a map in the old house

A short story in Vietnamese by Lê Vĩnh Tài
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm

A MAP IN THE OLD HOUSE 

We saved enough money to buy an old house.

She’s the one in charge of “rezoning” our home, like turning the kitchen into a bedroom, the bedroom into a courtyard, the courtyard into a room for bathing in the rain…

I accept the responsibility of renovating the house.

On the wall in the lounge room, to add colour to the space the old owner had hung a map. It’s a tedious job peeling off the old map, but in its tedium, I saw a satisfaction likened to peeling off dry sunburned skin.

She was engrossed in her “rezoning” while I’m “peeling off each layer of skin”. I peeled off numerous pieces of the ripped map, firmly glued onto the wall. Written on each part of the torn map I was surprised to find the names of many people. In my curiosity, I Googled some of those names, and discovered they’re all related. It’s the name of a wife, her husband and their children. Included were the names of their grandparents like documentation of a family tree.

I devoured all their names and dates of birth. On all the ripped pieces of the map. The names and births of many many families. There were names of people Google couldn’t note as missing, the day they went missing seems to coincide with the day the old owner paste another map over it on the wall. I told her what I’d discovered as I removed the map. It felt like I was peeling my skin off, with all those missing people. “Maybe we should notify the authorities,” I said quietly to my wife.

She laughed, “Stop your meddling. Maps are the business of the government. What authority has the time and energy for titbit pieces of this map? After our wedding, they had breathalyzer tests booked for so many people who were drunk”.

Softly I asked,” how many people left our wedding drunk?”

Human beings? Humanity? All of us, including her, were still human. We’re not robots. Then there was someone else’s voice, not hers: “What is humanity?”

She said: “This is not a map. It’s just a background for a phone. Do you not change the background of your phone and the avatar of your Facebook daily?”

But I know it’s not a background photo. I know I’m peeling my sunburned skin off because I witnessed the wall bleeding — the names of all those families.

All the sobs and anguish as they painted their homes with blood.

September 2018

*****

TẤM BẢN ĐỒ TRONG NGÔI NHÀ CŨ

Chúng tôi góp tiền mua một ngôi nhà cũ.

Nàng là người phụ trách “quy hoạch” lại ngôi nhà, như chuyển nhà bếp thành phòng ngủ, chuyển phòng ngủ thành sân vườn, chuyển sân vườn thành phòng tắm mưa…

Tôi nhận nhiệm vụ làm mới ngôi nhà.

Trên bức tường phòng khách, người chủ cũ dán một tấm bản đồ để không gian thêm màu sắc. Lột bỏ nó để làm mới bức tường là một điều thật tàn bạo, nhưng điều đó làm tôi thấy thỏa mãn như thể bạn đang lột da của mình sau khi bị cháy nắng.

Nàng vẫn mê mải “quy hoạch” trong khi tôi thực hiện trò chơi “lột da” này. Tôi lột ra vô số mảnh bản đồ bị rách, do keo dán tường rất chắc. Tôi ngạc nhiên khi thấy mỗi một mẩu bản đồ bị rách đều có ghi tên của nhiều người. Khi tôi tò mò thử google những cái tên ấy, thì tôi được biết họ là những người vốn cùng sống trong một gia đình. Đó là tên của người vợ, người chồng và những đứa con. Có cả tên của bố mẹ già. Như thể những quyển sổ hộ khẩu.

Tôi đọc hết tất cả những tên tuổi ấy. Từ muôn vàn mẩu vụn bị rách ra từ tấm bản đồ. Muôn vàn tên tuổi của không biết bao nhiêu gia đình. Có những cái tên được google thông báo là họ đã mất tích, hình như ngày họ mất tích trùng với ngày người chủ cũ dán tấm bản đồ lên tường. Tôi nói với nàng về những điều tôi phát hiện khi lột bỏ tấm bản đồ. Cả cái cảm giác như đang lột da mình, cả về việc có nhiều người bị mất tích. “Có lẽ chúng ta phải báo cảnh sát”, tôi thì thào với nàng.

Nàng cười, “Chàng thật lắm chuyện. Cảnh sát nào rỗi hơi với mấy mẩu vụn của tấm bản đồ này? Họ còn phải lo đo nồng độ và xử phạt cho bao nhiêu người đã uống rượu ra về sau tiệc cưới của chúng ta.”

Tôi thì thầm theo nàng, “Bao nhiêu người đã uống rượu sau tiệc cưới của chúng ta?”

Người? Con người? Tất cả chúng ta, kể cả nàng, vẫn còn là con người. Chúng ta không phải người máy. Hình như có tiếng ai đó, không phải nàng: “Con người là gì?”

Nàng nói: “Đây không phải là tấm bản đồ. Nó chỉ là một cái hình nền của điện thoại. Không phải chàng vẫn thay hình nền của điện thoại và avatar của facebook chàng hàng ngày đó sao?”

Nhưng tôi biết không phải hình nền. Tôi đang lột da của mình sau khi bị cháy nắng. Vì rõ ràng tôi thấy bức tường đang chảy máu.

Và cả tiếng rất nhiều người than khóc.


Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

By Nguyễn Thị Phương Trâm

There's magic in translating a body of work from one language to another.

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: