A woman’s desire

A poem in Vietnamese by Đỗ Khiêm
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm


Đỗ Khiêm (source: the poet’s social media page)

Thơ TỰ DO

Đây là một bài thơ Tự Do của Tạ Hiền trong sáu bài thơ tự do được đăng trong Tập san Văn số cuối cùng tháng 4/1975. Tôi rất thích và đồng ý với nhận định lời mở rất trân trọng của nhà văn Mai Thảo dành cho người viết mới: “Những người trẻ tuổi bắt đầu làm thơ nên bắt đầu ngay bằng thơ tự do.Nghĩa là một bắt đầu mạnh bạo, đường hoàng, ở ngoài mọi kiến trúc tiền chế”. Hay là do tôi khởi đi thơ tự do nên đồng cảm. Bây giờ tôi biết được Tạ Hiền chính là Đỗ Khiêm.

Vũ Trọng Quang

A WOMAN’S DESIRE

(Those who have looked at a woman with sinful intent
have already in their heart the desire – Matthieu)

The church bells resounding at high noon
The busy buzzing cicadas salivating made an appearance
a quarter of the young woman’s panties were all bunched up

I had to close my eyes in light of the mind-blowing high
Even the tables and chairs crowding pushed forward in wanton acquaintance
The young woman just by an inch revealing

The mass rose in an offering of smooth pink thighs
She’s so proud in the display of her flesh

Then
There are the kind short sighted priests
Like her now pushing forward revealing the top of her thighs
No one will ever understand
The usefulness of such a yeasty scent over me
Nor the despair of the sperms
In a race in the dark
Spinning round and round
The Fatima steeple cross

(May 2021)

THỊ DÂM

(Ai nhìn phụ nữ mà ước ao phạm tội thì đã tà dâm trong lòng rồi – Matthieu )

Buổi trưa chuông nhà thờ âm a
Ly la ve phù du sùi bọt hiện ngã
Người con gái co quắp một phần tư quần lót

Ta nhắm mắt cơn say lên đến óc
Ghế bàn chồm tới đòi làm quen
Người con gái vẫn hở hang một góc

Buổi lễ dâng lên cặp đùi hồng mơn trớn
Em kiêu căng biểu dương thịt da

Rồi
Các linh mục hiền hòa thiển cận
Những tín đồ đi nhà thờ ngoạn cảnh
Cũng như em đang đưa phía trên đùi ra
Tất cả sẽ không bao giờ hiểu
Tác dụng của hơi men trên ta
Hay nỗi tuyệt vọng của những tinh trùng
Chạy đua trong cõi tối
Thánh giá quay vòng vòng
Trên nóc nhà thờ Fatima (nhà thờ Bình Triệu)

Tạ Hiền



Đỗ Khiêm, the poet, photographer, freelance journalist from Vietnam currently lives in Turkey.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

FIGHT

I’m not a, particularly positive person, more pragmatic than anything, but hell may freeze over before the numeral ZERO will ever stop me!

Fuck that!

Never say die!

I have watched my children, those who came from my loins and those who have not, struggle day after day with this depressing economy to find a job, let alone those who are near and dear to me losing their livelihood LITERALLY over a poem!

I don’t have the answer, I just know that I should not give up. If I refuse to give up. Perhaps then my children will NEVER give up. Those around me WILL NOT give up.

Defiance is NOT reserved for the RICH or the STRONG. Defiance is reserved for those who are the littlest of us, DEFIANCE is reserved for those who are willing to FIGHT.

So FIGHT. Fight for it. Fight for your job, fight for YOUR VERNACULAR!

FIGHT!

—-

May 2022

Tôi không phải là một người đặc biệt tích cực, thực dụng thì đúng hơn, nhưng địa ngục có thể đóng băng trước khi con số ZERO có thể ngăn tôi lại!

Quá chán!

Huống chi nói đến chuyện thất bại, tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc!

Tôi đã chứng kiến những đứa con của tôi, những đứa trẻ đến từ cơ bắp của tôi và những đứa không phải là của tôi, chúng đã phải vật lộn ngày này qua ngày khác với nền kinh tế đang suy sụp này để tìm việc làm, huống chi những người gần gũi và thân yêu của tôi mất đi sinh kế NGAY LẬP TỨC chỉ vì một bài thơ!

Tôi không có câu trả lời, tôi chỉ biết rằng tôi không nên bỏ cuộc. Nếu tôi không chịu bỏ cuộc. Có lẽ khi đó các con tôi sẽ KHÔNG BAO GIỜ bỏ cuộc. Những người xung quanh tôi SẼ KHÔNG bỏ cuộc.

Sự thách thức KHÔNG dành riêng cho những người GIÀU CÓ hay MẠNH MẼ. Sự thách thức dành riêng cho những ai nhỏ bé nhất trong chúng ta, SỰ THÁCH THỨC dành riêng cho những người sẵn sàng CHIẾN ĐẤU.

CHIẾN ĐẤU đi chứ. Chiến đấu vì nó. Chiến đấu cho công việc của bạn, chiến đấu cho NGÔN NGỮ CỦA BẠN!

FIGHT!


Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

She untied each and every ridiculous knot in Poetry

A poem in Vietnamese by Lê Vĩnh Tài
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Nguyễn Thị Phương Trâm

No one was left in the bar in the middle of winter

Except for Poetry

What say Poetry?

Were there words powerful enough to destroy the world?

Especially when Poetry is meaningless

While the young woman came with her entire village

Came the echoes of Poetry’s song

The breaths of sorcery

Poetry is a woman inside a woman

A miracle inside a miracle

The sorcery inside the vernacular

A quarter of a heart

Sing would the man who loves Poetry

It’s a bar

Owned by survivors

Not a place for drinking

It’s a place that could turn the Sun into ice

Not a pile of corrupt envelopes full of cash

Poetry peeling it open to only free

The hissing

Humiliation 

It’s a place that stands for equality

Not for beer and banter

Even the light in the corner is sacred

The star in your eye

A bar, an unknown city, the entire horizon in ice, a shattered meaningless promise

Don’t throw around the law and not abide by it

Poetry shouldn’t be scrap pieces of paper

Drawings of a woman on her back, legs wide open, resigned

What does it mean, when a woman is in a place like that?

Not something Poetry wants to know

As for us?

We are overwhelmed by the sparse air

of gravity… 

Poetry may be crest the young woman with hope

Those fallen dreams of winter

In a bar full of strangers

Their breath was like ice on the window 

Not as Poetry predicted

The young woman climbed onto the window ledge

Affixed a name tag on her chest

Danced on her toes

Removed the crest

Discarded her clothes

Not so anyone could see

But so it would be easier to slide across the ice 

So she may draw the most glorious of rainbows

Once the alcohol is gone

Gone is Poetry’s imagination

A red skirt, the toes on the window ledge

The white dawn, the time Poetry couldn’t catch the breath of the wind

The mist at all

Nor the deer in fairy tales 

In the fall

She untied each and every ridiculous knot in Poetry

The day Poetry left her

To get married

December 2018

_____

Gần như tất cả mọi người đã rời quán rượu giữa mùa đông

Ngoại trừ Thơ

Làm sao Thơ có thể nói?

Có ngôn từ nào đủ sức làm cho thế giới sụp đổ?

Trong khi Thơ chưa bao giờ có nghĩa

Khi cô gái đến và mang theo cả một ngôi làng

Nơi mà Thơ từng hát âm vang

Những hơi thở làm bằng phép thuật

Thơ là người phụ nữ bên trong người phụ nữ

Phép lạ trong phép lạ

Phù thủy trong ngôn từ

Như một phần tư

Trái tim người đàn ông yêu Thơ đang ngồi hát

Đó là quán rượu

Của những người còn sống sót trở về

Không phải là nơi đi tìm đồ uống

Đó là nơi đông lạnh cả mặt trời

Không phải những chiếc phong bì bẩn thỉu

Mà khi Thơ bóc ra

Tất cả mọi người đều nghe vết nứt

Tủi nhục

Đó là nơi mang lại sự công bằng

Không phải chỉ uống bia ngồi lê đôi mách

Cả bóng đèn trong góc quán cũng thiêng liêng

Như ngôi sao chiếu vào ánh mắt

Một quán rượu, một thành phố lạ, sự đông lạnh của cả bầu trời, một hứa hẹn không bao giờ có nghĩa

Đừng ném thia lia lên trên luật pháp

Thơ đừng làm giấy nháp

Vẽ một cô gái đang nằm thả cả hai tay

Một cô gái ở một nơi như thế, là gì?

Đó không phải là điều Thơ muốn biết

Còn chúng ta?

Chúng ta ngập vào một làn không khí mỏng

Nguy cơ…

Thơ niêm phong cô gái bằng niềm hy vọng

Những giấc mơ mùa đông té ngã

Vào quán rượu những người xa lạ

Hơi thở của họ bên cửa sổ đã đóng băng

Không như Thơ dự đoán

Cô gái trèo lên cửa sổ

Gắn một bảng tên lên ngực

Và nhảy múa trên những ngón chân

Cô cởi bỏ niêm phong

Và cởi luôn quần áo

Không phải cho ai xem

Mà là để dễ trượt đi trên băng tuyết mùa đông

Thành một cầu vồng

Lộng lẫy

Ly rượu đã hết Và Thơ không còn sự tưởng tượng của mình

Chiếc váy đỏ, và những ngón chân trên cửa sổ

Bình minh trắng, và những lần Thơ không kịp thở

Sương mù

Cả những con hươu trong câu chuyện cổ

Mùa thu

Nàng gỡ những nút thắt vô lý của Thơ

Ngày Thơ chia tay nàng

Đi lấy vợ


Lê Vĩnh Tài, the poet and translator born in 1966 in Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam. The retired doctor is still a resident of the Western Highlands and a businessman in Buon Ma Thuot.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

A Nation Gang Raped

A short story in Vietnamese by Nguyễn Văn Thiện
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm 
Art: Đinh Trường Chinh

A Nation Gang Raped

In today’s play, the main character is a bright young corseted femme fatale in a wide brim traditional woven hat. Her appearance on the stage caused a stir in the crowd: “Wow, she’s so pretty! Lovely! Gosh The Nation is so beautiful!”.

Her footsteps were so light it looked as though she was riding on top of a wave, her smile was that of a flower about to bloom. Down below, the audience applauded in appreciation. A mother whispered into daughter’s ear: “See there child, the young woman there represents our country. Can you make out the shape of our Nation? Curvy, pretty, see, see that…”. Young children are impressionable, they of course believe everything they see, clapping enthusiastically… And of course, the character’s name is The Nation.

The Nation sang, The Nation danced, The Nation laughed. The screen in the background were images of pretty gardens with flowers in full blooms, avenues lined with shady trees. The Nation would then sit down by the flower beds, picking flowers, one for her hair and a bunch to hold over her heart. It seemed The Nation was thinking of someone, or thoughtful of a bright future, or perhaps a flighty verse of poetry… Then there was the sound of rising cheerful music, the sound of a warm bright voice of a man singing in praises of The Nation. The audience settled, snapping open packets of condiments, snacking on their roasted salted melon seeds, their hearts lifted as though it was new year’s day. The Nation was at peace. 

In the middle of it, the light changed, the light turned red, blaring. The audience was less inebriated. All eyes were on the stage. What happened?

Invariably in barely moments, The Nation hugged her chest, dropped to her knees. The lights flashed on her for a moment before everything was in complete darkness. It sounded like thunder ripping across the stage. The Nation was flat on the ground, amongst the flower beds. Crawling from the stage wing were thieves all in black, their faces hidden under their bucket hats, surrounded The Nation. The audience screamed: “God, what are they doing to our beloved Nation?”

With their uncut sharp fingernails, they began to grab and clawed at The Nation. One guy grabbed the wide brim traditional hat and chucked it on the floor, then proceeded to step on it. The other thieves ripped at her clothes, her silk pants. They laughed as they clawed at her clothes, their laughter audible through the constant thunderous sound. The Nation’s exposed flesh in the tattered clothes was lit up by the spotlight, as fair as pear blossoms, as red as one’s flesh and blood.

The audience was terrified, torn. The babies were crying and screaming. Their mothers wept. Gosh, poor beautiful Nation, how could something like this happen!

The black shadows in turn held The Nation down, gang raped her. The electricity was all of a sudden cut. The theatre was in pitch black darkness, on the stage as well as down where the audience sat waiting. There were cries for help, swearing, sounds of kicking and punching, crying mixed in with lewd laughter. It was no longer possible to differentiate between the audience and the stage. The maddening chaos. Someone shouted: “What happened to the light!”. “An electricity’s cut!” – someone shouted in reply.

The lights were suddenly on. Everyone’s eyes opened even wider, and looked at each other. The patrons looked at each other as though they’ve met for the first time. On the stage, The Nation after the assault was dragging herself around the stage, leaving a long trail of blood behind her, she was black and blue and was as bruised and bloodied as the apocalyptic sun. The villains stood by, in all corners of the stage, laughed, rowdy and vile in their intent, proud of their detestable achievement.

Their lewdness caused a growing anger in the crowd. Someone shouted: “Get them!”. The strongest and most heated of the group climbed onto the stage. Shouting and screaming as they tried to climb onto the stage. But the depraved animals were prepared, they barricaded the stage by standing neatly side by side at the edge of the podium. Any one who has managed to climb up, were kicked in the head, fell back. But the wave of people climbing on top of each other continued. Someone shouted: “Security guards, where are the security guards!”

The guards came running, some with knives, some with batons, some with guns. Something terrible was about to happen. Angry patrons on the one side and on the other side were a bunch of professional performers, a war, weapons ready.

What happened felt as though it was planned, smoke spilled out from both sides of the stage wings, a red spotlight illuminating the stage swung randomly across the stage. The play was reaching its climax. A bunch of people with lumps and bruises on their heads, bled. The patrons had nothing to defend themselves with, defenseless, frozen. A number of young men kicked their seats, breaking their seats, and armed themselves with the feet of the chairs. Gosh, what was happening?

The protagonist continued to drag herself around the stage, leaving a coil of blood trail behind her, not unlike a war in the middle ages.

Crazy right?

There were blackbirds, beaks extremely sharp, screaming, no knew exactly where they came from at all. Eagerly, they followed the blood trail. Black wings the colour of death drew sickening circles on the victim’s head. In their bloodthirst, they were oblivious of the rowdy crowd down in the auditorium. They poked and tore at the opened wounds, ripping out bits of ruby red flesh. The Nation shrieked in agony.

Not sure when the door was left open but a lot more people showed up. The opportunists picked the pockets of those around them in the chaos, alleviating patrons of their phones. A loud inviting voice broke through the pandemonium: “Fresh sugarcane juice anyone, refreshments, intermission, anyone wants a drink!”.”We also have banh mi, hot bread rolls!”…

The black and blue bruised bodies on the ground were trampled by the hoard in the theatre. The screaming continued. A person managed to steal a baton from one of the guards, randomly assaulting the people around them. A patron managed to reach the victim in the middle of the stage, and had attempted to pick the victim up. As soon as he was bent over he was kicked in the backside, when flying head-on into one side of the stage, and altogether disappeared.

It was hard to keep up. The audience and the performers all looked the same. The stage and life piled on top of one another, crammed in amongst each other, could not be separated. The theatre at the moment, to put it simply, was no different to a merciless soccer field, there, the players can chase and fight each other, the fans were allowed to assault the players, even the referee was not left alone, nor were the security team, ending ultimately with the fans fighting each other! There was no difference between them, you couldn’t tell who was whom…

While the star of the play, The Nation, continued to moan in pain, dragging herself around endlessly in a vicious circle. Overhead, the vultures continued to circle, continued to eagerly drool, transfixed, hypnotised.

[March 2021]

Đất nước bị cưỡng hiếp

Truyện ngắn Nguyễn Văn Thiện

Trong vở kịch của ngày hôm nay, nhân vật chính là một cô gái thắt đáy lưng ong nón thúng quai thao trẻ trung rạng rỡ. Khi cô xuất hiện trên sân khấu, lập tức khán giả ồ lên: “Đẹp quá! Cô gái đẹp quá! Đất nước mình đẹp quá!”.
Cô đi nhẹ như người ta lướt sóng, miệng cười chúm chím như hoa sắp nở. Ở dưới, khán giả vỗ tay tán thưởng. Một người mẹ nói vào tai con gái: “Con thấy không, cô gái ấy là hiện thân của đất nước mình đó. Thấy dáng đứng của Đất nước chưa? Cong cong, xinh xắn, đó, đó…”. Các cháu bé, dĩ nhiên là sẽ tin, và vỗ tay phấn khởi… Đương nhiên rồi, nhân vật ấy có tên là Đất nước.

Đất nước hát, Đất nước múa, Đất nước cười. Màn hình phía sau hiện lên những khu vườn đầy hoa, những con đường cây xanh rợp bóng. Rồi đất nước ngồi xuống đưa tay ngắt bông hoa cài lên tóc, ấp vào ngực. Hình như đất nước đang nghĩ đến một ai đó, hoặc nghĩ về một tương lai tươi sáng, hoặc về những vần thơ bay bổng…
Nhạc vui vẻ nổi lên, một giọng ca nam ấm sáng cất lên ngợi ca Đất nước.
Khán giả yên tâm móc hạt dưa ra cắn, lòng lâng lâng sướng vui như tết. Đất nước thanh bình. 

Giữa lúc đó, ánh sáng thay đổi, đèn chuyển sang màu đỏ, lóa mắt. Khán giả thôi không lâng lâng nữa. Tất cả mọi cặp mắt đổ dồn lên sân khấu. Có chuyện gì?

Trong tích tắc, Đất nước ôm lấy ngực, khuỵu xuống. Có những tia chớp vụt chiếu vào Đất nước rồi lại vụt tắt. Những âm thanh kinh động tựa sấm sét. Đất nước nằm xuống, ngay giữa vườn hoa. Từ trong cánh gà chui ra những tên cướp mặc đồ đen, bịt mặt bằng mũ đen, vây lấy Đất nước. Khán giả khóc thét lên: “Trời ơi, chúng nó định làm gì Đất nước thân yêu?”.

Những móng tay sắc nhọn bắt đầu cào cấu. Một tên giật lấy chiếc nón quai thao dẫm bẹp dí. Những tên khác xé áo tứ thân, xé quần lụa lĩnh. Chúng vừa xé vừa cười sằng sặc trong tiếng sấm sét liên hồi. Ánh sáng từ tia chớp chiếu thẳng vào da thịt lõa lồ của Đất nước, trắng như hoa lê, đỏ như máu đào!

Khán giả kinh hoàng, trân trối. Những em bé khóc ré lên. Những bà mẹ nức nở. Ôi, Đất nước xinh đẹp ơi, sao lại thế này!

Những bóng đen đè nạn nhân xuống và thay nhau hãm hiếp. Điện phụt tắt. Rạp tối om, cả trên sân khấu lẫn dưới hàng ghế khán giả. Tiếng kêu cứu, tiếng chửi thề, tiếng đấm đá, tiếng khóc và tiếng cười man dại trộn lẫn vào nhau. Không còn phân biệt được đâu là sân khấu, đâu là khán giả nữa. Điên loạn mất rồi. Tiếng ai đó hét: “Bật đèn lên xem nào!”. “Mất điện!” – có tiếng trả lời.

Đột nhiên, đèn bật sáng. Mọi người mở to mắt nhìn. Khán giả nhìn nhau như mới gặp lần đầu. Trên sân khấu, Đất nước đang lết đi sau trận cưỡng hiếp kinh hoàng, để lại phía sau một vệt máu dài, đỏ bầm như mặt trời ngày tận thế. Những kẻ thủ ác bây giờ đang đứng ở các góc sân khấu, cười hả hê, sảng khoái.

Hình như vở diễn đã kích động người xem, đến mức không thể chịu nổi nữa. Tiếng ai đó hét lên: “Bắt lấy chúng nó!”. Những khán giả khỏe mạnh và nóng tính liều lĩnh trèo lên sân khấu. Họ vừa lao lên vừa hò hét điên loạn. Những kẻ thủ ác mặc áo đen bịt mặt đã lường trước điều này, chúng dàn hàng ngang ngay mé đài. Hễ có người leo lên, là chúng đạp ngã nhào xuống. Sóng người vẫn tràn lên. Có tiếng hét: “Bảo vệ đâu, bảo vệ đâu!”.

Bảo vệ xông ra, đứa cầm dao, đứa cầm gậy, đứa cầm cả súng. Có vẻ như sắp sửa xảy ra một trận chiến không cân sức. Một bên là đám khán giả bị kích động cao độ và bên kia là những diễn viên lành nghề, thiện chiến, vũ khí sẵn sàng.

Hình như đã có sắp đặt trong kịch bản, từ hai bên cánh gà, khói trắng phun ra, đèn đỏ quét liên tục. Màn kịch đến đoạn cao trào nhất. Đã có người bị bươu đầu, chảy máu. Khán giả tay không, lại hoàn toàn bị động, nên lâm vào thế yếu. Một số thanh niên hung hãn đạp phăng thành ghế, lấy chân ghế làm vũ khí. Trời đất ơi, sao lại thế này?

Nhân vật chính vẫn lết từ từ, vòng quanh trên sân khấu, vẽ những đường tròn bê bết máu, không khác gì đấu trường thời trung cổ. 

Ghê chưa?

Những con chim màu đen, mỏ nhọn hoắt, không biết từ đâu bay ra kêu váng. Chúng lần theo vết máu một cách say sưa, hào hứng. Những đôi cánh màu đen chết chóc vẽ những đường tròn khủng khiếp trên đầu nạn nhân. Chúng say máu đến nỗi quên cả biển người đang hăm hở hỗn chiến phía dưới. Chúng dung mỏ mổ vào vết thương, rứt từng thớ thịt đỏ lòm. Đất nước hét lên đau đớn!

Không biết cửa mở từ lúc nào mà xuất hiện thêm rất nhiều người. Có người tranh thủ tình trạng hỗn loạn, thò tay móc túi và trộm điện thoại. Người nào đó lớn tiếng rao: “Nước mía đi, siêu sạch đi, nghỉ tay uống nước đã nào!”. “Bánh mì nè, bánh mì nóng nè!”…

Có những thân thể bị giẫm đạp nát bét. Tiếng hò hét không ngừng. Một người liều lĩnh cướp được cây gậy của bảo vệ, nhảy lên quật túi bụi vào đối phương. Một người khác liều mình nhảy lên chính giữa sân khấu, định cúi xuống ôm nạn nhân lên. Nhưng hắn vừa khom người xuống thì bị ngay một đạp vào mông, ngã cắm đầu vào trong cánh gà rồi biến mất.

Tình hình không thể kiểm soát nổi nữa. Khán giả và diễn viên lẫn lộn, không phân biệt được. Sân khấu và cuộc đời chồng chéo, đan xen, không thể tách rời. Cả nhà hát bây giờ, nói cho bạn dễ hiểu, không khác gì một sân bóng đầy bạo lực, trong đó, cầu thủ rượt đánh nhau, khán giả đánh cầu thủ, đánh luôn cả trọng tài, đánh cả bảo vệ, và cuối cùng là khán giả đánh nhau với khán giả! Không biết phe nào với phe nào…

Trong khi đó, nhân vật chính của vở kịch, Đất nước, vẫn rên rỉ, quằn quại lết đi theo một vòng tròn oan nghiệt. Trên đầu, lũ kền kền diều quạ lượn vòng, hào hứng, say mê.


Nguyễn Văn Thiện
Born: 1975
Home town: Anh Sơn – Nghệ An
Master in Comparative Literature and Critical Theories
Currently a high school teacher, and a prolific writer.
Editor of Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Art and Literary Journal.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

slices of time

A poem in Vietnamese by Trần Quốc Toàn
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm

a woman’s beautiful eyes were upon the sea

piercing and cold                  

reality was like an undercurrent 

a river of milk in a windy whirlpool

a tropical dilution

in the garden I’m the caretaker of treetops grass and leaves

in this dusty universe I’m nurturing a dream

drifting

with no beginning nor end

after the explosion, the clock had misplaced the moments

in the autumn seeds remained were bright cold eyes

possibly mine

the black hole of the mountain sucked up a cluster night stars 

the ground contemplative 

the ocean stretched its leg out infinitely

a woman’s beautiful eyes were upon the sea

the yellow man’s grave blossomed into a temple of flowers

cheerful birdsongs

immigrants of the mist….

—–

March 2022

những lát cắt thời gian

người đàn bà mắt đẹp nhìn biển

xuyên buốt,

cả hiện thực như dòng

sữa ngầm ngậm trong bể gió

pha loãng nhiệt đới

tôi cưu mang ngọn cây lá cỏ trong vườn

nuôi cơn mộng trong vũ trụ bụi

trôi

không đầu không cuối

chiếc đồng hồ đánh mất thời gian sau tiếng nổ

chỉ có đôi mắt sáng lạnh trong hạt giống mùa thu

khả thể tôi

một chùm sao khuya lùa vào hố đen của núi

mặt đất trầm tư

đại dương nằm duỗi chân về phía vô cùng

người đàn bà mắt đẹp nhìn biển,

mộ người da vàng đã lên những bông hoa đền tháp,

lảnh lót tiếng chim

di trú phía mù khơi….


Trần Quốc Toàn, the Vietnamese poet born 1992, at Tuy Phước, Bình Định, Vietnam. Prize: Tiền Vệ 2019 Liberal Literature Award for Kinh Đêm, a book of poetry; Văn Việt 2022 Literature Award for the novel Trong Rừng Cây Du Thủ.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Nets

A short story in Vietnamese by Trần Băng Khuê
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Art: Trần Băng Khuê

Truyện ngắn                       

Mắt lưới 

Tôi bắt đầu nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi. 

Những chốn tôi đã từng dừng chân trú ngụ hoặc chỉ tạm thời thăm viếng dăm ba thời giờ nào đó rảnh rỗi. 

Lần này, tôi lại phải khẳng định thêm nữa, rằng nó không phải là giấc mơ hoặc thứ tưởng tượng chập chờn trong trí não. Tôi đã nhìn thấy nó. Rõ ràng, không một chút mờ ảo, khuất tất. Nó sống động hệt như hình ảnh ba chiều. Tôi không nhìn nó bằng mắt. Nó nằm trong não. Tôi nghĩ, nên tập nhìn mọi thứ xung quanh mình bằng não thay vì mắt thường. Não, hẳn sẽ sáng suốt hơn. Nhưng rồi, tôi không còn nhìn thấy nó nữa. Nó đã rời bỏ tôi. Nó đã biến mất khỏi trí não đầy mộng mị của tôi. Nó rời bỏ tôi không một chút thương xót. Những mắt lưới xanh xao, kết nối bầu trời và các vũ trụ song song hiện thể. Những mắt lưới hiển hiện đằng sau cánh cửa vừa mở toang ra nơi lòng biển mà tôi nhận thấy.  

Rồi, bất giác, tôi trở nên chán ghét việc phải suy tưởng về chúng, những mắt lưới lạc lõng đu bám ẩn hiện trên các đốt ngón tay xương gầy uốn lượn, vươn ra tứ phía chỉ để bíu với một niềm tin vô hình về sự hiện hữu của chính mình. 

Tôi, quyết, sẽ rời bỏ những mắt lưới, để nghĩ nhiều hơn về những giấc mơ. 

Hẳn nhiên rằng, tôi phải thường xuyên nghĩ về những giấc mơ. Bởi, một lẽ xác đáng, tôi biết, đó cũng là một thế giới. Giữa tôi và chúng luôn có sự kết nối rất đỗi gũi gần, quen thuộc khó lòng tách rời. 

Tôi bắt đầu mơ về nó. 

Khi tất cả mọi giác quan của tôi chìm dần vào những cơn mê, nó xuất hiện, chĩn chện cười cợt trêu đùa với tôi. 

Thỉnh thoảng, nó biến mất một cách lạ lùng, khiến tâm trí tôi hỗn độn như mớ bòng bong rối loạn, không rõ hình thù, màu sắc. 

Tôi nghĩ đến việc ghét bỏ mọi giấc mơ. 

Những giấc mơ thường chết đột ngột như khi nó đến không cần báo trước. Tôi chẳng còn nhìn thấy nó nữa. Sau một vài cơn va quệt nhẹ với các loại tường. Chúng, những bức tường dựng lên sừng sững ngăn cách tôi và nó; tôi và giấc mơ; tôi và cả chính tôi nữa. Kẻ siêu nhiên lẩn nấp, khuất dạng phía sau những giấc mơ đã bị ảo hóa bởi rất nhiều hình khối, thanh âm giả trá. 

Tôi cần nó xuất hiện đều đặn trong giấc ngủ của mình. Dù rằng, chỉ là một góc tối vụn vặt. Ai đó thường tìm cách thì thào những lời khó hiểu vào tai tôi, trước khi tôi chợp mắt: “mày cần một góc tối. mày cần phải chui ngay vào cái góc đó và ẩn nấp”. Khả dĩ, tôi chiều lòng và quyết định lắng nghe những lời ám thị đó bên tai mỗi đêm, cũng bởi tôi cần, rất cần đến cái góc tối ấy. Tôi phải tìm ra nó, để hỏi một vài câu ngớ ngẩn: “Vì sao, nó có mặt trên thế gian này?”

Một địa điểm không thể tối hơn được nữa so với bầu trời đêm nay. Tôi cần nó xuất hiện và nhốt tôi vào đó. Tôi muốn chạy trốn những mắt lưới. Chúng có màu đỏ, chúng thường xuyên chơi trò vờn đuổi, rồi sau, chụp xuống đầu tôi một cách bất ngờ. Chiếc lưới khổng lồ. Tôi nhớ, mình luôn phải tìm cách chạy trốn chúng, cái mắt lưới biết cười, biết nhễu nhại nhếch mép hoặc thè lưỡi dài ngoẵng đỏ lòm huênh hoang. Thi thoảng, tôi tự trấn an rằng, sẽ chẳng bao giờ sợ chúng. Ấy thế, tôi vẫn cảm thấy thật khó lòng rời bỏ nỗi sợ hãi này, bởi những mắt lưới quỷ ám, chúng, hình như vẫn đang bị cầm nắm, điều khiển bởi một vài bàn tay lấp lửng, vô hình. Tôi thử nghĩ, hẳn là “những kẻ bí ẩn giấu mặt, vẫn thường xuyên tìm cách kết nối với tôi, bằng cách chơi trò đan bện những sợi tơ nhền nhện hòng thít chặt và ràng buộc không – thời gian của riêng tôi lại với nhau, khiến tôi nghẹn thở”. 

Tôi vẫn đang tìm kiếm những nơi có thể cho tôi được quyền trốn nấp. Vì, ít ra, vào lúc này tôi sẽ bớt được những cơn hãi hùng sợ sệt mơ hồ vô lí, khiến đôi chân tôi thi thoảng run lên bần bật. Thế giới bỗng trở nên khó hiểu và bất an hơn những gì tôi biết từ khi mới mở mắt chào đời. Thế giới như những mắt lưới chằng chịt. Xung quanh tôi, sự ích kỉ ngập tràn trong từng con mắt liếc dọc liếc ngang. Họ ngấm nguýt nhau. Họ nheo mắt nhìn nhau một cách cà khịa, ghét bỏ. Họ gầm gừ, đe dọa lẫn nhau mỗi ngày trôi qua đến phát chán trước mặt tôi. Những lần tôi hờ hững lạnh lùng, với nỗi buồn ngập sâu và dậy sóng một cách hồn nhiên trong lòng mình là khi mọi cảm giác đều lặng lẽ chuồi khỏi tâm hồn tôi và lần lượt tắt ngóm, chết dần chết mòn đến thê thảm. 

Chiều nay, tôi không cần cái không gian sang trọng đủ đầy trong căn phòng quét vôi trắng, và phản chiếu bởi ánh đèn màu mờ ảo mà tôi yêu thích nữa. Tôi quyết định hướng ánh mắt mình về phía sân phơi, nơi có chiếc bếp lửa đun củi từ thời tối tăm mù mịt khói. (đến bây giờ vẫn tối tăm mù mịt khói). Tôi nghĩ về góc phòng mẹ dùng làm kho bé nhỏ chỉ để vừa vài chiếc thùng carton ở cuối dãy nhà này. Hóa ra, trong những thứ lớn lao, bấy lâu nay tôi vẫn thường ngẫm ngợi, lại có sự tồn tại của những điều nhỏ bé rất cần thiết. Chúng an toàn hơn nhiều so với cái mắt lưới sắc nhọn đang cố tình vây bủa xung quanh tôi và thế giới này.

Nhưng, chính vì vậy, lại khiến tôi không thể nào thoát khỏi cái mắt lưới ấy. 

Phía sau ngọn núi. Đứng từ lan can này, tôi có thể nhìn thấy hết thành phố. Chiều xuống tự lâu lắm rồi, và đêm đã bắt đầu làm cái công việc thay thế. Nhưng, đêm nay, tất thảy đều ảo mờ trong đáy mắt tôi. Những âm u lên ngôi. Chúng xoạc cẳng, vung tất thảy các mắt lưới khổng lồ ra thâu tóm toàn bộ thung lũng, và thân phận của rất nhiều kẻ mù lòa hoặc cố tình mù lòa. Những mái nhà chỉ là nơi neo buộc tạm thời cho sự sống và cái chết. Có gì để người ta hào hứng khoa trương khoe khoang sự ốm yếu, nhợt nhạt hiển hiện trên khuôn mặt xám ngoét kia. Ngay lúc này, giữa hàng đống thanh âm bộn bề, hỗn tạp, tiếng kèn đám ma bên hông nhà tôi, sát sườn núi càng rõ rệt, thê lương. 

Thời gian trôi đi khá nhiều năm lắm rồi, vậy mà cái mắt lưới ấy vẫn bám riết, ám ảnh và trói buộc tôi không chịu buông rời. Thỉnh thoảng chúng chơi trò xoay chuyển không gian. Nhưng, thật ra cũng chỉ là những bức tường vôi áp vào nhau hòng lừa đảo mỗi người trong căn nhà này từng khoảnh khắc. Chúng len lỏi vào mắt tôi, vào tim tôi, trườn bò lên môi tôi như những giọt mặn từ biển khơi bắn tung tóe không ngơi nghỉ mỗi đêm khuya về khi lên cơn nghẹn sóng. Sóng cũng mắc nghẹn như nỗi đau mắc vào vai áo, dính nhèm nhẹp lên từng sợi vải chẳng thể nào tẩy xóa đi được. Kí ức của tôi, có khi chúng như những giấc mơ tôi đã từng thấy người ta thay nhau leo lên các nhành cây yếu ớt ngoài cơn bão chỉ để buộc chùm khăn tang trong đêm sâu thăm thẳm. 

Ai đó vừa nhắc tôi đi ngủ. 

Tôi cúi đầu. Im lặng. Hẳn là người nhắc tôi đi ngủ sẽ chán ngay thôi. 

Tôi chẳng thể chợp mắt nếu như, chúng: cái đêm sâu thăm thẳm này không chịu chết phứt đi, cái đám hình nhân ảo ảnh này không chịu biến mất đi, hoặc là giả vờ nấp lén đâu đó trong chốc lát thôi cũng được. Tôi sẽ không ngủ, nếu ngoài kia trời vẫn tối, mưa vẫn à ơi ru hời các linh hồn nằm dưới mộ cỏ. Tôi sẽ không ngủ, nếu sau thung lũng này vẫn nhập nhoạng tiếng bọn mèo hoang khóc la thảm thiết. 

Tiếng kèn đám ma bên hông nhà tôi vẫn khò khè kéo rê theo tiếng mưa rơi rả rích trên mái tôn, rớt xuống hiên. Tôi khoanh chân ngồi nghe, như nghe tiếng kinh cầu của núi rừng và của từng nóc nhà u ám dưới những bóng đèn đủ màu nhấp nháy phía thành phố. 

Ai đó lại tiếp tục nhắc tôi đi ngủ. 

Họ thì biết làm sao được về những cái mắt lưới này. Họ luôn luôn tìm cách bắc loa ở các cột điện và nhắc nhở mọi người đi ngủ. Tôi quyết định thức trắng đêm, để xem, những cái mắt lưới bướng bỉnh kia còn định giở trò gì hòng quấy nhiễu giễu cợt tôi như ý muốn của chúng. Người đàn ông ấy lại vừa nhắc tôi đi ngủ. Rõ ràng, người đã nhắc tôi đi ngủ luôn luôn là ông ấy, chẳng phải ai khác. Vậy mà, tôi lại nhìn thấy những cái bóng lúc ẩn lúc hiển hét toáng vào tai tôi át hẳn giọng trầm của người đàn ông quen thuộc. Chẳng có cái mắt lưới nào biết nói. Tiếng kèn đưa đám tiếp tục kéo rê lê thê giai điệu não nề. Tôi không thể nhắm mắt. Người chết thì phải nhắm mắt. Chết mà không nhắm mắt, hẳn đáng sợ lắm. 

Lại tiếng ba tôi lẩm bẩm một mình ngay lan can cầu thang tối: “bầu trời ban đêm như tấm lưới bủa vây”. Tôi giật mình, bên tai tôi lại vang vọng tiếng ai đó nhắc nhở tôi đi ngủ. Lúc này, tôi không thể nào chịu đựng được sự rền rỉ bám riết dai dẳng của cái thứ vô hình đằng sau bóng đêm ấy nữa. Tôi mong trời sáng. Có lẽ khi trời sáng, sẽ mang lại một chút ít cảm giác vượt thoát khỏi những bức bối lặng lẽ của đêm. 

Bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày, tiếng kèn đám ma vẫn thổi ò í e dưới chân núi, ngay bên hông nhà tôi. Có thể, kẻ sống quá tiếc thương mà không chịu di dời kẻ chết rời khỏi thế giới này. Hoặc giả, kẻ sống muốn hoài niệm mãi mãi với những xác thịt đang dần dần thối rữa trong chiếc quan tài? Có lẽ, họ sẽ chẳng bao giờ chịu chôn cất cái chết. 

Thung lũng chìm sâu hơn khi những vì sao bắt đầu nhấp nháy như những mắt lưới khổng lồ. Tôi vẫn không thể nào chợp nổi mắt vào ban đêm. Vì vậy, tôi luôn mong mỏi bình minh lên. Căn nhà của tôi lọt thỏm chính giữa thung lũng, như một con mồi vừa lọt vào những mắt lưới của bầu trời ảo diệu. Khe sắt từ các khung cửa sổ len lỏi vài ngọn gió. Có khi, nó chính là dấu hiệu của một sự đổi thay. Tôi so vai lại, đầu nặng trĩu, máu chạy hai bên thái dương tưởng chừng ai đó cầm búa gõ từng nhịp. Buốt như một tiếng chuông. Bên ngoài cánh cổng sơn màu sẫm tối của buổi chiều mưa, tôi nhìn thấy những tia sét. Có thể, chúng sẽ xé toạc cái mắt lưới ấy, kể cả chân mây phía cuối con đường rẽ lối đến mái vòm của chiếc cổng ánh sáng. 

Tôi mơ màng nghe tiếng người đàn ông quen thuộc đang gọi từ phía cửa nhà bếp. Hóa ra, đêm qua, tôi đã lẻn vào góc phòng tối của mẹ và đánh một giấc dài chập chờn đầy mộng mị như kẻ mê hoang bị lạc trong mắt lưới của chính mình. Những chiếc loa phường chễm chệ ngay đầu phố nhà tôi, đến hẹn lại lên. Chúng thường xuyên chăm chỉ phát một bản thông báo ngắn mỗi sáng sớm, chỉ để nhắc nhở mọi người về việc đi ngủ. 

Nets

I started seeing them everywhere.

In places I’ve lived or where I may have spent a few hours.

This time, I had to make sure it was not a dream or passing hallucination. I definitely saw them. Clearly, vividly, it was no surprise. They were  as tangible as though they were in 3-D. I didn’t see them with my eyes. I saw them clearly in my head. I thought, I should practice viewing my surroundings through my mind instead of conventionally through my eyes. The brain is more attentive. But then suddenly, I could no longer see them. They have left me. They were missing from a mind full of dreams. Mercilessly they have abandoned me. The sickly pale bluish nets, the connection between the sky and a parallel universe. The nets just there behind the wide opened door to the heart of a sea that was apparent in my mind.

Then again, when they were around, I would grow increasingly sick of the sight of them in my head, they seemed out of place, around these bony fingers were these twisted nets, stretched across everything, holding onto the intangible faith of their existence.

I, decided, to abandon the nets to embark on finer dreams.

Which means, I had to actively conjure up such dreams. Since, in truth, I knew, there was another world, another plane of existence. Between them were these intimate familial connections, hard to separate.

I began to dream about them.

When all my senses were fully on in these trances, they appeared, round and plump, giggling and playful, ready for action.

Then sometimes, they would irritatingly disappear, my mind was then left in a jittery mess, like Japanese ferns trying to climb up a wall without any kind of discipline or order, undefined in form and colour.

I thought of completely abandoning all my dreams.

The dreams perished the way they appeared without notice. I can no longer see them. After a couple of times gently hitting a few walls. They, the walls erected in my way and they; me and the dreams; and also I and myself. The unsung superhero, hidden behind the dreams, the apparitions, the hallucinations of sounds and voices.

I wanted it to consistently appear in my sleep. Even if it’s in a crumbling dark corner of existence. It was difficult to work out, but someone was trying to tell me something, before I was able to blink: “you need a dark corner. you need to crawl into it and hide”. The reason I continued to give in to the voices every night was probably because I needed that very dark corner. I need to find it, to ask the most oblivious question ever: “Why,  why were there such things in this world?”

A place that couldn’t be darker compared to the sky tonight. I needed it to show up so it may confine me. I wanted to hide from the nets. They come in red, they would often chase me, to then capture me. A giant net. I had to remember, remember to hide from them, from the nets that had a mind of their own, they knew how to laugh, tease, stick out their gruesome long red tongues, and made fun of me. Now and again, I would try to put my foot down, stand my ground, I refuse to be threatened by them. Still, it felt as though at times it was impossible to escape the fear, the demonic nets, it felt  as though someone or something had a hold on them, invisible hands were manipulating them, they were like marionettes. I thought, clearly “they deliberately hid their identity, but wanted to connect with me, by weaving a web that would slowly confine and trap me, eating up my time, squeeze the life out of me”.

I’m still looking for a place to hide. Especially, since, at a time like this I needed to find a way to dampen the unexplained fear that sometimes causes my legs to shake uncontrollably. The world has suddenly become more difficult to understand and more unstable compared to what I’m used to since the day I came into this world. The world is now more like these nets. All around me the overwhelming selfishness in every pair of wary suspicious eyes. They climbed on top of each other. The lingering sardonic faces, the hate. In front of me, they growl, they bicker, they threaten each other, and I’m sick of it. Sometimes carelessly I would shrug off such laden sound-sadness in blows awaken my heart, naturally once all that I may feel were stripped away painstakingly slowly in the most pathetic pitiful way possible from my very core, to then perish completely.

This afternoon, I have no need for my stylish white washed walls, nor did I need the unearthly lights I used to adore.  I wanted my vision to focus on the yard where we hung our laundry, where resides an ancient wood stove blackened in layers of smoke and ash. (still blackened and charred with layers of smoke). It made me think about the tiny storage my mother housed everything in at the very back of the house. As it turned out, all the small things are the things which truly count. They are more of a sure thing than those sharp pointy nets constantly trying to entrapped me and my world.

But because it is what it is, it was impossible for me to escape it.

Back against the mountain. From the veranda where I’m standing, I could see the entire city. Dusk was long gone, and night had taken over. But tonight everything was surreal in my eyes. Sadness ruled. They stretched their legs, throwing nets all over the valley, and those oblivious to the world or rather deliberately oblivious. Home, a temporary place housing life and death. What’s there at all for people to show off or be boastful and excited about. The sad, pale and sickly condition was evident on their faces. Presently, the imposing noise and chaos piling on top of each other, the noisy sound of funeral pipes in the alley by our house, the vivid dreariness against the spine of the mountain.

Time has washed away so many years, the nets continued to hold on tightly, manipulating, confining me. Now and then they would change their tactic, change the conditions. Nothing, but whitewashed walls merging over each other periodically deceiving the tenants in them. They push their way into my field of vision, into my heart, slipping and crawling on my lips like the endlessly exploding droplets of salty sea water night after night without rest returned over the choking, crashing, overwhelming waves. Waves could be as choked up as pain is choked up latching onto the lapel on your shoulders, the sticky mess latching onto every fibre, with no way of ever being completely removed. My memories, sometimes, were like the dreams where people climbed on top of each other onto these flimsy trees bending with the wind in a storm only to wrap themselves in mourning shrouds, only to sink into the chasm of night.

Someone was telling me to go to sleep.

I lowered my head. Remained silent. Whoever it was will eventually get sick of it and stop.

I couldn’t breathe if, they: these pits of darkness refuse to completely die, these phantom entities refuse to disappear, or simply pull back into a corner somewhere even for a moment. I refuse to sleep if it’s still dark outside, and the rain persists in these lullabies in light of the soul within these tumulus. I will not sleep, as long as the echoes of desperate cat cries continue to persist in the valley. 

The sounds of the funeral pipes right by the side of our house dragging on and on with the rhythmic beating of rain on the tin roof, out on the veranda. I sat with my legs crossed, listened, it was like an incantation of prayers from the forest and every sombre home caved in by city lights.

Someone was telling me to go to sleep, again.

They don’t know about the nets. They were preoccupied with installing public speakers on every electrical pole to remind people to go to sleep. I decided to stay up the entire night, and see, what those stubborn nets had instored for me, how they intend to poke and prod me. Again the man reminded me to go to sleep. It was clear, the same man had been telling me to go to sleep, no one else but him. Yet, sometimes present and sometimes hidden were these shadows of a man screaming into my ears in a familiar deep voice. The nets didn’t know how to talk. The sound of the funeral pipes continues to drag out its agonising melodies. I can not close my eyes. Dead people must close their eyes. The dead with eyes open were clearly,  rather scary.

I could hear my father mumbling alone by the stairways in the dark: “the night sky is like an overwhelming net”.  I jumped, as someone screamed into my ears telling me to go to sleep. This time, I could no longer bear the agonising pull of something that was shapeless and intangible in the dark. I was eager for the morning light. Maybe dawn might bring with it an escape from the annoying silence in the night.

Four days, five days, six days, seven days, the wailing of the funeral pipes trailed along the foot of the mountain, right by our house. Perhaps, the living can’t let go of the dead. Or maybe, the living wants to forever hold onto the nostalgia of the slowly rotting corpse inside the coffin? Perhaps, they never want to bury death.

The valley seemed to retreat deeper into the earth as the stars began to appear as though they were the makings of a giant net. I still could not close my eyes at night. Thus, I would constantly find myself earnestly waiting for the sunrise. Our house was at the centre of the valley, like an animal bait that had slipped through a magical net of the night. Like the odd breeze escaping through the gaps in the metal frames of the window sill. Sometimes, it is the heralding of change. Pulling my shoulders back, my head was heavy, the blood pumping through my temples felt like the synchronised slamming of a hammer. The ache resounded in a single ring of a bell. Outside at the gate, a gate painted in the sombre hues of an afternoon storm, I saw the flashing strips of lighting. Perhaps, they will tear to shreds the nets, as well as the clumps of clouds at the end of the path that leads to a dome over the gate of light.

I was half dreaming when I heard the familiar voice of a man calling me from the kitchen. Last night, as it turned out, I was tucked away in a dark corner of my mother’s room and had fallen into a long sleep full of lucid dreams of people going crazy, they were trapped inside the nets of their own making. The council’s speakers at the end of our street were again making an announcement. They make these announcements without fail, usually a short message early in the morning, only to remind those who have just returned from work to go to sleep.

August 2021

Trần Băng Khuê

Trần Băng Khuê, born in Vietnam in 1982, lived for a period in Auckland, New Zealand. A talented writer and an aspiring artist who currently lives and work in Huế, Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

the living word

A poem in Vietnamese by Thái Hạo
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm


THE LIVING WORD

I reside to rewrite my moments

note the scratchy gnarly letters on paper

torn and shredded

words shrieking across an A4 wasteland

a transformation of a feral life ceased

words twisted held up up eyeless spectres

words bent over loaded with a blacken eclipsed sun

words draped in glaring white silk

across the corpse of a century

words fallen down the lengths of insidious nefarious daggers

words dying clamped in a vice

death row

eyes wide open

`

Tyrants in the dress code of monks

cloak in white 

cloak in collars

croaking

`

words rising like a flame licking brittle blades of cogon grass

words unsheathe firm and erect

formidable

words in floods and deluge whisked away the garbage

words in tidal waves 

at the end of Noah’s world

`

Words like the rows of brilliant golden jacarandas on your way to school child

so mother may be delighted upon the first light

so you may be hand in hand with your first love

fresh green new words to whisk away your nightmares

words forever in royal purple on your to the temple 

how it was long ago

as brown and kind as mustard seed in green illuminating

the end of those poisonous weed

`

Gone will be the nefarious blooms

as the ferryman on a wave carries away the Moon…

`

(May 2020)

_____

ĐỜI CHỮ

`

Tôi ngồi ghi lại đời tôi Ghi lại thời tôi

những chữ cào giấy

rách nát

những chữ gào thét trên sa mạc A4

một biến dạng của đời rừng đã chết

chữ vặn mình cõng những bóng ma mù lòa

chữ còng thân gánh những mặt trời nhật thực đen ngòm

chữ phủ lụa là trắng toát

trên tử thi thế kỉ

chữ đổ gục trên lưỡi quỷ vi trùng

chữ hấp hối trong gọng kìm

giãy chết

mắt chữ đứng tròng 

`

Bạo chúa khoác áo thầy tu

khoác áo cổ cồn

khoác áo trắng

khoác lác

`

Chữ vùng dậy như lưỡi lửa liếm vào cỏ tranh săng

chữ tuốt gươm dựng đứng

trừng trừng

chữ cuồng nộ mưa lũ cuốn phăng rác rưởi

chữ hồng thủy tận thế

Noah

`

Đường chữ rải vàng hoa điệp cho em đến trường

cho mẹ ngắm nắng mai

cho người yêu trinh bạch đan tay ấm

chữ xanh vỗ về lòng người ác mộng

chữ tím hun hút lối về chùa xưa

chữ nâu dịu dàng hạt cải ứa xanh

không còn cỏ độc 

`

Không còn hoa ác

người chèo thuyền trên sóng chở trăng đi…

(May 2020)

_____

(Source: Thái Hạo’s social media page)

Thái Hạo, the poet and journalist is currently living in Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

Under the woven cloche

A poem in Vietnamese by Phan Nhiên Hạo
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Tien Bac Dang

Sunset @Bến Hoàng Hoa, Vietnam by Tieng Bac Dang

Under the woven cloche

& a new pup
eyes still completely shut
crying pitifully in the dark
placard like the truth
under the cover of the cloche
away from harmful flies
but also a cover for
the mouths of babes
begging to consume what is right.

So hungry, they had
to sell. Twenty cents
a handful of fur
ash grey & an eye
still shut in the dying light
war
there’s not enough time to pass on their gene
deteriorating destiny.

A! A generation of old men living as professional
spies through the holes of the woven cloche
to end up fighting with cockroaches
over leftover rice for the rest of their life.

March 2023
___

Trong lồng bàn

& một con chó nhỏ
vừa sinh ra nhắm nghiền
kêu ăng ẳng bóng tối
yết ớt như sự thật
trong lồng bàn che chắn
khỏi lũ ruồi ác tâm
nhưng cũng che chắn luôn
những chiếc miệng trẻ trung
đòi thức ăn công chính.

Vì quá đói, người ta phải
đem bán. Hai mươi xu
một nhúm lông
xám tro & con mắt
còn nhắm buổi chạng vạng
chiến tranh
không có đủ thời gian truyền giống
số phận người rã mục.

A! Thế hệ những lão già sống bằng nghề
gián điệp qua kẽ hở lồng bàn
rồi giành giật với gián
vài cơm nguội tương lai.

Source: Radio mùa hè


Phan Nhiên Hạo, the poet and translator born in 1967 in Kontum, Vietnam, currently works and lives in Illinois, the United States of America.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

%d bloggers like this: