3



1.


quê hương
theo một nghĩa nào đó
chỉ là nơi giam cầm những cánh chim
tranh đấu cho tự do
quê hương
theo một nghĩa nào đó
chỉ là nơi
chúng ta chăm chút cho bộ lông của mình
bóng mượt
mặc xung quanh đồng loại kêu gào
nỗi tuyệt vọng
xé nát những trái tim
như những chiếc máy xúc
hả hê vùi dập linh hồn
những mái nhà
che chắn những mảnh đời bé nhỏ..


2.


quê hương là những ngày
máu trào ra từ những hàng cây bị đốn
và lương tri dần hóa tàn tro
những con chim mất tổ
dáo dác tìm nhau dưới sắc chiều mù
người hát rong
gói lời bài ca xứ sở
bằng đôi tay trầy xước
những bước chân bơ vơ về qua lòng đêm
lay lắt những mảnh đời không chốn nương thân


3.



quê hương

là những ngày
hàng hàng thép gai chăng ngang con đường về nhà
những bài thơ kêu đòi ánh sáng
bị giẫm nát dưới bàn chân của bầy lũ bạo quyền
quê hương
ngày xuân gọi hoài tên loài cây hạnh phúc
chỉ thấy nước mắt
dật dờ trôi qua, những nhân ảnh vô hồn
hương diệt vong
nở rộ trên những viền môi hi vọng…
buổi sáng
những mái nhà không còn tĩnh mạch
lẽ phải như bầy kiến
nằm chết khô dưới góc tường cáu xỉn
tuổi trẻ chơ vơ bên dòng sông hoang tưởng



4.


quê hương
là sự chia cắt
trái tim đất mẹ thành hai nửa
những vết sẹo chẳng thể gắn hàn
cứ âm thầm nhức nhối
mỗi khi người ta hả hê
kỷ niệm ngày “ những đứa con cùng một mẹ
làm cho nhau đổ máu”


5.



quê hương
là một sân khấu lớn
và nhân dân là lũ diễn viên quần chúng
không mặc áo quần
trơ tấm lưng trần
hứng chịu đòn roi
mồm hô to khẩu hiệu
“vĩ đại thay sự khốn nạn”
quê hương
những đứa con
ngụy trang nỗi căm hờn
bằng nụ cười an phận
những tiếng kêu
buồn bã
lặng lẽ vang trong đêm
tìm tiếng lòng đồng vọng
chỉ thấy
bốn bề chất nghẹn lặng im…
!


6.



quê hương
những đôi mắt cô đơn
hơn biển khơi mùa đông
vô biên cát lạnh
tương lai
nhúm xương mùn
bay theo gió
bay một đời
bay hết vạn kiếp người
vẫn chẳng thoát khỏi bàn tay
số phận


KHÚC 4


1.


chúng ta phải viết đến bao giờ
câu chuyện
năm tháng, đời người, cát bụi
thế giới , chuồng trại, niềm tin, tội ác
trong trận chiến mất còn
giữ gìn đất mẹ
đến khi nào
những người đàn bà
bị cưỡng đoạt chức năng sinh sản
vùng lên
từ triền miên tháng ngày tăm tối
đến bao giờ
những cái đầu rỗng tuếch
thôi hồn nhiên hát vang
bài hát ngợi ca quỷ dữ
đến bao giờ
những đôi mắt
không còn
ngu ngơ xem hoài buổi diễn
vở kịch dối gian , lường gạt
với giá mỗi vé là một mạng sống ?
đến bao giờ
những kẻ mang danh nhà thơ
không còn ngồi
dưới buổi chiều sắt máu
nhai mớ chữ vô hồn
như những đứa nhóc nhai chiếc kẹo cao su
giữa vô biên bóng tối
như lũ dơi câm
ghê sợ tiếng gọi bầy!
dưới bầu trời sao
trong chiếc chuồng ẩm ướt
những con cừu gối đầu lên mùi phân và nước tiểu
mơ về đồng cỏ
và chúng ngỡ mình đang bay
trên con đường mùa đông
những hàng cây bị tước xương, da
vẫn âm thầm ấp ủ
dòng nhựa của mùa xuân trần trề mạch sống
từ hốc hang tăm tối
con kiến nhỏ kiên trì nhen ngọn lửa đợi chờ
ánh ban mai về
trên nấm mồ sự sống
còn chúng ta
như những cánh hoa tàn
rải đầy lối đi
trong nghĩa địa lãng quên
đêm đêm
thả linh hồn đớn đau
theo mùi gió
hòa lẫn tiếng khóc mình
vào tiếng dế cầm hơi…


2.


lẽ ra
chúng ta không phải khóc nhiều như thế
trên đất mẹ
những mái nhà của chúng ta
lẽ ra không bị tước đi
như con nợ bị xiết cổ
đã có quá nhiều điều luật rừng rú
được ban ra từ bàn tay bọn chúng
chúng đánh thuế
một bài ca yêu nước
chúng đánh thuế
một lời nói xẻ chia
chúng đánh thuế
cả những trái tim
chúng đánh thuế
cả những linh hồn ….
lẽ ra chúng ta
phải bước ra ánh sáng
lẽ ra chúng ta
phải ngẩng cao đầu
nhưng chúng ta
phải đeo vác trên vai
bóng tối
phải nhồi nhét vào đầu
những phỉnh lừa thổ tả…
lẽ ra
chúng ta những ông chủ bà chủ
phải được chăm sóc, nâng niu
thì chúng ta phải nai lưng
hầu hạ những tên đầy tớ
chúng ta
vĩnh viễn chỉ là những đứa trẻ nằm nôi
chờ chúng ban cho miếng ăn
như chờ sữa mẹ
chúng cấm chúng ta hỏi
chúng cấm chúng ta tranh đấu
cho ngày mai
chúng bắt chúng ta quỳ gối
chúng bắt chúng ta ngậm miệng
chúng bắt chúng ta tự móc tròng mắt
ném vào vào bụi rậm
chúng ta đang sống
hay chúng ta đã chết?
chẳng ai dám tìm câu trả lời
chúng ta
như những con chó
bị ăn đòn quá nhiều
riu ríu vẫy đuôi
chúng ta
chỉ có một con đường
duy nhất
lặng im và đợi chờ cái chết
chúng ta chỉ có một
nghĩa vụ duy nhất
rút máu mình
và những người ruột thịt
dâng lên mồm những gã lưu manh


3.


quê hương
đôi mắt Người buồn
như những nụ sương
rụng suốt canh trường
và trút hơi thở cuối cùng
trước giây phút bình minh
quê hương
Người như người đàn bà bị xua đuổi
ra khỏi căn nhà của mình
lê tấm thân tàn với chiếc bào thai
lầm lũi dọc bờ sông cay đắng
Người khắc khoải đợi chờ
một chuyến đò
giữa đêm mùa đông
nhưng chỉ có tiếng sóng tái tê dội lại
hòa nhịp tim Người tê dại
quê hương
Người
ngậm ngùi nhìn
thân thể mình bị xẻ từng phần rao bán
hai tay Người buông rũ
đón nhận cái chết từ từ
trong tiếng cười hả hê
của những đứa con…
quê hương
ai khóc Người hôm nay
và cả ngày mai
khi những đứa con của Người
chỉ biết
vùi xương cốt ông cha
xuống bùn lầy
uốn gối tôn thờ
ma quỷ ngoại bang…
đến bao giờ
những cánh tay
xé nát bùn lầy
những bàn chân
lao ra khỏi con ngõ hèn
tăm tối
và TƯƠNG LAI
như vì sao
cháy rực phía chân trời ?

(Khởi thảo cuối 2018 hoàn thành mùa thu năm 2019)


Trương Đình Phượng, the poet and writer born in 1984, currently lives in Nghệ An, Việt Nam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

I wish I could hate you

I wish I could hate you
hate you simply
till there’s nothing left

nothing left but entrails
a bloody mess

end this river of tears

February 20, 2022


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

40 years in Australia

Forty years marked by the passing of Shani, my joy, my canine best friend. What makes it more poignant than to live a life of pure love and joy. I often forget my place in the universe, but she is the one who has reminded me of who I am, my place in the world. I am 50, and I am the 10 years old of 40 years ago in her eyes. I am playful, I’m no longer the lonely 10-year-old on a beach at a refugee camp in Thailand.

How would one note one’s life in the flicker of eyelashes, through the tears, and the years in passing? My then 30-year-old parents, now grandparents to successful adult grandchildren, have adopted Shani too into their family. Shani, insistence on popping in to see my parents through Covid-19, her stubbornness the joy in a moment of my parent through their window. 

What would break the human spirit, the hopelessness of never being whole again, the homelessness, the exile, the foreign places one could never belong. But, I did for a short time. I belong to her, I was her trainee, I learned not to fear the darkness around me, and I learned how great it was to get caught in the wet, and walk in the rain, though she believed me to be crazy wanting to tread through an eminent thunderstorm. No one could wish for a better companion, a guardian angel through the darkest storms. 

I am paralyzed with fear and grief upon my broken body and Shani walks through the door with favourite ball. Bark at me for being so weak, bark at me for missing out on football on the pee-bleached lawn – do you not know how great it smells out there in the world, there’s not a single shadow of a cloud! 

40 years exiled, 40 years a refugee, 40 years in the land of my adopted country. 40 years, and I have been loved.

March 2021


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Được bên em mãi chuyện trò

Coleman Barks’ RUMI
Translation into Vietnamese by Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

Được bên em mãi chuyện trò

A constant conversation

Ta trước cổng
Em có thể văng cửa ngỏ lời
Vì đợi mãi nơi này ta đã ướt đẫm

Mọi thứ đã tan biến xung quanh ta,
nhưng ta vẫn còn ngồi đây

Một cái vỗ tay giữa rỗng trống
Bắt đầu những thế kỷ Tiếng cười Một bông hồng,
sự khôn ngoan đáng yêu, mặt trời
lên rực rỡ, trên lưng ngựa

Chúng ta sẽ bên nhau nguyên ngày hôm nay,
gần mặt em, vui chuyện trò

Khi ta nhắc đến mặt em,
linh hồn ta nhảy ngoài da

Còn chi những mái nhà nào ngoài kia?
Còn tên nào không phải là tên của em?
Còn ly rượu nào hơn những sự hoàn hảo này cho ta em đã mang?

Nếu ta đã nhận ra được cuộc đời ta, ta sẽ không bao giờ buông,
ta sẽ nắm lấy đeo theo vạt áo choàng của em,
Như trong giấc mơ ta đã gặp em
**
Trước cổng này những nhà vua đang đợi ta
Ta đã bị lạc trong mắt em
Xem nè em, ta và họ những chiếc áo rách rưới kêu ca

Ai mà nhìn thấy mặt em mà không bị mê muội
thì chắc là lạnh như đá chôn vùi lòng đất
Còn chi bao nhiêu lời nguyền rủa ta sẽ dành cho hắn?

Những gì tệ hại hơn là không được em ngỏ lời?
Đừng mất thời gian cho những kẻ không thấy em
Ở đây với ta và họ, từng người một đằng chạy ngang bể,
Tách ra từ bạn bè của mình, để làm bạn với biển

Một lũ lụt vật lộn trong giấc ngủ
Một bị lú lạc ngoài dòng
Một lời, Kính tạ ơn Chúa
Người kia, Không còn sức mạnh nào chỉ còn là của em

Em là ánh nắng đến cùng một xe ngựa đầy quà cát
và rượu cho những người nghèo
Một bông hồng ngước lên, một đài hoa nở
Người chơi nguyệt đàn nhìn thấy ngón tay em
nàng sẽ ngưng và nhắm mắt

Ai là người hạnh phúc nhất trong dàn nhạc?
Là “the reed”(phần miệng của ống kèn)
Nó cùng em học nhạc
Những “reeds”, nhất là mía, mong những cơ hội này
Chúng lung lay trong cọc mắt mía,
nhảy múa tự do với cách của nó

Không có em, đàn nhạc sẽ chết
Một sẽ ngồi cạnh em Kia sẽ là nụ hôn mãi mãi
Cái tambourine sẽ xin, Chạm vào da ta, để ta còn biết ta là ai

Cho ta nhận em qua từng bộ phận từng mảnh xương,
Những gì đã chết hôm qua hôm nay là tất cả

Tại sao phải không say mà lại ngồi đợi em biến mất
Ta sẽ không chấp nhận làm điều này

Một là cho ta đủ rượu, nếu không để ta một mình,
Vì giờ ta đã được nếm
Được bên em mãi chuyện trò

_____

I am here by the gate
Maybe you will throw open a door and call
I am drenched with being here

Things dissolve around me,
but I am still sitting here

One clap in the emptiness of space
New centuries begin Laughter A rose,
a wise loveliness, the sun
coming out brilliantly, on horseback

All this day we will be close,
talking and joking, close to your face

Whenever I say your face,
my soul jumps out of its skin

Is there some other roof somewhere?
Any name other than yours?
Any glass of wine other than this you bring me so perfectly?

If I find my life, I will never let go,
holding and riding the cloth of your coat,
As in that dream when I saw you
**
By this gate kings are waiting for me
Your eyes, I am lost remembering your eyes
Look at us out here moaning with our shirts ripped open

Anyone seeing your face and not obsessed with the sight
is cold as a rock in the ground
What further curse could I put on him?

What is worse than having no word from you?
Do not waste your life with those who do not see you
Stay with us, who are each running across the beach,
Torn loose from friends, making friends with the sea

One flood moves in its sleep
One is confused out of its channel
One says, All praise to God
Another, No strength but yours

You are sunlight come as wagon loads of presents
and free wine for the poor
A rose looks up, the calyx rips open
The lute player with quick hands sees your hands
and stops and closes her eyes

Who is the luckiest in this whole orchestra? The reed
Its mouth touches your lips to learn music
All reeds, sugarcane especially, think only of this chance
They sway in the canebrakes,
free in the many ways they dance

Without you, the instruments would die
One sits close beside you Another takes a long kiss
The tambourine begs, Touch my skin, so I can be myself

Let me feel you enter each limb bone by bone,
That what died last night can be whole today

Why live some soberer way and feel you ebbing out
I will not do it

Either give me enough wine or leave me alone,
Now that I know how it is
To be with you in a constant conversation
_____
FEBRUARY 2020


Jalāl al-Dīn Muḥammad Rūmī [1207-1273] also known as Jalāl al-Dīn Muḥammad Balkhī, Mevlânâ/Mawlānā and Mevlevî/Mawlawī, but more popularly known simply as Rumi, was a 13th-century poet, Hanafi faqih, Islamic scholar, Maturidi theologian and Sufi mystic originally from Greater Khorasan in Greater Iran.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Thì tôi tập đánh vần

Thì tôi tập đánh vần
Tôi tập đánh vần làm thơ
Tập đánh vần làm thơ chi cơ
Đánh vần làm thơ chỉ cớ phá
Vần làm thơ chỉ cớ phá em
Làm thơ chỉ cớ phá em trên núi
Thơ chỉ cớ phá em trên núi?

Thì là núi Chư Mang!

Thơ tặng Y Thiện trên núi Chư Mang!
_____

Yep, I’m learning to spell
I’m learning to spell to write poetry
learning to spell to write poetry to just tease
to spell to write poetry to just tease a boy
to write poetry to just tease a boy on a mountain
poetry to just tease a boy on a mountain?

Yep, Mount Chư Mang!

Poems for Y Thiện on Mount Chư Mang!

_____
August 2019







Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

audit

Mau thật, ngoài việc làm, tôi tự nhốt mình trong nhà và bạn thân nhất của tôi nàng Shani(the dog) đã  ra đi, một thời gian chỉ với rượu, giờ cuối năm với chàng Lucifur(the cat).

Gặp vài lần đứa cháu chưa đầy một tuổi, tiễn đưa một bố của bạn tôi về miền đất bên kia. Là thời gian tâm sự nhiều nhất với ba má tôi.

Thời gian còn lại là hoàn toàn trên blog. Cỡ 300 bài thơ và truyện ngắn tôi chưa edit lại, vẫn còn format cũ.

Mấy tuần vừa qua tôi thấy mình không cần phải dịch nữa, tôi không nhớ việc dịch chữ như gần nửa trục năm qua. Việc học tiếng Việt vẫn còn nguyên vẹn một con đường dài vun vút, chắc chắn là sẽ không bao giờ hoàn hảo như mong muốn của tôi, nhưng sự hoàn hảo tôi tin rằng trong đời tôi sẽ chỉ là những giây phút hai đứa con tôi đã chào đời.

Cuối cùng là tôi đã có nhiều thời gian để đọc. Và tôi rất vui khi đã khám phá ra càng ngày càng nhiều người dịch văn Việt ra nước ngoài như Anh, Pháp.. v.. v. dù rằng so với những tác phẩm dịch sang tiếng Việt thì vẫn còn quá ít. Nhưng tôi vẫn vô cùng vui, tôi mong là sẽ thành một phong trào thú vị để chia sẻ ngôn ngữ của đất nước mẹ đẻ của mình.

Nghĩ đến một phong trào như vậy làm tôi thấy bỗng nhẹ người hơn. Tôi chúc các bạn ấy đạt được những đam mê như tôi đã. Tôi chúc các bạn như tôi luôn luôn thành công, đây là niềm vui của một cánh đồng chữ tôi giữ mãi mãi trong tôi. Tôi mong họ sẽ nhận được sự hỗ trợ của những nhà văn nhà thơ như tôi, nhất là trong những ngày đầu.

Tôi sẽ giành cuối năm Tân Sửu để sửa tiếp những tác phẩm còn lại. Còn lại là những tác phẩm của nhà thơ Lê Vĩnh Tài và những bài tập làm thơ và những hư cấu vụn của dược sĩ.

Tôi đọc lại những kỷ niệm cũ, tôi thường ngồi cười tôi. Thú thật là tôi nghĩ sẽ không có độc giả, tôi nghĩ rằng chỉ mình tôi đọc những bài dịch của mình. Vui.

Chúc các bạn mọi sự an lành.

Trâm 

December 29th, 2021

I find myself at the point of another self-audit, close to the easing of the lockdown in Sydney. At the completion of thirty pieces of work by Thanh Tâm Tuyền(TTT), with his vernacular still fresh in my mind I’ve stumbled upon fresh insight. TTT has lived through many wars, and he had more than his share of adversity that of national pride and personal in nature. The modern poet struggles with self at the darkest level of society. 

Through his struggles I’ve come to understand the heartache of my parents’ separations during the time my father was in Thu Duc Academy for officers during the Vietnam war, and re-education camps for the four years after the war ended in April, 1975. I find myself frightened of being alone. In the quarter of a century I’ve been married, I have never been apart from my husband except for the odd golf trips and they were in pieces, bits of trauma at the time unrealized.

I’ve found how much Thanh Tâm Tuyền’s work has affected the poets, writers and artists I’ve been translating, whether they admit to it or not, it is evident in their work. And suddenly I see them in a new light. I want them to know that TTT does not want them to put him on a pedestal, he wants them to continue what he has started. Continue to tell people that love exists even at the lowest darkest point of humanity, that even when we are a meal for maggots we are an inspiration.

Thanh Tâm Tuyền has opened up a whole new era of poetry for me. How long will I continue to translate? Who else will I translate? I honestly don’t know. It has felt like I’ve been stumbling around in pitch black darkness in one of those odd fine dining experiences with little clue of where or what to do next. But, there are voices and noise all around me, and sometimes it’s more than bearable. I still need to learn how to listen to my appointed waiter, and enjoy the company of those at my table. It is an extremely difficult task for my paranoid brain, but I do see some way forward. And that in itself a new beginning.

Thank you to those who have been there for me, especially my husband and two very adult children. I am indeed blessed.

24th September, 2021

Hình như chuyện gì tôi nói nhỏ với nhà văn, say là nhà văn nhả hết vào tai nhà thơ. Nhưng không sao, tôi nghĩ, nhà thơ chỉ đem nó bỏ vào thùng nước mắm ngoài trời lúc nó nồng mùi thì sẽ thành vật liệu của những bài thơ. Bản tính con người, trả(không phải chả giò) là chuyện buồn.

Tôi thấy hạnh phúc được đánh giá quá cao “happiness is overrated”, suy nghĩ xưa nay của tôi vẫn vậy. Buồn nó có cái sự thật của nó, tại sao phải chôn vùi nó. Không phải là một cái gì mình phải gánh, nhưng khi buồn trông thấy vậy thôi. Hình như anh hiểu điều này. Thơ của anh mỗi lúc tôi đọc như là một nhật ký, của tôi hay là của anh, như tôi cũng đã trải qua. Những bài thơ của ngàn năm (quy ước).

Thật ra tôi nên sợ những cảnh sát ngữ pháp “grammar police”, ngữ pháp tôi không được học, cuối cùng chỉ lo đến chính tả, thi đậu, với cặp mắt “dyslexic” của mình. Chấp nhận thôi, vì đây là bản chất của mình, nhưng tôi không phải là Shakespeare, con gái tôi hay cười mẹ nó “you’re not Shakespeare mum, the grammar police will kill you!”, chuyện này đã xảy ra nhưng người nhận xét ra điều này tôi rất quý. May là mình mê đọc sách, chữ nó đã được nhét vào trí óc, tôi sống trong ngôn ngữ qua linh tính. 

Khi nước mắt nó chảy dòng, nó có nguồn có bến, cứ để nó. Khô thành muối mình đem đi nêm nếm cuộc đời, còn chi giúp mình hiểu được người không phải là mình. Ui rườm rà nhưng thật sự là vậy. Nhưng trong thời gian này mình “self audit”. 

Giỏi ngôn ngữ đi chăng nữa, chưa chắc là dịch thơ được, đây là điều thực tế. Nhưng điều tôi chắc, từ bài thơ của anh viết, chỉ mình tôi có dịch sang tiếng Anh hay bằng tiếng Việt. Trước hết là Anh Văn là tiếng thông dụng của mình mỗi ngày, dù tôi là thế hệ nải chuối vẫn là cùng thế hệ của anh. Còn về trải nghiệm thì chắc là không bằng anh, nhưng cũng mệt vô cùng. Những điều tôi nêu ra, anh cũng đã nhắc đến. Uniquely, I have the credentials to translate your work. Điều này là một hạnh phúc lạ, tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Nên tôi muốn sống nó một cách thật lòng, bị cắt vì nó, vui vì nó. Rất là đơn giản. 

Độc giả của SONGNGUTAITRAM khắp thế giới, nhất là những người đọc tiếng Anh, là ngôn ngữ đầu tiên của họ, khi họ đọc, có khen hay không tôi rất vui. Họ khen thì chắc chắn là vui hơn. Hạnh phúc trừ đi những sự buồn bã, con người sẽ tồn tại. Tôi sẽ tồn tại.

Ui, hôm nay mình giỏi tiếng Việt! Nhớ sửa chính tả và ngữ pháp cho tui nha chàng.

December 5,2020

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

%d bloggers like this: