A snake as beautiful as the brushstroke of a toddler

Thái Hạo

A poem in Vietnamese by Thái Hạo
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm

I slept away the afternoon
on the old sofa
with the green viper
on the statue of Bodhidharma
in a corner
in knotted wires

A snake as beautiful as the brushstroke of a toddler
slowly crawling into a dream
awakening the laughter
awakening the cries
awakening a soul in a dark
cracking terracotta crock pot
blood throbbing
the red carpet on the floor flew out the window
like an owl flapping its wings in dim moonlight
the end of a month

The sun has hidden itself behind the marble mausoleums
I have drifted through the summer
as lightly and swiftly as an old shirt

Opening my eyes
to the reverie of an unfulfilled death
the viper’s still fast asleep
on the scruffy head of the master of Dharma
eyes staring out the window
as neem flowers
falls into a well

The March afternoon
Fresh hues of my youth were gone
along with the snake
with not a word of goodbye
Dharma was astray
in a foreign land
missing home

Tôi đã ngủ suốt chiều nay
trên chiếc sofa cũ
cùng với con rắn lục màu xanh
trên bức tượng Bồ Đề Đạt Ma
nơi góc phòng đầy dây điện

con rắn đẹp như một nét vẽ dưới bàn tay em bé
chầm chậm bò vào cơn mơ
đánh thức tiếng cười
đánh thức tiếng khóc
đánh thức linh hồn trong chiếc hũ sành tối đen
tiếng vỡ của đất nung
máu chảy
tấm thảm màu đỏ dưới sàn nhà bay vụt qua cửa sổ
như con cú đập cánh lao vào trăng mờ
cuối tháng
mặt trời đã tắt sau những chiếc lăng cẩm thạch
tôi đi qua mùa hè
nhẹ như một chiếc áo cũ

tôi thức dậy
tiếc một cái chết không thành
con rắn lục còn ngủ say
trên chiếc đầu bờm xờm của ông Đạt Ma
hai mắt trừng trừng nhìn qua cửa sổ
hoa xoan
rơi vào lòng giếng

chiều tháng ba
màu xanh đã theo con rắn ra đi
không từ biệt
Đạt Ma lưu lạc
đất khách
nhớ quê xưa

Thái Hạo


Thái Hạo, the poet and journalist is currently living in Vietnam.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

A MONTH OF RAIN

A poem in Vietnamese by Đinh Thị Như Thúy
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm

clouds hanging low
close is the sky placing a dawn
laden with water in your hand

the inevitable change
sense fading with time

happiness shall rain one day
the anxiousness of the moment
you wrap the scent for someone
anxiously cutting up the sea grape
during thanksgiving

it will be a joyous rainy day
day shall in our hearts place
the starry lights

January 2024


THÁNG MƯA


những đám mây sà thấp
bầu trời ân cần đặt vào lòng bạn một ban mai sũng nước

mọi thứ đang dần đổi thay
thời gian không còn nhiều ý nghĩa

sẽ là một ngày mưa hạnh phúc
khi bạn nao nức gói một làn hương
gửi đến một người
đang nao nức cắt rời
những sợi rong nho mùa lễ tạ

sẽ là một ngày mưa hạnh phúc
ngày đặt vào lòng ta những ngọn đèn sao

Đinh Thị Như Thuý


Đinh Thị Như Thuý, born 16-9-1965 in Hue,Vietnam. The Vietnamese poet attended high school in Danang, and university in Dalat, then was a literature teacher in Krong Pac district, Dak Lak province. Currently, she works at the Union of Literature and Arts of Da Nang City. She also used the pseudonyms Như Thuý, Như Dã Quỳ.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

MARCH

A poem in Vietnamese by Thanh Dang
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm
Photography: Nguyễn Thị Phương Trâm

March that year
He wondered how he might run to Saigon
All the way to America
And survived

To curse or praise the Communists
If it weren’t for the helmeted invaders in sandals and Chinese AK in their hands cutting through Truong Son, would he be where he is today.
The anguish without any tears left to shed
A laughable sadness
To rather die than live

March
He needs to face all the tombstones
So many tombstones
On both sides
They were young like him
No choice
In a battle
A march towards the South
Enthusiastic youths in a bloody game?

March
The sea wept
Did not wait for Black April…

Khi nghĩ về tháng ba cái năm đó
Hắn tự hỏi làm sao hắn có thể chạy tới Sài Gòn
Hắn còn chạy đến Mỹ
Và sống được đến hôm nay

Hắn không biết nên chửi hay nên khen Cộng Sản một phát
Nếu như không có các chú bộ đội chân mang dép râu, đầu đội nón cối, tay cầm AK Trung Cộng xẻ dọc Trường Sơn liệu hắn có được hôm nay
Khóc không còn nước mắt
Buồn quá thành vui
Chết và sống lại

Tháng ba
Hắn cần những mộ bia
Rất nhiều những mộ bia
Cho cả hai phía
Những người tuổi trẻ như hắn
Đã không thể làm gì khác hơn
Bị thả vào chiến trường
Bị đẩy xuôi Nam
Bao nhiêu tuổi trẻ vui mừng bước đi trong trò chơi xương máu ấy ?

Tháng ba
Biển khóc
Biển khóc không chờ đến Tháng Tư đen…


Thanh Dang, the poet from Vietnam currently resides in Houston, Texas, U. S. A.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

ON THE ROAD TO BÀ ĐANH TEMPLE

A poem in Vietnamese by Đinh Thị Như Thúy
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm

even uninformed was the sunlight
moss ridden cracked walls
we were lost at Thi Sơn intersection
all paths lead to forbidden seas

Đáy River made the inevitable appearance
beyond the twists and turns
stagnant water hyacinth
beached human fate

as we asked each other again and again
what do you want
dawn is always out of sight beyond the fog
looked down from above
watched the leaves fell

Đáy River did not drift away
a face appeared amongst the gentle light
like a dream
ripe autumn persimmon
high up in the sky
plum and rosy in the canopy
the delight

January 2024

TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN CHÙA BÀ ĐANH


cả nắng cũng bặt tin
rêu loang tường vỡ
chúng mình ngơ ngác giữa ngã tư Thi Sơn
đường nào cũng mang biển cấm

rồi sông Đáy cũng hiện ra
sau rất nhiều loanh quanh tìm kiếm
lục bình trên sông không trôi
phận người mắc cạn

chúng mình lại hỏi nhau
ta mong mỏi những gì
giữa trùng vây mù sương sớm mai
đứng trên tầng cao
nhìn lá rụng

sông Đáy không trôi
khuôn mặt người hiện ra
giữa dịu dàng nắng trong mơ
những trái hồng mùa thu
trên cành cao chín đỏ

Đinh Thị Như Thuý


Đinh Thị Như Thuý, born 16-9-1965 in Hue,Vietnam. The Vietnamese poet attended high school in Danang, and university in Dalat, then was a literature teacher in Krong Pac district, Dak Lak province. Currently, she works at the Union of Literature and Arts of Da Nang City. She also used the pseudonyms Như Thuý, Như Dã Quỳ.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

BELIEFS AND POETRY

A critical assessment in Vietnamese by Nguyễn Hưng Quốc

In the history of humanity, there are perhaps only two universally adopted human condition: beliefs and art.

TÍN NGƯỠNG VÀ THƠ

Trong lịch sử nhân loại, có lẽ chỉ có hai điều là thực sự có tính chất phổ quát: tín ngưỡng và nghệ thuật. 

Có một số dân tộc và bộ tộc, nhất là bộ tộc, không có sinh hoạt kinh tế và chính trị, cũng như không có các thiết chế gắn liền với kinh tế và chính trị là tiền và nhà nước. Tuy nhiên, dường như không có dân tộc hay bộ tộc nào, dù sơ khai đến mấy, lại không có tín ngưỡng và nghệ thuật. Tôn giáo có thể không, nhưng tín ngưỡng thì nhất định là có. Trong cách hiểu của tôi, tôn giáo là trình độ phát triển cao của tín ngưỡng. Cao về phương diện nhận thức: nó có tính triết lý và dựa trên một số điển phạm. Cao về phương diện tổ chức: nó được nghi lễ hoá, thiết chế hoá và đẳng cấp hoá. Cao ở phạm vi: nó được toàn quốc hoá, và ở một số trường hợp, như với bốn tôn giáo lớn, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Hồi giáo, được toàn cầu hoá. 

Nghệ thuật thì căn bản nhất vẫn là nghệ thuật ngôn từ; trong nghệ thuật ngôn từ, hình thức căn bản và phổ biến nhất vẫn là thơ; trong thời hiện đại, và nhất là, hậu hiện đại, thơ không còn đóng vai trò chủ đạo nữa nhưng dẫu sao nó vẫn ở vị trí căn bản: không ai phủ nhận thơ là tinh tuý của nghệ thuật ngôn ngữ.

Có thể nói tín ngưỡng và thơ là yếu tính của nhân loại: Ở đâu cũng có. Thời nào cũng có.

Nhưng tại sao tín ngưỡng và thơ lại gắn liền với nhân loại một cách sâu sắc, gần như tất yếu, như vậy?

Có nhiều lý do, nhưng trong đó, hai lý do quan trọng nhất, theo tôi, là: Thứ nhất, cả hai đều gắn liền với những ước mơ bay bổng của con người: trong khi tín ngưỡng là những ước mơ lớn và xa, thơ là ước mơ đẹp và gần. Thứ hai, cả hai đều có chức năng nâng cao kích thước của con người và mở rộng diện tích của cuộc đời để con người không còn là những thân xác trần trụi trên cuộc đời hiện thế này. 

Với tín ngưỡng, cuộc đời không phải chỉ có hiện tại mà còn có cả quá khứ và tương lai, có tiền kiếp và hậu kiếp; không phải chỉ bao gồm những gì đang hiện hữu sờ sờ trước mắt mà còn bao gồm cả thế giới vô hình vô sắc. Với thơ, con người không phải chỉ có cái đầu, bộ phận tiêu hoá và bộ phận sinh dục mà còn có con tim. 

Tín ngưỡng linh thiêng hoá từng cơn gió từng cơn mưa từng ngọn núi từng con sông…; thơ linh thiêng hoá từng sợi tóc từng ánh mắt từng tiếng thở dài cũng như từng cái trở mình trằn trọc trong khuya khoắt. 

Tín ngưỡng làm giàu có đời sống nội tâm con người bằng cách ngẩng lên trên và ngó ra ngoài; thơ làm giàu có thế giới bên ngoài bằng cách ngó sâu vào cái nội tâm hun hút bên trong con người. 

Tín ngưỡng làm cho con người mạnh mẽ nhờ một quyền lực được vay mượn từ thế giới siêu hình; thơ làm cho con người mạnh mẽ nhờ huy động và chuốt lọc cái mà mình đang có: ngôn ngữ. 

Tín ngưỡng nhắc nhở con người đang sống với những người đã khuất; thơ nhắc nhở con người là họ đang sống với những người-đang-sống. 

Tín ngưỡng giúp người ta trở thành tốt hơn; thơ giúp họ đẹp hơn. Nhờ tín ngưỡng, con người khám phá ra cái cao cả; nhờ thơ, con người khám phá ra cái thi vị.

Tín ngưỡng biến cuộc đời thành một phương tiện để vươn tới một cứu cánh ở ngoài nó; thơ cứu cánh hoá một phương tiện: ngôn ngữ; với nó, ngôn ngữ không còn là một phương tiện truyền thông, một thứ ký hiệu nhằm biểu đạt một cái gì khác mà thành một vật tự nó.

Tín ngưỡng và thơ rất gần nhau. Ngôn ngữ tôn giáo nào cũng là ngôn ngữ thơ. Thơ đầy tràn trong các tín ngưỡng. Với nhiều người, trong đó có Les Murray, trong bài “Thơ và tôn giáo”, “các tôn giáo là những bài thơ” (Religions are poems). Trần Dần, trong “Sổ bụi 1988”, cũng viết thế: “Thơ với tôi như tôn giáo không nhà thờ – không giáo chủ. Chẳng tăng sư.”[*]

Thơ, tự bản chất, cũng là một thứ tín ngưỡng: Đó là thứ tiếng nói của niềm tin và của sự say mê. 

Hãy nhìn các thi sĩ thực sự và những người tu hành thực sự: Họ đều giống nhau, nói như Vũ Hoàng Chương, trong một câu thơ thật đẹp, trong bài “Nguyện cầu”: “Cao xanh liều một cánh tay níu trời”.


Nguyễn Hưng Quốc, born Nguyễn Ngọc Tuấn in 1957, in Quang Nam, Vietnam. The linguist, critic, writer, and poet is currently living in Victoria, Australia.

THE LITERARY CIRCLE TREELINED OASIS

A poem in Vietnamese by Đinh Thị Như Thúy
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm

Beyond the sleep of winter
In the middle of summer
Awake are the red blooms
Boundless foliage

*
An endless sprinkling shower
An endless trip
A receding summer in each turn

Rain not on skin
Rain steeping
Rain seeping
Rain overflowing

Rain soaked through
To the bone

Like the child messiah
Rain crying out
Don’t look back
Never look back

*
A possible yes
How to slip away and escape
The curse
The literary circle treelined oasis

*
Treelined oasis
A pair of dark eyes
Like the canopy atop a sunny hill

Upon birth
Who was the creator of such sad eyes
Such pits of hopelessness

January 2024


CÂY ỐC ĐẢO QUÁN VĂN

Sau giấc ngủ đông giữa những ngày hè
Đã thức dậy
Màu hoa đỏ
Và bạt ngàn lá dại

*
Một cơn mưa trải dài
Một chuyến xe chạy mãi
Một mùa hạ lùi dần sau mỗi vòng quay

Mưa không đi trên làn da
Mưa xuyên qua
Mưa chảy qua
Mưa ngập tràn qua

Mưa thấu suốt thân thể

Như đứa trẻ tiên tri
Mưa thét gào
Đừng quay lại
Đừng bao giờ quay lại

*
Có thể làm được chăng
Có cách gì vuột thoát
Lời nguyền
Cây ốc đảo quán Văn

*
Cây ốc đảo
Một đôi mắt thẫm đen
Như bóng râm trên đồi nắng

Ngày sinh ra
Ai đã làm nên đôi mắt buồn
Như vực thẳm

31.7.2010
Đinh Thị Như Thuý



Đinh Thị Như Thuý, born 16-9-1965 in Hue,Vietnam. The Vietnamese poet attended high school in Danang, and university in Dalat, then was a literature teacher in Krong Pac district, Dak Lak province. Currently, she works at the Union of Literature and Arts of Da Nang City. She also used the pseudonyms Như Thuý, Như Dã Quỳ.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

DIRT

A poem in Vietnamese by Ái Điểu
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm

Why Vietnamese workers abroad don’t want to return home

This morning,
my uncle, a farmer was in town
he bought a bag of dirt.

There is no land left in the city to plant a starfruit tree
home is now no longer a memory in our childhood
Vietnamese prodigies scattered across the world
passed beyond borders, heading for the top of Mount Olympia.

The earth surface covered in concrete, tar, gravel
choked up wheezy without a breath.
only in books could grass is found
dreams of our kite flying high, stuff of childhood
dying young hung up by the neck on a highway
high high in the sky.

Children born of the city
not once barefoot on the grass
nor to ever swim naked in a river
souls never to be instilled
with the dirt and soil of the land

Dirt
it is not only a source of mineral,
organic material
it is the accumulation of blood and bone, sweat, tears
yielding the crossbow of gods, Nulgar bamboo, sharpen spikes in the river
the beating of our oars, folklore, lục bát verses, defending against invaders

Dirt
betrayed and thrown out into the street
chased away by mansions, developments, hotels and fancy restaurants
scattered to the very end of the horizon, the sea
decimated by resorts, tourist destinations on mountains, sound waterfalls.

hunt down and appropriated
cut up, packed and packaged in plastic for retail
wholesale
cast aside by history
goods for foreign exchange.

Dirt
no good for trees, the trees will not plant its roots
no good for people, the people will leave.

Away from the villages is a new city
towering buildings like the ramparts of another country
without dirt.

It is where, girls never finish their education
writhing reptiles on their back is all they know
it is where farmers lose their land
ending up in run down hovels
surviving in the streets like wild animals.

Young women without land to land on
without a childhood, struggling to grow up
discard love
leave the dirt for a husband with a foreign tongue.
Will you remember the lyrics of our folklore in your dreams?

The “talents being the vitality of a country” continues to take handfuls of this desolate dirt beyond the border to then forget that they had left it in an account at a bank?

This morning,
my auntie, a city native
people, with no where for their roots
buy bags of dirt to
supplement their pots of blossoms
so they may welcome the spring.

February 2024

ĐẤT

Sáng nay,
bác tôi , một lão nông ở phố
đi mua một bao đất.

Thành phố không còn đất để trồng cây khế
nên tuổi thơ quên có một quê hương
Những thần đồng nước Việt tha phương
bằng cách vượt biên theo đường lên đỉnh Olympia.

Mặt của đất bị trùm bao bê tông , hắc ín , đá dăm
không còn hơi thở.
cỏ non xanh chỉ còn trong sách vở
cánh diều ước mơ của tuổi thơ
treo cổ chết non trên đường dây cao thế.

Những đứa con của thành phố
chưa bao giờ đi chân trần dẫm trên đất cỏ
chưa một lần tắm truồng trong dòng sông
nên đất nước không ngấm vào hồn.

Đất
không chỉ có chất khoáng , chất hữu cơ
mà còn chứa máu xương , mồ hôi , nước mắt
sản sinh nỏ thần , cờ lau , tầm vông , chông cắm trên sông
đất dưỡng nuôi điệu chèo , bài vọng cổ , câu lục bát , hịch chống ngoại xâm.

Đất ,
bị bạc tình không còn chỗ dung thân
bị biệt thự , chung cư , khách sạn nhà hàng đuổi chạy khỏi ngoại ô về chân trời góc biển
bị resort , khu du lịch bức tử ở đồi cao , thác sâu.

bị truy lùng chiếm đoạt
đóng bao bán lẻ
đấu thầu bán sỉ
bị lãng quên lịch sử
thành hàng hoá trao đổi cho ngoại bang.

Đất ,
không nuôi cây , cây không cắm rễ
không nuôi người , người bỏ đất ra đi .

Biệt lập với xóm làng là thành phố mới
những tòa nhà cao như thành luỹ của một đất nước khác
không thấy đất.

Nơi, những người con gái thất học
chỉ có thể vào trong tư thế nằm ngửa của loài bò sát
nơi , những người nông dân mất đất
sống trong những khu nhà trọ tồi tàn
mưu sinh trên vỉa hè như thú hoang.

Những thiếu nữ không còn đất để bám chân
không có tuổi thơ , nhọc nhằn tuổi trẻ
quên tình yêu
bỏ đất mà đi tìm người chồng không cùng ngôn ngữ .
Em còn nhớ câu vọng cổ trong giấc mơ ?

Những “hiền tài là nguyên khí của
quốc gia” tiếp tục cuộc vượt biên
trong hành trang có thể mang theo nhúm đất hoang tàn
rồi bỏ quên trong tài khoản ngân hàng ?

Sáng nay,
bác tôi , dân ở phố
loài người , không còn nơi cắm rễ
mua một bao đất
vun thêm cho chậu mai cằn
đợi mùa xuân đến .

—————-
Ái Điểu


Ái Điểu, a poet currently living in Chaudok, An Giang, Vietnam

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.

VIÊN LINH

“thời gian đã chậm tháng ngày đang nhanh…” (v i ê n l i n h) ký hoạ viên linh. Đinh Trường Chinh

Art & a poem in Vietnamese by Đinh Trường Chinh
Translator: Nguyễn Thị Phương Trâm

this morning
Viên Linh’s poems falls
to the bottom of the empty cup

the sky flipped bottom up
I am an empty bottle
pouring into the dying light.

clouds
exiled
drifting
over the mountains
over the graves
beneath the sea.

me
anchoring myself
on a beach
the starkness of day
an eclipse
pours
whose
shadow

sáng nay
những câu thơ viên linh
rơi xuống
đáy ly không

bầu trời úp ngược
tôi là cái chai rỗng
rót vào chiều.

những đám mây lưu vong
bay qua núi
bay qua những nấm mồ
dưới đáy biển.

tôi neo tôi
vào bãi ngày
nhật thực đổ dài
xuống
bóng
ai

– đtc
ngày tiễn nhà thơ / nhà văn / nhà báo Viên Linh
11am. ngày 7 tháng 4, 2024


Đinh Trường Chinh, the poet, and artist was born in 1970 in South Vietnam. The poet currently works in IT in Virginia, U. S. A.

Nguyễn Thị Phương Trâm, the blogger, poet, and translator, was born in 1971 in Phu Nhuan, Saigon, Vietnam. The pharmacist currently lives and works in Western Sydney, Australia.