THE YEAR BEGAN WITH A SHORT STORY – TRUYỆN NGẮN THÁNG GIÊNG [460]

A poem in Vietnamese by Lê Vĩnh Tài
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm

I wanted to write about a teacher at the start, because of his preoccupation with writing instead of teaching. He lives not far from my place. We see each other everyday at a nearby cafe.

But instead I began to write a story about the female artist. She also lives not far from my place, and she is a writer famous to a point where she no longer needs her teaching income to write.

That was how the story began, and why I must return to the first character in the story.

He writes, and makes home brews for his friends and their regular drinking sessions. He dresses well because he’s a teacher so no one suspects that he’s an alcoholic.

His writing includes historical events like the one hundred eggs of a nation, and the agony of 4000 years of history, the loss of a generation. People mostly misunderstood his work for petty jealousy. He wrote about much bigger things. Like the great writers, he had also brought to light how a nation had not learned from being raped.

In the afternoon between 5 and 7 he would play sport, maintain his perfect body. He would criticise a couple of his sick friends by some misfortune for not taking better care of themselves.

He met the female artist one day. What happens when two writers meet up? Knowing his rather strange habits, I focused on taking good notes to later write it down. Say for instance they might ask each other about the prize money they’ve been getting or the extra work they do on the side. He gave me a side glance look when he saw me, I said excitedly: “I’m going to the next writing camp.” He just smiled, off hand “there’s no rain today yeah?”

It’s not raining, so don’t wear a raincoat. I said a quick goodbye to him and rushed home. I believe a simple goodbye is enough. He’s bothered with things that never usually bothers me, religion gender equality country feminism… Ah, he did ask me once about feminism when I liked something on Facebook about the me too movement. He even said that “me too” is grammatically incorrect English.

He’s never bothered with my questions in general, and he has no idea how much I aspired and hoped to be a writer. Even when I want a coffee, I would go to book street to get a coffee, hoping to speed up my process of becoming a writer. I began to feel that I was being followed by other people, anyone I saw was my reader. They quietly talk about me the way I used to watch him. Every step he makes.

When I’m sipping my coffee on book street, I believed that someone would sit down next to me and ask me for an autograph copy of my book. Sometimes I think that even the female artist would eventually stop by, since that was all I saw, her giving away her books and other people giving her theirs, I have never seen her buy a single book.

I saw the writer standing in front of an ATM to withdraw money once, his precise action and proficiency made me jealous. Because my money is my wife’s money, hence I have never had to use any kind of technology. She would open her wallet and tell me that, that’s all she has for the month.

Watching the writer listen to the shuffling of each note spitting out from the machine, I thought if he had a wife then it would be a different story.

There has to be someone with money to take care of someone right? Otherwise will there ever be such a thing as a home?

In a world where everything has changed, people get annoyed with unnecessary gestures, like say as they walk through the automatic doors at the supermarket they would find it unnecessary to say thank you?

For instance, the reason I mentioned that female artist at all was because I think they will be married. But as it turned out I’ve never seen a woman near him. Eventually the female artist did get married but to a teacher who was also the principal of a school, not a writer on the side. While the writer was still sitting in an alley with his back leaning on a wall, and his legs stretched out, where he had to stand up each time a motorbike tried to get through. Often you would find him standing there motionless as though he’s stressed about something.

Eventually I gave up the idea of becoming a writer, I helped my wife with her bánh mì trolley.

While the writer would often drop by to buy a roll. And because the alley was so narrow and stuffy, he would usually buy the roll and leave immediately. When he saw me wrapped his bánh mì in a page ripped out of another writer’s book, not his book, the look he exchanged with me was filled with sympathy. I’m now the only one selling bánh mì in the alley. People in the area have turned to selling milk teas because of the better profits. He said I was not very good when it came to money.

Now I know why this man had taken so much space in my mind, because the female artist had also told me once about those who knew so little words that she would call them beggars of words.

After that, a man would often come to sit near my bread trolley, not a beggar of words but a beggar of small change. He was an alcoholic.

When he died, incense, disciples turned up and all kinds of young poets lined up to pay their respect. Bowing for a bit too long, the female artist tapped me from behind gently:

– Why are you taking so long? He’s dead, only his wife and children have nothing to do with his death, and the truth is that they have never had to face death…

– I know that, but is there any way of telling him that?

(1)

Lúc đầu tôi định viết về một ông thầy giáo, do ông thầy này chỉ lo viết văn mà không màng đến việc dạy học. Ông sống gần nhà tôi. Mỗi ngày tôi vẫn uống cà phê với ổng. 

Nhưng rồi tôi lại viết về một nữ sĩ. Bà cũng gần nhà tôi, và là một nhà văn nổi tiếng tới mức không cần sống bằng lương giáo viên để viết văn. 

Vậy là truyện đã bắt đầu, và tôi phải quay lại ông thầy. 

Ông viết, và ngâm rượu để phục vụ cho những trận nhậu bạn bè. Vì là giáo viên, nên ông áo quần bảnh bao nên chả ai nghĩ ông là người nghiện rượu. 

Văn của ông có cả huyền sử trăm trứng của dân tộc, có cả những nỗi đau của lịch sử 4000 năm, sự thất thế của một thế hệ. Nhiều người đọc không hiểu cứ tưởng ông ganh tỵ vẩn vơ. Ông nói những cái lớn hơn nhiều. Như những nhà văn lớn, ông đã từng cho cả một ý thức của dân tộc bị hiếp dâm mà rồi vẫn không thể trưởng thành. 

Chiều từ 5 giờ đến 7 giờ ông chơi thể thao, giữ dáng cho mình trẻ đẹp. Một vài bạn bè nhà văn của ông chẳng may có bệnh hay dặt dẹo luôn bị ông châm biếm. 

Một hôm ông gặp bà nữ sĩ. Khi hai nhà văn gặp nhau, điều gì sẽ xảy ra? Do biết ông sẽ có những cư xử khác thường, tôi tập trung quan sát để có thể viết lại đôi điều. Chẳng hạn như họ có thể hỏi nhau về những thu nhập khác từ giải thưởng hay làm thêm. Khi thấy tôi, ông liếc nhìn, tôi lí nhí: “sắp tới tôi sẽ đi trại sáng tác đấy.” Ông chỉ cười, bâng quơ “hôm nay sao không có mưa nhỉ?” 

Trời không mưa thì đừng mặc áo mưa, nên tôi vội chào ông và quay về. Tôi nghỉ chỉ cần một lời chào là đủ. Ông có vẻ quan tâm đến những cái mà tôi gần như không quan tâm, tôn giáo giới tính dân tộc nữ quyền… À, mà có lần ông hỏi tôi về nữ quyền khi tôi bấm like trên facebook về phong trào me too. Ông còn nói me too là sai văn phạm tiếng Anh. 

Nói chung ông ít chấp những câu hỏi của tôi, và cũng không biết tôi đang tràn trề hy vọng làm nhà văn. Cả khi uống cà phê tôi cũng ra đường sách để uống, với hy vọng tốc độ thành nhà văn của mình sẽ nhanh hơn. Tôi bắt đầu tự thấy mình bị người khác theo dõi, tôi nhìn ai cũng là độc giả của tôi. Họ thì thầm bàn tán về mình như tôi từng quan sát ông. Từng bước chân. 

Khi uống cà phê ở đường sách, tôi luôn nghĩ sẽ có ai đó đi ngang qua bàn mình đang ngồi, và hỏi xin mình để được ký tặng. Nhiều khi tôi nghĩ cả bà nữ sĩ cũng sẽ dừng chân, vì tôi chỉ thấy bà tặng sách và được tặng lại, chả thấy bà mua sách bao giờ. 

Có lần tôi thấy ông nhà văn đứng trước máy rút tiền, thao tác thành thạo của ông trước cây ATM làm tôi ganh tỵ. Vì tiền của tôi là của vợ tôi, nên tôi chưa từng sử dụng bất cứ công nghệ nào. Nàng thỉnh thoảng mở bóp đưa tiền cho tôi và dặn tôi tháng này nàng chỉ còn có nhiêu đó. 

Nhìn cách ông nhà văn lắng nghe tiếng những tờ tiền giấy sột soạt khi văng ra, tôi nghĩ giá như ông ấy có vợ thì sẽ khác. 

Cũng phải có ai đó cấp tiền nuôi một ai đó chứ? Không thì làm sao có nóc nhà? 

Trong một thế giới mà mọi thứ đều đã thay đổi, người ta bực mình trước cái nghĩa cử họ vốn chẳng cần đến, như người ta bước qua cánh cửa tự động của siêu thị thì có gì phải cám ơn? 

Sở dĩ tôi nhắc bà nữ sĩ vì tôi nghĩ hai người sẽ cưới nhau. Nhưng hóa ra tôi chưa bao giờ thấy một phụ nữ nào gần ông. Rồi bà nữ sĩ lấy một ông thầy giáo kiêm hiệu trưởng chứ không phải kiêm nhà văn. Còn ông nhà văn vẫn ngồi tựa lưng vào tường con hẻm, hai chân duỗi ra và phải đứng lên mỗi khi có xe máy chạy ngang qua. Nhiều khi ông đứng bất động, nhìn có vẻ căng thẳng. 

Sau này tôi không làm nhà văn, tôi phụ vợ tôi bán bánh mì. 

Còn ông nhà văn thi thoảng ghé mua bánh mì. Cũng vì lề đường hẹp và ngột ngạt xe cộ nên ông ghé lại rồi đi ngay. Khi thấy tôi gói bánh mì bằng sách của nhà văn khác, không phải của ông, ông nhìn tôi đầy chia sẻ. Mà lề đường này cũng chỉ có tôi bán bánh mì, quanh đó người ta đã chuyển qua trà sữa vì lợi nhuận cao hơn. Ông nói tôi không giỏi xoay xở.

Giờ thì tôi hiểu vì sao người đàn ông này đã chiếm chỗ trong ký ức của tôi, vì bà nữ sĩ cũng đã có lần nói với tôi về những kẻ ít chữ đến mức bà coi đó là những kẻ ăn mày chữ nghĩa. 

Từ đó, gần xe bánh mì của tôi có thêm một gã đến ngồi, không phải ăn mày chữ nghĩa mà là ăn mày từng đồng tiền lẻ. Ông ta nghiện rượu.

Khi ông chết, con nhang đệ tử và các loại nhà thơ trẻ sắp hàng viếng thăm. Tôi cúi đầu hơi bị lâu, bà nữ sĩ đứng tiếp phía sau chờ hoài, khều nhẹ:

-Mi làm chi lâu rứa? Ông ta chết rồi mà, chỉ có vợ con ông ta là không liên quan đến cái chết, thậm chí họ chưa từng gặp mặt cái chết…

-Thì em biết rồi, nhưng làm sao nói mà cho ông ta biết?

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

Once upon a time, in a city, there was a poet who wrote in a style, no one cared enough to find out.

When this poet published his poems, there was a critic who spoke about this poet. The critic spoke in a style, no one cared enough to find out.

When the poet got married and they had children, his wife didn’t have a job either. What they lived on, no one cared enough to find out.

The rented house where they lived always leaked when it rained. Whenever it rained, what did the poet do, no one cared enough to find out.

When the poet’s daughter was born, she was like an angel. Where did the poet get the money to buy formula to feed her, no one cared enough to find out.

But what people do know was that, to live in a city like his, everything was expensive. What one can not buy was even more expensive.

Hence, whether it’s security guard, fanning coals to light fires, kitchen hand chopping meat and vegetables, washing dishes and clearing tables, hanging backdrops and curtains, cleaning theatres and selling tea room tickets… anywhere in this city one can meet the poet.

Perhaps it was the reason why the city was called poetry possibly?

(2)

Ngày xửa ngày xưa, ở một thành phố, có một nhà thơ sáng tác theo chủ nghĩa gì, ai mà biết.

Khi nhà thơ ấy in thơ ra, có một nhà phê bình nói về thơ của nhà thơ ấy. Nhà phê bình nói theo một chủ nghĩa gì, ai mà biết.

Khi nhà thơ ấy lấy vợ và sinh con, vợ nhà thơ ấy cũng không có việc làm. Họ sống bằng cách gì, ai mà biết.

Ngôi nhà trọ của nhà thơ ấy bị thấm dột. Mỗi lần mưa, nhà thơ ấy xoay xở như thế nào, ai mà biết.

Con gái của nhà thơ ra đời, xinh như thiên thần. Nhà thơ mua sữa cho con gái như thế nào, ai mà biết.

Nhưng ai cũng biết ở thành phố ấy cái gì cũng tốn tiền. Cái gì không tốn tiền thì phải tốn rất nhiều tiền.

Vì thế bảo kê bảo vệ, quạt than đốt lửa, cắt rau thái thịt, rửa chén dọn bàn, treo phông mắc màn, dọn rạp bán vé phòng trà… ở đâu trong thành phố này người ta đều có thể gặp nhà thơ.

Có lẽ vậy mà thành phố có tên là thành phố thơ chăng?

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

The poem, it’s still alive even after the poet took off his bullet proof vest and went home.

Other poets were also surprised, they were worried so they blamed the poem for their carelessness. Each time the poet resisted the poem would insist, because it understands that even when there’s a war, it’s a part of history. And history needs a romantic point of view though it is all true. 

In order to avoid the horror of so many dead people, the poem can use allegories, say the poem can describe a stream flowing innocently like blood, for instance. The poem sees the cruelty of war and the poets’ fear. The poem sees how you often misunderstand the poets. The poem asks you still:

– Anyone who had posted a love poem on 17.2 would have committed a crime, how could there be such a mistake?

Hence if anyone wants to unravel the allegory of fire, generally refer to a poem.

The poem has to dive into the fire, though hesitant and afraid, because a fire is very hot. The poem prefers the cold, since if it’s cold the poem can put on a scarf and survive. While fire would completely roast a poem. And even if we were to give up and yield to the sacrifice of being roasted alive, it helps no one. Hence it would stand far away in the outskirts with its back to the flames to avoid turning into ashes. 

But the poem is always aware of the fire, always alerted to where it might have spread to? So it might have a chance to get away. When the flames demand it to speak up, the poem would speak of the words curled up and shaken because of the fear as people feed them to the fire. The poem more than understands, the flames will never see the words curled up shaken when the words have fallen, because flames could never be bothered with looking at the pages, its main job is relief. 

Only the words are prepared to burn with the pages, they never run away. The words don’t have legs though the poet has two. The poet will run away when threatened. Often, the poet needs to write a long letter, not poetry, explaining why they had to run, so they can continue to compose poetry. Only a coward would speak about fear, or speaking about fear, simply is someone who understands fear? Since when one needs an enemy, people naturally choose a poet.

A poet is perpetually fragile and weak. Since the poem understands that beyond death, a poet can no longer make poetry, and you can no longer read the poems that could have been written down, if the poet was still alive. Such thoughts in a poem is a waste of time. The words, only when the poet is alive, are then given life, they get to move, like bloodshed…

As long as the poet is not a coward.

It is something a poem can never discern, because the poet never shared with the poem the effect of the getaway, how the lack of oxygen was the cause of nausea, and the poem wouldn’t have been something he vomited. The poet only vomited water and what strength they had left after losing their country, with poetry filled with convoluted allegories posing as national pride trying to escape the editor’s eye, trying to survive. The poet can’t understand why people want to throw the poem into a fire in the name of sacrifice. In order to survive, the poet needs to be cold. 

“The poet” sometimes leans towards “the side of tears” when posing is a necessity. 

Hence, when reading poetry, don’t bother asking anything from the Creator, because He’s busy dancing on the fingertips of a poem. If you pray, He will be distracted, and the poem will lose its way. 

You don’t need to have faith in the poet, but you should have faith in the poem, even if the poem breaks you, the way the wind rips the garden apart during the fall. You should just climb a tree and watch the fluffy white clouds fly by like a dream. But you can’t just slide down, since the roots of the tree are trying to hold onto dear life, so you can’t simply float like a poem. You will be asleep when you fly, because it is when the vernacular is the blood in your veins, you don’t have to worry about making poetry. The poem will stop bleeding as soon as you wake up. 

Beyond that, you should have a long sleep, get your strength back along with the poem, sweet and gentle on the lips.


(3)

Bài thơ, nó vẫn sống sót sau khi nhà thơ đã cởi bỏ áo giáp quay về nhà.

Các nhà thơ cũng thấy bàng hoàng, họ sợ nên vu cho bài thơ là một trạng thái họ bị mất kiểm soát. Cả khi nhà thơ phản chiến nhưng bài thơ luôn tham chiến, vì nó biết cả khi chiến tranh, đó là một phần của lịch sử. Mà lịch sử cần một cái nhìn lãng mạn nhưng trung thực.

Để tránh sự khủng khiếp vì có quá nhiều người chết, bài thơ có thể dùng ẩn dụ, ví như bài thơ sẽ tả một con suối vẫn chảy thơ ngây như máu, chẳng hạn. Bài thơ biết sự tàn ác của chiến tranh và sự sợ hãi của các nhà thơ. Bài thơ biết bạn vẫn hay mắng oan các nhà thơ. Bài thơ vẫn hay hỏi bạn:

– Ngày 17.2 nếu ai đăng thơ tình là tội ác, tại sao lại có sự nhầm lẫn như thế này?

Nên khi ai đó muốn hiểu ẩn dụ của lửa, thường gọi đến bài thơ.

Bài thơ phải lao vào lửa, nhưng rụt rè và rất sợ, vì lửa quá nóng. Bài thơ thích lạnh, vì khi lạnh bài thơ có thể quàng thêm khăn và sống sót. Còn lửa luôn luôn nướng chín bài thơ. Mà dù có hy sinh thân mình bị nướng chín, bài thơ biết mình cũng không cứu được ai. Vì vậy bài thơ hay đứng ra xa và quay lưng lại ngọn lửa để tránh bị cháy thành tro.

Nhưng bài thơ luôn luôn theo dõi xem ngọn lửa sẽ cháy lan tới đâu? Để còn bỏ chạy. Khi ngọn lửa yêu cầu bài thơ kể chuyện, bài thơ kể lại câu chuyện của những con chữ đã co giật và run sợ như thế nào khi bị người ta đưa vào lửa. Bài thơ thừa biết, ngọn lửa không bao giờ nhìn thấy sự co giật của con chữ khi ngã xuống, vì ngọn lửa không bao giờ thèm nhìn trang giấy, nó chỉ lo giải tỏa. 

Chỉ có chữ là luôn luôn chịu cháy mất xác cùng trang giấy, không bao giờ bỏ chạy. Chữ không có chân nhưng nhà thơ có hai chân. Nhà thơ sẽ bỏ chạy khi bị đe dọa. Đôi khi nhà thơ phải viết một lá thư dài, không phải thơ, giải thích về sự bỏ chạy của mình, để còn hy vọng được tiếp tục làm thơ. Nói lên nỗi sợ hãi là một anh chàng hèn nhát, hay nói lên nỗi sợ hãi, đơn giản là một người biết sợ? Vì khi cần kẻ thù, người ta hay thích chọn ngẫu nhiên một nhà thơ. 

Nhà thơ luôn mỏng manh và yếu ớt. Vì thơ biết sau khi chết, nhà thơ không còn làm thơ được nữa, và bạn cũng không còn đọc được những bài thơ, mà lẽ ra nó tiếp tục được viết xuống, nếu nhà thơ còn sống. Bài thơ nghĩ như vậy cũng uổng phí. Những con chữ, chỉ khi nhà thơ còn sống, chúng mới sinh ra và cựa quậy, như máu ứa…

Nhưng với điều kiện nhà thơ không hèn. 

Điều này bài thơ không biết, vì nhà thơ không kể với bài thơ việc mình hay bị thiếu ôxy não và buồn nôn sau những lần bỏ chạy, nhưng không phải vì thế mà nhà thơ nôn ra bài thơ. Nhà thơ chỉ nôn ra nước và kiệt sức vì mất nước, với những câu thơ giả vờ tối nghĩa ẩn dụ yêu nước mong thoát khỏi nhà biên tập, để sống sót. Nhà thơ chỉ ngạc nhiên vì sao ai cũng muốn xô bài thơ vào lửa với tên gọi dấn thân. Cần sống sót, vì thế nhà thơ cần lạnh…

“Nhà thơ” cũng thỉnh thoảng đứng về “phe nước mắt” khi người ta cần cần một vai diễn.

Vì thế, khi đọc thơ, bạn đừng cầu nguyện Thượng Đế, vì Ngài còn đang nhảy múa trên các ngón tay của bài thơ. Nếu bạn cầu nguyện sẽ làm Ngài bị phân tâm, và bài thơ sẽ bị lạc đường.

Bạn đừng tin nhà thơ, nhưng cứ tin vào bài thơ, dù có khi bài thơ làm cho bạn tan nát, như gió vẫn làm xơ xác khu vườn mùa lá rụng. Bạn cứ leo lên một ngọn cây, nhìn mây trắng như giấc mơ. Bạn cũng không thể tuột xuống, vì sẽ chạm vào đám rễ chằng chịt của cái cây đang bám rất chặt vào cuộc đời, làm bạn không thể bay bổng như bài thơ. Bạn sẽ ngủ trong lúc bay, vì lúc này chữ nghĩa như máu, chảy rì rào trong niềm hân hoan, không cần bạn phải làm thơ. Bài thơ chỉ ngưng chảy máu khi nào bạn thức dậy.

Sau đó, bạn nên ngủ một giấc thật dài, để lấy lại sức cùng với bài thơ, ngọt dịu trên môi.

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

There was a poet who was sick of the poems about the bees and the birds and so forth. So he figured writing a poem about a fly would be as good as any poem about bees and birds, and they are rather cute actually. He detested Aziz Nesin’s acidic tone towards flies. He believed they were mere convoluted ideas belonging to those who believed they could be enlightened. He truly believed that flies are a fascinating species. 

The flies began to appear in his poetry in the most fascinating and endearing way. Their eyes were like shiny glass orbs, reflecting more colours more beautiful than any rainbow. Their tiny legs quiver alluringly like Huyền Trân’s long sultry lashes each time she blinks. Their wings in flight would make a soothing uplifting buzzing sound that Trương Chi’s flute could never match… People say that thanks to him flies have a place in the heart of those who love poetry, flies didn’t just hover around toilets. 

But one day he shitted as though there was a hose connected to his back hole, after three days he died. That was how much he loved flies, but they did not leave him alone, they dropped something like poetry always ready and prepared into the bowl of beef noodle soup he had for breakfast.

His daughter cried, dad, it’s okay to love but flies are still flies.

His wife cried, darling, flies may be flies but love you should love still.

His readers didn’t cry, they were stunned as they mumbled: six hundred years ago we had Nguyễn Trãi, two hundred years ago we had Nguyễn Du…

The banana leaves from a grove that had persisted and proliferated since the era of Nguyễn Trãi to the present day, people still use them to wipe his butt hole before he died.

(4)



Có một thi sĩ quá chán với ba thứ thơ mây hoa trăng gió. Anh ta nghĩ rằng làm thơ về ruồi cũng dễ thương chứ sao. Anh ta ghét kiểu mỉa mai của Aziz Nesin đối với ruồi. Anh nghĩ đó là thứ khệnh khạng của mấy người đắc đạo học đòi. Anh ta yêu mến những con ruồi thật sự.

Thế là ruồi hiện lên trong thơ anh thật đẹp và dễ thương chưa từng có. Từ ánh mắt lồi lên như một gương cầu, lấp lánh phản chiếu còn hơn cả cầu vồng. Những chiếc chân li ti rung như lông mày nàng Huyền Trân chớp mắt. Từ hai cánh mảnh mai bay thành những giai điệu vi vu mà chưa chắc tiếng sáo chàng Trương Chi so nổi… Ai cũng thấy nhờ anh mà ruồi có một vị trí trong lòng người yêu thơ, không chỉ lơ ngơ bên toa lét.

Nhưng rồi một hôm anh ta đi ỉa thành vòi, ba ngày thì chết. Anh ta yêu ruồi đến vậy, nhưng ruồi vẫn không tha, thả vào tô bún bò buổi sáng của anh ta một tí vật giống thơ mà lúc nào ruồi cũng có sẵn.

Con gái của anh ta khóc, ba ơi yêu thì yêu mà ruồi vẫn là ruồi.

Vợ anh ta khóc, anh ơi ruồi thì ruồi mà yêu thì vẫn cứ yêu.

Bạn đọc của anh không khóc, mặt đăm chiêu lẩm nhẩm: sáu trăm năm trước đã có Nguyễn Trãi, hai trăm năm trước đã có Nguyễn Du…

Cái lá chuối dãy đành đạch từ thời Nguyễn Trãi bây giờ người ta vẫn còn mang ra chùi đít anh lúc anh gần chết.


Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

The poem, it is created when people rub the letters together. But when I rubbed against the words, no poem came of it. 

Then how can anyone create such astute and brilliant poetry? 

Or have they been lying all along, they have instead rubbed a man and a woman together each time they wanted to create a poem?

(5)

bài thơ, nó được tạo ra khi người ta mang các chữ cái cọ vào với nhau. nhưng khi tôi cọ vào các con chữ, nó không sinh ra bài thơ nào cả. 

vậy bằng cách nào người ta có thể tạo ra những bài thơ tinh tế như vậy? 

hay là họ đã nói dối, họ đã mang người đàn ông và người đàn bà cọ vào với nhau, khi làm ra các bài thơ?

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

After his poetry was so well received, the poet was over the moon. On his return to earth, he said, from high in the sky the earth looks red and hot like burning coal in a stove, smoke and dust scattered with tiny flames. And when the poems ran out of air and fell, like the grenades he had dropped on the old citadel in the middle of the night. On the 81st night, the poem had turned white, waving a flag and the flare was shot to signal the end of the poetry festival.

He waited until the audience finished listening to his introduction before wandering around on stage. Around his neck, he no longer wears a chain of tiny grenades, but a camera. He watched people gathered together to listen to his poetry, the way he looked for those who were still alive before he pulled the pin on the grenade. There were so many dead people that those who were left alive had to accommodate more houses, palaces, temples… so they won’t be a waste. They left him an alley. 

Because an alley was where he saw his friends actively listening to his poetry. Some leaning against the wall, some on the ground, some lying across from each other. Some of them were already stiff but they were still mumbling something inaudible. As it turned out, his job was to soften the poetry. Since his poetry causes his friends to stiffen with pain and no one could stop the bleeding. 

On the stage, he looked down at the people sitting on the rows of seats, their eyes closed listening to him read his poetry like his friends in the alley sitting on the ground with their eyes closed leaning against the wall. Together they clapped. He watched the flag of poetry flying high in the sky, in the sunlight. The speckles of light were like bullet holes that had caused his friends to stop firing, no longer able to pull the pins on the grenades. 

Quietly after the poetry reading, the listeners stood and left. In the alley, his friends were no longer sitting around, leaning on the wall or lying on the ground across from each other, they called each other’s names before they left.

He called out each name and did his roll call before they left, no one died on the day of poetry.  Though soon after that a poem perished in a storm, because people heard him sing “but died not the young men of fire and smoke…”

Died not the young men of fire and smoke, hence the tombstone on the grave only listed the names of those who loved poetry, their home ran from North to South, innocently they were born in this long and stretched out small country, but they had to bear and suffered the injustice when poetry faced trouble…

(6)



sau khi thả thơ, có một nhà thơ đã leo được lên trời. khi trở về, ông  nói, nhìn từ trên cao mặt đất nóng đỏ như một bếp than tổ ong, đầy tro bụi và li ti tia lửa. và lúc những bài thơ hết hơi rơi xuống, ông thấy chúng như những quả lựu đạn ông từng thả xuống ở cổ thành trong đêm. cho đến đêm thứ 81, bài thơ đã thành màu trắng, giương cao một lá cờ và người ta bắn pháo hiệu lên trời để mừng ngày hội thơ cuối cùng đã chịu kết thúc. 

chờ mọi người nghe xong lời giới thiệu của mình, ông mới một mình lang thang trên sân khấu. cổ ông không còn đeo chuỗi lựu đạn mini mà đeo máy ảnh. ông nhìn những người vẫn nán lại nghe thơ, như ngày xưa sau khi rút chốt lựu đạn ông nhìn những người vẫn còn sống. cũng do quá nhiều người chết nên người còn sống buộc lòng phải sở hữu thêm nhà cửa, lâu đài, đền chùa… cho khỏi lãng phí. họ nhường lại cho ông một con hẻm. 

tại một con hẻm, ông thấy những bạn bè của ông cũng đang nghe ông đọc thơ. đứa dựa vào tường, đứa nằm dưới đất, có đứa nằm bắt chéo lên nhau. có đứa đã cứng đờ nhưng vẫn muốn thì thầm với ông điều gì đó. hoá ra, nhiệm vụ của ông là làm cho bài thơ trở nên mềm mại. vì bài thơ, nó làm bạn bè của ông đớn đau đến cứng đờ khi không ai kịp cầm máu.

từ sân khấu, ông nhìn những người đang ngồi trên các hàng ghế, nhắm mắt nghe ông đọc thơ giống như những người bạn của ông đang nhắm mắt dựa vào tường trong hẻm. tất cả cùng vỗ tay. trong ánh nắng, ông nhìn lá cờ thơ bay cao. những đốm nắng lốm đốm trên lá cờ như những vết đạn từng làm bạn ông phải ngừng tay, không còn rút chốt lựu đạn được nữa. 

những người nghe thơ xong, đã lặng lẽ ra đi. ở trong hẻm, những người bạn ông cũng không còn ngồi dựa vào tường hay nằm bắt chéo nữa, ai cũng gọi tên nhau khi ra đi. 

ông đã điểm danh khi mọi người ra về, không có ai chết trong ngày thơ. chỉ là sau này có một bài thơ bị chết đuối dưới cơn mưa, vì người ta đã nghe ông hát “nhưng không chết người trai khói lửa…”

không chết người trai khói lửa, nên tấm bia trên ngôi mộ chỉ ghi tên của những người yêu thơ, quê quán chạy từ bắc chí nam, họ sinh ra vô tội trên đất nước nhỏ và dài này, nhưng chịu nhiều oan khuất khi thơ lâm nạn…

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

The poet followed the rules of poetry his whole life. He cooks breakfast as soon as he gets up in the morning, drives his kids to school, cleans the house, does the laundry for his wife. 

After all of that he would sit down and write his poems, full of victories and past achievements, before he takes his time to wash the dishes.

She asked him, if a person doesn’t clean the dishes properly, will this affect his poetry? Because he was not quite sure about the answer, he would make sure the dishes were spotless to avoid any unnecessary stir in public opinion.

Poetry, it’s a search, like the way she had to search for him in all the local pubs and nearby bars, she laughed, your sanitised attitude at the moment is like the way the perverts wipe their hands clean of anything, definitely not poetry.

In truth, the poet is not the creator of cleanliness. When the words die and are swallowed whole and disappear from the face of the earth, in a forest or flood of some sort, it’s not because of a problem with the poet’s technique. It is an intangible crime like the deaths of martyrs long ago. Hence, even the poet won’t be able to see anything to retell, and nor will the critic be able to explain a thing. So in turn people give up their life just like that, to create the horror within the allegory for the reader. No critic will be brave enough to count how many words have perished or how many poets have turned into street poles, because they can not talk.

She laughed, if you turned into a street pole then I still have a bit of hope for some kind of “stir in public opinion”, but after the tenth man people will be exhausted, no one would care anymore if a hundred men turned into street poles, you should just concentrate on the poetry, forget about “causing a stir”. 

(7)



nhà thơ cả đời tuân theo luật thơ. sáng dậy nấu ăn cho con, chở con đi học, về lau nhà, giặt quần áo cho vợ. 

sau đó nhà thơ làm thơ, tràn ngập những chiến công, những thành tích trong quá khứ, rồi thong dong rửa chén. 

nàng hỏi, nếu một người rửa chén dĩa không sạch thì có ảnh hưởng như thế nào đến thơ ca? vì không chắc lắm về điều này nên nhà thơ luôn rửa chén dĩa rất sạch, nhằm tránh gây xôn xao dư luận một cách không cần thiết. 

thơ ca, nó là sự tìm kiếm, như ngày xưa em phải đi tìm chàng hết quán nhậu này đến quán nhậu khác, nàng cười, sự sạch sẽ vô trùng của chàng bây giờ, giống như sự phủi tay vô trách nhiệm của mấy tay sở khanh, chắc không phải là thơ. 

nhưng thật ra, nhà thơ không tạo ra sự sạch sẽ. khi những xác chữ bị nuốt mất trên mặt đất, trong cánh rừng hay chìm đi sau cơn lũ, đó không phải là vấn đề kỹ thuật của nhà thơ. đó là những cái chết bị lặp đi lặp lại do một tội ác vô hình, như ngày xưa các thánh tử vì đạo. vì như thế nhà thơ cũng không nhìn thấy gì để còn kể lại, và nhà phê bình cũng không có gì để giải thích. mỗi người thay phiên nhau chịu chết nhiều lần như vậy, để tạo ra nỗi kinh hoàng của ẩn dụ về sự sống cho bạn đọc. sẽ chẳng có nhà phê bình nào dám mở miệng ra để đếm, rằng có bao nhiêu xác chữ đã chết hay bao nhiêu nhà thơ được người ta ví như cột điện, do bị câm. 

nàng cười, nếu chàng thành cột điện thì em còn tí hy vọng “gây xôn xao dư luận”, nhưng đến ông thứ mười thì người ta đã mệt, cả trăm ông thành cột điện cả trăm thì chả còn ai quan tâm nữa đâu, chàng cứ lo làm thơ đi, đừng lo “xôn xao” gì nữa.

hình: yêu là yêu nào biết về đâu…


Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

On the day of poetry, the poem stood in silence for ten minutes on stage. And fifteen years later, it realises that it has won a prize…

(8)

vào ngày thơ, bài thơ đứng im lặng trên sân khấu mười phút. và mười lăm năm sau, nó mới biết là mình được giải… 

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

The poem, it can’t be published without knowing the price of the licence to print.

The poem, it can’t be printed without knowing the price of the art on the cover.

The poem, it can’t reach the reader without knowing the price of speedy distribution.

Like long ago, in love, it watched her and calculated all the things that could possibly go wrong.

(9)  

bài thơ, nó không thể xuất bản mà không biết lệ phí của tờ giấy phép. 

bài thơ, nó không thể in mà không biết tiền công của hoạ sĩ vẽ bìa. 

bài thơ, nó không thể đến tay người đọc mà không biết lệ phí chuyển phát nhanh. 

như ngày xưa, khi yêu, nó nhìn nàng và tự tính toán về mọi sự rủi ro.

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

On the day of poetry, the organisers invited the poet up to receive a certificate of achievement, and the poet stood up quickly in a fluster:

– yes, but has there been a mistake, for a year now, I have not written one poem.

The head of the organising committee:

– yes yes, that is the reason why you are getting this award, for twelve months you just sat there quietly without writing one poem.

(10)  

ngày thơ, nhà thơ được ban tổ chức mời lên nhận giấy khen, ông vội đứng lên: 

– thưa, có sự nhầm lẫn gì chăng, cả năm nay tôi không có làm một bài thơ nào cả. 

trưởng ban tổ chức: 

– ấy ấy, chúng tôi trao cho ngài chính vì lý do suốt cả năm ngài đã chịu ngồi yên, không làm thơ đó.

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

The world is pervasive with smells, she steps into the bath and she immerses herself with soapy froth as though she is in a fog, erasing all traces of the world outside left behind on her body. She scrubs and scrubs her skin until she believes she smells like herself again. 

She put on a jumpsuit, and waited.

She extends her arm and pulls the door shut, turning the deadlock twice to lock it. Her index finger touches the message on her phone, the message seems to fall and land on the ground. With a long sigh, she bend down to pick it up and drop it in the inbox:

“The storm has settled. The wind has calmed down to about 40%, we can all go back to work.”

She read the message again, the thought of seaweed scattered haphazardly on the beach after a storm pops into her head. She runs her fingers across the keyboard of her phone as though her fingers are running through the wet and slimy seaweed one more time. 

Another long sigh.

Instead of next week as promised, she wants him to come back and fulfil his promise tonight. And yes, it should be mentioned that she owns a bakery, the cause of their arguments since bread is not something he loves. He would often say, if you like to eat it so much, why don’t you bake them yourself. 

“Do they not smell amazing?” She would ask her bakers when she saw them. “They do smell amazing, they smell absolutely delicious boss.”

He only likes kisses, it’s more justifiable for such hard work having to stay up all night. Three in the morning is when the bread is done and taken out of the oven, hence all the preparation of mixing the flour and kneading has to be done at sundown. The curves on her body are exactly like those on the bread she sells. There are parts that swell up and each time he squeezes it, it would feel crunchy to the touch and crumble in his fingers. The bread has these veins through them, with a smell difficult to forget that one could easily conjure up in one’s mind, especially during winter. He asks her: “Should I take a bath?” She scrunches up her nose: “I’m using you like a cleanser. If not, I could always use perfume.” He laughs: “But I need dinner. I think we might need our strength. The work I do is hard work.” She said: “Okay, as long as you complete all your tasks.” He mumbles rather secretly: “Something else might happen, after that.”

She combs her hair as though she is combing the night as though she is combing through the past. She understands that he does not care the least. Tired, she throws her phone, it lands on one corner of the bed. He said: “They are using you, I don’t like it. If we smell like that, let it be, why do you need to get rid of how we smell?” She laughs: “Because I’m now all grown up.” He screams: “But we are both wearing gas masks, can’t you see that the smell of bread has pervaded each and every corner of the air we live in? Life couldn’t possibly be a  bakery?” She traced his nose with her fingers: “You have to be stronger than that. Your nose sometimes misses the other smells. You poor thing.” Exasperated, he said: “I was born with the defect. It’s not a fault in my character. I want to smell everything in its natural state.” Her reply: “But the amazing smell is the excuse for us to make so many things cheaply.” She closes her eyes and continues: “And we can prevent and reduce the risk of many things. The world is perfect, minus all the strange smells. The release of air at the wrong time can make people sick, what people call a turn in the weather. The reason why people over use antiseptics and disinfectants, especially in the slaughterhouse. People prefer nice scents, minus the time you’re completely knocked out and comatosed. I’m adept in getting rid of the smells, deodorising. Hence when I go home know one knows anything.”

A kiss hovers on her lips. The amazing smell. She opens her eyes so she can relax the muscles on her face. He asks: “What are you talking about, what risk do we need to minimise? What smell is there left for us to discover? He had moulded and bent her in so many ways to discover all the smells with his fingers running all over each curvature of her flesh. She is always talking about the smells hidden behind doors.

He mumbles: “This city is full of man made stuff, artificial air, artificial consumables, artificial love, artificial poetry, artificial midday naps… They are producing and making a living the way you bake bread. The only difference is that they do not hide their smell. They never abuse the use of perfume. They are not afraid. No one can tell the difference between the smell of a man in his bedroom to the smell of him in the conference room. Things move and we leave our smells behind in the world. People who can hide their smell like you are some kind of god.” 

Her breaths are now more even as  she begins with the details in his eyes. He prefers to watch more than smell. The next day, while he’s worried about his smell, she had already gathered up all the seaweed washed up on the beach that evening. She hates their damp fishy smell. She understands that all kinds of smelly stuff gets washed up by the tides, and she needs to feel safe.

Night, the light shimmer across the sky after she sucks on her bleeding finger. Carelessly she had cut her finger as she gathered the seaweed. The mark on her finger swells up like a cloud and she sees a star lost in it. She is surrounded by her staff, bakers ready to begin their evening of preparing and making bread, in the wind she would tell them as though she is elsewhere that it’s the end of the season, the rain is warm. 

In the end she falls asleep.

She dreams of wandering through the forest, after she has had enough of the sea. They climb a trail where the entire world is at their feet, and with all the control and authority of a boss, she will kiss him. Her injured finger has a cramp as she tries her best to disinfect it from all smell for the next morning. After it was done, with determination she will take a worn path to the bakery. She will walk around towards the back of the bakery, where the back gate pops out like an ancient dias. Right by the gate is an apple tree her father had planted, the apples would fall on the grass around the tree so there is never a need to climb it. She bends down and chooses an apple, takes a bite and throws the rotten part away. The apple juice oozes in her mouth pervading her tongue but she can’t taste or smell it. She likes to smell everything hence she has lost all her senses of smell and taste.

He knows that scent is a gift more precious than any monetary reward, but still, she would always remind him to be careful, minimise the unnecessary risks. From that point on, he takes delight in smelling everything. Everything around her and the bakery, together with all sweaty body odour from the bakers having to work through the night…

(11) 

Thế giới thật nặng mùi, nàng đi vào phòng tắm, phủ một lớp bọt xà phòng như sương mù, xóa đi tất cả mùi còn sót lại của thế giới trên cơ thể. Nàng như muốn mài mòn cả thịt da mình, cho đến khi mọi thứ nàng nghĩ đã thơm tho trở lại. Trong bộ áo liền quần, nàng nằm chờ đợi.

Nàng với lấy cánh cửa, khóa chốt. Ngón tay nàng bấm một tin nhắn, hình như tin nhắn đó bị rơi xuống đất. Với một tiếng thở dài, nàng cúi xuống nhặt nó lên, bỏ vào hộp thư:

“Bão đã tan. Sức gió đã giảm 40%, mọi người trở lại làm việc.”

Nàng đọc lại tin nhắn, thoáng nghĩ đến đám rong biển nhầy nhụa bị ném lên bờ sau cơn bão. Ngón tay nàng lướt qua bàn phím điện thoại với cảm giác rong biển ấy thêm một lần nữa.

Lại một tiếng thở dài.

Thay vì một tuần như đã hứa, nàng thích anh quay lại làm nhiệm vụ ngay đêm nay. Quên nói, nàng là chủ một cơ sở sản xuất bánh mì, nàng và anh hay cãi nhau vì bánh mì không phải là sự yêu thích của anh. Anh thường nói với nàng là nếu thích thì tự đi làm một cái bánh mì mà ăn.

“Nó có thơm không?” Nàng hỏi khi gặp các thợ làm bánh của mình. “Thơm, và hương vị rất hảo hạng, thưa bà chủ.”

Anh chỉ thích nụ hôn, nó xứng đáng với công việc nặng nhọc vì phải thức đêm. Ba giờ sáng là bánh mì ra lò, nên công việc nhào bột của anh phải bắt đầu từ chợp tối. Mỗi đường cong trên cơ thể nàng đúng như ổ bánh mì mà nàng vẫn bán. Có những chỗ phồng lên và anh bóp vào thấy giòn tan. Ổ bánh mì còn nguyên những đường gân, với mùi vị khó quên hiện về trong tâm trí, nhất là vào mùa đông. Anh hỏi: “Tôi có nên đi tắm?” Nàng nhăn mũi: “Em đang sử dụng chàng như một chất tẩy rửa. Nếu không có, em sẽ dùng nước hoa.” Anh cười: “Nhưng tôi cần ăn tối. Tôi sợ mình kiệt sức. Tôi làm việc quá nặng nhọc.” Nàng nói: “Được, với điều kiện chàng hoàn thành tốt công việc.” Anh thì thầm ra vẻ bí ẩn: “Một cái gì khác sẽ xảy ra, một cái gì đó sẽ làm ngay sau đó.”

Nàng chải lại mái tóc như chải lại bóng đêm như chải lại quá khứ. Nàng biết anh không quan tâm. Mệt mỏi, nàng ném điện thoại vào góc giường. Anh nói: “Họ đang lợi dụng em, tôi không thích. Cứ để nguyên mùi của mình như vậy, sao em phải tẩy mùi?” Nàng cười: “Vì em đã trưởng thành.” Anh hét lên: “Nhưng chúng ta có mặt nạ phòng độc, em không thấy mùi bánh mì đã ngập hết không gian này rồi ư? Không lẽ cuộc đời chỉ là lò bánh mì?” Nàng vuốt mũi của anh: “Chàng phải mạnh mẽ hơn nữa. Mũi chàng nhiều khi không biết đánh hơi. Chàng thật tội nghiệp.” Anh chán nản: “Đó là một dị tật bẩm sinh. Nó không phải là một nhược điểm gì cả. Tôi thích ngửi mùi một cách tự nhiên.” Nàng trả lời: “Nhưng mùi thơm, nó là cái cớ để chúng ta có thể làm ra nhiều thứ với giá rẻ.” Nàng nhắm mắt lại và nói tiếp: “Và chúng ta giảm thiểu nhiều thứ rủi ro. Thế giới này thật hoàn hảo, ngoại trừ các mùi lạ. Chỉ cần một luồng hơi thoát ra không đúng lúc có thể làm người bình thường trở nên mắc bệnh, người ta gọi là trở trời. Nên mọi người vẫn thường thực hiện quá trình khử trùng, nhất là trong lò mổ. Mọi người thích hương thơm, trừ khi chàng đã hoàn toàn hôn mê hay bất tỉnh. Em luôn luôn biết cách khử mùi. Nên em đi về nhà mà không sợ ai biết cả.”

Một nụ hôn lướt trên môi nàng. Thật thơm. Nàng mở mắt để gương mặt bớt cau có. Anh hỏi: “Em vừa nói gì về giảm thiểu nguy cơ? Còn mùi gì mà chúng ta chưa biết?” Anh đã uốn cong nàng để tìm các mùi lạ bằng một ngón tay dọc theo da thịt. Nàng luôn nói về những mùi bí mật lẩn khuất sau cánh cửa. 

Anh thì thầm: “Thành phố này toàn là những thứ nhân tạo, không khí tổng hợp, thực phẩm tổng hợp, tình yêu tổng hợp, thơ ca tổng hợp, giấc ngủ trưa tổng hợp… Người ta đang sản xuất và chế tạo ra cuộc sống như em đang làm bánh mì. Chỉ khác là họ không cần giấu đi mùi của nó. Họ không dùng quá nhiều nước hoa. Họ không sợ. Không ai có thể so sánh mùi của một ông khi ở trong phòng ngủ với mùi của ông ta trong phòng họp. Mọi thứ di chuyển và để lại mùi của mình trong thế giới. Những người giấu được mùi như em đúng là một vị thần.”

Hơi thở của nàng đã trở nên nhịp nhàng, nàng bắt đầu từ đường nét trong mắt anh. Anh vốn thích nhìn ngắm hơn là ngửi mùi. Ngày hôm sau, trong khi anh lo sợ bị ngửi mùi, nàng đã đi nhặt các đám rong biển bị hất lên bờ lúc tối. Nàng ghét sự ẩm ướt và bốc mùi của chúng. Nàng biết thủy triều sẽ đưa nhiều thứ bốc mùi đến, và nàng cần an toàn.

Đêm, ánh sáng tắt từ mái vòm lung linh của bầu trời sau khi nàng bú ngón tay bị đau của mình. Sự sơ ý khi nhặt rong biển đã làm ngón tay nàng bị xước. Dấu vết trên ngón tay nàng sưng lên như một đám mây và nàng thấy có một ít ngôi sao vướng vào. Xung quanh nàng, những công nhân làm bánh mì của nàng bắt đầu đêm của họ, trong làn gió mà nàng hay nói xa xôi với họ rằng đã cuối mùa, mưa bắt đầu ấm.

Cuối cùng nàng cũng ngủ. 

Nàng mơ ước được đi dạo trong rừng, sau khi đã thỏa thuê ở biển. Họ leo lên một con dốc cao mà cả thế giới sẽ ở dưới tầm mắt, và với vẻ uy nghi của bà chủ, nàng sẽ hôn anh. Nàng nhận ra ngón tay bị đau của mình bây giờ đang bị chuột rút khi nàng cần lau rửa thật sạch mùi vào sáng hôm sau. Khi xong việc nàng ngân nga khi đi bộ trên con đường mòn trở lại xưởng bánh mì. Nàng sẽ chạy một đường vòng và xuất hiện ngay phía sau xưởng bánh mì, nơi cánh cổng phụ vẫn nổi lên trên bầu trời như cổng một ngôi đền cổ đại. Ngay cạnh cổng có một cây táo từ thời cha nàng trồng, thường rụng trái lên thảm cỏ nên không cần phải leo lên hái. Nàng cúi xuống chọn một quả táo, cắn một miếng và ném đi phần còn lại bị hỏng. Nước táo chảy trên lưỡi, nhưng nàng không thể cảm nhận hoặc ngửi thấy nó. Nàng thích khử mùi nên nàng bị mất mùi.

Anh biết, dù mùi thơm là một món quà đặc biệt còn hơn cả tiền thưởng, nhưng nàng hay nhắc anh phải cẩn thận, cần giảm thiểu những rủi ro không cần thiết. Từ đó, anh thích đánh hơi. Mọi thứ quanh nàng và quanh lò bánh mì, với những người làm bánh đẫm mùi mồ hôi đêm…

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

You live in the colour red and death is blue. Death. You think it’s not there, but it’s there.

When you were in school, your teachers enjoyed telling you about the algorithms of things. You could add endless zeroes to any number. Say for instance, you could add nine more zeroes to thirty five billion. Like presently, you could discuss anything in a forum over and over again nine or ten times before you’re sick of it. 

You can touch the ten zeroes like the way you can rays of light, a ray of sunshine. Or you can touch a pen, sometimes it might be a pair of earrings for your wife, in 9999 carat gold.

But in the end there is never an answer. You can’t hear a thing. Nothing there, knowing nothing. 

You reach out and try to touch it, the sudden death. And it opens up like a black hole. It is your entombment. You know that thirty five billion is nothing compared to someone else’s thousand million billion. Just the shedding of someone’s teardrop and it’s done. Like the blinding distance of light. You know that no one could ever discern a dewdrop, no one could ever see a person or a horse fall out and be overlooked out of a cage. 

Death, it is the clarity of all things. It will blink when you want to adjust the light. It is never afraid. Never anxious. Because it had lent a hand to help one person out of the flood water. 

You ask: Where is this place? Death, it has blue eyes. It tilts its head to the side to answer you, here. 

You have waded through the water without any shoes, your toes sinking into the sand leaving their mark. The blue eyes tell you to move towards the part where the waves will carry you ashore, washing away the sand. As you walk you see your footprint being erased to be replaced by a new patch of sand, smooth and soft. The blue eyes tell you to go ashore.

This is your classroom for the day. Write everything down so you can revise it later.

After that, a wave will turn up to carry you away. It, death, ask: How is it? Smooth enough? You nod. 

The lesson continues:

Somewhere in the ocean, there is a giant bird. Its gaze ignites burning in hundreds and hundreds of colours. Or thousands to be more exact. Perhaps the bird is upset, as it landed on your shoulders, the claws came out of nowhere. In the sunlight, its wings covered the whole beach. An explosion. A sky bursting with fireworks. It scares you.

The deadly thirty five billion and you, sitting with you there in the dark.

But the light finds you because a rainbow just dropped out from the wings of the bird, like a blood red umbrella. Then, as the bird bends its knees, flapping its feathery wings, spraying millions of tiny drops of shimmering colours over the sea before into the sun it would disappear. 

One more lesson?

Everyone loves water like the way you love the sea, hence no one can close their eyes or stop asking questions about death. They want everything clarified. You watch the moon appear right next to the sun. Stars dangling from the clouds. The sun continues to cast its light across the darkness, a shimmering reflection on the water, forming the horizon. You raise your hand to cover yours and everyone else’s eyes – to retain the brilliance and colours. And now finally you understand.

The sea is not just a beach where all kinds of footprints are erased. The sea is revived amidst two waves. And we have enough time to write on the sand, time enough for people to read it before it is washed away.

We are the cracks amongst the colours. Each colour is a person. A colourless rainbow is no longer a rainbow. We can never fade away.

We are brilliant when we are creative and thoughtful. Regrets and second chances. We leave our mark behind and we must leave our footprints for everyone to see.

Death blinks – steadfast blue eyes. Once its eyes open up again, it is when you are back in the classroom. You stare at the administrators with their hair scattered with grey like stars across a dark sky like the one you just saw reflected on the water over the sea at night. You rub your eyes as you watch the colours filter through the numbers. No bird but the light illuminates everything in the room. You see that we are igniting. But your teacher deliberately made a spelling mistake, missing a letter “c” in “chết”, “hết” just means the end. But pausing only for a moment between two waves. As the waves washed everything away, your teacher had to rewrite it, you said: “I’m afraid I can’t keep up. I assure you I won’t be able to remember it. I can’t deny or confirm any of it. I’m totally paranoid. I’m sorry…”

You open your arms wider, to embrace the sun, pull all the stars down. The light returns a thousand times more brilliant in everyone’s eyes. You see them woven together like a poet who sees the grass woven together to form the horizon, bursting with a question: “I ask you, how does one person live with another person?” There is not a single reply from anyone.

Like grains of sand forever silent, in the blaring light of a bright red sun. you said: “I will,” you mumble nervously: “I will,” awkwardly again you say: “I will,” and everyone will be baffled: “You will?” Who, who will? Who? Who will never will?

You forget that, only when you die, that is when you will be as blue as death. You live in a country that is red, even the wind is red. She opens and closes the window each afternoon and knocks on a red door of a house. Outside, the sound of the traffic is also in red.

– I am made out of the colour red? You ask.

But it is a useless question. Here, even the rocks are red, like the moon and all the birds flying are red, like the sea is red and the waves are bubbling like blood. But you alone have been added to three stars, they have the colour of her undoing hair. 

Doesn’t matter what shade, they are all shades of red, she said: “You should hold everything forever in your heart. Only you can stop people from swallowing me whole down their throats. Also red.”

(12) 

Bạn sống màu đỏ và cái chết màu xanh. Cái chết. Bạn biết nó không có ở đó, nhưng nó lại ở đó. 

Như ngày xưa đi học, các thầy giáo giải thích các thuật toán. Bạn có thể thêm các chữ số zero bất tận vào phía sau một con số nào đó. Nếu ba mươi lăm tỷ bạn sẽ thêm vào chín số zero. Như trên diễn đàn bây giờ bạn tha hồ bàn tán chín hay mười lần, sùi bọt mép. 

Bạn có thể chạm vào mười con số zero như chạm vào một tia nắng, một ánh mặt trời. Hay bạn chạm vào một cây bút, nhiều khi có thể là một chiếc hoa tai cho vợ, bằng vàng 9999.

Nhưng cuối cùng câu trả lời là không hề có. Bạn không nghe thấy gì. Không có gì không biết gì.

Bạn đưa tay ra để chạm vào nó, một cái chết đột ngột. Và nó mở ra như một cái lỗ đen. Nó là huyệt mộ của bạn. Bạn biết ba mươi lăm tỷ chả là gì so với ngàn triệu tỉ của mấy ông khác. Chỉ cần một giọt nước mắt ai đó nhỏ xuống là xong. Như một khoảng cách mịt mù của ánh sáng. Bạn biết không ai có thể nghe thấy hình ảnh giọt sương, không ai nhìn thấy một người hay con ngựa bị rơi ra và bỏ quên bên ngoài chuồng.

Cái chết, nó làm mọi thứ trở nên trong suốt. Nó chớp mắt của nó khi bạn muốn điều chỉnh ánh sáng. Nó không sợ. Không nao núng. Vì nó đã đưa tay ra kéo một người thoát khỏi vũng lầy.

Bạn hỏi: Nơi này là đâu? Cái chết, mắt của nó màu xanh. Nó nghiêng đầu trả lời bạn, ở đây.

Bạn đã lội chân trần, các ngón chân ngâm trong cát nên bạn để lại dấu vết. Mắt màu xanh ra hiệu cho bạn phải đến nơi mà những con sóng sẽ xô vào bờ, rửa sạch cát. Bạn đi ngang qua và nhìn dấu chân của bạn bị xóa, nhường chỗ cho một bãi cát mới, mịn màng. Mắt màu xanh chỉ bạn đi vào bờ.

Đây là lớp học của bạn ngày hôm nay. Ghi lại các bài học để nhớ.

Sau đó, một làn sóng cuốn lên và mang bạn đi. Nó, cái chết, hỏi: Được không? Êm chưa? Bạn gật đầu.

Bài học tiếp theo:

Từ một nơi nào đó trên biển, có một con chim khổng lồ. Ánh mắt của con chim lóa sáng và bùng nổ với hàng trăm màu sắc. Hay hàng ngàn mới đúng. Có lẽ con chim đang giận dữ, hạ cánh trên vai của bạn, móng vuốt bạn không thể biết là đến từ đâu. Trong ánh mặt trời, con chim phủ đôi cánh lên cả bãi biển. Một tiếng nổ. Một bầu trời phun trào như pháo hoa. Bạn thấy sợ.

Cái chết ba mươi lăm tỷ cùng với bạn ngồi im trong bóng tối. 

Nhưng bạn vẫn bị chiếu sáng bởi một cầu vồng mới vừa rơi xuống từ lông của con chim, như một chiếc dù màu máu. Sau đó, con chim nhún đôi chân, sột soạt đôi cánh, nó tung ra các màu sắc rực rỡ trên biển trước khi biến mất sau ánh mặt trời.

Một bài học nữa?

Ai cũng yêu nước như bạn đang yêu biển, nên không ai có thể nhắm mắt lại hay ngừng đặt ra các câu hỏi về cái chết. Họ luôn muốn mọi thứ rõ ràng. Bạn nhìn mặt trăng đã hiện ra bên cạnh mặt trời. Các ngôi sao treo lơ lửng từ các đám mây. Tia nắng vẫn chiếu trên nền màu đen, phản chiếu lấp lóa trên mặt nước, tạo ra đường chân trời. Bạn giơ tay để che mắt, của bạn và mọi người – để giữ cho tất cả các màu sắc mới xuất hiện vẫn rực rỡ. Và bây giờ bạn đã hiểu. 

Biển không phải chỉ là bãi cát bị sóng xóa mọi dấu chân. Biển sống lại ngay giữa hai lần sóng vỗ. Và chúng ta phải kịp viết một cái gì đó trên cát, đủ nhanh để mọi ngưởi kịp đọc trước khi bị xóa. 

Chúng ta là các vết nứt giữa màu sắc. Mỗi màu sắc là mỗi con người. Cầu vồng mà không có màu sắc thì không còn là một cầu vồng nữa. Chúng ta không thể phai mờ. 

Chúng ta chiếu sáng với những ý tưởng và suy nghĩ. Hối tiếc và sống lại. Chúng ta để lại dấu vết của chúng ta và chúng ta phải để lại một dấu chân để mọi người có thể nhìn thấy. 

Cái chết chớp mắt – con mắt vẫn màu xanh. Khi nó mở ra một lần nữa là lúc bạn sẽ trở lại lớp học. Nhìn chằm chằm vào ban giám hiệu với những mái tóc lốm đốm bạc như ánh sao trên nền đen u mê tăm tối mà bạn vừa thấy trên mặt biển đêm. Bạn dụi mắt nhìn màu sắc xuyên qua các con số. Không có con chim nhưng ánh sáng chiếu sáng tất cả mọi thứ trong phòng. Bạn biết chúng ta đang bốc cháy. Nhưng thầy giáo của bạn đã cố ý viết sai chính tả, thiếu chữ “c” nên chết thành ra hết. Nhưng chỉ trong một giây lúc tạm dừng giữa hai làn sóng. Khi sóng xóa đi, thầy giáo phải viết lại và sửa lại, bạn nói: “Tôi sợ rằng tôi đã không kịp hiểu. Tôi cam đoan là tôi không nhớ. Tôi không chối nhưng cũng không nhận. Tôi bị hoang tưởng. Tôi xin lỗi…”

Bạn mở vòng tay rộng hơn, ôm lấy mặt trời, kéo xuống các ngôi sao. Ánh sáng lung linh trở lại gấp hàng ngàn lần trong đôi mắt của mọi người. Bạn nhìn họ đan lại với nhau như một nhà thơ khi nhìn thấy cỏ đan vào với nhau tạo thành những chân trời, đã bật ra câu hỏi: “Tôi hỏi, người sống với người như thế nào?” Không ai trả lời bạn.

Như những hạt cát vô tận và im lặng mãi mãi, dù bị chiếu sáng dưới ông mặt trời đỏ rực. Bạn nói: “tôi sẽ,” bạn lắp bắp: “tôi sẽ,” bạn ngượng nghịu: “tôi sẽ,” và mọi người ngơ ngác: “Bạn sẽ?” Ai, ai sẽ? Ai? Ai sẽ không bao giờ sẽ?

Bạn quên mất chỉ khi chết đi, bạn mới có cái chết màu xanh. Bạn đang sống trong một đất nước màu đỏ, gió cũng màu đỏ. Nàng mở ra và đóng cửa sổ mỗi chiều và gõ lên cánh cửa màu đỏ của ngôi nhà. Bên ngoài, tiếng còi xe cũng màu đỏ.

– Tôi được làm bằng màu đỏ? Bạn hỏi. 

Nhưng đó là một câu hỏi vô ích. Ở đây ngay cả đá cũng màu đỏ, giống như mặt trăng và các loài chim đang bay màu đỏ, như biển cũng màu đỏ và sóng sôi như máu. Nhưng riêng bạn được thêm vào ba ngôi sao, nó có màu của nàng đang xõa mái tóc của mình. 

Màu gì cũng đỏ, nàng nói: “Chàng hãy giữ tất cả mãi mãi trong trái tim chàng. Chỉ có chàng, người ta mới không nuốt em vào trong cổ họng. Cũng màu đỏ.”

Once a day, the butterflies wander and play.
They fly from one flower to another.
To then sleep, they sleep so they may again tomorrow wander and play.

You and her were once on a small boat. A storm was brewing.

She was on the verge of tears: “Aren’t you afraid? Death means, you and I shall be two boulders. At the bottom of the deep, deep sea.”

You unsheathe the dagger on your hip. It gleamed. Sticking the blade at her throat. You asked: “Aren’t you afraid?” She laughed: “Why should I be afraid? I know you love me.”

You laughed: “Then why should we be afraid? They all love you, and the storm is merely the flutters of butterfly wings.”

.
In her youth, she liked to fly high, as high as the angels. But she forgets the sunlight is terrifying at that height, so close to the Sun. Hence now we all have these blistering sunburn scars on our face, like her long ago.

.
One day he gave her a dozen roses, and there was one plastic flower amongst them. He said:

I will love you until the day the last flower dies…

.
He is writing, and she reminds “it’s late, sleep”.

In death, in the land of the dead. Without her to remind him, he didn’t feel the need to write anymore. Even though she thinks he will never stop writing, write until it is dawn again, until he sees her again…

You write, and you ponder…

How will you do it? To weave the words together into a path that will help you avoid all the footprints of those who have gone before you. You surprise everyone while alone, you are terrified, because the path in front of you is covered with footprints…

You understand all of us hate plagiarism, the same old thing you force people to hear. Will you be able to force the echo into the vernacular, make people remember to then forget, to laugh to then be annoyed… you have to do everything, often mere hope, to hopelessness beyond your wife’s long sigh.

Write and ponder…

Most annoying is the plague of someone else’s thoughts in your mind, you keep thinking we are all here only for you. You turn into a thief, you bring home a gift that the Creator gave someone else. Sometimes because of it you are misjudged because you have no use for it. It’s just a birthday card, or a congratulation card “ngày thôi nôi” for someone’s baby, a gift from the Creator, reserved for them, alone…

Like the wind, sometimes the words have shifted…

You continue to write, and ponder…

Because you know that you’re not a thief, you always want to go, look and leave a mark on the path full of footprints like an echo. You will not wade through the swamps and fields like those who are afraid to leave their mark behind. The echo twisting and turning all over the page like your signature.

An echo like the sound of your weeping, a poet.

(13) 

.

Mỗi ngày một lần, mấy con bướm rong chơi.

Chúng bay từ cánh hoa này đến bông hoa khác.

Sau đó chúng ngủ, để sáng mai còn rong chơi tiếp.

Chỉ còn nàng và bạn trên con thuyền nhỏ. Cơn bão.

Nàng gần như khóc: “Chàng có sợ không? Cái chết, chàng và em sẽ là hai tảng đá. Mãi mãi nằm dưới đáy biển sâu.”

Bạn rút dao ra khỏi vỏ. Ánh chớp. Con dao kề ngay cổ nàng. Bạn hỏi: “Nàng có sợ không?” Nàng cười: “Tại sao em phải sợ? Em biết chàng yêu em.”

Bạn cười: “Vậy sao chúng ta lại sợ? Mọi người yêu em, và cơn bão chỉ là cánh vẫy của một con bướm.”

.

Ngày xưa nàng bay cao như một thiên thần. Nàng quên rằng khi bay cao thì sức nóng của ánh nắng thật khủng khiếp. Nên bây giờ ai cũng phải mang những vết sẹo bỏng trên gương mặt, như nàng ngày xưa ấy.

.

Một ngày chàng tặng cho nàng mười hai bông hồng, trong đó có một bông hoa nhựa. Chàng nói: 

Anh sẽ yêu em cho đến khi bông hoa cuối cùng tàn lụi…

.

Chàng viết, và nàng nhắc chàng “khuya rồi, đi ngủ”.

Khi chết, chàng xuống âm phủ. Dưới đó không có nàng, không có ai nhắc, nên chàng chẳng cần viết gì nữa. Nhưng nàng cứ nghĩ chàng sẽ viết mãi, viết mãi cho đến sáng mai, khi chàng gặp lại nàng…

Bạn viết, và bạn suy nghĩ…

Bạn sẽ làm như thế nào? Để có thể thêu dệt ngôn ngữ thành con đường nhưng vẫn luôn phải né tránh dấu chân của người đi trước. Bạn phải làm mọi người bất ngờ còn riêng bạn lại sợ hãi, vì con đường đã chi chít dấu chân… 

Bạn biết ai cũng ghét những trò đạo văn, những ý tưởng cũ rích bạn bắt họ phải nghe. Bạn làm thế nào để ngôn ngữ ngân vang, có thể làm cho mọi người nhớ và quên, vui cười rồi trách móc… Bạn phải làm tất cả, nhiều khi chỉ là hy vọng, rồi tuyệt vọng khi bạn chỉ nhận về tiếng thở dài trong đêm của vợ bạn. 

Viết và nghĩ…

Nhưng khổ nhất là khi ý nghĩ của ai đó bám víu vào tâm trí của bạn, bạn vẫn nghĩ chúng là riêng của bạn. Bạn thành kẻ trộm, bạn mang về nhà mình một món quà mà Thượng Đế đã ban cho người khác. Đôi khi bạn bị oan vì món quà ấy thực sự không cần thiết cho bạn. Nó chỉ là tấm thiệp mừng sinh nhật, hay ngày thôi nôi của một em bé nào đó của ai đó, mà Thượng Đế đã gửi, riêng cho họ…

Như cơn gió, đôi khi nó chỉ là những sáo ngữ…

Bạn vẫn viết, và nghĩ…

Vì bạn biết bạn không phải tên trộm, bạn luôn luôn muốn mình đi, tìm và để lại trên con đường những dấu chân như những âm vang. Bạn không lội vào đám ruộng sình như những kẻ không dám để lại dấu chân. Tiếng vang vòng vèo trên trang giấy như chữ ký của bạn.

Tiếng vang nghe như tiếng khóc của bạn, một nhà thơ.

——–

hình: lớp học làm thơ

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

They are poems sharing the fate as the web pages without a future. Like the dead bodies swallowed whole by the earth. Leaving not a mark. Missing somewhere instead of death. No time of death, less painful.

And the reader is cleaner than the disinfected hands of a surgeon. Surgeons without the need to explain to their patient anything in the middle of an operation. 

The vernacular had turned into a dense cloud, the readers are like patients coming out of anaesthesia. Even though in their heart, they are unsure if the fear of the operation will ever leave them. 

(14) 

Đó là những bài thơ chịu chung số phận với các trang web bị sập. Như những xác người bị mặt đất nuốt chửng. Không dấu vết. Cái chết đã thay bằng sự mất tích. Đỡ đau đớn hơn.

Và người đọc thì sạch sẽ còn hơn bàn tay vô trùng của một bác sĩ phẫu thuật. Ở phòng mổ bác sĩ có bao giờ phải giải thích về cuộc phẫu thuật với bệnh nhân.

Chữ nghĩa đã thành một đám mây mù, người đọc như vừa tình dậy sau một liều thuốc gây mê. Dù sự sợ hãi trong tâm hồn về cuộc phẫu thuật không biết bao giờ mới chấm dứt.

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

The four thousand year old poems, “literature and the humanities”, the current question in the reader’s mind: “Poetry is written for whom?”, quick we are to fall for the dark side, the truth can be as creative as we like, how could poetry ever be closer to the truth.

Poetry could never cross such a thin line. The words can be made to fly and blow up as much as we want, as fleetingly or as hauntingly, as shitty and as crude and as we want. Men and women rolling in the mud. Poetry could be like the period pain at the end of each month, whinging and whining are dispositions better than any gynaecology exam.

As long as it doesn’t open up or touch the darkness like a mass grave.

Leave the reader in a state of darkness, lost and abandoned in their surroundings. Poetry is like a train of history speeding ahead and it’s derailed, fallen flat on its face and it still continues to brag about its extraordinary adventures.

(15) 

Những bài thơ bốn ngàn năm tuổi, “văn dĩ tải đạo”, bây giờ khi người đọc hỏi: “Thơ đang viết cho ai?”, đã mau chóng rơi vào bóng đêm, tha hồ sáng tạo ra sự thật, vì chúng không bao giờ chạm được vào sự thật.

Cái ranh giới mỏng manh ấy không bao giờ thơ có thể bước qua. Thôi thì tha hồ bóng bẩy tung bay, vụt hiện hay ám ảnh, cứt đái hay kặc lờ đều thoải mái. Tha hồ đàn ông đàn bà vật nhau. Thơ cũng bị đau bụng cuối tháng, kể lể rõ ràng còn hơn đi khám phụ khoa.

Miễn là đừng mở ra hay chạm vào cái bóng đêm như nấm mồ tập thể ấy.

Bỏ lại người đọc như những bóng đen, bơ vơ nhìn vào thế giới xung quanh. Thơ như đoàn tàu lịch sử đang lao nhanh bị trật bánh, chỏng bốn chân lên trời vẫn ba hoa về những cuộc phiêu lưu.

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

Enough. The trips. The homecomings. What was seen, heard, remembered…

Enough. Dreams, illusions, sunrises, sunsets, goodbyes, lives… all countless illusions.

The daily announcements on the street’s gramophones, sad news, even poetry was read. Children’s laughter, lover’s whispers, the cries from burning homes… Enough is enough. Please return everything back to its original place. Even the torture of the public announcements are too mild. The pure love in poetry, the quietude of a poet, the bitterness of a dead end, the crudeness cleansed by fire.

Please allow it to end, so we can begin again. Gosh the verses one knows off by heart: “Oh China dearest China / easing across the dying light / through the screams of Lỗ Tấn / a cannibals’ meal?” [*]

Perhaps long gone is the era of cannibals turned poets?

(16) 

Đủ rồi. Những chuyến đi. Những lần về. Những cái đã thấy, đã nghe, đã nhớ…

Đủ rồi. Những giấc mơ, những ảo ảnh, những bình minh, những hoàng hôn, những cuộc chia tay, những cuộc đời… đã hiện ra dưới muôn ngàn ảo ảnh.

Tiếng loa vẫn hàng ngày đọc bao nhiêu tin tức, có khi buồn, loa đọc cả thơ. Tiếng cười trẻ con, tiếng thì thầm tình nhân, tiếng kêu của người có nhà bị cháy… Mọi thứ đã quá đủ rồi. Hãy trả mọi thứ về nơi chốn cũ. Sự tra tấn của cái loa cũng quá nhẹ nhàng. Tình yêu tinh khiết của thơ, sự âm thầm của thi sĩ, sự đắng cay của khốn cùng, sự thô lỗ đã bị đốt cháy bằng lửa.

Đã chấm dứt, xin hãy bắt đầu. Ôi chao những câu thơ mà thơ vẫn nhớ: “Trung Hoa ơi Trung Hoa / đi trong buổi chiều tà / nghe Lỗ Tấn gào thét / ăn thịt người, còn a?” [*]

Cái thời của những kẻ ăn thịt người và làm thơ chỉ là ngày đó thôi ư?

_________

[*] thơ Tố Hữu.

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

In the poet’s dream, people hung him on a galvanized iron pole at a welcome gate. After hanging him up, they took turns stoning him. Some left because they thought he was dead.

As he opened his eyes, he discovered that he was still alive. He immediately turned on his computer to write down what happened in his dream, hoping that it might turn into a flash fiction for safekeeping in case he failed to make it into the poetry circle he might still have a chance as a writer.

“I know why they hung me up. Perhaps because I’m a poet. But why do you have to hang a poet up? But if you don’t hang the poet up then what is the point of having a welcome gate? It’s true that I do write poetry, since if I don’t write poetry then why would people waste their time and all that galvanized iron to make a welcome gate? But why hang a poet? But if you don’t hang the poet up then what is the point of having a welcome gate? People pretend to admire the gate, though in truth they are admiring me. But then again in truth they hung me up so they could admire the welcome gate. And if not me then I would hang myself up so I can look down and admire everyone in return. But if so then the story is no longer a flash fiction, more of a rash discision, a sad comedy…”

when you love a poet
cheers to you
their words will hurt more than
when she bites…


(17) 

Trong giấc mơ, nhà thơ thấy mình bị người ta treo lên mấy cái cổng chào vừa mới làm xong bằng mấy cây sắt mạ kẽm. Sau khi treo nhà thơ lên, mọi người nhắm vào đó thay nhau ném đá. Cũng có người bỏ về vì tưởng nhà thơ đã chết. 

Khi tỉnh dậy, nhà thơ thấy mình vẫn còn sống. Bèn mở máy tính viết lại giấc mơ, hy vọng thành một truyện cực ngắn để sau này không qua được cửa hội đồng thơ thì còn cửa hội đồng văn xuôi. 

“Tôi biết vì sao người ta treo tôi lên. Có lẽ vì tôi là nhà thơ. Nhưng tại sao phải treo nhà thơ lên? Nhưng nếu không treo nhà thơ lên thì người ta làm mấy cái cổng chào làm gì? Đúng là tôi có làm thơ, vì nếu tôi không làm thơ thì người ta làm mấy cái cổng chào làm gì cho tốn mấy cây sắt mạ kẽm? Nhưng tại sao phải treo nhà thơ lên? Nhưng nếu không treo nhà thơ lên thì người ta làm mấy cái cổng chào làm gì? Mọi người giả đò như thích ngắm cái cổng chào, trong khi thực tế lại muốn ngắm tôi. Nhưng thực ra họ không ngắm tôi mà treo tôi lên để họ ngắm cái cổng chào. Và nếu không tôi cũng tự treo tôi lên để ngồi đó ngắm lại mọi người. Nhưng như vậy câu chuyện lại quá dài, thành câu chuyện hài…”

khi bạn yêu một nhà thơ
chúc mừng bạn 
lời nói của họ còn đau hơn cả
khi nàng cắn…

(18) 

Có một nhà thơ chẳng may bị rơi từ tầng 12 của chung cư xuống nhưng chỉ bị thương nhẹ, do ông rơi trúng một bạn đọc đang ngồi đọc thơ ở dưới đất, nhưng lại làm người nầy chết ngay tại chỗ…

Ra tòa…

Nhà thơ ân hận và đồng ý bồi thường thỏa đáng cho thân nhân của người yêu thơ oan sai ấy, bằng toàn bộ nhuận bút của nhà thơ từ giờ trở đi cho đến khi chết. Nhưng bố của nạn nhân không bằng lòng, vì tiền bạc không thể thay được người con yêu quý của ông, phải mắt đền mắt mạng đền mạng mới là công bằng…

Lời qua tiếng lại khá căng thẳng, sau cùng vị quan tòa phán:

Thể theo nguyện vọng của ông bố, nhà thơ không thể bồi thường bằng tiền nhuận bút, chàng phải ngồi ngay dưới chung cư chờ ông bố từ tầng 12 nhảy xuống và đè lên đúng như sự việc đã xảy ra.

Nhà thơ đồng ý, nhưng với điều kiện là phải có một nhà phê bình ngồi kề bên…

(19) 

Một ngày nọ, các nhà thơ đang chơi thả thơ trong sân, bỗng một sứ thần có râu rậm từ kinh đô cưỡi ngựa vào thị trấn, thổi kèn vang rền và kêu to: “Đức Vua sẽ ngang qua con đường này, Ngài vừa vi hành vừa kết hợp đi thực tế sáng tác.” 

Những nhà thơ lập tức dừng cuộc chơi của mình, nhìn nhau ngơ ngác khi hay tin Vua Thơ sắp đến. 

Sân chơi của các nhà thơ trong thị trấn nhỏ này bẩn thỉu một cách đáng buồn, chỉ toàn giấy vụn và các bài thơ mất vần. Khi các bài thơ bị hỏng, chúng giống như các thai nhi không thể ra đời trong phòng sinh của một trạm xá vùng cao, nhỏ xíu. 

Nhưng sự bẩn thỉu đó không phải lỗi của các nhà thơ. 

Các nhà thơ liền chạy về nhà, người mang cuốc, người thì cái cào, và người thì tất tả chạy đi lấy chiếc xe rùa của vợ vốn là một phụ hồ. Các nhà thơ làm việc chăm chỉ cho đến khi khu vườn sạch sẽ và gọn gàng. Họ biết Vua Thơ ghét sự bẩn thỉu.

Sau đó các nhà thơ tiếp tục vứt các bài thơ mất vần đang cầm trên tay như người ta vẫn vứt các chậu hoa Vạn Thọ sau tết. Khi hoàn thành, sân chơi thơ đẹp đến mức lũ trẻ trong thị trấn đứng ngây ra nhìn và vỗ tay thích thú.

Các nhà thơ chờ đợi cả ngày cho sự xuất hiện của Đức Vua, nhưng Ngài không đến. 

Chỉ đến khi mặt trời lặn, một ông già mặc bộ quần áo cũ kỹ, mệt mỏi đi dọc theo con đường, dừng lại nhìn vào khoảng sân: 

– Thật là một nơi dễ chịu, không biết ta có thể vào và nghỉ ngơi được không, các con trai yêu quý?

Các nhà thơ mở cửa cho ông ta vào và đặt ông ngồi trên chiếc ghế mà họ làm từ mấy cái két bia Larue cũ, vốn vẫn dùng để trình diễn thơ. Họ phủ lên nó chiếc áo len cũ màu đỏ để cho nó giống như một chiếc ngai vàng, và dĩ nhiên họ thấy nó rất đẹp.

– Đây là sân chơi của chúng tôi, họ nói. Và chúng tôi đã làm nó thật đẹp để đón Nhà Vua, nhưng Ngài không đến. Bây giờ chúng tôi dùng nó cho những người ăn xin lạc đường như ông có chỗ nghỉ ngơi. 

Ông già ngồi nghe các nhà thơ kể cho ông ta về năm con chó con màu nâu trong góc vườn, cái ổ rơm của chim mía với bốn quả trứng màu xanh, và bờ biển nơi bảy chiếc vỏ hến màu vàng vẫn trôi tít xa xa. Ông già gật đầu ra vẻ hiểu tất cả.

Thi thoảng ông già nuốt nước miếng khi nghe các nhà thơ nói, và xin một ly nước lọc. 

Và khi mặt trời chiếu sáng lên mái tóc bạc ánh kim của ông già ăn xin mệt mỏi kia, một nhà thơ trẻ mới phát hiện ra, ánh nắng lóe lên như một chiếc vương miện bằng vàng, trên đầu ông lão.

——–

hình: các nhà thơ làm sắp đặt

(20) 

Khi cô giáo giảng đến đoạn máu của Mỵ Châu làm cho các con Trai ăn vào thì ngọc càng sáng, đẹp một cách long lanh. Một em học sinh khóc:

– Khốn nạn…

Cô giáo ngạc nhiên, hỏi vặn lại. Nó vẫn còn khóc: Mẹ nói không có ngọc trai, chỉ toàn là vỏ đạn. Và máu của bố loang đầy trên biển…

Cô giáo lặng im. 

Tan học, cô tìm đến nhà để thăm mẹ em, thì mới biết mẹ em đang đi xuất khẩu lao động, em ở với bà. Mắt bà đã lòa, nên lúc nào nhìn cũng như vừa mới khóc…

(21) 

Tuổi thơ chúng tôi lớn lên với bài thơ của bố vẫn dựng ở góc nhà, nhìn xa như một cây gậy.

Cây gậy ấy, ngoài việc dùng đe nẹt khi anh em chúng tôi có lỗi, thi thoảng, bố lại lấy nó ra dựng trước cổng. Bố mặc vào cây gậy bộ quần áo cũ ngày xưa của bố, gắn thêm mũ mão râu tóc, và để cây gậy đứng đó một mình. Khi chúng tôi không còn tò mò thích thú nhìn ngắm nữa, bố lại mang nó dựng vào góc nhà.

Nó cũng lặng im như bố.

Chúng tôi lớn lên, rời khỏi nhà của bố, kết hôn và sinh con đẻ cái. Mỗi lần về thăm, thấy bố vẫn loay hoay với việc mặc áo quần và đội nón cho cây gậy, anh em tôi nhìn nhau chảy nước mắt.

Bố ốm nặng, khi về thăm chúng tôi thấy bố đã đào một cái hầm. 

Cây gậy được bố đặt xuống hầm lẫn với rất nhiều bằng khen huy chương huy hiệu ngày xưa của bố. Chúng nằm ngổn ngang quanh cây gậy như những lá bùa. Cùng với những phiếu thu tiền điện, vé xem phim, vé xem bóng đá… mà bố vẫn sưu tập như những kỷ vật của cuộc đời chinh chiến của mình. Có cả một thỏi son môi ngày xưa của mẹ. Bố muốn cây gậy cũng có nơi ẩn nấp an toàn. 

Mùa thu năm đó lá vàng rực, và lạnh.

Khi bố mất, chúng tôi bán ngôi nhà cho một cặp vợ chồng trẻ ở gần đấy. Họ lấp cái hầm và mang cây gậy của bố bỏ phía bên kia đường, vào ngày cả làng thu gom rác.

(22) 

Khi nhà không có ai… 

Bạn mở khoá cửa. Chỉ có bóng tối và có một vết nứt trên trần nhà. Im lặng. 

Giống như những cơn ác mộng, mỗi khi trong nhà không có ai, bạn thường lắng nghe họ nói. Họ chào và gọi bạn, giọng nói nhẹ của kẻ có vẻ như yếu đuối hay bệnh hoạn. Thi thoảng vang lên tiếng ho khúc khắc của họ. 

Chỉ cần chạm nhẹ vào cánh cửa là bạn cảm thấy sự vắng lặng, núm cửa bằng thép như được ướp lạnh. Hoá ra bóng tối có nhiều hơn những gì bạn đã nghĩ. Ngôi nhà như đang ốm đau, và lâu rồi mặt trời không toả sáng vào nó. 

Bạn muốn bóng tối. Bạn muốn khi chết đi mọi thứ mới được thắp sáng. Bạn thấy cầu thang thật ọp ẹp, không thể đi xa, bạn đang muốn bước xuống thật xa, thăm thẳm, nơi hàng đêm bạn vẫn nghe vọng về những âm thanh đau đớn. 

Bạn chìm vào căn phòng. Mò mẫm theo các bức tường, bạn lạc vào trong một hội trường. Có ai mời bạn lên phát biểu, vì đây là lần đầu tiên bạn đến. Bạn hơi giận khi không ai thấy bạn sang trọng. Bạn cũng muốn tìm một lý do vì sao bạn ra như thế này. Bạn rơi tự do. Bạn bò lên bậc cầu thang. Bạn bò ra cửa. Bạn bò đến chỗ nào có tiếng sột soẹt. 

Bạn nghe có tiếng ai đó đang cãi nhau: con đĩ… 

Bạn ngồi im lặng. Bạn nhìn lên bầu trời, và đánh vần những từ đầu tiên của bài thơ bạn sắp viết. Dù sao bạn vẫn phải là thi sĩ. Đó không phải là một bí mật. Đó là cuộc sống của bạn khi không có ai ở nhà.

(22) 

Khi nhà không có ai… 

Bạn mở khoá cửa. Chỉ có bóng tối và có một vết nứt trên trần nhà. Im lặng. 

Giống như những cơn ác mộng, mỗi khi trong nhà không có ai, bạn thường lắng nghe họ nói. Họ chào và gọi bạn, giọng nói nhẹ của kẻ có vẻ như yếu đuối hay bệnh hoạn. Thi thoảng vang lên tiếng ho khúc khắc của họ. 

Chỉ cần chạm nhẹ vào cánh cửa là bạn cảm thấy sự vắng lặng, núm cửa bằng thép như được ướp lạnh. Hoá ra bóng tối có nhiều hơn những gì bạn đã nghĩ. Ngôi nhà như đang ốm đau, và lâu rồi mặt trời không toả sáng vào nó. 

Bạn muốn bóng tối. Bạn muốn khi chết đi mọi thứ mới được thắp sáng. Bạn thấy cầu thang thật ọp ẹp, không thể đi xa, bạn đang muốn bước xuống thật xa, thăm thẳm, nơi hàng đêm bạn vẫn nghe vọng về những âm thanh đau đớn. 

Bạn chìm vào căn phòng. Mò mẫm theo các bức tường, bạn lạc vào trong một hội trường. Có ai mời bạn lên phát biểu, vì đây là lần đầu tiên bạn đến. Bạn hơi giận khi không ai thấy bạn sang trọng. Bạn cũng muốn tìm một lý do vì sao bạn ra như thế này. Bạn rơi tự do. Bạn bò lên bậc cầu thang. Bạn bò ra cửa. Bạn bò đến chỗ nào có tiếng sột soẹt. 

Bạn nghe có tiếng ai đó đang cãi nhau: con đĩ… 

Bạn ngồi im lặng. Bạn nhìn lên bầu trời, và đánh vần những từ đầu tiên của bài thơ bạn sắp viết. Dù sao bạn vẫn phải là thi sĩ. Đó không phải là một bí mật. Đó là cuộc sống của bạn khi không có ai ở nhà.

(23) 

Ngày 8.3, theo lời cầu nguyện của bầu trời, bông lúa sẽ thì thầm với gió. Nó nói về mưa, về mây xanh, về mặt đất, về nhiều thứ đã biến mất… 

Bông lúa, sau bao nhiêu lần lảo đảo vì gió, giờ nó đang đong đưa trên cành lá, mong manh như liễu. Bông lúa, nó đeo bám như một giọt sương…

Bông lúa nhớ anh, nó muốn quay về. Trên đường đi, bông lúa thỉnh thoảng dừng lại, chống tay lên eo của mình. Cơ thể nó đau nhức vì sức nóng của mặt trời, khẽ uốn cong lưng, bông lúa hít thở sâu. Bông lúa có mùi khô vì trời không mưa, dù ở đời nhiều lúc cũng cần ướt át.

Ngập ngừng, bông lúa chạm khẽ ngực lên khuỷu tay của anh. 

Gió đã rối tung những cọng rơm trên mái tóc như cậu bé của anh. Anh hơi gầy, và bông lúa thích điều đó. Nhưng bông lúa vẫn nói: “có chàng thì được gì đâu…” Ý nghĩ đó cắt ngang làm bông lúa đau như gặp một lưỡi liềm. “Em đã đến bác sĩ”, bông lúa nói, cố giữ cho giọng nói của mình dịu dàng, “ôi chao là cơn đau ở lưng của em…” Bông lúa khẽ cúi xuống, vuốt ve hai ống quần jeans, lấy hết can đảm nói: “đây sẽ là mùa hè cuối cùng của em.”

Vì đến mùa đông, bông lúa sẽ đi ngủ.

Anh khóc trong im lặng, như khi mẹ qua đời. Những lúc mùa đông trôi qua, từng phút từng phút, mùa hè quay lại với những ngày dài và ấm, anh biết bông lúa sẽ sống lại. Khi mùa thu hoạch đến gần, bông lúa nói với anh đừng lo lắng. Nó biết anh không còn đeo mặt nạ làm nỗi đau, như anh đã từ chối những đám mây trong tâm trí. Bông lúa sợ anh quên mất mùa thu hoạch. “Chúng ta có còn thời gian không, chàng ôi?” bông lúa hỏi.

Anh nhớ bông lúa xiết bao. Anh muốn làm lại từ đầu. Anh vò nát bông lúa giữa hai bàn tay, gió thổi bay đi vỏ trấu. Anh cắn bông lúa, và anh biết những hạt gạo sẽ tứa ra như sữa của nàng, khi anh nhai. Bông lúa nhìn anh, đôi mắt mở to, đau đớn trong giây lát, rồi tha thứ. Lần đầu tiên trong đời, anh không muốn mùa thu hoạch kết thúc, dù nhiều người đã gặt xong. 

Anh nói: “còn quá sớm!” 

Anh sợ cánh đồng bỏ hoang. Cuộc sống của anh và bông lúa như người nông dân trên cánh đồng, như người lính yêu máu của mình. Anh nghĩ cả anh và nàng vẫn còn cơ hội. Cả khi chết, anh hy vọng linh hồn nhập vào bông lúa. Anh suốt đời chỉ muốn ngủ với bông lúa, kể cả mùa đông, như nàng vẫn quay về trong giấc mộng. 

Bông lúa thở dài và ưỡn cong thêm một lần nữa, thì thầm: “Em sẽ tìm chàng, dù chàng chạy trốn em.” Anh cảm thấy sức nóng của mặt trời. Anh cố gắng nghe bất cứ điều gì, nhưng sẽ không bao giờ anh còn có thể nghe thấy gì. Đau đớn như bông lúa, anh biết mình cũng bị muộn. Anh chạy theo, anh hứa, anh mong đợi… Nhưng bông lúa sợ sự thật sẽ làm tổn thương anh nhiều hơn. Như nàng hay lặng im khi anh hỏi, và khóc.

“Hãy nhìn quanh đi, con trai,” cha anh nói. “Đây không phải là bông lúa. Đó là tình đầu của con mà con cứ ngỡ là không có gì không có gì, như cát bụi. Đó là giọt nước mắt của người con yêu, khi những cơn mưa mùa hè quay lại, nhiều khi rất muộn.” Anh biết đó là lông mi của nàng, khi các cơn mưa đã cố gắng rơi, như người lính chảy máu đã bị người ta lãng quên, đến chết.

Nhưng tất cả những thứ anh thấy, chỉ là bông lúa. Tất cả những thứ anh nghe, chỉ là tiếng gió. Như sau này mọi người tìm thấy xác anh, vẫn cầm chặt bông lúa uốn cong trong tay, miệng thì thầm cầu nguyện.

Cha anh nói: “hãy nhìn lên vòm trời, và mang nó về nhà, con trai.” 

Giọng nói của ông nghe như tiếng sột soạt của bông lúa, sau đó ông bỏ đi lặng lẽ, tan vào cánh đồng hoang. Anh buông bỏ hình bóng của cha, lao vào vòng tay bông lúa. Không như cha, bông lúa đã sẵn sàng. Chỉ có điều nàng hay than đau và rơi nước mắt.

Vào buổi sáng khi anh hỏa táng cha, anh ra cánh đồng một mình. Trên tay anh, một cái hộp mà bên trong chỉ là tro tàn của một người đàn ông. Cố gắng mỉm cười nhưng anh lại khóc. Chỉ có đất uống nước mắt của anh. Bông lúa nhìn anh, thở dài, và cúi đầu. Nàng vuốt ve anh cho đến khi nỗi buồn của anh bị cuốn trôi. “Có anh thì làm được gì?”, câu hỏi ấy của nàng cứ vang lên ngơ ngác.

Anh nhìn chằm chằm lên bông lúa đã tách đôi vỏ trấu, đứng im lặng dưới bầu trời xanh vô hạn, anh nghe giọng nói của cha trong tiếng sột soạt của thân lúa và lá lúa.

“Con đã sẵn sàng đi theo người, cha ôi…”, anh nói.

(24) 

Ngôn ngữ, là tình yêu của tôi. Còn bạn chỉ là các phông chữ. Hai lựa chọn khác nhau. Chúng ta phát ốm vì phải chôn cất chữ nghĩa của mình như chôn cất những tình yêu cũ, những tình nhân bị mất đầu trong tranh của bạn. 

Chúng ta thiếu ngôn ngữ để mô tả vị trí vết thương. Tất cả những gì bài thơ muốn nói, là nó đang bị thương. Nỗi nhớ là một vết thương, tôi chưa bao giờ biết mình có thể khâu lại vết thương như thế nào cho đến khi bạn rời bỏ tôi. 

Một cách để khâu vết thương là cứ để cho năm tháng trôi qua. Cũng như cách rời đi không đau đớn nhất là cách không còn ai đến. Nỗi nhớ ngày này qua ngày khác trên đồng cỏ nơi những nụ hôn ngọt ngào như ruồi vớ được mật.  

Chúa ơi, sự

ghen tị

vì họ biết sự mềm mại của những con bê mà tôi đã

ngủ vào buổi chiều hôm đó 

chúng tôi lấp đầy cảnh hoàng hôn

ngắn ngủi 

Bạn hỏi, có phải con bê tôi thích là đứa đang cười, có mái tóc mềm như tơ? “Nhanh lên để tôi còn đóng cửa cho bạn ra ngoài hút thuốc.” Trong cơn mơ một con bê hiện ra, bạn nói “ít ra bây giờ chúng ta có thể âu yếm mà không có những con bê ở trên giường.”

Bạn đã trùm chăn khi tôi hút thuốc, cho đến khi bạn quên cả thở.

(25) 

Bài thơ, nó cuộn tròn trong lớp kén của những con chữ. Nó biết mình an toàn vì chữ nghĩa luôn bao bọc bên ngoài. Nó bú sữa mỗi khi chữ nghĩa mang thai và sinh nở.

Ấm áp và mềm mại.

Nó chẳng biết gì đến đất trời hoa cỏ chim muông chung quanh. Nó sống mà như chết. Chết mà vờ như sống. 

Cho đến khi có một người mù cúi xuống, vén lớp màn của chữ nghĩa, để tỏ tình với nó…

Bài thơ hỏi người mù, tình yêu là gì nhỉ? Lúc đó đã hơn mười giờ đêm, ngoài bài thơ và tôi thì chẳng còn ai, nhưng tôi nghe như có tiếng bước chân của ba người. Hoá ra có thêm bước chân của một người mù. Với đôi mắt nhắm như sương mù, không phải gương mặt của đám mây mà ông ta có gương mặt của khói thuốc lá, tuôn ra từ chiếc tẩu khổng lồ. Bài thơ rất sợ những người không có khuôn mặt. Nàng từng cào xé gương mặt của nó trước khi biến mất. Biến mất, hay là nàng chỉ trốn sau một bức tường, hình ảnh còn lại là một cánh cửa, bài thơ đẩy nhẹ nhàng một ý nghĩ chui vào nàng. Nàng khẽ kêu lên: đau quá. 

Có điều gì đó sắp xảy ra, vì bài thơ thấy những người hình như vẫn đang còn sống, đang cố đọc to bài thơ cho ngày thơ của thành phố. Thành phố đang lên cơn sốt. Khi bài thơ rơi giữa hai chân thì tôi thấy thành phố mở ra một niềm khao khát. Có điều gì đó sắp xảy ra, nàng lại nói vì thấy bài thơ hơi do dự, nàng biết có nhiều nhà thơ già đã nhập viện vì đau ốm. Thời gian không tha một ai. 

Thời gian cũng bị bệnh ư, nàng hỏi? Khi thời gian bị bệnh câm điếc thì không ai còn gương mặt. Như gã mù. Chỉ là mây khói, vì gã người mù vẫn thả khói từ chiếc tẩu bay lên thay cho gương mặt ông ta. Bài thơ biết trên đời vẫn có những xác thân không có linh hồn, như gã người mù không có gương mặt. 

Bài thơ muốn biến tiền nhuận bút thành học phí cho trẻ em nghèo, nên những mẫu tự của tình yêu nó vẫn miệt mài gõ trên mỗi đầu ngón tay, và cả bàn tay của nó bây giờ đầy những con mắt, thay cho gương mặt của gã mù. Bàn tay sẽ trao cho mọi người giấc mơ. 

Cuối cùng vẫn còn cánh cửa, bài thơ mở ra và đi sang phía bên kia của sân khấu. Từ trên sân khấu, bài thơ nhìn xuống những người đang trôi đi, như dòng sông của bốn mươi thế kỷ. Bốn ngàn năm trôi đi trong bài thơ. Mọi người cùng ôm nhau rồi buông bỏ rồi lại ôm nhau, như những câu thơ quấn lấy nhau trong ngôn ngữ khi gặp lửa. Như nàng cố giãy dụa trong những mối tình quấn lấy nàng khi nàng đi đọc thơ. Nàng nói, đó là sự sáng tạo và huỷ diệt.

Sân khấu mở ra như một bàn tay của Phật Tổ, và bảy mươi hai phép thần thông của nàng đã làm cho bài thơ kiệt sức. Nàng cười, nhân kiệt chính là những người kiệt sức đó, chàng biết không? Tôi ừ. 

Những thế kỷ tiếp tục hiện ra trong bài thơ, và tiếng vọng vang rền của nó gọi gã mù hãy mở mắt ra, đừng giả vờ nhắm nữa. Có điều gì đó sắp xảy ra.

Những thế kỷ đang chống chọi lại gã mù như những ngôi nhà đang chống lại tên lửa. Những tháng năm chết chóc và những thế kỷ trong tiếng thét của máu. Chúng ta đã thua tất cả các trận đánh và chỉ cần thắng được một trận cuối cùng. 

Thơ. 

Gương mặt của nó là tình yêu, nó là quảng trường thênh thang đang cắm những lá cờ. Nó là phong cảnh bị nhấn chìm trong tác phẩm của một nghệ sĩ nhiếp ảnh. Nó là nàng, đẹp như một cuộc nổi loạn của người thất thế. Bài thơ vô nghĩa nhưng tiếng cười của em có nghĩa. Nó là biển lúc thuỷ triều lên, nó là tên gọi của nước. Cả khi ông chủ tiệm không còn bán nước chanh hay trà sữa. Nơi đây mọi diễn ngôn chấm dứt, cái đẹp không thể đọc được như bài thơ. Nó là Sự Trống Rỗng. 

Ở nơi ánh sáng tắt, bóng tối bắt đầu. Ở nơi nàng ngừng lại, bài thơ bắt đầu. Người mù luôn muốn chạm vào chữ nổi, nhưng chữ nổi lại không muốn cho người mù chạm vào, vì khi chạm vào, nàng sẽ nói, em hơi đau. 

Thơ.

(26)

Hôm nay Thơ đi ra khỏi nhà. Thơ đi đâu? Thường thì Thơ vẫn hay đến từ một thế giới khác, thế giới của giấc mơ. Hôm nay Thơ bước vào đời thực, cái cuộc đời mà xưa kia Thơ chưa từng sống. Thơ lo lắng về những chuyến bay, những chuyến taxi mà Thơ chưa biết rõ lộ trình. Những ý tưởng, những ẩn dụ Thơ đã từng say đắm không biết bao nhiêu lần trong khu vườn của bóng tối. Bây giờ Thơ bước ra ánh sáng. Thơ cứ tưởng như ai cũng cay đắng hay mỉa mai khi nhìn Thơ. Thật sự Thơ không muốn xuất hiện ở nơi như thế tí nào.

Như một diễn viên kịch câm, Thơ bắt đầu uốn éo cho mọi người xem và hiểu thế nào là sự quan trọng của thi sĩ, thế nào là sự lao động sáng tạo, sự sinh nở đớn đau còn hơn người đàn bà đi đẻ. Thơ mê mải đến mức quên mất người ta đã vỗ tay và trả tiền cho diễn viên kịch câm từ lâu vì vở diễn đã kết thúc ngay từ đầu.

Cái thế giới đầy những từ ngữ: Đất Nước, Nhân Dân, Nhiệm vụ, Ngang Tầm Thời Đại… bắt đầu làm ù tai Thơ. Thơ đứng trên sân khấu, cười khóc và cúi chào mãi cho đến khi những tiếng vỗ tay làm Thơ biến mất. Người ta đã biến mọi thứ thành tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất cũng thay đổi, không còn cả thần thánh, không còn tình yêu thì Thơ không biết mình sẽ diễn trên sân khấu vai gì?

Chỉ biết rằng Thơ không còn đơn độc. Từ nay Thơ biết có một thế giới sau lưng mình và nhiều thứ làm bóng ma cho những giấc mơ sắp tới của Thơ. Thơ thấy ngạc nhiên tại sao trước đây mình luôn thấy thế giới bi thảm và buồn. Thật là phi lý. Thế giới thật ra là một sân khấu với những ánh sáng, những bữa ăn, những chuyến đi dành cho Thơ, như nhiều gã mập hay đầu trọc bóng loáng cho Thơ chụp ảnh rồi về tải lên Blog.

Chỉ có điều là bây giờ người ta nhìn ngắm Thơ chứ chẳng ai còn đọc Thơ.

(27)



Trong điện thoại, chàng mơ thấy mình đọc thơ, suốt đêm. Tràn từ facebook sang tiktok. Nhiều người cuồn cuộn hân hoan đón chào những bài thơ mê sảng trong giấc mơ của chàng.

Một người thắc mắc:

– Nếu ai cũng mơ đọc thơ cả đêm như vậy thì giấc mơ là đặc quyền của kẻ hoang tưởng a? Không cho ai bán hàng online hay chém gió gì a?

Một người đáp:

– Bạn đang mơ a? Đó không phải hoang tưởng, đó là sự tự do.

Chàng nói:

– Nó chỉ là giấc mơ của một người làm thơ. Người ta không bao giờ thực sự chết cho đến khi hát lên bài hát của mình. Chúng ta phải tiếp tục vì có những thử thách vẫn lẩn khuất quanh mỗi ngóc ngách. Chúng ta phải trở thành những người luôn biết cảm động trước ánh nhìn tàn khốc của mặt trời.

Người khác 1:

– Mơ tự do thì ở nhà tự lo, đọc thơ mãi làm gì? Thơ có bao giờ tự do đâu mà mơ? Toàn những gã điên chuyên diễn vai tha hồ tự do. Chỉ điếc tai người nghe.

Người khác 2:

– Hay đó chính là giấc mơ của người đọc và người nghe. Của chính chúng ta. Chúng ta bị mù và bị điếc lâu quá rồi mà…

im lặng đi con
đã đến lúc phải đi
họ đang đến
họ chạy qua
những cánh đồng đầy tiếng phèng la
ảm đạm

họ muốn phá hủy
chúng ta không được ở lại
những câu chuyện về sức mạnh của dân tộc chúng ta
vẫn tồn tại

chúng ta là những kẻ yếu đuối
nhưng không bao giờ chết
vì trái tim của chúng ta
tràn đầy lòng dũng cảm

chúng ta bảo vệ
những người chúng ta yêu thương
bây giờ im lặng đi con
chạy

bạn là tương lai
khi tất cả bị lãng quên
bạn sẽ sống
trong Im lặng

con hãy chạy đi

(28) 

đêm 

tất cả mọi người đã lâu không còn nói chuyện. Hết mùa dịch nhưng mọi người vẫn đang ho. Môi ai cũng thở ra khói. Có mùi thơm của hàm râu xồm của một ông thần vừa làm thơ vừa bị nghẹt mũi. Đầu nàng cúi thấp xuống để che cơn ho, và chiêm ngưỡng những ngón tay đang vòng quanh một ly cà phê, nóng như nàng đang sốt. 

cửa sổ của quán đang ướt đẫm mưa và ánh đèn pha, nàng hoảng hốt thốt lên: bình minh hay hoàng hôn gì mà trôi qua nhanh quá. Đừng chờ đợi tôi, nàng nói vào điện thoại, tôi sẽ không về nhà, đừng đếm thêm những xác chết nữa. Không có tôi trong đó, nàng muốn khóc. 

nụ hôn không nói láo. Nó chịu trách nhiệm về những bài thơ bị chết, có khi chúng còn không kịp ho. Và cơn ho của nàng cũng kết thúc khi chiếc khăn ăn trắng muốt trải ra trên bàn. 

bài thơ viết lên chiếc khăn, đó không phải là tên của nàng mà tên của những khu cách ly. Ở trong đó khăn trải bàn cũng như khẩu trang, chỉ có màu xanh và trắng. Sau 16 ngày nàng nhìn vào điện thoại, không có ông râu xồm nào gọi, chỉ màn hình nhấp nháy như mắt những người cả đêm không ngủ. Họ cứ đếm xác chết như nàng vẫn đếm chữ trả nhuận bút. 

không gian bắt đầu có mùi của giải cứu và bài thơ có mùi của những chuyến bay. 

khi tôi ở trong phòng, tôi tự bước vào tâm trí mình như thể đó là một căn phòng riêng biệt. và những gì còn lại bên ngoài khiến tôi đau đớn, vì bạn bè cứ nghĩ tôi đang đi vòng quanh bên cánh cổng. nên tôi nói với mẹ, và mẹ nói với những người có thẩm quyền rằng tôi tự chọn ở một mình, đó là thứ duy nhất tôi sở hữu. nhưng ở bất kỳ không gian nào, bạn không thể không cảm thấy hình bóng của ai đó. bạn đi về phòng của mình và biết mọi thứ sẽ dễ dàng hơn để bạn trở nên ngu ngốc, và bạn khám phá ra sự tê liệt trong một hộp sọ cũng giống như trống rỗng của một không gian hoang dã, khi bạn chạy trốn. 

nhưng bạn không có nơi nào để trốn, không một nơi nào tạo ra sự đắm chìm cả vật chủ và ký sinh trùng. một lần nữa, những nỗi sợ hãi của tôi chạy theo trại tị nạn và tôi đã ở đây cùng với những nạn nhân của thực tại. bên trong tôi là một hệ thống các cơ quan nội tạng đã bị hỏng.

tôi là một gốc cây, nhưng tôi không còn cành và lá. vỏ cây của tôi quá mỏng. nên tôi sẽ khô.

sau này mỗi khi bay đi đọc thơ, nàng hay thì thầm: trời ơi tôi đã ở khu cách ly bao giờ đâu…

(29) 

Khi bài thơ chết, có một ông cứ chen ngang, tiến lên hàng đầu để than khóc bài thơ. Những giọt nước mắt rơi nhọn hoắt như mũi tên thợ săn. 

Ông lo than khóc quá mà quên mất bài thơ đã hóa thân tờ giấy trắng, đã xong một kiếp. Nó cũng biết cách tự khóc mình khi nằm xuống, như một con cá ra khỏi nước đang bị đàn kiến làm thịt.

Người ta không chôn mà thiêu đốt các bài thơ khi chết. 

Lần này cũng vậy, khi mọi người khiêng được bài thơ ra khỏi lửa đạn, thân thể còn âm ấm của bài thơ tiếp tục tái sinh trong chữ. Theo luân hồi chữ không bao giờ chết, nó chỉ bay theo khói lên trời. Khi nào thích, nó sẽ quay lại rong chơi cùng nhà thơ trong những đám mây. 

Dưới mặt đất lúc này chỉ còn lại những mảnh vụn của cái ông chen ngang kia, không hiểu sao dù ông không cháy nhưng cũng hóa thành những tro tàn, bay tản mác trên mặt đất.

Bài thơ, như mọi khi, nó hát ca thánh thót trên hư vô và tro tàn.

(30) 

Một xứ sở nọ quá điên đầu với tình trạng lạm phát, lương một phu xe vất vả đầu tắt mặt tối chưa tới bốn triệu đồng, mà những quán phở bảy tám trăm ngàn một tô đã xuất hiện. Ông Vua bèn ra lệnh tăng giá mọi thứ cho chúng dân chừa đi mà không dám chi tiêu. Thế là xăng dầu điện ga đài loa bánh bún thay nhau ào ạt tăng giá. Để tỏ lòng sùng kính, một vài đại quan còn tính toán tỷ lệ% (ý rằng việc này là nát óc và hợp lý). Chỉ đám đàn bà đi chợ là hò nhau kêu trời chứ không dám kêu tới tai Vua.

Một đêm, ông Vua đang ngủ, bỗng có một ông Thần hiện ra với cái nhìn lạnh lùng buốt giá. Nhưng khi hỏi kỹ thì đó không phải là ông Thần Buốt Giá mà là ông Thần Tăng Giá. Hoá ra ông Thần này quá phục ông Vua, thấy mình thua xa, không còn xứng đáng làm thần nữa, bèn xuất hiện để nhường danh vị thần thánh cho ông Vua. Nhưng vốn khiêm tốn, ông Vua không chịu.

Tuy nhiên, khi chết, ông Vua vẫn được phong thần, gọi là Thần Tăng Giá. Điều đó còn phơ phất bay mãi trong mộng tưởng của đám thần dân, như một thứ hạnh phúc mà không có một xứ sở nào có được, vì xứ này có tới hai ông Thần phụ trách về tăng giá. Một ông tăng xong sẽ có một ông tăng tiếp. Cứ thế. Còn hơn luân hồi của nhà Trời. Nhân dân tha hồ mà khấn vái quanh năm. Có lẽ vậy mà xứ ấy gần đây cúng lễ quanh năm, quá hơn là cuồng tín.

Vì vật giá cao như vậy nên có khá nhiều người làm mệt mỏi mà không đủ ăn. Mặt mày họ nâu xỉn xám đen vàng xanh thâm tím bủng beo thôi thì tha hồ màu sắc. Đôi khi họ ho khan thành những âm vang tàn nhẫn.

Tuy vậy xứ sở đó có rất nhiều nghệ sĩ. Nghệ sĩ mà ốm đói quá thì trông không thẩm mỹ. Vì thế người ta tổ chức rất nhiều cuộc trình diễn sắp đặt, quần áo loè loẹt. Đại loại là quần âu màu xanh két thì đi với áo vét đỏ choét. Mắt môi mông má chân tay đều lung linh long lanh lấp lánh.

Nhưng chỉ có ông Vua mới có quyền cho phép những trò pha màu này.

Còn những ông Quan? Họ rất bận bịu vì quá nhiều giấy tờ sổ sách. Suốt ngày họ phải đăm chiêu cân nhắc từng chữ để ký vào những đơn xin về đủ mọi thứ của đám dân chúng tham lam. Sau đó phải tính toán về tỷ lệ % của những chữ ký ấy, nên họ rất mau mệt mỏi.

Mỗi tối họ còn phải lo toan suy nghĩ về việc dang chân trái ra, giơ chân phải lên, chuyển qua xích lại vào ra rất khổ tâm rồi mới chìm được vào giấc ngủ. Khi dịu dàng chìm vào giấc mộng, hồn vía lang thang trong đêm vắng các ông vẫn lo nghĩ về mọi thứ. Cất chỗ này, giấu chỗ nọ, gửi chỗ kia, chia chỗ khác…

Cho nên về hưu rồi ông nào cũng làm thơ.

– Nhân nói về làm thơ 

Xứ ấy một thời tao đàn nhộn nhịp. Văn nhân dập dìu xe ngựa. Lúc an vui thì véo von ca hát, lúc lầm than thì lên tiếng gọi bầy, đánh động cả trời xanh. Nhiều câu thơ viết như nước mắt, “đã đi với nhân dân / thì thơ không thể khác / dân máu lệ khốn cùng / thơ chết áo đắp mặt…” (*) 

Vì thế nên các quan trong triều không vui, họp bàn cách xử lý.

Một ông nói: Ồn ào vậy, chi bằng ta dẹp quách các Tao đàn đi là xong. Một ông khác lên tiếng: Không nên. Dẹp vậy bọn chúng làm loạn, lại kêu gào đòi tự do cầm bút nữa, có mà ăn cám. Ta cứ cho ăn uống no say. Lúc say rồi thì bọn chúng tất nói bậy, nhiều khi còn tranh nhau cả chỗ đi tiểu tiện. Ta lại còn cho tiền tài trợ. Đứa nhiều đứa ít. Đứa có đứa không. Đứa nông đứa sâu. Thế nào bọn chúng cũng cãi nhau, tranh giành chí choé, kiện tụng cả lên quan. Thế nào cũng xong. Không phải chỉ chúng ta mà người dân cũng ớn.

Khi thi hành quả nhiên đúng y như vậy.

————————-

(*): thơ Phùng Quán

(31) 

Kỉ niệm đầu tiên của tôi là khóc bên những chữ đã chết. 

Nước mắt tôi đã khô. Cũng như máu đã thành những vệt, bám quanh xác các con chữ. Các xác chữ đã chết nhưng gương mặt của chúng vẫn ẩn chứa màu bóng tối, của sự sợ hãi. Từng chữ từng chữ một. Như những kẻ bị giết và những kẻ giết người.

Một xác chữ nằm ngay trước mặt tôi, đôi mắt trống rỗng đang nhìn chằm chằm lên những vì sao. Những bài thơ không còn cháy nữa, thành đống đổ nát trên lớp tro bùn đỏ thẫm.

Tôi chỉ có một mình. Cho đến khi tiếng nức nở của tôi hòa với với tiếng khóc của chữ.

Chữ cũng tan nát như tôi, trần truồng và mất hút trong đống xác chết. Nhưng hóa ra vẫn còn một chữ chưa chết. Hai chúng tôi ôm lấy nhau. Tay tôi run lên như thể ôm được nàng vào lòng. Chữ cuộn tròn như lòng tôi như một bào thai. 

Tôi cắn vào đùi của chữ, chữ không hề nao núng. 

Tôi uống chữ, vị ngọt của chữ vẫn còn trên miệng. 

Tôi là bài thơ. 

Bài thơ tỉnh dậy, la hét khi bóng ma của biển màu đỏ vẫn còn lởn vởn trong đầu nó. Cánh cửa phòng mở ra và chữ bước vào, tóc tai bù xù và kéo bài thơ vào lòng “Không sao đâu. Giờ anh đang ở đây,” chữ vỗ về bài thơ. 

Bài thơ cứ tưởng chữ đã chết, nước mắt của nó tuôn rơi trong những giấc mơ không có thật. 

“Muốn anh đọc truyện cho em nghe không?” bài thơ lắc đầu. Bài thơ nhắm mắt lại, mọi thứ đều ổn khi chữ vẫn còn sống. 

Xuất hiện một vị khách.

Bài thơ không nhớ lần cuối cùng khi mình cùng với chữ tiếp khách là khi nào. Chỉ nhớ tóc vị khách rất dài và buộc hờ như con gái. Chiếc áo của anh ta dài đến đầu gối. 

“Mày nghĩ mày đang làm gì vậy?” vị khách gầm lên ngay khi bài thơ bước ra chào đón. “Anh đã quên mình là ai rồi sao?” bài thơ tức giận. Nó không sợ vì đã có chữ bên cạnh. Bài thơ không biết tại sao vị khách lại gọi bài thơ bằng “mày”, có lẽ chữ của chính anh ta đã bị mất trong những cơn gió làm anh ta ganh tỵ với bài thơ. Hóa ra vị khách muốn tiêu diệt cả con chữ cuối cùng còn sót của bài thơ, chứ không phải chỉ đi tìm những món đồ lưu niệm cho mình.

Bài thơ lùi lại. Nó thậm chí không biết nắm đấm của vị khách giấu ở đâu. Và khi vị khách lau miệng, bài thơ thấy có vết máu trên tay áo của anh ta. 

“Bạn muốn gì khi chơi trò xác chết đến chữ cuối cùng của tôi vậy?” Bài thơ hỏi.

Vị khách rướn lên như thể anh ta sắp giết chữ thêm một lần nữa, nhưng anh ta không dám. “Lẽ ra tôi phải chết,” vị khách cười với bài thơ: “Bạn nghĩ rằng chữ đã cứu bạn? Đó chỉ là cách mà trước khi nó xé toạc bạn.” 

“Chữ không bao giờ chạm vào ta theo cách đó.” Bài thơ trả lời.

Bài thơ thấy ánh mắt anh ta đau đớn. Nó chưa nghĩ ra cách có thể phủi ánh mắt ấy đi như phủi vụn bánh quy trên váy của nó. Chữ nắm lấy tay bài thơ và nhìn chằm chằm vào vị khách vì chữ cũng không biết phải làm gì với vị khách này. Bài thơ nghe thấy tiếng la hét từ những đám mây. Khi tiếng la hét ngừng, chữ cõng bài thơ trên lưng và chạy. 

Vị khách nghĩ rằng chữ đã chết. Nhưng chữ vẫn tiếp tục chạy, màu đỏ chạm vào cỏ xanh biếc. Mệt mỏi, chữ bị vấp ngã, lăn xuống đồi cho đến khi bài thơ đụng phải một tảng đá màu đen. Chữ đã khóc khi nhìn bài thơ va đầu vào đá. Vị khách vẫn ở ngay sau lưng, mặt nhăn nhúm như một tờ báo không phát hành. 

Tiếng la hét vang lại và cả hai đều nhìn lên trời. Mặt trăng màu vàng, những con chim màu đen bay ngang qua. Tiếng ồn phát ra từ đó và càng lúc càng gần hơn cho đến khi bài thơ có thể nhìn thấy tiếng ồn đó. Hóa ra tiếng ồn không phải là những con chim, chúng là những con sói với chiếc áo choàng dài đến chân giống như cái áo mà vị khách vẫn mặc.

Chữ nhìn vị khách. Nhưng anh ta không còn là vị khách nữa. Anh ta đã mọc lông tóc khắp trên mặt hóa thành con sói. Bài thơ hét lên, lùi lại vài bước. Nhưng ánh mắt của chữ đã làm bài thơ dừng lại. Bài thơ nhận ra màu xanh tuyệt đẹp đó của chữ khi chữ cõng bài thơ chạy trên đồng cỏ. 

Lúc này chữ bảo bài thơ chạy đi, nhưng bài thơ không thể bỏ chữ ở lại. Những lời nói của chữ tuôn ra khỏi bài thơ như thác đổ. Những con sói đang bay vẫn gào thét trong không gian. Có gì đó quay cuồng trong bài thơ, mù mờ và méo mó. Bài thơ nhớ đến nơi mà một đám quái vật bóng tối đã từng tấn công chữ, để lại một đống xác chết. 

Chữ kêu lên lần cuối: Chạy đi, những vị khách không có chữ này sẽ giết bài thơ để tìm những chữ cho mình. Như những xác chết mà bài thơ từng thấy trong cơn ác mộng. 

Bài thơ nhìn chữ đang chiến đấu với bầy sói. Một sự mờ ảo. Cổ họng bài thơ nghẹn lại. Chữ nằm trên vũng máu. 

Trong ánh sáng trắng là những hình thù quay cuồng của màu nâu và đen, những con chó sói đang la hét, những giấc mơ không có thật. Như bài thơ đã từng nhìn thấy khuôn mặt của những xác chết nằm rải rác, đôi mắt trống rỗng nhìn lên những vì sao…

“Ngươi đã giết họ,” bài thơ gào lên: “tại sao ngươi lại tha cho ta?”

Bài thơ vẫn quỳ trên mặt đất, tưởng tượng ra cuộc sống mà không có chữ ở bên mình. Không còn chữ, bài thơ bơi trong nước mắt và máu trên cái thế giới mà cả hai từng chia sẻ. “Họ sẽ không dừng lại cho đến khi chúng ta chết,” chữ thì thầm vào tóc bài thơ. Bài thơ mỉm cười và kéo chữ lại gần hơn, nhắm mắt lại. Cả hai cùng chết và bỏ mặc vị khách không mời. 

Trong ánh sáng của biển và máu.

(32) 

Bạn trôi xuống. Dọc theo quá khứ. Bạn đang nhìn thấy một bóng ma trong bóng tối. Bạn cứ tưởng đã ngày xưa thì không ai nhớ.

Bóng ma chồng mờ. Bạn từng khéo léo nghĩ mình biết cách im lặng. Để được xuất hiện. Bạn giải thích mọi thứ cứ nhập nhòa. Bạn an ủi, bạn xoá dấu vết. 

Bạn có nhiều chữ. Bạn biết nàng có nhiều người theo đuổi, và bạn cho rằng đó chính là nét đẹp văn hóa. Bạn luôn khuyên mọi người nên học thêm về văn hóa. 

Đời quá nhiều người giỏi, nên lời bạn khuyên rất đúng. Chả ai dám độc quyền chân lý. Những ai chưa thông thì bạn thấy thương hại, vì bạn cho rằng họ sẽ vướng vào “nghiệp”.

Bạn vẫn nhớ cuộc sống buồn tẻ của một thị trấn vùng núi cao, những cô em nằm xem kiếm hiệp ngày xưa bạn suýt yêu. Bạn uống rượu với những nhà thơ trẻ thức suốt đêm với nhiều giấc mơ hão huyền. 

Nhưng rồi khi xuống biển, bạn thấy ngay cả những làng chài ven biển cũng rách nát. Bạn nhớ sự thảm hại của một miền cát trắng. Lúc nào bạn cũng có cách để thấy tội nghiệp người khác.

Bạn thấy họ thảm hại vì suốt ngày bạn nghĩ họ ghen tị với bạn. 

Nhưng bạn biết nhiều thứ không sinh ra từ tội nghiệp hay thương hại, chúng làm bằng nước mắt và rượu.

Bạn cũng chỉ ước đoán vì lúc đó bạn còn quá ngây thơ, bạn tin tưởng rằng có thể một ngày nào đó bạn sẽ đăng quang. Có thể bạn bị ai đó lừa, nhưng bạn được hạnh phúc. 

Nhưng rồi đó là điều sai sự thật. Vì nhiều thứ trong cuộc đời này sẽ phải kết thúc mà không hề khoan nhượng. Không ai được chia phần nếu không dám lên rừng đi kháng chiến. 

Bạn ho khan trong điện thoại khi nàng gọi. Nhưng nàng biết là bạn không cần nàng phải chăm sóc nữa. Bạn đang cầm trái tim của nàng trong tay, và ai cũng biết là nếu bạn đánh mất một lần nữa thì chẳng ai có thể giúp bạn tìm lại được. 

Nàng cũng không cần tìm bạn, nàng chỉ tìm lại cái cảm giác nằm ngửa, cạnh bàn viết, loay hoay với một cái email. Nàng còn khen bạn quá khiêm tốn. Cảm giác tội lỗi đã tự suy đồi nên cô ấy (là nàng) đã tìm cách để trách bạn hay mách lẻo.

Nàng (không phải cô ấy) bò xuống dưới bàn, quấn quanh bạn, và bạn đi theo, thèm nọc độc. Nó nhức nhối như một vết cắn, và nàng thương hại sự ghen tị của bạn khi bạn nhìn cô ấy. Nàng cười, “chỉ cần một giọng nói, giọng của anh gọi em. Anh đừng bắt chước các ông quan mà quấy rối người ta.” Nàng cũng yêu cầu bạn đừng đau buồn, mà chờ đợi cái chết như một phép màu. 

Được rồi, tôi sẽ cố gắng, bạn nói. 

Bạn làm cây tre khi uốn cong không bao giờ gãy. Bạn làm cuốn sách không cần ai đánh giá nội dung. Bạn làm trái tim sẽ không cần ai đánh giá gương khuôn mặt. Bạn dở mái nhà để nhìn vào bên trong, còn nàng chỉ dám mở cửa để xem ngôi nhà.

Đó là nội dung của cuốn sách. Bạn dở mái nhà trước khi gõ cửa ngôi nhà. Bạn không bao giờ đánh giá cuốn sách qua cái bìa.

Bạn có mùi. Và bạn phải rửa đi giặt lại nhiều lần.

Bạn trôi như nước…

(33) 

Chàng đọc trong sách sử thấy câu chuyện Vua Lý Thái Tông thưởng công Lê Phụng Hiểu bằng cách cho ông lên núi Băng Sơn ở Thanh Hoá ném đao; đao bay đến đâu đất của ông đến đó.

Thấy vậy, chàng bèn phóng tác một câu chuyện lịch sử, 200 trang, kể câu chuyện 200 đêm cởi đến đâu chàng nứng đến đó. Vợ chàng đọc xong đỏ mặt, bảo xóa đi, chàng quyết không chịu. Chàng còn tiếc là nàng chưa hiểu hậu hiện đại.

Nàng khóc: Ôi chao là viết văn, chàng ném chữ nghĩa vào cái thế giới tối tăm mù mịt của chàng. Chữ bay đến đâu, sự khốn nạn của chàng trải dài ra đến đó…


Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

THE YEAR BEGAN WITH A SHORT STORY [460:17]

Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

In the poet’s dream, people hung him on a galvanized iron pole at a welcome gate. After hanging him up, they took turns stoning him. Some left because they thought he was dead.

As he opened his eyes, he discovered that he was still alive. He immediately turned on his computer to write down what happened in his dream, hoping that it might turn into a flash fiction for safekeeping in case he failed to make it into the poetry circle he might still have a chance as a writer.

“I know why they hung me up. Perhaps because I’m a poet. But why do you have to hang a poet up? But if you don’t hang the poet up then what is the point of having a welcome gate? It’s true that I do write poetry, since if I don’t write poetry then why would people waste their time and all that galvanized iron to make a welcome gate? But why hang a poet? But if you don’t hang the poet up then what is the point of having a welcome gate? People pretend to admire the gate, though in truth they are admiring me. But then again in truth they hung me up so they could admire the welcome gate. And if not me then I would hang myself up so I can look down and admire everyone in return. But if so then the story is no longer a flash fiction, more of a rash discision, a sad comedy…”

when you love a poet
cheers to you
their words will hurt more than
when she bites…


TRUYỆN NGẮN THÁNG GIÊNG (17)



Trong giấc mơ, nhà thơ thấy mình bị người ta treo lên mấy cái cổng chào vừa mới làm xong bằng mấy cây sắt mạ kẽm. Sau khi treo nhà thơ lên, mọi người nhắm vào đó thay nhau ném đá. Cũng có người bỏ về vì tưởng nhà thơ đã chết.

Khi tỉnh dậy, nhà thơ thấy mình vẫn còn sống. Bèn mở máy tính viết lại giấc mơ, hy vọng thành một truyện cực ngắn để sau này không qua được cửa hội đồng thơ thì còn cửa hội đồng văn xuôi.

“Tôi biết vì sao người ta treo tôi lên. Có lẽ vì tôi là nhà thơ. Nhưng tại sao phải treo nhà thơ lên? Nhưng nếu không treo nhà thơ lên thì người ta làm mấy cái cổng chào làm gì? Đúng là tôi có làm thơ, vì nếu tôi không làm thơ thì người ta làm mấy cái cổng chào làm gì cho tốn mấy cây sắt mạ kẽm? Nhưng tại sao phải treo nhà thơ lên? Nhưng nếu không treo nhà thơ lên thì người ta làm mấy cái cổng chào làm gì? Mọi người giả đò như thích ngắm cái cổng chào, trong khi thực tế lại muốn ngắm tôi. Nhưng thực ra họ không ngắm tôi mà treo tôi lên để họ ngắm cái cổng chào. Và nếu không tôi cũng tự treo tôi lên để ngồi đó ngắm lại mọi người. Nhưng như vậy câu chuyện lại quá dài, thành câu chuyện hài…”

khi bạn yêu một nhà thơ
chúc mừng bạn
lời nói của họ còn đau hơn cả
khi nàng cắn…


Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

like Bodhisattva with a thousand eyes [NF 20:10]

Spring 2023, Sydney, Australia. Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

in the end
in a tight corner of this big wide world
the poem
met again
deceit
faced down on the bed

people say
you’re more beautiful than ever
they even promised
they will love you more than before

in one step
meet, like a bowl of phở, deceit
hot still, blow then eat
you can’t just lie there
face
down

you wake up
stay in bed
for a few minutes more
each time you utter a word the poem
oozes
blood

the scars
you want to hide them
you have a thousand hand
like Bodhisattva with a thousand eyes
you thought if you prayed
then Guanyin will
take care of
the lies

day after day
your bedsheets are more and more
a mess

you do all you could
to stop yourself
from disappearing

they who
knows nothing
knows nothing
they are the basement
where you hid
avoid the bullets
escape harm
the charm
etcetera

cuối cùng trong góc hẹp
của thế giới rộng lớn
bài thơ
gặp lại
sự lừa dối
nằm úp mặt xuống giường

có người nói
bạn đẹp, hơn bao giờ hết
thậm chí họ hứa
sẽ yêu bạn nhiều hơn

chỉ một bước
để gặp, sự lừa dối như tô phở
còn nóng, vừa ăn vừa thổi
nên bạn không thể cứ nằm
sấp
mãi

bạn thức dậy
kéo dài
vài phút
bạn nói những gì bài thơ cũng
chảy ra
như máu

vết thương
bạn muốn che giấu
chúng, bạn có ngàn tay
như quan âm ngàn mắt
bạn nghĩ mình cầu nguyện
và quan thế âm sẽ che chở
những lời nói
dối

ngày qua ngày
bạn làm
khăn trải giường nhàu nát
hơn

bạn làm tất cả
để tầm nhìn
không mất hút

những người
không biết gì
không biết gì
là hầm trú ẩn
cho bạn
tránh đạn
thoát nạn
lãng mạn
vân vân


Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

NIGHT & THE CONTINUING FALLING VERSES OF…(20)

SONGNGUTAITRAM Photography by Nguyễn Thị Phương Trâm

A poem in Vietnamese by Lê Vĩnh Tài
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Đinh Trường Chinh

a pantheon of meaning

NIGHT & THE CONTINUING FALLING VERSES OF… (20)


1
the materials for a poem
– a city jail
where a cat
was lost
tried to
snuck in

– tried to
snuck in
the cat
lost on the way
from the jail to the city
so on and so on


you can find
a poem
on any scrap pieces of paper
or document

after the initial selection
you can copy or cut, rearrange
or simply
add a question mark
just like that

the poem dictates a set of specific criteria:
– a hammer to pull out nails, a muddy sickle, for instance
– a book with a black cover (not a black book), the paper soft and thin, use to say wrap food and other stuff
– a rubber, as an eraser and wax, to seal, when the proof is necessary
– you can keep a copy, for future queries of copyright, you accept the money and let everyone know, the poem, it is an original piece of work


The poem does require the knowledge of how it started, but you must know how it ends, oh gosh…

don’t fret, since the most crucial factor for any poetry powerhouse, in the end, are the signatures of the authors when they finally accept the wads of notes or money
not just royalties


2


upon touching it, your finger will never pierce the poem
but you
might just
create
a void

dust and stars
drifting
orbiting like a dream
you thought: the cosmos was far, but
it’s only four miles ride on a bike
after your shift
town to home
hell
it’s but four miles on your bike passing
one tolling booth “thu phí”
you smiled
read backward “thi phú”, rich in poetry
thu phí thi phú (a tax for all that poetry)
bullshit
our country’s
poetry
you peddle the bike
starving exhausted

one
polymer note at the end of the month
shiny like the astrologer’s lens
you can observe the stars as much as you like
yellow, shiny and romantic

you need astrologers
to make a living
but the country is full of writers
and all famous renowned
poets

in the middle of the night
your universe
when chú Cuội heads for the moon
he imagined with a rabbit
that you thought was a dog

now (you or the rabbit?)
compose poetry
round and about like
Nguyễn Chí Thanh
boulevard
green divider
wild and wide
grass on the side
a dizzy and you’re high
on all those dreams




3
4 poems with something scintillating, like a bite mark
a mosquito bite on an enchanted night
the sheen
of its wings
fluttered, eyes shimmered

the mountain
quivered
like church bells
in a chill breeze
a far away display
at a cheap fete
on sale were the white resound of bells

gosh
the poem
the (bright)light
in a winter coat



4
under the poem’s dress
an attire
for a while now
unsuitable for someone
your age

ghost of dead babies
waited patiently to be noticed
while you rub your hands
pondered the rate of vaccine injuries
your discovery
no way near one in a thousand

mother couldn’t possibly grasp
the idea of one in a thousand
since she has only
one child




5
at the root of the magnolia
a poem, a single bloom
attentively
staring at a pee strewn wall
in the cool hues of rocks

seems like
for the first time
it has
an imagination

hence
it entertains itself
each time you pass by

you laugh at
its wagging tail
until you remember a lecture about a dog
barking on TV
even after the loss of electricity
drove you mad
drove you silly



6
the day you brought the poem home
like a present
worth about two dollars
(more than forty-thousand dong)
after a long bloody fight
everything shredded into bits
the poem in a million pieces

you taught me that
we should reduce our intake of sadness
take another bite of happiness
don’t dwell
fake it till you make it

afoot, I
kick it aside like a pile of rags
take back
the joy
no matter how
ridiculous

a lesson to remember
in life, even with thoughts of indiscretions
correct?

I know what you will give me
hence I’m in halves, allow the one half
to dangle
since you have already crawled in
touching everything, it’s the reason I believe
you allowed my existence

not because
the cracks on the moon were of your making
to
raise
the tides within our veins
for what?

that’s the reason why the wind
throws us around the entire night
blatantly
just like
that


7
the madness within the light
the poem, it’s
an image of you
a bolt out of the blue
a percentage commission
roses from a ghost, the Hứa family skeleton

flowers, popped up
like candlelight flickering
sinister
again and again, you ask:
a percentage commission
in roses…
What’s that?

you’re relaxed because
you’re flying
but there’s no reason for you to fly
or be high
a few more times?

it’s the destiny of words
turning into numbers
going nuts becoming more and more cryptic

you said: we’re
@@@%%%%$$$

and as I see it, the snowflakes upon the leaves
in Sapa, melts like you

so now:
I’m also like:
– oh, @@@%%%$$$
– if you are here, you would love it
– we are, once more, hehe…

hehe, you ask
what is what? what was it?
or it’s a small leaf
Someone wanted to try it
with Eve?
– yes!
So is it a poet?
– oh, maybe, oh oh yeah yeah, hehe

oh yeah today “hehe” there’s no up sale
child play with sticky candies
like a game we used to play long ago
climbing over each other up a pole
to grab the prize at the top

to whisper into lonely ears
and ahh umm, can you remember
anything? When you say: if not
I happen to like it
since he wants to muck around all night

I remember
the leaves
pretending? perhaps? or maybe
oh okay, why don’t we replace
the grape leaves
with almond leaves
stretched it out
nice and wide




8
it’s incomprehensible why you would continue to
stir poetry’s pot
you took an entire ladle
of soup from
the worry pot

the poem said: you should just allow it to simmer

you hate it when the poem gets
mixed up between “land” and “country”
you laughed:
we shouldn’t abuse the word “citizens”
otherwise, the poem is rather confounded
and lame

you put a variety of vegetables into the pot
when people add only a pinch of damp and wet
musing

you seemed idealistic
but at the same like to overindulge
hence everyone had to chop more carrots
vitamin A is good
your eyes might see the light

adding a variety of spices into the pot
means it will take you a long time
to tame
the taste of anger
churning in your stomach
on his skin
in his stomach





9
a waste of a springtime, but at least there was a breeze
there’s no poem
blooming
like a memory
that was lost

surpassing time
an amphetamine tainted sadness
the optimistic
announcements
from politicians

the people unaware
that even the sunlight
drops
and fall

censorship
unsanctioned
in the smuggle of
freedom

your dignity is wrapped
in a box
ribboned, and you thought it was a gift
Tet

you’re ready
with a sheet of polymer
caressing it
its coolness inside your free fitting “áo dài”
like the madame
inspectors
inspecting
temperatures

then there’s
a person with ears like a rabbit
snoring

a pigeon
whispering
about everything
that’s coming
from behind




10
in the end
in a tight corner of this big wide world
the poem
met again
deceit
faced down on the bed

people say
you’re more beautiful than ever
they even promised
they will love you more than before

in one step
meet, like a bowl of phở, deceit
hot still, blow then eat
you can’t just lie there
face
down

you wake up
stay in bed
for a few minutes more
each time you utter a word the poem
oozes
blood

the scars
you want to hide them
you have a thousand hand
like Bodhisattva with a thousand eyes
you thought if you prayed
then Guanyin will
take care of
the lies

day after day
your bedsheets are more and more
a mess

you do all you could
to stop yourself
from disappearing

they who
knows nothing
knows nothing
they are the basement
where you hid
avoid the bullets
escape harm
the charm
etcetera





11
ask, and you will not receive, starve and you will get even less
always scraping to get by
like the GDP
you’re still about being fair
an elaborate laughable affair
useless
when
all the cannons have sunk pickled in the sand

always
made people wait around
in the dark on the sidewalk in the rain
the poem is hungry and cold, waiting

between the quiver of the leaves
everyone learns how to compose a poem full of uncertainty
after a year passes by
ask, and you will not receive
starve and you will get even less
gaunt eye workers going home quietly

steadfast are their
impenetrable heart
you will never be able to take it from them
play with them
in summation
represent them
in your
poetry





12
your mother did not give you a name
she instead tucked away all the rhymes
inside her memory
for you

the poem, you use it
to travel
wherever
people may try to bid and bargain

you know that even
rhymes, like the shoes
you wear on the street
after the time you found
customers, those who likes to buy
and sell you
evade taxes

like a tree after a storm
the wind could make you
sick in the stomach

you’ll end up with gastritis
go home
in an ambulance, thus many things may
wet you
no one to check or confiscate

your mother will place a dream in your heart
through mystics slips
once or twice
each night, dreams in a tiny room
causing your chest to shrink
like the rhymes and words
in a poem, consolidated, each and every night

and yet you’re thinking about
how every morning you’re waken
by your children crying

Mothers are the source of life
not just something
one dwell on
someone who vouch for you
when the wind is high
grey skies
and it is wet
outside



13
the moon
hanging suspended
a flower
gold, unexpected, the entire sky opening-up
to a poem

that night on, the stars were no longer idyllic
lacklustre, less charming
dreary
each monthly planting 2 times the light
though you saw the moon grew but once
to after slowly shrinks
before
disappearing

you prefer to be lean
and, so you began to measure the three circumferences a couple
more time, until some were quite flustered, your mounts and crevices
exploding
you’re breaking
into two

though you never
failed
you provoke
as though, no one dislikes
it, as though the Sun
a blushing red
sacred

no one compares
the Sun with the moon
and you like flowers
you lightly blur out the light, as
you sway with a poem
in a breath from noon
till night

then you put on an áo dài in the hues of reeds
bowing, wilting and thought it
sometimes
now and then
tiny tiny
like the moon
you are the moon
just once
a month



14
the poem doesn’t understand how
an employee of a bank could “defraud” nearly four thousand million dong
did she not care for her life
like the important men playing politics
where would she find the money to fund it?

the nation starved
a lawless hunger
beyond the satiated parties high on blood

to soothe the hunger
can’t mean
we have to lick a hot wok
with blistered tongues
look at each other and cry
to then
fall into
an endless
sleep

those who have tasted the saltiness of the past
the blood, they’re now in the wok
stunned
no one
no one
who? No one
will take the responsibility
for a warehouse that could hold four thousand billion
it was just an empty warehouse

these were not just long nights
we have screamed and shout and went to sleep without the need for food

there were many nights like that
the banquets at restaurants
no rice just ceremonies
with bright banners
an execution surpassing
surpassing
like an old habit
the way she used to shred bullets randomly

she had covered
the hellish starvation
how deep was it, it’s impossible to know for sure
a demonic fights
we fell for the hopeless love affair
waiting endlessly for a heart breaking dream
with her

only because she
she gosh
she was the one

15
a pantheon of meaning
so sacred that the poem
hid behind a door
had to jump from
the altar

you stared at the accents
in red like the colour of lipstick

before seeing the gods
you will meet
not just the naked words, often
noisy and obvious
and if necessary, write
the threatening letter

you’re late
hence from behind the pantheon door, you couldn’t see
the gods
naked
ready for battle

the wall in the pantheon turns into a mirror
reflecting literature
a chill to the bone
we were the one left naked
cloaks for the gods
even the clouds shuddered at the sight
like the tattered skirt
of a storm

history, with the forehead
of the wind and clouds, with the blood
inside an inkpot, with red
steeped in the pen nib, with the sound
of choking, with animal bones
the making of relics

the same as how we will never understand
the meaning of a white sheet of paper full of shit
binned at the pantheon

the gods have taken the walls, the mirrors, and the white sheet of paper
in a continual embattlement
with an accent red like the colour of a lipstick
not a
word
but numbers
gosh the maddening numbers
flying
high on the farting smell of jackfruit





16
sound
here in the poem
and us, at the edge of the world
a journey with the tides
swift, like the flights
smoke-stained and dusty

a world
changing like winter
where the sea and the trees
broke off, perched on cliff sides

where summer
& flowers, the fresh colour
the name of a flight you no longer remember
it was
slightly traumatising

then
all that you understood about noise
to the day you die, a lie
with the right to govern

while there’s a sound
resounding at the bottom of the sea

while there’s a sound
trembling like the call of the wind

while there are rustling
clouds tugging at each other

the sound pulls
at you, stretching you out
like a bowstring
but always ends up
lax and loose
like the bottom of your pants



17
a river, a poem, the forest, the night
a poem disguised as a river
so away they can throw
a dead body

your feet wet
after a few days
the corpse became a source of life
when some guy
a PhD professor stuck his butt out
holding up a gyroscope
in the wind, searching for the dream prize

a river never
knows how to walk
on such a path
your tiny limited horizon
which destiny had combed like hair
you swallowed and digested the loneliness
because of the claws
on your feet
helped you grasped the fact that loneliness was a kind of joy
that was
impenetrable

like the poem could never be a thief, the night
eventually consumes even the moon
swallow whole the Sun
in one morning

night, it’s not “hang động” or cave
genial, light like a dream
you and the poem
thought it could not
so you steeped yourself in a soft dark matter
that belongs to everyone and the night
that day



18
where everyone passed by, right by the entrance into Big C supermarket

busy shopping
you see a forest
branches
a bird flying
its wings drooping (a little heavy)

at the entrance
you sit down
drunk
you know for today
it is
enough

– I don’t know
– I might have a fever

a man comes over to check
on you, a woman also comes over
touch you
touch the forest
drifting clouds
they’re shouting
they’re tapping
they’re touching
they didn’t know what to think
what to do next

– I don’t know
– I might have a fever

this new year you’re scattered like dead leaves
on the footpath
when
the supermarket like a forest changed into golden leaves
as though they are her eyes
crying

you will never
set foot into the supermarket
a pantheon
sacred
in gold
like a broken till

and I
gosh
then
fold my arms, look up
at the sky: okay, fine

when it’s the sacred pantheon
turn to summon
my name correctly
missing just a word in the middle




19
there were times the poem would see a writer
not eating
and it thinks perhaps he’s old and tired

he falls, a pencil still in his hand
that is how a section of the biographical review
describes him

his eyes is on the future
the past is not needed
like a letter, to him
long ago
an insult

he’s not bothered about letters
like the unavoidable spelling mistakes
but if they deliberately try to fix it
his background
like how now if they call the police
it scares him

like when you
wrote to the Chief editor
about the load on writer’s shoulders
not eating
passed away recently

you will get in return a standard reply:
– Dear sir/madam…
the deadline was yesterday
sir/madam you’re late
please keep them for yourself
keep it to yourself
the fanciful ideas
this dance of
immortality



20
you receive the congratulations
like receiving a seasonal poem instead
of the wind
not a leaf to cover your face on Halloween
the wind will be a leaf that staggers
like it has an injured foot

we could
easily surpass
most things in our life
like having a bath
you don’t have to use that much water

we move
like colours changing over the city at dusk
the endless
effort
hence even the clouds pretends to be sad
and breathless

we had
enough time to rest with one sunburnt finger
and the truth is the blistering thought

we pretend
to have children
with those
who likes to shut us up, choke us
to then invite us out for a meal

and we’ll come to admit
the earth is not just three-quarters of tears
but also three-quarters of it are clouds
drifting, dropping cluster bombs on little boys
who knew not how to lie

the clouds
shall be disguised as hair or the beard of those
greedy eyes
chastising us for not being Vietnamese
drink coffee is what we do all day
yet we continue to demand the pride of a nation
_____


ĐÊM VÀ NHỮNG KHÚC RỜI… (20)

1
nguyên liệu cho một bài thơ
– nhà tù thành phố
nơi một con mèo
đi lạc
cố gắng
chui vào
trong

– cố gắng
chui vào
trong
con mèo
đang
đi lạc
từ nhà tù vào thành phố
vv

bạn có thể tìm thấy
bài thơ
từ bất cứ mảnh giấy vụn
hay văn bản nào

sau hành động ban đầu là lựa chọn
bạn có thể chép hay cắt bỏ, sắp xếp lại
hoặc chỉ đơn giản
thêm vào một câu hỏi
thế cũng được

bài thơ sẽ yêu cầu bạn những việc sau đây:
– một cái búa để bạn nhổ mấy cây đinh, một cái liềm dính sình, chẳng hạn
– quyển sổ bìa đen (không phải sổ đen), giấy mỏng và mềm, có thể gói thức ăn hay đồ vật
– cục tẩy, để xóa và một ít sáp, để niêm phong, khi cần bằng chứng
– bạn có thể lưu một bản sao, để sau này cần cho việc xác nhận bản quyền, bạn nhận tiền và nói cho mọi người biết, bài thơ, nó là một tác phẩm gốc

bài thơ, không cần biết bắt đầu như thế nào, nhưng bạn biết mình sẽ kết thúc như thế nào, ôi dào

bạn đừng mệt mỏi, vì yếu tố quan trọng nhất trong một bài thơ của cường quốc thơ, cuối cùng, đó là chữ ký của tác giả khi nhận xiền, hay tiền
không chỉ là nhuận bút


2
khi chạm vào bài thơ
ngón tay của bạn không thể xuyên qua
nhưng nó sẽ
và bạn cũng sẽ
thành một không gian
trống rỗng

những hạt bụi làm ngôi sao
bay quanh
quỹ đạo như giấc mộng
bạn nghĩ: vũ trụ rất xa, nhưng thật ra
nó chỉ là 4 cây số bạn đạp xe
tan ca
từ phố về nhà
địa ngục này
cứ bốn cây số bạn đạp xe băng qua
một trạm thu phí
bạn cười
nó nghĩa là trạm thi phú
thu phí thi phú
đất nước
thơ ca
ba hoa
bạn đạp xe
đói bụng mệt chết cha

một
tờ polymer cuối tháng
óng ánh như kính thiên văn
bạn tha hồ ngắm ngôi sao
vàng và lãng mạn

bạn cần các nhà thiên văn
để kiếm ăn, mà đất nước lại đầy những nhà văn
và nhà thơ
lớn

đó là nửa đêm
vũ trụ của bạn
lúc chú Cuội bay lên hoang tưởng
với một con thỏ
nhưng bạn nghĩ nó là con chó

bây giờ (bạn hay con thỏ?)
làm thơ
loanh quanh
mong manh
như anh
chí thanh
phân xanh
hoang hoải
đầy đồng
mùa đông
giấc mộng
lồng lộng
mênh mông


3
4 bài thơ, có cái gì long lanh
như vết đốt
của con muỗi trong đêm kỳ diệu
màu sắc của hai cánh

vẫy, đôi mắt lấp lánh

núi
rung chuông
như nhà thờ
gió lạnh
trên gian hàng phía xa
hội chợ giá rẻ
bán những tiếng chuông màu trắng

ôi
bài thơ
ánh sáng trong chiếc áo lạnh
mùa đông


4
bên trong váy áo của bài thơ
từ lâu rồi
đã là một thứ trang phục
không phù hợp
với người lớn tuổi như bạn

hồn ma các em bé vẫn nằm
chờ đợi sự chú ý
khi bạn xoa tay
phát hiện ra tỷ lệ tai biến của vaccine bạn vừa tìm thấy
chưa tới một phần ngàn

mẹ không hiểu một phần ngàn
của bạn
vì mẹ
chỉ còn
có một đứa con


5
nằm dưới gốc cây ngọc lan
bài thơ, một đoá hoa đơn độc
nó chăm chú
nhìn vào bức tường
bãi nước đái rêu xanh màu đá

hình như nó
lần đầu tiên
biết
tưởng tượng

vì vậy
nó tự sướng
mỗi khi bạn bước qua

bạn cười
khi thấy cái đuôi ve vẩy của nó
cho đến lúc nhớ lại
bài giảng về một con chó
vẫn sủa trên tivi
khi cúp điện
nóng muốn điên


6
ngày bạn mang bài thơ về nhà
như một món quà
giá hình như một hay hai đô-la
(nhiều hơn bốn chục ngàn)
sau một trận tan đàn
xẻ nghé, bài thơ
thành một triệu mảnh vỡ

điều bạn dạy cho tôi
là chúng ta bớt những miếng buồn
cắn thêm miếng vui
đừng ngậm ngùi
cứ làm sương cho sướng

dưới chân tôi, tôi đá
nó sang một bên như mớ giẻ
rách, và lấy lại
niềm vui
dù hơi
nham nhở

một bài học nhớ
đời, mặc dù, đó là suy nghĩ phạm tội
phải không?

tôi biết những gì bạn sẽ cho tôi
nên tôi tách đôi ra, để một nửa
của tôi đong đưa
vì bạn chui vào trong đó
máy mó, tôi nghĩ đó là lý do
bạn cho phép tôi tồn tại

chứ không
bạn tạo ra các đường nứt như mặt trăng
kẽ răng
rồi dâng
như thuỷ triều trong mạch máu
để làm gì?

đó là lý do tại sao gió
hất chúng ta ngã ngửa cả đêm
tênh hênh
như
vậy


7
sự điên rồ
bên trong ánh sáng
bài thơ, nó
hình thành con người bạn
nó, thích làm chết người vì
phần trăm hoa
hồng của con ma nhà họ Hứa

những đóa hoa, nhú ra
như ngọn nến
leo lét bí mật
bạn cứ hỏi:
phần trăm hoa
hồng nó nghĩa là
gì vậy?

bạn cảm thấy thanh thản chỉ
vì bạn bay
và có cái quái gì mà bạn phải bay
và say
thêm hai lần nữa?

nó là định mệnh
của con chữ thành ra con số
phát rồ thành mật mã

bạn nói: chúng ta
@@@%%%%$$$

và tôi thấy bông tuyết mùa đông trên lá
ở Sapa, tan ra như bạn

bây giờ
tôi cũng thích:
– oh, @@@%%%$$$
– ở đây, nếu bạn gặp thì cũng sẽ thích
– chúng ta, thêm một lần nữa, hehe

hehe, bạn hỏi, từ đó
nghĩa là gì? cái gì là nó?
hay nó là chiếc lá nho nho nhỏ
ai muốn thử nó
với mấy nàng eva?
– có!
nó có phải là bài thơ?
– ồ, có thể, ố ồ yé yé, hehe

e hèm hôm nay “hehe” không bán kèm
như con nít với kẹo dẻo
ngày xưa chúng ta leo
cột mỡ

để vào vai cô đơn
và ừm, bạn có nhớ
gì không? khi bạn nói: nếu không
thì tôi cũng thích
vì anh ấy suốt đêm rất nghịch

tôi nhớ
những chiếc lá
giả vờ? có thể? hay là
được rồi, mọi người hãy thay
những chiếc lá nho
bằng lá bàng
vì bây giờ
nó giãn rộng
rất to


8
không hiểu tại sao
bạn khuấy mạnh nồi soup của thơ?
bạn múc cả một muỗng
nước ở trong nồi
lo lắng

bài thơ nói: bạn chỉ cần để cho nước hơi sôi

bạn ghét khi bài thơ cứ
lẫn lộn “nước” và “đất nước”
bạn cười:
chúng ta đừng lạm dụng chữ “nhân dân”
vì như vậy bài thơ nghe hơi đần
và nhảm

bạn bỏ các loại rau vào nồi nước dùng
khi mọi người bỏ thêm chút trầm ngâm
ướt sũng

bạn có vẻ vừa lý tưởng
vừa thích sướng
nên mọi người xắt thêm cà-rốt
vitamin A rất tốt
cho bạn sáng mắt

các loại gia vị thêm vào trong nồi
nó sẽ làm bạn mất nhiều thời gian
để chế ngự
hương vị của sự giận dữ
quẫy trên bụng bạn
và da bụng của
chàng


9
một mùa xuân như không
mà có gió
đâu đó bài thơ
hoa mai nở
như kỷ niệm
bị đánh rơi

vượt thời gian
nỗi buồn đầy thuốc lắc
những tuyên bố lạc quan
của các nhà
chính trị

không ai biết
ánh nắng mặt trời
cũng bị rơi
và té

kiểm duyệt
không được phép
buôn lậu
tự do

nhân phẩm của bạn
gói trong một cái hộp
thắt nơ, bạn tưởng là quà
tết…

bạn chuẩn bị
một tờ polymer
vuốt ve
mát mẻ
trong chiếc áo dài rộng
như các quý bà
khi kiểm tra
và đo
nhiệt độ

sau đó
có một người có hai tai con thỏ
ngáy ngủ

một con chim bồ câu
thì thầm
về mọi thứ
sắp tới
phía sau


10
cuối cùng trong góc hẹp
của thế giới rộng lớn
bài thơ
gặp lại
sự lừa dối
nằm úp mặt xuống giường

có người nói
bạn đẹp, hơn bao giờ hết
thậm chí họ hứa
sẽ yêu bạn nhiều hơn

chỉ một bước
để gặp, sự lừa dối như tô phở
còn nóng, vừa ăn vừa thổi
nên bạn không thể cứ nằm
sấp
mãi

bạn thức dậy
kéo dài
vài phút
bạn nói những gì bài thơ cũng
chảy ra
như máu

vết thương
bạn muốn che giấu
chúng, bạn có ngàn tay
như quan âm ngàn mắt
bạn nghĩ mình cầu nguyện
và quan thế âm sẽ che chở
những lời nói
dối

ngày qua ngày
bạn làm
khăn trải giường nhàu nát
hơn

bạn làm tất cả
để tầm nhìn
không mất hút

những người
không biết gì
không biết gì
là hầm trú ẩn
cho bạn
tránh đạn
thoát nạn
lãng mạn
vân vân


11
đòi cũng không có quà
đói càng không không có quà
luôn luôn cào bằng
như GDP
nhưng bạn luôn mở miệng công bằng
như một cuộc diễu hành
vô ích
khi
những khẩu đại pháo bị ngập mặn bên bãi biển

luôn luôn
bắt mọi người chầu rìa
trong bóng tối rừng mưa
bài thơ đói, lạnh và chờ đợi

giữa những run rẩy của lá
mọi người tập làm một bài thơ do dự
khi một năm đi qua
đòi cũng không có quà
đói càng không không có quà
những công nhân lặng lẽ trở về nhà
với hai hốc mắt

chỉ còn trái tim của họ
là bạn bất khả xâm phạm
không thể mang ra
ba hoa
trong phép cộng trừ
đóng vai thơ ca
của
bạn


12
mẹ đã không đặt tên cho bạn
nhưng mẹ đã cất những vần điệu
trong bộ nhớ
của bạn

bài thơ, bạn sử dụng nó
để đi du lịch
bất cứ nơi nào
có kẻ chịu ra giá và mặc cả

bạn biết, ngay cả
vần điệu, nó như chiếc giày
bạn mang khi ngang qua vỉa hè
sau những lần tìm thấy
khách hàng, những kẻ thích mua
và trốn thuế khi bán
bạn

như cái cây sau cơn bão
gió có thể làm bạn bị đau
bụng

bạn bị rối loạn tiêu hoá
nên quay về nhà
trên chuyến xe cấp cứu, do đó nhiều thứ
ẩm ướt của bạn
không bị ai khám xét hay tịch thu

mẹ đắp lên ngực bạn giấc mơ
trượt qua bí ẩn
một hoặc hai lần
mỗi tối, giấc mơ trong căn phòng chật chội
làm ngực bạn teo lại
như vần điệu và con chữ
của bài thơ, bị thu hẹp, mỗi đêm

bạn có thể nghĩ
tại sao mỗi buổi sáng thức dậy
có tiếng con bạn khóc

mẹ và cuộc sống
không phải chỉ là câu chuyện
để ngâm tôm
nên ai sẽ bảo lãnh cho bạn
khi bị gió nồm
âm
u và ướt


13
mặt trăng
treo lơ lửng một bông hoa
vàng, đột nhiên, cả bầu trời mở cửa
vào bài thơ

từ đêm ấy, các ngôi sao không còn lãng mạn
nó bị lu mờ, lời dụ dỗ
thành ảm đạm
mỗi tháng cây 2 lần ánh sáng
nhưng bạn thấy mặt trăng lớn lên chỉ 1 lần
sau đó teo dần
trước khi
biến mất

bạn thích mình mảnh mai
và, bắt đầu đo lại 3 vòng thêm vài
lần nữa, cho đến khi có kẻ mất kiểm soát, làm hẻm núi của bạn
bùng nổ
và bạn vỡ
đôi

mặc dù bạn chưa bao giờ
thất bại
bạn khơi gợi
gần như, không ai không thích
điều đó, như thể mặt trời
là màu đỏ
thiêng liêng

chẳng có ai lại so sánh
mặt trời với mặt trăng
và bạn thích hoa
nên bạn làm ánh sáng hơi mờ, và
bạn lung lay theo bài thơ
thở từ chiều
đến tối

sau đó bạn mặc chiếc áo dài màu cỏ
úa, và nghĩ rằng nó
thi thoảng
đôi khi
li ti
như thể mặt trăng
bạn là nguyệt
chỉ 1 lần
trong tháng


14
bài thơ không hiểu vì sao
một nhân viên ngân hàng có thể “lừa” đến bốn ngàn tỷ
chẳng lẽ nàng cũng thí
mạng cùi, như quý ông chơi trò trách nhiệm chính trị
chứ làm sao nàng có tiền đền?

đất nước lên cơn thèm ăn
trong cơn đói luật pháp
sau khi từng no say bữa tiệc máu

để xoa dịu cơn đói
chẳng lẽ chúng ta phải
liếm cái chảo nóng
sau khi lưỡi mình bị phỏng
nhìn nhau mếu máo
cuối cùng rơi vào
giấc ngủ
thiên thu

những người đã từng liếm vị mặn ngày xưa
của máu, bây giờ trên chảo nóng
ngơ ngác
không có ai
không có ai
ai? Không ai
chịu trách nhiệm
khi kho hàng thế chấp cho bốn ngàn tỳ cũng là kho
rỗng

nó không chỉ là đêm dài
chúng ta đã hò hét và đi ngủ không cần thức ăn

đã từng nhiều đêm như thế
những bữa tiệc tại nhà nàng
không có gạo mà chỉ toàn ngày lễ
với những băng-rôn rực rỡ
hoàn thành vượt mức
vượt vượt mức
như thói quen ngày xưa
nàng bắn đạn bừa bãi

nàng đã bao phủ
địa ngục khủng khiếp nạn đói
với độ sâu không thể thăm dò
trận đồ bát quái
mà chúng ta rơi vào
một tình yêu tuyệt vọng
ê mông và vỡ mộng
với nàng

chỉ vì nàng
nàng ôi
nàng là duy nhất


15
một ngôi đền chữ nghĩa
thiêng tới mức bài thơ
núp sau cánh cửa
cũng phải nhảy ra
khỏi bàn thờ

bạn nhìn con dấu
màu đỏ như son

trước khi gặp mấy ông thần
bạn sẽ gặp
không chỉ con chữ phải khoả thân, rất nhiều lần
bằng cách tô hô
mà nếu cần, sẽ viết thư
hăm doạ

bạn đến muộn
nên đằng sau cánh cửa ngôi đền bạn không còn thấy
các vị thần
vì họ đã ở trần
xung phong ra trận

bức tường trong ngôi đền hoá tấm gương
soi chiếu văn chương
lạnh thấu xương
chỉ còn chúng ta trần truồng
áo choàng của các vị thần
làm đám mây run rẩy
như cái khố rách của cơn
bão

lịch sử, với vầng trán
của gió mây, với máu
trong lọ mực, với màu đỏ
thấm vào ngòi bút, với tiếng kêu
bị bóp nghẹt, với xương cốt động vật
hoá thành di tích

cũng như chúng ta không bao giờ hiểu
ý nghĩa của tờ giấy trắng dính đầy cứt
trong thùng rác của ngôi đền

các vị thần lấy bức tường, tấm gương, và tờ giấy trắng
tiếp tục dàn trận
với con dấu đỏ như son
không phải con
chữ
mà những con
số, ôi chúng phát điên
đang bay
say mùi múi mít


16
âm thanh
ở đây bài thơ
và chúng ta, tận cùng thế giới
cuộc hành trình nơi thuỷ triều
chạy, như những chuyến bay
than, bụi

thế giới
thay đổi như mùa đông
nơi biển và cành cây
bị gãy, nằm trên ngọn vách đá

nơi mùa hè
& hoa, màu xanh
cái tên chuyến bay mà bây giờ bạn không thể nhớ
nó đã bị thương
nhẹ

sau đó
tất cả những gì bạn biết về sự ồn ào
đến chết vẫn còn nói láo
có quyền thống trị

trong khi đó một âm thanh
đang vang dưới đáy đại dương

trong khi đó một âm thanh
lắc rung như tiếng chuông gió

trong khi đó một âm thanh
kéo cưa với đám mây rì rào

âm thanh, nó kéo
tường như bạn sẽ căng ra
như dây cung
nhưng cuối cùng
lại lùng nhùng
như đáy quần của bạn


17
dòng sông, bài thơ, khu rừng, đêm…
bài thơ giả mạo dòng sông
để người ta có thể ném xuống
một xác chết

bạn chỉ bị ướt đôi chân
sau đó một vài ngày
xác chết thành sự sống
khi một ông
giáo sư tiến sĩ chổng mông
cầm một con quay
trong gió, đi tìm và giải mộng

dòng sông không
bao giờ biết bước đi
con đường đó
là phạm vi giới hạn nhỏ bé của
bạn, được định mệnh chải như tóc
và lông, bạn nuốt nỗi cô đơn vào lòng
bởi móng vuốt
của hai bàn chân
bạn biết sự cô đơn là niềm vui
không thể
xuyên qua

như bài thơ không thể là kẻ cướp, đêm
ăn mòn cả mặt trăng
nuốt chửng mặt trời
chỉ trong một buổi sáng

đêm, không phải là cave hay hang động
ấm áp, nhẹ như giấc mơ
bạn và bài thơ
nghĩ rằng nó không thể
bạn đắm mình trong chất lỏng màu đen
của mọi người và đêm
hôm đó


18
ở ngay lối vào siêu thị Big C
nơi mọi người đi
tít mù mua bán
bạn thấy một khu rừng
có các cành cây
một con chim đang bay
hai cánh hơi tư lự

trên lối vào
bạn ngồi
rượu say
bạn biết hôm nay
thế là
đủ

– tôi không biết
– hình như tôi đang sốt

một người đàn ông đến gần
bạn, một người phụ nữ cũng đến gần
chạm vào bạn
vào khu rừng
mây trôi
họ gọi
họ gõ
họ sờ
họ không biết làm gì
mới được cho là đủ

– tôi không biết
– hình như tôi bị sốt

tết này bạn rắc mình như chiếc lá khô
trên lối đi
khi
cả siêu thị như khu rừng chuyển sang lá vàng
như mắt nàng
vừa khóc

bạn không bao giờ
vào siêu thị
ngôi đền
thiêng liêng
màu vàng
nhưng máy tính tiền
bị hỏng

và tôi
ôi
lúc ấy
cũng khoanh tay, nhìn lên
phía bầu trời: dạ, dạ

khi đền thiêng
đến phiên
gọi đúng tên tôi
chỉ sai chữ lót


19
cũng có lúc bài thơ thấy một nhà văn
bỏ ăn
nó nghĩ có lẽ chàng đã già hay mệt

chàng té xuống, mẩu bút chì vẫn cầm trong tay
rà soát các chương tiểu sử
người ta mô tả
chàng

chàng nhìn về tương lai
không cần quá khứ
như lá thư, mà ngày xưa ai đã nói
những lời lăng mạ
chàng

chàng không lo lắng lá thư
như lỗi chính tả không thể tránh khỏi
nhưng nếu bạn cố tình chỉnh sửa
lý lịch chàng
như bây giờ người ta báo công an
thì chàng rất sợ

như khi bạn gửi
cho ông Tổng biên tập
kể về gánh nặng của nhà văn
bỏ ăn
vừa mới chết

bạn sẽ nhận lại một lá thư theo mẫu:
– Kính gửi ông/bà
hạn chót đã là ngày hôm qua
ông/bà bị muộn
xin vui lòng giữ chúng cho chính mình
làm của riêng
mấy trò tung bay
múa may
bất tử


20
bạn nhận được lời chúc phúc
như nhận bài thơ lúc mùa thay gió

không phải chiếc lá che mặt trong lễ hội Halloween
gió sẽ làm chiếc lá có lúc hơi khập khiễng
như bị đau chân

chúng ta lẽ ra
đã dễ dàng vượt qua
nhiều điều trong đời sống
như khi tắm gội
không cần phải xả nhiều nước thải đến thế

chúng ta chuyển động
như thành phố pha màu lúc hoàng hôn của
các sự cố
không ngừng
làm những đám mây cũng giả vờ buồn
và nghẹn thở

chúng ta
chỉ có thời gian nghỉ ngơi với ngón tay bị sờn nắng
để sự thật là những suy nghĩ phồng rộp

chúng ta
giả vờ làm những đứa trẻ
với những kẻ
thích bịt miệng hay bóp cổ
rồi sau đó vẫy tay gọi chúng ta đi ăn

và chúng ta nhận ra
trái đất không chỉ ba phần tư nước mắt
mà ba phần tư đám mây
đang bay, thả bom chùm trên đầu các cậu bé
không biết nói dối

đám mây
sẽ hoá trang thành mái tóc hay hàm râu của những kẻ
với đôi mắt tham lam
mắng chúng ta không phải người Việt Nam
chỉ uống cà-phê mà cứ đòi yêu nước

Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

A MONTH OF RAIN

A poem in Vietnamese by Đinh Thị Như Thúy
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm

clouds hanging low
close is the sky placing a dawn
laden with water in your hand

the inevitable change
sense fading with time

happiness shall rain one day
the anxiousness of the moment
you wrap the scent for someone
anxiously cutting up the sea grape
during thanksgiving

it will be a joyous rainy day
day shall in our hearts place
the starry lights

January 2024


THÁNG MƯA


những đám mây sà thấp
bầu trời ân cần đặt vào lòng bạn một ban mai sũng nước

mọi thứ đang dần đổi thay
thời gian không còn nhiều ý nghĩa

sẽ là một ngày mưa hạnh phúc
khi bạn nao nức gói một làn hương
gửi đến một người
đang nao nức cắt rời
những sợi rong nho mùa lễ tạ

sẽ là một ngày mưa hạnh phúc
ngày đặt vào lòng ta những ngọn đèn sao

Đinh Thị Như Thuý


Đinh Thị Như Thuý, born 16-9-1965 in Hue,Vietnam. The Vietnamese poet attended high school in Danang, and university in Dalat, then was a literature teacher in Krong Pac district, Dak Lak province. Currently, she works at the Union of Literature and Arts of Da Nang City. She also used the pseudonyms Như Thuý, Như Dã Quỳ.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

MARCH

A poem in Vietnamese by Thanh Dang
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm

March that year
He wondered how he might run to Saigon
All the way to America
And survived

To curse or praise the Communists
If it weren’t for the helmeted invaders in sandals and Chinese AK in their hands cutting through Truong Son, would he be where he is today.
The anguish without any tears left to shed
A laughable sadness
To rather die than live

March
He needs to face all the tombstones
So many tombstones
On both sides
They were young like him
No choice
In a battle
A march towards the South
Enthusiastic youths in a bloody game?

March
The sea wept
Did not wait for Black April…

Khi nghĩ về tháng ba cái năm đó
Hắn tự hỏi làm sao hắn có thể chạy tới Sài Gòn
Hắn còn chạy đến Mỹ
Và sống được đến hôm nay

Hắn không biết nên chửi hay nên khen Cộng Sản một phát
Nếu như không có các chú bộ đội chân mang dép râu, đầu đội nón cối, tay cầm AK Trung Cộng xẻ dọc Trường Sơn liệu hắn có được hôm nay
Khóc không còn nước mắt
Buồn quá thành vui
Chết và sống lại

Tháng ba
Hắn cần những mộ bia
Rất nhiều những mộ bia
Cho cả hai phía
Những người tuổi trẻ như hắn
Đã không thể làm gì khác hơn
Bị thả vào chiến trường
Bị đẩy xuôi Nam
Bao nhiêu tuổi trẻ vui mừng bước đi trong trò chơi xương máu ấy ?

Tháng ba
Biển khóc
Biển khóc không chờ đến Tháng Tư đen…


Thanh Dang, the poet from Vietnam currently resides in Houston, Texas, U. S. A.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

ON THE ROAD TO BÀ ĐANH TEMPLE

A poem in Vietnamese by Đinh Thị Như Thúy
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm

even uninformed was the sunlight
moss ridden cracked walls
we were lost at Thi Sơn intersection
all paths lead to forbidden seas

Đáy River made the inevitable appearance
beyond the twists and turns
stagnant water hyacinth
beached human fate

as we asked each other again and again
what do you want
dawn is always out of sight beyond the fog
looked down from above
watched the leaves fell

Đáy River did not drift away
a face appeared amongst the gentle light
like a dream
ripe autumn persimmon
high up in the sky
plum and rosy in the canopy
the delight

January 2024

TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN CHÙA BÀ ĐANH


cả nắng cũng bặt tin
rêu loang tường vỡ
chúng mình ngơ ngác giữa ngã tư Thi Sơn
đường nào cũng mang biển cấm

rồi sông Đáy cũng hiện ra
sau rất nhiều loanh quanh tìm kiếm
lục bình trên sông không trôi
phận người mắc cạn

chúng mình lại hỏi nhau
ta mong mỏi những gì
giữa trùng vây mù sương sớm mai
đứng trên tầng cao
nhìn lá rụng

sông Đáy không trôi
khuôn mặt người hiện ra
giữa dịu dàng nắng trong mơ
những trái hồng mùa thu
trên cành cao chín đỏ

Đinh Thị Như Thuý


Đinh Thị Như Thuý, born 16-9-1965 in Hue,Vietnam. The Vietnamese poet attended high school in Danang, and university in Dalat, then was a literature teacher in Krong Pac district, Dak Lak province. Currently, she works at the Union of Literature and Arts of Da Nang City. She also used the pseudonyms Như Thuý, Như Dã Quỳ.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

BELIEFS AND POETRY

A critical assessment in Vietnamese by Nguyễn Hưng Quốc

In the history of humanity, there are perhaps only two universally adopted human condition: beliefs and art.

TÍN NGƯỠNG VÀ THƠ

Trong lịch sử nhân loại, có lẽ chỉ có hai điều là thực sự có tính chất phổ quát: tín ngưỡng và nghệ thuật. 

Có một số dân tộc và bộ tộc, nhất là bộ tộc, không có sinh hoạt kinh tế và chính trị, cũng như không có các thiết chế gắn liền với kinh tế và chính trị là tiền và nhà nước. Tuy nhiên, dường như không có dân tộc hay bộ tộc nào, dù sơ khai đến mấy, lại không có tín ngưỡng và nghệ thuật. Tôn giáo có thể không, nhưng tín ngưỡng thì nhất định là có. Trong cách hiểu của tôi, tôn giáo là trình độ phát triển cao của tín ngưỡng. Cao về phương diện nhận thức: nó có tính triết lý và dựa trên một số điển phạm. Cao về phương diện tổ chức: nó được nghi lễ hoá, thiết chế hoá và đẳng cấp hoá. Cao ở phạm vi: nó được toàn quốc hoá, và ở một số trường hợp, như với bốn tôn giáo lớn, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Hồi giáo, được toàn cầu hoá. 

Nghệ thuật thì căn bản nhất vẫn là nghệ thuật ngôn từ; trong nghệ thuật ngôn từ, hình thức căn bản và phổ biến nhất vẫn là thơ; trong thời hiện đại, và nhất là, hậu hiện đại, thơ không còn đóng vai trò chủ đạo nữa nhưng dẫu sao nó vẫn ở vị trí căn bản: không ai phủ nhận thơ là tinh tuý của nghệ thuật ngôn ngữ.

Có thể nói tín ngưỡng và thơ là yếu tính của nhân loại: Ở đâu cũng có. Thời nào cũng có.

Nhưng tại sao tín ngưỡng và thơ lại gắn liền với nhân loại một cách sâu sắc, gần như tất yếu, như vậy?

Có nhiều lý do, nhưng trong đó, hai lý do quan trọng nhất, theo tôi, là: Thứ nhất, cả hai đều gắn liền với những ước mơ bay bổng của con người: trong khi tín ngưỡng là những ước mơ lớn và xa, thơ là ước mơ đẹp và gần. Thứ hai, cả hai đều có chức năng nâng cao kích thước của con người và mở rộng diện tích của cuộc đời để con người không còn là những thân xác trần trụi trên cuộc đời hiện thế này. 

Với tín ngưỡng, cuộc đời không phải chỉ có hiện tại mà còn có cả quá khứ và tương lai, có tiền kiếp và hậu kiếp; không phải chỉ bao gồm những gì đang hiện hữu sờ sờ trước mắt mà còn bao gồm cả thế giới vô hình vô sắc. Với thơ, con người không phải chỉ có cái đầu, bộ phận tiêu hoá và bộ phận sinh dục mà còn có con tim. 

Tín ngưỡng linh thiêng hoá từng cơn gió từng cơn mưa từng ngọn núi từng con sông…; thơ linh thiêng hoá từng sợi tóc từng ánh mắt từng tiếng thở dài cũng như từng cái trở mình trằn trọc trong khuya khoắt. 

Tín ngưỡng làm giàu có đời sống nội tâm con người bằng cách ngẩng lên trên và ngó ra ngoài; thơ làm giàu có thế giới bên ngoài bằng cách ngó sâu vào cái nội tâm hun hút bên trong con người. 

Tín ngưỡng làm cho con người mạnh mẽ nhờ một quyền lực được vay mượn từ thế giới siêu hình; thơ làm cho con người mạnh mẽ nhờ huy động và chuốt lọc cái mà mình đang có: ngôn ngữ. 

Tín ngưỡng nhắc nhở con người đang sống với những người đã khuất; thơ nhắc nhở con người là họ đang sống với những người-đang-sống. 

Tín ngưỡng giúp người ta trở thành tốt hơn; thơ giúp họ đẹp hơn. Nhờ tín ngưỡng, con người khám phá ra cái cao cả; nhờ thơ, con người khám phá ra cái thi vị.

Tín ngưỡng biến cuộc đời thành một phương tiện để vươn tới một cứu cánh ở ngoài nó; thơ cứu cánh hoá một phương tiện: ngôn ngữ; với nó, ngôn ngữ không còn là một phương tiện truyền thông, một thứ ký hiệu nhằm biểu đạt một cái gì khác mà thành một vật tự nó.

Tín ngưỡng và thơ rất gần nhau. Ngôn ngữ tôn giáo nào cũng là ngôn ngữ thơ. Thơ đầy tràn trong các tín ngưỡng. Với nhiều người, trong đó có Les Murray, trong bài “Thơ và tôn giáo”, “các tôn giáo là những bài thơ” (Religions are poems). Trần Dần, trong “Sổ bụi 1988”, cũng viết thế: “Thơ với tôi như tôn giáo không nhà thờ – không giáo chủ. Chẳng tăng sư.”[*]

Thơ, tự bản chất, cũng là một thứ tín ngưỡng: Đó là thứ tiếng nói của niềm tin và của sự say mê. 

Hãy nhìn các thi sĩ thực sự và những người tu hành thực sự: Họ đều giống nhau, nói như Vũ Hoàng Chương, trong một câu thơ thật đẹp, trong bài “Nguyện cầu”: “Cao xanh liều một cánh tay níu trời”.


Nguyễn Hưng Quốc, born Nguyễn Ngọc Tuấn in 1957, in Quang Nam, Vietnam. The linguist, critic, writer, and poet is currently living in Victoria, Australia.